Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

khai quat ve he thong tieu chuan VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.8 KB, 3 trang )

Khái quát về Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
1. Cấu trúc của Hệ thống TCVN

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ 1/1/2007) hệ thống Tiêu chuẩn Việt
Nam gồm:

Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN

Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS

Tính đến hết năm 2006, tổng số TCVN đã ban hành là hơn 8000. Tuy nhiên, trong số đó nhiều
tiêu chuẩn đã huỷ bỏ hoặc được soát xét thay thế, vì vậy Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam hiện
hành khoảng 6000 TCVN.

Các TCVN hiện hành được phân loại theo những lĩnh vực/chủ đề của Khung phân loại TCVN
(hoàn toàn phù hợp với Khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế - ICS) như sau :



M

ã Lĩnh vực/Chủ đề

01

Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu

03

Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý cơ sở. Hành chính. Vận tải


07

Toán học. Khoa học tự nhiên

11

Chăm sóc sức khoẻ

13

Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn

17

Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý

19

Thử nghiệm

21

Hệ thống và kết cấu cơ khí. Công dụng chung

23

Hệ thống và kết cấu dẫn chất lỏng. Công dụng chung

25


Chế tạo

27

Năng lượng và truyền nhiệt

29

Điện

31

Điện tử

33

Viễn thông

35

Thông tin. Thiết bị văn phòng

37

Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In

39

Cơ khí chính xác. Kim hoàn


43

Đường bộ

45

Đường sắt

47

Đóng tầu và trang bị tầu biển

53

Thiết bị vận chuyển vật liệu

55

Bao gói và phân phối hàng hoá

59

Dệt và da

61

May mặc

65


Nông nghiệp

67

Thực phẩm

71

Hoá chất

73

Khai thác mỏ và khoáng sản

75

Dầu mỏ

77

Luyện kim

79

Gỗ

81

Thuỷ tinh và gốm


83

Cao su và chất dẻo

85

Giấy

87

Sơn và chất màu

91

Vật liệu xây dựng nhà

93

Xây dựng dân dụng

97

Nội trợ. Giải trí. Thể thao

2. Những ưu điểm chính

Hệ thống TCVN hiện hành có những ưu điểm chủ yếu sau đây:




Hệ thống TCVN đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh,
quản lý kinh tế xã hội, ...



Về cơ bản, Hệ thống TCVN đã được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần
thiết, được bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn thuộc các đối tượng theo yêu cầu quản lý cấp
bách,...



Được soát xét kịp thời để loại ra khỏi Hệ thống các TCVN đã quá lạc hậu hoặc không còn
cần thiết hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng các văn bản khác, hoặc cấp
khác.



Số lượng TCVN hoàn toàn phù hợp hoặc tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực
và nước ngoài ngày một nhiều hơn. Nếu năm 2000 Việt Nam có 1300 TCVN tương đương
với TCQT và TCNN, thì đến hết thang 12/2006 con số này là 2077.

Theo thống kê, đến hết tháng 12/2006 có 2077 TCVN tương đương hoàn toàn với ISO hoặc
IEC, CODEX và tiêu chuẩn nước ngoài. Cụ thể như sau: tương đương với ISO: 1429; tương
đương với IEC: 136 ; tương đương với CODEX: 41; tương đương với EN: 19; tương đương
với ST SEV: 303; tương đương với tiêu chuẩn nước ngoài (BS, AS, ASTM...): 149. (Danh
mục các TCVN tương đương với TCQT và TCNN xem phụ lục )



Tính đồng bộ các nội dung (loại) tiêu chuẩn được chú trọng.




Thủ tục và phương pháp xây dựng TCVN luôn được cải tiến.

Thủ tục xây dựng TCVN đã được cải tiến nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 1993 và hiện nay
đang áp dụng thủ tục gần giống với thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Từ năm 1994, việc xây dựng tiêu chuẩn được thực hiện theo phương pháp ban kỹ thuật.
Phương pháp ban kỹ thuật đem lại những kết quả đáng quan tâm là: thời hạn xây dựng
TCVN giảm xuống trung bình còn một năm (trước đây trung bình là 2 năm), chất lượng các
TCVN được cải thiện...

3. Những vấn đề cần khắc phục:

Mặc dù có một số ưu điểm đã nêu trên, nhưng hệ thống TCVN hiện nay thực sự chưa đáp ứng
được nhu cầu đổi mới hiện nay và còn có một số tồn tại như sau:

• Hệ thống TCVN thực sự chưa được áp dụng rộng rãi, thực sự chưa phát huy được hiệu
quả và hiệu lực cao.

• Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều TCVN còn thấp, và lạc hậu cần phải soát xét thay thế.

• Số lượng tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong hệ thống
TCVN .

* Một số phương hướng hoàn thiện hệ thống TCVN và biện pháp thực hiện
Để công tác tiêu chuẩn hoá ở Việt Nam thực sự trở thành công cụ quan trọng phục vụ phát triển
kinh tế và hội nhập quốc tế, trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống TCVN theo các hướng
sau đây:


+ Hệ thống TCVN phải có hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.

Các tiêu chuẩn phải được coi là cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ quản lý kinh tế-xã
hội, hướng dẫn xuất nhập khẩu...

Để đảm bảo yêu cầu này cần gắn quá trình viết dự thảo tiêu chuẩn với việc khảo sát thực tế và
cả thử nghiệm khi cần thiết, gắn việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn xây dựng
xong cần được phổ biến và phát hành rộng rãi. Cần có quy chế cụ thể và cơ chế bảo vệ bản
quyền các ấn phẩm tiêu chuẩn.

+ Hệ thống TCVN phải bao trùm được các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, quá trình và
dịch vụ phổ biến nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý của Nhà nước; bảo vệ sức khoẻ, an
toàn, vệ sinh. môi trường; nâng cao chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh phục vụ nhu cầu sản
xuất kinh doanh, xuất khẩu; thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và phục vụ các mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội khác.

+ Hệ thống TCVN phải đạt trình độ khoa học kỹ thuật ngang bằng các nước tiền tiến trong
khu vực và có mức độ hài hoà cao so với các tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc tăng cường
chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế thành TCVN, đồng thời tiếp tục soát xét thay thế các tiêu
chuẩn lạc hậu không còn phù hợp.

+ Khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành TCVN, có thể sử dụng các phương pháp chấp nhận
khác nhau
sau đây: phương pháp chấp thuận, phương pháp tờ bìa và phương pháp xuất bản lại
(in lại, dịch hoặc biên soạn lại).

+ Hệ thống TCVN phải đồng bộ về các nội dung (loại) tiêu chuẩn cho từng đối tượng. Các
tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật phải có các tiêu chuẩn về phương pháp thử kèm theo. Vì vậy các
tiêu chuẩn về phương pháp thử được chú trọng bổ sung cho những đối tượng đã có tiêu chuẩn

về yêu cầu kỹ thuật.

+ Hệ thống TCVN phải được xây dựng phù hợp với các hướng dẫn phương pháp luận và
các nguyên tắc mới nhất của ISO /IEC về cấu trúc và thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn
nhằm đẩy nhanh quá trình chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành TCVN và tạo tiền đề để Việt Nam
dễ dàng tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc
tế sau này.

+ Hệ thống TCVN phải được xây dựng theo phương pháp ban kỹ thuật, với sự tham gia
của nhiều bên liên quan, tập hợp các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm và đại diện của các cơ
quan quản lý, các tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức tiêu thụ hoặc người tiêu dùng và
các thành phần khác có liên quan, đặc biệt cần thu hút nhiều hơn nữa đại diện các cơ sở sản
xuất kinh doanh tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn.

+ Điện tử hoá quá trình xây dựng TCVN.

Đây là xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với xu
thế chung của các tổ chức tiêu chuẩn hoá khác trên thế giới, đặc biệt với ISO và IEC.


×