Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

nghiên cứu ứng dụng php và mysql trong giảng dạy và học tập học phần cơ sở dữ liệu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHP VÀ MYSQL
TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP HỌC PHẦN CƠ
SỞ DỮ LIỆU 2
MÃ SỐ: CS16 - 06

Chu nhiệm đê tài:

ThS. Nghiêm Thị
Lịch
Tin học

Bộ môn:

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................................. 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI.................................................................................... 5
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.......................................................................................................... 5
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu................................................................................................................ 6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................................. 8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 8
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................... 8


1.6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu...................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC ỨNG DỤNG TRÊN NỀN WEB............................................................. 10
2.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................................................... 10
2.1.1. Tên miền................................................................................................................................................10
2.1.2. Băng thông............................................................................................................................................12
2.2.
Cấu hình và cài đặt các ứng dụng trên nền web................................................................................. 13
2.2.1. Webservers Apache...............................................................................................................................13
2.2.2. Ngôn ngữ lập trình web PHP............................................................................................................... 15
2.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.........................................................................................................16
2.3. Các công cụ hỗ trợ xây dựng ứng dụng web............................................................................................ 16
2.3.1. Các bộ Editors......................................................................................................................................16
2.3.2. Các gói tích hợp....................................................................................................................................18
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU, PHP VÀ MYSQL............................................................. 21
3.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu..................................................................................................................... 21
3.1.1. Cơ sở dữ liệu.........................................................................................................................................21
3.1.2. Hệ quản trị CSDL.................................................................................................................................21
3.1.3. Hệ cơ sở dữ liệu....................................................................................................................................22
3.2. Ngôn ngữ lập trình web PHP.................................................................................................................. 22
3.2.1. Giới thiệu..............................................................................................................................................22
3.2.2. Cấu trúc cơ bản....................................................................................................................................23
3.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL........................................................................................................... 23
3.3.1. Loại dữ liệu trong MySQL....................................................................................................................24
3.3.2. Các cú pháp cơ bản..............................................................................................................................25
3.3.3. Mối liên hệ giữa PHP và MySQL.........................................................................................................28
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG PHP VÀ MYSQL ĐỂ XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ GIẢNG DẠY VÀ HỌC
TẬP HỌC PHẦN CSDL2................................................................................................................................. 30
4.1. Mục tiêu của website.............................................................................................................................. 30
4.1.1. Chức năng dành cho khách.................................................................................................................. 30
4.1.2. Chức năng dành cho thành viên...........................................................................................................30

4.1.3. Chức năng dành cho người quản lý......................................................................................................30
4.2. Phân tích hệ thống.................................................................................................................................. 31
4.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng................................................................................................................ 31
4.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu............................................................................................................................32
4.2.3. Mô hình thực thể liên kết......................................................................................................................35
4.3. Thiết kế hệ thống.................................................................................................................................... 35
4.3.1. Thiết kế tổng thể....................................................................................................................................35
4.3.2. Thiết kế chi tiết......................................................................................................................................36
4.4. Mã hóa, cài đặt và thử nghiệm hệ thống.................................................................................................. 49
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................. 52

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Ví dụ về cấu trúc phân cấp tên miền............................................................... 10
Hình 2: Cách thức hoạt động của PHP........................................................................ 15
Hình 3: Công cụ thiết kế web Dreamweaver............................................................... 17
Hình 4: Công cụ web Phpdesigner.............................................................................. 17
Hình 5: Công cụ web Eclipse...................................................................................... 18
Hình 6: Hệ cơ sở dữ liệu.............................................................................................. 22
Hình 7: Biểu đồ phân cấp chức năng........................................................................... 31
Hình 8: Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.............................................................. 32
Hình 10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng QL NSD.....................33
Hình 11: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng QL chuyên mục.........33
Hình 12: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng QL bài viết.................34
Hình 13: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng QL cuộc thi................34
Hình 14: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng QL tiện ích.................35
Hình 17: Mô hình quan hệ sau khi được chuẩn hóa..................................................... 37

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số Webserver thông dụng........................................................................ 13
Bảng 2: Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong MySQL...................................................... 24

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

STT

2.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

STT
1
2
5

1

CSDL

2

HQT CSD

3


HTTT KT

4

NSD


4


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu cua đê tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, con người đã đạt
được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực góp phần không nhỏ cải thiện đời sống của
nhân loại. Tuy nhiên con người cũng đang phải đối mặt với một khó khăn mới về số
lượng thông tin quá lớn, sự bùng nổ về số lượng dữ liệu, dẫn đến việc chọn lọc thông
tin, tìm kiếm dữ liệu là một vấn đề hết sức khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, con
người đã sử dụng “cơ sở dữ liệu” để quản lý lưu trữ thông tin, giúp con người quản lý,
chọn lọc và tìm kiếm thông tin nhanh nhất có thể. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều
các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay các phần mềm lưu trữ, quản lý phân tích dữ liệu khác
nhau, và tập trung vào các dữ liệu về đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, và
một số ngành khoa học. Vì vậy, các thông tin liên quan đến cơ sở dữ liệu là một điều
vô cùng quan trọng. Không những thế, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
tin và truyền thông, với nhu cầu ngày càng tăng về thông tin, phương thức học tập
truyền thống và học tập điện tử đã kết hợp với nhau và đang được quan tâm phát triển.
Hình thức E–learning đã và đang được quan tâm, chú ý tại nhiều cơ sở giáo dục và đào
tạo.
Học phần CSDL2 là học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức, phương pháp để
xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu trên ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL như tạo

lập CSDL, cập nhật, truy vấn CSDL và một số các thao tác lập trình cơ bản để khai
thác CSDL…Do vậy nếu chỉ giảng dạy và minh họa theo phương pháp giảng giải
truyền thống mà không kết hợp với hệ thống demo thì sinh viên rất khó hình dung
được thực tế các câu lệnh được thực thi và kết quả hiển thị như thế nào.
Xét tình hình thực tế hiện nay, trong trường Đại học Thương mại, đối với học
phần CSDL2 cũng như đối với một số học phần khác, giáo viên giảng dạy đã có bài
giảng điện tử, tài liệu học tập cho sinh viên nhưng mới dừng ở việc sử dụng khi lên lớp
và trao đổi với sinh viên và đưa lên mạng thông qua Email và trang Web cá nhân. Song
việc trao đổi giữa giáo viên và sinh viên, sinh viên với sinh viên còn hạn chế, không
đồng bộ thống nhất tập trung. Mặt khác, học phần CSDL2 là một học phần trừu tượng,
đặc biệt với đối tượng sinh viên chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin khi vừa phải
kết hợp các kiến thức kinh tế và các kiến thức về lĩnh vực chuyên về công nghệ thông
tin. Ngoài ra danh mục từ điển các thuật ngữ chuyên ngành hầu như chưa có, sinh viên
chỉ có thể tra cứu thông qua từ điển tiếng anh thông thường nên với mỗi cách tra cứu
khác nhau có thể cùng một thuật ngữ nhưng có thể nhiều sinh viên sẽ tra ra nhiều
nghĩa khác nhau nên nghĩa không thống nhất, tập trung. Do vậy tính ứng dụng thực tế
của học phần cần được minh họa cụ thể trong mỗi thao tác của câu lệnh và cần phải có
một danh mục thuật ngữ chuẩn để dùng chung hoặc sinh viên có thể đưa ra các
ý hiểu của mình về thuật ngữ đó, sau đó hệ thống sẽ tổng hợp lại và đưa ra các kiến
thức chung nhất về thuật ngữ đó.
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và độc
đáo khác nhau. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một bộ thiết lập các từ khóa và cú pháp
5


riêng biệt để tổ chức các chương trình lệnh. Trong đó PHP là một sản phẩm mã nguồn
mở miễn phí có thể được cài đặt trên hầu hết các Web Server thông dụng hiện nay như
Apache, IIS…Việc cập nhật các bản vá lỗi phiên bản hiện tại cũng như thử nghiệm các
phiên bản mới khiến PHP rất linh hoạt trong việc hoàn thiện. Ngoài ra thư viện của
PHP rất phong phú và đa dạng từ một đoạn code đến một chương trình hoàn chỉnh nên

việc học tập và ứng dụng PHP trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng. Đây cũng chính là
đặc điểm khiến PHP trở nên khá nổi bật và cũng là nguyên nhân vì sao ngày càng có
nhiều người sử dụng PHP để phát triển web. Thêm vào đó, PHP còn hỗ trợ kết nối
nhiều hệ quản trị CSDL MySQL, MS SQL, Oracle, Cassandra…cùng với sự bảo mật
PHP khá là an toàn.
Từ tình hình thực tế và nhu cầu đó, việc nghiên cứu và ứng dụng một mô hình
giảng dạy hợp lý như xây dựng website tương tác cho học phần CSDL2 là rất cần thiết
nhằm hỗ trợ việc học tập cho sinh viên học các học phần nói chung và học phần
CSDL2 nói riêng để đạt hiệu quả tốt nhất. Mô hình cần đảm bảo sự đồng bộ trong quá
trình tương tác giữa giáo viên – giáo viên, giáo viên – sinh viên, sinh viên – sinh viên,
cung cấp một cách nhìn trực quan khi thực hiện các thao tác khi khai thác CSDL với
SQL.
1.2. Tổng quan vê đê tài nghiên cứu
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, công
nghệ thông tin ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Nó thâm nhập
vào tất cả lĩnh vực của đời sống, từ chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật, đến y tế, giáo
dục, nhu cầu vui chơi, giải trí của con người, … và có những ảnh hưởng nhất định.
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới môi trường học đường, nhà trường đã và
đang sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện để nâng cao hiệu quả dạy và
học. Các website của trường, khoa, tổ bộ môn hay các phần mềm mô phỏng các học
phần đã tạo ra môi trường trao đổi tri thức cực kỳ thuận tiện và hiệu quả. Người dạy và
người học đồng thời có thể tiết kiệm thời gian, công sức lẫn tiền của; ngoài ra người
học lại có thể học tập một cách chủ động, tích cực, học mọi nơi, mọi lúc.
Nghiên cứu của Andreea Ionescu [1] đã trình bày một phương pháp học tập điện
tử mới sử dụng cơ sở dữ liệu và hệ thống CNTT tích hợp bao gồm máy chủ với phần
mềm chuyên dụng dựa trên ngôn ngữ PHP, AJAX và hệ quản trị CSDL MySQL. Hệ
thống có ưu điểm là cho phép để sinh viên phát triển lịch trình kế hoạch học tập của
mình và sắp xếp thời gian rảnh rỗi của họ để họ có thể học từ bất cứ nơi nào thông qua
Internet thông qua công nghệ web, HTML, PHP, AJAX và MySQL. Nhưng điểm hạn
chế của nghiên cứu là không giới thiệu chi tiết PHP và MySQL mà chỉ coi đây là bộ

công cụ phục vụ cho quá trình học tập điện tử.
Đối với học phần đặc thù về công nghệ thông tin là công nghệ đa phương tiện,
Hadi sutopo [2] giải pháp là tạo ra một kịch bản PHP để truyền giá trị biến từ Flash
sang cơ sở dữ liệu MySQL. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển ứng dụng đa
phương tiện đặc biệt trong trò chơi, với lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu MySQL
bằng cách giáo viên đưa ra các tài liệu học tập, sinh viên nghiên cứu và phát triển ứng
6


dụng từ các tài liệu học tập đã cho. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra những ưu việt
của PHP và MySQL trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập mà mục đích
chính là chỉ sử dụng công nghệ này vào việc phát triển các ứng dụng đa phương tiện.
Ngoài việc ứng dụng trong các học phần thiên về CNTT, thì PHP và MySQL còn
được ứng dụng trong các học phần khác như Toán học. Theo nghiên cứu của nhóm tác
giả Abiola O.B, Adeyemo O.A, Olatunji K.A [3] cho rằng quá trình thúc đẩy người học
học toán học là một điều đặc biệt khó khăn đặc biệt khi chỉ giảng dạy theo phương
thức truyền thống. Nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và có
sử dụng thành công công nghệ PHP và MySQL để tác động tích cực học sinh trong
học tập của toán học trong trường phổ thông. Ưu điểm của nghiên cứu là đã cung cấp
một nền tảng thân thiện với người sử dụng mà có thể được truy cập bởi cả học sinh và
giáo viên; học sinh có thể tự chọn nội dung kiến thức và tiến độ học phù hợp. Tuy
nhiên nghiên cứu cũng có hạn chế đó là chỉ áp dụng trong lĩnh vực toán học mà không
đưa ra một mô hình dùng chung cho các môn khác.
Hiện tại, trường Đại học Thương Mại và khoa HTTT KT & TMĐT của trường
cũng như một số trường đại học khác trên cả nước đã xây dựng những website riêng
nhằm quảng bá, giới thiệu chương trình đào tạo cũng như tạo ra môi trường trao đổi,
học tập, nghiên cứu thuận tiện cho thầy và trò trong nhà trường, trong khoa và giữa
những người quan tâm đến tri thức tin học nói chung. Tuy nhiên, đối với một số các
học phần liên quan tới CNTT có các đặc thù riêng có rất ít (hoặc có trường không có)
các ứng dụng mô phỏng cách thức tổ chức dữ liệu cũng như truy vấn thông tin liên

quan đến nội dung học phần và đặc biệt là việc vận dụng PHP và MySQL trong hoạt
động giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Những điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và xây dựng các ứng dụng hỗ trợ
việc giảng dạy và học tập nhằm phổ biến nội dung học phần, cung cấp môi trường trao
đổi thuận tiện giữa thầy và trò và giữa những người quan tâm đến các học phần nói
chung đang được quan tâm ở Việt Nam.
Theo nhóm nghiên cứu [4] đã trình bày ứng dụng công nghệ Moodle và chuẩn
SCORM trong việc hỗ trợ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Khoa Công nghệ thông tin
và truyền thông, Đại học Cần Thơ như đã xây dựng được các công cụ tích hợp vào nền
cho hệ thống E-learning như đề xuất cấu trúc bài giảng điện tử và ma trận kiến thức
đáp ứng yêu cầu…
Nhóm nghiên cứu [5] sử dụng Moodle giúp giải quyết các vấn đề sau: hỗ trợ tốt
cho giảng viên làm công cụ thiết lập linh động các hoạt động như diễn đàn, chat, chia
nhóm hoạt động, trao đổi, làm bài tập lớn,… đặc biệt là đánh giá kết quả học tập của
sinh viên qua hình thức trắc nghiệm một cách hiệu quả.
Ưu điểm của các nghiên cứu là đã tạo ra một trang web học điện thử thuận lợi
cho cả người học, người dạy và nhà quản lý. Tuy nhiên hạn chế của các nghiên cứu là
khi sử dụng công nghệ Moodle thì các bài giảng hoặc bài kiểm tra, …cần được đưa lên
thì tất cả các nguồn đó phải được đóng gói theo một chuẩn nhất định, nếu không hệ
7


thống sẽ không đưa lên được và website bị hạn chế do giao diện chỉ được lựa chọn
theo tiêu chuẩn của Moodle.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Về mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đề tài sử dụng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị
CSDL MySQL để xây dựng website cho học phần CSDL2 với các mục đích chính:
Phổ biến nội dung của học phần CSDL2 theo chương trình giảng dạy của
trường.
Xây dựng website CSDL2 có sử dụng các đoạn mã nhúng (HTML, Java Apllet,

Javascript) cũng như một số kỹ thuật AJAX, XML trong các hàm chức năng.
Tạo môi trường trao đổi, tra cứu thông tin thuận lợi, hiệu quả về các thao tác
khai thác cơ sở dữ liệu cơ bản và nâng cao (tạo các truy vấn, tạo các khung nhìn,…)
trong quá trình giảng dạy và học tập giữa giáo viên và sinh viên trong trường nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giảng dạy, giảm bớt khó khăn cho
sinh viên khi học tập các học phần cơ sở dữ liệu.
Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên khi giảng dạy và học tập các
học phần liên quan đến CSDL và thiết kế web, phù hợp với đặc thù chuyên ngành
Quản trị hệ thống thông tin.
Sản phầm có thể được sử dụng như một hệ thống demo ví dụ cho sinh viên khoa
HTTT KT & TMĐT, Trường Đại học Thương mại trong các học phần liên quan tới
CSDL như CSDL1, CSDL2, quản trị CSDL.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các kiến thức về CSDL, ngôn ngữ PHP và hệ quản trị
CSDL MySQL để xây dựng website CSDL2 và thực hiện một số các truy vấn trong cơ
sở dữ liệu như truy vấn trên quan hệ, tạo các khung nhìn,…
Về không gian và thời gian nghiên cứu là công cụ xây dựng website bằng ngôn
ngữ PHP và MySQL với phiên bản Web server: Apache 2.0.59 - Bộ biên dịch: PHP
5.1.6 - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL 5.0.24
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (học phần CSDL2) nhằm đưa
ra một số các kiến thức tổng quan khi khai thác cơ sở dữ liệu trên một hệ quản trị cơ sở
dữ liệu cụ thể.
Phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê, so sánh nhằm nêu
ra được những sự khác biệt giữa vấn đề khai thác cơ sở dữ liệu trên các hệ quản trị
CSDL thông thường và khai thác CSDL trên nền web.
Mặt khác, đề tài cũng kết hợp nghiên cứu giữa lý thuyết và thực nghiệm để có thể
phân tích một số các ví dụ minh họa giữa các thao tác khi khai thác CSDL trên ngôn
ngữ PHP và hệ quản trị CSDL MySQL.


8


1.6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Về nội dung và bố cục, ngoài các phần như: mục lục, danh mục hình vẽ, danh
mục từ viết tắt, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Chương này sẽ trình bày sơ lược về tổng quan đề tài nghiên cứu: tính cấp thiết
của đề tài, tình hình nghiên cứu về đề tài ở trong và ngoài nước, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, và các phương pháp nghiên cứu khi tìm hiểu về vấn
đề ứng dụng PHP và MySQL trong giảng dạy và học tập học phần CSDL2.
Chương 2: Lý thuyết về các ứng dụng trên nền web
Nội dung chương này sẽ trình bày một cách tổng quan nhất về các cấu hình và
cài đặt các ứng dụng trên web từ đó giới thiệu một số các công cụ hỗ trợ xây dựng ứng
dụng web.
Chương 3: Tổng quan về cơ sở dữ liệu, PHP&MYSQL
Trong chương này sẽ giới thiệu các kiến thức tổng quan nhất về CSDL, ngôn ngữ
lập trình web PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MYSQL.
Chương 4: Ứng dụng PHP và MySQL để xây dựng website hỗ trợ giảng dạy và
học tập học phần csdl2
Nội dung chương này sẽ đề cập đến vấn đề phân tích và thiết kế website CSDL2
cũng như giới thiệu cách mã hóa, cài đặt và thử nghiệm hệ thống trên ngôn ngữ PHP
và hệ quản trị CSDL MySQL và giải thích rõ tính ứng dụng trong hỗ trợ giảng dạy và
học tập học phần CSDL2 thông qua chi tiết các chức năng ứng với các giao diện cụ thể
trên nền website CSDL2 được xây dựng.

9


CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC ỨNG DỤNG TRÊN NỀN WEB

2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Tên miền
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên, cách nhau bởi dấu chấm (.).
Thông thường một địa chỉ tên miền sẽ gồm các thành phần sau:
tên.tên_miền_cấp n.tên_miền_cấp n-1. ... .tên miền cấp 1.
Ví dụ: dangky.vcu.edu.vn là trang web đăng ký tín chỉ của sinh viên trường Đại
học Thương Mại.
Trong đó: dangky là tên do người quản trị trang web của trường Đại học Thương
Mại đặt, vcu là tên miền mức 3; edu là mức 2; vn là mức 1 hay còn gọi là mức cao
nhất (top level domain name) (vcu.edu.vn là tên miền con của dangky.vcu.edu.vn do
trường Đại học Thương Mại đăng ký với VNNIC).
DNS cho phép người sử dụng Internet có thể truy nhập tới một máy tính bằng tên
của nó thay vì bằng địa chỉ IP. Việc đánh tên miền được tổ chức theo dạng cây. Tên
miền của một host sẽ được đặt bằng cách đi từ nút biểu diễn host lên tận gốc.
Hình vẽ sau cho thấy cấu trúc hình cây của dịch vụ tên miền.

Hình 1: Ví dụ về cấu trúc phân cấp tên miền
Theo cấu trúc cây trên, ta liệt kê một số tên miền sau: 360.yahoo.com,
mail.yahoo.com, gmail.google.com, vcu.edu.vn
Tên của miền mức cao nhất (Top-Level Domain "TLD") hay còn gọi là cấp 1,
bao gồm 2 loại: quốc gia và quốc tế.
-

Tên của miền quốc tế: Ví dụ như: .com, .net, .org, .biz, .info,...

- Tên của miền quốc gia là hai ký tự (các nước đều có tên miền quốc gia trừ
Mỹ):
.vn (Việt Nam), .au (Australia), .cn (Trung Quốc),… ( Là do các quốc gia quản lý. Ở
Việt Nam là do VNNIC)
- Các tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức

Internet
Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) định nghĩa.
Một số giải thích cho tên miên thông dụng:
com

: Thương mại (Commercial)


1
0


edu

: Giáo dục (Education)

net

: Mạng lưới (Network)

int

: Các tổ chức quốc tế (International Organisations)

org

: Các tổ chức khác (Other Organisations)

Tên miền cấp 1 của một số nước: vn: Vietnam; uk: United Kingdom; au:
Australia ; ca: Canada; jp: Japan; cn: Chinese; hk: Hong Kong; th: Thailand.

Tên miền cấp hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức
hai này do tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, và các lĩnh vực kinh tế,
xã hội của mình tương tự như các lĩnh vực dùng chung nêu trên (com, net, edu,…).
Việc đặt tên miền phải tuân thủ các quy tắc quốc tế, và từng quốc gia (nếu là tên
miền quốc gia). Tên miền phải tuân thủ các quy tắc chung như sau:
Tên miền được đặt là duy nhất (ví dụ: không cho phép hai trang web tên là
vcu.edu.vn trên INTERNET).
Mức của một tên miền đối đa là 127, ở Việt Nam hiện thời mức đối đa là 5. Độ
dài tên một một mức (áp dụng cho mức 2 trở đi) tối thiểu là 3 ký tự, tối đa là 63 ký tự.
Một tên miền đặt dài không quá 255 ký tự, các ký hiệu dùng để đặt tên là các
chữ cái, chữ số thập phân, dấu – và không dùng các ký hiệu đặc biệt để đặt tên miền.
Đường dẫn URL
URL viết tắt của Uniform Resource Locator, được dùng để tham chiếu tới tài
nguyên trên Internet. URL mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang mạng. Các tài
nguyên khác nhau được tham chiếu tới bằng địa chỉ, chính là URL.
Một URL gồm có nhiều phần. Nó có thể có những thành phần sau đây:
-

Tên giao thức (ví dụ: http, ftp).

-

Tên miền (ví dụ: vidu.com).

-

Chỉ định thêm cổng (tùy chọn).

- Đường dẫn tuyệt đối trên máy phục vụ của tài nguyên (ví dụ:
thumuc/trang).

-

Các truy vấn (tùy chọn).

Cụ thể hơn:

Trong đó GT là giao thức, MPV là máy phục vụ, C là cổng, ĐD là đường dẫn,
TV là câu truy vấn.
Ví dụ sau đây là URL của tệp văn bản hướng dẫn đăng ký tín chỉ của trường
Đại học Thương Mại: />11


2.1.2. Băng thông
Băng thông (Data transfer rate - DTR ) là số lượng dữ liệu được chuyển từ nơi
này tới nơi khác trong một thời điểm nhất định, thông thường đơn vị đo sẽ là Mbps
hay là Gbps. Hay nói cách khác thì thuật ngữ “băng thông” dùng để chỉ lưu lượng của
tín hiệu được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây là bao nhiêu.
Đối với người dùng thì băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành công việc
càng nhanh, không phải mất thời gian vì phải chờ đợi. Còn đối với doanh nghiệp thì
Băng thông càng mạnh giúp cho lượng lớn khách hàng có thể truy cập vào trang web
cùng một thời điểm mà không bị tắc nghẽn, tránh được tình trạng mất đi khách hàng.
Do vậy, mà băng thông là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả
những ai khi tìm tiếm nhà cung cấp cho thuê máy chủ, mua gói hosting.
Có nhiều cách phân loại băng thông
Phân loại theo dung lượng sử dụng: gồm 3 loai: băng thông được cam kết, băng
thông được chia sẻ và băng thông riêng.
-

Commited bandwith (băng thông được cam kết)


Giống như những gói 3G có giới hạn dung lượng trên điện thoại hiện nay, theo
đó mỗi tháng sẽ được cung cấp một dung lượng nhất định đã được thoả thuận trong
hợp đồng, khi đã sử dụng hết dung lượng băng thông đã thoả thuận thì buộc phải trả
thêm tiền cho lượng băng thông sử dụng tiếp theo đó. Các nhà cùng cấp sẽ có nhiều
gói băng thông đã lựa chọn.
-

Shared bandwith (băng thông được chia sẻ)

Đây là một gói băng thông sử dụng cho nhiều máy chủ. Ví dụ nhà cung cấp đưa
ra gói băng thông chia sẻ là 100 Mbps, thì không thể sử dụng vượt quá con số này và
thông thường thì cũng chỉ có thể sử dụng dưới 100 Mbps và lượng còn lại phải chia sẻ
cho người khác. Các gói băng thông chia sẻ thường gắn với các máy chủ chia sẻ, nhằm
giảm thiểu tình trạng các máy chủ này bị đơ hoặc dừng hoạt động do full băng thông.
-

Delicated bandwith (băng thông riêng)

Đây là gói băng thông có nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều nhất, người dùng
không phải chia sẻ với ai hết và chỉ trả phí trên khoảng băng thông mình đã sử dụng.
Những doanh nghiệp đang sử dụng máy chủ VPS hay Cloud đều đăng ký sử dụng gói
băng thông riêng này cho mình, Giờ đây với là gói nhỏ dịch vụ Cloud dù là nhỏ nhất
thì cũng đều được sử dụng cho riêng mình, không cần chia sẻ cũng chẳng sợ ai xâm
chiếm, hạn chế được rất nhiều tình trạng tắt nghẽn. Việc thay đổi đăng ký gói băng
thông riêng cũng rất dễ dạng, có thể thay đổi bất cứ khi nào có nhu cầu
Phân loại theo phạm vi sử dụng: gồm 2 loại: băng thông trong nước và băng
thông quốc tế
-

Băng thông trong nước


12


Là loại băng thông chỉ có thể sử dụng giữa các máy chủ trong nước, tương tác và
trao đổi qua lại trong phạm vi một quốc gia.
-

Băng thông quốc tế

Là băng thông được sử dụng để trao đổi giữa 2 giữa các máy chủ ở nhiều quốc
gia khác nhau. Phải sử dụng băng thông quốc tế thì mới có thể tương tác qua lại giữa
những trang máy chủ ở nhiều quốc gia, Đấy cũng là lý do vì sao mỗi khi đứt cap
những trang web trong nức chúng ta vẫn truy cập được bình thường còn những trang
web nước ngoài chẳng hạn như facebook sẽ không thể truy cập hoặc là tải rất chậm.
2.2.

Cấu hình và cài đặt các ứng dụng trên nên web

2.2.1. Webservers Apache
Webserver là máy chủ cài đặt các chương trình (phần mềm) phục vụ các ứng
dụng web. Webserver có khả năng tiếp nhận yêu cầu từ các trình duyệt web và gửi
phản hồi đến máy khách những trang web thông qua môi trường mạng Internet qua
giao thức HTTP hoặc các giao thức khác.
Mỗi loại Webserver chỉ hỗ trợ một số loại tập tin riêng biệt, ví dụ như IIS hỗ trợ
một số tập tin như .asp, .aspx, .html, .php,… còn Apache hỗ trợ .php Có nhiều phần
mềm web server khác nhau như: Apache, Nginx, LiteSpeed, IIS,…
Một số Webserver thông dụng nhất hiện nay:
Bảng 1: Một số Webserver thông dụng
Tên webserver

Apache
Nginx
Microsoft – IIS
LiteSpeed
Google Server
Apache HTTP server hay còn được gọi là Apache là phần mềm webserver được
sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng
mã nguồn mở dưới sự bảo trợ của Apache Software Foundation. Apache được phát
hành với giấy phép Apache License, là một phần mềm tự do, miễn phí.
Tính đến tháng 6 năm 2013, apache ước tính phục vụ cho 54.2% các trang web
đang hoạt động và 53.3% số máy chủ hàng đầu trong các lĩnh vực. Apache chạy trên
các hệ điều hành như windows, linux, unix, freeBSD, solaris, ….
Apache có các tính năng như chứng thực người dùng, virtual hosting, hỗ trợ CGI,
FCGI, SCGI, WCGI, SSI, ISAPI, HTTPS, Ipv6, …
13


Cài đặt:
Download apache từ website chính: http://www/apache.com
Cách cài đặt: Cài đặt tương tự như các phần mềm thông dụng khác.
Các tập tin và thư mục cấu hình của Apache:






/etc/httpd/modules: chứa các module của webserver
/var/www/cgi-bin: chứa các script sử dụng cho trang web
/var/www/html/manual: Chứa các trang web

/var/log/httpd: chứa log file của Apache



/etc/httpd/conf/httpd.conf: là tập tin cấu hình chính cho Apache server Khởi
động Apache:





-

#/etc/init.d/httpd stop
#/etc/init.d/httpd start
#/etc/init.d/httpd restart

Chỉ định tên máy tính của server: Cấu trúc: ServerName <hostname>.
Ví dụ: ServerName www.serverlinux.vn
-

Địa chỉ Email của người quản trị: Cấu trúc: ServerAdmin <Địa

chỉ email>. Ví dụ: ServerAdmin
- Quy định cách nạp chương trình: Cấu trúc: ServerType
<inetd/stanalone>. Trong đó: inetd: chạy từ hệ thống, standalone: chạy từ
các init level

Ví dụ: ServerType standalone
- Định webRoot: Chỉ định DocumentRoot. Cấu trúc DocumentRoot <Đường

dẫn thư mục>
-

Vị trí cài đặt website: Cấu trúc ServerRoot <Vị trí thư mực cài đặt apache>
Ví dụ: ServerRoot /usr/local/apache (trong linux là /etc/httpd)
-

Tập tin để Server ghi nhận các lỗi : Cấu trúc ErroeLog
tập tin Log> Ví dụ: ErrorLog /var/log/httpd/error_log
- Các tập tin mặc định khi truy cập trên website. Cấu trúc: DirectoryIndex
<Danh sách các tập tin>
- UserDir cho phép các user trong hệ thống được phép tạo homepage của
mình trên server. Trong home directory của user tạo thư mục www; Đổi người
sở hữu


14


và nhóm sửa hữu sang cho user; Cấp quyền cho thư mục /home/user; Sau đó
cấu hình apache.
Ví dụ:
UserDir www
<Directory /home/*/www>
Order deny, allow
Allow from all
</ Directory >
2.2.2. Ngôn ngữ lập trình web PHP
PHP (viết tắt của Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản

được chạy ở phía server nhằm sinh ra mã html trên client. PHP đã trải qua rất nhiều
phiên bản và được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, với cách viết mã rõ rãng, tốc độ
nhanh, dễ học nên PHP đã trở thành một ngôn ngữ lập trình web rất phổ biến và được
ưa chuộng.
PHP chạy trên môi trường Webserver và lưu trữ dữ liệu thông qua HQT CSDL
nên PHP thường đi kèm với Apache, MySQL và hệ điều hành Linux (LAMP).
Apache là một phần mềm web server có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu từ trình
duyệt người dùng sau đó chuyển giao cho PHP xử lý và gửi trả lại cho trình duyệt.
MySQL cũng tương tự như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác (Postgress,
Oracle, SQL server...) đóng vai trò là nơi lưu trữ và truy vấn dữ liệu.
Linux: Hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng rất rộng rãi cho các
webserver. Thông thường các phiên bản được sử dụng nhiều nhất là RedHat Enterprise
Linux, Ubuntu...
Cách thức hoạt động cua PHP hoạt động
Khi người sử dụng gọi trang PHP, Web Server sẽ triệu gọi PHP Engine để thông
dịch dịch trang PHP và trả kết quả cho người dùng như hình bên dưới.

Hình 2: Cách thức hoạt động của PHP
15


2.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL
là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên
nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ
và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên
internet. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên có thể tải về MySQL từ trang chủ. Nó có
nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều
hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD,…

MySQL là một trong những HQT CSDL quan hệ sử dụng SQL phổ biến hiện nay.
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, nó làm nơi
lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl,...
Cài đặt MySQL:

#yum install mysql-server

Cấu hình tự động chạy mysql sau khi reboot máy chủ:
#chkconfig --levels 235 mysqld on
Khởi động MySQL: # service mysqld start
Để bảo mật mysql cần tạo mật khẩu cho tài khoản root:
# mysql_secure_installation
Máy tính sẽ hỏi mật khẩu, chỉ việc nhấn Enter để vào, chọn Y [yes] để tạo mật
khẩu cho tài khoản root, hãy khai pass bất kỳ, càng bảo mật càng tốt. Hệ thống sẽ hỏi
vài câu hỏi, hãy chọn Yes.
2.3. Các công cụ hỗ trợ xây dựng ứng dụng web
2.3.1. Các bộ Editors
Editor đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển. Editor làm cho dễ dàng và
nhanh chóng phát triển ứng dụng.Trình biên dịch linh hoạt cung cấp cho các nhà phát
triển quản lý được nhiều project. Có rất nhiều các trình biên dịch sẵn có trong PHP, Có
một số trình biên dịch mã nguồn mở miễn phí và một số phải trả tiền.



Dreamweaver

Đây là phần mềm được dùng rộng rãi cho người mới bắt đầu lập trình hay các lập
trình viên chuyên nghiệp, hỗ trợ kéo thả để thiết kế một trang web hay viết code, bổ
sung thẻ tag, thanh công cụ mã... Nó hỗ trợ các ngôn ngữ như ASP.NET, PHP, ASP,
JSP. Giao diện của dreamweaver bố trí rất trực quan dễ dàng cho người sử dụng.


16


Hình 3: Công cụ thiết kế web Dreamweaver

 PHPdesigner

Công cụ web này có giao diện rất thân thiện và nhiều tính năng hay như: xem
trước trang web trên trình duyệt, code snippets, báo lỗi cú pháp khi lập trình với PHP,
autocomplete,…dễ dàng quản lí các project

 Eclipse

Hình 4: Công cụ web Phpdesigner

Eclipse là một môi trường phát triển web phức tạp bởi nó hoàn hảo cho những
người mà coding nhiều trên các nền tảng khác nhau với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nó
được cấu trúc như plug-in vì vậy nếu cần phải chỉnh sửa một cái gì đó, chỉ cần cài
plug-in thích hợp và bắt đầu. Eclipse có rất nhiều tính năng để giúp làm cho ứng dụng
của được dễ dàng hơn để xây dựng. Có Java , javascript , PHP plugins, cũng như một
plugin cho các mobile developers.

17


Hình 5: Công cụ web
Eclipse 2.3.2. Các gói tích hợp




Gói AppServ

AppServ là một gói đầy đủ tính năng của Apache, MySQL, PHP, phpMyAdmin.
Được lấy ý tưởng của Phanupong Panyadee (người sáng lập trang AppServ – tại Thái
Lan) sau khi thấy việc phức tạp của việc quản trị từng phần mềm làm cho mọi người
chóng mặt. Trong một gói Appserv bao gồm: Apache, PHP, MySQL, PhpMyAdmin.
Mục tiêu của AppServ sau khi cài đặt là thiết lập máy chủ web, máy chủ cơ sở dữ
liệu. AppServ chạy tốt nhất trên hệ điều hành Linux/Unix do hệ điều hành Windows là
không đủ tốt cho tải nặng server. Windows web hoặc cơ sở dữ liệu hệ điều hành kiến
trúc sử dụng bộ nhớ nhiều hơn là hệ điều hành Linux/Unix. Tuy nhiên để làm việc
bình thường không cần tốc độ quá cao vẫn có thể cài nó trên Windows.
Cài đặt AppServ lên localhost
- Vào
trang
chủ
của
/>
AppServ

để

download

AppServ:

-Sau khi tải về tập tin cài đặt chương trình Wamp Server về máy tính và chạy nó để
tiến hành cài đặt.
-Cách cài đặt chương trình Wamp Server cũng giống như các chương trình thông
-Đặt cấu hình cho Apache:

o

Server Name: Tên của server sẽ chạy Apache, điền localhost

o

Admin Email: thông tin của host sẽ gởi tới mail này

o

HTTP Port: thông số này được mặc định là 80
18


-Đặt cấu hình MySQL:
o
Root password: Đặt mật khẩu cho MySQL Database, username được
mặc định là root.
o
Character Sets: Ngôn ngữ cho CSDL, nên chọn UTF-8 Unicode để
có thể đánh được tiếng Việt với Unikey.
Một số lưu ý sau khi cài đặt
Nếu khi đánh localhost mà báo lỗi không tìm thấy trang, thì đó là do Apache

chưa được khởi động. Vào Start gõ trong ô tìm kiếm “Services” và ấn Enter.
Tìm Apache2.2 chọn Start.
Nếu không thể chạy Apache thì tức là có ứng dụng đang chạy trên HTTP Port
80 (ví dụ Skype), ta nên tắt hết các ứng dụng trước khi chạy Apache, sau khi khởi
động xong thì khởi động lại các ứng dụng khác cũng được. Sau này khi cần khởi động
lại Apache ta cũng có thể sử dụng phương pháp này.




Gói Wamp

WampServer (viết tắt của từ Windows, Apache, MySQL, PHP (hoặc Python,
Perl)), đây là chương trình giúp tạo máy dịch vụ Web (Web Server) trên máy tính cá
nhân (Localhost) được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL và các công cụ như
phpMyAdmin, SQLitemanager. Ưu điểm của Wamp Server là đơn giản, dễ sử dụng và
miễn phí.
Tải Wamp Server tại trang web: />Có 2 phiên bản dành cho hệ điều hành windows 32 bits và 64 bits.
Cách cài đặt chương trình Wamp Server
-Sau khi tải về tập tin cài đặt chương trình Wamp Server và tiến hành cài đặt.
-Cài đặt Wamp Server cũng giống như các chương trình thông thường khác.
Trong lúc cài đặt, ta có thể thay đổi ổ dĩa và tên của thư mục chứa các tập tin của
chương trình Wamp Server nếu muốn.
Cách khởi động chương trình Wamp Server
-Sau khi cài đặt xong, khởi động Wamp Server từ biểu tượng trên màn hình







Desktop hoặc vào Start All Programs WampServer Start Wampserver.
-Chương trình Wamp Server sẽ chạy và khởi động các dịch vụ cần thiết.
-Nếu không có lỗi gì xảy ra thì sẽ xuất hiện một biểu tượng của chương trình
Wamp Server trên khay hệ thống nằm ở góc dưới, bên phải màn hình.
Cách sử dụng chương trình Wamp Server


19


-Truy cập vào trình đơn của Wamp Server bằng cách nhấn nút trái chuột vào biểu
tượng của chương trình Wamp Server trên khay hệ thống. Trong đó có các mục cần
lưu ý sau:
o

Localhost: Truy cập vào địa chỉ của máy chủ web.

o

phpMyAdmin: Truy cập vào phần quản lý CSDL.

o
www directory: Truy cập vào thư mục web gốc, mặc định là thư
mục www nằm trong thư mục cài đặt Wamp Server. Đây chính là thư mục
chứa các tập tin và ứng dụng web.
-Khi muốn tắt chương trình Wamp Server, nhấn nút phải chuột vào biểu tượng của
chương trình Wamp Server trên khay hệ thống và chọn Exit.
Một số các lưu ý:
-WampServer sẽ chạy các dịch vụ MySQL và Apache và hiển thị icon màu
xanh. Mặc định Apache sẽ chạy trên port 80, có thể tắt IIS và Skype nếu cần.

Lưu ý:
-Khi biểu tượng WampServer có màu đỏ nghĩa là cả MySQL, Apache không chạy.

-Khi biểu tượng WampServer có màu vàng là Apache không chạy do tranh
chấp port.


20


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU, PHP VÀ MYSQL
3.1. Tổng quan vê cơ sở dữ liệu
3.1.1. Cơ sở dữ liệu
Một CSDL là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin về
một tổ chức nào đó (như một trường đại học, một ngân hàng, một công ty, một nhà
máy,…) được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp (như từ, đĩa từ,…) để đáp ứng nhu
cầu khai thác thông tin cảu nhiều NSD với nhiều mục đích khác nhau.
Như vậy, CSDL có các tính chất đặc trưng:
CSDL phản ánh thông tin về hoạt động của một tổ chức nhất định, nghĩa là biểu
thị một phần nào đó của thế giới thực (thế giới nhỏ).
CSDL phải là tập hợp các thông tin mang tính hệ thống tức là CSDL phản ánh
được một cách trung thực sự thay đổi của thế giới nhỏ.
Thông tin lưu trữ trong CSDL được chia sẻ cho nhiều NSD và nhiều ứng dụng
khác nhau.
Từ đó có thể thấy việc xây dựng và khai thác CSDL liên quan tới một số vấn đề
như đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu, tính bảo mật và quyền khai thác của
NSD, tính an toàn cho dữ liệu khi xảy ra sự cố.
3.1.2. Hệ quản trị CSDL
Hệ quản trị CSDL là một tập hợp các chương trình cho phép người dùng định
nghĩa, tạo lập, bảo trì các CSDL và cung cấp các truy cập có điều khiển đến các
CSDL này.
Một số các hệ quản trị CSDL điển hình như IMS (Information Management
System ), IDS (Integrated Data Store), Sysbase, Access, Foxpro, SQL – Server, Oracle,

Như vậy một hệ quản trị CSDL là phần mềm tương tác với các chương trình ứng
dụng cảu người dùng và CSDL. Một hệ quản trị CSDL cung cấp các phương tiện sau:

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Denifition Language - DDL): cho phép
người dùng định nghĩa CSDL (đặc tả các kiểu và các cấu trúc dữ liệu, đặc tả các ràng
buộc trên các dữ liệu được lưu trữ trong CSDL)
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language - DML): cho phép
người dùng thêm, xóa, cập nhật dữ liệu và truy xuất dữ liệu trong CSDL. Một ngôn
ngữ cho phép người dùng truy cập hoặc thao tác CSDL được tổ chức bởi một mô hình
thích hợp.
-

Các kiểm soát, các điều khiển đối với việc truy cập vào CSDL

Ví dụ: Hệ thống an ninh ngăn cấm sự cố tình truy cập vào CSDL một cách trái
phép hoặc hệ thống ràng buộc toàn vẹn duy trì tính nhất quán của DL hoặc hệ thống
điều khiển khôi phục CSDL khi có sự cố.
2
1


3.1.3. Hệ cơ sở dữ liệu
Khái niệm: Hệ CSDL là dùng để chỉ một CSDL và môt hệ quản trị CSDL để truy
cập vào CSDL đó.
Mục đích chính của một hệ CSDL là cung cấp cho người dùng một cách nhìn
trừu tượng về dữ liệu. Điều đó có nghĩa là hệ thống che dấu những chi tiết phức tạp về
cách thức dữ liệu được lưu trữ và bảo trì.
Một hệ CSDL là một hệ thống gồm 4 thành phần: CSDL, NSD, Phần mềm hệ
quản trị CSDL, Phần cứng.

Hình 6: Hệ cơ sở dữ liệu
Như vậy một hệ CSDL cho phép nhiều NSD thao tác lên cùng một CSDL. Các
NSD khác nhau đòi hỏi một cách nhìn khác nhau về CSDL mà họ cần. Mỗi một cách

nhìn là một phần của CSDL hoặc là dữ liệu tổng hợp từ CSDL
3.2. Ngôn ngữ lập trình web PHP
3.2.1. Giới thiệu
PHP (viết tắt của Hypertext Preprocessor), là một ngôn ngữ lập trình được kết
nối chặt chẽ với máy chủ nhằm mục đích để xây dựng website. Khi một trang Web
muốn dùng PHP thì phải đáp ứng được tất cả các quá trình xử lý thông tin trong
Website đó, kết quả được đưa ra như HTML. Vì quá trình xử lý này diễn ra trên máy
chủ nên Website được viết bằng PHP sẽ dễ nhìn hơn ở bất kì hệ điều hành nào.
PHP được giới thiệu năm 1994 như một bộ sư tập của một ngôn ngữ lập trình chưa
chặt chẽ và dựa vào Perl và các dụng cụ của trang chủ. Tác giả của cuốn ngôn ngữ lập
trình này, ông R.Lerdoft đã làm cho tất cả phải giật mình bởi đã sáng tạo ra nó.

Tới năm 1998 việc công bố phiên bản 3 thì PHP mới chính thức phát triển theo
hướng tách riêng của mình. Giống như C và Perl, PHP là một ngôn ngữ lập trình có
cấu trúc và tính năng đa dạng. Chính vì những điểm giống nhau này đã khuyến khích
các nhà thiết kế Web chuyên nghiệp chuyển qua sử dụng PHP. Với phiên bản 3 này
PHP cũng cung cấp một số lượng cơ sở dữ liệu khá đồ sộ gồm cả MySQL, mSQL,

2
2


×