Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ xử lý nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.6 KB, 17 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------------------------------
HỒ SƠ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHCN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ xử lý
nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven
biển và hải đảo Việt Nam
MÃ SỐ: ĐTĐL.2010T/31
Cơ quan chủ trì : TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS. TRẦN ĐỨC HẠ
MỤC LỤC
1
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------------------------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHCN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ xử lý nước biển áp
lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven biển và hải đảo Việt
Nam
MÃ SỐ: ĐTĐL.2010T/31
Cơ quan chủ trì : TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS. TRẦN ĐỨC HẠ
Thực hiện chuyên đề : TS. TRẦN THỊ VIỆT NGA
ThS. NGUYỄN QUỐC HÒA
CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP
VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CỦA CÁC CỤM DÂN
CƯ VÙNG NÔNG THÔN VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
VIỆT NAM
HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2010
Trang
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC VÙNG VEN BIỂN VN................... 2


1.1. Lịch sử phát triển cung cấp nước vùng ven biển...............................................2
1.2. Tình hình cung cấp nước sạch các vùng nông thôn ven biển............................3
2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC.....................10
2.1. Tình trạng hoạt động của các công trình............................................................10
2.2. Hình thức quản lý vận hành các công trình........................................................10
2.3. Chất lượng nước…………………………………………………………….…12
2.4. Công nghệ xử lý nước…………………………………………………………12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16
2
1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC VÙNG VEN BIỂN VN.
1.1. Lịch sử phát triển cung cấp nước vùng ven biển:
Lịch sử phát triển cung cấp nước vùng ven biển cũng chính là lịch sử phát
triển và cung cấp nước vùng nông thôn Việt Nam. Ngay sau ngày hòa bình lập lại ở
miền Bắc (1954), Đảng và Chính phủ đã quan tâm đến đề sức khỏe và môi trường
sống của nhân dân nói chung và ở nông thôn nói riêng. Từ năm 1960 ngành Y tế đã
tuyên truyền vận động mạnh mẽ nhân dân xây dựng 3 công trình Giếng nước – Nhà
tắm – Hố xí. Phong trào này nhanh chóng được triển khai trên phạm vi toàn quốc vào
ngày sau này đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) và đạt được nhiều kết quả to lớn.
Hưởng ứng Thập kỷ Quốc tế cấp nước và vệ sinh môi trường của Liên Hợp
Quốc 1981-1990, chương trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn được bắt đầu triển
khai ở Việt Nam với sự tài trợ giúp mạnh mẽ của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
(UNICEF), chương trình được thực thi ban đầu ở 3 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long và mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc vào năm 1993. Mặc dù
chương trình đã thực hiện trên 20 năm trên diện tích rộng, đạt được nhiều kết quả
nhưng vẫn chưa đạt đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Trong thời gian gần đây,
lĩnh vực cung cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn nhất là vùng ven biển đang
được Chính phủ Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế, quốc gia và phi chính phủ quan
tâm.
Năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 200/TTg về đảm bảo nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và đầu năm 1998 quyết định thực hiện chương

trình mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2005 (Là 1
trong 7 Chương trình Mục tiêu Quốc gia trên toàn quốc). Vào năm 2000, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến
năm 2020 với mục tiêu toàn bộ người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu
chuẩn quốc gia và hố xí hợp vệ sinh. Đây là động lực mạnh để đẩy mạnh cấp nước và
vệ sinh môi trường ở vùng nông thôn trong đó có các khu vực ven biển.
Các tổ chức Quốc tế và các Quốc gia đã và đang dành sự hỗ trợ quý báu cho
lĩnh vực này. Nhiều dự án đang được triển khai như Chiến lược cấp nước và vệ sinh
môi trường nông thôn (DANIDA - Đan Mạch), dự án phát triển hạ tầng cơ sở nông
thôn (ADB – Ngân hàng Châu á), dự án phát triển nguồn nước ngầm cho các tỉnh
3
phía Bắc và Tây Nguyên (JICA - Nhật Bản), dự án phát triển thủy lợi đồng bằng sông
Cửu Long (WB - Ngân hàng Thế giới)...
1.2. Tình hình cung cấp nước sạch các vùng nông thôn ven biển.
- Giai đoạn trước 1980 trước khi triển khai chương trình nước sinh hoạt nông
thôn do UNICEF tài trợ:
Trong giai đoạn này các công trình cấp nước là các công trình cấp nước cổ
truyền như: hồ, lu chứa nước mưa, giếng khơi thu nước ngầm mạch nông, giếng
khoan khơi thu nước mặt ven hồ và giếng công cộng... đặc biệt là các công trình được
xây dựng từ phong trào “cấp nước và vệ sinh nông thôn” do Bộ y tế phát động từ
năm 1962.
Trong số các công trình trên chỉ có một số giếng ở các hộ gia đình, hoặc công
cộng bên cạnh chùa, nhà thờ có xây thành và bảo quản tốt nên chất lượng nước sạch
hợp vệ sinh. Số giếng này chỉ khoảng 2% tổng số giếng cổ truyền quy đổi theo thống
kê của Vụ vệ sinh môi trường Bộ y tế – tức khoảng 75.000 giếng phục vụ cấp nước
sạch đạt yêu cầu cho 3.870.000 người dân nông thôn. Số giếng cổ truyền còn lại
không đạt yêu cầu về chất lượng nước là do:
- Chất lượng xây dựng không đúng kỹ thuật, không xây thành bao bọc bảo vệ.
- Khi đào giếng gặp phải những mạch nước cứng, nước nhiễm mặn, nhiễm sắt,
nước thải hoặc nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ - sản phẩm của nước thải sinh hoạt

công nghiệp.
Theo thống kê của ngành y tế, hầu hết các giếng khơi mạch nông ở nông thôn
đều có chất lượng không đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân của hiện tượng này do các chất
thải nông nghiệp và sinh hoạt đều không qua xử lý đã gây ô nhiễm nước bề mặt làm
ảnh hưởng đến chất lượng nước tầng nông.
b. Giai đoạn từ 1981 – 1994 (trước khi có chỉ thị 200TTg của Thủ tướng chính
phủ)
Trước ảnh hưởng to lớn của việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, hưởng ứng chương trình hành động của Liên hợp quốc về thập niên cung
cấp nước uống và vệ sinh môi trường thế giới (1981 – 1990). Năm 1982 Chính phủ
Việt Nam đã thành lập ủy ban quốc gia về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
Đồng thời Việt Nam chính thức gia nhập Chương trình nước uống và vệ sinh môi
4
trường thế giới và tổ chức gia nhập Chương trình nước uống và vệ sinh thế giới và tổ
chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) bắt đầu thực hiện trợ giúp chương
trình mục tiêu nhân đạo cải thiện tình trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam
tại khóa 1982 – 1986 với mục tiêu nhân đạo là cải thiện tình trạng cấp đối với một số
tiểu vùng thiếu nước trầm trọng.
Năm 1982, chương trình đã triển khai các dự án đầu tiên có tính thử nghiệm
về mô hình cấp nước với hộ nông dân tại một số vùng kinh tế, mới thuộc ba tỉnh:
Minh Hải (Bạc Liêu và Cà Mau ngày nay), Kiên Giang và Long An, nhằm giải quyết
khẩn cấp việc cấp nước sạch cho dân tại một số vùng kinh tế mới, đồng thời thăm dò,
xác định của phương pháp thi công, các gải pháp kỹ thuật với các điều kiện đặc thù
của Việt Nam. Sau một năm thực hiện với nguồn nước sinh hoạt hoặc sử dụng nguồn
nước không đảm bảo vệ sinh. Từ kết quả này, năm 1984 được sự thỏa thuận của
UNICEF, vùng dự án tiếp tục mở rộng ra 3 tỉnh phía Bắc: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và
Hà Nam Ninh (nay là 6 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và
Hà Nam).
Trên thực tế việc khoan giếng bằng tay đã tỏ ra thích hợp cho phần lớn vùng
nông thôn Việt Nam thời kì này, khẳng định thành công của thời kì đầu tiên khai

chương trình nước sinh hoạt nông thôn.
Trên cơ sở những mô hình cấp nước có hiệu quả, được sự đồng ý của chính
Phủ và chấp thuận của tổ chức UNICEF, chương trình được mở rộng ra nhiều tỉnh.
Năm 1987 chương trình được mở rộng ra 7 tỉnh (nay là 13 tỉnh và thành phố): Vĩnh
Long, Trà Vinh, Bến Tre, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,
Quảng Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh đưa quy
mô cấp nước lên 23 tỉnh, thành phố đồng thời vốn tài trợ của UNICEF cho chương
trình được tăng nhanh qua mỗi năm. Năm 1990 có thêm 14 tỉnh tham gia chương
trình, đó là địa phương: Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Quảng Ngãi,
Bình Định, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Bình, Hải Hưng, Thái Bình,
Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Gia Lai – Kontum.
Từ năm 1987 được sự đồng ý của Chính phủ, ngân sách địa phương đã góp
phần hỗ trợ cho hoạt động của Chương trình cấp tỉnh, thành phố, huy động thêm
nguồn vốn của người sử dụng đồng thời chủ trương thay thế hàng nhập khẩu, góp
5
phần giảm được giá thành . Những yếu tố này đã làm tăng nhanh số lượng nguồn cấp
nước qua các năm, cụ thể nêu trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện chương trình SHNT 1978 – 1990
Năm Vốn tài trợ của UNICEF
(1000USD)
Số nguồn cấp nước (nguồn)
Năm 1987 1.125 2.415
Năm 1988 1.180 5.238
Năm 1989 2.175 8.375
Năm 1990 2.321 12.121
Đến hết năm 1990, sau hai tài khóa trợ giúp của UNICEF với tổng kinh phí tài
trợ 15,095 triệu USD đã thực hiện được 33.487 giếng trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố
(tính theo tỉnh mới) đáp ứng cho khoảng 4 triệu nông dân nông thôn có nước sạch
cho nhu cầu sinh hoạt.
- Hưởng ứng tinh thần Hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Niu Đê Li (tháng 9

năm 1990) và Công ước quốc tế về quyền trẻ em, cuối năm 1991 Chính phủ đã thông
qua “Chương trình hành động quốc gia”, trong đó vấn đề cung cấp nước vệ sinh môi
trường nông thôn đã được đặt thành một vấn đề cung cấp nước vệ sinh môi trường
nông thôn được đặt thành một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
- Trên cơ sở mục tiêu đó, họat đọng của Chương trình cung cấp nước sinh hoạt
nông thông tiếp tục được mở rộng. Năm 1991 có 28 tỉnh, thành phố tham gia, năm
1992 có 36 tỉnh và năm 1993 mở rộng tới 53 tỉnh, thành phố trong cả nước (nay là 61
tỉnh, thành phố). Từ năm 1994, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho hoạt động của
chương trình. Qua 4 năm thực hiện đã tổ chức lắp đặt và đưa vào sử dụng đảm bảo
cung cấp nước sạch hợp vệ sinh với kinh phí gần 8,99 triệu USD và 119,46 tỷ đồng.
Bảng 1.2: Kết quả thực hiện chương trình nước SHNT 1991 – 1994
Năm Số nguồn cấp nước Nguồn vốn
UNICEF (USD) Nhà nước hỗ trợ (VNĐ)
1991 16.580 1.839.454 400.000.000
6

×