Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.9 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM
2010
1. Căn cứ
Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI của tỉnh Hà Tĩnh đã thông qua kế hoạch 5
năm phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006- 2010. Đại hội đề ra mục tiêu phấn
đấu đến năm 2010 là “ cơ bản xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 20%”
Để đạt mục tiêu đó thì phải đạt các mục tiêu về kinh tế- xã hội giai đoạn
2006- 2010, đó là:
 Nhip độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (GDP) trên 15-16%
(đảm bảo tăng nhanh hơn bình quân của vùng và của cả nước);
 Thu nhập bình quân đầu người gấp 2-2,5 lần năm 2005 (600-800
USD/người/năm);
 Cơ cấu kinh tế:
- Nông- Lâm- Ngư nghiệp 28%,
- Công nghiệp và xây dựng 34%,
- Thương mại- Du lịch 38%.
(Trong Nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng bằng 37%, chăn nuôi 40%,
thuỷ sản 12,5%, lâm nghiệp 10,5%).
 Phấn đấu tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn bình quân chung của cả
nước, trong đó giá trị sản xuất CN-XH tăng 29,6%, Nông- Lâm- Ngư
nghiệp tăng 6,5%, Dịch vụ tăng 15%.
 Sản lượng lương thực: 61 vạn tấn
 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn bình quân hàng năm
tăng 21,6% đạt 120 triệu USD.
 Tỷ lệ huy động vào ngân sách từ GDP: 15-18% (trên 1200 tỷ đồng).
 Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 30- 35% GDP.
 Giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống dưới: 0,12%.
 Hoàn thành phổ cập THPT, có 60% số trường mầm non, 100% số trường
tiểu học, 75% số trường THCS, 70% số trường THPT đạt chuẩn Quốc


gia, 100% giáo viên được chuẩn hoá…
 Thực hiện các chương trình nâng cao thể lực, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng xuống còn 19%, 100% số xã có Bác sỹ điểu trị.
 Tạo việc làm mới, hàng năm có từ 30-40% lao động được đào tạo nghề.
 Giảm hộ nghèo xuống dưới 5%, xoá hẳn hộ đói.
 Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá
tinh thần: 100% được xem truyền hình.
2. Phương hướng và mục tiêu của tỉnh về xoá đói giảm nghèo
2.1. Phương hướng:
Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, Hà Tĩnh đã đưa ra
phương hướng chung cho cả tỉnh đó là: “Phát triển kinh với tốc độ cao và bền
vững trên cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư; phát triển
nông nghiệp toàn diện vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đẩy mạnh sản xuất
hàng hoá và xuất khẩu. Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, phát triển đô thị, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
thương mại – du lịch và dịch vụ; coi phát triển công nghiệp là khâu đột phá,
trong đó dồn sức để chuẩn bị nhanh nhất các điều kiện để khai thác mỏ sắt
Thạch Khê và xây dựng Khu liên hợp luyện thép. Chăm lo các hoạt động văn
hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo và các hoạt động xã hội. đảm bảo quốc
phòng – an ninh và giữ vững ổn định chính trị; thực hiện có hiệu quả cải cách
hành chính, trước hết tập trung xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ
đức tài, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường. Phấn đấu đưa Hà
Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát
triển, tạo nền tảng để đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công
nghiệp của Miền Trung”.
Đồng thời trong phương hướng giải quyết vấn đề XĐGN của tỉnh khẳng
định: “ Tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư cơ
sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, vùng nghèo, nhất là vùng biên giới và
vùng bãi ngang. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng đối với người
nghèo, đặc biệt là các đối tượng gia đình chính sách, người có công. Vận động

toàn dân tích cực tham gia xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Vì người
nghèo”, cứu trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”… Đẩy mạnh xã
hội hoá nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế, của
các tổ chức xã hội và của mọi người để thực hiện có hiệu quả cảu các mục tiêu
xã hội.”
2.2. Mục tiêu về XĐGN
Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI của tỉnh Hà Tĩnh đã thông qua kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội-
giai đoạn 2006- 2010. Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là “cơ bản xoá hộ đói, giảm hộ nghèo
xuống dưới 20% ( theo tiêu chuẩn mới)”.
Trên cơ sở các mục tiêu cơ bản trên, Hà Tĩnh đã cụ thể hoá thành chương trình XĐGN- GQVL giai
đoạn 2006- 2010 của tỉnh và được cụ thể hoá trong các nhiệm vụ kế hoạch hàng năm. Thể hiện ở các mục tiêu
đó theo biểu sau:
Biểu 11: Các mục tiêu chủ yếu của chương trình XĐGN giai đoạn 2006-
2010
Mục tiêu của kế hoạch 2006- 2010
- Đến năm 2010, xoá hẳn hộ đói, giảm hộ nghèo còn khoảng 20%.
- 100% xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu
- 100% hộ nghèo được cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản
- Đến năm 2010 không còn nhà tranh tre dột nát.

Chỉ tiêu kế hoạch về
tỷ lệ đói nghèo giai đoạn 2006-2010
Cuối năm 2006: 37,51%
Cuối năm 2007: 28,91%
Cuối năm 2008: 24,41%
Cuối năm 2009: 23,4%
Cuối năm 2010: dưới 20%
( Nguồn: Chương trình XĐGN giai đoạn 2006- 1010 và kế hoạch hàng năm)
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững; lồng ghép các

chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho mục tiêu phát triển cộng đồng và XĐGN.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững. Tiếp tục chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ hình thành các vùng sản xuất và
khu công nghiệp tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các thành
phần kinh tế, các chủ trại, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường
đầu tư sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
- Thực hiện lồng ghép, phối kết hợp các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh; tận dụng các
nguồn lực nhằm tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn như: chương trình 135, chương trình
nước sạch và vệ sinh môi trường, trung tâm cụm xã dân cư miền núi, chương trình kiên cố hoá kênh
mương, các dự án định canh định cư và kinh tế mới; các chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách y tế,
giáo dục cho người nghèo. Đồng thời thu hút và lồng ghép các nguồn đầu tư quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ trong công cuộc XĐGN.
Muốn thực hiện giải pháp này phải tăng cường vai trò của chính quyền từ khâu xây dựng kế
hoạch, xác định mục tiêu đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong quá trình lồng ghép không làm
lu mờ vai trò điều hành dự án của các cơ quan chủ quản, một mặt phải có sự tích cực, chủ động của
cơ quan quản lý dự án phối hợp với nhau thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, mặt khác phải có
sự can thiệp của chính quyền qua công cụ kế hoạch.
2. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo
Nền kinh tế Hà Tĩnh kém phát triển dựa chủ yếu vào vùng sản xuất nông nghiệp. Hơn 90%
người nghèo sống ở khu vực nông thôn, thu nhập và đời sống họ gặp vô cùng khó khăn. Do đó, việc
phát triển nông nghiệp và nông thôn là giải pháp quan trọng trong công tác XĐGN hiện nay, trước
mắt cần tập trung vào những vấn đề sau:
2.1. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Các giải pháp về đất đai và thuỷ lợi
Đất đai và thuỷ lợi là hai yếu tố quan trọng hàng đầu với sản xuất nông nghiệp, nó quyết
định đến năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy cần:
- Giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân dưới nhiều hình thức thích hợp để người dân yên
tâm đầu tư vào sản xuất trên diện tích đất của mình.
- Khuyến khích nông dân tự bỏ vốn và sức lao động để cải tạo đồng ruộng, xây dựng hê thống
kênh mương và giao thông nông thôn.

- Đầu tư hỗ trợ xã nghèo, vùng nghèo xây dựng các công trình thuỷ lợi ở những nơi có điều
kiện, nâng cấp các hồ đập đã bị xuống cấp và thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương.
2.1.2 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như trang bị công nghê, vật tư và thiết bị tiên tiến
trong nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân
bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi..), cải tiến giống và phương thức canh tác từng bước đầu tư phát triển cơ
giới hoá, điện khí hoá có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao sản lượng và năng suất nông nghiệp
đặc biệt là công nghệ về giống, về chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đồng thời cải tạo
nông nghiệp tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp hiện đại.
2.1.3 Về công tác đào tạo nghề
Hiện nay tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp trong tổng nguồn lao động. Việc đào
tạo lao động chuyên môn kỹ thuật cho người lao động còn hạn chế do các nguyên nhân: giáo dục
xuống cấp, kinh tế nhiều vùng thấp kém không có điều kiện để theo học, nhà nước chưa có chính
sách quan tâm đào tạo, phân phối sức lao động kỹ thuật cho nông thôn. Vì vậy, cần mở rộng đào tạo
nghề, nâng cao trình độ về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất cho người lao động và hộ đói
nghèo. Đi đôi với đào tạo, hướng dẫn kiến thức, kinh nghiêm cần phải dạy văn hoá cho họ để họ có
năng lực, trí tuệ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả
cao hơn, khơi dậy cho họ ý chí vươn lên của người nghèom, xã nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ
lại vào cộng đồng. Mặt khác, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng KCHT trong ngành giáo dục đào
tạo và hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở dạy nghề tại các địa phương giúp làm giảm gánh nặng
kinh phí cho người nghèo đi học.
2.1.4. Thực hiện chính sách tín dụng
Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người
nghèo, người yếu thế, người bị rủi ro và ưu tiên cho phụ nữ có nhu cầu cần được vay vốn tín dụng
với lãi suất hợp lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất. Trước mắt áp dụng chính sách lãi
suất thấp cho người nghèo. Về lâu dài sẽ chuyển sang tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với hệ
thống tín dụng được đơn giản hoá thủ tục gắn với đào tạo hơn là áp dụng các chế độ ưu đãi về lãi
suất, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho người nghèo, tạo việc làm mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất,
cải thiện thu nhập.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn

Một nền kinh tế thuần nông không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho người
dân. Do đó chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước công nghiệp
hoá, hiện đại hóa là một biện pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giảm tỷ lệ thuần nông, tăng việc làm phi nông nghiệp
thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tạo là một phương thức thích hợp và trên thực tế đã đem lại
hiệu quả thiết thực ở nhiều nước đang phát triển. Nó không những làm tăng thu nhập cho nông dân
mà không cần phải sử dụng đến các giải pháp di dân. Muốn vậy cần:
- Một mặt, chúng ta giúp từng hộ, từng xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách phù
hợp, mặt khác phát triển các loại cây trồng khác như cây ăn quả và cây công nghiệp phù hợp với khí
hâu và đất đai.
- Đặc biệt lưu ý đến phát triển mô hình VAC hoặc mô hình trang trại nhỏ, đây là hai mô hình
khá phổ biến ở các khu vực nông thôn miền núi và trung du.
- Cần phát triển mạnh mẽ ngành nghề phi nông nghiệp, đây là xu hướng cơ bản để phát triển
nông thôn trong tương lai. Do đó cần phải khôi phục lại các làng nghề truyền thống nhằm phát huy
các lợi thế về tay nghề của các nghệ nhân, nhãn hiệu truyền thống cũng như các thị trường tiêu thụ
truyền thống; phát triển các ngành có khả năng tạo việc làm tại chỗ những lao động dư thừa ở nông
thôn như ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu
dùng, vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp; phát triển mạng lưới dịch vụ trong
nông nghiệp từ dịch vụ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp hàng tiêu dùng, vật tư, máy móc đến các dịch vụ
mua bán, chế biến lương thực, thực phẩm…Do đó nhà nước cần có các chính sách và cơ chế khuyến
khích các hoạt động này như về ưu đãi, tín dụng, giảm các loại thuế và những vướng mắc về thị
trường.
3. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo
Phát triển các ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên, nguồn
nguyên liệu và nguồn lao động để tạo việc làm cho cư dân đô thị tác động thúc đẩy kinh tế nông thôn
sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người
nghèo ở thành thị và nông thôn. Cụ thể là:
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành công nghiệp gắn với nâng cao chất
lượng sản phẩm, sức cạnh tranh. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp
tăng 33%/năm, giá trị gia tăng tăng trên 24%/năm, giá trị gia tăng khu vực công

nghiệp - xây dựng chiếm 35% trong cơ cấu GDP. Tập trung mọi nguồn lực xây
dựng Khu kinh tế Vũng áng, Khu công nghiệp Gia Lách, Khu công nghiệp Hạ
Vàng ... và các cụm công nghiệp, làng nghề. Phát triển một số cơ sở sản xuất
lớn có tính chất đòn bẩy, đặc biệt là tích cực chuẩn bị các điều kiện để sớm khai
thác mỏ sắt Thạch Khê gắn với xây dựng khu liên hợp luyện thép, Trung tâm
nhiệt điện... Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
các ngành công nghiệp mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế và các sản phẩm có thì
trường xuất khẩu như công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin ...
Tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở
sản xuất hiện có. Triển khai đầu tư một số dự án mới như Nhà máy chế biến
Pigment, Xi măng, Sản phẩm nội thất Thạch Cao, sản xuất que hàn, nhà máy

×