Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý bền vững khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn – ngổ luông, tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

HOÀNG THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU , ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
QUẢN LÝ BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
NGỌC SƠN - NGỔ LUÔNG, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

HOÀNG THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU , ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
QUẢN LÝ BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
NGỌC SƠN - NGỔ LUÔNG, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trƣơng Xuân Lam

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đƣa ra trong luận văn này do cá nhân
tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Trƣơng Xuân Lam, không
sao chép bất kỳ kết quả công trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Hoàng Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng toàn
thể Quý thầy cô Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi đƣợc tham gia học tập, làm việc, nghiên cứu trong suốt thời
gian học tập tại Khoa.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất tới PGS. TS. Trƣơng
Xuân Lam - ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, đồng nghiệp Ban Môi trƣờng và
Phát triển bền vững của Viện Chiến lƣợc, Chính sách tài nguyên và Môi trƣờng, nơi
tôi đang công tác hiện nay đã ủng hộ và có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ Sở Tài nguyên và Môi

trƣờng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình; Ban quản lý Khu Bảo
tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông; hộ gia đình các xã Ngọc Sơn, Ngọc Luông,
Ngọc Lâu và Tự Do đã nhiệt tình hƣớng dẫn, cung cấp thông tin để tôi có thể hoàn
thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên, ủng hộ,
chia sẻ giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày …..tháng….năm 2019
Tác giả

Hoàng Thị Hiền

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng............................................................................................................. vi
Danh mục hình............................................................................................................vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........4
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................4
1.1.1. Các khái niệm liên quan....................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm, nội hàm, định nghĩa về chỉ thị đánh giá tính bền vững trong quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên.................................................................................................. 9
1.2. Tổng quan tài liệu................................................................................................. 13
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới..................................................................................... 13

1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................................... 17
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................................. 22
1.3.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 22
1.3.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 23
1.3.3. Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học....................................................... 24
1.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................31
2.1. Cách tiếp cận......................................................................................................... 31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 42
3.1. Một số kết quả đạt đƣợc trong quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ
Luông, tỉnh Hoà Bình.................................................................................................. 42
3.2. Đánh giá mức độ bền vững trong công tác quản lý của khu bảo tồn thiên nhiên
Ngọc Sơn – Ngổ Luông............................................................................................... 45
3.2.1. Hợp phần đa dạng sinh học................................................................................ 46
3.2.2. Hợp phần kinh tế................................................................................................ 51
iii


3.2.3. Hợp phần xã hội................................................................................................. 57
3.2.4. Đánh giá chung................................................................................................... 63
3.3. Xác định khó khăn, thách thức và nguyên nhân trong quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình............................................................. 65
3.4. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ
Luông, tỉnh Hoà Bình.................................................................................................. 66
3.4.1. Nhóm giải pháp về bảo tồn đa dạng sinh học..................................................... 66
3.4.2. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế.................................................................. 67
3.4.3. Nhóm giải pháp về xã hội................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 69
Kết luận....................................................................................................................... 69

Khuyến nghị................................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 72
PHỤ LỤC....................................................................................................................... i

iv


BQL
ĐDSH
EOH
HST

IUCN

KBT
KDTSQ
METT
NN&PTNT
OECD
PTBV
RAPPAM
TN&MT
UBND
UNDP
UNEP
WCPA

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại khu bảo tồn....................................................................................4
Bảng 1.2. Hợp phần đánh giá tính bền vững trong quản lý khu bảo tồn......................12
Bảng 1.3. Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong khu bảo tồn............................. 25
Bảng 1.4. Thành phần loài động vật có xƣơng sống của khu bảo tồn thiên nhiên
Ngọc Sơn – Ngổ Luông............................................................................................... 27
Bảng 2.1. Đề xuất các chỉ thị cụ thể đánh giá tính bền vững trong quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên................................................................................................................... 35
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ bền vững của các tiêu chí................................................ 36
Bảng 3.1. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông..................................................................................... 45
Bảng 3.2. Quy hoạch diện tích và hiện trạng rừng ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt....46
Bảng 3.3. Hệ thống tuyến tuần tra bảo vệ rừng........................................................... 47
Bảng 3.4. So sánh số lƣợng loài động vật ở khu vực.................................................. 49
Bảng 3.5. So sánh thành phần thực vật của một số khu vực........................................ 50
Bảng 3.6. Lƣợng khách đến khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông

giai

đoạn 2012 - 2017......................................................................................................... 52
Bảng 3.7. Diện tích rừng và đất rừng giao khoán cho các hộ gia đình ở khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông năm 2007............................................................ 54
Bảng 3.8. Cộng đồng địa phƣơng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch........................55
Bảng 3.9. Mức thu nhập thêm hàng tháng từ du lịch của các hộ dân xã Tự Do...........56
Bảng 3.10. Tổng hợp nguồn lực cán bộ công nhân viên trong khu vực.......................57
Bảng 3.11. Các dự án thực hiện tại khu vực nghiên cứu.............................................. 59
Bảng 3.12. Khảo sát mức độ quan tâm của cộng đồng địa phƣơng về bảo tồn các giá trị

văn hoá truyền thống................................................................................................... 60
Bảng 3.13. Tổng hợp điểm số các tiêu chí trong quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Ngọc Sơn – Ngổ Luông............................................................................................... 64

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung vấn đề nghiên cứu............................................................................ 13
Hình 1.2. Bản đồ khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình....22
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông......58
Hình 3.2. Ma trận đánh giá tổng hợp các tiêu chí........................................................ 65

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ƣớc Đa dạng sinh học (ĐDSH) đã xác định các khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên
là công cụ hữu hiệu và có vai trò quan trọng nhất trong bảo tồn ĐDSH (Công ƣớc Đa
dạng sinh học, 1992). Công ƣớc quy định các nƣớc có trách nhiệm thành lập hệ thống các
KBT và quản lý hiệu quả các tài nguyên sinh học bên trong các KBT đó. Theo đó, Chính
phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc thành lập, phát triển và quản lý hệ thống KBT, tạo
ra những điều kiện cho hệ thống KBT phát huy có hiệu quả chức năng bảo tồn và sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên ĐDSH, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nƣớc (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013). Trong vài thập kỷ qua, các KBT
trên thế giới đang có xu hƣớng tăng cả về số lƣợng và diện tích, Việt Nam cũng nằm
trong xu hƣớng đó. Năm 2005, nƣớc ta có số lƣợng các KBT (rừng đặc dụng) là 126 khu
thì đến năm cuối năm 2017, số lƣợng này tăng lên 169 khu với diện tích khoảng
2.108.500 ha (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2015). Bên cạnh hệ thống KBT trong nƣớc
còn có nhiều khu đạt các tiêu chí quốc tế bao gồm 09 khu Ramsar, 09 khu dự trữ sinh
quyển, 08 khu di sản ASEAN, 02 khu di sản thiên nhiên thế giới.


Mặc dù Việt Nam đã đạt đƣợc một số thành tựu tuy nhiên công tác quản lý KBT
hiện nay vẫn còn gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc, nhƣ: việc chuyển đổi sử dụng
đất, mặt nƣớc thiếu cơ sở khoa học dẫn đến việc mất hay phá vỡ các HST và các sinh
cảnh tự nhiên; tiêu thụ tài nguyên ngày càng nhiều và khai thác quá mức tài nguyên
sinh vật; ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) (mực nƣớc biển dâng, nhiệt độ
tăng…); cháy rừng cũng nhƣ sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai…
KBT thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông đƣợc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh
Hòa Bình ra Quyết định thành lập số 2714/QĐ-UB ngày 28 tháng 12 năm 2004, nằm
giáp với KBT Pù Luông của tỉnh Thanh Hóa về phía Tây và Vƣờn quốc gia Cúc
Phƣơng tỉnh Ninh Bình về phía Nam. Ban quản lý (BQL) KBT thiên nhiên Ngọc Sơn
– Ngổ Luông đã có nhiều kết quả tốt trong công tác bảo vệ rừng và ĐDSH, đặc biệt có
sự tham gia mạnh mẽ của ngƣời dân sinh sống quanh khu vực. Bên cạnh những kết
quả đạt đƣợc, thời gian qua tại KBT vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác, mua bán, vận
chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép, nguyên nhân do sức ép của sự gia tăng dân
số, đời sống của nhân dân còn khó khăn nên họ coi rừng là nguồn sống và sử dụng tài
1


nguyên bừa bãi thông qua hàng loạt các hoạt động sinh kế. Những hoạt động trên đã
làm suy thoái tài nguyên, thất thoát ĐDSH, ảnh hƣởng tới sự phát triển bền vững của
KBT. Đặc biệt là do KBT không có vùng đệm, nên việc tổ chức triển khai một số hoạt
động tuyên truyền cho ngƣời dân hoặc phối hợp với xã triển khai các hoạt động quản
lý,

bảo

vệ

rừng


vùng

giáp

ranh

khó

thực

hiện.

(Theo

trang

web:

).
Để đánh giá sự phát triển bền vững ở một vùng hay quốc gia, các nhà khoa học
đã đi sâu vào nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu trên các lĩnh vực môi trƣờng,
kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật. Tùy mỗi đối tƣợng khác nhau, các chỉ tiêu này
cũng khác nhau và có độ quan trọng khác nhau. Các bộ chỉ tiêu có thể đƣợc xây dựng
trên cơ sở bộ chỉ tiêu của quốc gia, địa phƣơng, các nghiên cứu đã có hay các hƣớng
dẫn của Liên hợp quốc (LHQ).
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, học viên chọn đề tài “Nghiên cứu, đề xuất
giải pháp tăng cƣờng quản lý bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ
Luông, tỉnh Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá đƣợc mức độ bền vững trong quản lý KBT thiên nhiên Ngọc Sơn –

Ngổ Luông
- Căn cứ kết quả đánh giá, đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý KBT thiên nhiên

Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý KBT thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ
Luông, tỉnh Hoà Bình, trong đó nhấn mạnh vào việc đề xuất bộ tiêu chí nhằm đánh giá
mức độ bền vững trong quản lý tại KBT.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 3/2017 đến tháng
11/2018. Các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 5 năm trở lại đây; Số liệu điều tra sơ cấp
trong năm 2017 – 2018.
Phạm vi không gian: KBT thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ luông, tỉnh Hoà Bình. Cụ
thể: Tham vấn cán bộ Sở ban ngành Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (TN&MT) tỉnh Hòa

Bình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hòa Bình; Ban quản
lý (BQL) KBT; Phỏng vấn ngƣời dân sống trong và ngoài KBT.
2


5. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội hàm của quản lý bền vững KBT và đƣợc thể hiện ở những mặt nào?
- Làm thể nào (phƣơng pháp nào) để đánh giá đƣợc mức độ bền vững trong

công tác quản lý bảo tồn?
- KBT thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông có đƣợc quản lý bền vững hay


không?
- Giải pháp nào để tăng cƣờng mức độ bền vững trong quản lý KBT thiên nhiên

Ngọc Sơn – Ngổ Luông?
6. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý bền vững khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình” sẽ là đánh giá đầu tiên về công tác
quản lý tại KBT thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông dựa trên các tiêu chí đề xuất. Qua
đó, có thể xác định KBT đang phát triển theo hƣớng nào, cần tập trung vào những khía
cạnh nào để đạt đƣợc sự PTBV?
Đề tài làm cơ sở góp phần việc xây dựng chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện
cơ chế quản lý KBT ở Việt Nam và cũng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
chính sách giải pháp tăng cƣờng quản lý bền vững KBT.

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan
a. Khu bảo tồn thiên nhiên
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định bảo tồn đa dạng sinh
học (ĐDSH) là mục tiêu cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên (KBT) và đƣa ra định
nghĩa: “KBT là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển đƣợc khoanh vùng để bảo vệ
ĐDSH, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, đƣợc quản lý bằng các công cụ
pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” (IUCN, 1994).
Luật Đa dạng sinh học Việt Nam năm 2008 đƣa ra định nghĩa: “KBT là khu vực
địa lý đƣợc xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn ĐDSH” (Luật Đa
dạng sinh học, 2008).

Hệ thống phân hạng KBT quốc tế của IUCN hiện hành đƣợc công bố năm 1994,
trên cơ sở cập nhật Hệ thống phân hạng 1978. Hệ thống phân hạng 1994 có tất cả 6
phân hạng:
Bảng 1.1. Phân loại khu bảo tồn
Các kiểu KBT
(I) Khu Dự trữ tự nhiên

(II) Vƣờn quốc gia
(III) Khu kỳ quan thiên nhiên

(IV) Khu bảo tồn loài, nơi cƣ trú

(V) Khu bảo tồn cảnh quan
(VI) Khu bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên
Nguồn: IUCN, 1994

b. Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2016, 80% khu
rừng đặc dụng đã thành lập ban quản lý (BQL) (trừ các khu rừng nghiên cứu thực
4


nghiệm khoa học) (Bộ NN&PTNT, 2016). Quản lý rừng đặc dụng đƣợc phân cấp khác
nhau, phụ thuộc vào từng loại rừng đặc dụng, thông qua Hạt kiểm lâm và các Ban
quản lý rừng đặc dụng. Trong 33 vƣờn quốc gia hiện nay thì có 06 vƣờn quốc gia trực
thuộc Bộ NN&PTNT quản lý, số còn lại trực thuộc tỉnh. Theo Nghị định số
117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, BQL khu

rừng đặc dụng là đơn vị sự nghiệp có thu, bên cạnh việc đƣợc đầu tƣ và đảm bảo tài
chính cho các hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc hay tiếp nhận hỗ trợ của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc thì còn có thể khai thác từ nguồn thu cung
ứng dịch vụ môi trƣờng rừng.
Các hoạt động quản lý KBT ở Việt Nam đƣợc xây dựng trong Kế hoạch quản lý
và đƣợc các cấp thẩm quyền phê duyệt, nhìn chung có một số nội dung cơ bản nhƣ
sau:
• Bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đặc thù, quan trọng và các loài nguy cấp, quý,

hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ;
• Nghiên cứu khoa học và quan trắc ĐDSH;
• Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng và

bảo tồn ĐDSH cho các bên liên quan, đặc biệt cộng đồng địa phƣơng;
• Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, các mô hình sinh kế nâng cao đời sống cho

cộng đồng vùng đệm;
• Nâng cao năng lực quản lý và tăng cƣờng nguồn lực bảo tồn.

Theo các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch quản lý hàng năm của KBT thì
hầu hết các hoạt động quản lý đều đƣợc triển khai đều có những hiệu quả nhất định.
Quá trình triển khai và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý rừng đặc dụng đã
đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, hệ thống rừng đặc dụng đã đƣợc củng cố và phát
huy tốt vai trò của mình (Bộ NN&PTNT, 2016).
Một số cơ chế chính sách đã đƣợc xây dựng và thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý KBT nhƣ: Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về vấn đề quản lý
rừng đặc dụng đã góp phần ổn định hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi toàn quốc;
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP là Nghị định đƣợc xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh nhất từ
trƣớc đến nay, là chính sách quan trọng, có tính đột phá, góp phần tăng
5



nguồn đầu tƣ cho việc quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày
01/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ rừng đặc dụng giai đoạn
2011 – 2020 đã mở đƣờng cho việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động của Ban quản lý, các thành phần kinh tế tham gia; đồng quản lý rừng đặc
dụng đang đƣợc xem là một chính sách hiệu quả có triển vọng đối với vấn đề quản lý,
bảo vệ rừng đặc dụng nhằm gắn kết lợi ích và trách nhiệm của các bên có liên quan,
đặc biệt là ngƣời dân địa phƣơng.
Trong các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch quản lý các KBT ở Việt Nam,
thấy rõ là bên cạnh những thành tích đạt đƣợc thì vẫn có những vấn đề chƣa đạt đƣợc
hiệu quả, chủ yếu là: tên gọi, phân hạng, các tiêu chí và tiêu chuẩn phân hạng KBT
chƣa đƣợc thống nhất giữa luật ĐDSH năm 2008 với Luật Lâm nghiệp năm 2017 và
Luật Thủy sản năm 2017 nên dẫn tới sự chồng chéo và mâu thuẫn về bậc phân hạng
trong hệ thống các KBT; không thống nhất về phân khu chức năng và vùng đệm của
các KBT; ngoài ra, còn bất cập trong quản lý các KBT có các hệ sinh thái hỗn hợp, thí
dụ KBT có cả rừng, ĐNN, biển (rạn san hô, cỏ biển…); Hiệu quả của công tác phối
hợp liên ngành trong quản lý và bảo vệ KBT vẫn còn hạn chế do bị động, thiếu tính
liên tục, phối hợp chƣa chặt chẽ; Cơ chế, chính sách gắn kết cộng đồng dân cƣ vào
công tác quản lý rừng đặc dụng còn nhiều bất cập; Nhiều KBT có diện tích quá nhỏ,
chƣa bảo vệ tốt các đối tƣợng cần bảo vệ, đặc biệt bảo vệ các thú lớn có khả năng di
chuyển rộng nhƣ: VQG Yok Đôn, VQG Cát Tiên, KBT thiên nhiên Vũ Quang, v.v...;
Hệ thống bảo tồn ĐNN mặc dù đã đƣợc đề cập trong Quy hoạch tổng thể bảo tồn
ĐDSH của cả nƣớc (2014) nhƣng tiến triển rất chậm, cho tới nay mới chỉ có 02 khu
bảo tồn ĐNN đƣợc thành lập theo quy định của luật ĐDSH là: Khu Bảo tồn loài-sinh
cảnh vƣờn chim Đông Xuyên, tỉnh Bắc Ninh và Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ,
tỉnh Kiên Giang; Chƣa có quy định về tiêu chí của các phân khu chức năng của khu
bảo tồn, đặc biệt phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái; Nguồn
lực gồm kinh phí, trang thiết bị và lực lƣợng quản lý, bảo tồn rừng đặc dụng còn nhiều
hạn chế về số lƣợng và công tác chuyên môn (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2018) .

Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tình trạng quản lý của các KBT ở Việt Nam cho
thấy có những nguyên nhân chính tác động tới ĐDSH ở KBT nhƣ sau:
• Chủ trƣơng phát triển kinh tế nhanh chóng và công tác quản lý còn một số hạn

chế
6


• Khai thác quá mức và trái phép tài nguyên sinh vật
• Thay đổi phƣơng thức sử dụng đất, mặt nƣớc
• Ô nhiễm môi trƣờng từ các hoạt động kinh tế
• Sự du nhập các loài ngoại lai xâm hại

Ngoài ra, các nguyên nhân gián tiếp khác tác động tới ĐDSH ở KBT nhƣ:
• Tình trạng đói nghèo của dân địa phƣơng ở hầu hết các vùng đệm KBT;
• Thiếu đất canh tác;


thức và nhận thức của cộng đồng vùng đệm còn kém;

• Chƣa có nhiều các mô hình sinh kế thay thế để nâng cao mức sống cộng đồng

vùng đệm;
• Ban quản lý KBT còn những hạn chế về nguồn lực và năng lực quản lý

Căn cứ từ thực tiễn quản lý bảo tồn trên thế giới, phân chia theo các đối tƣợng quản
lý trực tiếp, IUCN công nhận 4 loại hình quản lý các KBT (IUCN, 1994), bao gồm:
(1) Quản lý bởi chính quyền: Là các KBT đƣợc chịu trách nhiệm quản lý vận

hành bởi các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc hoặc chính quyền địa phƣơng;

(2) Đồng quản lý: Là các KBT đƣợc hợp tác chịu trách nhiệm quản lý vận hành

bởi 2 hoặc nhiều các cơ quan, tổ chức khác nhau hoặc hợp tác quản lý liên quốc gia.
(chủ yếu là đồng quản lý giữa chính quyền với cộng đồng, chính quyền với các tổ chức
Phi chính phủ hoặc chính quyền liên quốc gia);
(3) Quản lý tƣ nhân: Là các KBT đƣợc chịu trách nhiệm quản lý vận hành bởi

các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức Phi chính phủ (NGO);
(4) Quản lý bởi cộng đồng: Là các KBT đƣợc chịu trách nhiệm quản lý vận

hành bởi cộng đồng hoặc một nhóm cộng đồng bản địa,
Hiện nay, hầu hết các KBT (76,9%) đƣợc xem xét là dƣới hình thức quản lý bởi
chính quyền (trung ƣơng hoặc địa phƣơng) (IUCN, 2014). Các dạng thức quản lý
khác nhƣ đồng quản lý, quản lý bởi cộng đồng và quản lý tƣ nhân, mặc dù đã đƣợc
công nhận từ lâu, gần đây mới đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm, nghiên cứu và công
nhận tầm quan trọng ngày càng lớn của hình thức quản lý này.
7


Ở Việt Nam nhiều năm gần đây đã và đang xuất hiện các mô hình bảo tồn tự phát

do các cộng đồng, tƣ nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ thực hiện nhằm mục tiêu
bảo tồn hoặc đồng quản lý, nhiều mô hình thu đƣợc kết quả rất khả quan nhƣ mô hình
cộng đồng tham gia quản lý KBT loài và sinh cảnh (KBT loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít
- Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, KBT loài và sinh cảnh Khau Ca – Hà Giang), mô hình tổ
bảo vệ rừng (Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Khu bảo tồn Mù Cang Chải, tỉnh
Yên Bái); Mô hình đồng quản lý tài nguyên biển (khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh
Quảng nam); Mô hình du lịch cộng đồng ở VQG Cát Tiên, VQG Ba Bê hay Phong Nha –
Kẻ Bàng hay rừng Tràm Trà Sƣ, tỉnh An Giang; Mô hình nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn
trong hệ thống các Vùng chim quan trọng của Việt Nam…. Đặc


biệt là dự án Bảo vệ ĐDSH và tăng cƣờng các dịch vụ sinh thái của rừng Động Châu khe Nƣớc Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là một mô hình mới đã huy
động nguồn tài chính các bon tự nguyện từ khu vực tƣ nhân, thông qua chƣơng trình
“cân bằng các bon” của tổ chức World Land Trust (Anh Quốc). Dự án cũng là một
sáng kiến tiên phong về hoạt động thuê môi trƣờng rừng trong rừng phòng hộ cho một
tổ chức phi chính phủ để làm công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn dài hạn.
Những mô hình bảo tồn thành công này bƣớc đầu đã cho phép xác lập đƣợc các
thiết chế vừa phục vụ đƣợc các mục tiêu cải thiện sinh kế ngƣời dân, vừa có thể giữ
gìn hiệu quả các giá trị ĐDSH trong khu vực. Đồng thời, các sáng kiến này cũng cho
thấy vai trò các tổ chức tƣ nhân và cộng đồng hoàn toàn đủ khả năng tổ chức, quản lý
và sử dụng các giá trị ĐDSH một cách bền vững đặc biệt là có thể giúp nâng cao hiệu
quả quản lý các khu rừng tự nhiên bị phân tán kiểu da báo, quy mô nhỏ, có nguy cơ bị
lấn chiếm và mất rừng cao hoặc các khu vực rừng thiêng, rừng đầu nguồn.
c. Phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) đƣợc phổ biến rộng rãi vào năm 1987, trong
báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta” (Báo cáo Brundtland), Ủy ban Môi trƣờng và
Phát triển thế giới (WCED) của Liên hợp quốc, ghi rõ: “Sự phát triển có thể đáp ứng
được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả

năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (WCED, 1987). Quan niệm này
nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trƣờng
sống cho con ngƣời trong quá trình phát triển. Nội hàm về PTBV có thể đƣợc hiểu là
quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát
8


triển, gồm: kinh tế (nhất là tăng trƣởng kinh tế), xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trƣờng (nhất là
xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; phòng chống
cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

d. Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên bền vững
Trên cơ sở về quản lý KBT và PTBV đƣợc phân tích nhƣ trên, quản lý KBT bền
vững ở đây có thể đƣợc hiểu là việc quản lý KBT trong đó nhằm duy trì cân bằng, hài hòa
và lâu dài của 3 yếu tố: bảo tồn ĐDSH; phát triển kinh tế và vai trò xã hội của KBT.
Đối với một KBT, việc đảm bảo bền vững về ĐDSH chính là mục tiêu chính đƣợc
đề ra ngay từ khi thành lập KBT. Một KBT có thể nhằm bảo tồn hiệu quả hệ sinh thái
(HST); bảo tồn hiệu quả các loài nguy cấp, quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; bảo tồn/ sử
dụng bền vững các tài nguyên sinh vật…; duy trì đƣợc khả năng phòng hộ môi trƣờng,
duy trì tính ĐDSH của KBT đồng thời không gây tác hại đối với HST khác.
Liên quan đến khía cạnh kinh tế, vì hiện nay các KBT đều đƣợc quản lý bởi các
BQL KBT là các tổ chức sự nghiệp công lập, có thể tự chủ một phần, do đó KBT đƣợc thể
hiện nhƣ một thực thể kinh tế độc lập, ngoài tự hoạt động để đáp ứng nhu cầu của mình,
KBT còn có vai trò đóng góp kinh tế với các đối tác liên quan mà cụ thể ở đây là địa
phƣơng và cộng đồng sống xung quanh KBT. Vì lý do đó, KBT cũng phải đảm bảo bền
vững về mặt kinh tế trong đó bao gồm việc đảm bảo các nguồn thu nhƣ phát triển các dịch
vụ du lịch, sử dụng nguồn tài nguyên của mình mà còn cung cấp vai trò kinh tế bền vững
cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào KBT. Ngoài ra, KBT cũng là một phần quan trọng
đóng góp phát triển kinh tế địa phƣơng nhƣ đóng thuế, thu hút du lịch.

Bền vững về mặt xã hội là đảm bảo quản lý KBT gắn với phát triển các giá trị
văn hóa, tinh thần cũng nhƣ đảm bảo quyền hạn và quyền lợi, duy trì mối quan hệ tốt
của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng.
1.1.2. Khái niệm, nội hàm, định nghĩa về chỉ thị đánh giá tính bền vững trong
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
a. Khái niệm chỉ thị, chỉ số đánh giá
Một trong những cách tiếp cận phổ biến để đánh giá chính sách và phổ biến
thông tin hiện nay trên thế giới là sử dụng các chỉ thị/chỉ số. Có nhiều cách hiểu về chỉ
thị/chỉ số nói chung và chỉ thị/chỉ số về quản lý KBT nói riêng. Ví dụ, một định nghĩa
9



tổng quát đƣợc Cơ quan môi trƣờng Châu Âu đƣa ra nhƣ sau: “Chỉ thị (indicator) là
phần thông tin tóm tắt những đặc điểm của một hệ thống hoặc làm nổi bật những gì
đang xảy ra trong một hệ thống” (Michaela Saisana and Stefano Tarantola, 2002).
Ngoài ra, một khái niệm hiện đƣợc dùng phổ biến hơn đƣợc Tổ chức Hợp tác Kinh tế
và Phát triển – OECD đƣa ra năm 2003 là: “Chỉ thị (Indicator) là một tham số, hoặc
một giá trị bắt nguồn từ thông số, nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mô tả trạng thái
của một hiện tượng/ môi trường/ khu vực, với một ý nghĩa vượt ra ngoài giá trị trực
tiếp liên kết với tham số” (OECD, 2003).
Bên cạnh đó, OECD đồng thời cũng đƣa ra khái niệm Chỉ số (Index) và Thông
số (Parameter) để phân biệt với khái niệm Chỉ thị nhƣ sau:
- Chỉ số (Index): là một tập hợp tổng hợp hoặc có trọng số của các thông số

hoặc chỉ thị (a set of aggregated or weighted parameters or indicators)
- Thông số (Parameter): là một giá trị được tính toán hoặc quan sát (a property

that is measured or observed)
Trong nghiên cứu này, khái niệm tiêu chí và chỉ thị đƣợc hiểu nhất quán nhƣ sau:
- Tiêu chí (criterion): Trong các từ điển tiếng Việt, khái niệm tiêu chí đƣợc hiểu

là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, hiện tƣợng nào đó
(Nguyễn Bá Dƣơng, 2013).
- Chỉ thị (indicator): Theo Chế Đình Lý (Chế Đình Lý, 2006), chỉ thị dùng để
cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một hiện tƣợng/ môi trƣờng/ khu
vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều hƣớng của các thông số liên quan.
Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý
nghĩa vƣợt ra ngoài các giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ
thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian
nhằm đƣa ra chiều hƣớng, các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu.
- Chỉ số (index): là một tập hợp các chỉ thị đƣợc tích hợp hoặc nhân với trọng số.


Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng đƣợc tính toán từ nhiều biến số
hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tƣợng nào đó. Ví dụ: Chỉ số chất lƣợng nƣớc,
chỉ số phát triển con ngƣời (chỉ số HDI của UNDP) (Chế Đình Lý, 2006).
Theo các khái niệm này, yêu cầu trƣớc tiên của một tiêu chí nói chung và tiêu chí
quản lý KBT nói riêng phải là các thông tin cô đọng, ngắn gọn đƣợc chọn để đại diện
10


hay tóm tắt các khía cạnh quan trọng về một thực trạng KBT, các xu hƣớng thay đổi
của KBT hoặc những vấn đề xã hội liên quan.
Với bản chất nhƣ vậy, chức năng các tiêu chí quản lý KBT đƣợc xây dựng nhằm
đạt tới (UNEP, 2006) là:
- Làm giảm các số đo và các thông số mà vẫn phản ánh đúng đƣợc thực trạng

hoặc xu hƣớng của một vấn đề.
- Làm đơn giản hóa quá trình trao đổi thông tin mà vẫn cung cấp đƣợc các kết

quả đo lƣờng hoặc đánh giá đƣợc cho ngƣời sử dụng.
Đây cũng chính là các khái niệm và cách hiểu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
này để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong quản lý KBT.
b. Nội hàm về tiêu chí đánh giá tính bền vững trong quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Trên thực tế, các KBT khác nhau có các đặc điểm và mục tiêu rất đa dạng và
khác biệt tùy theo bối cảnh hoặc hệ thống quản lý, do đó không thể tính toán tất cả các
thuộc tính liên quan đến quản lý KBT (cả về điều kiện môi trƣờng hoặc các khía cạnh
của hoạt động quản lý), nên cần lựa chọn các tiêu chí hạn chế và mang tính đại diện
theo các vấn đề ƣu tiên hay chính là các mục tiêu trong quy hoạch của KBT (IUCN,
2006). Do đó, trong nghiên cứu này, học viên đề xuất xây dựng bộ tiêu chí là phƣơng
pháp nhằm đánh giá tính bền vững trong công tác quản lý tại KBT thiên nhiên Ngọc

Sơn – Ngổ Luông.
Trong tài liệu Danh lục xanh các khu bảo vệ và bảo tồn của IUCN năm 2016,
đánh giá hiệu quả quản lý KBT tập trung trên các khía cạnh về sinh thái và khía cạnh
kinh tế - văn hóa và xã hội. Về khía cạnh sinh thái, đánh giá tập trung chủ yếu về chức
năng/dịch vụ HST; ĐDSH (cấp độ HST, mức độ các loài, kiểm soát loài ngoại lai, mức
độ di truyền); cảnh quan địa chất. Đối với khía cạnh kinh tế - văn hóa, xã hội đánh giá
dựa trên các giá trị về tinh thần, lịch sử, nghiên cứu, giáo dục, du lịch, đóng góp cho
cộng đồng địa phƣơng (IUCN, 2016).
Theo đó, dựa trên nội hàm của quản lý KBT hƣớng tới PTBV đã đề cập ở phần
trên, nghiên cứu đƣa ra khung hợp phần và nhóm tiêu chí làm cơ sở xây dựng bộ tiêu
chí nhằm đánh giá tính bền vững trong quản lý KBT. Nhằm đánh giá tính bền vững
trong quản lý KBT, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá trên ba nhóm hợp phần (1) bền
vững về ĐDSH; (2) bền vững về kinh tế và (3) bền vững về xã hội.
11


Bảng 1.2. Hợp phần đánh giá mức độ bền vững trong quản lý khu bảo tồn

c. Nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí
Theo UNDP và Nguyễn Đình Hoè, tiêu chí là nội dung của đơn vị đo lƣờng “các
đặc tính mong muốn” (UNDP-UNEP, 2008; Nguyen Dinh Hoe, 2008). Bộ tiêu chí tuân
theo nguyên tắc tảng băng trôi: nó chỉ đo lƣờng phần nổi của tảng băng từ đó suy ra
toàn bộ tảng băng. Tiêu chí cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Phản ánh bản chất của hệ thống. Tiêu chí phải phản ánh một tính chất đặc thù của

hệ thống. tính chất cốt lõi này là tính trồi do tƣơng tác giữa các yếu tố cấu thành hệ

thống nên có thể từ đó suy ra bản chất của hệ thống.
2. Có giá trị về hoạch định chính sách. Tiêu chí sử dụng để làm rõ vấn đề và có


ích cho việc hình thành chính sách và ra quyết định. Thí dụ tiêu chí về phần trăm dân
số sống trong vùng bảo tồn thiên nhiên sẽ thích hợp cho việc quy hoạch của chính
quyền và các chính sách bảo tồn.
3. Dễ hiểu. Tiêu chí không đƣợc mơ hồ. Chúng cần dễ hiểu và dễ truyền thông.

Nếu tiêu chí đo bằng giá trị định lƣợng thì nó trở thành một chỉ thị (indicator).
4. Nhạy cảm với thay đổi. Tiêu chí phải đáp ứng những thay đổi của hoàn cảnh

để cho chúng có ích trong việc giám sát các biến đổi.
5. Chi phí hợp lý. Tiêu chí cần đƣợc xác định với chi phí hợp lý tùy thuộc vào

bản chất thông tin cần thu thập và khả năng tài chính của nhiệm vụ. Điều này đặc biệt
12


quan trọng với các nƣớc đang phát triển chƣa có ngân hàng dữ liệu. Nếu nhƣ muốn
có thông tin cần phải điều tra khảo sát bổ sung.
6. Số lượng tiêu chí phải không nhiều. Một bộ quá nhiều tiêu chí sẽ làm các nhà

lập chính sách khó khăn, bối rối và cũng rất tốn thời gian và kinh phí để thu thập số
liệu bổ sung.
7. Phương pháp tính toán phải đơn giản. Càng đơn giản càng dễ lồng ghép vào

chính sách bảo tồn.
d. Khung vấn đề nghiên cứu

Hình 1.1. Khung vấn đề nghiên cứu
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nâng cao hiệu quả quản lý thƣờng gắn với việc nâng cao hiệu quả

thực hiện các chức năng của KBT về bảo tồn, phát triển và hỗ trợ. Đã có rất nhiều
nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý KBT thông qua việc xây dựng bộ tiêu chí, chỉ
thị giám sát, đánh giá.
Năm 1995, Uỷ ban thế giới về các khu vực đƣợc bảo vệ (WCPA) đã thành lập
một lực lƣợng đặc nhiệm (Task Force) để khám phá những vấn đề liên quan đến hiệu
13


quả quản lý của KBT. Dựa trên những kết quả này, WCPA đã phát triển một khung
đánh giá tổng thể (Hockings et al., 2000) nhằm cung cấp một cách tiếp cận nhất quán
để đánh giá hiệu quả quản lý KBT. Các thành phần chính của Khung IUCN-WCPA bao
gồm: bối cảnh (context); kế hoạch (planning); đầu vào (inputs); quy trình
(processes); đầu ra (outputs) và kết quả (outcomes). Mỗi một thành phần bao gồm
một số chỉ thị đánh giá. Việc đánh giá cần phải đƣợc thực hiện trong bối cảnh KBT, vì
vậy các đánh giá đầu tiên cần thu thập dữ liệu về các vấn đề liên quan đến giá trị khu
vực, các mối đe dọa và cơ hội, các bên liên quan và bối cảnh quản lý và chính trị.
Quản lý bắt đầu với việc lập kế hoạch chiến lƣợc cần thiết để thực hiện tầm nhìn, mục
đích và mục tiêu bảo vệ và giảm thiểu các mối đe dọa. Để đƣa các kế hoạch này vào
đúng vị trí và đáp ứng các mục tiêu quản lý, ngƣời quản lý cần đầu vào (nguồn lực)
của nhân viên, tiền bạc và thiết bị. Các hoạt động quản lý đƣợc thực hiện theo các quy
trình đƣợc chấp nhận (ví dụ: các phƣơng pháp hay nhất); tạo ra kết quả đầu ra bằng
cách hoàn thành các hoạt động đƣợc nêu trong kế hoạch công việc. Kết quả cuối cùng
của quản lý là đạt đƣợc các kết quả, tức là đạt đƣợc mục đích và mục tiêu đặt ra cho
bảo tồn sinh học, phát triển kinh tế, bền vững xã hội hoặc di sản văn hóa của KBT
(Theo thông tin tại trang ).
Khung IUCN-WCPA đã đƣợc áp dụng tại một số nƣớc, các phƣơng pháp để
đánh giá các KBT cũng đã đƣợc thảo luận bởi các nhà quản lý KBT, nhƣng chỉ có một
số hệ thống đƣợc kiểm nghiệm thực địa và thực hiện. Cam kết về hiệu quả quản lý
giữa cá nhân, tổ chức (NGO) và các cơ quan quản lý còn ít. Ngoài ra, cũng có ít bằng
chứng về sự phù hợp của các phƣơng pháp cụ thể để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại

KBT khác nhau, và ít kinh nghiệm trong việc thực hiện các kết quả đánh giá để đạt
đƣợc mục đích chung: bảo tồn hiệu quả hơn. Đến năm 2006, số lƣợng các KBT đƣợc
đánh giá tăng từ vài trăm lên đến vài nghìn khu. Có thể thấy, khung đánh giá IUCNWCPA là cách tiếp cận cơ bản cho việc đánh giá quản lý KBT (IUCN, 2006).
Dựa trên khung WCPA-IUCN, hàng loạt phƣơng pháp đƣợc áp dụng và thử
nghiệm tại hàng nghìn KBT. Điển hình là phƣơng pháp luận đánh giá nhanh RAPPAM
của WWF, công cụ rà soát hiệu quả quản lý METT của WB/WWF, phƣơng pháp lập
kế hoạch hành động bảo tồn CAP của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên của Mỹ, với 4 mức
từ thấp nhất (0 điểm hoặc 1 điểm) tới cao nhất (3 điểm hoặc 4 điểm) (Leverington et
al., 2008).
14


Phƣơng pháp đánh giá nhanh RAPPAM của WWF đƣợc thiết kế giúp các nhà
hoạch định chính sách, các nhà chức trách xác định đƣợc xu hƣớng và vấn đề chính
cần đƣợc giải quyết trong bất kì một hệ thống hoặc nhóm KBT nào. Phƣơng pháp này
cho phép đánh giá chung và so sánh, xác định các điểm mạnh và điểm yếu trong công
tác quản lý, chỉ ra tính cấp thiết/ƣu tiên của bảo tồn và mang lại hiệu quả và thông tin
minh bạch cho việc phân phối tài nguyên và sự phát triển các chính sách ở KBT và
quốc gia. Bảng câu hỏi bắt đầu với câu hỏi ngữ cảnh giới thiệu về các giá trị và mối đe
dọa/ tính dễ bị tổn thƣơng, tiếp theo là các câu hỏi nhằm vào mức độ, hệ thống KBT
dựa trên các thành phần của khung WCPA-IUCN. Hầu hết các câu hỏi sử dụng thang
điểm 4 lựa chọn từ 0 tới 5 (không = 0, gần nhƣ không = 1, gần nhƣ có = 3, có = 5).
Tuy nhiên phƣơng pháp này không đo lƣờng đƣợc kết quả quản lý theo chiều sâu và
chủ yếu chỉ để đánh giá cho một hệ thống các KBT. Hơn nữa, phƣơng pháp RAPPAM
cũng không đƣợc thiết kế để xây dựng hƣớng dẫn quản lý cho cán bộ quản lý KBT.
Công cụ theo dõi hiệu quả quản lý (METT – Management Effectiveness Tracking
Tool) của WB/WWF là phƣơng pháp đánh giá nhanh thông qua bộ câu hỏi cho điểm
dựa trên 6 thành phần của khung IUCN-WCPA, trong đó tập trung nhấn mạnh vào bối
cảnh, quy hoạch, đầu vào và quá trình (Marc Hockings et all., 2008). Phƣơng pháp
này rất đơn giản, dễ dùng và chủ yếu dùng để theo dõi theo thời gian thay vì so sánh

giữa các khu vực. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là đánh giá nhanh, với chỉ 30 câu
hỏi. Một số chỉ thị áp dụng cho phƣơng pháp này nhƣ: Lợi ích kinh tế: KBT có mang
lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng, ví dụ: thu nhập, việc làm, thanh toán cho
các dịch vụ môi trƣờng không?; Số nhân viên: Có đủ số lƣợng nhân viên thực hiện
quản lý KBT không?... Mỗi câu hỏi sẽ đƣợc cho điểm bằng thang điểm
4 (0,1,2 và 3). Điểm 0 tƣơng đƣơng với không hoặc có tiến bộ không đáng kể, điểm 1

là có một số tiến bộ, điểm 2 là khá tốt nhƣng cần phải cải thiện, điểm 3 là đang tiếp
cận tình hình tối ƣu. Ngoài ra có ba nhóm câu hỏi bổ sung đƣợc xây dựng dựa trên các
chủ đề chính trong các câu hỏi trƣớc để cung cấp thêm thông tin và điểm số. Tuy
nhiên, Công cụ đánh giá trên không bao gồm tất cả các khía cạnh của quản lý, và vì
đặc điểm là đánh giá nhanh và đơn giản, nên sẽ hạn chế nhiều kết quả mà nó đánh giá
(MacKinnon và Higgins-Zogib, 2006).
Ngoài ra, phƣơng pháp EOH (Enhancing Our Heritage) của tổ chức UNESCO,
IUCN và Đại học Queensland xây dựng đã cung cấp cho ngƣời quản lý KBT và các
15


×