Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN
CÁC SỞ BAN NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN
CÁC SỞ BAN NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Xuân Tuấn

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Xuân Tuấn. Luận văn không sao
chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn là
trung thực, chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Nguyễn Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Lê Xuân
Tuấn, trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã trực tiếp hƣớng dẫn
tận tình, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô
giáo Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy,
truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôitrong quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (Winrock
International) đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thực hiện khảo sát, thu thập thông
tin phục vụ đề tài luận văn.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, em đồng

nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ chuyên môn, động viên và giúp đỡ tôi trong việc thu thập
tài liệu liên quan đến luận văn để tôi có thể hoàn thành đƣợc luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng đã cố gắng hoàn thành tốt nhất
có thể, nhƣng tôi nhận thấy rằng luận văn vẫn còn những thiếu sót và hạn chế. Vì
vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp và hƣớng dẫn quý báu của các
thầy cô để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 27 tháng 11 năm 2019

Nguyễn Thu Huyền

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...........................................................vi
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................... 6
1.1. Các khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu và truyền thông...........................6
1.1.1. Biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan...............................................6
1.1.2. Truyền thông............................................................................................... 8
1.1.3. Truyền thông biến đổi khí hậu.................................................................... 9
1.1.4. Mô hình truyền thông..................................................................................9
1.2. Các nghiên cứu về truyền thông biến đổi khí hậu........................................11
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới..................................................................... 11
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................... 13

1.3. Mô hình truyền thông...................................................................................16
1.3.1. Mô hình truyền thông tuyến tính sơ khai..................................................17
1.3.2. Mô hình truyền thông phi tuyến tính........................................................ 19
1.3.3. Mô hình truyền thông đa chiều................................................................. 20
1.3.4. Một số mô hình truyền thông khác........................................................... 21
1.4. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu..............................................................22
1.4.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................22
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................25
1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực tại tỉnh Nam Định .

28
iii


CHƢƠNG 2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 34
2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................... 34
2.2. Số liệu.......................................................................................................... 36
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................37
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi........................................................37
2.3.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu....................37
2.3.3. Phƣơng pháp thống kê so sánh.................................................................38
2.3.4. Phƣơng pháp xây dựng mô hình...............................................................38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 39
3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định trong hơn 50 năm qua .. 39

3.2. Thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ chuyên viên các sở ban
ngành tỉnh Nam Định..........................................................................................41
3.2.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu................................................41
3.2.2. Đánh giá thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ chuyên viên
các sở ban ngành tỉnh Nam Định........................................................................42

3.2.3. Nhu cầu nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ chuyên viên
các sở ban ngành tỉnh Nam Định........................................................................48
3.3. Xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên
các sở ban ngành tỉnh Nam Định........................................................................50
3.3.1. Nguyên tắc về việc xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu......50
3.3.2. Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông cho cán bộ chuyên
viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định................................................................52
3.3.3. Phƣơng thức truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở
ban ngành tỉnh Nam Định...................................................................................53
3.3.4. Xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên
các sở ban ngành tỉnh Nam Định........................................................................53
iv


3.4. Kiểm nghiệm mô hình truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên
viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định................................................................58
3.4.1. Mục đích kiểm nghiệm............................................................................. 58
3.4.2. Nội dung kiểm nghiệm..............................................................................59
3.5. Đánh giá nhận thức của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam
Định trƣớc và sau khi triển khai mô hình truyền thông biến đổi khí hậu...........63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................73
PHỤ LỤC

v


Chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


AMDI
BĐKH

Nguyên nghĩa

Bộ TN&MT

Viện quản lý và phát triển châu Á

ĐDSH

Biến đổi khí hậu

GHG

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

IMHEN

Đa dạng sinh học

IPCC

Khí nhà kính

NBD

Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí


NISTPASS

hậu Ủy ban liên chính phủ về BĐKH Nƣớc biển dâng

RNM
TGO

Viện Chiến lƣợc và Chính sách khoa học công nghệ

UBND

Rừng ngập mặn

UNDP

Tổ chức quản lý khí nhà kính
Úy ban nhân dân

UNESCO

Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNFCCC

(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)

VQG XT


Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu

WHO

(United Nations Framework Convention on Climate Change)
Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy

WB

Tổ chức Y tế Thế giới

XNM

Ngân hàng Thế giới

(World Health Organization)
(World Bank)
Xâm nhập mặn

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh sách các sở ban ngành tỉnh Nam Định........................................4
Bảng 3.1. Đánh giá nhận thức chung tổng quan về BĐKH của cán bộ chuyên
viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định................................................................44
Bảng 3.2. Đánh giá hiểu biết về nguyên nhân gây ra BĐKH của cán bộ chuyên
viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định................................................................45

Bảng 3.3. Tác động của BĐKH tới các ngành/lĩnh vực......................................46
Bảng 3.4. Tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH....................................................... 47
Bảng 3.5. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh.............................48
Bảng 3.6. Thực hiện hoạt động tập huấn về BĐKH cho cán bộ chuyên viên các
sở ban ngành tỉnh Nam Định.............................................................................. 56
Bảng 3.7. Chƣơng trình chi tiết khóa tập huấn về BĐKH cho cán bộ chuyên viên
các sở ban ngành tỉnh Nam Định........................................................................60

Bảng 3.8. Đánh giá nhận thức về BĐKH của cán bộ chuyên viên các sở ban
ngành tỉnh Nam Định trƣớc và sau truyền thông............................................... 64
Bảng 3.9. Đánh giá của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định về
mức độ hiệu quả của mô hình truyền thông........................................................70

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Mô hình truyền tin của Shannon và Weaver....................................... 18
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định......................................................23
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm trạm Văn Lý giai đoạn1960 – 2015
.............................................................................................................................39
Hình 3.2. Diễn biến lƣợng mƣa tại trạm Văn Lý giai đoạn 1960 - 2015...........40
Hình 3.3. Tỷ lệ số cán bộ tham gia khóa tập huấn về BĐKH.............................42
Hình 3.4. Nguồn thông tin tìm hiểu về BĐKH...................................................43
Hình 3.5. Tỷ lệ % nhận thức chung tổng quan về BĐKH của cán bộ chuyênviên
các sở ban ngành của tỉnh Nam Định..................................................................44
Hình 3.6. Tỷ lệ % hiểu biết về nguyên nhân gây ra BĐKH của cán bộ chuyên
viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định................................................................45
Hình 3.7. Đánh giá tác động của BĐKH tới các ngành, lĩnh vực.......................46

Hình 3.8. Nhu cầu nâng cao kiến thức về BĐKH của cán bộ các sở ban ngành
tỉnh Nam Định.....................................................................................................49
Hình 3.9. Cán bộ chuyên viên lựa chọn phƣơng thức truyền thông BĐKH......50
Hình 3.10. Mô hình truyền thông BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở ban
ngành tỉnh Nam Định..........................................................................................58
Hình 3.11. Đánh giá nhận thứcvề tổng quan BĐKH của cán bộ trƣớc và sau
truyền thông........................................................................................................ 65
Hình 3.12. Đánh giá nhận thứcvề nguyên nhân gây ra BĐKH của cán bộ trƣớc
và sau truyền thông............................................................................................. 66
Hình 3.13. Đánh giá nhận thức về tác động của BĐKH tới các ngành/lĩnh vực
của cán bộ trƣớc và sau truyền thông.................................................................67
Hình 3.14. Đánh giá nhận thức về tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH của cán
bộtrƣớc và sau truyền thông............................................................................... 68
Hình 3.15. Đánh giá nhận thức về Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
tỉnh của cán bộ trƣớc và sau truyền thông..........................................................69

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một cụm từ đƣợc truyền thông đề cập đến rất
nhiều trong thời gian gần đây. BĐKH đang là một trong những thách thức lớn của
nhân loại, với biểu hiện rõ rệt nhất là sự nóng lên của trái đất dẫn đến băng tan,
nƣớc biển dâng, xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng, bão lũ, hạn hán và
giá rét kéo dài…Các báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH
(IPCC) đã xác định rằng BĐKH thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều ảnh hƣởng
lớn tới quá trình sản xuất, đời sống con ngƣời và môi trƣờng trên phạm vi toàn thế
giới. Các báo cáo này cũng đƣa ra đƣợc nguyên nhân chính về biến đổi khí hậu và
nóng lên của Trái Đất trong thời kỳ hiện nay chủ yếu là do hoạt động của con

ngƣời chiếm đến 95% [16]. Do vậy, khi nghiên cứu về BĐKH cần phải tập trung
vào yếu tố con ngƣời và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2010), Việt Nam đƣợc
xếp vào trong số năm quốc gia hàng đầu trên thế giới dễ bị tác động bởi BĐKH.
Đối với nƣớc ta, BĐKH không còn là “nguy cơ” hay chỉ là “hiện tƣợng” đơn lẻ mà
đã là thực tế hiện hữu và tác động một cách toàn diện, rộng khắp ở các vùng, miền.
Cụ thể, BĐKH đã và đang làm gia tăng các loại hình thiên tai cả về số lƣợng,
cƣờng độ, mức độ ảnh hƣởngdẫn đến những thảm họa nghiêm trọng và khó dự
đoán hơn [18]. Ở Việt Nam, có 2 khu vực bị ảnh hƣởng nhiều nhất do biến đổi khí
hậu đó là khu vực ven biển, đây là nơi tập trung đông dân cƣ với nền kinh tế trọng
điểm thƣờng chịu tác động của nƣớc biển dâng, bão, hạn hán, sóng thần, ngập lụt
trong mùa mƣa và xâm nhập mặn vào mùa khô…Khu vực thứ hai là vùng núi, đây
là nơi có địa hình cao thƣờng dễ bị tác động do hạn hán, lũ quét, sạt lở đất…
Nam Định là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hƣởng
sâu sắc của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, các hiện tƣợng thời tiết cực
đoan, nhƣ nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài, lƣợng mƣa thay đổi bất thƣờng,
mức độ rét đậm, rét hại, áp thấp nhiệt đới, bão lũ, hán hán, sạt lở đất, dịch bệnh...
kết hợp với nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn... đã gây nhiều khó khăn cho trồng trọt,
chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản, đe dọa tới an ninh lƣơng thực của

1


tỉnh. BĐKH đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, trở thành thách thức lớn
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), kết quả tính toán nhiệt độ trung
bình ở Nam Định có xu hƣớng tăng dần ở tất cả các mùa trong năm. Dự báo trong
0

thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm tăng lên 1,2 C và đến cuối thế kỷ này, mức

0

tăng có thể là 2,4 C so với thời kỳ 1980 – 1999. Với mức tăng nhiệt độ nhƣ trên thì
0

vào năm 2050, nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh khoảng 28,3 C; đến năm
0

2100 là 29,5 C. Lƣợng mƣa có xu thế tăng dần so với thời kỳ 1980 - 1999, vào
năm 2020 lƣợng mƣa trung bình tăng 1,6% đạt 1.352,7mm, năm 2050 tăng 4,1%
đạt 1.386mm, năm 2100 tăng 7,9% đạt 1.436,6mm. Mỗi năm mực nƣớc biển tăng
lên khoảng 2,15mm, cùng với đó, đƣờng bờ biển bị lấn vào trung bình 10m. Dự
báo giai đoạn 2020 - 2100 mực nƣớc biển dâng từ 12cm đến 74cm so với giai đoạn
1980 – 1999 [20].
Trƣớc những diễn biến phức tạp và khó lƣờng của BĐKH thì công tác ứng phó
của tỉnh Nam Định là một nhiệm vụ cấp thiết. Trong đó, việc truyền thông về BĐKH
nhằm nâng cao nhận thứccho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành trong việc thích
ứng, giảm nhẹ BĐKH là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn
đẩy mạnh việc xây dựng các chƣơng trình truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức
về BĐKH cho đội ngũ cán bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và đây cũng là một trong
những chiến lƣợc xuyên suốt của kế hoạch ứng phó với BĐKH. Để thực hiện tốt công
tác ứng phó với BĐKH tại tỉnh Nam Định thì cán bộ chuyên viên của các sở ban
ngành cần phải có kiến thức và hiểu biết đúng đắn về BĐKH, từ đó mới đƣa ra đƣợc
các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ phù hợp. Có thể nói, đây là nhóm đối tƣợng đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH. Bên cạnh đó, họ còn là những ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, cầm tay chỉ việc
cho ngƣời dân triển khai, thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên,
hầu hết các cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu BĐKH tại các sở ban ngành của
tỉnh còn thiếu về số lƣợng và hạn chế về trình độ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm
vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ này cũng chƣa đƣợc trang bị nhiều kiến thức liên quan đến

việc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì
vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay

2


là xây dựng đƣợc mô hình truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao trình độ nhận
thức cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành của tỉnh Nam Định. Xuất phát từ
những lý do trên, học viên đã lựa chọn và triển khai đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng
mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban
ngành tỉnh Nam Định”.
2.

Mục tiêu

nghiên cứu Mục
tiêu chung:

Nâng cao đƣợc nhận thức và tăng cƣờng năng lực hiệu quả cho cán bộ
chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định giúp họ chủ động trong công tác ứng
phó với BĐKH góp phần phát triển bền vững KT–XH.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng nhận thức về BĐKH của cán bộ chuyên viên các sở
ban ngành tỉnh Nam Định.
- Xây dựng mô hình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho
cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá BĐKH đối với các yếu tố khí hậu chủ yếu trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
-


Điều tra khảo sát, thu thập, phân tích số liệu về nhận thức và nhu cầu nâng

cao nhận thức của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành của tỉnh Nam Định về
BĐKH để phân tích và đánh giá tình hình thực tế.
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH phù hợp cho cán
bộ
chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định.
-

Triển khai thực hiện mô hình truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận

thức cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tại tỉnh Nam Định.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu

- Chuyên viên cấp Phòng, Trung tâm thuộc các sở ban ngành của tỉnh Nam
Định.


3


- Biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định.
- Mô hình truyền thông BĐKH.



-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các sở ban ngành của

tỉnh Nam Định.
Bảng 1.1. Danh sách các sở ban ngành tỉnh Nam Định
STT

Đơn vị

1

Văn phòng UBND tỉnh

2

Sở Thông tin và Truyền thông

3

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

Sở Giao thông vận tải


5

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

6

Sở Nội vụ

7

Sở Tài chính

8

Sở Y tế

9

Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn

- Phạm vi thời gian: Thời gian lựa chọn để nghiên cứu từ năm 2016 đến năm
2018.
5.

Dự kiến những đóng góp của đề tài
- Đánh giá đƣợc thực trạng BĐKH tại tỉnh Nam Định.

-


Đánh giá đƣợc thực trạng nhận thức về BĐKH của cán bộ chuyên viên các

sở ban ngành tỉnh Nam Định.
-

Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở

ban ngành tỉnh Nam Định.

4


-

Nghiên cứu là cơ sở cho việc triển khai và nhân rộng mô hình truyền thông

nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho cán bộ các sở ban ngành tại các
địa phƣơng khác.
6.

Giới thiệu về cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm có:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chƣơng 2: Số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo
luận Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5


CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu và truyền thông
1.1.1. Biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan
a. Biến đổi khí hậu
Theo Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC)
có 2 định nghĩa sau:
Định nghĩa 1: “BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh
học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [2].
Định nghĩa 2: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định
trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí
quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong
khảng thời gian so sánh được” [2].
Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) định nghĩa “BĐKH là sự
thay đổi trạng thái của khí hậu trong một khoảng thời gian đủ dài, điển hình là
hàng thập kỷ, có thể được nhận biết qua sự thay đổi về giá trị trung bình và sự biến
động các thuộc tính của nó. Biến đổi khí hậu có liên quan đến sự thay đổi khí hậu
tự nhiên theo thời gian và do những tác động của con người làm thay đổi thành
phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất” [27].
Chƣơng trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với BĐKH cũng đƣa ra định
nghĩa về BĐKH nhƣ sau: “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên
trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” [5].
b. Giảm nhẹ BĐKH: Là các hành động, các biện pháp nhằm giảm mức độ,

cƣờng độ phát thải khí nhà kính và tăng cƣờng các bể hấp thụ khí nhà kính.

6


Theo IPCC, giảm nhẹ BĐKH là những thay đổi về kỹ thuật và các giải pháp
thay thế nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính. Giảm nhẹ BĐKH mang nghĩa
thực thi các chính sách nhằm giảm nhẹ khí nhà kính và tăng bể chứa các khí nhà
kính [26].
Theo UNFCCC, giảm nhẹ BĐKH là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm
nguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính [33].
c. Thích ứng với BĐKH
Theo IPCC, thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên
hoặc con ngƣời để ứng phó với những tác động thực tại hoặc tƣơng lai của khí hậu
do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại [26].
Theo Stakhiv, thích ứng là sự điều chỉnh một cách chủ động, chống lại nhằm
làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do BĐKH [20].
Theo Burton, thích ứng với BĐKH là một quá trình mà qua đó con ngƣời
làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụng
những cơ hội thuận lợi mà môi trƣờng khí hậu mang lại [30].
d. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng xảy ra khi bầu không khí của Trái Đất nóng
lên do các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua các tầng của khí quyển
chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Khi đó, mặt đất hấp thu nguồn nhiệt và phản hồi lại
vào khí quyển bằng bức xạ sóng dài. Một số khí trong khí quyển hấp thụ bức xạ
sóng dài và phản xạ trở lại bề mặt đất khiến cho bầu không khí nóng lên.
e.
trong

Kịch bản BĐKH: Là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển


tƣơng lai của các mối quan hệ giữa KT-XH (sự phát triển của dân số, sản xuất công
nghiệp, năng lƣợng...), phát thải khí nhà kính do sử dụng năng lƣợng hóa thạch và
năng lƣợng tái tạo, BĐKH và mực nƣớc biển dâng.
f.

Khả năng bị tổn thƣơng: Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội,

kinh tế) có thể bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu hoặc không có khả năng thích ứng
với những tác động bất lợi của BĐKH.

7


1.1.2. Truyền thông
a. Định nghĩa truyền thông
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, chia sẻ thông tin giữa mọi
ngƣời với nhau nhằm mục đích truyền đạt hiểu biết, kiến thức tùy theo lĩnh vực.
Truyền thông là một hình thức tƣơng tác xã hội và trong đó có ít nhất hai tác
nhân tƣơng tác với nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. Truyền thông ở
mức đơn giản là thông tin đƣợc truyền từ ngƣời gửi đến ngƣời nhận. Truyền thông
ở dạng phức tạp là các thông tin trao đổi liên kết ngƣời gửi và ngƣời nhận.
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), “truyền thông là một quá trình trong đó con
người làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) truyền đạt các thông tin
(thông điệp truyền thông) tới người nhận thông tin (đối tượng truyền thông) nhằm
mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người
nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức và phương tiện khác nhau”
[12].
b. Mục tiêu truyền thông
Truyền thông nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ

và hành vi của ngƣời tiếp nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức và
phƣơng tiện khác nhau, ngƣời làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) sẽ
truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới ngƣời nhận thông tin (đối
tƣợng truyền thông) [12].
c. Các phƣơng thức truyền thông
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), có 3 phƣơng thức truyền thông thƣờng
đƣợc sử dụng đó là:
Truyền thông một chiều: Đây là phƣơng thức truyền thông mà ngƣời truyền
thông gửi thông điệp truyền thông tới ngƣời nhận thông điệp thông qua kênh
truyền thông. Và ngƣời truyền thông không có điều kiện nhận lại sự phản hồi của
đối tƣợng đƣợc truyền thông [12].
Truyền thông hai chiều: Là phƣơng thức truyền thông mà ngƣời gửi và
ngƣời nhận thông điệp truyền thông đƣợc trao đổi với nhau thông qua kênh truyền
thông. Trong đó, ngƣời gửi thông điệp có điều kiện thu thập các thông tin phản hồi

8


từ ngƣời nhận. Quá trình này có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần [12].
Truyền thông nhiều chiều: Đây là phƣơng thức truyền thông đòi hòi ngƣời
gửi thông điệp truyền thông cần hiểu biết đối tƣợng truyền thông trƣớc khi gửi
thông điệp truyền thông bằng cách thu thập thông tin từ phía đối tƣợng truyền
thông. Quá trình truyền thông theo phƣơng thức nhiều chiều bao gồm 3 bƣớc là
thu thập thông tin về đối tƣợng truyền thông, gửi thông điệp truyền thông tới đối
tƣợng truyền thông, phản hồi thông tin từ phía đối tƣợng truyền thông [12].
1.1.3. Truyền thông biến đổi khí hậu
Truyền thông BĐKH thực chất cũng giống với truyền thông môi trƣờng. Do
vậy, truyền thông BĐKH bao gồm các vấn đề về môi trƣờng có tác động hay ảnh
hƣởng nhƣ thế nào tới mọi ngƣời, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt của đời sống xã
hội của con ngƣời, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ tƣơng lai.

Truyền thông về BĐKH không chỉ nhằm truyền đạt thông tin tới ngƣời nhận mà
còn nhằm thu hút nhiều ngƣời tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự
hiểu biết chung, nâng cao nhận thức chung về BĐKH để từ đó cùng chia sẻ trách
nhiệm và thống nhất hành động theo một hƣớng chung trong việc giải quyết các
vấn đề liên quan đến BĐKH [12].
BĐKH đƣợc quan tâm nghiên cứu từ những năm 1960 nhƣng phải đến nửa
cuối thập niên 1980, truyền thông về BĐKH mới thực sự bắt đầu phát triển. Mới
đầu, các hoạt động truyền thông tập trung vào các phát hiện khoa học về BĐKH,
các báo cáo tổng hợp về một số hiện tƣợng thời tiết cực đoan, các cuộc họp về
hoạch định chính sách. Sau 20 năm phát triển thì vấn đề BĐKH không còn là cuộc
tranh luận của riêng các chuyên gia. Sự phát triển nhanh nhƣ vũ bão của các
phƣơng tiện truyền thông đã giúp cho công chúng nâng cao đƣợc nhận thức về
BĐKH. Ngày nay, truyền thông BĐKH đã đƣợc đƣa đến nhiều đối tƣợng khác
nhau qua các kênh truyền thông nhƣ các diễn đàn, bản tin truyền hình, chƣơng
trình đào tạo với những thông tin đa dạng hơn, truyền tải đến cộng đồng với vô số
loại mô hình truyền thông khác nhau dành cho từng đối tƣợng cụ thể [12].
1.1.4. Mô hình truyền thông
Mô hình truyền thông đƣợc hiểu là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý

9


thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông.
Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, biểu đồ, lƣợc đồ, sơ đồ, các hình
tƣợng…đƣợc sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất
đồ họa, từ đó cho phép dễ nhận biết và nhận thức sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác
nhau [12]. Các yếu tố tham dự chính trong quá trình truyền thông bao gồm:

Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và thƣờng khởi xƣớng quá trình
truyền thông. Nguồn phát là một ngƣời, một nhóm ngƣời hay tổ chức, mang nội

dung thông tin (thông điệp) trao đổi với ngƣời khác hay nhóm xã hội khác.
Thông điệp: Là nội dung thông tin đƣợc trao đổi từ nguồn phát đến đối
tƣợng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tƣ, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi,
ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học – kỹ thuật…đƣợc mã hóa
theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt…
của con ngƣời đƣợc sử dụng để chuyển tải thông điệp.
Kênh truyền thông: Là các phƣơng tiện, con đƣờng, cách thức chuyển tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tƣợng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm
cụ thể, ngƣời ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau nhƣ: truyền thông
cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền
thông gián tiếp, truyền thông đa phƣơng tiện…
Người nhận: Ngƣời nhận hay công chúng/nhóm đối tƣợng truyền thông là cá
nhân hay nhóm ngƣời tiếp nhận thông điệp. Hiệu quả của truyền thông đƣợc xem xét
trên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công chúng
nhóm đối tƣợng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại.

Phản hồi/Hiệu lực, hiệu quả: Là thông tin ngƣợc, là dòng chảy của thông
điệp từ công chúng/nhóm đối tƣợng tác động trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là
thƣớc đo hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch khó đƣợc dự tính trƣớc trong quá trình
truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng
thông điệp, thông tin bị tiếp nhận sai lệch.

10


1.2. Các nghiên cứu về truyền thông biến đổi khí hậu
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về
BĐKH nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng cũng nhƣ các nhóm đối tƣợng khác

nhau. Điều 6 trong Công ƣớc Khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) đã nhấn
mạnh vai trò quan trọng của truyền thông BĐKH nhằm kêu gọi các quốc gia tăng cƣờng
công tác đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH. Việc tăng
cƣờng nâng cao nhận thức cho cộng đồng giúp họ nắm bắt và hiểu rõ đƣợc nguyên nhân,
tác động của BĐKH để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp ứng phó phù hợp. Dƣới đây là
các dự án, chƣơng trình truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về BĐKH đã đƣợc
nhiều nƣớc trên thế giới nghiên cứu và triển khai thực hiện:

Các quốc gia
Năm 2008, Đại học Yale của Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án
về truyền thông BĐKH với quy mô lớn cho toàn thể ngƣời dân nƣớc Mỹ, với mục
tiêu: Nâng cao nhận thức cho công chúng về các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH; Đẩy mạnh các hoạt động của các nhà lãnh đạo, quần chúng, các doanh
nghiệp, giới học giả và truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết cho
ngƣời Mỹ [24].
Truyền thông về BĐKH tại Thụy Điển đƣợc quan tâm và chú trọng từ lâu.
Các cơ quan chức năng, tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội nghiên cứu đã rất
tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông về BĐKH cho ngƣời dân thông qua các
kênh truyền hình, bản tin. Từ năm 2005, truyền thông về BĐKH trên mạng internet
ngày càng đƣợc mở rộng hơn. Chính phủ nƣớc này đã nhấn mạnh việc truyền
thông BĐKH chính là một phần quan trọng trong các nỗ lực nhằm giảm nhẹ BĐKH
đƣợc đƣa ra trong Báo cáo quốc gia lần thứ VI về truyền thông BĐKH. Báo cáo
này mới chỉ đƣa ra đƣợc tầm quan trọng của công tác truyền thông BĐKH chứ
chƣa đƣa ra đƣợc một phƣơng pháp hay mô hình cụ thể nào để thực hiện [28].
Cộng hòa Séc cũng là một trong những quốc gia thực hiện dự án nâng cao nhận
thức về các giải pháp thích ứng BĐKH cho nhóm đối tƣợng là công chức, nhân viên
hành chính công, tổ chức phi chính phủ, công chúng tại các thành phố của Séc

11



và qua đó giúp họ lồng ghép các biện pháp thích ứng vào việc quản lý thành phố.
Tuy nhiên, dự án này cũng chƣa đƣa ra đƣợc mô hình truyền thông cụ thể nào [35].

Chƣơng trình truyền thông về BĐKH tại Phần Lan là một phần quan trọng
trong chiến lƣợc khí hậu quốc gia. Trong Báo cáo Quốc gia lần thứ 4 về truyền
thông theo Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, do Bộ Môi trƣờng
cùng Quỹ Quốc gia dành cho Bảo vệ môi trƣờng và Quản lý nguồn nƣớc hợp tác
phát hành năm 2006, chính phủ Phần Lan một lần nữa khẳng định vai trò quan
trọng của truyền thông BĐKH cho cộng đồng [29].
Nhật Bản là một trong những quốc gia đƣợc nhận định là thành công nhất
trong công tác truyền thông về BĐKH. Chƣơng trình nâng cao nhận thức cho công
chúng bao gồm các biện pháp liên ngành trong đó chính phủ hợp tác với các tổ
chức phi chính phủ, các khu vực kinh tế, học viện… để phổ biến thông tin và nâng
cao giáo dục môi trƣờng nhằm khuyến khích mọi công dân tích cực giảm phát thải
khí nhà kính trong sinh hoạt hàng ngày của họ và tham gia vào các hoạt động ứng
phó với sự nóng lên toàn cầu điển hình nhƣ: Chiến dịch “Cool Biz”; “Warm Biz”;
“Uchi-Eco” [31].
Các tổ chức quốc tế
Dự án Thích ứng với BĐKH và nâng cao nhận thức do Tổ chức TERRA
Mileninul III thực hiện tại Rumani với mục đích giới thiệu phƣơng pháp tiếp cận từ
dƣới lên để giải quyết vấn đề BĐKH. Thông qua các kết quả của dự án để nâng cao
nhận thức về BĐKH cho các cấp từ cấp địa phƣơng đến cấp quốc gia và từ đó giúp
họ có những hành động để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Dự án kết hợp các
phƣơng pháp thông tin truyền thông và nâng cao nhận thức đã đem lại những kết
quả nhất định nhƣ đã cung cấp các tờ rơi, tổ chức các hội thảo, các chƣơng trình
đào tạo ngắn hạn hay nhƣ các đoạn phim ngắn, triểm lãm ảnh về ảnh hƣởng và tác
động của BĐKH ở Romania [39].
Chƣơng trình truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH của
dự án ASPnet do UNESCO triển khai thực hiện tại Ai Cập đã mang lại đƣợc kết quả

tốt trong việc giáo dục đạo đức thanh niên về cách sử dụng nƣớc ngọt, các biện pháp
quản lý và phòng ngừa. Chƣơng trình này đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các tác động

12


của BĐKH tới xã hội, đƣa ra các giải pháp giải quyết các thách thức, nâng cao kiến
thức khoa học trong việc sử dụng dữ liệu, thông tin liên quan đến BĐKH. Bên cạnh
đó, thúc đẩy việc trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao nhận thức
của cộng đồng về các tác động tiêu cực của BĐKH [37].
Dự án phát triển Năng lực và Tăng cƣờng thể chế về giảm nhẹ khí nhà kính
(GHG) do tổ chức JICA hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực thực hiện kiểm kê khí nhà
kính cho tổ chức quản lý khí nhà kính (TGO) của Thái Lan đƣợc thực hiện trong
một năm từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012 với mục tiêu nâng cao nhận thức và
chuyên môn của cán bộ TGO về giảm nhẹ GHG. Dự án đào tạo nâng cao nhận thức
cho đội ngũ cán bộ nhân viên TGO về giảm nhẹ GHG, tăng cƣờng năng lực giám
sát, quản lý thông tin giảm nhẹ GHG đã đem lại kết quả khá cao [38].
Chƣơng trình truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH do UNESCO thực
hiện nhằm hỗ trợ các quốc gia thực hiện việc lồng ghép BĐKH vào hệ thống giáo dục,
tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về giáo dục BĐKH cộng đồng thông qua các cuộc
họp với chuyên gia. Chƣơng trình này giúp các cơ quan chính phủ, các công ty nâng
cao nhận thức và hiểu biết về các nguyên nhân, tác động của BĐKH [42].
Chƣơng trình truyền thông về BĐKH do tổ chức WHO thực hiện nhằm mục
tiêu nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe con ngƣời cho các
nhà lãnh đạo, chuyên gia y tế của địa phƣơng. Chƣơng trình này đƣa ra các thông tin
mới về những rủi ro, tác động mà BĐKH gây ra đối với sức khỏe con ngƣời, tạo điều
kiện và hỗ trợ cộng đồng trong hành động giảm thiểu phát thải khí nhà kính [45].
Qua đây, có thể thấy truyền thông BĐKH đã và đang đƣợc nhiều quốc gia trên
thế giới quan tâm và phát triển mạnh mẽ qua các kênh truyền thông nhằm tuyên truyền
và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH. Tuy nhiên, vẫn chƣa có một mô hình

hay phƣơng thức truyền thông nào đi sâu và cụ thể vào đối tƣợng cán bộ chuyên viên
các sở ban ngành. Vì vậy, đây là cơ sở cho việc lựa chọn đề tài luận văn của học viên.

1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu của Việt Nam về những ảnh hƣởng của BĐKH mới chỉ bắt đầu
đƣợc nghiên cứu vào những năm 1990 và tập trung chủ yếu vào nghiên cứu bản chất,
nguyên nhân, diễn biến và đề xuất các nguyên tắc, giải pháp chung để thích ứng và

13


giảm thiểu BĐKH. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về mô hình
truyền thông BĐKH dành riêng cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành của tỉnh.

Trong việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH
thì chính phủ Việt Nam cũng nhƣ các bộ ban ngành đã thực hiện các kế hoạch,
hành động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực về
BĐKH. Một số chƣơng trình truyền thông về BĐKH nhƣ sau:
Dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cƣờng năng lực cho địa phƣơng trong
việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ƣớc Khung
của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thƣ Kyoto về biến đổi khí hậu” do UNDP tài trợ,
kết hợp với Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (IMHEN) thực
hiện tại 3 tỉnh Lào Cai, Ninh Thuận, Bến Tre (2006 – 2008). Với mục tiêu là nâng
cao nhận thức và năng lực cho địa phƣơng trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến
đổi khí hậu [12].
Dự án “Tăng cƣờng năng lực ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, nhằm giảm
nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” (CBCC) do UNDP kết hợp với
Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (IMHEN), Bộ TN&MT và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai thực hiện tại Cần Thơ, Bình
Định và Ninh Thuận từ năm 2009 – 2012. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ phát triển

nguồn nhân lực, năng lực thể chế và kỹ thuật cho các Bộ, ngành ở cấp quốc gia và
địa phƣơng trong việc ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát
thải khí nhà kính [41].
Dự án “Nghiên cứu mô hình truyền thông về rủi ro do BĐKH cho Thành phố
Cần Thơ” do Văn phòng Công tác BĐKH tại TP Cần Thơ phối hợp thực hiện với Viện
Chiến lƣợc và Chính sách khoa học công nghệ (NISTPASS), Viện quản lý và phát
triển châu Á (AMDI). Mục tiêu của dự án này là đánh giá lại mức độ hiểu biết và ứng
phó với rủi ro do biến đổi khí hậu của một số nhóm đối tƣợng đƣợc chọn [44].

Dự án “Xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự” do Đại
sứ quán Phần Lan tài trợ cho nhóm công tác về BĐKH và mạng lƣới tổ chức phi
chính phủ của Việt Nam đƣợc thực hiện từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2011. Mục
tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã

14


×