Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.74 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương
1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương
* Khái niệm tiền công, tiền lương
Tiền công, tiền lương đều là số tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động. Tiền công thường được hiểu là số tiền mà người
sử dụng lao động trả cho người lao động tuỳ thuộc vào thời gian làm
việc thực tế (giờ công, ngày công), hay số lượng sản phẩm sản xuất ra,
hay tuỳ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành. Tiền công thường
hay biến đổi còn tiền lương thường ổn định trong một thời gian dài, ít
biến đổi và được trả định kỳ theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng,
quý…) dựa trên thang bảng lương và bậc lương của từng người lao
động.
Có nhiều quan niệm khác nhau về tiền lương:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương là sự trả công
hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào mà có thể biểu
hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao
động và người lao động, hoặc bằng Pháp luật, pháp lý Quốc gia, do
người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một Hợp đồng lao
động (HĐLĐ) được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực
hiện hay sẽ phải thực hiện, hay cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải
làm”.
Hay có khía niệm: “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình
thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động
phù hợp với quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường”.
Theo Điều 55 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam: “Tiền
lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong HĐLĐ và được
trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức
lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do
Nhà nước quy định”.


Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Tiền
lương ở mỗi thành phần kinh tế có những nét khác biệt riêng. Đối với
thành phần kinh tế Nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương
thường được trả theo thang bảng lương của Nhà nước. Tiền lương này
ổn định hàng tháng, thời hạn nâng lương được quy đinh cụ thể. Đối với
thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, tiền lương do doanh nghiệp tự xây
dựng, đảm bảo không trái quy định của Pháp luật và thường được trả
theo khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đóng góp
của người lao động. Tiền lương ở khu vực ngoài Nhà nước thường biến
động nhiều hơn, phụ thuộc nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh, năng
suất chất lượng sản phẩm.
* Vai trò của tiền lương
Tiền lương có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động,
người sử dụng lao động mà đối với cả xã hội.
Đối với người lao động: Trước hết, tiền lương chiếm phần lớn nhất
trong thu nhập của người lao động, là số tiền mà người lao động chủ
yếu dựa vào đó để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình, chăm sóc
con cái, chi tiêu các dịch vụ xã hội. Thứ hai, tiền lương phần nào phản
ánh địa vị của người lao động trong gia đình, cơ quan và xã hội. Trong
gia đình, những người kiếm được nhiều tiền hơn thường là trụ cột của
gia đình, là chỗ dựa cho các thành viên trong gia đình. Đối với cơ quan
và xã hội, những người kiếm được nhiều tiền hơn thường là những
người nắm giữ những chức vụ, những chức trách quan trọng, hay có vai
trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Thứ ba, tiền lương
hấp dẫn sẽ là động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ
của bản thân để ngày càng tăng mức lương của mình, tăng giá trị với tổ
chức, đóng góp nhiều hơn cho tổ chức và nâng cao địa vị bản thân.
Đối với người sử dụng lao động: tiền lương là thu nhập của người
lao động thì ngược lại là chi phí của người sử dụng lao động. Người sử
dụng lao động luôn ra quyết định để tối thiểu hoá chi phí. Tuy nhiên,

không thể trả một mức tiền lương quá thấp để chi phí sản xuất thấp vì
tiền lương còn có ý nghĩa lớn trong việc thu hút, duy trì và giữ chân
những lao động giỏi, những lao động phù hợp với yêu cầu công việc của
tổ chức. Tiền lương là một công cụ hữu hiệu trong quản lý nhân lực của
tổ chức, là công cụ kích thích người lao động làm việc hăng say, nhiệt
tình và đạt được năng suất lao động cao.
Đối với xã hội: Tiền lương của người lao động có đóng góp một
phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập. Tiền
lương cũng ảnh hưởng tới các nhóm người trong xã hội, phản ánh
chênh lệch xã hội. Nhà nước thông qua việc đánh thuế thu nhập để điều
tiết chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.1.2. Những yêu cầu của tổ chức tiền lương
- Tiền lương cần có cách tính toán đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để
mọi người đều hiểu và kiểm tra được tiền lương của mình, hiểu được
tiền lương mình nhận được là thoả đáng, hợp lý, phù hợp với công sức
đóng góp. Từ đó, người lao động mới yên tâm làm việc, tận tuỵ với công
việc.
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản sản xuất sức lao động, đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động, đồng thời không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động.
- Tiền lương trả cho người lao động phải căn cứ vào năng lực, sự
cố gắng nỗ lực, căn cứ vào những đóng góp của người lao động đối với
hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Từ đó kích thích lao động làm
việc hăng say, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
- Hệ thống tiền lương phải tuân thủ theo yêu cầu của Pháp luật và
phải được thực hiện công bằng giữa các doanh nghiệp trong cùng
ngành nghề sản xuất kinh doanh để hạn chế hiện tượng nhảy việc. Tìm
hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao
động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc. Doanh
nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu Nhà nước quy

định, lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, ốm đau,
nghỉ việc...
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
* Nguyên tắc 1: trả lương ngang nhau cho những lao động như
nhau. Những lao động cùng trình độ, làm công việc như nhau trong thời
gian như nhau, có đóng góp như nhau với tổ chức thì phải được nhận
mức lương như nhau. Đây là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự công
bằng trong trả lương, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
Người lao động làm việc, cái mà họ quan tâm là tiền lương nhận được
bao nhiêu, có xứng đáng với công sức bỏ ra không. Và người lao động
thường có sự so sánh tiền lương của mình với những người xung
quanh. Vì vậy, tiền lương công bằng và hợp lý là một yếu tố cần thiết để
trách những tranh chấp, xung đột, bất bình trong lao động, góp phần
làm tăng sự thoả mãn trong lao động, khuyến khích người lao động làm
việc tích cực cho công ty.
Ngoài ra, trả lương còn cần phải quan tâm đến mặt bằng lương
chung của xã hội, của ngành và khu vực. Doanh nghiệp không chỉ chịu
sức ép cạnh tranh về đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà còn chịu sự
cạnh tranh gay gắt của các yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn luôn là yếu
tố quan trọng nhất. Vì vậy phải xác định được mặt bằng mức lương bình
quân của các vị trí lao động trong cùng ngành và trong cùng khu vực địa
lý. Có như vậy mới giúp nhà quản lý đưa ra được các mức tiền lương
cạnh tranh, có khả năng thu hút và lưu giữ nhân viên.

×