Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.87 KB, 26 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN
LƯƠNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
1) Những lý luận cơ bản về tiền lương
1.1) Khái niệm về tiền lương
1.1.1) Tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường với sự hoạt động sôi nổi của thị trường lao động
trong đó sức lao động là hàng hoá, do đó tiền lương là giá cả của sức lao động.
Tiền lương trước hết là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao
động - đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Do tính chất đặc biệt của loại hàng
hóa sức lao động, mà tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là
một vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội - đó là
quan hệ xã hội
Trong hoạt động kinh doanh, tiền lương là một phần chi phí cấu thành
chi phí sản xuất – kinh doanh. Do đó tiền lương luôn cần được tính toán và quản
lý chặt chẽ. Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động
của họ, là phần thu nhập chủ yếu và có ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của
đại đa số lao động trong xã hội. Tiền lương cao tạo động lực cho người lao động
nâng cao trình độ và khả năng lao động của mình.
Vậy tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử
dụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời
gian lao động nhất định
a)- Vai trò của tiền lương
+ Tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí mà nó còn trở thành
phương tiện tạo ra giá trị mới, là nguồn khích thích sự sáng tạo, sức sản xuất,
năng lực của người lao động trong quá trình sản sinh ra các gía trị gia tăng.
+ Khích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Khi
năng suất lao động cao thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng tạo nguồn phúc lợi
của doanh nghiệp. Từ đó làm tăng thu nhập và tăng ích lợi cho người lao động
b)- Chức năng của tiền lương
- Là thước đo giá trị sức lao động: thông qua những tiêu chuẩn:


+ Mức độ phức tạp của công việc
+ Tính chất kinh tế của công việc
+ Các yêu cầu đối với người lao động như: năng lực phẩm chất, trình độ
tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ.
- Chức năng tái sản xuất sức lao động
- Chức năng khích thích sản xuất : tiền lương là một động lực quan
trọng để người lao động không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề của mình
nhằm nâng cao hiệu quả làm việc từ đó được tăng lương. Do đó sản xuất không
ngừng được mở rộng và hiệu quả.
- Chức năng tích luỹ : Đảm bảo cho người lao động khi hết tuổi lao
động, khi gặp rủi ro vẫn có thể ổn định được đời sống thông qua khoán tích luỹ,
từ tiền lương dưới hình thức Bảo hiểm xã hội hoặc các tài khoản tiết kiệm
1.1.2) Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động.
Tiền lương thực tế là số lượng các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể
hiện qua công thức sau:
I
tltt

=I
tldn
: I
gc
Trong đó : I
tltt
: tiền lương thực tế
I

tldn
: tiền lương danh nghĩa
I
gc
: chỉ số giá cả
Như vậy ta thấy nếu giá cả tăng lên thì ảnh hưởng tới tiền lương thực tế.
Mà tiền lương thực tế là mối quan tâm của người dân lao động vì nó ảnh hưởng
tới mức sống của họ. Do đó tiền lương thực tế là đối tượng quản lý trực tiếp
trong các chính sách về thu nhập, tiền lương, và đời sống.
1.1.3) Tiền lương và lạm phát
Lạm phát làm cho giá cả của hàng hoá tăng lên dẫn đến tiền lương thực tế
giảm.
Lạm phát cũng có thể do tiền lương tăng gây ra, vì tiền lương tăng làm
tăng tổng cầu trong xã hội, do đó kéo gía cả lên. Đồng thời tiền lương cũng làm
tăng chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, làm cho giá thành tăng, đẩy
gía cả tăng lên và làm tăng lạm phát.
Như vậy tiền lương và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lạm
phát làm cho tiền lương thực tế giảm, mức sống của người lao động giảm do đó
đòi hỏi phải tăng tiền lương danh nghĩa. Tiền lương tăng lại gây ra tăng lạm
phát. Do đó, việc ổn định và đảm bảo tiền lương không tách rời kiểm soát lạm
phát.
1.2) Yêu cầu của tổ chức tiền lương.
+ Đảm bảo tái sản xuất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người lao động. Nhằm đảm bảo và thực hiện đúng chức năng và vai trò của
tiền lương trong đời sống xã hội.
+ Nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở quan trọng nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Đồng thời đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển và nâng
cao trình độ, kỹ năng của người lao động
+ Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu và phải rõ ràng.
+ Tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời làm tăng hiệu

quả của hoạt động quản lý, đặc biệt là quản lý tiền lương.
1.3) Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương.
Việc thực hiện chế độ tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Làm công việc gì chức vụ gì phải hưởng lương theo chức vụ đó, công
việc đó thông qua hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.
Đối với công nhân và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh, cơ sở để
xếp lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đối với viên chức là tiêu chuẩn nghiệp
vụ chuyên môn, đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là tiêu chuẩn xếp hạng
doanh nghiệp theo độ phức tạp về quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đối với những người lao động làm các nghành nghề khác nhau trong
nền kinh tế phải có chính sách về tiền lương khác nhau nhằm đảm bảo sự công
bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động dựa trên những cơ sở sau:
a) Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi nghành khác
nhau là khác nhau.
b) Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động khác nhau có ảnh hưởng tới mức hao phí sức lao
động khác nhau trong quá trình làm việc.
c) Ý nghĩa kinh tế của mỗi nghành trong nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện sự phân biệt này thường rất đa dạng, có thể thông qua tiền
lương cụ thể là thang bảng lương, hoặc các loại phụ cấp khuyến khích.
d) Sự phân bố theo khu vực sản xuất
Để khuyến khích người lao động làm việc ở các vùng xa xôi hẻo lánh,
vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, phải có những loại phụ cấp ưu đãi thoả
đáng
+ Việc trả lương theo kết quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các
nghĩa vụ đối với nhà nước, không được thấp hơn mức quy định hiện hành.
+ Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tăng tiền lương bình quân
Trong doanh nghiệp, tăng tiên lương dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh
doanh, tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí sản xuất cho từng đơn vị
sản phẩm. Một doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả chi phí nói chung

cũng như chi phí cho một đơn vị sản phẩm nói riêng giảm đi, tức mức tăng chi
phí do tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn mức giảm chi phí do tăng năng
suất lao động.
2) Các chế độ tiền lương.
2.1) Chế độ tiền lương chức vụ.
2.1.1) Khái niệm.
“Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà
các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp
áp dụng để trả lương cho lao động quản lý”
1
Chế độ tiền lương chức vụ là chế độ tiền lương mà trước tiên đánh giá
một cách khách quan về gía trị của bản thân chức vụ, sau đó căn cứ vào kết quả
đánh giá này để đưa ra mức lương tương ứng với chức vụ do nhân viên đảm
nhận chức vụ đó.gồm:
+ Chế độ tiền lương chức vụ loại hình đơn nhất.
+ Chế độ tiền lương chức vụ loại hình tồn tại song song.
Tuỳ theo từng chức vụ mà người lao động đảm nhiệm mà có các yêu cầu
về trình độ chuyên môn, kiến thức khác nhau:
1
giáo trình kinh tế lao động_ trang 177
VD : Kiến thức cần cho từng nhóm người (%)
Nhóm người
Kiến thức
kinh tế
Kiến thức
kỹ thuật
Văn học
quản lý
Công nhân 10 80 10
Thợ cả 20 65 15

Tổ trưởng sản xuất 25 50 25
Quản đốc 40 30 30
Lãnh đạo kỹ thuật 35 35 30
Giám đốc 45 15 40
Tổng giám đốc 40 10 50

2.1.2) Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ:
+ Xác định chức danh của lao động quản lý. Thường có:
- Chức danh lãnh đạo quản lý.
- Chức danh chuyên môn kỹ thuật.
- Chức danh thực hành, dịch vụ và phục vụ.
+ Đánh giá sự phức tạp trong từng chức danh bằng cách phân tích nội
dung công việc và mức độ phức tạp của từng nội dung đó.
+ Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương hay nghạch lương dựa
vào mức độ phức tạp của lao động và số chức danh nghề được áp dụng
+ Xác định mức lương bậc một và các mức lương khác trong bảng
lương.
Hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu được xác định
căn cứ vào các yếu tố như mức độ phức tạp của lao động quản lý, điều kiện lao
động, yếu tố trách nhiệm. . .
Mức lương bậc một bằng mức lương tối thiểu trong nền kinh tế nhân với
hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu.
Mức lương của các bậc còn lại được xác định bằng mức lương bậc một
nhân với hệ của bậc lương tương ứng.
2.2) Chế độ tiền lương cấp bậc
2.2.1) Khái niệm
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ các quy định của nhà nước, các
doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho người lao động, căn cứ vào chất lượng
và điều kiện lao động khi họ hoàn thành công việc . Áp dụng cho công nhân
những người lao động trực tiếp, trả lương theo kết quả lao động thể hiện qua

chất lượng và số lượng mà họ làm ra.
Để trả lương cho người lao động công bằng và đúng đắn thì phải căn cứ
vào hai mặt: số lượng và chất lượng của lao động. Số lượng lao động thể hiện
qua mức hao phí thời gian lao động dùng để sản xuất ra sản phẩm trong một
khoảng thời gian ví dụ: số giờ lao động trong ngày, số ngày lao động trong tuần.
. . Chất lượng lao động là trình độ lành nghề của người lao động thể hiện ở trình
độ giáo dục đào tạo, kinh nghiệm kỹ năng. Năng suất lao động và hiệu quả làm
việc tỷ lệ thuận với chất lượng lao động.
2.2.2) Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc
+ Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các nghành nghề một cách
hợp lý
+ Bố trí và sử dụng công nhân một cách thích hợp với khả năng về trình
độ lành nghề và khả năng sức khoẻ của người lao động, tạo cơ sở xây dựng kế
hoạch lao động.
+ Khuyến khích và thu hút người lao động làm việc ở những vùng kinh
tế khó khăn, trong những nghành có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. . .
2.2.3) Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc.
2.2.3.1) Một số khái niệm
- “Thang lương là bản xác đinh quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những
công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau, theo trình độ
lành nghề của họ. Những nghề khác nhau sẽ có những thang lương tương ứng
khác nhau”
2
2
giáo trình kinh tế lao động_ trang 168
Theo thông tư số 14/2003/TT-LĐTBXH ngày 30/5/2003 và thông tư số
28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã
Hội thì: thang lương, bảng lương phải bảo đảm mức lương thấp nhất đối với lao
động làm nghề, công việc đòi hỏi phải qua học nghề cao hơn ít nhất 7% so với
mức lương tối thiểu, chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề trong cùng một

nghạch lương thấp nhất bằng 5% mức lương của nghề, công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất bằng 5% so với công việc có điều kiện
lao động bình thường. Thang lương, bảng lương là thang gía trị về mặt lao động
của các chức danh, công việc trong công ty. Thông qua thang lương, bảng lương
người lao động có cơ sở để thoả thuận ký hợp đồng lao động, biết được quá
trình tăng lương, nâng bậc lương, và lên nghạch lương. Từ đó khuyến khích
người lao động nâng cao tay nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để phấn
đấu đạt tới bậc lương cao hơn.
Thang lương có vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp có
được cơ sở để:
+ Thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng.
+ Xác định đơn gía tiền lương, thực hiện chế độ tiền lương theo thoả
thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.
+ Thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về trả lương cho người lao
động tránh gây ra xung đột, tranh chấp quyền lợi của hai bên.
- Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân
- Hệ số lương chỉ rõ công nhân ở một bậc nào đó trong thang bảng
lương được trả cao hơn so với công nhân bậc 1 bao nhiêu lần
Hệ số tăng tuyệt đối của hệ số lương:
H
td
: = H
n
– H
n-1
Trong đó: H
td
: hệ số tăng tương đối

H
n
: hệ số lương bậc n
H
n-1
: hệ số lương bậc n-1
Hệ số tăng tương đối của hệ số lương :
H
tgd
= H
td
: H
n-1
Trong đó: H
tgd
: hệ số tăng tương đối
H
td
: hệ số tăng tuyệt đối
H
n-1
: hệ số lương bậc n-1
- Xây dựng thang lương bảng lương trong doanh nghiệp:
Bước 1: phân tích công việc
+ Thống kê đầy đủ các công việc theo từng chức danh đang sử dụng
trong doanh nghiệp.
+ Xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng
chức danh công việc đồng thời xác định các yêu cầu về chuyên môn, trình độ
học vấn, thể chất, kiến thức kỹ năng và điều kiện làm việc của từng công việc
Bước 2: Đánh giá giá trị công việc.

Xác định những vị trí công việc tương tự nhau để tập hợp thành từng
nhóm làm cơ sở xác định thang lương bảng lương cho mỗi nhóm.
Các bước đánh gía giá trị công việc:
+ Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc. Các
yếu tố công việc là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc.
+ Lựa chọn các vị trí để đánh gía
+ Đánh giá và cho điểm. Xác định thang điểm các yếu tố phù hợp với
từng công việc.
+ Cân đối thang điểm giữa từng yếu tố từ đó điều chỉnh lại thang điểm
cho phù hợp
Bước 3: Phân nghạch công việc.
Mỗi nhóm công việc được quy định thành một nghạch công việc tuỳ
theo tầm quan trọng của nhóm công việc
Bước 4: Thiết lập thang lương bảng lương cho từng nghạch công việc
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng
+ Thiết lập thang lương bảng lương
Xác định số ngạch lương
Xác định số ngạch lương trong mỗi ngạch
Quyết định mức lương theo ngạch và bậc.
2.2.3.2) Xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc
+ Xây dựng chức danh nghề của các nhóm công nhân: căn cứ vào tính
chất đặc điểm, nội dung của quá trình lao động.
Phân tích các yếu tố như: thời gian học tập, thời gian đào tạo bồi dưỡng,
thời gian tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. . . để xác định hệ số của thang
lương.
+ Xác định số bậc của thang lương: căn cứ vào tính chất phức tạp của sản
xuất và trình độ trang bị kỹ thuật của người lao động, trình độ phát triển trình độ
lành nghề . . . để xác định số bậc cần thiết kế.
+ Xác định hệ số lương của các bậc.
2.2.3.3) Mức tiền lương

Mức tiền lương là số tiền trả công cho người lao động trong một thời gian
nhất định phù hợp với các bậc trong thang lương.
S
i
= S
1
* k
i
Trong đó :
S
i
: mức lương bậc i
S
1
: mức lương bậc 1 hay mức lương tối thiểu
K
i
: hệ số lương bậc i
Mức lương bậc 1 là mức lương thấp nhất trong ngành nghề, nó luôn lớn
hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu có các đặc trưng cơ bản sau:
+ Tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất.
+ Cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình
thường.
+ Nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết.

×