THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày
01/03/1985 theo quyết định số 177/NH của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam. Đây là thành viên thứ 6 của gia đình VCB. Chi nhánh ra đời
trong điều kiện đất nước chuẩn bị chuyển sang bước ngoặt mới – thực hiện nghị
quyết Đại hội VI của Đảng, mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động chi nhánh đã từng bước trưỏng thành và
phát triển vững mạnh là một trong những thành viên chủ chốt của Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam và đã được nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng
một. Năm 2004 Ngân hàng ngoại thương Hà Nội vinh dự được chủ tịch nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba.
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, chi nhánh
có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính,
ngân hàng quốc tế khác. Đến cuối năm 2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội đã có mạng lưới rộng khắp thủ đô với:
- 4 chi nhánh cấp hai
- 8 phòng giao dịch
- 1 quầy thu đổi ngoại tệ
Đây là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự
động hóa cao: VCB online, thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB money, i-
banking, SMS banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank
Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank MTV, Vietcombank SG24… hệ
thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại
85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của
khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội
Về cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội gồm
có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc phụ trách các phòng ban. Với sự phân công
nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý đã tạo cho bộ máy của ngân hàng hoạt động linh hoạt
và hiệu quả. Sau đây là sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội:
2.1.3. Tình hình hoạt
động
kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội.
2.1.3.1 Huy
động vốn
Công tác
huy
động
vốn của Chi nhánh năm
2007 đã
được
duy trì và phát triển
tốt. Phát huy thế mạnh về uy tín, thương
hiệu gần 45 năm của Vietcombank và với các phương pháp huy động hiệu quả,
thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường
theo chủ trương của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tổng nguồn vốn của chi
nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng đạt kế hoạch Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam giao cho chi nhánh.
- Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng chiếm 54,47% tổng nguồn vốn huy
động
- Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ đồng chiếm 45,53 % tổng nguồn vốn
huy động
Biểu 2.1 Vốn huy động của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội qua các năm
( không bao gồm VCSH)
(đơn vị: tỷ đồng)
( Nguồn : Báo cáo thường niên các năm )
Sở dĩ có sự biến động giảm về nguồn vốn huy động như trên là do trong
năm 2007 có 2 chi nhánh là Thành Công và Ba Đình đã được tách ra chuyển
thành chi nhánh cấp I. Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan thì nguồn vốn huy
động của ngân hàng vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt.
Cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theo
hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các
ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển
dịch đó một phần là do việc giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ liên bang
Mỹ(Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng
12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong
nước giảm theo. Mặt khác do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các
ngân hàng đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại
cổ phần mới.
- Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt: 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổng
huy động vốn.
- Huy động từ Dân cư đạt: 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% tổng vốn huy
động.
Đến 31/12/2007 thị phần huy động VND trên địa bàn Hà Nội tương ứng
1.41%; 2.92%; 1.84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa
bàn.
2.1.3.2 Công tác tín dụng
Công tác tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với
phương châm Hiệu quả & An toàn. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng đạt 88% kế hoạch
năm 2007, chiếm 1.49% thị phần trên địa bàn Hà Nội. Số lượng khách hàng là
các doanh nghiệp có vay vốn tại chi nhánh hiện là 133 khách hàng. Đến
31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,87% tổng dư nợ.
Biểu 2.2
Tổng dư nợ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội qua các năm
(đơn vị: tỷ đồng)
( Nguồn : Báo cáo thường niên các năm )
- Cho vay trung dài hạn : chiếm 22,3% tổng dư nợ.
- Cho vay ngắn hạn: chiếm 77,7% tổng dư nợ.
Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các
chương trình hỗ trợ về vốn cho khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh,
Chi nhánh đang mở rộng thêm một loại hình cho vay thể nhân với nhiều hình
thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn: mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư
nhân, hộ gia đình, du học, mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng văn
phòng ... Đến 31/12/2007, dư nợ tại bộ tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm
5,7% tổng dư nợ. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm
bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
2.1.3.3 Thanh toán XNK và bảo lãnh :
Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động XNK có những thách thức mới do
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu
ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức
cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại VCB HN, doanh
số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng doanh số XNK đạt
435 triệu USD.
- Nhập khẩu đạt 246 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra trong năm
2007, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, may móc.
- Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu
năm, chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản.
Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội.
2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh
Công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh được thực hiện theo trình tự sau:
- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng
cung cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo thẩm
định sơ bộ về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho
vay, có ý kiến chỉ đạo của Trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến
của mình trước cấp trên và trước pháp luật, chuyển cho tổ thẩm định.
- Nhận được báo cáo thẩm định về món vay cùng các loại hồ sơ do phòng
Tín dụng chuyển sang, tổ trưởng tổ thẩm định rà soát, nếu thấy đầy đủ thì ký
nhận hồ sơ, nếu thiếu thì đề nghị bổ sung.
- Tổ trưởng tổ thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định.