Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.55 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần cơ khí Xây dựng số 5.
Tên giao dịch quốc tế: Join Stock Construction Machinery Company No-5.
Tên viết tắt: COMA – 5 .
Trụ sở công ty: Xã Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 84.4.8349980.
Fax: 84.4.8349981.
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 tiền thân là Nhà máy Cơ khí Xây dựng
số 5, được thành lập theo quyết định số 165/BKT-TLĐ ngày 12/09/1968 của Bộ trưởng
Bộ kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng), có chức năng đại tu sửa chữa ôtô phục vụ trong và
ngoài ngành xây dựng với công suất thiết kế là 250 xe/1 năm cùng hơn 160 cán bộ công
nhân viên. Công ty có trụ sở tại Xã Tây Mỗ, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đặt ra cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí một cơ hội
lớn. Trong thời gian đó ngành sản xuất xi măng cũng rất phát triển, vì thế Nhà máy đã
mạnh dạn nghiên cứu sản xuất các loại phụ tùng phục vụ cho ngành sản xuất xi măng
như: đúc và gia công các loại bulông, răng cào bằng thép hợp kim chịu nhiệt và mài
mòn cao. Bên cạnh đó Công ty còn thiết kế các loại răng gầu xúc bằng hợp kim phục vụ
cho các ngành khai thác than, mía đường, thủy lợi.
Đầu năm 1995, Nhà máy Cơ khí Xây dựng số 5 đổi tên thành Công ty Cơ khí
Xây dựng số 5 thuộc Tổng công ty Cơ khí xây dựng. Ngoài những sản phẩm hợp kim
Công ty đã đầu tư công nghệ, kỹ thuật sản xuất các mặt hàng kết cấu thép phục vụ cho
nghành xây dựng và sản xuất các loại dầm siêu trường siêu trọng đạt chất lượng cao,
được khách hàng chấp nhận và tin tưởng.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi sở hữu các
doanh nghiệp Nhà nước, Công ty chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ
phần theo quyết định số 1451/QĐ- ĐMQLDN ngày 31/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng. Đại hội cổ đông thành lập Công ty được tiến hành vào ngày 27/3/1999 và Công


ty bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ ngày 1/4/1999. Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 055922 ngày 17/2/1999 do Sở kế hoạch và Đầu tư hà Nội cấp.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội Đồng Quản Trị
PTGĐ Kinh Doanh
PTGĐ Sản
Xuất
T.P Đầu Tư
Tổng Giám Đốc
T.P Tài chính -Kế Toán
Phòng Tổng Hợp
Giám Đốc XN Đúc
Giám Đốc XN Cơ khí
Giám Đốc XN XD
Ban Kiểm Soát
Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban trực thuộc Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của
Công ty, quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần, quyết định mức cổ tức hàng
năm; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị; quyết định sửa đổi Điều
lệ Công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các quyền khác theo quy định.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị Công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, quyết định chiến lược và kế hoạch
phát triển kinh doanh hàng năm của Công ty, quyết định phương án đầu tư và dự án đầu
tư của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát Công ty
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá
công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc theo đúng các qui

định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông;
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài
chính. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
Chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc Công ty
Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo
pháp luật của Công ty. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực
hiện kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư của Công ty và chịu sự giám sát của
Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Chức năng, nhiệm vụ của các Phó Tổng giám đốc
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất giúp việc Tổng Giám đốc điều hành
việc tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ sửa chữa theo hợp đồng Công ty ký với khách
hàng.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh giúp việc Tổng Giám đốc trong công
tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, nghiên cứu và mở rộng thị trường
cung cấp dịch vụ.
Phòng tổng hợp
Có nhiệm vụ: tham mưu, giúp Ban điều hành, giải quyết một số việc:
+ Đề xuất phương án quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, phòng ban của công ty
+ Đề xuất các chức danh quản lý, tuyển dụng, nâng lương, kỷ luật, khen
thưởng… đối với cán bộ, công nhân lao động theo phân cấp quản lý lao động
+ Lập kế hoạch lao động tiền lương trên cơ sở kế hoạch lao động của Công ty
theo năm, quý
+ Giải quyết mọi chế độ chính sách liên quan đến người lao động
+ Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: an ninh, đón tiếp khách, an
toàn lao động, vệ sinh lao động….

Phòng tài chính- kế toán
Chịu trách nhiệm về công tác, tài chính, kế hoạch, tổ chức công tác kế toán- tài
chính trong Công ty:
+ Lập kế hoạch tài chính toàn công ty và các dơn vị phụ thuộc, xây dựng kế
hoạch sử dụng vốn, kế hoạch nguồn vốn, đáp ứng vốn cho SXKD, cho đầu tư xây dựng
cơ bản và kế hoạch phát triển chung của công ty
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm
+ Giải quyết các vần đề tài chính của công ty: chi phí, vay nợ, huy động vốn,
giao dịch Ngân Hàng….đảm báo các hoạt động của Công ty có hiệu quả
Phòng đầu tư và phát triển thị trường
Tham mưu, tư vấn, đề xuất với HĐQT Công ty trong việc xây dựng chiến lược
phát triển đầu tư, phát triển thị trườn mới để HĐQT Công ty xem xét quyết định.
Đề xuất mô hình quản lý, tổ chức khai thác dựu đẩm bảo mang lai hiệu quả, mục
tiêu ban đầu đặt ra, từng bước xây dựng mô hình hoạt động đầu tư của Công ty, coi lĩnh
vực đầu tư phát triển là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao tạo bước phát triển
đột phá của Công ty.
Xây dựng kế hoạch phát triển thuơng hiệu; duy trì thị trường sẵn có vaf phát
triển thị trường mới trong đó có thị trường nước ngoài
Các xí nghiệp trực thuộc Công ty
* Xí nghiệp Cơ khí luyện màu
Gia công các loại kết cấu thép tiêu chuẩn, phi tiêu chuẩn
Sản xuất phụ tùng, thiết bị cho các Nhà máy xi măng và khai thác mỏ
Hoàn thiện các công nghệ, các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao
* Xí nghiệp Đúc
Chế tạo các sản phẩm đúc theo yêu cầu của khách hàng, hợp đồng
Đầu tư và nghiên cứu các loại sản phẩm đúc có chất lượng, tính kỹ thuật và có
giá trị cao cạnh tranh trên thị trường
* Xí nghiệp Xây dựng
Có nhiệm cụ là thi công các công trình xây dựng và dân dụng theo các hợp đồng
và các dự án đã trúng thầu.

2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, lắp đặt và bảo hành các lọaị máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây
chuyền thiết bị cho: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông, thủy lợi, chế biến
nông, lâm sản, thiết bị bảo vệ môi trường và vệ sinh đô thị, nông thôn, thiết bị nâng vận
chuyển. Sản xuất, kinh doanh: phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại đen, kim loại màu, các
loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm cơ khí và các sản phẩm khác phục vụ cho công
nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng.
- Kinh doanh, đầu tư phát triển nhà và cơ sở hạ tầng
- Nhận thầu xây lắp các công trình, kết cấu xây dựng, các máy móc thiết bị
điện, nước, điện lạnh cho các ngành: xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, chế
biến nông, lâm sản và vệ sinh đô thị, nông thôn....
- Đại lý tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu: các máy móc thiết
bị, các sản phẩm cơ khí và các sản phẩm khác… phục vụ xây dựng, công nghiệp, nông
nghiệp và tiêu dung.
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty
- Máy móc, thiết bị xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, vệ sinh môi
trường, máy nâng vận chuyển.
- Các sản phẩm vật liệu xây dựng, công trình xây dựng, kết cấu thép và cấu kiện xây
dựng
- Các kết cấu thép tiêu chuẩn, phi tiêu chuẩn cho công nghiệp, xây dựng, nông
nghiệp, chế biến và tiêu dùng.
- Các sản phẩm đúc hợp kim bằng kim loại đen, kim loại màu chất lượng cao.
2.1.4. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động
Năm Tổng Theo thời hạn lao
động
Trình độ chuyên môn, lành nghề
nhân viên chính thức
Theo giới tính theo hợp
đồng chính thức

Tạm
thời
Dài hạn Kỹ sư Trung cấp - Cao
đẳng
Nam Nữ
2007 348 183 165 80 85 132 35
2008 356 204 152 89 63 118 34
2009 376 221 155 94 45 109 30
(Nguồn: Phòng Tổng Hợp)
Lao động trong danh sách là những lao động ký hợp đồng với Công ty và có lưu
giữ hồ sơ. Chiếm đa số là lao động nam: do đặc điểm của ngành cơ khí xây dựng đòi
hỏi có chuyên môn cao riêng. Nữ nhân viên chủ yếu phụ tách công tác văn phòng
Số cán bộ có trình độ đại học chiếm chỉ hơn 50%trong năm 2006 đã tăng lên
chiếm hơn75% trong năm 2009, thấy được trình dộ tay nghề của Công ty đã được nâng
lên. Số lao động phổ thông của công ty hầu hết là được thuê mướn và được ký hợp
đồng thời vụ. Có việc như vây là do đặc điẻm riêng của ngành xây dựng. số hợp đồng
thay đổi theo mùa và không liên tục nên Công ty đã quyết định sử dụng trực tiếp sản
xuất, xây lặp là lao động thời vụ trả lương theo hình thức khoán. Do chính vì việc lao
động thời vụ thay đổi thường xuyên đã gây ra nhiều khó khăn trong chất lượng lao
động, ảnh hưởng tới các kế hoạch, chính sách cho người lao động nói chung và cho
công tác ĐGTHCV của người lao động2.1.5. Kết quả hoạt động của Công ty trong
vòng 3 năm 2007- 2009
2.1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh
Đối với Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 nói riêng và toàn nền kinh tê nói
chung thì năm 2008- 2009 là những năm đầy khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới,
trong đó hoạt động SXKD của Công ty cũng chịu ảnh hưởng đáng kể, khó khăn về vốn
vay, lãi suất, biến động giá cũng như công ăn viẹc làm… Đặc biệt vào cuối tháng 10
năm 2008, Công ty lại phải chịu hậu quả nặng nể của trận lụt lịch sử làm thiệt hại hàng
tỷ đồng và ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất trong vòng một tháng, tiếp tục nhiều
tháng sau đó khắc phục hậu quả. Nhận định về khó khăn và thuận lợi trong năm 2009,

để tiết kiệm chi phí, thời gian
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007-2009
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2007 Năm2008 Năm 2009
Tài sản và nguồn vốn Đồng 22.777.029.761 23.282.592.626 32.203.950.070
TSCĐ Đồng 4.274.563.946 4.731.080.491 6.351.092.285
Hàng tồn kho Đồng 6.967.698.070 7.943.012.753 12.033.318.334
Nợ phải trả Đồng 19.371.673.796 18.296.013.880 15.471.494.767
Vốn của chủ sở hữu Đồng 3.405.355.965 4.986.578.741 6.732.455.303
Doanh thu thuần Đồng 29.911.760.321 47.810.092.670 43.205.829.185
Nộp ngân sách Đồng 1.025.666.764 1.910.927.438 2.097.745.111
Lợi nhuận sau thuế Đồng 517.962.953 918.755.771 985.200.264
Tiền lương bình
quân(người/ tháng)
Đồng 1.700.000 2.050.000 2.600.000
Lao động hợp đồng chính
thức
Người 165 152 155
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán )
2.1.5.2. Một số công tác khác
Trên cơ sở đánh giá thị trường và năng lực kinh doanh của từng xí nghiệp, tiến
hành xây dựng kế hoạch hàng năm của Công ty sát với tình hình thực tế; công tác quản
lý điều hành đã có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất từ ban lãnh đạo Công ty đến các
đơn vị cơ sở.
Mặc dù các xí nghiệp của công ty hoạt động trên cơ chế hoạch toán độc lập báo
sổ. Mọi hoạt động của các xí nghiệp đều phải thông qua sổ sách cua công ty, các khoản
vay, nợ, huy động nguồn vốn đều phải báo cáo lại hàng tháng, quý, năm lên Công
ty.Nhưng không vì vậy mà các xí nghiệp đều dựa dẫm, ỷ lại mà tranh thủ sự giúp đỡ,
tạo điều kiện của Công ty, tham gia các hợp đồng kinh tế, thực hiện chủ trương mở rộng

thị trường… tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm, tiến tới đủ khả năng nhận thầu các công
trình có giá trị lớn. Tranh thủ các mối quan hệ đã làm từ trước đến nay của Công ty để
nâng cao doanh thu cho từng xí nghiệp của mình nói riêng và toàn thể Công ty nói
chung.
Để có thể nâng cao nâng suất lao động cũng như chất lượng đôi ngũ công nhân
viên lao động, trong các năm vừa qua, Công ty có kết hợp với các trường đào tạo dạy
nghề tổ chức đào tạo và giảng ạy một số môn về cơ khí để có thể nâng cao chất lượng
của cong nhân viên của Công ty cũng như thu hút và phát hiện các nhân tài để có thể có
được các chương trình và trọng dụng nhân tài một cách hợp lý.
Công tác đầu tư là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để có thể nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh và phát triển Công ty trong các chặng đường phát triển. Do đó,
công tác đầu tư được ban lanh đạo Công ty hết sức chú trọng.Công tác đầu tư của công
ty năm 2007- 2009 chú trọng 2 nôi dung chính đó là:
- Xây dựng kế hoạch sử dụng và khai thác mặt bằng Công ty: do xác định đất đai
là tài sản lớn của Công ty, nên trong những năm vừa qua thực hiện Nghị quyết của Đại
hội cổ đông Công ty đã đầu tư khai thác quỹ đất đưa vào tham gia SXKD bằng hình
thức liên kết. liên doanh để tăng doanh thu của Công ty. Đến nay, Công ty đã khai thác
sử dụng được >80% diện tích mặt bằng.Tuy vậy còn chưa tập trung và chưa có hiệu quả
cao
- Đầu tư phát truển và mở rộng sản xuất: Cùng với kế hoạch của các dự án lớn
nhằm nâng cao và thay đổi vị thế của Công ty, Công tác đầu tư phát triển mở rộng sản
xuất tăng trưởng hàng năm rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi cổ đông và đời sống
người lao động trong Công ty. Vì vậy hàng năm Công ty luôn có kế hoạch đầu tư chiều
sâu, nâng cao năng lực ổn định sản xuất kinh doanh của Công ty.
Từ năm 2007- 2009, thực hiện nghị quyết của Đại hội cổ đông, HĐQT đã xây
dựng và chỉ đạo Ban điều hành tăng cường công tác tiết kiệm, tranh thủ mọi nguồn vốn
để đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị quản lý cần thiết, một phần chỉnh trang diện mạo
cảnh quan chung của Công ty, san lấp hồ ao tăng thêm diện tích sử dụng đất
Chỉ tiêu đầu tư của công ty trong 3 năm 2007- 2009
Đầu tư Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Kế hoạch 750 triệu đồng 2100 triệu đồng 4800 triệu đồng
Thực hiện 1 tỷ đồng 1029 triệu đồng 3353 triệu đồng
Tỷ lệ thực hiện so với KH 133,3 % 49,0 % 70%
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Việc Công ty không thể hoàn thành được chỉ tiêu theo kế hoạch đầu tư vào năm
2008 là do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân khách quan là chính: do vào cuối
tháng 10/2008, công ty phải chịu hậu quả nặng nề do trận lụt lịch sử trên địa bàn thành
phố Hà Nội xảy ra làm mọi hoạt động của công ty bị đình trệ trong vòng một tháng và
phải khắc phục hậu quả trong các tháng tiếp theo. Dù vậy, với sự nỗ lực vượt bậc, trong
các năm qua, Công ty đã đạt được rất nhiều kết quả đáng ghi nhận.
2.1.5.3. .Đánh giá chung kết quả hoạt động của Công ty trong 3 năm 2007-
2009
a. Thành công
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
xác định nhiệm vụ trọng tâm. Đảm bảo sản xuất và nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng
cung cấp cho ngành Xây dựng
Lãnh đạo Công ty đã cùng với các đơn vị giải quyết những khó khăn, đảm bảo
doanh số sản xuất và bán vượt kế hoạch đề ra. Các mặt hoạt động khác vẫn giữ mức ổn
định trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nắm bắt kịp thời các thông tin, sự biến động giá cả, vật tư, những Ngị Định, Chỉ
thị của Chính Phủ, các Bộ Ngành để có giải pháp cụ thể, kịp thời cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tập trung chỉ đạo trên các công trình, dự án trọng điểm, các công trình trúng
thầu giúp hoàn thnàh đúng tiến độ, chất lượng.
Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực. Hoàn thiện công tác tổ
chức cán bộ các phòng ban
b. Hạn chế
Nguồn nhân lực Công ty cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và
chuyên môn, song còn thiếu về số lượng và trình độ năng lực chưa đáp ứng được tiêu
chí và cơ chế quản lý năng động, hiện đại.

Trong cơ chế thị trường cùng với sự hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt
trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa theo kịp với sự đổi mới của khoa học
công nghệ
Công tác phân tích hoạt động kinh tế chưa được chú trọng kịp thời.

×