Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Tư tưởng triết học của j p sartre trong tác phẩm ruổi(les mouches)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.81 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƢƠNG VĂN TÍN

TƢ TƢỞNG CỦA J. P. SARTRE TRONG TÁC
PHẨM “RUỒI” (LES MOUCHES)
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH TƢỜNG

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS. TS Nguyễn Đình Tƣờng. Các nhận định nêu ra trong luận
văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn trên
cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học và bản dịch tác phẩm “Ruồi” đã
đƣợc công bố. Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học
Học viên

Vương Văn Tín


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn Đình
Tƣờng – ngƣời thầy đã giúp đỡ và hƣớng dẫn em rất tận tình trong quá trình


thực hiện đề tài nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét thiết thực của thầy
– cô phản biện đã giúp cho đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối cùng là những tình cảm biết ơn chân thành em xin đƣợc gửi tới toàn
thể các thầy cô trong khoa Triết học đã tạo điều kiện cho em đƣợc học tập, rèn
luyện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Hà Nội, tháng 1 năm 2015
Học viên

Vương Văn Tín


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
B. NỘI DUNG................................................................................................11
Chương 1.ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC . 11

J. P. SARTRE TRONG TÁC PHẨM “RUỒI”...........................................11
1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội – văn hoá cho sự hình thành
tƣ tƣởng triết học của J P. Sartre...........................................................11
1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học J. P. Sartre.........15
1.2.1. Triết học đời sống..............................................................................16
1.2.2. Hiện tượng luận của Husserl...........................................................20
1.2.3. Tư tưởng triết học hiện sinh của M. Heidegger và K. Jaspers.......25
1.3. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J. P. Sartre và tác phẩm
“Ruồi”......................................................................................................... 37
1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J. P. Sartre....................... 37
1.3.2. Tác phẩm “ Ruồi”.............................................................................40
Kết luận chƣơng 1........................................................................................ 42
Chương 2. NHỮNG TƢ TUỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA J. P.

SARTRE TRONG TÁC PHẨM “RUỒI”...................................................44
2.1. Tƣ tƣởng bản thể luận của J. P. Sartre............................................44
2.1.1. Tồn tại tự nó và tồn tại cho nó......................................................... 44
2.1.2. Hiện sinh........................................................................................... 56
2.2. Tƣ tƣởng đạo đức học của J. P. Sartre............................................ 62
2.2.1. Tự do – xuất phát điểm của đạo đức học hiện sinh của J. P. Sartre
......................................................................................................................62
2.2.2. Tiêu chuẩn về Thiện – Ác.................................................................66
2.2.3. Quan niệm về tha nhân.................................................................... 69

1


2.3. Quan niệm hiện sinh về lịch sử và nhân học hiện sinh của J. P.
Sartre...........................................................................................................73
2.3.1. Quan niệm hiện sinh về lịch sử của J. P. Sartre..............................73
2.3.2. Nhân học hiện sinh của J. P. Sartre.................................................81
2.4. Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng triết học J. P. Sartre trong
tác phẩm “ Ruồi”....................................................................................... 87
Kết luận chương 2..........................................................................................91
C. KẾT LUẬN...............................................................................................93
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 95

2


A. MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trên con đƣờng hội nhập với nên văn hoá thế giới. Ở đây vừa

phải tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại đồng thời phổ biến văn hoá dân
tộc ra với thế giới đã trở thành một yêu cầu tất yếu. Trong sự đa dạng của các nền
văn hoá thế giới nổi bật lên nền văn hoá phƣơng Tây đã hình thành và phát triển từ
rất sớm mà thành quả nổi bật của nó là một nền văn minh kỹ thuật nâng cao chất
lƣợng đời sống xã hội. Tồn tại xã hội có những thay đổi căn bản về mọi mặt. Sự
thay đổi này không ngoại trừ lĩnh vực triết học. Triết học là lĩnh vực thuần khiết và
trong sáng nhất phản ánh tồn tại mọi mặt của sự biến đổi. Các nhà triết học phƣơng
Tây hiện đại đều đi tìm những phƣơng hƣớng khác nhau để lý giải đâu là những
căn nguyên bản thể. Triết học phƣơng Tây hiện đại lấy con ngƣời làm đối tƣợng
trung tâm. Với nhiều trào lƣu mới ra đời nhƣ: Phân tâm học, chủ nghĩa Tômát mới,
trƣờng phái Frankfurt, Hiện tƣợng luận, chủ nghĩa Hiện sinh....Ở đây triết học đi
khám phá những góc khuất của con ngƣời
mà triết sử trƣớc đây, triết gia đã vô tình hay hữu ý gác qua một bên để khám phá
cái lý trí mà hiền nhân coi là vạn năng, với tham vọng thông qua đó có thể thâu tóm
đƣợc toàn bộ vũ trụ này. Nhƣng rồi, ngƣời ta dần nhận ra đƣợc cái phần duy lý ấy
của con ngƣời cũng không giúp cho cuộc sống nhân sinh con ngƣời bớt đi nỗi khổ
đau trần thế. Sự khủng hoảng đó bộc lộ rõ trong thế kỷ XX với hai cuộc chiến tranh
tàn khốc là chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai và nhiều cuộc chiến tranh cục bộ,
nội chiến đã diễn ra, đẩy con ngƣời vào cái chết và sự sợ hãi. Tồn tại của con ngƣời
thật mong manh và vô lý, thật đáng “Buồn nôn”, “Phi lý” nhƣờng nào. Câu hỏi
Con ngƣời là gì ? mà Kant đặt ra, bây giờ đƣợc thay bằng: Tôi là ai ?. Câu hỏi ấy
đƣợc đặt ra thành vấn đề căn bản trong tâm thức mỗi một con ngƣời có lƣơng tâm,
đòi hỏi ở triết gia phải đƣợc giải quyết theo những cách thức nhất định thông qua
những kinh nghiệm cụ thể của con ngƣời cụ thể.

3



Những vấn đề lớn của triết học truyền thống nhƣ; bản thể luận, nhận thức
luận, đạo đức học, nghệ thuật…vốn mang trong nó những hạn chế nhất định. Bởi
hậu quả của tham vọng mong muốn giải thích tất cả mọi hiện tƣợng để đi tới
một bản chất minh xác nhƣ toán học, logic hình thức làm, đã không thực hiện
đƣợc. Những công trình nghiên cứu đó đã phác hoạ một bản đồ triết học trải
rộng, bao la, xuyên qua mấy nghìn năm lịch sử. Nhƣng thực tế thì chính thành
quả này lại ngày càng bao la hơn, xa hơn, so với tham vọng ban đầu, thách thức
ngày một lớn hơn đối với tồn tại ngƣời. Yêu cầu bây giờ phải tìm lại cái phần
thiếu xót kia mới mong mơ mộng tới một chân lý hoàn toàn.
Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh vô cùng đồ sộ, những
công trình ấy hầu nhƣ đã bóc trần đƣợc hầu hết các mặt, cạnh, góc của chủ
nghĩa hiện sinh trên phƣơng diện văn bản học. Thực tế thì chủ nghĩa hiện sinh là
một: Tâm tính xác định của con ngƣời phƣơng Tây hiện đại. Vậy thì dù ở
phƣơng Tây hay phƣơng Đông thì hoạt động tinh thần luôn là vấn đề khó lý giải
nhất nếu không muốn thừa nhận là huyền bí.
Triết học của J. P. Sartre là một trong những trào lƣu triết học hiện đại ảnh
hƣởng sâu rộng tới quần chúng nhân dân bởi nó là sự phản ứng thiết thực, hiện
hữu của đời sống con ngƣời khủng hoảng. Ông là một trong những ngƣời trụ cột
chính của phong trào hiện sinh nói chung và hiện sinh Pháp nói riêng. Bản thân
Sartre là một triết gia có sức quấn hút trong giới thanh ,thiếu niên. Những quan
điểm triết học của ông đã động chạm tới tâm tính xác định của bộ phận ngƣời
tƣơi trẻ, mới mẻ này. Ông nhƣ là ngƣời cha đỡ đầu, ngƣời dẫn đƣờng cho một
thế hệ ngƣời cảm nhận đƣợc sự mong manh của cuộc đời bởi cái chết, bệnh tật,
trật tự, luân lý…đang đe doạ.
Những sáng tác của Sartre rất đồ sộ và đa dạng nhiều thể loại: luận thuyết
triết lý; hồi ký; tiểu luận văn nghệ hay chính trị; kịch có luận đề,... phản ánh
nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội.Trong đó kịch có luận đề là một
trong những thể loại sở trƣờng và có đóng góp quan trọng cho nghệ thuật, triết

4



học nhân loại. Vở kịch “Ruồi” là một sáng tác đầu tay của ông mang trong nó
nhiều giá trị triết học cơ bản nhƣ: Bản thể luận, đạo đức học, triết học lịch sử,
nhân học hiện sinh…, đƣa triết học vào mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi nhân vật và
lời thoại trong “Ruồi” đều mang lại cảm xúc, ƣu tƣ…về thân phận làm ngƣời.
Con ngƣời theo ông đều có thể là trở thành cái mà mình muốn thông qua một
hành động đích thực theo quy luật nội tại của cảm xúc. Con ngƣời hoàn toàn tự
do vì chính con ngƣời tuỳ theo hoàn cảnh mà có cách ứng xử phù hợp với chính
mình và tha nhân. Nhân vật chính của vở kịch là Orextơ đã phát hiện ra bản chất
tự do của thân phận làm ngƣời để thông qua đó dậy cho dân chúng thành bang
Argox biết đƣợc sự thiêng liêng đó của con ngƣời, thức tỉnh những con ngƣời
đang chìm đắm trong trật tự và nguỵ tín bằng một hành động đích thực nhƣ là
hình thức dấn thân của tự do mà sự biểu hiện của nó chính là một sự lựa chọn
của riêng mình.
Với những lý do trên đây tôi chọn đề tài “Tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre
trong tác phẩm “Ruồi” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. (Kịch “Ruồi” đã
đƣợc dịch giả Châu Diên dịch và năm 2006 đƣợc nhà xuất bản sân khấu phát
hành).
2.

Tình hình nghiên cứu
Chủ nghĩa hiện sinh nói chung và triết học hiện sinh của J. P. Sartre nói

riêng đã đƣợc đông đảo các học giả trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam biết tới.
Tuy nhiên ở nƣớc ta do đặc thù chính trị, những tác phẩm của Sartre trong một
thời gian dài của lịch sử chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Gần đây do yêu cầu
của thời ký đổi mới, hội nhập với nền văn hóa thế giới đã đƣợc quan tâm nghiên
cứu rộng hơn, vì vậy các tác phẩm của Sartre hầu nhƣ đã đƣợc dịch hết sang
tiếng Việt.

Trần Thái Đỉnh trong tác phẩm “Triết học hiện sinh”(1967). Nxb Văn học,
2012 đã phân tích nhiều quan điểm về bản thể luận của J. P. Sartre. Với một ngòi
bút sâu sắc, với kinh nghiệm bản thân tác giả. Trần Thái Đỉnh coi J. P. Sartre là

5


một tác gia chƣớng nhất đƣơng thời. Theo tác giả, Sartre đã có một vũ trụ quan
vô thần, tất cả là phi lý. Các tƣ tƣởng căn bản của Sartre nhƣ “ Tha nhân ”, Dự
phóng”, “ Tồn tại tự nó” “Tồn tại cho nó”…đƣợc trình bày cô đọng có sức
cuốn hút trên cơ sở tính ý hƣớng (Dự phóng) nguyên lý căn bản của hiện tƣợng
học. Ngoài ra ông còn làm rõ hơn quan niệm về cái nhìn nhƣ là những vấn đề cơ
bản về tha nhân. Song, những quan niệm ấy đều là những mâu thuẫn không có sự
hoà hợp và kết luận “đời là những đam mê vô ích”.
Lê Thành Trị với: Lược khảo “Hiện tượng luận về hiện sinh” xuất bản năm
1974 đã tập trung vào những vấn đề cơ bản mà triết học J. P. Sartre quan tâm: Ý
thức, tha nhân, thƣợng đế…Lê Thành Trị khẳng định bản thể luận của Sartre đều
tiến tới hƣ vô. Lê Thành Trị đã vạch ra những quan điểm cơ sở để Sartre coi vấn
đề tồn tại ngƣời mới là đáng nghiên cứu. Đó là quan điểm có một ý thức siêu
hiện tƣợng tồn tại, cái tạo nên ý hƣớng tính. Qua phân tích ý thức Sartre thấy
trong nhận thức của mình ý thức là trực tiếp, ý thức là kích thƣớc hữu siêu hiện
tƣợng của chủ thể. Trên cơ sở đó, Sartre nhìn nhận mọi cái khác con ngƣời chỉ
nhƣ là một dụng cụ, một ảo tƣởng của con ngƣời.
Dƣới cái nhìn phê phán, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong cuốn “Phê phán văn
học hiện sinh chủ nghĩa”( Nxb. Văn học, Hà Nội 1978) đã trình bày những
nguồn gốc, triết gia, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh. Trong công trình
phê phán này tác giả đã có những đánh giá về vai trò và vị trí của J. P. Sartre
trong phong trào hiện sinh. Về quan điểm tự do trong tƣ tƣởng của mình ông đã
trích dẫn những luận cứ tƣ tƣởng có trong tác phẩm “Ruồi”. Ngoài ra tác giả còn
trình bày các phạm trù chính nhƣ: Tha nhân, Cái phi lý, Hư vô, Buồn nôn, Lo

âu.
Về tác phẩm Ruồi, Tác giả, Trần Thiện Đạo trong cuốn sách mang tựa đề “
Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc”(Nxb. Tri thức, 2001) đã trình bày hầu
hết các góc độ của trƣớc tác Ruồi và tác giả Sartre. Tuy nhiên công trình của ông
mới chỉ dừng lại ở tính văn học, chƣa đƣa ra đƣợc những quan điểm cơ bản

6


nhất về tƣ tƣởng triết học một cách thật sự rõ ràng. Đáng chú ý hơn là Trần
Thiện Đạo còn chỉ ra những điểm sai trong cách dịch của Phùng Thăng.
Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo, Đỗ Minh Hợp, trong “Giáo trình triết học phương
Tây hiện đại” (Khoa triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học khoa
học xã hội và nhân văn Hà Nội, năm 2009). J. P. Sartre đƣợc nhìn nhận nhƣ là
một ngƣời đi tiên phong phát triển chủ nghĩa hiện sinh. Với những tƣ tƣởng
nhƣ: Bản thể luận, đạo đức học, quan niệm về hiện sinh lịch sử, quan niệm về
thực tiễn, quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, nhân học hiện sinh,
khái niệm chỉnh thể hoá. Những vấn đề đƣợc trình bày thật sự trở thành cơ sở để
đi vào những tác phẩm cụ thể của J. P. Sartre.
Tạp chí triết học số 11/2005 đăng tải bài viết của tác giả Đỗ Minh Hợp “
Tư tưởng đạo đức của J. P. Sartre”. Tác giả tập trung phân tích khái niệm về tự
do trên cơ sở coi hiện sinh là hƣ vô, là lựa chọn trong tình huống cụ thể. Đây là
nguyên lý cần quán triệt khi nghiên cứu tƣ tƣởng đạo đức học của J. P. Sartre.
Theo tác giả tự do là một lựa chọn và tạo nên những khả năng của mình, phân
biệt tồn tại với cái hiện hữu. Ông đã đƣa ra định nghĩa tự do là sự tự chủ lựa
chọn. Trong đó tự do gắn liền với trách nhiệm, phù hợp với lƣơng tâm. Tuy
nhiên trách nhiệm đó gắn với tồn tại của ngƣời là sợ hãi, lo âu trƣớc mỗi tự do
lựa chọn của mình. Tác giả đã phân biệt tự do theo nghĩa triết học và tự do theo
nghĩa luật học. Đây là những tƣ tƣởng cơ bản về đạo đức học của J. P. Sartre.
Đặng Hữu Toàn trong bài viết: “Về chủ nghĩa hiện sinh vô thần của J.

P.Sartre” in trong cuốn “Những vấn đề triết học phương tây thế kỷ XX” ( kỷ yếu
hội thảo quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007). Theo tác giả, J. P. Sartre
lấy tự do của con ngƣời làm trung tâm xuất phát điểm của mọi quan điểm về đạo
đức học, là phạm trù để phân biệt tồn tại ngƣời với cái hiện hữu. Tự do là bản
chất của mọi hành vi con ngƣời, hành vi khởi thuỷ của mọi tồn tại, là khả năng
tồn tại duy nhất của con ngƣời. Với tự do của mình con ngƣời tạo nên bản chất
của chính mình. Lựa chọn là khả năng vinh quang của con ngƣời hiện sinh, bởi

7


nó phân biệt tồn tại ngƣời với mọi cái hiện hữu trong vũ trụ. Nhƣng tự do chỉ là
điểm xuất phát của tồn tại ngƣời thông qua đó tiến hành các hoạt động thực tiễn
vì vậy tự do phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Tập thể tác giả, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh. Trong
cuốn sách mang tựa đề “Đại cương lịch sử triết học phương tây hiện đại cuối
thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX” (Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm
2008). Ngoài việc lƣợc khảo những quan niệm chính của J. P. Sartre về triết học
có trong các tác phẩm cơ bản nhƣ “ Buồn nôn”, “Tồn tại và thời gian”, “Chủ
nghĩa hiện sinh – đó là chủ nghĩa nhân đạo”, “Phê phán lý trí biện chứng”. Tập
thể tác giả đã khái quát và phân tích những tƣ tƣởng về: Bản thể luận ý thức,
quan hệ giữa tồn tại và ý thức dưới góc độ hiện tượng học, triết học xã hội, triết
học cách mạng, tư tưởng đạo đức học. Qua đó đã đánh giá những giá trị và hạn
chế của tƣ tƣởng J. P. Sartre. Đây là một công trình khái quát toàn bộ tƣ tƣởng
của Sartre.
Phần riêng tác phẩm “Ruồi”, tác giả Bùi Thị Tỉnh đã đăng tải trên tạp chí
triết học, số 2 /1997 với tựa đề “Vấn đề tự do trong “Ruồi” của J. P. Sartre”.
Trên cơ sở phân tích tác phẩm, theo tác giả bài viết thế giới quan của Sartre
đƣợc kết tinh ở khái niệm “Tự do”. Khi lấy con ngƣời làm trung tâm thì tự do là
vấn đề then chốt là hạt nhân của toàn bộ tƣ tƣởng của ông. Tự do là tự do tuyệt

đối ở con ngƣời, tự do này là phi duy lý, tuyệt đối nằm ở ngoài mọi quy luật
nhân quả. Sự lựa chọn là một cách thể hiện của tự do.
Nguyễn Thị Nhƣ Huế trong luận văn thạc sĩ của mình: Quan niệm đạo đức
học trong chủ nghĩa hiện sinh(2007) đã phân tích những phạm trù cơ bản của
chủ nghĩa hiện sinh nhƣ: Quan niệm về thiện và ác, về trách nhiệm, lƣơng tâm,
tội lỗi, không trung thực và sự hèn nhát đồng thời cũng đã đƣa ra những đánh
giá về giá trị và hạn chế của đạo đức học hiện sinh. Công trình cuả tác giả đã
đánh giá tổng quan về chủ nghĩa hiện sinh trên bình diện đạo đức học.

8


Tác giả vừa làm công việc khảo sát lại các công trình nghiên cứu cơ bản về
triết học hiện sinh J. P. Sartre qua những nhà nghiên cứu trứ danh nhất xuất hiện


Việt Nam. Trong đó, có ngƣời đã tồn tại với thời gian, có những ngƣời còn

đang miệt mài với những suy tƣ, trăn trở về con đƣờng triết học. Nhƣng dẫu
còn hay đã mất thì những nghiên cứu này sẽ còn là tài liệu quý giá làm cơ sở để
những ngƣời say mê đi vào những nẻo đƣờng mới mẻ của triết học J. P. Sartre
đang đón chờ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các công trình trên đây, tác
giả đã kế thừa những giá trị để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình…
3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Mục đích của luận văn là phân tích làm rõ những tƣ tƣởng triết

học cơ bản của J. P. Sartre trong tác phẩm “Ruồi”, từ đó đƣa ra đánh giá về
những giá trị và hạn chế của chúng.

Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội –văn hoá và tiền đề
lý luận cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre trong tác phẩm
“Ruồi”
Thứ hai, khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của J. P. Sartre và tác phẩm
“Ruồi”.
Thứ ba, làm rõ những nội dung tƣ tƣởng triết học cơ bản của J.P. Sartre
trong tác phẩm “Ruồi”.
Thứ tư, đƣa ra đánh giá những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng triết học J.P.
Sartre trong tác phẩm “Ruồi”.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên sự biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội, dựa trên mối quan hệ thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

9


Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp, phƣơng pháp logic và lịch sử, phƣơng pháp so sánh và một số
phƣơng pháp khác.
5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những tƣ tƣởng triết học cơ bản của J.

P. Sartre trong tác phẩm “Ruồi”.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, phân tích một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết

học J. P. Sartre trong tác phẩm “Ruồi” nhƣ: tƣ tƣởng bản thể luận, tƣ tƣởng
đạo đức học, quan niệm hiện sinh về lịch sử, nhân học hiện sinh.
6.

Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu và trình bày các tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre

thông qua tác phẩm “Ruồi”. Trên cơ sở đó tìm hiểu tình hình triết học phƣơng
Tây hiện đại nói chung và triết học J. P. Sartre nói riêng; trình bày những tƣ
tƣởng triết học của Sartre, phát huy những giá trị tích cực và hạn chế trong tác
phẩm “Ruồi”.
7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Lý luận: Luận văn làm sáng tỏ các tƣ tƣởng triết học của J. P. Sartre trong

tác phẩm “Ruồi”, có giá trị làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu
về Sartre .
Thực tiễn: Luận văn trên cơ sở làm rõ những tƣ tƣởng triết học của J. P.
Sartre, chỉ ra phƣơng pháp luận cho việc giải quyết, khắc phục sự khủng hoảng
về mặt tinh thần con ngƣời hiện đại.
8. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm hai chƣơng, bảy tiết.

10


B. NỘI DUNG
Chương 1

ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
J. P. SARTRE TRONG TÁC PHẨM “RUỒI”
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chỉ ra quy luật cơ bản của đời sống Xã hội là:
Mọi quy luật của ý thức xã hội chỉ đƣợc ra đời trên một tồn tại xã hội nhất định
và bị quy định bởi chính tồn tại xã hội đó. Chính vì thế những tƣ tƣởng triết học
của bất kỳ trƣờng phái nào cũng không ngoài quy luật này. Tồn tại xã hội không
phải là cái gì khác hơn là những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và tƣ tƣởng,
những yếu tố tạo nên sự hình thành, phát triển của các tƣ tƣởng triết học. Tƣ
tƣởng triết học của J. P. Sartre cũng không đƣợc ra đời từ hƣ vô mà nó cũng
đƣợc hình thành trên cơ sở những học thuyết triết học khác của các bậc tiền bối
của ông nhƣ: S. Kierkegaard, M. Heidegger, K. Jaspers, E. Huserl ...và nhiều
trào lƣu triết học chống chủ nghĩa duy lý khác trong thời kỳ phát triển của triết
học phƣơng Tây hiện đại.
1.1.

Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội – văn hoá cho sự hình thành tƣ

tƣởng triết học của J P. Sartre
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
Sự khủng hoảng của kinh tế - chính trị - xã hội với cuộc cách mạng khoa học –
kỹ thuật. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây bƣớc
vào thời kỳ huy hoàng của nó. Cuộc cách mạng công nghiệp và sau đó là cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ - viễn thông đã làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất
phƣơng Tây. Những thành quả về mặt kinh tế đã gây ảnh hƣởng mạnh mẽ tới chính
trị, văn hóa tƣ tƣởng của thời đại. Con ngƣời cơ hồ đƣợc sống trong những lợi ích
tiện nghi vật chất, không còn tình trạng đói ăn, thiếu mặc đe doạ thƣờng ngày, cuộc
sống đƣợc cải thiện rõ ràng. Nhƣng, những thành quả này cũng không làm cho con
ngƣời bớt khổ mà trái lại càng làm tăng thêm những mâu thuẫn xã hội. Biểu hiện
của những mâu thuẫn này là hai cuộc chiến tranh


11


thế giới thứ nhất và thứ hai. Đấu tranh chính trị, đấu tranh văn hóa cũng rầm rộ
nổ ra ở Mỹ, Pháp...Cũng trong điều kiện xã hội nhƣ vậy nhiều trào lƣu triết học
đã ra đời để chống lại chủ nghĩa duy lý đã lâm vào khủng hoảng nhƣ: Triết học
hiện sinh tin lành của S. Kierkegaard, triết học đời sống của Bergson, Nietzsche,
chủ nghĩa nhân vị, phân tâm học Freud. Nhƣ một lời phản kháng mạnh mẽ về
tồn tại xã hội đƣơng thời, chủ nghĩa hiện sinh đi vào cuộc sống con ngƣời thành
một quy luật tất yếu. Con ngƣời nhận ra tính phi nhân tính của lịch sử khi mà
những mâu thuẫn xã hội không thể nào điều hoà đƣợc. Cơ cấu xã hội bị đảo lộn,
kinh tế điêu tàn, chính trị trở thành trò ảo thuật của giai cấp tƣ sản.
Sự ứng dụng khoa học – kỹ thuật đã làm cho đời sống vật chất đƣợc đáp
ứng. Lao động chân tay, thủ công đã trở thành quá khứ đau thƣơng. Máy móc
thay thế vào đó nhƣ là một phép mầu. Tất cả những điều đó bắt buộc con ngƣời
phải tƣ duy theo một lộ trình mới và đặt tƣ duy đó lên trên hết thảy. Tƣ duy lý
tính nhƣ là một vị Thƣợng đế tạo dựng nên một xã hội công nghiệp và nhanh
chóng bảo an cho tồn tại ngƣời hết hiệu lực. Đây, hầu nhƣ là điều kiện cơ bản
của chủ nghĩa lạc quan đang thống trị trở nên vô nghĩa. Và rồi, những giá trị cổ
truyền bị nhạt phai, quan hệ xã hội trở nên tan vỡ. Nhƣ vậy, những thay đổi của
kinh tế tƣ bản đã làm thay đổi hầu nhƣ toàn bộ mọi mặt của đời sống xã hội.
Toàn bộ phƣơng Tây có một diện mạo mới. Cái diện mạo phi nhân tính, hạn chế
mọi mặt đời sống tinh thần con ngƣời vốn yếu đuối và mong manh. Trƣớc
những thay đổi này con ngƣời phƣơng Tây suy tƣ về chính mình, cuộc đời
mình. Những kinh qua của cuộc đời nghiễm nhiên trở thành mối bận tâm chính
đáng nhất của công cuộc tái thiết này.
Song, sự phát triển của kỹ thuật – công nghệ ngày càng tỷ lệ nghịch với tinh
thần của con ngƣời, những giá trị đạo đức không còn đƣợc coi trọng trƣớc sức
mạnh của đồng tiền và quyền lực. Tin tƣởng vào công năng của khoa học - kỹ
thuật, tồn tại ngƣời có thể mất dần đi những khả năng thông hiểu với tha nhân,

đánh mất các giá trị thẩm mỹ, thiện, ác …. Đó là toàn bộ những thay đổi và cái

12


giá phải trả cho lý tính tƣ biện. Những quan hệ xã hội vốn vô cùng phức tạp nay
lại trở nên phức tạp hơn, hệ thống chính trị, tổ chức đảng phái, giáo hội tôn giáo
có những phƣơng thức hoạt động sát sao tới đại chúng. Để có thể quản lý xã hội
các đảng phái, tổc chức chính trị - xã hội, tôn giáo này đã sử dụng bộ máy nhà
nƣớc nhƣ một công cụ độc quyền đứng trên mọi giai cấp. Bộ máy nhà nƣớc này
nhân danh nhân dân thực hiện những quyền lực đặc ân để đàn áp lại những lực
lƣợng phản kháng. Nhân dân hầu nhƣ là đã phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nuớc.
Cùng với chức năng cơ bản của nhà nƣớc là duy trì sự ổn định bình thƣờng cho
cá nhân và xã hội thì nay cái mà nhà nƣớc quan tâm hơn cả là tập trung sự đàn
áp mạnh mẽ hơn. Các tƣ tƣởng bị thu hẹp trong một bầu không khí u uất và lệ
thuộc vào chính trị độc tài để biến hầu hết các triết gia phải quan tâm tới vấn đề
chính trị. Ở triết gia lúc này đều nhấn mạnh tới việc cần thiết phải xây dựng một
nhà nƣớc mở rộng và gia tăng sức mạnh. Nhà nƣớc ngày càng có một bộ máy
quan lại chuyên nghiệp đƣợc trang bị hiện đại bằng công nghệ. Tạo thành một hệ
thống thông tin – tuyên truyền cực mạnh và hậu quả là một làn sóng phong trào
sùng bái thần tƣợng ngày càng lên cao. Nhà nƣớc có cảm tƣởng nhƣ là nuốt
chọn con ngƣời. Dân chủ và tự do trở thành một sự lố lăng, vô nghĩa. Khẩu hiệu
đặt ra bây giờ là phải phá bỏ những thành trì bao quanh con ngƣời biến con
ngƣời thành những bức tƣợng vô tri, mọi luân lý phải đƣợc suy tƣ lại để hợp
với thời đại, cần phải thiết lập lại một trật tự mới.
J. P. Sartre viết Vở kịch „„Ruồi‟‟ trong lúc quân Pháp bị quân đội Đức đánh
bại năm 1940, quân Đức tràn sang lãnh thổ Pháp bắt chính phủ Pháp phải ký hiệp
định ngừng chiến, chia nƣớc Pháp thành hai miền: miền bắc nằm dƣới sự kiểm soát
của chính phủ Đức, miền nam( tự do) do chính phủ Pháp bại trận lúc đó quản lý.
Nhƣng đến tháng mƣời một năm 1942 khi quân đội đồng minh đổ bộ lên đất châu

Phi, thì quân đội Đức bao vây và xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Pháp, chính phủ
Philippe Petain chịu làm bù nhìn cho quân đội ngoại xâm Đức. Cuộc chính biến này
dẫn tới hậu quả vô cùng thảm hại cho nhân dân Pháp: 220 000

13


ngƣời bị bắt đi trại tập trung, 750 000 ngƣời bị cƣỡng bức làm thợ không công
cho nền kỹ nghệ Đức, 10 000 ngƣời bị xử bắn. Tất cả nền kinh tế Pháp bị chi
phối, hoàn toàn phục vụ cho chính quyền Đức. Đứng trƣớc hoàn cảnh ấy nƣớc
Pháp sống trong một không khí vô cùng sôi sục. Lòng căm thù với thế lực ngoại
xâm lên cao. Phong trào chống Đức diễn ra sôi động với nhiều loại hình khác
nhau trong đó có lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng...
Điều kiện văn hoá
Khoa học – công nghệ là lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Kết tinh trong những
sản phẩm này là một hàm lƣợng tri thức thực nghiệm với giá trị thực tiễn và lý
luận cao. Nhƣng, bản chất của những sản phẩm trí năng này là các loại thiết bị
kỹ thuật và cùng với nó là đội ngũ những trí thức khoa học không ngừng đƣợc
tăng lên. Nhà khoa học miệt mài với những nghiên cứu chuyên sâu của mình,
không ngừng cải tiến và phát minh hàng loạt các sản phẩm cũng nhƣ thiết bị mới
với một tinh thần bất ngờ của công chúng. Có nhiều ngành, liên ngành mới đã ra
đời làm tăng thêm số lƣợng nhà khoa học và phát minh khoa học. Ngƣời ta đã
hân hoan chào đón chúng nhƣ những thần tƣợng sáng thế. Quả thật, một kỷ
nguyên mới đang hình thành và biến đổi nhanh chóng dƣới sự tác động của khoa
học – công nghệ. Không còn nghi ngờ gì nữa khoa học – công nghệ đã trở nên
không thể thiếu ở những con ngƣời miệt mài suy tƣ cô đơn trong thế giới này.
Khoa học – công nghệ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong
đó có vai trò quan trọng nhất là thúc đẩy nền kinh tế của toàn cầu. Vai trò của
kinh tế có thể thúc đẩy các lĩnh vực khác nhƣ xã hội, chính trị, văn hoá, giáo
dục... Mọi sự đảo lộn xã hội xét trên mọi bình diện là do yếu tố kinh tế gây nên.

Vì vậy, nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia luôn quan tâm tới phát triển kinh tế
đất nƣớc trên cơ sở đó bảo đảm sự lãnh đạo của mình.
Thế giới quan vô thần. Sự thắng thế của khoa học – công nghệ chứng tỏ thế
giới quan tôn giáo ngày càng không còn chỗ đứng hay nói đúng hơn nó đã bị hoá
thân vào một vật thể. Ngƣời ta chỉ coi những điều thiêng liêng nhất từ trƣớc tới

14


nay nhƣ: chúa, thần linh, linh hồn… chỉ nhƣ là những bức tƣợng trơ trơ, hết
phép mầu. Thần linh đã biến mất khỏi thế gian, nó đơn giản chỉ là những tín điều
tệ hại cho các con chiên ngoan đạo nhƣng ngu ngốc. Mọi sự tồn tại giờ đây đơn
thuần là những cái do con ngƣời lựa chọn và xếp đặt. Ngƣời ta phát hiện ra yếu
tố tự do của con ngƣời nhƣ là trung tâm của mọi biến cố đời sống xã hội.
Các khoa học nhân văn ra đời đều hƣớng nhãn quan của mình vào con
ngƣời. Coi con ngƣời là một kho tài nguyên vô tận không bao giờ cạn. Khoa học
xã hội và nhân văn đã phát hiện nên nhiều hạng ngƣời khác nhau trong xã hội
nhƣ: Ngƣời tự do, ngƣời nổi loạn…việc đi vào những con ngƣời này không
phải là một việc làm dễ dàng bởi bản thân con ngƣời đã mang bản tính phức tạp.
Một chiều hƣớng mới đƣợc thiết lập, đó là lấy chính mình làm đối tƣợng tƣ duy
của chính mình, làm nhƣ một việc khôn ngoan mà không phải con ngƣời bình
thƣờng nào cũng làm đƣợc. Cái tinh thần trong con ngƣời đƣợc đem ra truy vấn
dƣới những miền ƣu tƣ của chính mình. Đối tƣợng đã đƣợc Sorates khuyến
khích từ thời cổ đại “ Hãy tự nhận thức bản thân mình” đã có đất sống trong thời
kỳ hiện đại này.
Những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và văn hoá trên đây đã làm cho
ý

thức xã hội của con ngƣời phƣơng Tây hiện đại phản tƣ theo nhiều hƣớng


khác nhau. Trong đó, triết học đời sống, hiện tƣợng học và triết học hiện sinh
của M. Heidegger và K. Jasper đóng vai trò là những nguần gốc trực tiếp cho sự
ra đời và phát triển của tƣ tƣởng triết học J. P. Sartre.
1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học J. P. Sartre
Bất cứ trào lƣu triết học nào ra đời cũng có những cơ sở tƣ tƣởng của các
bậc tiền bối. Chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre nói riêng và cả phong trào hiện
sinh nói chung đều lấy con ngƣời làm trung tâm trong các tƣ tƣởng, học thuyết
của họ. Trong lịch sử triết học đã có vô số những nhà triết học quan tâm tới con
ngƣời mà tác giả tiêu biểu phải kể đến là Socrate. Triết gia cổ đại này đã nêu ra
mệnh đề có tính chất nhân loại là “ Tôi biết là tôi không biết gì cả”. Ông đã thừa

15


nhận những nghịch lý cần phải đƣợc hiểu của chính bản thân mình cũng đang
chứa chất trong đó đòi hỏi phải đƣợc làm rõ. Sự ra đời của triết học hiện sinh
hành động của J. P. Sartre phải kể tới ba nguần gốc tƣ tƣởng trực tiếp sau: Một
là,Triết học đời sống của A. Schopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson, W. Dilthey,
G. Simmel.; hai là, hiện tƣợng luận E. Husserl; ba là, chủ nghĩa hiện sinh của K.
Jaspers và M. Heidegger.
1.2.1. Triết học đời sống
Triết học đời sống ra đời đòi hỏi giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong
cuộc sống hàng ngày, nó là kết quả của sự phát triển thái quá của khoa học dẫn
tới khủng hoảng nghiêm trọng trong đời sống tinh thần con ngƣời ở cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của triết học đời sống gắn với sự phát triển của
khoa học sinh học, tâm lý học, khoa học tự nhiên… có nhiều phát minh mới
nhƣng không thể lý giải đƣợc. Khái niệm trung tâm của triết học đời sống chính
là phạm trù “Đời sống”, đây không phải là vấn đề cơ bản của triết học nhƣ trƣớc
đây quan niệm, mà là một bản nguyên tuyệt đối, vô hạn của thế giới có tính chất
tích cực, đa dạng vận động vĩnh viễn. Phƣơng pháp nhận thức của trào lƣu này

là sự cảm nhận cảm xúc, trực giác, niềm tin tôn giáo,...nhƣ là sự phản ứng trực
tiếp đối với triết học duy lý. Điều này thấy rõ trong các khái niệm của Nietzsche
tìm hiểu về “cuộc sống” và “ý chí” những khái niệm trung tâm trong triết học
của ông.... Triết học đời sống bao gồm những đại biểu tiêu biểu nhƣ: A.
Schopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson, W. Dilthey, G. Simmel.
A.

Bergson với triết học trực giác

A. Bergson (1859 – 1941) là một nhà triết học, nhà tâm lý học, nhà văn lớn
của nƣớc Pháp. Ông sớm là một ngƣời ƣu tú ngay từ những năm tháng học trò.
Năm 1878 là sinh viên của Đại học Sƣ phạm sau đó một thời gian đã trở thành
giáo sƣ của trƣờng này. Hoạt động giáo dục của ông đã vƣơn ra ngoài nƣớc
Pháp. Nghiên cứu cuộc sống của ý thức ông đi tới một quan điểm chung cho triết
học trong luận án “ kinh nghiệm về dữ liệu trực tiếp của ý thức” là: Cuộc sống

16


của ý thức thể hiện ra với chúng ta trên hai bình diện tuỳ thuộc vào việc chúng ta
lĩnh hội nó một cách trực tiếp hay là bị khúc xạ trong không gian. Đƣợc xem xét
tự thân nó những trạng thái miền xa của ý thức không có điểm nào chung với số
lƣợng; chúng là chất lƣợng thuần tuý. Chúng hoà hợp với nhau tới mức không
thể nói rằng chúng cấu thành một hay nhiều trạng thái. Thậm chí không thể
nghiên cứu chúng từ góc độ này mà không xuyên tạc chúng. Độ dài thời gian do
chúng sinh ra là độ dài thời gian mà những vòng khâu của nó không cấu thành
một tập hợp thuần tuý. Đây là một lập trƣờng có phần hơi hƣớng của học thuyết
Kant. Triết học của ông có một cái “ Tôi” tiên nghiệm hoạt động tự trị bên trong
của tồn tại ngƣời. “Có một sự thật hiển nhiên là tính tự phát sinh, tính năng động
nội tại, cái chế định tự do của ý thức và hành vi của chúng ta. Chúng ta tự do,

Bergson viết, khi hành vi của chúng ta xuất phát từ toàn bộ nhân cách của chúng
ta, khi chúng biểu thị nhân cách ấy, khi chúng có một sự tƣơng đồng không rõ
ràng với nó, một sự tƣơng đồng mà chúng ta thƣờng phát hiện ra giữa nghệ sĩ và
tác phẩm của ông ta”[7, 30]. Đƣờng hƣớng của tƣ duy là suy tƣ trên những cái
cụ thể của tồn tại, khi những lựa chọn xác định, cái không lặp lại… chỉ có hƣớng
nhƣ thế thì mới phát hiện đƣợc sự không lặp lại của hành động và thời gian khi
đó chúng ta nhận ra sự tự do đích thực. Trong một đƣờng hƣớng nhƣ vậy chúng
ta sẽ đả phá mọi tƣ duy nhân quả có trong khoa học và sự phủ định nó trong
cuộc sống nhân loại.
Trên nền tảng quan điểm về tự do A. Bergson đi tới thái độ phê phán với vấn
đề cơ bản của triết học trên cơ sở đó khảng định lập trƣờng triết học bản thể luận
của ông. Tác phẩm “ Vật chất và trí nhớ” là một cố gắng của ông nhằm đi vƣợt lên
nhất nguyên luận. Đối với A. Bergson thì cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy
tâm đều là một sai lầm nhƣ nhau. Chủ nghía duy vật sai ở chỗ là đã biến vật chất
thành vật sinh ra trong chúng ta các biểu tƣợng, nhƣng lại khác với chúng về bản
chất của mình. Còn đối với chủ nghĩa duy tâm thì ngƣợc lại coi các ý niệm, biểu
tƣợng sinh ra những vật chất vô cơ, phi lý. Truyền thống triết học

17


đã sai lầm nhƣ vậy thì cần phải làm công tác sửa sai cho triết học. Ông khẳng
định vật chất và tinh thần đều cùng tồn tại, sự tồn tại song song ấy không siêu
hình, rời rạc mà trái lại nó có mối liên hệ với nhau khăng khít, không có ƣu tiên
cho bên nào. Trí nhớ, trực giác là minh chứng cho sự liên hệ cùng tồn tại ấy.
Tâm linh con ngƣời có những khả năng khác nhƣ tình cảm, ý thức, trí tuệ,
trực giác…trong sự trái ngƣợc nhau trực giác tạo ra tính biện chứng trong thế
giới sống thì các khả năng khác nhƣ trí tuệ lại có một chức năng khác là đi sâu
vào cái Logos của thế giới tự nhiên vô cơ. Đối tƣợng của trí tuệ là thế giới vật
chất, môi trƣờng vật lý hay phần thế giới khách quan hoàn toàn không thể nắm

bắt đƣợc cái bên trong, sự phát hiện của nó ra những tính xác định, cái cứng đờ,
bất động. Tức là chỉ đạt đƣợc cái kinh nghiệm mà thôi. Trí tuệ không thể đi vào
thế giới sống động đƣợc cần phải có một khả năng khác và khả năng đó không
có gì khác là trực giác.
Trực giác, trí nhớ là điểm giao nhau giữa vật chất và tinh thần. Cả hai phái
duy vật và duy tâm đều coi trực giác đơn giản là một hành vi nhận thức của con
ngƣời. Đó là một thái độ coi thƣờng với trực giác. Theo ông thì trực giác và toàn
bộ tâm thần bị làm cho lệ thuộc vào hành động toàn vẹn, hiện thực của con
ngƣời. Trực giác là thƣớc đo năng lực hành động con ngƣời. nhờ năng lực trực
giác này con ngƣời mới tham gia vào thực tiễn lịch sử. nhờ trực giác mà con
ngƣời có thể nhận thức đƣợc bản chất của sự sống. Với khả năng của trực giác
con ngƣời có thể đột nhập vào bên trong hiện tƣợng một cách trực tiếp, không
cần liên tƣởng, lý thuyết, để thống nhất trong một bản thể. Trực giác có liên hệ
với trí nhớ trong một quá trình phức tạp, kéo dài. Trên hết trực giác phải là sự lựa
chọn và ý thức biết về sự lựa chọn này. Với quan niệm nhƣ vậy về tâm linh con
ngƣời A. Bergson đã đƣa thuyết trực giác của ông vừa là thuyết bản thể luận vừa
là một phƣơng pháp nhận thức của tồn tại mà sau này chủ nghĩa hiện sinh tiếp
thu.

18


Khái niệm cốt lõi mà nhà triết học chúng ta muốn truyền thụ tới môn đồ của
mình và ảnh hƣởng quan trọng nhất có lẽ là khái niệm “ Cuộc sống”. Ông đã
tiến hành phân tích khái niệm này. Theo sự phân tích đó thì “ Cuộc sống” là biện
chứng của vật chất và tinh thần. Nhƣng sự biện chứng này có phần đi vào chỗ
thần bí vì theo ông “Cuộc sống” là không thể nhận thức đƣợc đối với khoa học
nói chung. Cái bản chất nhất của “Cuộc sống” này chính là những vòng khâu
liên tục, nối tiếp nhau. Đó là những quá trình liên tiếp nhƣ một “Độ dài thời
gian” có động lực tạo ra bởi một “Khí thế sống” mãnh liệt.

Ông gọi trực giác là bản năng không có lợi ích thực tiễn, có ý thức với bản
thân, có khả năng suy tƣ về khách thể của mình, và mở rộng nó. Bản năng còn là
hình thức của trực giác đƣa ta vào vùng sâu của “Cuộc sống”. Nhƣng chính nhƣ
trên kia đã phân tích thì ông lại coi trực giác là một khả năng đặc biệt cho phép
ta đi vào sâu bên trong những bản chất, để hợp nhất với sự vật trong một bản thể
thống nhất. Nhƣ vậy là trực giác của ông là không mang một bản chất nào khẳng
định mà lại có những khả năng phủ định. Với vai trò phủ định nhƣ vậy thì thuyết
trực giác trở thành một công cụ luận chiến hơn là một phƣơng pháp, một đối
tƣợng mang tính chất khẳng định.
Tuy là một trực giác mơ hồ và đứt đoạn nhƣ một ngọn đèn đang tắt. Nhƣng
nhìn chung thì nó bùng lên chính vào thời điểm chúng ta nói tới những lơị ích
thiết thực của chúng ta. Trực giác là lộ ra cái “ Tôi” của chúng ta, tự do của
chúng ta, số phận của chúng ta. Tất nhiên nó có yếu ớt, lao đao. Bất chấp điều đó
thì học thuyết này của ông vẫn có tầm ảnh hƣởng mạnh mẽ đối với những quan
điểm hiện sinh. Đặc trƣng trong đó là quan niệm về tồn tại con ngƣời gắn bó
hữu cơ với giới tự nhiên. Ở đó con ngƣời không ngừng chia sẻ, khám phá thế
giới mà còn phải có trách nhiệm với vũ trụ này bằng một ý thức đong đầy khí
thế.

19


Triết học hiện sinh hành động của J. P. Sartre phát triển sau chiến tranh thế
giới thứ hai, đã tiếp thu ở những tƣ tƣởng của triết học đời sống. Tạo thành một
phong trào triết học đi vào những vấn đề quan trọng của tồn tại ngƣời.
1.2.2. Hiện tượng luận của Husserl
Edmund Husserl (8/4/1859 – 27/4/1938) là một triết gia Đức chịu ảnh
hƣởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa duy lý Descartes và chủ nghĩa duy tâm tiên
nghiệm của Kant. Với một tƣ duy số học và triết học cao, lại đƣợc làm quen với
các nhà toán học nổi tiếng nhƣ Brantanô, Husserl đã đặt lại cơ sở cho triết học

hiện đại, xây dựng một mô hình triết học chặt chẽ với tên gọi: Hiện tƣợng học,
mà J. P. Sartre đã kế tục và phát triển vinh quang.
Quan niệm về Tính ý hướng
Tƣ tƣởng trọng tâm của hiện tƣợng luận là Tính ý hướng đƣợc xây dựng
trên cơ sở bản thể luận phê phán học thuyết tiên nghiệm của Kant. Kết quả
nghiên cứu của ông chỉ ra: trong tƣ duy, ý thức bao giờ cũng chứa đựng một nội
dung; ý thức là ý thức về một cái gì; ý thức bao giờ cũng “ Hướng” về một khách
thể, nhƣ vậy ý thức có tính ý hƣớng. Tính ý hƣớng là một đặc tính cơ bản, phổ
biến của ý thức về một cái gì. Trong quá trình ấy cả sự vật và ý thức cùng tồn tại.
Không có sự vật khi không có ý thức, ý thức là ý thức về sự vật. Khi tƣ duy phải
có sự vật để tƣ duy. Tính ý hƣớng là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, là
cái “Tôi” gắn liền với khách thể. Chân lý không nằm ở tính khách quan, cũng
không nằm trong thế giới chủ quan tiên nghiệm mà là tồn tại trong kinh nghiệm
trực tiếp có tính xác định. Đối với tồn tại thì không có sự tách biệt giữa con
ngƣời và thế giới, giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Thế giới và tôi là đồng
nhất. Nó là cái cho tôi, chỉ sinh tồn với tôi; tôi sáng tạo ra thế giới, chỉ có ý thức
mới làm cho thế giới xuất hiện và sinh tồn, tồn tại của thế giới chỉ có khi có ý
thức của tôi, thế giới gắn chặt và không thể cách ly với mọi mặt của đời sống xã
hội của con ngƣời. Theo quan điểm nhƣ vậy thì rõ ràng tính ý hƣớng đang dần

20


tới lập trƣờng bảo vệ một ý thức thuần tuý. Tính chủ thể trừu tƣợng thoát khỏi
thế giới hiện thực.
Trong vấn đề về cá nhân và thân thể học thuyết của Husserl đã xây dựng
nên con ngƣời với cái tôi tiên nghiệm tự thân. Thực chất của quá trình tự thân
này là một sự tổng hợp các kinh nghiệm cụ thể của sự vật cụ thể có trong thời
gian. Con ngƣời ấy có “Cái tôi nhân cách” nhƣ là một thuộc tính của thƣợng
đế, có tự do, có lý tính, có thể sáng tạo nên một thế giới phong phú và nhiều mầu

sắc. “Cái tôi nhân cách” là trung tâm của thế giới tinh thần của con ngƣời. Sau
khi xây dựng đƣợc một nhân cách con ngƣời cần thiết lập cho mình một thói
quen hay tập quán nhƣ một đặc tính cơ bản của tồn tại ngƣời. Có ý định xác lập
cho chủ thể một tập quán nhƣ một mắt khâu không thay đổi của chủ thể là một
việc làm đi tới cái ổn định trong nhận thức con ngƣời thì Husserl đã đi vào triết
học siêu hình. Cái siêu hình này lại còn mang tính chất thần bí khi ông coi toàn
bộ những cái tôi tiên nghiệm này còn có một cái tôi siêu nghiệm nữa nhƣ là đặc
tính chung của toàn bộ cái tôi tiên nghiệm.
Bên cạnh một “Cái tôi tiên nghiệm” còn có cái “Nhân ngã”(Thân xác) là
một cấu trúc quan trọng khác của toàn bộ tồn tại ngƣời. Thân thể là do “Cái tôi
thuần tuý” tạo nên. Thân thể hiện thân trong thế giới hiện thực, nó luôn thể hiện
vai trò của “Cái tôi thuần tuý”. Khi quan sát chúng ta thấy thân xác cũng chứa
những yếu tố vật lý. Thân thể là chủ thể của tính ý hƣớng đƣợc thể hiện qua sự
biểu đạt, hoạt động cảm giác, tạo động lực cho tính ý hƣớng, định hƣớng cho
quan hệ nhân quả. Trên cơ sở “Cái tôi tiên nghiệm” chúng ta thấy sự thống nhất
của tinh thần và thể xác. Là quan điểm sâu sắc của Husserl về nhân học hiện
tƣợng học.
Đạo đức học của E. Husserl
Kế tục những quan niệm Kant về lĩnh vực lý tính thực hành nhƣ là lĩnh vực
riêng biệt đƣợc sáng tạo dựa trên những quan hệ xã hội, là lĩnh vực của những
khả năng của chủ quan tính tạo nên trên cơ sở của ý chí tự do. Với lĩnh vực này

21


thì vấn đề đạo đức học hoàn toàn độc lập với vấn đề bản thể luận. Chủ thể tính là
những cá nhân tự do, tự quyết. Đạo đức thực sự có đƣợc là phải hoàn toàn thoát
ly ra khỏi mọi sự lệ thuộc vào tính lợi ích và tính phổ biến.
Husserl đã coi những quy tắc đạo đức là cái đang là tức sự tồn tại của nó. Ở
đây ông không đi đánh giá các gía trị của nó nhƣ cái gì là thiện cái gì là ác, đâu

là lƣơng tâm hay là trách nhiệm…điều mà ông quan tâm là phải mô tả những
hiện tƣợng ấy sao cho thật sự chính xác nhƣ nó đang là. Hƣớng nghiên cứu của
ông trong lĩnh vực này là coi những hành vi cụ thể của con ngƣời mới xác định
xem con ngƣời đó là gì. Ý nghĩa thật sự đóng góp của Husserl đối với đạo đức
học là đã đƣa địa vị con ngƣời làm căn bản hơn so với Kant, là trung tâm của
mọi xem xét đạo đức. Đây là tính thực tiễn căn bản của tồn tại để con ngƣời
nhận ra sự tồn tại của mình trƣớc thế giới. Đạo đức học là vấn đề của con ngƣời
và không thể đƣợc nhìn nhận nhƣ là cái gì định sẵn cho con ngƣời theo một
định luật phổ quát. Tồn tại ngƣời phải thật sự tách biệt với quy luật của thế giới.
Tính chủ quan vốn là cơ sở của nhận thức theo ý nghĩa khoa học thì đối với
Husserl là đối tƣợng thực tiễn của triết học đạo đức. Ông coi những con ngƣời
đang hoạt động là sự thực không thể thay thế và là vấn đề đáng quan tâm nhất
mà đạo đức học tƣ biện đã bỏ qua. Ông đã xem xét mọi thành quả đang tồn tại
đều là sức lực của con ngƣời tạo nên. Đời sống tinh thần của con ngƣời mới là
điều đáng quan tâm hơn hết thảy. Trong lĩnh vực này ông phải công nhận Socrate
trong tinh thần “ Hãy nhận thức lấy chính mình” làm tôn sƣ.
Husserl đã tìm trong phƣơng pháp hiện tƣợng học căn nguyên của những
bế tắc xã hội. Ông tin rằng có tồn tại quy luật của cái thiện và cái ác. Nhƣng
tham vọng của ông là đi tìm cách giải quyết những nguyên nhân vì sao con
ngƣời lại thực hiện hành vi cho là thiện, ác. Trên cơ sở đó có thể tìm ra một giải
pháp hữu hiệu để cứu rỗi loài ngƣời ra cơn khủng hoảng. Giải pháp của ông
đƣợc trao cho những con ngƣời có thiện tâm, với tình yêu và sự thông thái trên
mọi lĩnh vực hoạt động.

22


×