Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Hình ảnh lâu đài trong tác phẩm cùng tên của franz kafka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.12 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

VŨ THỊ THÙY DƢƠNG

HÌNH ẢNH LÂU ĐÀI TRONG
TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA FRANZ KAFKA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60.22.30

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG ANH ĐÀO

Hà Nội - 2011


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ....................................................................................5
3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI................................................................................. 13
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................................17
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................17
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..............................................................18
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN...............................................................18
Chƣơng 1: Lâu đài: Kiến trúc và chủ nhân...............................................19
1.1. Kiến trúc của Lâu đài.........................................................................20
1.2. Chủ nhân của Lâu đài........................................................................ 24


1.3. Thực và hƣ..........................................................................................29
1.3.1. Không xác thực và cụ thể................................................................30
1.3.2. Không xác thực và đa nghĩa...........................................................37
Chƣơng 2: Không gian ngoài Lâu đài........................................................41
2.1. Không gian làng.................................................................................. 41
2.1.1. Không gian làng với tư cách là một bộ phận bên ngoài Lâu đài...41
2.1.2. Không gian làng: giới hạn hay mở rộng?...................................... 48
2.2. Không gian của nhân vật K................................................................50
2.2.1. Không gian sinh hoạt của K........................................................... 51
2.2.2. Không gian ý niệm..........................................................................54

2


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

Chƣơng 3: Từ mô típ đến biểu tƣợng về cái phi lý...................................59
3.1. Mô típ mê cung và không gian Lâu đài.............................................59
3.1.1. Không gian mê cung....................................................................... 61
3.1.2. Lối viết mê cung..............................................................................69
3.2. Diễn tả cái phi lý bằng chính chất liệu phi lý................................... 72
3.2.1. Không gian phi lý............................................................................72
3.2.2. Chi tiết phi lý.................................................................................. 73
3.2.3. Những chân dung và hành động phi lý...........................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................84

3



Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thăng trầm trên những chặng đƣờng lịch sử của nhân loại, từ khi xuất
hiện cho tới ngày nay, các tác phẩm của Franz Kafka vẫn còn mang đến cho
văn đàn thế giới những cuộc tranh luận sôi nổi. Bởi lẽ, ở mỗi tác phẩm, ngƣời
ta đều có thể bóc tách ra đƣợc những lớp ý nghĩa khác nhau. Bằng ngòi bút
của mình, Franz Kafka đã tạo nên những giá trị nghệ thuật có sức sống lâu
bền và tầm tƣ tƣởng mang ý nghĩa thời đại. Và không ai có thể phủ nhận
đƣợc đóng góp to lớn của ông trong việc đem đến một làn gió mới mẻ cho sự
thay đổi diện mạo nghệ thuật tiểu thuyết thế kỉ XX.
Nằm trong danh sách “Một trăm nhà văn có tầm ảnh hƣởng nhất với
mọi thời đại” do Nhà xuất bản Britannica Educational ấn hành, Kafka đã trở
thành một “hiện tƣợng” của nền văn học hiện đại. Mặc dù khối lƣợng tác
phẩm mà ông để lại không nhiều, bao gồm các truyện ngắn và bộ ba tiểu
thuyết còn dang dở nhƣng chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở đây những giá
trị đích thực không chỉ có ý nghĩa về mặt nghệ thuật mà còn cả những nội
dung tƣ tƣởng mang tầm vóc thời đại. Đặc biệt, trong bộ ba tiểu thuyết này,
chúng ta phải nhắc tới Lâu đài nhƣ một hình tƣợng nghệ thuật đặc sắc mà
cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều những điều bí ẩn cần đƣợc khám phá.
Lâu đài đƣợc lấy làm tên của tác phẩm chứng tỏ đƣợc vị trí quan trọng
của nó trong nội dung phản ánh của tiểu thuyết. Điều này gợi ra cho chúng tôi
rất nhiều tò mò và hứng thú đối với việc nghiên cứu hình ảnh Lâu đài. Đặc
biệt, dƣới ngòi bút của Kafka, những biểu tƣợng văn học luôn có sức biến
hóa ngoạn mục trong việc khoác lên mình những sắc thái ý nghĩa hoàn toàn
mới mẻ. Và hình ảnh Lâu đài đã khơi dậy cho chúng tôi nguồn cảm hứng
trong việc khám phá và tìm kiếm những giá trị nghệ thuật độc đáo mà Kafka
đã mang lại cho văn học thế giới. Đồng thời, từ hình ảnh Lâu đài, chúng tôi có
4



Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

thể sẽ có những cơ hội đƣợc tiếp cận sâu hơn với những mạch ngầm văn bản
đƣợc ẩn giấu bên trong tác phẩm. Nhờ đó sẽ có điều kiện tìm tòi và mang đến
những cách nhìn tổng quan hơn cho cuốn tiều thuyết vốn dĩ đã mang đầy màu
sắc kì bí này.
Vấn đề quan tâm của chúng tôi ở đây là “Hình ảnh Lâu đài trong tác
phẩm cùng tên của Franz Kafka”. Bởi lẽ, Lâu đài không chỉ là một hình ảnh
đa nghĩa mà nó còn là bộ phận thuộc phạm trù không gian trong tác phẩm.
Nghiên cứu hình ảnh Lâu đài là một cách giúp cho chúng tôi tiếp cận sâu hơn
với những tầng không gian đƣợc mệnh danh là thấm đẫm màu sắc huyền
thoại trong tác phẩm; từ đó có thể tìm ra đƣợc những đặc trƣng nghệ thuật về
không gian của ngòi bút Franz Kafka.
2.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1.

Tài liệu tiếng Anh

Trên thế giới, Franz Kafka đƣợc biết đến là một trong những tên tuổi kì
vĩ có tác động to lớn trong việc thay đổi diện mạo của tiểu thuyết đầu thế kỉ
XX. Do vậy, các tác phẩm của ông đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu cho rất
nhiều công trình khoa học.
Trong cuốn The Cambridge companion to Kafka, có hẳn một chƣơng
dành riêng để nói về Lâu đài do Elizabeth Boa viết. Mặc dù bài viết chủ yếu
phân tích cuộc sống dịch chuyển bên trong Lâu đài, đƣa ra sự so sánh giữa
cuộc sống thế kỉ XX bấy giờ và cuộc sống tăm tối, thiếu tiện nghi đƣợc phản

ánh trong Lâu đài song ít nhiều cũng đƣa ra những nhận xét về đặc trƣng
không gian: “Lâu đài tồn tại vẫn còn là một điều bí ẩn không chỉ đối với K.
mà còn đối với cả những ngƣời dân làng… Lâu đài mang những dáng vẻ khác
nhau, phụ thuộc vào điểm nhìn của mỗi chủ thể khác nhau” [47, pg. 62].
Những gợi ý này giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong việc tái hiện lại hình

5


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

ảnh Lâu đài dƣới hai khía cạnh, một Lâu đài hiện hữu và một Lâu đài trong trí
tƣởng tƣợng của mọi ngƣời. Đồng thời, trong bài viết này, tác giả cũng nêu
ra một luận điểm: “Lâu đài, đế chế của sự cai trị và sắp đặt, đơn giản có thể là
sự phản ánh ý thức hệ vốn đã là tập quán của dân làng, có thể mới, hoặc cũ
hay đơn giản chỉ là một ảo tƣởng mà thôi” [47, pg. 64]. Dựa vào đây, ít nhiều
chúng tôi cũng tìm đƣợc gợi ý trong việc khái quát lại những ý nghĩa mà hình
ảnh Lâu đài mang lại.
Ở cuốn sách The Cambridge Companion to the modern German
novel,
tác giả Garham Bartram cũng nhắc đến hình ảnh Lâu đài “có thể đƣợc xem
nhƣ là một đô thị thu nhỏ với sự thống trị của bộ máy quan liêu, Lâu đài hoàn
toàn vƣợt ra khỏi kích thƣớc ngôi làng mà nó thống trị, nó nhƣ một bóng mờ
khổng lồ bao phủ lên hình ảnh ngôi làng - giống nhƣ tòa lâu đài phủ bóng
xuống toàn thủ đô Praha” [43, pg. 117]. Đây cũng là một nguồn tƣ liệu giúp
ích cho chúng tôi tiếp cận sâu hơn giá trị phản ánh hiện thực của hình ảnh Lâu
đài cũng nhƣ việc xem xét mối quan hệ của hình ảnh Lâu đài với các tầng
không gian khác, mà cụ thể ở đây là không gian làng.
Trong cuốn A companion to the works of Franz Kafka, có khá nhiều bài
viết bàn về tác phẩm Lâu đài, song đa phần tập trung vào việc so sánh sự khác

nhau giữa bản in và bản thảo viết tay của Franz Kafka, từ đó chỉ ra và phân
tích thêm những điểm mới. Tuy nhiên, trong bài viết “Khảo sát Lâu đài: Bóng
ma thực dân của Kafka”, tác giả John Zilcosky cũng bày tỏ quan điểm của
mình: ông đồng ý với những học giả cho rằng “Lâu đài chính là hình ảnh đại
diện cho quyền lực của một đế chế”[48, pg. 298]. Điều này củng cố thêm cho
những luận điểm của chúng tôi khi nghiên cứu về tính chất quyền lực đƣợc
thể hiện qua hình ảnh Lâu đài.
Trong phần lời giới thiệu của The Castle, bản dịch do Oxford
University Press phát hành năm 2009, mặc dù tập trung nhiều vào nhân vật K.
6


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

cũng nhƣ giới thiệu những yếu tố bên ngoài có liên quan tới tác phẩm, song
ngƣời viết cũng đƣa ra một vài nhận xét liên quan tới hình ảnh Lâu đài: “Dù
hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì tính chất mập mờ của hình ảnh Lâu đài là
khá rõ nét” [45, pg. 14]. Đồng thời, tác giả cũng ít nhiều nhắc tới mối quan hệ
giữa Lâu đài và những ngƣời dân làng: “Tính chất kìm kẹp – sự quy phục đối
với một thứ quyền lực do bản thân con ngƣời ta tự tạo ra và theo lý thuyết thì
có thể sẽ bị phá hủy – là thân phận của những ngƣời dân trong Lâu đài” [45,
pg. 14]. Điều này giúp chúng tôi tìm thấy cơ sở trong việc nhận xét và tìm
hiểu ý nghĩa của mối quan hệ giữa hình ảnh Lâu đài và không gian làng.
Từ điển trực tuyến Wikipedia khi giới thiệu về tác phẩm The Castle cũng
đƣa ra nhận định “Tăm tối và kỳ quái ở mọi thời điểm, Lâu đài nói về bộ máy
hành chính quan liêu và dƣờng nhƣ còn là sự thất bại thảm hại của con ngƣời
trong hành trình cố gắng chống lại hệ thống này” [50]. Ngoài ra, trên trang web
này, chúng tôi cũng tìm thấy rất nhiều những ý kiến tƣơng tự về chế độ quan
liêu, thói lộng quyền, tƣơng quan của Lâu đài với các tác phẩm khác, những tìm
hiểu về tên nhan đề tác phẩm…. Điều này giúp chúng tôi có


thêm nhiều nguồn tài liệu trong việc tìm hiểu và triển khai một cách cụ thể
hình ảnh Lâu đài và có những khẳng định rõ hơn về cấp độ phản ánh hiện
thực của hình ảnh này.
Trên trang web www.themodernword.com [49], Kafka cũng đƣợc giới
thiệu nhƣ một đại diện tiêu biểu. Trong đó, khi viết về Lâu đài, tác giả cũng
đƣa ra một nhận xét rất thú vị: “Nó không phải chỉ là một Lâu đài, nó còn là
một ổ khóa”. Từ điều này, chúng tôi nhận thấy sự đa nghĩa khi đi nghiên cứu
hình ảnh Lâu đài – một ẩn dụ tƣợng trƣng với nhiều lớp nghĩa cần đƣợc kiếm
tìm và khai phá.

7


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

2.2. Tài liệu tiếng Việt
Không chỉ nổi bật trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, Franz Kafka
cũng thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo những nhà nghiên cứu trong
nƣớc. Đồng thời, các nghiên cứu về Franz Kafka của các nhà nghiên cứu lớn
trên thế giới cũng đƣợc các nhà nghiên cứu Việt Nam dịch và giới thiệu khá
phong phú. Chúng tôi chỉ giới hạn ở những ý kiến liên quan tới Lâu đài, việc
tái hiện hình ảnh Lâu đài cũng nhƣ các vấn đề về không gian đƣợc thể hiện
trong tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Trƣơng Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật
của Franz Kafka, in trong Franz Kafka, tuyển tập tác phẩm, NXB Hội nhà
văn, Trung tâm văn hóa Đông Tây, 2003, khẳng định: “Lâu đài là tác phẩm
duy nhất của Franz Kafka mà trong đó thế giới của nó đƣợc chia làm ba tầng
tách bạch: trên là lâu đài, dƣới là làng, ở giữa lâu đài và làng là K. đơn độc…
Không vào đƣợc lâu đài, cũng không đƣợc làng chấp nhận, nên chàng buộc

phải tự tạo ra một thế giới thứ ba từ chính bản thân mình, thế giới đó lang
thang một cách xa lạ giữa thế giới bên trên và thế giới bên dƣới” [19, tr. 943].
Với cách phân chia các tầng không gian này, nhà nghiên cứu Trƣơng Đăng
Dung đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong việc triển khai từ hình ảnh Lâu
đài tới vấn đề không gian và việc xét các mối quan hệ của Lâu đài với các
không gian khác.
Trong bài giới thiệu về tác giả Franz Kafka, in trong giáo trình Văn học
phương Tây, NXB Giáo dục, 2006, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cũng
khẳng định: “Cảm giác đóng kín về không gian và tính chất không có lịch sử,
không có tính cách của nhân vật cũng là những nét độc đáo mang lại dáng dấp
đặc biệt của tiểu thuyết Kafka” [20, tr. 661]. Mặc dù không nghiên cứu trực
tiếp vào tác phẩm Lâu đài, song những nhận định này cũng mở ra cho chúng

8


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

tôi những hƣớng tiếp cận về việc khái quát các đặc trƣng không gian trong
tác phẩm nói riêng và phong cách nghệ thuật của Franz Kafka nói chung.
Trong Tạp chí Văn học nƣớc ngoài số 4, năm 1996, tác giả Nguyễn
Văn Dân với bài viết Kafka với cuộc chiến chống phi lý đã tập trung chủ yếu
vào việc phân tích tính chất phi lý trong các tác phẩm của Kafka xét dƣới góc
độ xã hội. Tuy nhiên việc đƣa ra những nhận định trong thủ pháp biểu hiện
của Kafka cũng giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong việc khái quát đƣợc nét
đặc trƣng nghệ thuật của không gian xuất phát từ hình ảnh Lâu đài. Tác giả
Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Ông (Kafka) đã sáng tạo ra một nghệ thuật mô tả
cái vắng mặt, nghệ thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái
không thể diễn đạt… Cái quyền lực vô hình và phi lí trong Vụ án và Lâu đài
đã đƣợc ông biểu đạt thật tài tình và thật đầy ấn tƣợng… Chủ đề mê cung là

một chủ đề chủ chốt của Kafka, nó chính là vỏ bọc của cái không thể diễn
đạt… Chính quyền địa phƣơng trong Lâu đài đƣợc đặt trong một tòa lâu đài
trên một quả đồi với những đƣờng ngang lối dọc phủ đầy tuyết trắng chẳng
biết từ đâu tới và chẳng biết dẫn tới đâu” [28, tr. 183]. Cũng trong cuốn Văn
học phi lý, NXB Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây,
năm 2002, tác giả Nguyễn Văn Dân nói thêm: “Những con đƣờng ngập trong
tuyết tƣởng nhƣ sẽ dẫn tới lâu đài nhƣng cứ gần đến nơi chúng lại rẽ sang
hƣớng khác giống nhƣ những con đƣờng tiệm cận với một vòng tròn bí ẩn
mất hút trong sƣơng mù” [7, tr. 39]. Nhƣ vậy, quan điểm của Nguyễn Văn
Dân đã chỉ ra đặc trƣng nghệ thuật quan trọng của không gian trong Lâu đài,
đó là chính là tính mê cung.
Cũng trong bài viết Tính chất mê cung trong tác phẩm của Franz
Kafka, in trong Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2, năm 2009, Lê Từ Hiển và
Lê Minh Kha đƣa ra sự phân loại các kiểu mê cung, đồng thời chỉ ra các đặc
điểm của tính mê cung trong các sáng tác của Kafka. Tuy nhiên, tác giả cũng

9


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

ít nhiều nhắc đến Lâu đài với tƣ cách là một mê lộ mà ở đó “điểm trung tâm
nhạt nhòa, hƣ ảo, dƣờng nhƣ không có thật;…hình bóng Lâu đài…xuất hiện
nhƣ một ảo ảnh, tàn tạ, hoang phế trong những ngày đẹp trời, dẫu cho K. tìm
mọi cách tiếp cận nhƣng ngày càng tuyệt vọng, lâu đài vẫn mỗi lúc một xa”
[30, tr. 104].
Ngoài ra, khi nói đến phạm trù mê cung trong tác phẩm của Franz
Kafka, không thể không nói đến những nghiên cứu của tác giả Lê Huy Bắc.
Cuốn sách Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka là công trình mà tác giả tập hợp một
cách hệ thống những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ngòi bút Kafka. Với

việc khẳng định “không gian mê lộ - không gian Lâu đài… cuộc sống là một
mê lộ, các nhân vật…vừa tồn tại vừa tự khai mở mê lộ cho chính mình” [2, tr.
191], tác giả Lê Huy Bắc cùng với những quan điểm về tính mê cung trong
tác phẩm của Franz Kafka của các tác giả Nguyễn Văn Dân, Lê Từ Hiển, Lê
Minh Kha đã giúp cho chúng tôi có cơ sở vững chắc khi nghiên cứu một đặc
trƣng nghệ thuật thể hiện không gian qua hình ảnh Lâu đài, đó là mô típ mê
cung và tính mê cung của Lâu đài.
Bên cạnh đó, trong cuốn Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka, tác giả Lê Huy
Bắc cũng nhắc đến rất nhiều tính chất huyền thoại trong tác phẩm của Franz
Kafka: “Lâu đài trở thành biểu tƣợng của quyền lực…Đấy là một thứ quyền
lực quái đản hoang đƣờng… Đấy chính là bản chất của cái phan-ta-xtíc ở
Káp-ka” [2, tr. 196]. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra tính chất huyền thoại tồn
tại ở cả hai mặt hình thức và nội dung. Mặc dù ở đây, khi nói đến tính chất
huyền thoại, tác giả chú trọng đến môi trƣờng tồn tại của nhân vật bao phủ
lên toàn bộ tác phẩm, song Lâu đài cũng là một bộ phận thuộc không gian
rộng lớn đó. Những điều này giúp cho chúng tôi có những định hƣớng cụ thể
khi tiếp cận với vấn đề huyền thoại, góp phần làm nổi bật tính mê cung đƣợc
thể hiện qua hình ảnh Lâu đài.
10


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

Ngoài ra, một số nghiên cứu của các nhà phê bình lớn trên thế giới về
Kafka cũng đƣợc tuyển dịch khá nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xét đến những
công trình có liên quan tới đề tài nghiên cứu về hình ảnh Lâu đài.
A. Karelski trong bài viết Về sáng tác của Franz Kafka, do Nguyễn
Văn Thảo dịch, đƣợc in trong Tạp chí Văn học nƣớc ngoài, số 4 năm 1996,
đã tập trung bàn luận chủ yếu về tính chất xã hội cũng nhƣ giá trị phản ánh
hiện thực trong các sáng tác của Franz Kafka. Ông chỉ ra rằng: “Không khí

của các tiểu thuyết Vụ án và Lâu đài đƣợc cảm nhận nhƣ ẩn dụ kì vĩ của chủ
nghĩa quan liêu máy móc và vô tâm” [32, tr. 189] “…Nhƣ thế, các tiểu thuyết
của Franz Kafka không đơn thuần chỉ là bức tranh ấn tƣợng đƣợc thực hiện
đầy sáng tạo về sự bất lực của con ngƣời, của nhân cách đối diện với quyền
lực nặc danh và chế ngự tất cả” [32, tr. 194]. Điều này ít nhiều cho chúng tôi
những gợi ý quan trọng khi viết về tính chất phản ánh hiện thực của một hình
ảnh Lâu đài cụ thể nhƣng không xác thực.
Đồng thời, trong tác phẩm Về một chủ nghĩa hiện thực vô bờ bến của
Roger Garaudy đƣợc tác giả Lộc Phƣơng Thủy dịch và in trong cuốn Lý luận
– Phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, khi nói về Kafka, ngƣời viết chủ yếu
chỉ ra và lý giải sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngoài cuộc sống của Kafka
vào trong tác phẩm của ông, từ đó khái quát đặc điểm nghệ thuật ngòi bút
Kafka, đánh giá và khẳng định tài năng của ông. Tuy nhiên, trong tác phẩm
này, Roger Garaudy cũng đề cập tới một khía cạnh: “Kafka hoàn toàn trái
ngƣợc với ngƣời làm phép lạ: ông không biến túp lều tranh thành lâu đài, giẻ
rách thành váy áo công chúa. Ông thực hiện sự biến đổi theo hƣớng ngƣợc lại
và khi những ảo tƣởng đẹp đẽ bị buộc phải biện giải sự tồn tại của chúng
bằng những mục đích cuối cùng, chúng rạn nứt, sụp đổ và cho thấy hiện thực
trần trụi, khốn khổ và đáng lo ngại” [23, tr. 308]. Những quan điểm này giúp

11


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

chúng tôi tiếp cận gần hơn với cấp độ phản ánh hiện thực đƣợc thể hiện thông
qua hình ảnh Lâu đài.
Trong cuốn Dẫn luận văn chương kỳ ảo của Tzevan Todorov do Đặng
Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, tác giả mặc dù không đƣa ra những nhận xét cụ
thể về hình ảnh Lâu đài mà chỉ tập trung đến những yếu tố tạo nên chất kì ảo,

quan trọng nhất là yếu tố xuất phát từ chính bản thân của nhân vật (ngƣời đạc
điền K.) nhƣng qua đây, chúng tôi tìm thấy đƣợc những kiến thức cơ bản nhất
trong việc nghiên cứu tính chất huyền thoại đƣợc thể hiện qua hình ảnh Lâu
đài.
Cũng trong bài viết Đi vào linh hồn sự vật của tác giả Milan Kundera
đƣợc Trịnh Y Thƣ dịch và đăng tải trên Tạp chí Da màu, khi nói về tiểu
thuyết Lâu đài, ông đã đƣa ra nhận định rằng: trong tác phẩm, “thế giới là
ngôi làng bị khống chế bởi tòa lâu đài” [34]. Mặc dù đây chỉ là một khía cạnh
rất nhỏ trong bài viết của tác giả về việc khám phá một tác phẩm đồ sộ, song
những nhận định này ít nhiều cũng mang lại cho chúng tôi những gợi ý quan
trọng khi xem xét phạm vi không gian ngoài Lâu đài, trong đó có không gian
làng.
Nhƣ vậy, qua những tài liệu tìm hiểu đƣợc, chúng tôi rút ra đƣợc
những vấn đề sau:
-

Mặc dù các công trình nghiên cứu về Kafka là tƣơng đối nhiều, các

nhà nghiên cứu khai thác các tác phẩm của ông dƣới cả hai góc độ: giá trị
phản ánh hiện thực và giá trị đổi mới nghệ thuật; tuy nhiên những tác phẩm
của Kafka đƣợc nhìn dƣới góc độ nghệ thuật thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu nhiều hơn.
ánh

Hình ảnh Lâu đài là một tổng hợp vừa chứa đựng giá trị phản

hiện thực sâu sắc, vừa góp phần thể hiện đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác

12



Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

của Kafka, dẫu chỉ thu hẹp ở góc độ những đặc trƣng nghệ thuật của không
gian đƣợc tạo nên qua hình ảnh này.
Từ những gợi ý quan trọng đƣợc đề cập ở trên, đề tài của chúng tôi sẽ
đi vào các vấn đề sau:
 Lâu đài: Kiến trúc và chủ nhân
 Mối liên hệ của Lâu đài với không gian ngoài Lâu đài.
 Từ mô típ đến biểu tƣợng về cái phi lý
3.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

3.1. Những từ khóa
Lâu đài, về nghĩa đen, là một khái niệm thuộc phạm trù không gian.
Tuy nhiên, luận văn chỉ thu hẹp ở một số nét soi chiếu cái nhìn của Kafka
trƣớc đối tƣợng thẩm mỹ, in đậm dấu ấn độc đáo của nhà văn mà không bao
quát hết mọi vấn đề của không gian. Do đó, chúng tôi nhận thấy có môt số
thuật ngữ liên quan chặt chẽ tới quá trình nghiên cứu đề tài này:
 Thuật ngữ: không gian nghệ thuật (tiếng Nga: khudojestvennoe
prostranstvo.)
Trong Từ điển thuật ngữ văn học (2009) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi chủ biên, thuật ngữ “không gian nghệ thuật” đƣợc dịch từ
tiếng Nga. “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của
tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy quan niệm về
thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung
cấp tính khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình
của các hình tƣợng nghệ thuật” [10, tr. 161]. “Ngoài không gian vật thể, có
không gian tâm tƣởng. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tƣơng

đối, không quy đƣợc vào không gian địa lý” [10, tr. 160].

13


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

Trên cơ sở đó, khi nghiên cứu mối quan hệ của Lâu đài với không gian
bên ngoài, chúng tôi triển khai ở cả hai không gian, đó là không gian địa lý và
không gian tâm tƣởng. Điều này sẽ giúp chúng tôi có một cái nhìn toàn diện
đối với hình ảnh Lâu đài nói chung.
 Thuật ngữ: absurd (phi lý)
Trong Từ điển thuật ngữ văn học (2009) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi chủ biên, thuật ngữ absurd đƣợc dịch là cái phi lý, “nhằm
chỉ tình trạng con ngƣời thoát khỏi niềm tin nguyên thủy và cơ sở tƣ duy siêu
hình, sống cô đơn, vô nghĩa trong cái thế giới xa lạ hiện hữu… Trong thế giới
của đời sống nhân loại con ngƣời vô phƣơng xây dựng một quan hệ có ý
nghĩa với môi trƣờng xung quanh, không cách gì xác lập đƣợc giá trị của
mình… Trong văn học, cái phi lí biểu hiện thành những hình thức phi logic,
phi liên quan, mộng ảo hƣ huyễn” [10, tr. 44].
Trong cuốn A Glossary of Literary Terms, M.H. Abrams cũng định
nghĩa một cách chi tiết về thuật ngữ này: “Cụm từ này đƣợc sử dụng trong
các tác phẩm kịch và văn xuôi hƣ cấu, trong đó, về cơ bản, thân phận của con
ngƣời mang bản chất phi lý, và thân phận ấy chỉ có thể biểu hiện đƣợc một
cách thích hợp nhất trong những tác phẩm văn xuôi cũng có tính phi lý mà
thôi…. Trong một thế giới mà đột nhiên thiếu thốn những ảo tƣởng và ánh
sáng, con ngƣời cảm giác nhƣ một ngƣời xa lạ. Điều này giống nhƣ một sự đày
ải vô phƣơng cứu chữa…. Sự tách biệt giữa con ngƣời và cuộc sống, giữa

ngƣời làm việc và vị trí của mình, thực sự tạo thành cảm giác của Phi lý” [42,

pg. 1].
Trên cơ sở đó, khi nghiên cứu đến nghệ thuật biểu hiện cái phi lý nhƣ
là một đặc trƣng nghệ thuật của không gian đƣợc phản ánh qua hình ảnh Lâu
đài, chúng tôi xem xét nhân vật trong mối tƣơng quan với môi trƣờng sống

14


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

hiện hữu (giới hạn ở đề tài là không gian Lâu đài) mà ở đó con ngƣời bị tách
ra và trở nên xa lạ với chính mình.
 Thuật ngữ: myth (huyền thoại, thần thoại)
Trong Từ điển thuật ngữ văn học (2009) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi chủ biên, thuật ngữ myth đƣợc dịch là huyền thoại (hoặc
thần thoại), chỉ “thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử
truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đƣờng,
tƣởng tƣợng về các vị thần hoặc những con ngƣời, những loài vật mang tính
chất thần kì, siêu nhiên do con ngƣời thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản
ánh và lí giải các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm
của vạn vật có linh hồn” [10, tr. 298]. Và trong thế kỉ XX, huyền thoại trong
văn học đã trở thành một xu hƣớng lớn đối với các nhà văn ở các nƣớc khác
nhau, sáng tác huyền thoại “hƣớng đến sự hòa trộn cái ảo và cái thực của
huyền thoại” [10, tr. 277].
Còn trong cuốn Từ điển Văn học (Bộ mới), NXB Thế giới, 2004, do tác
giả Đỗ Đức Hiểu chủ biên, thuật ngữ mythe (tiếng Pháp) đƣợc dịch là huyền
thoại: “khái niệm chỉ một hình thức tƣ duy đặc thù của con ngƣời thời
nguyên thủy, trong đó cái kỳ ảo che giấu những sự thật, đƣợc bảo lƣu dƣới
nhiều dạng thức của đời sống tinh thần nhiều nhóm cƣ dân trên thế giới và đi
vào văn học nghệ thuật… Hiện nay, huyền thoại đƣợc hiểu theo nghĩa rộng;

là huyền thoại những chuyện có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu và toàn nhân loại,
thƣờng dƣới dạng biểu tƣợng và có chức năng biểu đạt thân phận con ngƣời
(truyện Kapka, Hêminguê…)” [14, tr. 669].
Trong cuốn A Glossary of Literary Terms, M.H. Abrams định nghĩa:
huyền thoại “báo hiệu bất cứ câu chuyện hay tình tiết nào mà ở đó sự việc xảy
ra không có thực” [42, pg. 170].

15


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

Trong các nhà văn của thế kỉ XX (bao gồm Kafka), do xu hƣớng huyền
thoại đƣợc thể hiện khá rõ nét, nên vì thế, khi nghiên cứu hình ảnh Lâu đài ít
nhiều chúng tôi cũng phải quan tâm tới thuật ngữ này để việc triển khai các
luận điểm cho đề tài của mình đƣợc cụ thể và chính xác hơn.
 Thuật ngữ: labyrinth (Mê cung, mê lộ)
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của tác giả Jean Chevalier,
Alain Gheerbrant do NXB Đà Nẵng phát hành năm 1997, đƣợc Phan Vĩnh
Cƣ chủ biên, thuật ngữ labyrinth đƣợc dịch là mê cung, mê lộ: “Mê cung là
dạng bố trí các lối đi giao nhau nhiều ngả, nhiều đoạn rẽ, có những đoạn
không đi tiếp đƣợc nữa và do đó, thành ra các ngõ cụt không lối thoát; đặt
chân vào cung này phải tìm cho đƣợc lối thoát đi vào tâm điểm của tấm mạng
nhện kì quái đó… mê cung là bố trí trong một khoảng diện tích nhỏ nhất cả
một mạng chằng chịt những lối đi quanh co rắc rối, nhƣ vậy nhằm làm cho
ngƣời nào muốn đi vào trung tâm không tài nào đi nhanh đƣợc… Điều cốt
yếu nhất ở mê cung là nó phải vừa mở lối vào tới tâm điểm bằng một kiểu du
hành thụ pháp vừa ngăn lối, không cho vào nơi ấy những kẻ không đủ phẩm
chất” [5, tr. 591]… “Mê cung cũng dẫn vào nội tâm của bản thân tới một thứ
điện thờ ẩn giấu bên trong con ngƣời, nơi tọa lạc cái phần huyền bí nhất của

nhân tính” [5, tr. 592]… “Mê cung có thể coi là tổ hợp của hai môtip là
đƣờng xoắn ốc và hình bện đuôi sam và biểu hiện một ý muốn rất rõ nhằm
thể hiện cái vô tận” [5, tr. 593].
Khái niệm này không chỉ giúp chúng tôi có một cách hiểu đúng đắn khi
nghiên cứu về tính chất mê cung đƣợc thể hiện trong tác phẩm mà còn góp
phần mang đến cho chúng tôi những gợi ý quan trọng khi nghiên cứu về lối
viết mê cung của tác giả đƣợc thể hiện thông qua hình ảnh Lâu đài.

16


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

3.2. Bản dịch và giới hạn của sự phân tích
3.2.1. Luận văn của chúng tôi khảo sát tác phẩm Lâu đài dựa trên bản
dịch của tác giả Trƣơng Đăng Dung, in trong Franz Kafka – Tuyển tập tác
phẩm do NXB Hội nhà văn, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phát
hành năm 2003.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo các tác phẩm khác của Franz
Kafka: tiểu thuyết Vụ án và một số truyện ngắn của ông đƣợc dịch và in trong
tuyển tập này để có cái nhìn tổng quát hơn về những đặc trƣng của bút pháp
nghệ thuật Franz Kafka.
3.2.2. Trong luận văn, ở chƣơng 3, chúng tôi có đề cập tới lối viết. Do
sử dụng bản dịch, nên luận văn không thể đi sâu vào từ ngữ mà chỉ giới hạn ở
kết cấu câu và mạch truyện.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn có tham vọng phát hiện một vài nét độc đáo của không gian
Lâu đài để từ đó chỉ ra những nét vừa quen thuộc, vừa mới mẻ cũng nhƣ tìm
ra ý nghĩa biểu tƣợng của những mô típ mà Kafka đã tạo ra trong thế giới hƣ
cấu của ông.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành luận văn, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
Phƣơng pháp vận dụng lý thuyết tự sự học: nghệ thuật miêu tả
và trần
thuật.
-

Thủ pháp so sánh: đối chiếu với một mô típ của huyền thoại, đó là mô

típ mê cung, từ đó tìm thấy sự biến hóa của nó ở tác phẩm của Kafka.

17


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1. Luận văn là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách
chuyên sâu về hình ảnh Lâu đài đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết cùng tên của
Franz Kafka.
6.2. Từ việc nghiên cứu hình ảnh Lâu đài, góp phần giới thiệu sức hấp
dẫn của những biểu tƣợng văn học có sức sống mạnh mẽ bất chấp những quy
luật của thời gian, đặc biệt có ý nghĩa hiện thực trong xã hội hiện đại.
6.3. Đóng góp một cái nhìn chuyên sâu vào một tác phẩm của Franz
Kafka – một tác giả nằm trong chƣơng trình nghiên cứu ở bậc đại học.
7.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN


Luận văn của chúng tôi gồm có ba phần, ngoài phần mở đầu và phần
kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có ba chƣơng:
 Chương 1: Lâu đài: kiến trúc và chủ nhân
 Chương 2: Không gian ngoài Lâu đài
 Chương 3: Từ mô típ đến biểu tƣợng về cái phi lý
Cuối cùng là thƣ mục tài liệu tham khảo.

18


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

Chƣơng 1

Lâu đài: Kiến trúc và chủ nhân
Lâu đài là hình ảnh xuyên suốt trong tiểu thuyết, nó tồn tại nhƣ một
chiếc chìa khóa để khám phá tác phẩm. Trƣớc khi đi vào việc tìm hiểu cụ thể
hình ảnh Lâu đài, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về hình ảnh này nói
chung nhƣ một biểu tƣợng văn hóa.
Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của tác giả Jean
Chevalier, Alain Gheerbrant do NXB Đà Nẵng phát hành năm 1997, đƣợc
Phan Vĩnh Cƣ chủ biên, Lâu đài đƣợc định nghĩa là “một công trình vững
chắc và khó xâm nhập. Nó gây ấn tƣợng về sự an toàn, cũng nhƣ mọi nhà nói
chung, nhƣng đây là sự an toàn có thƣơng số cao. Nó là biểu tƣợng của sự
bảo hộ. Nhƣng bản thân vị trí của lâu đài ít nhiều cô lập nó khỏi môi trƣờng
ruộng đồng, rừng, đồi. Những gì đƣợc giữ cẩn thận bên trong nó đƣợc cách
ly khỏi thế giới bên ngoài, cho nên thu lƣợm đƣợc ý vị xa cách, sự xa cách ấy
vừa là cái không thể đạt tới vừa là cái ƣớc mong… Cái mà lâu đài bảo hộ, đó
là sự siêu tại của tinh thần. Ngƣời xƣa quan niệm nơi đây trú ngụ một quyền
lực bí ẩn và không thể nắm bắt” [5, tr. 506].

Từ định nghĩa Lâu đài với tƣ cách là một biểu tƣợng văn hóa, ít nhiều
chúng tôi cũng có thêm những hiểu biết nhất định khi tiếp cận hình ảnh Lâu
đài trong tiểu thuyết này. Nhờ đó, bƣớc đầu chúng tôi có cái nhìn khái quát
trong việc tìm hiểu và phân tích hình ảnh Lâu đài dƣới nhiều góc độ. Trong
cuốn tiểu thuyết này, Lâu đài đƣợc hiện lên dƣới sự miêu tả và sự trần thuật
của cả nhân vật chính K. lẫn những ngƣời dân làng. Mặc dù ở mỗi hình thái
khác nhau, Lâu đài toát lên những màu sắc khác nhau nhƣng xét một cách
tổng thể, ta vẫn bắt gặp một chân dung cô độc, ngự trị một “quyền lực bí ẩn
và không thể nắm bắt” [5, tr. 506] nhƣ đặc trƣng vốn có của bất kì Lâu đài
nào.
19


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

1.1. Kiến trúc của Lâu đài
Thông qua điểm nhìn của nhân vật K. và điểm nhìn của ngƣời kể
chuyện, Lâu đài hiện lên với một vị trí, diện mạo và cấu trúc rõ nét, đƣợc
khắc họa khá cụ thể. Từ đây, chúng ta có điều kiện tái tạo lại những đƣờng
nét đầu tiên của một bức tranh vốn hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thú vị và khám
phá mới lạ.
Lâu đài đƣợc đặt trên một quả đồi nằm tách biệt với làng. Mặc dù có
thể xác định đƣợc vị trí của Lâu đài một cách dễ dàng nhƣng để có thể đặt
chân đến Lâu đài lại là một con đƣờng vô cùng gian nan. Bởi lẽ “con đƣờng
chính của làng lại không dẫn lên quả đồi có Lâu đài, mà chỉ dẫn đến gần đó,
rồi nhƣ cố ý, nó rẽ ngang, không bỏ xa Lâu đài mà cũng không dẫn đến gần”
[19, tr. 313]. Một cách hiển nhiên, vị trí của Lâu đài là điều mà bất kì ngƣời
dân làng nào, thậm chí một ngƣời mới đến thị trấn lần đầu tiên nhƣ K. cũng
có thể xác định đƣợc. Song con đƣờng dẫn tới vị trí ấy luôn hiện ra đầy bí ẩn,
có khi dài vô tận, có khi đột ngột chuyển hƣớng. “Ban ngày, Lâu đài ở trƣớc

mặt chàng (K.) nhƣ một cái đích dễ dàng đạt tới” [19, tr. 336], nhƣng khi
bóng tối xuống quá nhanh thì Lâu đài “mỗi lúc một lùi xa” [19, tr. 320]. Lâu
đài cƣ ngụ trên một quả đồi nhƣng dƣờng nhƣ đó là một vị trí mà chỉ có thể
nhìn thấy chứ không thể chạm tới. Các con đƣờng dẫn tới Lâu đài đều hữu
hình nhƣng cũng không vì thế mà ngƣời ta có thể tìm tới vị trí mà ngƣời ta
đã xác định đƣợc. Vậy chăng, vị trí của Lâu đài có đích thực nhƣ đã đƣợc
miêu tả? Tuy nhiên, dù có thể tìm thấy hay không tìm thấy vị trí chính xác của
Lâu đài, thì cả K. và những ngƣời dân làng đều biết đến một vị trí rất chung
chung của Lâu đài: nằm trên một quả đồi. Còn cái gọi là điều “biết đến” ấy
vẫn là một câu hỏi về sự tồn tại còn bỏ ngỏ.

20


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

Cho dù thật khó để có thể tìm đến vị trí chính xác của Lâu đài, đƣợc
đặt chân vào Lâu đài, nhƣng Lâu đài vẫn đƣợc miêu tả với một diện mạo và
một cấu trúc rõ ràng, cụ thể.
Khác với những lâu đài lung linh, tráng lệ luôn xuất hiện trong những câu
chuyện cổ tích thần kì, Lâu đài trong tác phẩm của Kafka hiện lên với diện mạo
của một bức tranh tăm tối và ảm đạm: “Không có vẻ cổ kính, không có cung điện
nguy nga, tráng lệ” [19, tr. 310]. Thoạt đầu, khi K. bƣớc đến thị trấn lần đầu tiên,
tƣởng chừng “ngọn đồi có thành lũy và tòa Lâu đài lớn” sẽ ngự trị một cung điện
mang dáng vẻ huy hoàng, lộng lẫy. Nhƣng trái ngƣợc lại với tất cả, Lâu đài này
mang lại một cảm giác câm lặng đến lạnh lẽo. Và ở đây, ta thấy thấp thoáng dáng
dấp của những Lâu đài xuất hiện dƣới thời Trung cổ - những Lâu đài luôn khoác
lên mình tấm áo đầy vẻ huyền bí. Thậm chí, ngay đối với bản thân K. “nhìn Lâu
đài, thỉnh thoảng K. cảm thấy nhƣ mình đang quan sát một ai đó ngồi điềm tĩnh
và nhìn ra trƣớc mặt, chƣa mải nghĩ ngợi, nhƣng tuy thế vẫn xa lánh với mọi

thứ khác; một cách tự do, ngƣời đó không quan tâm đến điều gì cả nhƣ thể chỉ
có một mình anh ta, và không ai để ý đến, thế nhƣng anh ta cũng biết là có
ngƣời nhìn, điều đó không quấy rầy sự yên tĩnh của anh ta” [19, tr. 414]. Lâu đài
mang dáng vẻ của một bức tranh u tối, “càng nhìn càng khó nhận ra” [19, tr.
414], một bức tranh mà “chƣa bao giờ thấy ở đó dấu hiệu nhỏ nào của cuộc
sống” [19, tr. 414]. Diện mạo của Lâu đài hiện lên tƣơng đối rõ ràng, nó toát lên
dáng vẻ của một sự thiếu thốn, thiếu thốn đến thảm hại, ở đó ngƣời ta còn cảm
nhận đƣợc cả sự thê lƣơng vì thiếu đi không khí của một nhịp sống, dù là rất
nhỏ bé.

Nhìn một cách tổng thể, Lâu đài lƣu giữ một dáng vẻ không mấy thân
thiện đối với bất kì ai khi gặp nó lần đầu tiên. Từ dáng vẻ u ám và câm lặng
bao phủ một bầu không khí ngột ngạt, “cảm giác đóng kín về không gian”
[20, tr. 661] đƣợc hình thành, Lâu đài bƣớc đầu tạo nên một bức tranh ảm

21


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

đảm. Ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm, với sự xuất hiện của Lâu đài
trong một dáng vẻ khá tăm tối, lạnh lùng không mấy hứa hẹn sẽ mang đến
những màu sắc tƣơi mới ở phần sau. Chính diện mạo này của Lâu đài cũng
bƣớc đầu phủ lên toàn bộ tác phẩm một bầu không khí không mấy dễ chịu. Ở
đó, ngƣời ta thấy ngự trị một chân dung cô độc đầy bí ẩn.
Vậy là những đƣờng nét cơ bản đầu tiên của Lâu đài đã đƣợc phác họa
thông qua sự tìm hiểu về vị trí và diện mạo. Tuy nhiên để có thể hình dung cụ
thể hơn về Lâu đài này, những đặc điểm cấu trúc cũng đóng góp một phần rất
quan trọng. Khác với những Lâu đài thông thƣờng, Lâu đài này “chỉ là quần
thể những ngôi nhà hợp thành” [19, tr. 310]. Trong những bức tranh về các tòa

lâu đài nói chung, chúng ta thƣờng thấy sự hiện hữu của những bức chân
dung to lớn, đồ sộ, ít ai lại có thể hình dung Lâu đài này “trong thực tế chỉ là
một thị trấn thảm hại nào đó” [19, tr. 310]. Thông qua điểm nhìn của K, Lâu
đài hiện lên với cấu trúc khá đáng để thất vọng, “có vài ngôi nhà hai tầng, còn
lại là nhiều nhà thấp nằm ngổn ngang”. Đi sâu hơn vào cấu trúc này, tác giả
còn đƣợc dịp miêu tả cụ thể hơn: “những ngôi nhà ở đây chỉ khác những căn
nhà gỗ làng quê là đƣợc xây bằng đá, nhƣng lớp vữa trên tƣờng đã tróc từ
lâu, và hình nhƣ đá cũng đã lở vụn dần ra” [19, tr. 310]. Qua những chi tiết
miêu tả cụ thể này, những ảo tƣởng của K. về một Lâu đài lộng lẫy, nguy nga
đã bị dập tắt. Những gì hiện ra trƣớc mắt làm cho chàng nhớ đến thị trấn quê
hƣơng mình. Và trong nhận thức của K. thì thị trấn quê hƣơng chàng còn đẹp
hơn rất nhiều so với Lâu đài này.
Nhƣ vậy, cấu trúc của Lâu đài đƣợc miêu tả khá rõ rệt. Điều này dƣờng
nhƣ làm gia tăng thêm cảm giác thất vọng của K. khi đặt chân đến đây. Cấu trúc
của Lâu đài với căn gác chuông dƣới con mắt của K. hiện lên cùng “những hình
trang trí đứt đoạn, lộn xộn và rời rạc … nhƣ thể chúng đƣợc khắc lên đó bởi bàn
tay hoảng hốt, cẩu thả của trẻ con” [19, tr. 311]. Chƣa

22


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

dừng lại ở đó, cái gác chuông – một cá thể nằm trong quần thể Lâu đài còn
đƣợc miêu tả “giống nhƣ một ngƣời có tâm tính chán chƣờng, sống ru rú
trong phòng ở nơi cuối cùng nhất của ngôi nhà, bỗng phá mái, nhô lên cao
cho cả thế giới biết” [19, tr. 311]. Qua điểm nhìn của K, Lâu đài khoác lên
mình một dáng vẻ tàn tạ và có phần thảm hại. Cấu trúc lộn xộn, ngổn ngang
của nó càng làm cho ấn tƣợng của K. về Lâu đài thêm chán chƣờng hơn.
Càng cố đi vào khám phá cụ thể, những ảo tƣởng về Lâu đài lại càng bị dập

tắt một cách phũ phàng. Toàn bộ cấu trúc của Lâu đài, từ không gian thấp bé
của những quần thể hợp thành, từ những căn nhà đá tróc vữa đến cả cái gác
chuông thảm hại đang góp phần tạo nên một bức tranh về Lâu đài rõ ràng hơn
bao giờ hết. Một Lâu đài hiện lên trái ngƣợc hoàn toàn với mong đợi của mọi
ngƣời. Bởi lẽ, dù là vị trí, diện mạo, hay cấu trúc, tất cả chỉ toát lên một “chân
dung” tàn tạ đầy tăm tối.
Lâu đài là một thực thể hữu hình bởi cả K. và những ngƣời dân làng
đều có thể nhìn thấy, song “dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì tính chất
mập mờ của hình ảnh Lâu đài là khá rõ nét” [45, pg. 14]. Mặc dù xác định
đƣợc vị trí của Lâu đài nhƣng không ai có thể đặt chân lên con đƣờng dẫn
vào Lâu đài. Mặc dù có thể nhìn thấy diện mạo mang dáng vẻ đầy câm lặng
và cô độc của Lâu đài, nhìn thấy cấu trúc thảm hại, ngổn ngang của nó nhƣng
liệu ai dám khẳng định sự tồn tại của nó khi mà không thể đặt chân đƣợc vào
bên trong? Qua những lời miêu tả, chúng ta chỉ có thể thấy chân dung Lâu đài
thấm đẫm những gam màu u tối, lạnh lẽo, hiện hữu một hình hài cô độc đến
thảm thƣơng. Lâu đài này mang đến cho ngƣời đọc một ấn tƣợng khá mạnh
mẽ, bởi nó đi ngƣợc lại với mọi ấn tƣợng về những Lâu đài nói chung. Nó
mang bóng dáng của những Lâu đài thời Trung cổ bởi vẻ u tối, câm lặng
nhƣng lại khác xa về cấu trúc đồ sộ mà ngƣời ta vẫn thƣờng hay bắt gặp. Và
hơn hết, khi ngắm “chân dung” Lâu đài này, không chỉ có sự xâm chiếm của

23


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

thứ cảm giác thất vọng tràn trề mà còn có cả sự lan tỏa của thứ cảm giác lạnh
lẽo, ghê rợn bởi ở đó dƣờng nhƣ còn hiện hữu một sức mạnh ghê gớm, một
thứ quyền lực mà ta tạm thời chƣa thể khám phá.
Nhƣ vậy, chủ yếu qua sự miêu tả, “chân dung” của Lâu đài hiện lên

tƣơng đối cụ thể, từ vị trí, diện mạo đến cấu trúc, nhƣng có chăng sự tồn tại
của Lâu đài? Và đây vẫn là một bài toán chƣa có lời đáp.
1.2. Chủ nhân của Lâu đài
Nếu nhƣ qua việc miêu tả, Lâu đài hiện lên với những đặc điểm vị trí
bên ngoài thì qua cả sự miêu tả, trần thuật của K. và những ngƣời dân làng,
chúng ta lại có dịp tìm hiểu kĩ hơn về chủ nhân của Lâu đài.
Trong đêm đầu tiên khi K. đến thị trấn và có dịp xô xát với gã trẻ tuổi
tự xƣng là “con trai quan phòng thành”, ta có dịp đƣợc biết đây là “Lâu đài
của bá tƣớc West West” qua lời giới thiệu đầy tự hào của hắn. Song từ đầu
đến cuối tác phẩm, đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất ngƣời ta nhắc
đến tên của vị bá tƣớc này. Không có bất kì một chi tiết nào miêu tả thêm về
bá tƣớc West West từ hình dáng, lời nói cũng nhƣ một hành động nhỏ nào.
Xuyên suốt tác phẩm, ta thấy ngài Klamm - ngƣời quản lý của Lâu đài đƣợc
nhắc đến nhiều nhất. Ngoài ra, còn một số vị đƣợc mệnh danh là ngƣời đại
diện của Lâu đài cũng đƣợc nhắc đến. Chúng ta có thể xem đây là những ông
chủ của Lâu đài, những ngƣời mà chỉ cần nhắc đến tên cũng đủ làm cho bất kì
ngƣời dân làng nào cũng đều thấy nể phục và kiêng sợ.
Khi đến quán ông chủ lần đầu tiên, K. đƣợc dịp nhìn thấy ngài Klamm
qua khe cửa. Đó là một chân dung của con ngƣời có dáng vẻ “tầm thƣớc, béo
tốt và bệ vệ. Khuôn mặt ngài còn trơn tru, nhƣng hai cái má của ngài đã hơi
phị ra do tuổi tác. Bộ ria màu đen của ngài đƣợc xoắn rộng ra. Mắt ngài bị
chiếc kính kẹp mũi lấp loáng, treo nghiêng che khuất” [19, tr. 344]. Một điều
đáng lƣu tâm ở đây, đó là bức chân dung của ngài Klamm hiện lên qua con

24


Hình ảnh Lâu đài trong tác phẩm cùng tên của Franz Kafka

mắt của K. và chỉ riêng mình K. mà thôi. K. thấy những đặc điểm về ngoại

hình của ngài Klamm qua lỗ khoét bé xíu trên cánh cửa. Bức chân dung này
khắc họa một ngƣời quản lý Lâu đài với vóc dáng khá bệ vệ, béo tốt. Từng
đƣờng nét, khuôn mặt cho tới bộ ria của ngài đều đƣợc miêu tả khá tỉ mỉ, bức
chân dung của ngài hiện lên tƣơng đối rõ nét. Qua sự trần thuật của K., chúng
ta cũng có thể hình dung một cách tổng quát về diện mạo của ngài Klamm với
đặc điểm nổi trội là ngài sở hữu một vóc dáng bệ vệ, cùng gƣơng mặt béo phị
và bộ ria mép xoắn rộng. Song dƣờng nhƣ ta vẫn thấy trên gƣơng mặt đó có
những điểm không rõ ràng. Chiếc kính loang loáng góp phần làm cho đôi mắt
của ngài bị che khuất, do vậy, ngƣời ta không thể nắm bắt đƣợc thần thái
quan trọng nhất trên gƣơng mặt của một con ngƣời - thể hiện qua đôi mắt. Và
điều này cũng đồng nghĩa với việc dù K. có tận mắt đƣợc nhìn thấy chân
dung của ngài Klamm ở khoảng cách cận kề nhƣng K. không bao giờ có thể
nắm bắt đƣợc những diễn biến tâm lý dù là nhỏ bé nhất trên khuôn mặt ngài.
Ở đây, một câu hỏi đặt ra tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp khi K. xác định đƣợc
vị trí của Lâu đài. Một cách hiển nhiên, Lâu đài ngự trị trên một quả đồi. Nhƣng
con đƣờng dẫn tới Lâu đài lại trở nên quá xa vời bởi lẽ nó là một con đƣờng dù
có đi mãi cũng chẳng bao giờ tới đƣợc. Và nhƣ thế, ngƣời ta băn khoăn tới sự
tồn tại của Lâu đài. Tƣơng tự nhƣ vậy, việc K. có thể nhìn thấy chân dung của
ngài Klamm qua khe cửa cũng giống nhƣ việc xác định đƣợc vị trí của Lâu đài.
Còn con đƣờng dẫn tới Lâu đài kia cũng chẳng khác nào đôi mắt của ngài Klam
lúc nào cũng bị che khuất. Vì thế K. chẳng bao giờ có thể nắm bắt đƣợc một
chút biểu hiện tâm lý nào trên gƣơng mặt ngài cả. Câu hỏi tiếp theo đặt ra ở đây,
song song với câu hỏi đƣợc đặt ra về sự tồn tại của Lâu đài, đó chính là câu hỏi
liên quan tới sự tồn tại của ngài Klamm: có hay chăng sự tồn tại của ngài Klamm
qua khe cửa, hay đó đơn giản chỉ là những ảo tƣởng đƣợc hình thành qua trí
tƣởng tƣợng phong phú của K. Việc K. nhìn

25



×