Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

THÂN PHẬN THIÊN SỨ TRONG TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA PHẠM THỊ HOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.15 KB, 8 trang )

THÂN PHẬN THIÊN SỨ TRONG TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA PHẠM THỊ HOÀI
Thế Thị Thùy Dương
Khoa Ngữ Văn – Đại học Sư phạm Huế
Tôi vẫn thường tâm niệm rằng các nghệ sĩ, đặc biệt là những nhà văn là những người
may mắn (theo một cách nào đó) vì luôn nhạy cảm nhận ra được sứ mệnh của mình, điều còn
lại là có đủ kiên nhẫn và dũng cảm theo đuổi nó hay không?
Phạm Thị Hoài có sứ mạng trở thành một nhà văn, một người đổi gió cho văn học. Nhà
văn ngay từ những sáng tác ban đầu đã thể hiện là một cây bút cá tính mạnh mẽ, luôn có ý thức
cách tân văn học một cách triệt để và quyết liệt.
Thiên sứ là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn, ngay từ buổi đầu mới ra đời đã tạo sóng
gió. Cũng giống như các tác phẩm gây hấn khác như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn
mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến không chồng của Dương Hướng, Tướng về hưu của Nguyễn
Huy Thiệp … Thiên sứ đã khuấy động văn đàn. Những dư luận trái chiều xuất hiện trong một
khoảng thời gian dài. Và càng về sau, những ý kiến, nhận định đều gần như thống nhất, khẳng
định đây là một trong những tiểu thuyết có giá trị của văn học hiện đại sau 75, thể hiện một lối
văn mở đường cho một khuynh hướng tiểu thuyết trong văn học mới.
Thiên sứ được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức và Phần Lan. Năm
1993, bản dịch Thiên sứ bằng tiếng Đức đã đoạt giải “Tiểu thuyết nước ngoài hay nhất” của
tổ chức Frankfurt Literaturpreis trao tặng hàng năm cho tiểu thuyết xuất bản tại Đức. Riêng bản
dịch tiếng Anh thì đoạt giải Dinny O'Hearn cho thể loại văn học dịch vào năm 2000. Những
đánh giá trong và ngoài nước đã cho thấy Thiên sứ là một tác phẩm có giá trị lớn, một bước
tiến của tiểu thuyết Việt Nam trên con đường giao lưu, tiếp biến với văn học thế giới.
Hiện nay đã có nhiều những công trình nghiên cứu, những bài viết tiếp cận tác phẩm
này từ nhiều khía cạnh khác khau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ bàn về nhân vật
thiên sứ trong tác phẩm qua đó lí giải rõ hơn về quan niệm về con người, cái đẹp của nhà văn.
1. "Thiên sứ" trong mẫu gốc.
Thiên sứ (anges) hay còn gọi là thiên thần là một trong những mẫu gốc có ý nghĩa quan
trọng trong biểu tượng văn hoá nhân loại, đặc biệt là trong văn hoá phương Tây.
Thiên sứ được xem là "sinh linh môi giới giữa thượng đế và nhân thế, được hình dung
dưới nhiều dạng thức khác nhau trong văn bản Akkad, Ougarit, Kinh Thánh và trong các sách
thánh khác. Họ hoặc là những sinh linh thuần tuý tinh thần, hoặc là những thân thể bằng thanh


khí, không khí, song họ chỉ có thể mang hình dạng của con người (892-11). Thiên sứ thường có
vẻ đẹp thánh thiện. Vẻ đẹp của thiên sứ thường được gợi lên từ khuôn mặt. Vì vậy mà biểu
1
tượng phái sinh phổ biến của thiên sứ là gương mặt thiên sứ. Hình dáng ngoài của thiên sứ còn
có nét đáng chú ý là đôi cánh trắng và vầng hào quang, thể hiện nét khác biệt của thần linh. Đôi
cánh trắng còn gợi đến một biến thể hình hài khác của thiên sứ là hình dáng thiên nga.
Mẫu cổ thiên sứ tồn tại song song với quá trình phát triển ý thức nhân loại. Ngay cả khi
khoa học phát triển, sản phẩm của trí tưởng tượng ban sơ này vẫn có vị trí nhất định trong đời
sống văn hoá, tinh thần của con người.
Cổ mẫu thiên sứ có nhiều những ý nghĩa khác nhau, thiên sứ cứu nạn, thiên sứ truyền
giải, thiến sứ huỷ diệt, sứ giả của giao ước, thiên sứ đứng chầu Thiên Chúa, cũng có một nhóm
thiên sứ ác … Trong các lớp nghĩa biểu trưng đó có 3 ý nghĩa biểu trưng đáng chú ý:
Thứ nhất, Thiên sứ đóng vai trò là sứ giả của thượng đế, " thiên sứ là quân đội của
chúa trời, triều đình của Ngài, nhà cửa Ngài. Họ truyền những mệnh lệnh của chúa và quan
sát thế gian. "(893. 11).
Từ ý nghĩa đó, hình ảnh thiên sứ luôn gắn với hình ảnh là hiện thân của chúa trơì,
thượng đế, ngọc hoàng. Thiên sứ luôn mang những tin tức tốt lành cho con người, gắn với cái
thiện.
Thứ hai, Thiên sứ còn đóng vai trò bảo hộ các dân tộc, thánh quốc. Thời trung cổ, các
thiên thần can thiệp khi có nguy cơ chiếnh tranh thập tự chinh. Thiên sứ cũng có ý nghĩa là cái
thiện, luôn đối đầu với ác quỉ để bảo vệ con người.
Thứ ba, thiên sứ còn có ý nghĩa là sự cứu rỗi tâm hồn của con người. Thiên sứ hiện thân
cho vẻ đẹp trinh khiết, trắng trong, mang lại sứ thanh tẩy tâm hồn người. "trong một dị bản
muộn nhất của một ruyện cổ Ailen, mang tên là "cái chết của Cuchumlainn có mtọ đoạn:người
anh hùng xuất chinh và có nguy cơ tử trận thấy hiện lên một đoàn thiên thần và họ hát cho
chàng nghe một bản nhạc của thiên đường" (892,11). Sự xuất hiện của thiên sứ cùng bài hát
thiên đường tượng trưng cho lễ cầu hôn, rửa tội cuối cùng của con người trước khi lìa xa trần
thế.
2. Thiên sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài.
2.1. Hon- Thiên sứ bị chối từ.

Tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài là tác phẩm được viết nhại lại kiểu tiểu thuyết
chương hồi, có kết cấu truyện lồng trong truyện và mỗi chương truyện lại có nhan đề riêng.
Mỗi chương là một câu chuyện kể xoay quanh những nhân vật khác nhau. Trong đó "Thiên sứ"
là chương truyện thứ 3 kể về hành trình cuộc đời của bé Hon.
Hành trình của Hon trong câu chuyện kể gắn với hành trình của một thiên sứ, bao gồm
3 giai đoạn: sự chào đời kì lạ (giáng thế), hành động kì lạ - ban phát yêu thương (cứu vớt) và ra
đi kì lạ (hóa thân).
2
Sự chào đời kì lạ của Hon gợi đến sự giáng thế của các "tướng nhà trời" trong văn hoá
phương Đông: " Bé Hon ra đời, khi mẹ tôi tưởng không thể sinh nở được nữa. Một nữa không
hiểu sao cả dây quần áo nhà phơi bị bỏ quên qua đêm ngoài trời. Kì lạ, chỉ riêng bộ đồ lót của
mẹ đẫm sương và loang lổ viết từa tựa như chàm (…) Không lâu sau, mẹ mang thai" (tr4)
1
Cách kể chuyện hướng mở cho người đọc liên tưởng đến sự hoài thai giữa con người và trời
đất, thiên nhiên trong các câu chuyện cổ quen thuộc ( Thánh Gióng, Chàng Cóc…).
Sự hiện diện của nhân vật gợi nhắc đến khoảnh khắc vĩnh hằng trong tâm thức của
nhân loại: chúa giáng trần. "Con bé lọt lòng, không chịu cất tiếng khóc, mà mỉm cười làm thân
với đủ 13 nữ hộ sinh đứng quanh bàn đẻ. Thế là 13, lúc đầu ngơ ngác, sau bật khóc như một
dàn đồng ca. mẹ tôi, hoảng hốt cực độ, bắt giọng lĩnh xướng. Họ im bặt khi bố xuất hiện, và
con bé lại mỉm cười với bố, khiến ông ngã phịch xuống 1 chiếc ghế"(tr5, 1) 13 nữ y tá gợi đến
hình ảnh 13 tông đồ của Chúa. Nụ cười của thiên sứ Hon có ý nghĩa như là nụ cười cứu rỗi linh
hồn, ban phát tình yêu thương cho nhân loại.
Lời nói và hành động của Hon kì lạ, mang ý nghĩa cứu rỗi linh hồn. Câu nói đầu tiên và
cũng là duy nhất của nhân vật là "thơm nào", thể hiện khao khát được trao gửi yêu thương.
Thơm trong ý niệm của loài người là " biểu tượng của sự hợp nhất là gắn kết với nhau (tr446,
11) với tư cách là giới chỉ của sự hoà hợp, của sự qui thuận, sự tôn kính của tình yêu. Trong
các lí lẽ của nữ thần Ceres nó chứng thực sự hoà hợp tâm linh của con người (tr447,11). Hon
luôn muốn được hoà hợp tâm hồn với những người xung quanh, đánh thức tình yêu và hàn gắn
nỗi đau trong mỗi linh hồn.
Nhà văn xây dựng nhân vật Hon theo motip trong các câu chuyện cố, viết theo lối văn

nhại truyền thống, tạo ra sự so sánh về nhiệm vụ các thiên sứ thuở xưa và hiện đại. Nếu như
thánh Gióng năm xưa có nhiệm vụ giúp nhân dân đánh giặc Ân cứu nước thì bé Hon trong thời
hiện đại có nhiệm vụ mang nụ cười và nụ hôn đến với cuộc sống. Đặt trong sự so sánh đó ta có
thể nhận ra rằng nụ cười, nụ hôn cho con người có giá trị cấp thiết, quan trọng như sự hoà bình
của cuộc sống.
Sự khác biệt lớn nhất so với vị anh hùng xưa là Hon không hoàn tất nhiệm vụ. Thiên sứ
Hon trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài chỉ đạt được thành công một phần, mang lại một bầu
không khí khác lạ trong gia đình, đánh thức những phần người ngủ say trong linh hồn của Hạc
trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng ngay sau đó, Hon bị chối từ quyết liệt.
Sự chối từ được định hình từ những giây phút đầu tiên giáng thế, "13 nữ y tá khóc thét
lên, mẹ hoảng hốt cực độ, bắt giọng lĩnh xướng. Họ im bặt khi bố xuất hiện, và con bé lại mỉm
cười với bố, khiến ông ngã phịch xuống 1 chiếc ghế". Hoặc là kinh ngạc quá đỗi, hoặc là hoảng
hốt cực độ, không một ai tỏ thái độ vui mừng khi thiên sứ chào đời. Và nó rõ nét dần lên cùng
với thời gian. Khi Hon thực thi nhiệm vụ trao gửi nụ hôn, Hon bị chối từ quyết liệt, mẹ "gắt
3
lên, 'ra chỗ khác, thơm với tho gì, không kịp mở mắt ra đây này", bố:" thôi thôi đủ rồi, ướt
nhoèn cả mặt người ta… anh Hạc " cút". Hon ra đi, kì lạ như khi xuất hiện. Sự ra đi ấy diễn ra
trong cô đơn và lặng lẽ, mang theo nụ cười thiên sứ trên môi, một nhiệm vụ chưa hoàn tất. Hon
hoá thân thành linh thể trinh khiết, trở về với bản thể nguyên sơ của thiên sứ trong mẫu gốc.
Sự chối từ gợi lên hai lớp nghĩa. Thứ nhất, con người là đối tượng được cứu vớt nhưng
lại không thức nhận được tình trạng sống mòn không yêu thương của mình, chối từ thiên sứ.
Thứ hai, sự chối từ quyết liệt thể hiện phần "ác quỉ" trong mỗi linh hồn đang chiếm ưu thế, lấn
át "phần thiên sứ". Song trùng với hai ý nghĩa đó là hai ý nghĩa biểu trưng của thiên sứ Hon: sứ
giả tình yêu thương của thượng đế và phần thánh thiện trong mỗi linh hồn con người.
"Sứ giả pha lê yếu ớt, lạc vào thế giới này ban phát nụ cười và môi hôn"(tr6,1) đã
không thể chiến thắng những cỗ máy han rỉ. Nhưng sự hiện diện của sứ giả ấy cũng đã phần
nào tạo lập lại một trật tự khác trong xã hội
Trật tự thông thường bị phá vỡ. Trong sự đối lập (1) thì đó là sự phá vỡ qui luật tự
nhiên, thể hiện sự lạ kì của thiên sứ giáng thế. Ở sự đối lập (2) là sự đảo lộn của các giá trị.
(1) là sự đảo lộn của vai trao - nhận thông thường trong cuộc sống. Đứa trẻ trở thành

người ban phát yêu thương và người lớn là phía đón nhận và kẻ khước từ. Sự đảo lộn vai trao-
nhận thể hiện sự đổi thay của những giá trị cũ, những giá trị mới đang hình thành.
(2) Đặt vai nhận người lớn và con mèo trong sự đối sánh ta nhận ra một nghịch lí hài
hước mà chua chát. Con mèo với ý thức bản năng không bao giờ từ chối nụ hôn của đứa trẻ.
Con người đã đánh mất bản năng yêu thương của loài.
Như vậy, biểu tượng thiên sứ mang ý nghĩa mẫu gốc là sứ giả của thiên giới, mang vẻ
đẹp thánh thiện, sáng trong. Phạm Thị Hoài mở rộng trường nghĩa của thiên sứ, là phần thiện
mà con người đánh mất, có thể tạo lập những giá trị mới trong cuộc sống. Hon là mảnh ghép
còn khuyết trong tâm hồn của con người thời hiện đại. Nụ cười, nụ hôn mà Hon hào phóng ban
tặng cho bất cứ ai, không phân biệt theo bất cứ một tiêu chí nào cả là phần con người đang
(1) Đứa
trẻ chào đời mỉm
cười
13 nữ y tá, bà mẹ khóc, ông bố kinh hoàng
(2) Đứa
trẻ hào phóng ban
tặng nụ hôn
những thành viên trong gia đình chỉ đón nhận hào
hứng trong một thời gian đầu rồivà thẳng thừng chối từ.
Con mèo không bao giờ từ chối
4
thiếu thốn. Khi con người hoả thiêu cỗ quan tài thơm tho chứa đầy nụ cười cũng là lúc con
người tự tay đốt phần linh thể trinh khiết trong tâm hồn mình, chối bỏ chiếc cầu nối với bản
năng yêu thương mà chúa trời ban tặng. Sự câm lặng, hối lỗi của người mẹ, sự chấp nhận qui
luật được-mất, tuần hoàn sinh tử của người bố chỉ là sự nhìn lại sự việc đã qua, chấp nhận sự
thật mang tính chất lí tính. Chỉ có nhân vật Hoài là nhận ra phần nào ý nghĩa của sự xuất hiện
và ra đi của Hon. Như vậy, ý nghĩa cứu rỗi, lay tỉnh của thiên sứ trong nhận thức chung của con
người về thiên sứ đến nhân vật Hon đã rạn nứt. Thiên sứ dù mang sứ mạng cao cả nhưng chỉ là
một sinh linh lạc lõng không thể hoà với cuộc sống, bị chối từ quyết liệt.
2.2. Hoài- thiên sứ phải nhượng bộ.

Nếu như Hon là hình ảnh hoá thân trọn vẹn của thiên sứ (cả ngoại hình và đặc điểm tính
cách, hành động) thì Hoài là hoá thân một phần của thiên sứ. Hoài không mang vẻ đẹp ngoại
diện toát lên hào quang thu hút, ở Hoài có sự hiện diện của tâm hồn trinh khiết, trắng trong.
Nhân vật là một người khao khát yêu thương và nhìn cuộc sống bằng đôi mắt yêu
thương. Từ ô cửa sổ- điểm qua sát thế giới của mình, nhân vật chia loài người làm hai loại,
hocmon A- kẻ biết yêu thương và hocmon Z- kẻ không biết yêu. Tiêu chí phân loại trong bảng
phân loại của nhân vật không phải là những vẻ ngoại diện, định chức xã hội mà chính là lòng
yêu thương của cuộc sống.
Hoài là tâm hồn biết phân biệt giá trị duy nhất trong tác phẩm này. Nhân vật ngay từ
đầu đã nhận ra những giá trị ảo đang bủa vây xung quanh mọi người, thói sĩ diện của bố, sự giả
tạo của thầy Hoàng, sự tha hoá của phần đông những người xung quanh. Hoài cũng là nhân vật
duy nhất biểu hiện mối đồng cảm với Hon, đặc biệt là khi Hon ra đi. Hoài còn là điểm tựa của
Hằng, là vệ sĩ bé nhỏ mọi lúc, ôm ấp vỗ về Hằng mỗi khi sợ hãi, lắng nghe và chía sẻ những
tâm sự … Theo ý hướng đó, Hoài là thiên sứ thực thi nhiệm vụ quan sát thế giới, cứu rỗi tâm
hồn của con người.
Nhưng Hoài không đi trọn con đường của thiên sứ như Hon. Hoài đã chịu nhượng bộ,
bỏ cuộc giữa chừng. Ban đầu, nhân vật đã kiên quyết không đứng vào bất cứ một hàng ngũ nào,
không chịu một bộ đồng phục chung đồng nhất, không chịu lớn lên để bảo tồn sự trinh khiết
trắng trong. Nhưng ở đoạn cuối tiểu thuyết Hoài lại lớn bổng lên một cách kì lạ, mang vẻ đẹp
như chị Hằng. Thế giới người lớn mà nhân vật nhận thức rõ về những mặt trái, thế giới mà
Hoài đã phủ nhận hoàn toàn, quay lưng hoàn toàn giờ đây lại là thế giới mà Hoài chọn lựa.
Thiên sứ nhượng bộ, tự đánh mất mình để tồn tại.
5

×