PHÒNG GD & ĐT KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN
HUYỆN NAM ĐÀN NĂM HỌC 2010 - 2011
PHẦN THI NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Địa lí
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(1,0
điểm)
Quy trình ra đề kiểm tra học kì, gồm 4 bước: 1.0
+ Bước 1: Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra 0,25
+ Bước 2: Thiết lập bảng ma trận hai chiều 0,25
+ Bước 3: Thiết kế câu hỏi theo bảng ma trận hai chiều 0,25
+ Bước 3: Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm 0,25
Câu 2
(1,5
điểm)
a. Bằng hình vẽ, hãy thể hiện: 1.0
- Vẽ 1 hình tròn, trong đó thể hiện:
+ Xích đạo, 2 chí tuyến, 2 vòng cực, 2 cực 0,5
+ Các đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. 0,5
b. Vì: 0.5
- Góc chiếu sáng của Mặt Trời vào Trái Đất không giống nhau: Ở vùng vĩ
độ thấp có góc chiếu lớn nên nhận được nhiều nhiệt; ở các vùng vĩ độ cao
góc chiếu nhỏ nên nhận được ít nhiệt.
0,25
- Bề mặt Trái Đất hình cầu nên trên bề mặt nhận được lượng nhiệt không
đều
0,25
Câu 3
(2,5
điểm)
a. So sánh sự khác nhau: 1.0
- Lục địa là một khối đất liền thống nhất rộng hàng triệu km
2
, được biển và
đại dương bao quanh. Khái niệm lục địa chủ yếu mang ý nghĩa về mặt tự
nhiên.
0,5
- Châu lục bao gồm lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Khái niệm
châu lục chủ yếu mang ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, lịch sử...
0,5
b. Đặc điểm 1.5
- Vị trí địa lí: Nằm ở phía Tây lục địa Á - Âu, trong khoảng vĩ độ 36
0
B-
71
0
B, được bao bọc bởi châu Á, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, biển
Địa Trung Hải...
0,5
- Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng (Chiếm 2/3 lãnh thổ), bờ biển cắt xẻ
mạnh -> Tạo ra nhiều vũng vịnh, bán đảo...
0,25
- Khí hậu: Phần lớn châu Âu nằm trong đới khí hậu ôn đới (ôn đới hải
dương và lục địa)
0,25
- Sông ngòi: Dày đặc, lượng nước dồi dào (Ví dụ: s. Vôn ga, s. Đanuyp...) 0,25
- Thực vật: Thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam (dẫn chứng) 0,25
Câu 4
(1,5
điểm)
a. Trình bày các đặc điểm của sông ngòi nuớc ta: 1.0
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km);
Phần lớn các sông ở nước ta nhỏ, ngắn và dốc.
0,25
- Chảy theo hai hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (s. Hồng) và vòng
cung (s. Cầu)
0,25
- Chế độ nước thất thường, thay đổi theo mùa: mù lũ chiếm khoảng 80% 0,25
lượng nước chảy, mùa cạn chỉ chiếm khoảng 20% lượng nước chảy của cả
năm
- Sông ngòi thường có hàm lượng phù sa lớn, trung bình có 223 gam cát
bùn trong 1 m
3
nước.
0,25
b. Vì: 0.5
- Sông ngòi Bắc Bộ chủ yếu có dạng nan quạt nên lũ thường dồn về những
nơi tập trung nhiều nhánh sông (Ví dụ: s. Đà, s. Chảy, s. lô, s. Gâm đều đổ
vào sông Hồng ở Việt Trì - Phú Thọ)
0,25
- Chế độ nước phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa mà mưa ở trên các lưu
vực sông ngòi Bắc Bộ chủ yếu tập trung vào một mùa - mùa hạ
0,25
Câu 5
(2,0
điểm)
a. 1.5
- Xử lí số liệu về (%)
Năm Tổng số
Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
1990 100,0 81,8 18,2
1994 100,0 76,5 23,5
1998 100,0 76,2 23,8
2002 100,0 68,1 31,9
2005 100,0 57,4 42,6
0,5
- Vẽ: Biểu đồ miền (nếu vẽ biểu đồ cột chồng cho ½ tổng điểm): Yêu cầu
vẽ chính xác, thẩm mĩ, có ghi giá trị, tên biểu đồ, chú giải. Nếu thiếu tên
biểu đồ, không ghi giá trị - 0,25 điểm/lỗi)
1,0
b. Nhận xét: 0.5
- Tỷ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế nhưng ngày
càng giảm (dẫn chứng)
0,25
- Tỷ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp nhưng đang ngày càng
tăng (dẫn chứng)
0,25
Câu 6
(1,5
điểm)
Chứng minh: 1.5
- Đông dân: Năm 2002 nước ta có số dân 79,7 triệu người - dân số nước ta
đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 13 thế giới (Diện tích nước ta thuộc
loại trung bình thế giới)
0,5
- Tăng nhanh:
+ Từ giữa thế kỉ XX trở về trước dân số nước ta mới chỉ hơn 20 triệu
người, nhưng đến đầu thế kỉ XXI dân số nước ta tăng gấp 4 lần so với
những năm 50 của thế kỉ XX.
+ Mặc dù đã kìm hạm tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nhưng dân số nước ta
mỗi năm còn tăng khoảng hơn 1 triệu người.
0,25
0,25
- Phân bố không đều:
+ Tập trung đông ở vùng đồng bằng, duyên hải, trung du; thưa thớt ở vùng
miền núi (dẫn chứng)
+ Dân cư nước ta chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn, tỉ lệ dân thành thị
còn ít (dẫn chứng)
0,25
0,25
HẾT