Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Vai trò của tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện từ liêm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.31 KB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa Xã hội
học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, cán bộ,
nhân viên làm việc tại Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội, cùng gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS.Lê Thị Quý đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này./.
Học viên

Đoàn Thị Thu Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là công trình nghiên
cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS. Lê Thị Quý.
Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên
tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Thu Dung


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................ 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 4
2. Vài nét về tổng quan nghiên cứu của đề tài...................................................... 5


3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................... 8
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.................................................. 9
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 9
6. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 10
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 10
8. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết...................................................... 11
9. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................................................... 15
1.1. Các khái niệm công cụ.............................................................................................. 15
1.1.1. Tham vấn.................................................................................................................. 15
1.1.2. Khủng hoảng tâm lý........................................................................................... 20
1.1.3. Công tác xã hội..................................................................................................... 25
1.2. Các lý thuyết ứng dụng............................................................................................ 28
1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái........................................................................... 28
1.2.2. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng................................................................ 31
1.2.3. Quan điểm về giới và phát triển................................................................... 33
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................... 36

1


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA PHỤ NỮ
SAU SINH VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG THAM VẤN TRỢ GIÚP CHO PHỤ NỮ SAU SINH CÓ KHÓ
KHĂN VỀ TÂM LÝ................................................................................................................... 38
2.1 Thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ sau sinh................................... 38
2.2 Nhu cầu đƣợc tham vấn tâm lý của phụ nữ sau sinh............................45
2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tham vấn cho

phụ nữ sau sinh có khó khăn tâm lý.......................................................................... 58
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 72
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PNSS

: Phụ nữ sau sinh

SS

: Sau sinh

PN

: Phụ nữ

CTXH

: Công tác xã hội

XH

: Xã hội


KH

: Khủng hoảng

KHTL

: Khủng hoảng tâm lý

TV

: Tham vấn

TVTL

: Tham vấn tâm lý

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mang thai sinh đẻ để phát triển nòi giống là một sứ mệnh thiêng liêng
của người phụ nữ và chỉ có duy nhất người phụ nữ làm được. Tuy nhiên giai
đoạn này người phụ nữ gặp không ít những khó khăn về vật chất cũng như
tinh thần. Nhu cầu được hỗ trợ về vật chất đặc biệt là về sức khỏe tâm thần,
tâm tư tình cảm cần thiết hơn bao giờ hết trong giai đoạn này. Thực tế cho
thấy người thân đặc biệt là người chồng và gia đình chồng trong giai đoạn này
cần có nhận thức toàn diện và sâu sắc về giai đoạn nhạy cảm này của người
phụ nữ.
Trải qua một cuộc thay đổi lớn về thể chất sau sinh với những biến

động lớn về tâm lý làm người phụ nữ dễ bị khủng hoảng. Có nhiều mức độ
khủng hoảng: người bị khủng hoảng trầm trọng dẫn đến giết con, tự hủy hoại
bản thân…do sinh con ngoài ý muốn, chửa không được thừa nhận hay “chửa
hoang”, có thai không phải con trai do định kiến nhà chồng, chồng có bồ…;
Các trường hợp khủng hoảng bình thường như: lo lắng sợ hãi một cách thái
quá, thờ ơ với con, thiếu tự tin vào bản thân, nhìn nhận vấn đề sai lệch, tưởng
tượng những câu chuyện không có thực; bi quan chán nản với cuộc sống.
Từ thực trạng những khó khăn của phụ nữ sau sinh và nhu cầu của họ
về việc hỗ trợ về sức khỏe tâm thần – tâm tư tình cảm. Trong khi thực tế
người thân xung quanh còn hạn chế về nhận thức chưa quan tâm đúng mức
đến giai đoạn sau sinh của chị em phụ nữ dẫn đến những hệ quả không tốt đến
chất lượng cuộc sống của bà mẹ trẻ em và bầu không khí của gia đình. Trước
những thực trạng đó thì vai trò của Công tác xã hội đặc biệt là tham vấn có vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ người phụ nữ trong giai đoạn này.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài tác giả xin đi sâu vào nghiên cứu
vai trò của Công tác xã hội đặc biệt dưới góc độ của tham vấn đối với những
trường hợp phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng thường – trường hợp bình thường
4


không phải trường hợp đặc biệt. Đề tài cũng xin được giới hạn trong nghiên
cứu của mình xem xét thực trạng của phự nữ sau sinh, nhu cầu và đáp ứng của
người thân trước những nhu cầu của họ; Xem xét Công tác xã hội cá nhân đặc
biệt là tham vấn cần thiết như thế nào đối với giai đoạn này của họ. Tên đề tài
của tôi là: “Vai trò của tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm
lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội”.
2. Vài nét về tổng quan nghiên cứu của đề tài.
Trong phần lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin chia các tài liệu nghiên
cứu theo các vấn đề cụ thể như sau:
2.1. Nhu cầu tham vấn

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng Tham vấn ngày càng cần thiết trong xã
hội hiện đại và nhu cầu ngày một lớn hơn. Trong trang ctd.org.vn của Trung
tâm đào tạo phát triển cộng đồng đã đưa ra bài nghiên cứu theo Tạp chí Tâm
lý học ngày 21/08/2011 chỉ ra rằng Tham vấn tâm lí – Một dịch vụ cần phát
triển ở Việt Nam (Phần hai). Trong bài nghiên cứu này tác giả đã đưa ra thực
tế phát triển của dịch vụ này tại các nước trên thế giới trước thực trạng các
vấn đề xã hội ngày một phức tạp. Tại Việt Nam bài nghiên cứu này cũng chỉ
ra “Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù còn nhiều tranh luận về thuật ngữ, song kết
quả một số điều tra, nghiên cứu gần đây như của Trường Cao đẳng Lao động
-

Xã hội (1997, 2004), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
(2002), Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2004)
v.v... cũng như hoạt động thực tiễn cho thấy nhu cầu của loại hình dịch vụ này
đang có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, thành phố lớn”
– Trích


dẫn từ bài nghiên cứu Tham vấn tâm lí - Một dịch vụ cần phát triển

Việt Nam (phần 2) trên Tạp chí tâm lí được đăng trên trang ctd.org.vn của

Trung tâm đào tạo phát triển cộng đồng ngày 21/08/2011 của Tác giả Bùi Thị
Xuân Mai.

5


2.2 Nghiên cứu về phụ nữ sau sinh về mặt y sinh học – chăm sóc sau
sinh về mặt y tế

Trong Luận án nghiên cứu Tiến Sĩ của tác giả Phạm Phương Lan – Bộ
giáo dục đào tạo và Bộ y tế công bố năm 2014, đã nghiên cứu về “Thực trạng
chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và đánh giá
mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà”.
Trong nghiên cứu này đã đưa ra xem xét chi tiết, sâu sắc về các nội dung
chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ em về mặt y tế. Về kết quả nghiên cứu tác
giả đã mô tả thực trạng kiến thức thực hành việc chăm sóc sau sinh đối với chị
em phụ nữ và nhu cầu chăm sóc sau sinh của họ như thế nào; Nghiên cứu cũng
xem xét thực trạng chăm sóc sau sinh tại nhà cho bà mẹ trẻ em. Ngoài ra tác giả
cũng đưa ra nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia:

“Từ ngày thứ hai đến 6 tuần nếu bà mẹ xuất viện các cán bộ y tế thực
hiện chăm sóc cần thực hiện quy trình:
-

Về phía người mẹ: + Vệ
sinh hàng ngày
+

Chăm sóc vú

+

Tư vấn: Giải quyết vấn đề tâm lý (nếu có)…..

Luận án đi sâu vào nghiên cứu về những nhu cầu của PNSS là chăm
sóc về ý tế như vết mổ; chế độ dinh dưỡng, cách cho con bú ….Luận án cũng
đưa ra các mô hình chăm sóc sau sinh tại một số nước trên thế giới và để xem
xét một cách toàn diện về thực trang ở Việt Nam. Luận án đã đánh giá nhu
cầu hiện tại của PNSS và mức độ đáp ứng với nhu cầu trên thực tế của họ.

Luận án của tác giả đã thành công trong nghiên cứu về Thực trạng
chăm sóc bà mẹ sau sinh ở hai bệnh viện lớn và đánh giá mô hình chăm sóc
sau sinh tại nhà. Trong khuôn khổ của đề tài tác giả Phạm Phương Lan tập
trung quan tâm về việc chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và bé về mặt y sinh học
một cách khoa học và sâu sắc. Trong giới hạn của đề tài tác giả chưa đi
6


nghiên cứu sâu về vấn đề hỗ trợ, chia sẻ về mặt tinh thần cũng như chưa đi
sâu vào xem xét những khó khăn về tâm lý của PNSS.
2.3. Những biến đổi về tâm lý của phụ nữ sau sinh con.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Phụ nữ sau sinh gặp một số biến đổi về
tâm lý gây khó khăn đến cuộc sống của họ. Trong tạp chí Tâm lý học, số 4
(121), 4 – 2009 tác giả Nguyến Linh Trang - Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra mốc thời gian cho thấy việc nghiên cứu về
sự biến đổi của PNSS về mặt tâm lý đã có từ thời cổ đại qua các tác phẩm của
nhà y học Hippocrates đã có những dấu hiệu nhận thấy phụ nữ sau sinh có
những biến đổi về tâm lý và đến đầu thế kỷ XIX không chỉ có các nhà
y

học nghiên cứu mà còn có các nhà tâm thần học, xã hội học quan tâm.
Trong bài nghiên cứu này tác giả cũng đưa ra 3 mức độ biến đổi

tâm lý mà phụ nữ sau sinh hay gặp phải do kết quả nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trước đó. Dù ở mức độ nào người phụ nữ sau sinh đều cần được
hỗ trợ , chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm và tâm lý đsể vượt qua giai đoạn
khó khăn của mình.
Tác giả cũng đưa ra biểu hiện rõ nhất của sự biến đổi tâm lý ở người
phụ nữ sau sinh là rất dễ khóc: 33,3% dễ khóc, 24,1% lo sợ, 16,6% cáu gắt,
9,6% tủi thân, 16,6% là khác. Trong bài viết tác giả cũng phân tích những chia

sẻ của các bà mẹ về tâm trạng sau sinh và nhận thấy trong 30 phụ nữ có độ
tuổi dưới 35 có 18 bà mẹ ( chiếm 60%) đã từng trải qua trạng thái “Cơn buồn
thoáng qua sau sinh”, 5 bà mẹ ( chiếm 16,6% ) đã từng mắc trầm cảm sau
sinh, một bà mẹ mắc chứng loạn thần sau sinh.
Tác giả cũng nhận định gia đình người thân, đặc biệt người chồng có
vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ sau sinh vượt qua giai
đoạn này.
Bài nghiên cứu dưới góc độ xã hội học đã chỉ ra những khó khăn về
tâm lý của PNSS. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vai trò của người
7


chồng trong việc hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn về tâm lý cũng như những
người thân xung quanh chưa được nhận thức một cách toàn diện.
Trong bài nghiên cứu của Ths. BS Nguyễn Ngọc Quang về “Rối loạn tâm
thần thời kỳ mang thai và sau sinh” trên báo suckhoevadoisong.vn đã đăng ngày
25/10/2012 đã đưa ra những vấn đề phụ nữ sau sinh thương gặp phải dưới góc độ
y sinh học. Trong đó bác sỹ có nhắc đến những biểu hiện rối loạn tâm căn thời
kỳ mang thai và khi bàn đến vấn đề điều trị có nhắc đến liệu pháp tâm lý nâng
đỡ, liệu pháp gia đình chủ yếu là giải thích cho người chồng.

Như vậy:
Đối tượng là phụ nữ sau sinh được nghiên cứu cơ bản trên lĩnh vực y
học và xã hội học là chủ yếu. PN nói chung được được quan tâm nhiều trong
các vấn đề như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; kế hoạch hóa gia đình, luật bạo
lực gia đình…
Trong thực tế đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những biến đổi tâm lý
của phụ nữ sau sinh ở mức độ khác nhau và có ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của bà mẹ và trẻ em. Phản ánh thực tế hạn chế nhận thức cũng như
quan tâm chưa đúng mức về chăm sóc phụ nữ sau sinh về mặt tâm lý của

người chồng và những người thân xung quanh
Công tác xã hội dành nhiều chuyên đề nhiều thảo luận dành cho phụ
nữ, phụ nữ nghèo; phụ nữ bị buôn bán…Tuy nhiên đề tài nói về CTXH đặc
biệt là tham vấn trong CTXH đối với phụ nữ sau sinh chưa được đề cập tới.
Giai đoạn sau sinh cũng chưa được xem xét như một tình thế hay hoàn cảnh
nảy sinh vấn đề cần CTXH hỗ trợ.
3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết nối các lý thuyết công tác xã hội cá nhân với thực tế một trường
hợp nghiên cứu giúp bản thân tác giả và các bạn sinh viên hiểu thêm về kỹ
năng kết nối từ lý thuyết đến thực hành.
8


3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho người phụ nữ và gia đình của họ, đặc biệt là người chồng có
kiến thức chăm sóc phụ nữ sau sinh toàn diện hơn. Người chồng, gia đình và
rộng hơn nữa là xã hội cần có “nhạy cảm” hơn nữa đối với người phụ nữ
trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của cuộc đời họ.
Và hơn cả đề tài cũng mong qua bước đầu của hoạt động tham vấn sẽ
giải tỏa được cảm xúc tiêu cực, giải toả khủng hoảng tâm lý góp phần nâng
cao được chất lượng cuộc sống của bà mẹ trẻ em.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu

-

Phụ nữ sau sinh có khó khăn về tâm lý: 10 phỏng vấn sâu + 07 thành viên
trong thảo luận nhóm.
-

Chồng và gia đình của phụ nữ sau sinh: 10

-

Chuyên gia nghiên cứu về phụ nữ/ Bác sỹ sản khoa: 02

5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tại những địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội.
(Xã Mễ Trì Thƣợng, Mễ Trì Hạ, Mỹ Đình, Thị trấn Cầu Diễn)
Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2012 – Tháng 4 năm 2014
Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu phụ nữ sau
sinh bị khủng hoảng tâm lý (trong vòng 6 tháng sau sinh, thời gian thuận lợi
tiếp cận PNSS vì trong giai đoạn hưởng chế độ thai sản). Đối tượng PNSS bị
khủng hoảng nhưng chưa đến mức độ có ý định tự sát (Khủng hoảng tâm lý
đặc biệt bất thường) mà ở mức độ nhìn nhận vấn đề một cách sai lạc không
đúng thực tế khách quan ví dụ như lo sợ quá, nghi ngờ không có căn cứ về
người chồng, trách móc bản thân, cảm thấy bất lực không tự tin vào bản thân
(Trường hợp khủng hoảng bình thường)…những xáo trộn này làm ảnh hưởng
9


đến chất lượng cuộc sống không chỉ riêng bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến
mối quan hệ gia đình cụ thể là mối quan hệ với người chồng, sức khỏe của bà
mẹ, trẻ em.

Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng hoạt động tham vấn
trong công tác xã hội đối với phụ nữ sau sinh có cần thiết và hiệu quả như thế
nào trong thực tế trước những biến đổi tâm lý họ gặp phải. Đóng góp vào thực
hành công tác xã hội – Thực hành tham vấn trong CTXH đối với đối tượng là
phụ nữ sau sinh bị KHTL.
6.
-

Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ sau sinh như thế nào?

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tham vấn trợ giúp cho phụ nữ
sau sinh có khó khăn về tâm lý là gì?
7.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7.1 Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu thực trạng các biến đổi tâm sinh lý, nhu cầu của họ và việc chăm sóc
PNSS của gia đình, cán bộ y tế hiện nay. Những mặt được và những mặt còn
hạn chế, những bài học thực tế.

-

Vai trò của Công tác xã hội đặc biệt là tham vấn đối với PNSS thông qua
phương pháp công tác xã hội cá nhân.


-

Đề xuất các giải pháp chăm sóc PNSS đặc biệt dưới góc độ công tác xã hội.
7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
7.2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận.

+

Nghiên cứu các lý thuyết liên quan: Các lý thuyết về tham vấn PNSS; Các lý
thuyết sử dụng để giải thích nguyên nhân, can thiệp hỗ trợ PNSS bị khủng
hoảng: Lý thuyết hệ thống sinh thái; Lý thuyết giới và phát triển; Lý thuyết
can thiệp khủng hoảng. Dựa trên các lý thuyết đó để soi đường chỉ lối cho
nghiên cứu rõ rang, khách quan, đáng tin cậy, lý giải nguyên nhân diễn tiến
tâm lý của PNSS gặp phải và chuẩn bị các buổi thực hành hợp lý.
10


+

Nghiên cứu về mô hình, kỹ năng tham vấn trường hợp PNSS bị khủng hoảng
tâm lý trong công tác xã hội cá nhân và áp dụng vào thực hành tham vấn giải
tỏa cảm xúc tiêu cực cho một trường hợp điển hình.
7.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
+

+

Nghiên cứu thực trạng khủng hoảng tâm lý của phụ nữ sau sinh

Nghiên cứu vai trò của tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm

lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. (Nghiên cứu thực hành tham vấn cho một
trường hợp điển hình bị khủng hoảng tâm lý)
8. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
8.1 Giả thuyết nghiên cứu
-Phần lớn phụ nữ sau sinh đều gặp khó khăn do xáo trộn tâm lý ở mức
độ khác nhau.

-

Vai trò của tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý là cần
thiết để giúp họ lấy lại cân bằng trong cuộc sống; góp phần chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em tốt hơn.

11


8.2 Khung lý thuyết

Phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý

Những yếu tố tác động

Yếu tố
sinh học

Yếu tố chăm
sóc của gia
đình

Yếu tố khác:

độ tuổi, nghề
nghiệp,ĐK
kinh tế, quan
hệ gia đình…

Vai trò của tham vấn trong công tác xã hội đối với việc hỗ trợ
phụ nữ sau sinh có khủng hoảng tâm lý

Các đề nghị và giải pháp

9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sự phân chia các phương pháp sử dụng trong đề tài dưới đây mang tính
chất tương đối. Vì một số phương pháp trong Xã hội học có sử dụng thì trong
Công tác xã hội cũng sử dụng. Tuy nhiên xét về mức độ điển hình xin phân
chia thành các nhóm phương pháp như sau:
9.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Đề tài tiếp cận về những khó khăn về tâm lý của phụ nữ sau sinh đã có
nhiều nghiên cứu trước đó. Đây là nguồn thông tin đã có kiểm chứng thực tế
và có kết quả. Kết quả từ những nghiên cứu khoa học đó sẽ tạo nền tảng, căn
12


cứ cho đề tài được tiến hành. Đây là phương pháp chung cho các loại nghiên
cứu Xã hội học, Công tác xã hội.
9.2 Phương pháp nghiên cứu trong Công tác xã hội
Phương pháp CTXH cá nhân – Nghiên cứu trường
hợp
Nghiên cứu một trường hợp phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý đòi
hỏi sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân. Dựa trên quan hệ 1 -1 và
các bước trong CTXH cá nhân trong sử dụng tham vấn tâm lý là tiến trình

chính để lượng giá kết quả đối với trường hợp này. Việc sử dụng phương pháp
CTXH cá nhân cho việc nghiên cứu trường hợp điển hình cũng nhằm phục vụ
cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu sâu sắc một trường hợp để so sánh khẳng định những kết
luận từ 10 phỏng vấn sâu với các chị phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng trở
lại; kết luận từ thảo luận nhóm phụ nữ sau sinh tại Trung tâm kiểm dịch y tế
quốc tế - tiêm phòng cho trẻ; Kết luận từ khảo sát nhóm phụ nữ và nhóm
những người chồng có vợ sau sinh trên mạng xã hội facebook và các chuyên
gia nghiên cứu về phụ nữ bao gồm chuyên gia xã hội học và sinh học (bác sỹ
sản khoa). Kiểm định lại những thông tin thu thập được từ những trường hợp
phỏng vấn sâu.
9.3 Phương pháp nghiên cứu trong Xã hội
học Phương pháp phỏng vấn sâu.
Nhằm mục đích làm rõ những giả thuyết của đề tài mà người nghiên
cứu muốn có tính thuyết phục . Chúng tôi tiến hành 10 phỏng vấn sâu với các
chị phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng trở lại và các chuyên gia nghiên cứu
về phụ nữ bao gồm chuyên gia tâm lý xã hội và sinh học (bác sỹ sản khoa).
Trong đó phỏng vấn sâu 10 trường hợp phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng trở
lại có dấu hiệu bị khủng hoảng tâm lý. Phỏng vấn sâu 01 chuyên gia tâm lý xã
hội và 01 chuyên gia về sản phụ khoa mục đích nhằm củng cố cho kết quả
nghiên cứu và định hướng trong phần kiến nghị giaỉ pháp.
13


-

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp chính. Vì hướng nghiên
cứu của đề tài là nghiên cứu định tính. Phỏng vấn sâu sẽ giúp cho nghiên cứu
có kết quả khách quan, trung thực và sâu sắc.
Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát sử dụng trong nghiên cứu định tính là cơ bản và
cần thiết vì trong thực tế nghiên cứu có những biểu cảm ngoài ngôn ngữ. Chỉ
nhìn nhận vấn đề và hiểu về đối tượng nghiên cứu dựa trên biểu đạt bằng
ngôn ngữ là không toàn diện và thiếu khách quan.
Quan sát sẽ giúp nghiên cứu toàn diện hơn. Đặc biệt đối tượng nghiên
cứu là phụ nữ sau sinh có những nhạy cảm về mặt tâm lý và những cơ chế
phòng vệ sẽ dẫn tới thiếu chính xác về thông tin đem lại.
Việc quan sát thông qua ngôn ngữ cơ thể của đối tượng sẽ giúp cho
người nghiên cứu có phản hồi chính xác và hiệu quả. Ngoài ra sẽ khai thác
được đời sống nội tâm của đối tượng. Những cảm xúc, nỗi niềm không chia sẻ
được cùng ai. Trong tham vấn thì giai đoạn cân bằng cảm xúc cho đối tượng
là bước quan trọng để tiến hành các bước sau.
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm được tiến hành tại hai địa điểm:
Một là Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội – Trung tâm y tế kiểm dịch y tế
quốc tế
Hai là Khảo sát facebook – Một trong các mạng xã hội phổ biến rộng
rãi nhất hiện nay. Trong đó khảo sát nhóm những phụ nữ sau sinh và nhóm
nam giới có vợ trong giai đoạn sau sinh.
Số lượng tiến hành trong mỗi buổi thảo luận nhóm là 07 chị phụ nữ
Tiêu chí chọn lựa: Các chị đều trong giai đoạn sau sinh dưới 6 tháng.
Nội dung thảo luận: Những điều gì khiến các chị em phải lo lắng và suy nghĩ
sau sinh; Các chị giải quyết vấn đề của mình như thế nào? Nhu cầu của các chị về
tham vấn...Nội dung thảo luận này phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

14


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Tham vấn
-

Khái niệm “tham vấn”

Có nhiều cách định nghĩa về tham vấn khác nhau; chúng tôi đưa ra một
vài quan điểm dưới đây để từ đó rút ra cách hiểu về tham vấn trong đề tài này:
Theo Rogers Jenny trong cuốn Caring for people USA, 1990, cho rằng,
tham vấn là hoạt động nhằm giúp đỡ con người tự giúp chính họ, hoạt động này
giúp đối tượng (người cần được tham vấn) nâng cao khả năng tự tìm giải pháp,
đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống.
Theo J. Mielke (1999) định nghĩa tham vấn là một quá trình, một mối
quan hệ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác,
nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của thân chủ.

Theo Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (1997) cho rằng: “Tham vấn
là sự áp dụng các nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự
phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống
về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá
nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý.
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa tham vấn là một quá trình
tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có
các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với
thân chủ (còn được gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm
lý muốn được giúp đỡ). Thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình (dựa
trên những nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân
chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải


15


quyết vấn đề của chính mình. (Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham
vấn tâm lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Tr18 - 19)
Với đặc điểm của Việt Nam định nghĩa tham vấn của tác giả Trần Thị
Minh Đức được xem là toàn diện và phù hợp nhất để sử dụng trong các
nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp về tham vấn.
-

Mục đích, ý nghĩa của tham vấn

Hoạt động tham vấn có nhiều mục đích khác nhau:
Theo Nelson-Jones Richard thì mục đích của tham vấn là giải quyết,
phòng ngừa và phát triển. Còn theo Carl Rogers cho rằng mục đích cuối cùng
của tham vấn là giúp đối tượng là phát huy được tiềm năng tự bản thân của cá
nhân đó trong giải quyết vấn đề, thông qua đó phát triển nhân cách.
Theo bài nghiên cứu Tham vấn tâm lí - Một dịch vụ cần phát triển ở
Việt Nam (phần 2) trên Tạp chí tâm lí được đăng trên trang ctd.org.vn ngày
21/08/2011 của Tác giả Bùi Thị Xuân Mai, bà đưa ra những nhận định:
Thứ nhất: Mục tiêu của quá trình tham vấn là giúp đối tượng nâng cao
nhận thức về bản thân, môi trường và hoàn cảnh, tăng cường khả năng ra
quyết định phù hợp với hoàn cảnh của mình và thực hiện quyết định một cách
hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng của tham vấn là giúp cho đối tượng tăng cường
khả năng đối phó với vấn đề cũng như chức năng xã hội của họ.
Thứ hai: Đây là một hoạt động trợ giúp - giúp đối tượng "tự giúp chính
mình" thông qua mối quan hệ tương tác tích cựcgiữa nhà tham vấn với người
cần được tham vấn. Như vậy, ở đây đòi hỏi có sự tham gia nhiệt tình của cả
hai phía vào toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề: từ thu thập thông tin tới ra
quyết định, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả.

Thứ ba: Nhà tham vấn với những đạo đức nghề nghiệp, sử dụng kiến
thức, kỹ năng chuyên môn khai thác hoàn cảnh, cảm xúc và hành vi của đối
tượng để giúp họ tạo sự thay đổi. Kiến thức nền tảng của nhà tham vấn là lý
thuyết về tâm lý, những hiểu biết về hành vi con người. Các kỹ năng nhà tham
vấn cần được trang bị là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặc thù trong tham vấn.
16


Thứ tư: Người cần được tham vấn là người vì lý do nào đó trở nên mất
cân bằng trong cuộc sống, khiến họ lúng túng, bối rối, cảm thấy không thể tìm
ra giải pháp. Trong tình huống đó, họ thường có những cảm xúc, hành vi, suy
nghĩ không phù hợp.Để giúp đỡ các cá nhân và gia đình duy trì được sự thăng
bằng tâm lý, tăng cường khả năng đối phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống hàng ngày, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã sử
dụng dịch vụ tham vấn như một công cụ đắc lực. Nếu như ngành y là công cụ
để giúp con người trở nên khỏe mạnh, cường tráng về thể lực thì các hoạt
động trợ giúp (helping profession) trong đó có tham vấn đóng vai trò giúp cho
cá nhân và gia đình đảm bảo tình trạng sức khoẻ tâm thần, nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức mục đích chung của tham vấn là: Cải
tiến, củng cố (về mặt sức khỏe tinh thần) giúp thân chủ sống tốt hơn; Ngăn
ngừa, tránh không để vấn đề xảy ra tồi tệ hơn; Giúp giải quyết các vấn đề cụ
thể; Giúp thay đổi hành vi, nhân cách (Làm giảm hoặc biến mất các triệu
chứng và phát triển các kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề nhằm tạo khả
năng thích nghi tốt nhất trong môi trường thân chủ đang sống). Và các mục
tiêu cụ thể của tham vấn là: Giảm bớt các cảm xúc tiêu cực, cảm thấy thoải
mái khi trò chuyện; Giúp thân chủ tăng hiểu biết của bản thân, chấp nhận vấn
đề hiện có của bản thân; giúp thân chủ đưa ra các quyết định lành mạnh;
Hướng dẫn thân chủ thực hiện các quyết định và khả năng dự phòng các tình
huống tương tự trong tương lai; xác định hoạt động và thời gian công việc

giúp đỡ.
Đề tài nghiên cứu đi theo hướng là hoạt động tham vấn nhằm giúp cá
nhân lắng nghe được chính bản thân mình, giải tỏa được cảm xúc tiêu cực,
làm hài hòa được mối quan hệ gia đình, xã hội của chính cá nhân đó. Cá nhân
nhìn nhận vấn đề như thực tại khách quan, nhìn nhận được bản thân với nội
lực sẵn có và kết nối được các nguồn lực xung quanh giúp bản thân giải quyết
17


được vấn đề của mình. Tham vấn không chỉ có mục đích với cá nhân, gia đình
còn có ý nghĩa với xã hội.
-

Ý nghĩa của tham vấn:

Theo bài nghiên cứu Tham vấn tâm lí - Một dịch vụ cần phát triển ở
Việt Nam (phần 2) trên Tạp chí tâm lí được đăng trên trang ctd.org.vn ngày
21/08/2011 của Tác giả Bùi Thị Xuân Mai thì ý nghĩa của tham vấn được tóm
tắt lại theo tôi là:
Cụm từ “Sức khỏe tâm thần” ngày càng được xã hội quan tâm. Xã hội
phát triển đồng hành cùng những yếu tố thuận lợi cho nền kinh tế phát triển
thì kéo theo đó là những vấn đề xã hội càng nhức nhối. Con người phải đối
phó với nhiều nhiều khó khăn trong cuộc sống như mất mát người thân, rủi ro
trong công việc…đối mặt với những giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời
không khỏi cảm giác chông chênh, khủng hoảng…Lúc này hoạt động tham
vấn có ý nghĩa lập tức trong việc giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, bình tĩnh
nhìn nhận vấn đề để tìm ra cách giải quyết đúng đắn. Hoạt động tham vấn
cũng giúp cá nhân nâng cao được kỹ năng bản thân đối phó với khủng hoảng;
tự tin vào năng lực bản thân và kết nối được nguồn lực giải quyết vấn đề;
Tăng cường khả năng thích nghi được với những thay đổi của cuộc sống; Sức

khỏe tâm thần của cá nhân được đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống gia
đình và ổn định xã hội.
- Mô hình tham vấn
Tiến trình tham vấn được hiểu là một chuỗi những bước, hoạt động có
sự tương tác với nhau theo một định hướng nhất định nhằm thực hiện để giải
quyết được vấn đề của cá nhân, nhóm hay gia đình đang gặp phải.
Theo Giáo trình Tham vấn tâm lí của tác giả Trần Minh Đức mô hình
tham vấn sáu giai đoạn dưới đây được nhiều ngành trợ giúp trên thế giới dùng:
+

Giai đoạn 1: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và thân
chủ.
18


+

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề

+

Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện

+

Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn

+

Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc


+

Giai đoạn 6: Theo dõi sau khi kết thúc

-

Kỹ năng trong thực hành Tham vấn

Theo cuốn Giáo trình Tham vấn của Tác giả Bùi Thị Xuân Mai hiểu thế
nào về kỹ năng tham vấn, ở nghiên cứu này tôi sử dụng và xin trích dẫn như sau:

“….Kỹ năng tham vấn là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức hiểu biết về
chuyên môn và giá trị nghề nghiệp của nhà tham vấn vào hoàn cảnh tham vấn
cụ thể, nhằm tạo lập mối quan hệ hợp tác, qua đó giúp đối tượng tự nhận thức
được bản thân và vấn đề đang tồn tại, từ đó tự xác định giải pháp để giải quyết
vấn đề một cách có hiệu quả.”
Một số kỹ năng cơ bản có thể liệt kê trong thực hành tham vấn:
Kỹ năng giao tiếp không lời: Sử dụng hành vi, cử chỉ, nét mặt..
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng hỏi
Kỹ năng phản hồi
Kỹ năng thấu hiểu/ thấu cảm: Kỹ năng quan trọng trong việc giải tỏa
cảm xúc tiêu cực cho thân chủ.
Kỹ năng tóm lược
Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý
Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn
đề Kỹ năng xử lý im lặng
Kỹ năng chia sẻ bản thân
Kỹ năng cung cấp thông tin

Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà
Kỹ năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ, hành vi
19


Kỹ năng điều phối
Kỹ năng làm mẫu
Kỹ năng xử lý tình huống khó xử và hành vi lệch chuẩn trong nhóm
Ở đây trong nghiên cứu trường hợp, tôi sử dụng một số kỹ năng trong
tham vấn cá nhân được liệt kê ở trên. Các kỹ năng này sẽ được phân tích rõ
trong phần thực hành nghiên cứu trường hợp điển hình.
1.1.2. Khủng hoảng tâm lý
Khủng hoảng tâm lý trong đề tài này được gọi ngắn gọn là khủng
hoảng 1.1.2.1 Khái niệm khủng hoảng
Khủng hoảng là một trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện hoặc một
chuỗi những sự kiện bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng
tới cá nhân. Trong tình trạng này cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng
và giảm sút các hoạt động chức năng vốn có.
Khi bị khủng hoảng, cá nhân thường cố gắng đối phó với vấn đề, nhưng
các phương án ứng phó với những khó khăn thường ngày có thể sẽ không có
hiệu quả nữa và cá nhân trở nên bị hụt hẫng.
Tình trạng khủng hoảng có một số đặc điểm như sau:
-

Các hoạt động chức năng tâm sinh lý và xã hội của cá nhân bị ảnh

hưởng tiêu cực
-

Cá nhân trở nên rối trí, bất lực và mất tự chủ


-

Tình trạng này thường kéo dài từ 1- 8 tuần

Tình huống khủng hoảng vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ
quan. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng cũng phụ thuộc vào đặc điểm cá
tính của cá nhân.
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng khái niệm khủng hoảng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính chị,
khủng hoảng tinh thần… Song, thực tế nội hàm của khái niệm khủng hoảng
tinh thần là gì không phải ai cũng nắm rõ.
20


Trong từ điển tiếng Việt Khủng hoảng tinh thần được định nghĩa là:
Tình trạng rối loạn, mất sự cân bằng, bình ổn, do nhiều mâu thuẫn chưa giải
quyết được: khủng hoảng tinh thần.
Trong tâm lý học, nhiều nhà tâm lý cũng tổng kết và đưa ra những định
nghĩa khác nhau về khủng hoảng tinh thần.
Định nghĩa của Vruce Sidney & Sidney Bloch:
Khủng hoảng là sự mất cân bằng giữa những yêu cầu do một tình
huống, một vấn đề đặc biệt đặt ra và nỗ lực sẵn có để giải quyết những nhu
cầu đó. Khi những nguồn lực thông thường để giải quyết tình huống yêu cầu
không có tác dụng và những nỗ lực để làm giảm thiểu khó khăn đó cũng
không mang lại giá trị con người bước vào thời kỳ xuất hiện mâu thuẫn.
Định nghĩa của Đ.B.Enconhin:
Khủng hoảng là sự mâu thuẫn bên trong giữa nhu cầu phát sinh trong
một tình huống xã hội mới (VD: Sự thay đổi: tình trạng hôn nhân gia đình,
công việc, chức vụ, mức lương, nơi ở, bạn bè, điều kiện sống …, hay những

mất mát, những may mắn bất ngờ trong cuộc sống: trúng sổ số…) và năng lực
thỏa mãn nhu cầu ấy.
Căn cứ vào những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu một cách
đơn giản là:
Khủng hoảng (crisis) là trạng thái mất thăng bằng về hoạt động cảm
xúc và lý trí khi một người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ,
thường là những sự kiện có nguy cơ gây nguy hại; hoặc đối diện với một giai
đoạn chuyển tiếp trong phát triển có độ thách thức cao.
Cũng có thể hiểu khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái
không ổn định đặc biệt là khi có những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi
hay những tình huống đã đến giai đoạn nguy kịch.
Nhiều người nhầm lẫn, coi khủng hoảng là một rối nhiễu tâm lý; hay
một bệnh lý về tinh thần. Song thực tế Khủng hoảng chỉ là một trạng thái tâm
21


lý, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo từng
cơn, trong khoảng thời gian ngắn. Cũng có trường hợp, do không được hỗ trợ,
hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể quay trở lại
mỗi khi có sự kiện gợi nhớ về nỗi tổn thương cũ; hoặc diễn ra triền miên trong
cuộc sống của một người. Song có một điều chắc chắn rằng khủng hoảng
không tồn tại mãi nếu chúng ta biết cách đương đầu với khủng hoảng.
1.1.2.2 Các dạng khủng hoảng
Tình trạng khủng hoảng có thể nảy sinh do hoàn cảnh đặc biệt hay do
đặc điểm của quá trình phát triển con người:
- Khủng hoảng trong quá trình phát triển:
Dạng khủng hoảng này xảy ra trong thời kỳ quá độ giữa các giai đoạn
phát triển của con người. Sự chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác
đòi hỏi cá nhân có một số vai trò trách nhiệm mới mà họ có thể chưa sẵn sàng
vì chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý xã hội, chẳng hạn như:

+

Chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi trưởng thành

+

Phụ nữ sinh con

+

Bước sang tuổi già hoặc khi nghỉ hưu

-

Khủng hoảng nảy sinh do tình huống

Trong đề tài này đối tượng PNSS bị khủng hoảng thuộc dạng khủng
hoảng trong quá trình phát triển – Chuyển tiếp giai đoạn.
Loại khủng hoảng này đòi hỏi cá nhân phải có một số phương án đối phó
mới để đương đầu với sự kiện và tình huống . Một số trường hợp điển hình như:
+

Sự mất mát của người thân

+

Bị bệnh hoặc mất khả năng về thể chất hay tinh thần

+


Hậu quả của thiên tai

Khủng hoảng do tình huống có thể là :
. Khủng hoảng dự đoán trước được: Đó là khi cá nhân biết trước sẽ có
một sự kiện căng thẳng xảy ra trong tương lai ( Mất người thân do ốm đau,
thay đổi nơi ở...)
22


. Khủng hoảng bất ngờ, chẳng hạn như tai nạn giao thông, hậu quả của
thiên tai...
Như vậy có thể thấy người phụ nữ sau khi sinh con có nguy cơ bị khủng
hoảng do chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của cuộc sống; nếu
chưa có được sự thích nghi phù hợp, không có khả năng đương đầu thì rất dễ
rơi vào tình trạng khủng hoảng.
1.2.2.3 Các giai đoạn của tình trạng khủng hoảng
-

Giai đoạn trước khủng hoảng

Trước khi bị khủng hoảng cá nhân ở trong tình trạng thăng bằng, các
chức năng hoạt động bình thường. Những kinh nghiệm trước đây và sự chuẩn
bị hữu hiệu cho tình huống khủng hoảng có thể làm giảm tác động tiêu cực
của khủng hoảng đối với cá nhân
-

Giai đoạn bắt đầu bị tác động của khủng hoảng Cá
nhân ở giai đoạn này có thể bị:
+


Căng thẳng và bị sốc mạnh

+

Cố gắng sử dụng các phươngán đối phó để giải quyết vấn đề

+

Sự căng thẳng sẽ tăng lên nếu mọi cách thức giải quyết vấn đề đều

thất bại
- Giai đoạn bối rối, quẫn trí
Giai đoạn này phụ thuộc vào tính chất của sự kiện khủng hoảng và các
cơ chế đối phó của cá nhân, các nguồn hỗ trợ cho cá nhân. Cá nhân có thể trải
qua những cảm giác:
+
+

Căng thẳng trầm trọng

Lúng túng hoặc rối trí, sự bối rối có thể tăng thêm bởi: sự bất ngờ, thiếu được
chuẩn bị, thiếu thông tin
+

Cảm giác bất lực

+

Cảm giác tức giận và buồn


- Giai đoạn thử nghiệm các ứng phó
23


×