Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Chính sách đối ngoại của liên bang nga đối với khu vực đông á (giai đoạn từ 1991 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.92 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------VŨ THỤY TRANG

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA
ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG Á (GIAI ĐOẠN TỪ 1991
ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2007


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Tình hình nghiên cứu đề

3. Mục đích, nhiệm vụ và p

4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của của Liên bang
Nga đối với khu vực Đông Á từ năm 1991 đến nay
1.1.

Bối cảnh quốc tế

1.2.



Bối cảnh khu vực

1.3.

Bối cảnh trong nước

1.4. Sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại từ “định hướng Đại
Tây Dương” đến “định hướng Âu - Á”
Chương 2: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực
Đông Á từ năm 1991 đến nay
2.1.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với Trung Quốc

2.2.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với Nhật Bản

2.3.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với Bán đảo Triều Tiên

2.4.

Chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN

2.5.

Quan điểm của Nga về một số vấn đề của khu vực


2.5.1 Quan điểm của Nga về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Tr
Tiên
2.5.2. Quan điểm của Nga về xây dựng Cộng đồng Đông Á
2.5.3. Quan điểm của Nga về vấn đề biển Đông
1


Chương 3: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga đối với khu vực Đông Á
3.1.

Kết quả thực hiện
3.1.1. Thành tựu
3.1.2. Hạn chế

3.2.

Tác động của chính sách Đông Á của Nga đối với một số nư

3.3.

Triển vọng hợp tác của Nga ở Đông Á

3.4.

Vị thế của Việt Nam trong chính sách Đông Á của Nga

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX đi qua đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại trong quan hệ quốc tế,
một trong những sự kiện đó là sự ra đời và tan rã của Liên bang Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô). Liên Xô tan rã tác động không nhỏ đến
sự thay đổi tương quan lực lượng trên thế giới, đồng thời tạo nên những chuyển
biến nhanh chóng trong đời sống quan hệ quốc tế của các nước cũng như các khu
vực trên phạm vi toàn cầu. Trật tự thế giới hai cực đối đầu tồn tại gần nửa thế kỷ
kết thúc, cục diện thế giới và cấu trúc quyền lực quốc tế đang được sắp xếp lại.
Quan hệ giữa các quốc gia dân tộc không còn bị chi phối nặng nề bởi ý thức hệ,
thay vào đó là lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế. So
sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính
trị – xã hội đối lập nay chuyển sang hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây.
Trong bối cảnh nhiều biến động ấy, Đông Á hiện hữu trên bàn cờ chính trị
quốc tế với nhiều bình diện và khía cạnh khác nhau. Cho đến nay đã có rất nhiều
ý kiến về cách xác định khuôn khổ Đông Á xét từ các tiêu chí khu vực địa
– văn hoá, địa – lịch sử – văn hoá. Đó là, có thể coi Đông Á bao gồm Đông Bắc
Á và Đông Nam Á, hoặc coi Đông Á chính là Đông Nam Á. Ngoài ra còn cách
gọi Đông Á bao gồm cả Nam Á nhưng không phổ biến [32, tr.31]. Đông Á, theo
cách hiểu khác là vùng bờ phía Tây của Thái Bình Dương, trải dài từ vùng
Trucốtca của Nga ở phía Bắc tới Singapore ở phía Nam [63, tr.208]. Tuy nhiên,
Đông Á trong bài luận văn này được nhận thức như một khu vực địa – chính trị
bao gồm Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Là khu vực rộng lớn, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm các nước
có nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay như Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lại chiếm giữ một vị
trí địa – chính trị, địa - kinh tế chiến lược, Đông Á đang ngày càng trở thành một
3


trong những khu vực có tầm ảnh hưởng trên bản đồ chính trị thế giới đương đại.
Cùng với Bắc Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Đông Á đã phát triển nhanh thành
một trong ba trụ cột kinh tế thế giới. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Đông
Á

là một khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới trong suốt ba thập kỷ qua.

Trong giai đoạn 1980-2003, GDP của khu vực Đông Á đạt tốc độ tăng trung bình
7%/năm, cao hơn hẳn tốc độ trung bình của các khu vực khác trong nền kinh tế
thế giới [32, tr.44].
Qua đây, chúng ta có thể thấy được vị trí và vai trò không thể thiếu của
Đông Á trong quan hệ quốc tế nói chung, cũng như trong việc hoạch định chính
sách đối ngoại của các quốc gia nói riêng. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, các
cường quốc có lợi ích nhiều mặt ở Đông Á đều khẩn trương điều chỉnh chính
sách để bước vào cuộc cạnh tranh xác lập vị thế mới có lợi hơn trong khu vực.
Bước lên vũ đài quốc tế với tư cách là một quốc gia độc lập, được thừa kế
các mối quan hệ của Liên Xô trước đây, nên Liên bang Nga có đầy đủ cơ sở và
điều kiện khách quan để củng cố ảnh hưởng của mình với Đông Á. Tuy vậy,
những khó khăn trong nước và chính sách đối ngoại hướng về phương Tây ở giai
đoạn đầu đã làm cho vị thế cường quốc của Nga bị giảm sút đáng kể trên thế giới
nói chung và Đông Á nói riêng. Chính điều này đã thức tỉnh bản sắc Á - Âu cùng
với tâm thức nước lớn của Liên bang Nga, buộc nước Nga phải có những điều
chỉnh thích hợp trong chính sách đối ngoại nhằm từng bước nâng cao vai trò
cũng như tiếng nói trong khu vực Đông Á.
Trong bối cảnh đó, tiến hành nghiên cứu “chính sách đối ngoại của Liên bang

Nga đối với Đông Á từ năm 1991 đến nay” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với Việt Nam. Trước tiên, nó sẽ góp phần nhận
thức đúng đắn những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga qua
các thời kỳ với các nước thuộc khu vực Đông Á cũng như quan điểm của Nga về
các vấn đề chung của khu vực như vấn đề hạt nhân trên bán đảo
4


Triều Tiên, vấn đề biển Đông hay sự ra đời của cộng đồng Đông Á trong tương
lai.
Việt Nam lại là một nước thuộc Đông Á nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực này. Ngay từ khi chiến tranh lạnh
chưa kết thúc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới,
trước tiên là đổi mới kinh tế. Trên cơ sỏ đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam từng
bước thực hiện đổi mới tư duy đối ngoại, xây dựng chính sách đối ngoại rộng
mở, tích cực, độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế với
mục tiêu hàng đầu là tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp phát
triển đất nước.
Cũng giống như nhiều nước, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến các nước
lớn, trong đó có nước Nga, trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình.
Việt Nam xác định, khai thác “nhân tố Nga” là để cân bằng quan hệ với các nước
lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản cũng như phục vụ cho quá trình
hội nhập của Việt Nam vào khu vực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để xây
dựng đất nước.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại
của Liên bang Nga đối với khu vực Đông Á (giai đoạn từ 1991 đến nay)” cho
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Đông Á (giai
đoạn từ 1991 đến nay)” là đề tài còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Từ khi Liên

bang Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại, chuyển từ định hướng Đại Tây
Dương sang định hướng Âu - Á và ngày càng tham gia tích cực vào đời sống
chính trị, an ninh, kinh tế thế giới nói chung và khu vực châu Á - Thái Bình
Dương nói riêng, trong đó có khu vực Đông Á, thì sự quan tâm của các học giả
đến chính sách đối ngoại của Nga đối với Đông Á ngày càng gia tăng. Những bài
5


viết liên quan đến toàn bộ hay một góc độ nào đó của vấn đề này được đăng tải
trên các ấn phẩm cập nhật và định kỳ như: Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, Nghiên
cứu Quốc tế, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu
Đông Nam Á (tiếng Việt) hay Những vấn đề Viễn Đông, Á - Phi ngày nay (tiếng
Nga).
Các tác giả Nga, trên cơ sở phân tích vị trí chiến lược của Đông Á và ảnh
hưởng của Nga tại đây, đều luận giải về sự cần thiết phải chú trọng đến khu vực
này. Họ chỉ ra rằng Đông Á là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược
đối ngoại hướng đông của Nga. Do vậy, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
đối với Đông Á được nhìn nhận như một phần của quá trình tái lập ảnh hưởng về
chính trị và an ninh, hội nhập của nước Nga với khu vực và thế giới.

Á

Việt Nam, việc nghiên cứu “chính sách đối ngoại của Nga đối với Đông

từ năm 1991 đến nay” thực sự mới ở giai đoạn đầu. Số lượng công trình

nghiên cứu dưới dạng các đề tài khoa học hoặc bài viết về chủ đề này còn rất hạn
chế. Có nhiều bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu của Việt Nam như
Chiến lược đối ngoại của nước Nga thời kỳ tổng thống Putin của tác giả Hồ
Châu số 3 - 2001, Những xu hướng khác nhau trong chính sách đối ngoại của

Nga và Mỹ thời gian gần đây của tác giả Phạm Văn Dân, Phạm Thị Phúc số 6 2001, Tổng thống Putin và chính sách ngoại giao, an ninh của Liên bang Nga
của tác giả Nguyễn Thanh Hiền số 3 – 2003, Sự điều chỉnh chính sách của Liên
bang Nga với các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh của Trần Hiệp số 3 2006 hay trên tạp chí Àỗốÿ ố Àụðốờà cồóợọớÿ của Nga như éợủủốÿ – ÀẹÅÀÍ
úờðồùởồớốồ ủợũðúọớốữồủũõà - ậ.Âàủốởỹồõ, ạ 11 – 2004; éợủủốÿ õ Àỗốố ố
Àỗốÿ õ éợủủốố - ẩóợðỹ ẩõàớợõ, ạ 1 – 2004; ấốũàộ, òùợởớốÿ, ấợðồÿ ố ọðúóốồ
ủũðàớỷ Âợủũợữớợộ Àỗốố, ạ 11 – 2004; éợủủốộủờốồ ốớũồðồủỷ õ Àềé - è.
ềốũàðồớờợ, ạ 4 – 2005; éợủủốÿ õ ẹồõồðợ-Âợủũợữớợộ Àỗốố - Ã. ìúụðốớ, ạ 3 –
2003,… và một số cuốn sách như Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI của Vadim
6


Makarenko xuất bản năm 2002, Quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh quốc tế mới
của Võ Đại Lược và Lê Bộ Lĩnh xuất bản năm 2005, Nước Nga trên trường
quốc tế: hôm qua, hôm nay và ngày mai của Hà Mỹ Hương xuất bản năm 2006,
hay mới đây nhất là cuốn Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới của
Nguyễn Quang Thuấn xuất bản năm 2007, được coi là những nỗ lực của các học
giả Việt Nam cũng như học giả Nga nhằm phác hoạ các bước chuyển động trong
chính sách đối ngoại của Nga đối với các nước thuộc khu vực Đông Á trong tình
hình thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay.
Có thể nói, tuy có khác nhau về quy mô công trình, phạm vi nghiên cứu,
nhưng các nhà khoa học đều thống nhất ở những điểm sau:
*

Đông Á ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của thế

giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
*

Xuất phát từ đặc điểm trên, các nước lớn đều điều chỉnh chính sách khu


vực của mình, nhằm mở rộng ảnh hưởng, giành lấy vai trò chi phối khu vực.
Các tác giả khẳng định, nước Nga đang tăng cường vai trò ở khu vực,
nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện chính sách đối
ngoại của Liên bang Nga đối với Đông Á. Các công trình được công bố chủ yếu
mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng quan hệ giữa nước Nga với từng nước
thuộc Đông Á, chứ chưa nâng lên tầm khái quát, có tính hệ thống chính sách đối
ngoại của nước Nga đối với toàn khu vực cùng với sự đánh giá, phân tích trong
chiều sâu bản chất của vấn đề.
Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài ở nước ngoài
cũng như ở Việt Nam cho thấy “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với
khu vực Đông Á (giai đoạn từ 1991 đến nay)” rất cần thiết phải tiếp tục được
nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và sâu sắc hơn. Hy vọng rằng luận
văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của
Nga đối với khu vực Đông Á.
7


3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là phân tích, làm rõ thực chất quá trình hình thành,
vận động và thực hiện chính sách đối ngoại của Nga đối với Đông Á, cụ thể là
với từng nước thuộc khu vực và các vấn đề chung của khu vực, từ năm 1991 đến
nay. Để đạt được mục đích đó, luận văn giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
-

Trình bày khái quát bối cảnh quốc tế, khu vực Đông Á và tình hình nước
Nga từ năm 1991 đến nay, từ đó làm rõ tầm quan trọng của khu vực Đông
Á đối với quốc gia này trong việc hoạch định chính sách đối ngoại.

-


Nghiên cứu, phân tích chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với
một số nước lớn thuộc khu vực Đông Á và tác động của chính sách đó đến
quan hệ giữa Liên bang Nga với các quốc gia đó.

-

Phân tích quan điểm của Nga với một số vấn đề chung thuộc khu vực.

-

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách Đông Á của Nga.

-

Nhận định về triển vọng quan hệ Nga - Đông Á.

-

Xem xét và đánh giá vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của
Nga.

Về giới hạn nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại
của Nga đối với một số nước thuộc khu vực Đông Bắc Á và với tổ chức ASEAN
từ năm 1991 đến nay. Về nội dung, luận văn dành một phần vừa đủ phân tích cơ
sở hình thành chính sách đối ngoại của Nga đối với Đông Á (bao gồm tình hình
thế giới, khu vực và tình hình nước Nga) và phần trọng tâm sẽ trả lời các câu hỏi
như chính sách đối ngoại của Nga đối với một số nước thuộc khu vực Đông Á
như thế nào, quan điểm của Nga về một số vấn đề thuộc khu vực ra sao và Việt
Nam có vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Nga.
4. Phương pháp nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Vì đối tượng nghiên cứu của luận văn là một vấn đề lịch sử nên việc bám sát
các quan điểm đánh giá tình hình quốc tế và khu vực của Đảng ta trong các văn
8


kiện đại hội, coi đây là nguồn cung cấp các căn cứ lý luận, định hướng cho tư
tưởng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu, tiếp cận phù hợp với các vấn đề lịch sử chính trị quốc tế trong
đó, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lô gíc là chủ yếu. Các phương
pháp khác như phương pháp tổng hợp, lôgíc, thống kê… được sử dụng với mức
độ khác nhau hỗ trợ cho phương pháp chủ yếu nêu trên.
Dựa vào nguồn tài liệu trong nước và tài liệu bằng tiếng Nga, luận văn góp
phần luận giải và làm sáng tỏ thêm đường lối đối ngoại của Liên bang Nga đối
với khu vực Đông Á nói chung, trên cơ sở đó đóng góp một cái nhìn khách quan
về vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại ấy.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu ba chương, cụ thể như
sau:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với
khu vực Đông Á từ năm 1991 đến nay
Chương 2: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga Nga đối với khu vực
Đông Á từ năm 1991 đến nay
Chương 3: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga đối với khu vực Đông Á

9


Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách Đông Á của Liên bang Nga từ năm

1991 đến nay
Chiến lược đối ngoại của các nước, trong đó có nước Nga, đều xuất phát từ
những tiêu chí “chủ quan” nền tảng mang tính phổ biến sau:
Có thể nói, lợi ích quốc gia, dân tộc là điểm xuất phát và là căn cứ chủ yếu
nhất của chiến lược đối ngoại của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có nước
Nga. Chiến lược đối ngoại của Nga phải phản ánh được lợi ích của nước Nga
trên trường quốc tế đồng thời là công cụ để bảo vệ lợi ích đó.
Lợi ích dân tộc vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu chiến lược của Nga.
Mục tiêu cao nhất của đường lối đối ngoại của Nga là bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, xã hội và các cá nhân. Bao trùm tất cả là bảo vệ vững chắc an ninh của đất
nước, giữ gìn và củng cố chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vị trí bền vững và có
uy tín của nước Nga trong cộng đồng thế giới, đáp ứng lợi ích của Liên bang
Nga với tư cách là một cường quốc, một trong những trung tâm có ảnh hưởng
của thế giới hiện đại, cần thiết cho sự phát triển tiềm năng chính trị, kinh tế, trí
tuệ và tinh thần của Liên bang Nga. Hình thành một vành đai láng giềng thân
thiện xung quanh biên giới nước Nga, tác động để xoá bỏ và ngăn chặn việc nảy
sinh những nguy cơ tiềm ẩn và các cuộc xung đột ở khu vực gần kề biên giới
Nga.
Nga cho rằng, chiến lược đối ngoại phải là huy động và phối hợp mọi nguồn
lực quốc gia, mọi điều kiện khách quan bên trong và bên ngoài để bảo vệ lợi ích
quốc gia. Liên bang Nga hướng tới việc bảo vệ địa vị nước lớn tương xứng với
thế và lực của mình trên vũ đài chính trị thế giới.
Để nước Nga đạt được những mục tiêu trên, trong 10 năm qua, quốc gia này
đã liên tục điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với diễn biến của tình
hình quốc tế, dựa trên nền tảng tư tưởng quốc gia, yêu nước, đặt lợi ích quốc gia

10


dân tộc lên trên hết, bỏ qua những yếu tố hệ tư tưởng đóng vai trò quyết định

trong giai đoạn chiến tranh lạnh trước đây.
Chiến lược đối ngoại xuất phát trực tiếp từ tình hình quốc nội, thực lực quốc
gia và đường lối đối nội của giới cầm quyền ở Nga. Xét một cách sâu xa, tình
hình nội tại là cơ sở quan trọng hàng đầu có ý nghĩa đối với chiến lược đối ngoại
của nước Nga. Chiến lược đối ngoại của Nga bao giờ cũng hướng vào việc giải
quyết những vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị trong nước, đặc biệt là những vấn
đề cơ bản nhất, bức xúc nhất của quốc gia. Có thể nói, chiến lược đối ngoại của
Liên bang Nga có những nét chung với chiến lược đối ngoại của Liên Xô trước
đây, song hai chiến lược có những khác biệt về chất. Hiện nay, trong lĩnh vực đối
ngoại, nước Nga đang tìm mọi cách để tái phục hồi vai trò cường quốc của mình,
tiến tới địa vị siêu cường như Liên Xô trước đây, nhất là phấn đấu cho một thế
giới đa cực mà Nga là một cực quan trọng.
Tóm lại, trên cơ sở xác định địa vị và lợi ích quốc gia làm trọng tâm, tình
hình trong nước và thực lực quốc gia dân tộc làm điều kiện tiên quyết trong quá
trình hoạch định chiến lược đối ngoại của mình, nước Nga đã dần hình thành cho
mình hướng đi riêng nhằm tìm lại ảnh hưởng của mình trong các vấn đề quốc tế
cũng như là nâng cao vị thế nước lớn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động
như hiện nay.
Bên cạnh các tiêu chí chủ quan trên, chính sách đối ngoại của Nga đối với
Đông Á từ 1991 đến nay còn được xây dựng dựa trên bối cảnh quốc tế, khu vực
Đông Á, cũng như tình hình bên trong nước Nga, coi đó là những cơ sở quan
trọng giúp nước này đề ra những phương hướng đối ngoại đúng đắn, đáp ứng lợi
ích quốc gia và dân tộc.

11


1.1. Bối cảnh quốc tế
Tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ XX có nhiều diễn biến phức tạp và
chứa đựng nhiều yếu tố khó lường. Thế giới xuất hiện những đặc điểm mới đòi

hỏi nước Nga trên con đường phát triển, hội nhập phải kịp thời nắm bắt để hoạch
định chính sách đối ngoại đúng đắn của mình.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đặc biệt là sự kiện Liên
Xô tan rã, đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cục diện thế giới và quan hệ
quốc tế từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Thế giới diễn ra những thay đổi có tính
chất đan xen, phức tạp.
Trước tiên, trên bình diện an ninh - chính trị, xu thế hoà bình, ổn định,
đối thoại và hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển vẫn chiếm ưu thế trong các
quan hệ quốc tế.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới không còn sự đối đầu giữa hai cực
đối lập là Mỹ và Liên Xô. Cùng với sự chi phối của toàn cầu hoá (TCH), khu
vực hoá (KVH) và sự hình thành thị trường thế giới thống nhất như một chỉnh
thể dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ mới, kinh tế trở thành trọng
tâm trong chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nước
nằm trong thế tương thuộc lẫn nhau, quy định và chi phối nhau cho nên sự phát
triển của nền kinh tế nước này là điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế nước
khác. Theo đó, sự bất ổn ở một nước nào đó về chính trị, kinh tế, an ninh, môi
trường sẽ hiển nhiên là mối lo chung của toàn nhân loại. Chính bởi thế, hầu hết
những nước lớn cũng như nước nhỏ đều có những điều chỉnh chiến lược trong
các mối quan hệ quốc tế.
Tuy rằng thế giới vẫn tồn tại những nguy cơ gây mất ổn định, song xu
hướng hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu hướng chính, bởi nó đáp ứng
nguyện vọng của tất thảy các quốc gia từ giàu có đến chậm phát triển trong cộng
đồng thế giới, đặc biệt là đối với Liên bang Nga trong bối cảnh “hậu Xô Viết”.
12


Cuộc đối đầu Đông - Tây bị triệt tiêu, chiến tranh lạnh và trật tự quốc tế
hai cực không còn cơ sở để tồn tại. Tương quan lực lượng thế giới và cơ cấu địa
chính trị toàn cầu hoàn toàn bị đảo lộn. Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái

trào. Chủ nghĩa tư bản đứng đầu là Mỹ lợi dụng ưu thế trong so sánh lực lượng
đẩy mạnh âm mưu thao túng thế giới trong quỹ đạo của mình. Thế giới từ trạng
thái đối đầu lưỡng cực chuyển sang hình thành kết cấu đa trung tâm với sức
mạnh vượt trội về mọi mặt của Mỹ.
Là cực duy nhất còn lại, nên Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường của mình
nhằm mưu đồ chi phối và bá chủ thế giới. Mỹ không muốn thế giới phát triển
theo chiều hướng đa cực, mà ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đặc biệt là
chính sách đối ngoại: tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng trật tự thế giới
mới do Mỹ đứng đầu làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho
Mỹ. Có thể nhận thấy chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh lạnh là một
tổng thể liên kết nhiều trọng điểm, nó không tuyệt đối một khu vực ảnh hưởng
nào trên thế giới, mà tham vọng mở rộng từ Âu sang Á với thế gọng kìm. Sau sự
kiện 11-9-2001, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ đứng
đầu, có nguy cơ lan rộng khắp thế giới - là cái cớ để Mỹ thực hiện, duy trì địa vị
bá quyền duy nhất của mình trong thế kỷ XXI.
Bên cạnh một siêu cường - nước Mỹ, là sự ổn định và đẩy mạnh liên kết
của Liên minh châu Âu (EU), là một Đông Á đang nổi lên với một Nhật Bản
phục hồi và trỗi dậy sau hơn hai thập kỷ suy thoái kéo dài, với một Trung Quốc,
Hàn Quốc phát triển như vũ bão, với một ASEAN tương đối ổn định về chính trị
và phát triển bền vững về kinh tế thời gian qua trên vũ đài chính trị quốc tế.
Có thể nói, thế giới đang và sẽ phát triển theo hướng đa cực hoá, và xu
hướng này sẽ vẫn có khả năng được duy trì trong những thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI, nhưng vị trí của Mỹ sẽ dần yếu đi và vị trí của các cường quốc khác ngày
càng tăng lên. Các trung tâm và cường quốc kinh tế khác sẽ tiếp tục tìm mọi cách
13


để phát huy các ưu thế của mình để đủ sức cạnh tranh với Mỹ. Đây cũng chính là
nhiệm vụ của nước Nga trước những biến đổi chung của thời đại.
Trong khi trên thế giới có những đảo lộn về chính trị, chế độ xã hội, chế

độ kinh tế thì lực lượng sản xuất của loài người vẫn không ngừng phát triển,
cách mạng khoa học công nghệ vẫn diễn ra mạnh mẽ, liên tục. Thế kỷ XX
chứng kiến sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong
đó có những bước phát triển đột phá và nhảy vọt của điện tử, tin học mạng
Internet trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự đột biến về gen trong công nghệ
sinh học, thành tựu của công nghệ vật liệu mới, tạo tiền đề vật chất cho việc
chuyển đổi nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Một làn sóng lớn
về khoa học và công nghệ với những ứng dụng vô tận của nó đang chi phối hầu
hết các lĩnh vực của đời sống xã hội con người như năng lượng, môi trường,
nông nghiệp và thực phẩm, truyền thông, các dịch vụ thông tin, chế tạo cơ khí,
người máy, vật liệu, y học, giao thông vận tải.
Những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đến
toàn bộ đời sống xã hội loài người đã và đang khiến cho nhiều quốc gia trên thế
giới khẩn trương hoạch định những chiến lược phát triển khoa học công nghệ,
coi đây là chìa khoá cho sự phát triển và cạnh tranh của nền kinh tế trong tương
lai. Và nước Nga không phải là ngoại lệ.
Bên cạnh đó, cách mạng khoa học và công nghệ trở thành tác nhân chủ
yếu thúc đẩy nhanh chóng quốc tế hoá sản xuất, làm xuất hiện những hình thức
chuyên môn hoá cao gắn liền với những hình thức hợp tác đa dạng đang vượt
qua khuôn khổ biên giới quốc gia. Quá trình quốc tế hoá về kinh tế thâm nhập
vào mọi khu vực thế giới làm nảy sinh xu thế nhất thể hoá kinh tế toàn cầu,
xu thế TCH kinh tế. Theo đó, thế giới đang tiến đến sự thống nhất về thị trường,
vốn, lao động, dịch vụ. Mặt khác, tiến trình KVH cũng được thúc đẩy mạnh

14


mẽ với sự hình thành của hàng chục tổ chức hợp tác, liên kết kinh tế và
thương mại ở khắp các châu lục.
Có thể nói, TCH và KVH là xu hướng khách quan mang tính quy luật của

quá trình phát triển xã hội loài người. TCH và KVH đã tạo ra mặt tích cực làm
thức tỉnh các quốc gia dân tộc về sự phát triển, về sự hội nhập của mình đối với
thế giới hiện đại. Họ tự nhận thấy mình phải làm gì để tồn tại trong một thế giới
hội nhập với sức cạnh tranh cùng những thách thức vô cùng quyết liệt. Đồng
thời, quá trình này cũng tạo những cơ hội cho các nước học tập kinh nghiệm của
nhau để tìm ra cách thức hội nhập nhanh chóng và hiệu quả
TCH, KVH chính là quá trình trong đó các chủ thể dân tộc cạnh tranh và
hợp tác với nhau để mở rộng khả năng hợp tác, cùng tồn tại và phát triển. Tham
gia vào TCH, KVH sẽ tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc, lợi ích các
dân tộc đan xen nhau, mỗi nước sẽ phải thực hiện lợi ích của mình đồng thời
phải tính đến lợi ích của những nước thành viên khác trên nguyên tắc bình đẳng,
cùng có lợi thì mới có thể phát triển bền vững.
Xu thế nhất thể hoá kinh tế thế giới và tác động mạnh của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại đã đưa đến một hệ quả quan trọng nhất cả về tư
duy lẫn thực tiễn đối với quá trình hoạch định chính sách của các nước. Đó là sự
thừa nhận và chú trọng ưu tiên phát triển kinh tế như mục tiêu chiến lược số một
của mỗi quốc gia, trong đó có nước Nga. Hợp tác được coi là cách thức chủ yếu
và ổn định là điều kiện không thể thiếu để phát triển đất nước.
Tóm lại, trước những thay đổi của tình hình thế giới, hầu hết các nước đều
điều chỉnh chiến lược đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới. Hoà chung cùng
với xu thế thời đại, nước Nga buộc phải nhìn nhận và đánh giá lại con đường
phát triển của mình nhằm khôi phục lại vị trí của một cường quốc. Từ đó nước
Nga có những lý do để điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình trong quan hệ
với các nước trên thế giới nói chung cũng như với khu vực mà Nga có nhiều lợi
15


ích và ảnh hưởng - khu vực Đông Á nói riêng. Sự điều chỉnh đó không nằm
ngoài mục đích mở rộng quan hệ nhằm phát huy ảnh hưởng, giành giật lợi ích về
mọi mặt và tạo lập một vị thế có lợi nhất trong quá trình hình thành trật tự thế

giớimới.
1.2. Bối cảnh khu vực
Bối cảnh quốc tế đầy ắp những sự kiện trọng đại và phức tạp sau chiến
tranh lạnh, cùng với những tác động nhiều chiều của nó đã ảnh hưởng đến cục
diện chính trị và quan hệ quốc tế ở Đông Á.
Thế giới đang đổi thay, các nước bị cuốn vào xu thế chung của sự hội
nhập. Trong thời kỳ chuyển giao đó, Đông Á được biết đến là một khu vực phát
triển năng động, đặc biệt là về kinh tế trong những thập kỷ gần đây.
Trước tiên phải kể đến “sự thần kỳ Nhật Bản”, quốc gia bại trận trong thế
chiến II, đã đứng dậy từ đống đổ nát, hoang tàn và trở thành siêu cường kinh tế
thứ hai thế giới. Tiếp đó là những “con rồng” Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã
cất cánh vươn lên chỉ trong vòng 30 năm, là nước Trung Hoa rộng lớn, đông dân
nhất đã lập nên kỳ tích kinh tế, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, là sự phát
triển nhanh chóng của ASEAN được xem như một tổ chức liên minh khu vực
thành công nhất của các nước đang phát triển.
Đông Á như một “đàn sếu bay” với Nhật Bản là con chim đầu đàn, đã
khiến nhiều người trên thế giới cho rằng “thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”,
trong đó Đông Á chắc sẽ là hàng đầu [17, tr.88].
Sở dĩ có nhận định như thế là vì nền kinh tế khu vực này liên tục phát triển
với tốc độ cao và ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Từ đầu
những năm 90, khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái hoặc phục hồi chậm thì
nền kinh tế của phần lớn các nước Đông Á vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng
khá cao. Tính đến thờí điểm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
năm 1997, các nước Đông Á (trừ Nhật Bản) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
16


7%/năm. Tỷ trọng tổng sản phẩm xã hội của Đông Á ngày một tăng lên. Nếu 30
năm trước đây, giá trị tổng sản phẩm quốc dân của các nước Đông Á mới chỉ
bằng 1/2 Mỹ, 1/3 Tây Âu thì đầu những năm 90 đã tăng lên đáng kể bằng 70%

của Mỹ, 2/3 EU. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2010 GDP của các nước
Đông Á sẽ chiếm 1/3 GDP toàn cầu và vượt cả Mỹ lẫn Tây Âu [45, tr.73].
Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến sự thành công vượt bậc của khu vực
này, trong đó hợp tác vì sự phồn thịnh chung của mỗi một nước cũng như của cả
khu vực được coi như là chìa khoá của những thành tựu nổi bật đó. Điều có thể
dễ dàng nhận thấy là bất luận sự khác nhau về trình độ phát triển, thì hợp tác khu
vực đều được lựa chọn và ưu tiên trong chiến lược phát triển của các nước thuộc
khu vực này. Với bản lĩnh vững vàng, các nước trong khu vực đã vươn tới, trở
thành một trong ba trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng của thế giới (cùng với
Tây Âu và Bắc Mỹ).
Đông Á là một khu vực có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông và tài nguyên
giàu có. Các quốc gia trong khu vực này đang ở trong những giai đoạn khác
nhau của sự phát triển kinh tế cùng với những nét đa dạng trong hệ thống chính
trị, các đặc trưng dân tộc và truyền thống văn hoá.
Mặc dù còn tồn tại một số vấn đề như nhiều nước trong khu vực vẫn còn
đang ở trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu,, trình độ phát triển không đồng đều
giữa các quốc gia, sự lệ thuộc quá lớn về vốn và thị trường nước ngoài, song xét
về dung lượng thị trường, nguồn lực tài chính và lao động, trình độ công nghệ,
tài nguyên, Đông Á vẫn được coi là trung tâm kinh tế thương mại lớn của thế
giới. Nếu xét về động lực tăng trưởng, ở Đông Á đang diễn ra những biến động
quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Điều đã trở nên hết sức rõ ràng là nơi đây đang
diễn ra những cải cách nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp
sang cơ chế thị trường. Hai nước tiêu biểu cho quá trình đó là Trung Quốc và
Việt Nam.
17


Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng đã làm thay đổi một cách căn
bản các nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc ở khu vực này, cũng như chuyển một số
nền kinh tế ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ chỗ phụ thuộc vào các kỹ thuật du

nhập từ phương Tây sang hướng nghiên cứu thích ứng và phát triển các công
nghệ từ thị trường trong nước.
Thêm vào đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu và tự do hoá thương mại đã
khiến cho khả năng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ với số lượng ngày càng tăng
và chất lượng ngày càng cao sang các thị trường khác ngoài khu vực. Trong 22
năm kể từ năm 1980 đến năm 2002, quy mô kinh tế của toàn Đông Á (GDP) đã
tăng từ 14,4% lên tới 21% của toàn thế giới. Hiện nay quy mô kinh tế của toàn
Đông Á đã ngang tầm với Mỹ và Tây Âu [32, tr.20].
Bảng 1: So sánh ba trung tâm kinh tế thế giới
Chỉ số so sánh
Dân số (triệu người, 2002)
GDP (ngàn tỷ USD, 2003)
Tốc độ tăng GDP 1980-2003(%năm)
Tỷ lệ tiết kiệm nội địa (%GDP,2002)
Tỷ lệ đầu tư (%GDP, 2002)
Dự trữ ngoại hối (tỷ USD, 2002)
Nguồn: [17, tr.45]
Từ những biến đổi có tính cách mạng, Đông Á đã tạo nên được những
động lực hấp dẫn mới. Điều này không chỉ củng cố tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn
định mà còn là điều kiện quan trọng để tăng khả năng liên kết và khu vực hoá
nền kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Trong điều kiện các quốc gia, khu vực và thế giới có nhiều biến đổi phức
tạp, các nước đều thực hiện chính sách đối ngoại nhằm tìm kiếm các hình thức
18


hợp tác phù hợp và hiệu quả thì Liên bang Nga không thể không có những bước
đi của mình nhằm đạt được những lợi ích cao nhất trong quan hệ quốc tế.
Với nước Nga, Đông Á là một địa bàn hết sức quan trọng trong chiến lược
phát triển, nhất là trong phát triển kinh tế. Vì thế, việc tăng cường tìm hiểu và đề

ra chính sách đối ngoại phù hợp với Đông Á là một trong những ưu tiên chiến
lược của các nhà lãnh đạo Nga.
Đông Á là khu vực bao gồm các nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu
như Nhật Bản và có một số nước, vùng lãnh thổ đứng vào hàng ngũ các nước
công nghiệp phát triển mới (NICs) như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn
Quốc và các nước tiến gần đến NIC như Malaysia, Thái Lan, song cũng có nhiều
nước đang triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như Trung Quốc,
Việt Nam.
Với kết cấu các nền kinh tế nhiều tầng trong khu vực, Đông Á là nơi lý
tưởng để liên bang Nga có thể mở rộng hợp tác và phát huy lợi thế của mình
trong phân công lao động quốc tế ở khu vực. Tại đây nước Nga có cơ hội để lựa
chọn đối tác, bạn hàng, thị trường, công nghệ thích hợp với từng lĩnh vực kinh
tế, với khả năng và nhu cầu của nền kinh tế Nga.
Hơn nữa, trong điều kiện không gian kinh tế của Liên Xô trước đây bị phá
vỡ, thị trường truyền thống khối Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) không còn,
EU với thị trường khó tính và đang thực hiện nhiều quy chế bảo hộ khá chặt chẽ
làm cho hàng hoá của Nga khó kiếm được chỗ đứng, thì Đông Á là thị trường lý
tưởng cho Nga.
Với nền kinh tế năng động, thị trường rộng lớn và đa dạng, nhiều nước có
trình độ khoa học và công nghệ tương đồng với Nga, một số nước vốn là bạn
hàng truyền thống của Liên Xô trước đây như Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ
nhân dân (CHDCND) Triều Tiên, ba nước Đông Dương, Đông Á sẽ là khu vực

19


có vai trò quan trọng bổ sung cho sự phát triển kinh tế của nước Nga hiện nay
cũng như trong tương lai.
Nhận thức lại một cách đầy đủ vai trò và vị trí của Đông Á đối với sự ổn
định và phát triển của Nga hiện tại và trong tương lai, đồng thời đánh giá những

hạn chế mà Nga cần khắc phục, từ đó vạch ra một chính sách đối ngoại phù hợp
để phát huy lợi thế địa - chính trị, địa - địa kinh tế vốn có của mình là việc làm
cần thiết của Liên bang Nga. Việc Ban lãnh đạo Nga kể từ năm 1994 có chú
trọng hơn đến khu vực Đông Á không phải là một điều mới mẻ mà thực chất là
quay về với bản sắc Âu - Á của chính nước Nga. Thực tiễn cho thấy những bước
đi quan trọng đầu tiên hướng về châu Á nói chung và Đông Á nói riêng trong
hoạt động đối ngoại của Nga là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của nước Nga một quốc gia Âu - Á và với vị trí cường quốc của Nga - vị trí mà lợi ích của nó
không chỉ gắn với phương Tây, mà cả ở phương Đông.
1.3. Bối cảnh trong nước
Sau khi Liên Xô tan rã, với tư cách là nước kế thừa hợp pháp của Liên
bang Xô Viết, Liên bang Nga đã được thừa hưởng các di sản kinh tế, quân sự,
tiềm lực kinh tế - khoa học kỹ thuật cũng như quy chế đặc biệt của siêu cường
Liên Xô cũ, đó là:
-

Nga được Liên Hợp quốc đồng ý chuyển giao chiếc ghế Uỷ viên thường

trực Hội đồng Bảo an vốn do Liên Xô nắm giữ trước đây.
-

Các đại sứ và sứ quán của Liên Xô trước đây ở tất cả các nước được thừa

nhận là đại sứ và đại sứ quán của Liên bang Nga mà không cần các thủ tục
chuyển giao ngoại giao.
-

Trong số các nước cộng hoà của siêu cường hạt nhân Liên Xô chỉ có

Liên bang Nga được thừa nhận là cường quốc hạt nhân, “nút bấm hạt nhân”
thuộc về Tổng thống Nga.

20


Ngoài ra, Liên bang Nga còn có những lợi thế khách quan khác như:
*

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, quý hiếm trên một lãnh

thổ rộng lớn, Nga có thể tự cung ứng hoàn toàn nhiên liệu, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp của mình.
*

Liên bang Nga có tiềm lực quân sự mạnh, đặc biệt vẫn có một kho vũ

khí hạt nhân chiến lược lớn.
*

Với dân số khoảng 145 triệu người, chất lượng dân số cao, nước Nga có

tiềm năng trí tuệ lớn. Nga có đông đảo các nhà bác học, cán bộ khoa học và công
nhân lành nghề, có một nền khoa học cơ bản và khoa học nghiên cứu vũ trụ hàng
đầu thế giới.
*

Nga có vị trí địa - chính trị đặc thù, có một không hai trên thế giới: vị trí

án ngữ, tiếp giáp với các cường quốc Đại Tây Dương cũ và các cường quốc châu
Á

- Thái Bình Dương mới. Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay thì


yếu tố này rất quan trọng.
Tuy nhiên, so với thời Liên Xô trước đây, nước Nga đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn, trước tiên là:
*

Về kinh tế

Sau khi nước Nga trở thành nhà nước độc lập có chủ quyền thì cũng là lúc
khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ thời kỳ Xô Viết trở nên trầm trọng. Nền kinh
tế đứng trước nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn do những bế tắc trong việc tìm giải
pháp khắc phục.
Từ năm 1991, nước Nga thực hiện cải cách kinh tế trong điều kiện hết sức
khó khăn. Hậu quả của 5 năm cải tổ thời kỳ Goocbachốp (1986-1991) để lại cho
Nga một di sản nặng nề. “Liệu pháp sốc” tức là thả nổi giá cả, bãi bỏ kiểm soát
hối đoái, tư nhân hoá các xí nghiệp, đã bị thất bại thảm hại. Kết quả không phải
là xuất hiện một nền kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây như mong muốn

21


mà chủ yếu lại chỉ có sự hỗn loạn. Kinh tế Nga phát triển rất bất ổn. (xem bảng
2)
Bảng 2: Tình hình kinh tế Nga giai đoạn 1991-1999
Năm
1991
1992
1994
1997
1998 (so với

năm 1997)
1999 (so với
năm 1997)
Nguồn: [36, tr.82-87] (tác giả có biên soạn lại)
Trong khi sản xuất sa sút do kiểu cải cách như vậy thì hầu như toàn bộ cơ cấu
sản xuất cũ lại gần như không có gì thay đổi. Khu vực sản xuất chao đảo với sự
suy thoái kéo dài của các ngành công nghiệp, nạn hạn hán chưa từng có năm
1998 làm nông nghiệp mất mùa trầm trọng nhất trong mấy chục năm qua và thu
nhập từ xuất khẩu giảm mạnh. Cùng với đó tất cả những gì trước kia trông chờ
vào nhà nước thì nay đã biến mất: tiền lương của đa số dân chúng, tiền hưu trí,
các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội. Nhà nước không còn khả năng đáp ứng
những đòi hỏi tối thiểu của dân chúng, nạn tham nhũng lan tràn, kinh tế ngầm
phát triển mạnh đi liền với tội phạm gia tăng.
Thêm nữa, nước Nga phải đối mặt với một tình hình tài chính phức tạp, nợ
nước ngoài chồng chất. Vào thời điểm này, Nga nợ các nước phương Tây hơn
150 tỷ USD, đồng thời cũng là nước vay tiền của IMF nhiều nhất với tổng số gần
20 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng số nợ chưa trả của tổ chức này) [44, tr.310].
22


Hai năm 1998 và 1999 là những năm khó khăn nhất đối với cải cách ở Nga
khi khủng hoảng tài chính tác động mạnh vào hệ thống ngân hàng. Lương của
cán bộ, công nhân và quân đội không được trả, nạn thất nghiệp gia tăng, khủng
hoảng đánh vào tầng lớp trung lưu và quét sạch tiền tiết kiệm của họ càng làm
căng thẳng tình hình xã hội.
Mặt khác, Liên Xô tan rã làm cho quan hệ liên kết kinh tế giữa Nga với các
nước cộng hoà Xô Viết cũ - vốn là mối liên kết của một nền kinh tế thống nhất
trong đa dạng - bị phá vỡ và gián đoạn. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh
tế, sự cắt đứt các quan hệ kinh tế truyền thống này đã làm suy giảm 1/3, thậm chí
tới 50-70% mức sản xuất chung của từng nước cộng hoà, kể cả Liên bang Nga

[30, tr.72]. Ngoài ra, sự giải thể của khối SEV đã làm Nga mất đi thị trường nước
ngoài truyền thống, nơi chiếm 2/3 hoạt động xuất nhập khẩu của Liên Xô trước
đây.
Thị trường truyền thống bị phá vỡ, gián đoạn và thu hẹp, thị trường mới
chưa được khai thông, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nga lại gặp phải những
khó khăn, phức tạp. Đó là hàng hoá Nga chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, tiếp nữa là Nga không thu hút được nhiều viện trợ đầu tư nước ngoài để
cơ cấu lại và chuyển đổi nền kinh tế vốn được xây dựng theo mô hình kế hoạch
hoá tập trung, hành chính, mệnh lệnh trước đây.
Nước Nga đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa so với các
nước công nghiệp phát triển, nguy cơ không lọt vào danh sách các trung tâm
quyền lực của hệ thống thế giới sau Chiến tranh lạnh. Theo những chỉ số khách
quan của tiềm lực kinh tế (GDP, tăng trưởng GDP/năm, GDP/người) Liên bang
Nga đang bị đẩy vào số các “quốc gia hạng hai” và rơi vào vị trí bất lợi trong
phân công lao động quốc tế.
*

Về chính trị - xã hội

23


Suy thoái kinh tế của Liên bang Nga không được khắc phục đã kéo theo hàng
loạt bất ổn về chính trị xã hội. Vấn đề then chốt mà Tổng thống Nga B.Elsin thừa
kế phải đối phó là một bộ máy chính quyền quan liêu, cồng kềnh, các lực lượng
thi nhau chống đối chương trình cải cách và chấn hưng đất nước, bởi họ cho rằng
cải cách bị đẩy đi quá nhanh theo kiểu sao chép phương Tây.
Mặc dù vậy, chính phủ vẫn tiếp tục đẩy nhanh cải cách thị trường với việc
xúc tiến tư nhân hoá các công ty quốc doanh và khuyến khích việc thành lập
doanh nghiệp tư nhân. Nhưng cải cách đã không đem lại kết quả như mong

muốn. Mức sản xuất và điều kiện sinh sống của đại đa số người dân vẫn tiếp tục
suy giảm mạnh.
Trong lúc cải cách đang làm xáo trộn nước Nga thì chính trường nước Nga
lại sôi động với cuộc đấu tranh giữa chính quyền trung ương và các chủ thể của
Liên bang. Các khu vực, các nước Cộng hoà tự trị đấu tranh với chính quyền
trung ương để đòi quyền tự chủ, tự quyết lớn hơn hoặc đòi ly khai, đặc biệt nóng
bỏng và hết sức phức tạp là khu vực Bắc Kapkazơ, nhất là vấn đề Tresnhia. Do
đó nền chính trị Nga vẫn tiềm ẩn khá nhiều nhân tố bất trắc, khó dự báo.
Có thể nhận thấy, nước Nga chưa khi nào tạo lập được sự ổn định chính trị
-

xã hội ngay sau khi trở thành quốc gia độc lập. Việc thực hiện thể chế chính trị

đa nguyên, đa đảng đối lập đã làm xuất hiện quá nhiều đảng phái, lực lượng
chính trị khác nhau. Hệ quả của nó là cuộc đấu tranh giành quyền lực một cách
quyết liệt trên chính trường Nga không bao giờ dứt.
*

Về quân sự - an ninh, tuy được kế thừa phần lớn di sản quân sự khổng lồ

cả về hải - lục - không quân, các tổ hợp, nhà máy quốc phòng, nền công nghiệp
quốc phòng khá hiện đại của Liên Xô trước đây, song cơ sở vật chất - kỹ thuật
của toàn bộ di sản đó đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nâng cấp, bảo dưỡng và
hiện đại hoá lực lượng vũ trang là một thách thức lớn với Nga trong điều kiện
nền tài chính hạn hẹp. Mặt khác, tuy là một siêu cường về vũ khí hạt nhân, song
24


×