Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh hệ động mạch cảnh trong ở bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Quân y 110

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.61 KB, 10 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỆ ĐỘNG MẠCH
CẢNH TRONG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110
Ngô Tiến Quyền1, Đặng Phúc Đức2
Nguyễn Văn Quốc3, Đỗ Danh Thắng1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và phân tích một số yếu tố liên quan với hình
ảnh hệ động mạch cảnh trong (internal carotid artery - ICA) qua CTA (computed tomography
angiography) 64 dãy ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN). Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 124 BN được chẩn đoán là đột quỵ NMN, dữ liệu thu thập
gồm các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CTA. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ:
tuổi ≥ 50 (90,3%), nam (69,4%), tăng huyết áp (63,7%), đái tháo đường (9,7%), hút thuốc lá
(34,7%), nghiện rượu (11,3%), tiền sử đột quỵ (12,1%) và TIA (4,0%). Triệu chứng lâm sàng:
liệt nửa người (99,2%), rối loạn cảm giác nửa người (99,2%), liệt dây VII (73,4%), rối loạn ngôn
ngữ (58,1%), điểm Glasgow trung bình 13,9 ± 1,5, NIHSS trung bình 8,8 ± 5,3. Hình ảnh CTA:
có 1 ổ nhồi máu (88,7%), kích thước ổ tổn thương lớn ≥ 1,5cm (46,8%), điểm ASPECTS trung
bình 8,2 ± 1,6, CBS lúc vào viện ≤ 6 điểm (14,5%); tuần hoàn bàng hệ theo CS: nghèo 8,1%,
trung bình 19,4% và tốt 72,5%. BN bị hẹp/tắc ICA ở nội sọ (34,7%), trong đó ở đoạn M1 16,1%,
đoạn M2 20,2%, đoạn A1 8,1%, ICA đoạn nội sọ 2,4%. BN lúc vào viện có CBS ≤ 6 thì có điểm
NIHSS cao hơn, điểm Glasgow và ASPECTS thấp hơn. Tỷ lệ BN có ổ máu lớn ≥ 1,5cm ở nhóm
CBS > 6 thấp hơn nhóm BN có CBS ≤ 6 (p < 0,05). Ở nhóm BN có NIHSS cao hơn, điểm
Glasgow và ASPECTS thấp hơn, ổ máu lớn ≥ 1,5cm thì tuần hoàn bàng hệ theo CS kém hơn
(p < 0,05). Kết luận: Mức độ lâm sàng, hình ảnh CTA của BN đột quỵ NMN có liên quan với
tuần hoàn bàng hệ và mức độ nặng do cục máu đông.
* Từ khóa: Nhồi máu não; Hẹp động mạch cảnh trong; Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ là một bệnh khá phổ biến trên
Thế giới và Việt Nam, là một trong những


nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong,
để lại di chứng nặng nề, đồng thời là gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Đột quỵ được

chia thành đột quỵ thiếu máu não và xuất
huyết não, trong đó đột quỵ nhồi máu
chiếm trên 80%. NMN được chia thành
5 loại dựa vào nguyên nhân (thuyên tắc
từ tim; vữa xơ động mạch lớn; bệnh mạch
máu nhỏ; đột quỵ có nguyên nhân xác
định khác như rối loạn đông máu và đột quỵ

1. Bệnh viện Quân y 110
2. Bệnh viện Quân y 103
3. Bệnh viện Quân y 17
Người phản hồi (Corresponding author): Ngô Tiến Quyền ()
Ngày nhận bài: 14/02/2020; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/02/2020
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2020

70


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc
nguyên nhân không xác định) [4]. Trong đó
vữa xơ động mạch lớn là nguyên nhân
chính của NMN, gồm có vữa xơ động mạch
nội sọ và vữa xơ động mạch ngoài sọ.
Các nghiên cứu đã khẳng định có sự
khác biệt đáng kể giữa hai nhóm bệnh lý
này về dịch tễ chủng tộc, yếu tố nguy cơ,

cơ chế NMN, tiên lượng tái phát và điều
trị dự phòng. Những tiến bộ gần đây
trong phương tiện chẩn đoán, như cộng
hưởng từ mạch máu, cắt lớp vi tính mạch
máu, chụp mạch số hóa xóa nền (Digital
Subtraction Angiography - DSA)... cho
phép thăm dò và chẩn đoán bệnh lý hệ
động mạch cảnh dễ dàng hơn. Mỗi một
phương tiện chẩn đoán đều có ưu nhược
điểm riêng. Trong đó, DSA vẫn là tiêu
chuẩn vàng trong chẩn đoán tổn thương
mạch máu não, tuy nhiên có tỷ lệ tai biến
nhất định. Ngày nay, CTA là một phương
pháp chẩn đoán hiện đại không xâm lẫn,
ít tai biến, có độ tin cậy cao chỉ sau DSA.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình
ảnh học ICA qua CTA 64 dãy và phân
tích một số yếu tố liên quan với hình ảnh
tổn thương ICA ở BN NMN.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- 124 BN mắc bệnh đột quỵ NMN được
chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện
Quân y 110 từ tháng 02/2018 - 5/2019.
BN được chẩn đoán đột quỵ dựa trên
định nghĩa của WHO 1970. Sau đó, chụp

CTA 64 dãy để xác định hình ảnh NMN ở

vùng phân bố của ICA chi phối.
* Tiêu chuẩn loại trừ: NMN thuộc động
mạch đốt sống thân nền chi phối, NMN có
kèm chảy máu trong não hoặc chảy máu
khoang dưới nhện, NMN xảy ra ở trên
BN có bệnh lý van tim (như hẹp, hở van
hai lá).
2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả, cắt ngang.
- Dữ liệu thu thập gồm các yếu tố nguy
cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CTA.
- Đánh giá lâm sàng mức độ nghiêm
trọng đột quỵ bằng thang điểm của Viện
nghiên cứu sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIHSS):
nhẹ < 5 điểm, trung bình từ 5 - 15 điểm,
nặng từ 16 - 20 điểm và rất nặng từ
21 - 42 điểm. Đánh giá tình trạng rối loạn
ý thức bằng thang điểm Glasgow, trong
đó rối loạn ý thức nặng từ 3 - 4 điểm,
rối loạn ý thức vừa từ 3 - 8 điểm, nhẹ từ
9 - 14 điểm, tỉnh táo 15 điểm. Đánh giá
diện nhồi máu theo thang điểm ASPECTS
(Alberta Stroke Program Early CT score)
điểm cut off là 7. Đánh giá gánh mức độ
nặng do cục máu đông bằng thang điểm
CBS (Clot Burden Score) điểm cut off
là 6. Đánh giá tuần hoàn bàng hệ bằng
thang điểm CS (Collateral Score): nghèo
(< 50%), trung bình (50% - < 100%),

tốt (100%) vùng chi phối của động mạch
não giữa.
Phân tích số liệu được thực hiện bằng
phần mềm SPSS phiên bản 20.0, p < 0,05
được coi là có ý nghĩa thống kê.
71


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Biểu đồ 1: Các yếu tố nguy cơ của BN NMN.
Các yếu tố nguy cơ của BN đột quỵ
NMN thể hiện ở biểu đồ 1. Theo WHO,
tuổi cao là yếu tố nguy cơ trong đột quỵ.
Trong nghiên cứu này, tuổi ≥ 50 chiếm
93,3%, tuổi càng cao nguy cơ NMN càng
cao, có thể do nhiều bệnh lý nguy cơ
phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo
đường, rối loạn lipid, xơ vữa mạch. Theo
nhiều nghiên cứu, đột quỵ NMN gặp ở
nam nhiều hơn nữ, sự chênh lệch này có
thể do nam là đối tượng mang nhiều yếu
tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu,
tăng huyết áp hơn nữ. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ nam (69,4%) cao gấp
2,3 lần nữ giới, tăng huyết áp chiếm 63,7%,
đái tháo đường 9,7%. Tăng huyết áp là
yếu tố nguy cơ trong cơ chế bệnh sinh
của đột quỵ não, tăng huyết áp kéo dài

gây tổn thương thành mạch, hình thành
các mảng vữa xơ, tạo huyết khối tắc
mạch, tạo các vi phình mạch trong não…
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, tỷ lệ
BN hút thuốc lá 34,7%, nghiện rượu
11,3% (chỉ gặp ở nam). Lạm dụng rượu
sẽ làm tăng áp lực máu, tăng kết tập
tiểu cầu, đông máu, tăng mức triglycerid
72

và liên quan đến nguy cơ tăng NMN. Đột
quỵ não tái phát sau khi bị đột quỵ lần
đầu trong vòng 5 năm đầu tiên dao động
khoảng 15 - 40%, nguy cơ tái phát cao
trong năm đầu (6 - 14%) [4]. Theo kết quả
nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử BN có
một hay nhiều lần bị đột quỵ não là 12,1%.
Tiền sử đột quỵ thường tích lũy nhiều yếu
tố nguy cơ, do vậy hiển nhiên đó là một
yếu tố nguy cơ. Thiếu máu não cục bộ
thoảng qua (Transient Ischemic Attack TIA) là yếu tố nguy cơ được thừa nhận
của đột quỵ và được xem tương tự các
yếu tố nguy cơ khác, tỷ lệ TIA trong
nghiên cứu của chúng tôi là 4,0%. Theo
nghiên cứu của Hà Thành Văn [3], các
yếu tố nguy cơ của đột quỵ não là tuổi
> 50 (89,7%), nam (51,5%), tăng huyết áp
(67,7%), đái tháo đường và có tiền sử
đột quỵ (26,5%). Theo nghiên cứu Nguyễn
Quang Ân và CS [1], các yếu tố này bao

gồm nam (59,0%), tăng huyết áp (55,7%),
đái tháo đường (9,7%), hút thuốc (11,2%).


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc

Biểu đồ 2: Đặc điểm lâm sàng nhóm BN nghiên cứu.
Các triệu chứng lúc nhập viện (biểu đồ 2) cho thấy, rối loạn cảm giác nửa người và
liệt nửa người là hai triệu chứng gặp ở gần như toàn bộ BN (99,2%), là biểu hiện chính
khiến BN phải nhập viện, liệt dây VII 73,4%, rối loạn ngôn ngữ 58,1%. Theo Nguyễn
Quang Ân và CS [1], liệt nửa người chiếm 95,5%, rối loạn ngôn ngữ 70,9%, chỉ 18,7%
có cảm giác tê nửa người. Kết quả của chúng tôi gần giống với Hà Thành Văn [3],
liệt và rối loạn cảm giác nửa người đều gặp 100% và rối loạn ngôn ngữ gặp 61,8%.
Bảng 1: Điểm Glasgow nhóm BN nghiên cứu.
Điểm Glagow

n

%

Nặng (3 - 4 điểm)

0

0

Vừa (5 - 8 điểm)

1


0,8

Nhẹ (9 - 14 điểm)

54

43,6

Tỉnh táo (15 điểm)

69

55,6

Điểm trung bình

13,9 ± 1,5

Đánh giá mức độ rối loạn ý thức của BN khi vào viện rất quan trọng trong chẩn đoán và
đưa ra biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
(bảng 1), điểm Glasgow trung bình lúc vào viện là 13,9 ± 1,5, trong đó từ 9 - 15 điểm
chiếm tỷ lệ rất cao (99,2%). Như vậy BN vào viện chủ yếu trong tình trạng tỉnh táo
(55,6%) hoặc rối loạn ý thức nhẹ (43,6%), có rất ít BN trong tình trạng hôn mê sâu
và rất sâu. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Hà Thành Văn [3],
điểm Glasgow trung bình lúc vào viện là 12,7 ± 2,5, từ 9 - 15 điểm là 91,2%.
73


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc
Bảng 2: Mức độ đột quỵ theo NIHSS của nhóm BN nghiên cứu.

Điểm NIHSS

n

%

Nhẹ (< 5 điểm)

28

22,6

Vừa (5 - 15 điểm)

76

61,3

Nặng (16 - 20 điểm)

20

16,1

Rất nặng (21 - 42 điểm)

0

0


Điểm trung bình

8,8 ± 5,3

Độ nặng của đột quỵ não khi vào viện được đánh giá bằng thang điểm NIHSS,
thang điểm này được sử dụng rộng rãi như một công cụ đo lường các khiếm khuyết
thần kinh. Điểm NIHSS trung bình lúc vào viện trong nghiên cứu của chúng tôi là
8,8 ± 5,3; trong đó BN đột quỵ ở mức độ nặng và rất nặng là 16,1% (bảng 2). Theo Hà
Thành Văn [3], điểm NIHSS là 16,5 ± 10,2, nhóm BN nặng và rất nặng là 57,3%.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân và CS [1], điểm NIHSS trung bình là
17,37 ± 6,8, < 6 điểm là 5,22%, 6 - 15 điểm là 32,83%, 16 - 29 điểm là 55,97% và
≥ 30 điểm là 5,98%.
Bảng 3: Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của BN đột quỵ NMN.
Đặc điểm ổ nhồi máu
Số lượng ổ tổn thương

Kích thước

Điểm ASPECTS

n

%

1ổ

110

88,7


≥2ổ

14

11,3

≥ 1,5cm

58

46,8

< 1,5cm

66

53,2

<7

12

9,7

≥7

112

90,3


Điểm trung bình
Phân loại CBS

Mức độ tuần hoàn bàng hệ (CS)

CBS ≤ 6

18

14,5

CBS > 6

106

85,5

Nghèo

10

8,1

Trung bình

24

19,4

Tốt


90

72,5

Bảng 3 cho thấy hình ảnh tổn thương
NMN trên CTA, BN có một ổ nhồi máu
chiếm 88,7% và có nhiều hơn một chiếm
11,3%; nghiên cứu cho kết quả tương tự
74

8,2 ± 1,6

với kết quả của Mai Hữu Phước [2], NMN
một ổ chiếm 73,47%, nhiều ổ 26,53%.
Kích thước NMN ổ lớn (≥ 1,5cm) là
46,8%, NMN ổ nhỏ (< 1,5cm) là 53,2%.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc
Tỷ lệ NMN ổ nhỏ nhóm vữa xơ ICA cũng
rất thấp, vì rõ ràng cơ chế gây tổn thương
ổ nhỏ là hiện tượng thoái hóa mỡ kính,
hậu quả của bệnh lý gây tổn thương
mạch nhỏ như tăng huyết áp. Kết quả
này cho thấy không phải tất cả các đột
quỵ não ổ NMN nhỏ vùng dưới vỏ đều là
đột quỵ não ổ khuyết, nhận xét này cũng
phù hợp với nghiên cứu của Yoneumura
K. và CS [8]. Do đó, nếu đột quỵ não

“trông giống ổ khuyết”, nhưng không phù
hợp với một hội chứng cổ điển, cần tiến
hành quy trình chẩn đoán chi tiết để đánh
giá cẩn thận nguồn gốc huyết khối và vữa
xơ động mạch lớn.
Điểm ASPECT trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi là 8,2 ± 1,6; trong đó
nhóm ASPECTS < 7 điểm chiếm tỷ lệ
thấp (9,7%). Theo nghiên cứu của Hà
Thành Văn [3], nhóm ASPECTS ≤ 7 điểm
chiếm 67,6%; của Yoneumura K. và CS [8],

nhóm ASPECTS ≤ 7 điểm là 48%, có thể
giải thích sự khác nhau này là do nghiên
cứu của chúng tôi số BN tắc động mạch
lớn chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Theo kết quả nghiên cứu, nhóm CBS
> 6 điểm là 106 BN (85,5%), nhóm CBS ≤ 6
là 18 BN (14,5%). Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Sillanpaa. N và CS [6],
nhóm CBS > 6 điểm là 89,2%, nhóm CBS
≤ 6 điểm là 10,8%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuần
hoàn bàng hệ theo CS: tốt 72,5%, trung
bình 19,4% và nghèo 8,1%. Như vậy, đa
số BN trong nghiên cứu này có tuần hoàn
bàng hệ tốt. Nambiar V và CS nghiên cứu
trên 84 BN NMN do tắc động mạch não
giữa, lúc vào viện tuần hoàn bàng hệ tốt
là 22,6%, trung bình 40,5%, nghèo 36,9%

[5], mức độ tuần hoàn bàng hệ thấp hơn
nghiên cứu của chúng tôi là do tác giả chỉ
nghiên cứu tắc ở động mạch não giữa.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ hẹp/tắc động mạch cảnh đoạn nội sọ.
Kết quả tại biểu đồ 3 cho thấy 34,7% BN NMN trong nghiên cứu có bệnh lý vữa xơ
hẹp tắc hệ động mạch cảnh nội sọ. Điều đó cho thấy người Việt Nam cũng giống như
các quốc gia châu Á khác, vữa xơ hẹp động mạch nội sọ là nguyên nhân phổ biến hơn
vữa xơ hẹp động mạch cảnh ngoài sọ trong đột quỵ NMN. Nghiên cứu CICAS có thiết
kế tương tự về bệnh lý vữa xơ mạch máu não lớn nội sọ, qua phân tích 2.864 BN
NMN, 37,5% BN có vữa xơ hẹp động mạch nội sọ [7].
75


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc

Biểu đồ 4: Tỷ lệ hẹp/tắc các đoạn động mạch nội sọ của BN NMN.
Biểu đồ 4 cho thấy vữa xơ hẹp động mạch cảnh nội sọ, trong đó vữa xơ hẹp động
mạch não giữa (MCA) chiếm tỷ lệ cao nhất (36,3%), trong đó đoạn M1 16,1%, M2
20,2%, động mạch cảnh trong ở đoạn nội sọ (ICA) là 2,4%, động mạch não trước
(ACA) là 8,1 %. Mặc dù tỷ lệ khác nhau, nhưng các nghiên cứu đều cho kết quả tương
đồng, đó là vữa xơ hẹp nội sọ ở MCA chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong nghiên cứu CICAS
tại Trung Quốc động mạch cảnh trong đoạn nội sọ là 6,1%, động mạch não giữa
19,6%, động mạch não trước 7,65%, động mạch não sau 17,9%, động mạch thân nền
6,1% [7].
Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm Glasgow, NIHSS và ASPECTS với CBS.
CBS

CBS ≤ 6 (n = 18)


CBS > 6 (n = 106)

p

NIHSS

13,83 ± 6,11

7,69 ± 4,67

< 0,05

Glasgow

12,61 ± 1,94

14,09 ± 1,31

< 0,05

ASPECTS

6,61 ± 1,82

8,42 ± 1,36

< 0,05

Thang điểm đánh giá


Kết quả nghiên cứu (bảng 4) cho thấy BN ở nhóm CBS ≤ 6 có điểm NIHSS trung
bình 13,83 ± 6,11 cao hơn ở nhóm CBS > 6 (7,69 ± 4,67), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). BN có thang điểm CBS thấp thì tắc các mạch lớn nhiều hơn, gây
ra NMN diện rộng, ảnh hưởng đến chức năng của não. Theo Sillanpaa N và CS [6],
đánh giá lâm sàng và hình ảnh học lúc vào viện trên cắt lớp vi tính đa dãy của 83 BN
NMN trong vòng 3 giờ đầu được điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch cho thấy
nhóm CBS ≤ 6 có điểm NIHSS trung bình (13,6 ± 4,4) cao hơn ở nhóm CBS > 6 (8,2 ± 6,4),
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
76


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc
Ở nhóm CBS ≤ 6, điểm Glasgow trung bình (12,61 ± 1,94) thấp hơn ở nhóm CBS > 6
(14,09 ± 1,31), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các BN ở nhóm CBS
thấp hơn thì Glasgow thấp hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy BN ở nhóm CBS ≤ 6 có
điểm ASPECTS trung bình là 6,61 ± 1,82 thấp hơn nhóm CBS > 6 với điểm ASPECTS
trung bình là 8,42 ± 1,36, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Các BN ở nhóm
điểm CBS thấp hơn thì có điểm ASPECTS thấp hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự
nghiên cứu của Sillanpaa N. [6], điểm ASPECTS và CBS có mối liên quan, có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 5: Mối liên quan giữa kích thước, số lượng ổ tổn thương với CBS.
CBS

CBS ≤ 6
n (%)

CBS > 6
n (%)

1ổ


16 (88,9%)

94 (88,68%)

≥2ổ

2 (11,1%)

12 (11,32%)

≥ 1,5cm

14 (77,8%)

44 (41,5%)

< 1,5cm

4 (22,2%)

62 (58,5%)

Yếu tố đánh giá
Số lượng ổ

Kích thước

p


> 0,05

< 0,05

Kết quả nghiên cứu (bảng 5) cho thấy, phân bố điểm CBS ≤ 6 ở BN NMN có kích
thước ổ nhồi máu ≥ 1,5cm cao hơn so với nhóm BN NMN có kích thước ổ nhồi máu
< 1,5cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. BN có điểm CBS thấp thì tắc
các mạch lớn nhiều hơn, gây ra NMN diện rộng, kích thước ổ nhồi máu sẽ lớn.
Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Sillanpaa N. [6], kích thước ổ nhồi máu
có mối liên quan với điểm CBS, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của
chúng tôi chưa thấy mối liên quan giữa số lượng ổ nhồi máu với điểm CBS.
Bảng 6: Mối liên quan giữa thang điểm Glasgow, NIHSS và ASPECTS với CS.
CS

Nghèo

Trung bình

Tốt

(n = 10)

(n = 24)

(n = 90)

NIHSS (

16,20 ± 6,89


12,17 ± 5,59

7,10 ± 3,72

< 0,05

Glasgow

12,30 ± 2,11

13,00 ± 1,56

14,29 ± 1,17

< 0,05

ASPECTS

5,90 ± 1,91

7,21 ± 1,38

8,67 ± 1,20

< 0,05

Yếu tố đánh giá

p


Kết quả nghiên cứu (bảng 6) cho thấy mối liên quan giữa NIHSS với CS, điểm
NIHSS càng cao thì tuần hoàn bàng hệ càng kém, điểm Glasgow, điểm ASPECTS
càng thấp thì tuần hoàn bàng hệ càng kém. Mối liên quan giữa thang điểm Glasgow
NIHSS và ASPECTS với CS có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả
của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Nambiar V [5], mối liên quan giữa NIHSS với
CS khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
77


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc
Bảng 7: Mối liên quan giữa kích thước, số lượng ổ tổn thương với CS.
CS

Nghèo
n (%)

Trung bình
n (%)

Tốt n (%)

1ổ

9 (9%)

21 (87,5%)

80 (88,9%)

≥2ổ


1 (1%)

3 (12,5%)

10 (11,1%)

< 1,5cm

0 (0%)

2 (8,3%)

64 (71,1%)

≥ 1,5cm

10 (100%)

22 (91,7%)

26 (28,9%)

Yếu tố đánh giá
Số lượng ổ

Kích thước

p


> 0,05

< 0,05

Kết quả nghiên cứu (bảng 7) cho thấy, kích thước ổ nhồi máu ≥ 1,5cm của nhóm có
thang điểm CS nghèo, trung bình, tốt lần lượt là 100%, 91,7%, 28,9%. Kích thước ổ
nhồi máu < 1,5cm của nhóm thang điểm CS nghèo, trung bình, tốt lần lượt là 0%,
8,3%, 71,1%. Tuần hoàn bàng hệ càng kém thì kích thước ổ nhồi máu càng lớn. Kích
thước ổ nhồi máu có liên quan với thang điểm CS, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Nambiar V [5] về mối liên
quan giữa kích thước ổ nhồi máu với thang điểm CS, BN có tuần hoàn bàng hệ tốt thì
có kích thước ổ nhồi máu nhỏ hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa thấy mối
liên quan giữa số lượng ổ nhồi máu với thang điểm CS với p > 0,05.
KẾT LUẬN
Triệu chứng lâm sàng: liệt nửa người
(99,2%), rối loạn cảm giác nửa người
(99,2%), liệt dây VII (73,4%), rối loạn
ngôn ngữ (58,1%), điểm Glasgow trung
bình 13,9 ± 1,5, điểm NIHSS trung bình
8,8 ± 5,3.

Ở nhóm BN có NIHSS cao hơn, điểm
Glasgow và ASPECTS thấp hơn, ổ nháu
lớn ≥ 1,5cm thì tuần hoàn bàng hệ theo
CS kém hơn (p < 0,05).
Các yếu tố nguy cơ: tuổi ≥ 50 (90,3%),
nam (69,4%), tăng huyết áp (63,7%), đái
tháo đường (9,7%), hút thuốc lá (34,7%),
nghiện rượu (11,3%), tiền sử đột quỵ
(12,1%) và TIA (4,0%).


Hình ảnh CTA, có 1 ổ nhồi máu (88,7%),
kích thước ổ tổn thương lớn ≥ 1,5cm
(46,8%), điểm ASPECTS trung bình 8,2 ±
1,6, CBS lúc vào viện ≤ 6 điểm (14,5%);
tuần hoàn bàng hệ theo CS: nghèo 8,1%,
trung bình 19,4% và tốt 72,5%; BN bị
hẹp/tắc ICA ở phía nội sọ là 34,7%, trong
đó ở đoạn M1 16,1%, đoạn M2 20,2%,
đoạn A1 8,1%, ICA đoạn nội sọ 2,4%.

1. Nguyễn Quang Ân và CS. Nghiên cứu
mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình
ảnh cắt lớp vi tinh ở BN đột quỵ hiếu máu não
cấp trong 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát. Tạp
chí Y - Dược học Quân sự. 2018, 4, tr.84-92.

BN lúc vào viện có CBS ≤ 6 thì có
điểm NIHSS cao hơn, điểm Glasgow và
ASPECTS thấp hơn, tỷ lệ BN có ổ máu
lớn ≥ 1,5cm ở nhóm CBS > 6 thấp hơn
nhóm BN có CBS ≤ 6 (p < 0,05).

2. Mai Hữu Phước. Nghiên cứu tương
quan đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi
tính ở bệnh nhân nhồi máu não thuộc hệ cảnh
giai đoạn cấp. Tạp chí Y học Thực hành.
2012, 811 - 812, tr.142-147.

78


TÀI LIỆU THAM KHẢO


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc
3. Hà Thành Văn. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, hình ảnh học và giá trị tiên lượng
của thang điểm ASPECT ở BN nhồi máu não
cấp do tắc động mạch não giữa. Luận văn
Thạc sĩ Y học.Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
4. Adams H. P. et al. Classification of
subtype of acute ischemic stroke. Definitions
for use in a multicenter clinical trial. TOAST.
Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment.
Stroke. 1993, 24 (1), pp.35-41.
5. Nambiar V. et al. CTA collateral status
and response to recanalization in patients with
acute ischemic stroke. AJNR Am J
Neuroradiol. 2014, 35 (5), pp.884-890.
6. Sillanpaa N. et al. The clot burden
score, the Boston Acute Stroke Imaging

Scale, the cerebral blood volume ASPECTS,
and two novel imaging parameters in the
prediction of clinical outcome of ischemic
stroke
patients
receiving
intravenous
thrombolytic therapy. Neuroradiology. 2012,

54 (7), pp.663-672.
7. Yongjun Wang et al. Prevalence and
outcomes of symptomatic intracranial large
artery stenoses and occlusions in China. The
Chinese intracranial atherosclerosis (CICAS)
study. Stroke. Journal of Cerebral Circulation.
2014, 45, pp.663-669.
8. Yonemura K. et al. Small centrum ovale
infarcts on diffusion-weighted magnetic
resonance imaging. Stroke. 2002, 33 (6),
pp.1541-1544.

79



×