Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Xác định thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ chuyên ngành ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ SEN

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TÀI LIỆU
LƯU TRỮ CHUYÊN NGÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lưu trữ học

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ SEN

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƢU
TRỮ CHUYÊN NGÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lƣu trữ học
Mã số: 60320301

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Minh Phƣơng

Hà Nội - năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực.
Luận văn có tham khảo, kế thừa các công trình nghiên cứu của những
ngƣời đi trƣớc và có bổ sung thêm tƣ liệu mới.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Sen


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý
Thầy Cô, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS. TS Nguyễn Minh
Phƣơng, ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn
thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô
trong khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng và khoa Sau đại học Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các anh, chị Cục Văn thƣ và Lƣu
trữ nhà nƣớc đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh./.


Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Học viên

Lê Thị Sen


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài.................................................................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................................6
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................. 7
6. Nguồn tài liệu tham khảo................................................................................ 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 9
8. Đóng góp của đề tài.......................................................................................10
9. Bố cục của đề tài........................................................................................... 11
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TÀI LIỆU
LƢU TRỮ CHUYÊN NGÀNH........................................................................12
1.1. Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành....................................................................12
1.1.1. Khái niệm tài liệụ lƣu trữ chuyên ngành................................................ 12
1.1.2. Phân loại tài liệu lƣu trữ chuyên ngành.................................................. 17
1.2. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành...................................18
1.2.1. Khái niệm về thẩm quyền........................................................................18
1.2.2. Khái niệm về quản lý.............................................................................. 19
1.2.3. Khái niệm về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành...........19
1.2.4. Các nguyên tắc quy định thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên
ngành................................................................................................................. 21
1.2.5. Mục tiêu, ý nghĩa quy định thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên

ngành................................................................................................................. 23
1.2.6. Hệ thống tổ chức, nhân lực và tài chính quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên
ngành................................................................................................................. 24
Tiểu kết Chƣơng 1............................................................................................ 32
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TÀI
LIỆU LƢU TRỮ CHUYÊN NGÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................34
2.1. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của Bộ Nội vụ...........34
2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên
ngành................................................................................................................. 34


2.1.2. Việc kiểm tra, thanh tra công tác lƣu trữ tài liệu chuyên ngành của Bộ Nội
vụ.......................................................................................................................36
2.1.3. Tổng kết công tác lƣu trữ tài liệu chuyên ngành.................................... 36
2.2. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của Cục Văn thƣ và Lƣu
trữ nhà nƣớc......................................................................................................40
2.2.1. Thẩm quyền tham mƣu cho Bộ Nội vụ ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng
dẫn quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành........................................................ 40
2.2.2. Thẩm quyền ban hành văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ lƣu trữ tài liệu
chuyên ngành.....................................................................................................41
2.2.3. Thẩm quyền hƣớng dẫn nghiệp vụ về lƣu trữ cho các cơ quan, tổ chức 42
2.2.4. Thực hiện thẩm quyền kiểm tra công tác lƣu trữ tài liệu chuyên ngành 43
2.2.5. Thực hiện thẩm quyền thống kê về lƣu trữ.............................................44
2.3. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của các bộ, cơ quan
ngang bộ............................................................................................................ 45
2.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên
ngành................................................................................................................. 45
2.3.2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lƣu trữ..............47
2.3.3. Thống kê về lƣu trữ.................................................................................48
2.3.4. Khen thƣởng, kỷ luật đối với công tác lƣu trữ tài liệu chuyên ngành....50

2.4. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của các Trung tâm Lƣu
trữ quốc gia........................................................................................................50
2.4.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Lƣu trữ quốc gia....51
2.4.2. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của các Trung tâm Lƣu

trữ quốc gia........................................................................................................51
2.5. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của các Tổng cục, Cục
thuộc Bộ............................................................................................................ 54
2.6. Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc các bộ.................................................................................56
2.6.1. Ban hành văn bản hƣớng dẫn về quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành . 56
2.6.2. Tổ chức quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành ở các đơn vị sự nghiệp công

lập......................................................................................................................57
2.6.3. Kho Lƣu trữ và số lƣợng tài liệu lƣu trữ chuyên ngành đang quản lý. .58


2.6.4. Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ lƣu trữ tài liệu chuyên ngành ở các
đơn vị sự nghiệp................................................................................................59
2.7. Nhận xét, đánh giá về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành. 61
2.7.1. Ƣu điểm..................................................................................................61
2.7.2. Hạn chế....................................................................................................64
Tiểu kết chƣơng 2.............................................................................................69
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ THẨM QUYỀN QUẢN
LÝ TÀI LIỆU LƢU TRỮ CHUYÊN NGÀNH Ở VIỆT NAM....................... 71
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền quản

lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành........................................................................71
3.1.1. Đối với Bộ Nội vụ...................................................................................71
3.1.2. Đối với các bộ, ngành..............................................................................75

3.2. Xây dựng các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên
ngành................................................................................................................. 76
3.2.1. Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc.........................................................76
3.2.2. Các bộ, ngành..........................................................................................78
3.3. Thực hiện thẩm quyền trực tiếp quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành ở các
đơn vị sự nghiệp lƣu trữ....................................................................................79
3.3.1. Các Trung tâm Lƣu trữ quốc gia.............................................................76
3.3.2. Lƣu trữ của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ............................................81
Tiểu kết Chƣơng 3............................................................................................ 83
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 87
PHỤ LỤC..........................................................................................................94


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành là tài liệu có giá trị đƣợc hình thành trong
quá trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan, tổ chức đƣợc lƣu
trữ để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học.
Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành gồm: Tài liệu liên quan mật thiết tới an ninh quốc
gia (bao gồm tất cả tài liệu của ngành quốc phòng, công an và ngoại giao); Tài
liệu phản ánh hoạt động chuyên môn của hầu hết các cơ quan, tổ chức (bao gồm
tài liệu về hoạt động xây dựng, kế toán …); Tài liệu chủ yếu sản sinh trong các
đơn vị sự nghiệp (bao gồm tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành nhƣ:
tòa án, tài chính, viện kiểm sát, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục...); Tài liệu sản
sinh tại ngành tài nguyên và môi trƣờng (bao gồm tài liệu khí tƣợng thủy văn,
đo đạc bản đồ, địa chất, khoáng sản và địa chính) và khoa học và công nghệ.

Hiện nay, tài liệu lƣu trữ chuyên ngành ở nƣớc ta do nhiều cơ quan quản
lý gián tiếp và trực tiếp nhƣ: Bộ Nội vụ; Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc; các
Trung tâm Lƣu trữ quốc gia; các bộ, ngành; Lƣu trữ hiện hành của các đơn vị
sự nghiệp trực thuộc các bộ, ngành.
Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành là khối tài liệu có giá trị thực tiễn, lịch sử,
khoa học và thuộc thành phần Phông Lƣu trữ quốc gia Việt Nam. Tại Điều 3,
Quyết định số 168-HĐBT ngày 26 tháng 12 năm 1981 của Hội đồng Bộ trƣởng
về việc thành lập Phông Lƣu trữ quốc gia của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có quy định “Thành phần của Phông lƣu trữ quốc gia Việt Nam bao
gồm bản chính (hoặc bản sao có giá trị nhƣ bản chính) của các văn kiện; tài liệu
khoa học kỹ thuật (dự án, đồ án, thiết kế, bản vẽ, bản đồ, công trình nghiên cứu
khoa học, phát minh, sáng chế, luận án tốt nghiệp...); tài liệu chuyên môn (sổ
sách, thống kê, biểu báo, hồ sơ nhân sự...); bản thảo, bản nháp các tác phẩm văn
học, nghệ thuật; âm bản và dƣơng bản các bộ phim, các bức ảnh, mi-crô-phim;
tài liệu ghi âm, khuôn đúc đĩa; sổ công tác, nhật ký, hồi ký; tranh vẽ hoặc in và
1


tài liệu viết tay để tuyên truyền, cổ động, kêu gọi; sách báo nội bộ và tài liệu
khác... hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đoàn thể, tổ chức,
trong các thời kỳ lịch sử của xã hội Việt Nam; các bút tích có ý nghĩa lịch sử,
văn hoá của các tập thể, gia đình, cá nhân điển hình, tiêu biểu trên các mặt trong
các thời kỳ lịch sử đã đƣợc Nhà nƣớc quản lý”. Nhận thấy đƣợc giá trị to lớn
của tài liệu lƣu trữ chuyên ngành, Nhà nƣớc ta đã ban hành một số văn bản quy
phạm pháp luật nhằm quản lý và phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ nói chung, trong
đó có tài liệu lƣu trữ chuyên ngành. Cụ thể là: Luật Lƣu trữ số 01/2011/QH13
đƣợc Quốc hội ký ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2011 và chính thức có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị pháp lý cao nhất quy định về công tác lƣu trữ. Tiếp đó là Nghị định số
01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Lƣu trữ. Tại Điều 15 của Nghị định này đã quy định
nhƣ sau: “Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các
ngành, lĩnh vực khác phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn 30 năm, kể
từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ
hàng ngày của cơ quan, tổ chức” và “tổ chức việc lựa chọn tài liệu lưu trữ có
giá trị bảo quản vĩnh viễn đã đến hạn nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử
có thẩm quyền theo quy định của Luật Lưu trữ”. Bên cạnh đó, để quản lý thống
nhất công tác văn thƣ, lƣu trữ trong cả nƣớc, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và một trong những chức năng,
nhiệm vụ của Bộ Nội Nội vụ đƣợc giao là giúp Chính phủ quản lý về công tác
văn thƣ, lƣu trữ trong cả nƣớc và Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc đƣợc Bộ
Nội vụ giao chức năng tham mƣu giúp Bộ quản lý trực tiếp về công tác này.
Từ những quy định nêu trên, có thể thấy Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến công
tác lƣu trữ nói chung và lƣu trữ tài liệu chuyên ngành nói riêng, nhằm quản lý
thống nhất khối tài liệu lƣu trữ chuyên ngành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thẩm
quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành vẫn chƣa đƣợc luật pháp quy

2


định đầy đủ. Nếu theo quy định của pháp luật thì toàn bộ tài liệu có giá trị vĩnh
viễn phải giao nộp vào các Lƣu trữ lịch sử để bảo quản và khai thác sử dụng
dƣới sự quản lý của Bộ Nội Vụ và trực tiếp là Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà
nƣớc, nhƣng hiện nay, nhiều bộ, ngành đã tự quy định việc quản lý tài liệu lƣu
trữ chuyên ngành của Bộ, ngành mình. Ví dụ nhƣ: Luật Khí tƣợng thủy văn
năm 2015 quy định lƣu trữ thông tin, dữ liệu khí tƣợng thủy văn là lƣu trữ
chuyên ngành (tại Khoản 2 Điều 30).
Bên cạnh đó, việc tổ chức lƣu trữ tài liệu chuyên ngành tại các đơn vị sự
nghiệp chƣa đƣợc luật pháp quy định. Tài liệu chuyên môn ngành đƣợc sản

sinh trong các đơn vị sự nghiệp do các đơn vị sự nghiệp tự quản lý, cơ quan
quản lý cấp trên, cơ quan quản lý về công tác lƣu trữ các cấp không quản lý
đƣợc khối tài liệu lƣu trữ này.
Chính vì vậy, hiện nay các cơ quan có tài liệu lƣu trữ chuyên ngành hầu
nhƣ chƣa nộp lƣu vào lƣu trữ lịch sử, vẫn giữ tại Lƣu trữ cơ quan để sử dụng
dẫn đến số lƣợng tài liệu lƣu trữ chuyên ngành nộp lƣu vào các Trung tâm Lƣu
trữ quốc gia, Lƣu trữ lịch sử cấp tỉnh vẫn còn rất ít so với thực tế; cơ quan quản
lý nhà nƣớc về công tác lƣu trữ chƣa quản lý, nắm bắt đƣợc đầy đủ về số
lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của hồ sơ, tài liệu lƣu trữ chuyên ngành; việc khai
thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ chuyên ngành cũng chƣa đƣợc rộng rãi, chƣa phát
huy đƣợc hết giá trị của khối tài liệu này; ….
Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến việc quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành
hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập là do hành lang pháp lý về quản lý
tài liệu chuyên ngành vẫn chƣa đƣợc đầy đủ, rõ ràng, thống nhất. Chẳng hạn:
Thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của Bộ Nội vụ, Cục Văn thƣ và
Lƣu trữ nhà nƣớc, các bộ, ngành, các Lƣu trữ lịch sử các cấp, Lƣu trữ hiện hành
các cấp, các đơn vị sự nghiệp có tài liệu lƣu trữ chuyên ngành chƣa đƣợc quy định
cụ thể; bộ máy tổ chức, nhân sự, phƣơng pháp nghiệp vụ quản lý tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành chƣa đƣợc quy định thống nhất; đặc biệt

việc đƣa ra các giải pháp để quản lý tài liệu chuyên ngành đảm bảo đồng bộ và
3


hiệu quả vẫn chƣa đƣợc thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công
tác lƣu trữ và các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có tài liệu lƣu trữ chuyên ngành;
phƣơng án quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành để vừa tiết kiệm, không tốn
kém quá nhiều diện tích kho tàng mà độc giả vẫn khai thác, sử dụng đƣợc tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành đƣợc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả vẫn còn
nhiều tranh cãi (Ví dụ: có nhất thiết tài liệu lƣu trữ chuyên ngành phải giao nộp

lƣu vào Trung tâm Lƣu trữ lịch sử để quản lý hay giữ nguyên tại các Lƣu trữ
hiện hành hoặc cần thiết phải thành lập Kho Lƣu trữ Lịch sử tại các các cơ quan
có tài liệu chuyên ngành để bảo quản tài liệu lƣu trữ chuyên ngành, thuận tiện
cho việc nghiên cứu, tra tìm tài liệu hay không?);… Các câu hỏi này rất cần thiết
phải có lời giải đáp để việc quản lý tài liệu chuyên ngành sớm đi vào nề nếp.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Xác
định thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay”
để làm Đề tài luận văn cao học của mình. Trên cơ sở pháp lý hiện hành và xuất
phát từ tình hình thực tiễn, chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu về thẩm quyền quản lý
tài liệu lƣu trữ chuyên ngành để xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có tài liệu
lƣu trữ chuyên ngành để đƣa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm giúp cho việc quản
lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành ở Việt Nam đƣợc hiệu quả, phát huy đƣợc tối
đa giá trị của khối tài liệu này.
2.

Mục tiêu đề tài

Với đề tài này, chúng tôi đặt ra và giải quyết 3 mục tiêu cơ bản đó là:
-

Bƣớc đầu tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên

ngành, chủ yếu tài liệu giấy ở nƣớc ta và một số nƣớc hiện nay.
-

Phản ánh tình hình thực tế về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên

ngành ở Việt Nam hiện nay. Những ƣu điểm và hạn chế.
- Đề xuất một số biện pháp về quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành.

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4


3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về khoa học quản lý để vận dụng quản lý
tài
liệu lƣu trữ chyên ngành;
- Lý luận của lƣu trữ học Việt Nam và các nƣớc phát triển về tài liệu
lƣu
trữ chuyên ngành, thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành, chủ yếu là
tài liệu giấy;
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và một số nƣớc phát
triển trên thế giới về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành;
-

Thực tiễn thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành ở Việt Nam

hiện nay;
- Kinh nghiệm của Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới về quản lý
tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành từ năm 1963 đến nay. Ngày 28 tháng 9 năm 1963, Hội
đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142-CP về việc ban hành điều lệ về
công tác, công văn, giấy tờ và công tác lƣu trữ. Tại Điều 24 Nghị định này có
quy định nhƣ sau “Hồ sơ, tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình công

tác của mỗi cơ quan gồm có các công văn, tài liệu, văn kiện về khoa học, kỹ
thuật, phim ảnh, ảnh, dây ghi âm…”, Điều 40 có quy định “Các xí nghiệp, các
cơ quan làm việc khoa học, kỹ thuật phải chia hồ sơ, tài liệu lưu trữ ra thành
hai loại: hồ sơ, tài liệu lưu trữ hành chính và hồ sơ, tài liệu lưu trữ khoa học, kỹ
thuật”. Nghị định này đƣợc ban hành cho thấy rằng Nhà nƣớc ta đã quan tâm
đến công tác lƣu trữ, đặc biệt là có đề cập đến việc quản lý tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành. Có thể nói từ năm 1963 đến nay chính là khoảng thời gian đề
chúng ta nhìn nhận, đánh giá thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ nói chung và
quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành nói riêng.


5


Về không gian nghiên cứu, tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu về thẩm
quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của Bộ Nội vụ, Cục Văn thƣ và
Lƣu trữ nhà nƣớc, một số bộ, ngành, Lƣu trữ lịch sử ở trung ƣơng, Lƣu trữ cơ
quan sự nghiệp cấp trung ƣơng tại Việt Nam. Vì không đủ thời gian cho nên ba
ngành đặc biệt là: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao và thẩm quyền quản lý tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành tại các địa phƣơng không thuộc phạm vi nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, chúng tôi phải
thực hiện một số nhiệm vụ sau:
4.1. Sƣu tầm tài liệu
-

Các sách giáo khoa, sách chuyên khảo về Lƣu trữ học của Việt Nam,

một số nƣớc đã trình bày về lƣu trữ tài liệu chuyên ngành;
-


Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản nghiệp vụ quy định về công

tác lƣu trữ, tài liệu lƣu trữ chuyên ngành, thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành của Việt Nam và các nƣớc phát triển;
- Các kết quả nghiên cứu khoa học, luận văn, bài báo về thẩm quyền
quản
lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành;
-

Sƣu tầm tình hình thực tế về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên

ngành ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác lƣu trữ, các Trung tâm Lƣu
trữ quốc gia, một số Lƣu trữ cơ quan sự nghiệp ở cấp trung ƣơng.
4.2. Phân tích, đánh giá, nhận xét những ƣu điểm và hạn chế về thẩm
quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành hiện nay.
4.3. Đề xuất một số biện pháp để quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành
đƣợc thống nhất, chặt chẽ và phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu lƣu
trữ chuyên ngành.

6


5.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các đề tài khoa học về công tác quản lý tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành cũng đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều, trong đó có Đề
tài “Cơ sở khoa học quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên môn, nghiệp vụ từ thực tiễn

quản lý tƣ liệu lƣu trữ ngành khí tƣợng thủy văn” của Ths. Nguyễn Anh Thƣ
(Đề tài khoa học cấp Bộ Nội vụ, năm 2015). Đề tài này có đề cập đến nội dung
từ cơ sở khoa học quản lý tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tác giả để xuất cách
quản lý một loại hình tài liệu khí tƣợng thủy văn. Kỷ yếu Hội thảo khoa học về
thời hạn bảo quản tài liệu lƣu trữ chuyên ngành – Những cấn đề đặt ra do Cục
Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc chủ trì tháng 10 năm 2017.
Một số đề tài Luận văn Thạc sĩ nhƣ: Đề tài “Nghiên cứu phƣơng pháp tổ
chức, quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán tại Ban Chứng khoán Nhà
nƣớc” của tác giả Hoàng Thị Thanh, năm 2013; Đề tài “Xây dựng quy trình thu
thập tài liệu vào Trung tâm Thông tin Lƣu trữ địa chất – Tổng Cục Địa chất và
Khoáng sản” của tác giả Trƣơng Thị Huyền Ngọc, năm 2014; Đề tài “Xây dựng
quy trình quản lý tài liệu lƣu trữ hình thành từ hoạt động của hệ thống Ngân
hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) của tác giả
Nguyễn Văn Trìu, năm 2014. Nội dung các luận văn này phản ánh tình hình thực
tế quản lý tài liệu lƣu trữ một số chuyên ngành.
Một số bài viết về công tác quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành đƣợc công
bố trên Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam. Ví dụ nhƣ: “Một số biện pháp trong
việc thu thập tài liệu nghiên cứu khoa học” (Tạp san Văn thƣ Lƣu trữ số 3 năm
1978) của tác giả Nguyễn Cảnh Đƣơng; “Chấn chỉnh công tác thu, nộp hồ sơ khoa
học (Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 1 năm 2008) của tác giả Nguyễn Cảnh
Đƣơng; “Vấn đề quản lý tài liệu lƣu trữ kỹ thuật hình thành từ hoạt động của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng” của TS. Nguyễn Liên Hƣơng (Tạp chí Văn thƣ Lƣu
trữ Việt Nam số 6 năm 2008); “Quản lý tài liệu khoa học công nghệ tại các Trung
tâm Lƣu trữ quốc gia một số đề xuất, kiến nghị” của tác giả

7


Nguyễn Anh Thƣ (Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 5 năm 2010). Đặc
biệt, về lƣu trữ tài liệu khoa học và công nghệ có tập bài giảng “Lƣu trữ tài liệu

khoa học công nghệ” cho sinh viên chuyên ngành Lƣu trữ học, khoa Lƣu trữ
học và Quản trị văn phòng của nhóm tác giả PGS. TS Nguyễn Minh Phƣơng
(chủ biên) cùng TS. Nguyễn Liên Hƣơng và TS. Nguyễn Cảnh Đƣơng. Năm
2015, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã công bố sách chuyên khảo về “Lƣu
trữ các công trình Xây dựng cơ bản của PGS. TS Nguyễn Minh Phƣơng.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những công trình, đề tài, bài viết chủ
yếu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về từng loại hình tài liệu lƣu trữ chuyên ngành
và tập trung giải quyết vấn đề của một loại hình tài liệu cụ thể, chƣa nghiên cứu
về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành nói chung. Mỗi công trình,
đề tài hay bài viết đều có những cơ sở khoa học, đƣa ra những biện pháp để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong phạm vi của để tài, của từng loại hình tài liệu
đặc thù. Tôi nhận thấy không có đề tài nào liên quan đến đề tài mà tôi nghiên
cứu. Thông qua tham khảo một số đề tài có liên quan, tôi sẽ đƣa ra những nội
dung nghiên cứu mới, không trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trƣớc đây.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tƣ
liệu sau đây:
-

Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lƣu trữ, về thẩm quyền

quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành của Việt Nam và một số nƣớc phát triển
nhƣ: Liên bang Nga, Mỹ, Trung Quốc;
- Các sách chuyên khảo, giáo trình về lý luận và thực tiễn công tác lƣu
trữ, lƣu trữ tài liệu khoa học và công nghệ, lƣu trữ các công trình xây dựng;
-

Các kết quả nghiên cứu khoa học về quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên

ngành ở Việt Nam. Ví dụ nhƣ Đề tài “Cơ sở khoa học quản lý tài liệu chuyên

môn, nghiệp vụ từ thực tiễn quản lý tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ ngành khí
tƣợng thủy văn” của Ths. Nguyễn Anh Thƣ (Chủ nhiệm đề tài) (2013-2015);
8


- Một số bài báo liên quan đƣợc công bố trên Tạp chí Văn thƣ – Lƣu
trữ
Việt Nam;
- Một số luận văn thạc sĩ về lƣu trữ học liên quan đến vấn đề quản lý
tài
liệu lƣu trữ ở Việt Nam nhƣ đã nêu trên;
-

Nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc từ khảo sát thực tế hoạt động lƣu trữ tài liệu

chuyên ngành ở một số các bộ, cơ quan ngang bộ và đơn vị sự nghiệp nhƣ: Bộ Nội
vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng, Bộ Y tế, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Tổng cục Thuế, Trung tâm Lƣu trữ -

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Trung tâm
Thông tin Lƣu trữ địa chất, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bệnh viện Nhi trung
ƣơng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cùng với việc vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin,
các phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế: Áp dụng phƣơng pháp này tôi tiến
hành
khảo sát thực tế tại một số bộ ngành nhƣ: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Y
tế,... một số đơn vị sự nghiệp nhƣ Trung tâm Lƣu trữ - Bảo hiểm Xã hội Việt

Nam, Bệnh viện Nhi trung ƣơng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,... để nắm đƣợc
tình hình quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành nhƣ thế nào, có đúng thẩm
quyền đƣợc giao. Trong quá trình khảo sát thực tế, tôi sử dụng phiếu khảo sát để
thu thập ý kiến.
- Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp: Áp dụng phƣơng pháp này, tôi đã
thống kê, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về lƣu trữ, từ đó đƣa ra
những nhận xét, đánh giá cho hệ thống văn bản quản lý về tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành.
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh: Áp dụng phƣơng pháp này để phân


tích, so sánh thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành tại các cơ quan tổ
9


chức đã đúng thẩm quyền chƣa, so sánh giữa các cơ quan tổ chức với nhau. Trên
cơ sở phân tích, so sánh tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thống nhất quản
lý chung tài liệu lƣu trữ chuyên ngành.
-

Phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi: Đối tƣợng phỏng vấn là những ngƣời

quản lý về công tác lƣu trữ ở Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc, một số Bộ,
ngành để biết đƣợc cách thức quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành, những bất
cập của các cơ quan tổ chức khi quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành. Từ đó,
tác giả đề xuất những giải pháp.
Với việc vận dụng những phƣơng pháp kể trên, chúng tôi đã thu thập
đƣợc những thông tin cần thiết để phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài có những đóng góp sau:

- Giới thiệu các đặc điểm tài liệu lƣu trữ chuyên ngành, thẩm quyền
quản
lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công
tác lƣu trữ cấp trung ƣơng, một số đơn vị sự nghiệp;
-

Phản ánh thực tế thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành hiện

nay ở Việt Nam, những khó khăn, bất cập cần giải quyết. Trên cơ sở đó đánh giá
đƣợc những ƣu điểm, hạn chế về thực trạng quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên
ngành của hệ thống các cơ quan;
- Đề xuất một số giải pháp về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ
chuyên
ngành:
+

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài liệu lƣu trữ chuyên

ngành, quan trọng nhất là Nghị định quy định lƣu trữ tài liệu chuyên ngành

+ Biên soạn tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ lƣu trữ tài liệu chuyên ngành
+ Tổ chức hệ thống các lƣu trữ đơn vị sự nghiệp bảo quản nhiều tài liệu
lƣu trữ chuyên ngành quan trọng đối với quốc gia.


10


Những kết quả nghiên cứu này làm phong phú thêm lý luận về quản lý tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành, bổ sung bài giảng về lƣu trữ tài liệu chuyên ngành

cho sinh viên chuyên ngành lƣu trữ học các trƣờng đại học.
9.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành
Chƣơng 2. Thực trạng quy định thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3. Một số đề xuất, kiến nghị về thẩm quyền quản lý tài liệu
lƣu trữ chuyên ngành ở Việt Nam

11


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN
QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƢU TRỮ CHUYÊN NGÀNH
Để thực hiện đề tài này, trƣớc hết chúng ta cần hiểu đƣợc khái niệm tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành là gì và nội hàm thẩm quyền quản lý tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành. Từ đó để xác định nội dung khảo sát thực tế về thẩm quyền quản
lý tài liệu lƣu trữ chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành
1.1.1. Khái niệm tài liệụ lưu trữ chuyên ngành
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành.
-

Trong cuốn Từ điển Lƣu trữ Việt Nam của Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc, xuất


bản năm 1992 định nghĩa “Tài liệu chuyên môn là tài liệu hình thành trong các
cơ quan thể hiện đặc điểm của một ngành hoặc một lĩnh vực chuyên môn”.
-

Tại Nghị định 01/2013/NĐ-CP năm 2013 quy định “Tài liệu chuyên

môn nghiệp vụ là tài liệu kỹ thuật, nghiệp vụ hình thành trong quá trình giải
quyết công việc để phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày của
cơ quan, tổ chức”.
-

Trong cuốn Từ điển tra cứu Nghiệp vụ Quản trị Văn phòng – Văn thƣ –

Lƣu trữ Việt Nam của tác giả PGS.TS Dƣơng Văn Khảm, Nhà xuất bản Thông
tin và Truyền thông năm 2015 định nghĩa “Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành là tài
liệu lƣu trữ của một số ngành đặc biệt hoặc ngành có chuyên môn nghiệp vụ sâu
cần có chế độ quản lý riêng”.
Có thể thấy khái niệm về tài liệu lƣu trữ chuyên ngành hiện nay đang
đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, những khái niệm trên vẫn chƣa
thống nhất và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng nhƣ cơ quan có tài
liệu lƣu trữ chuyên ngành. Những nội dung chƣa thống nhất trong các khái
niệm trên:
12


-

Tên gọi: Trong ba khái niệm trên, mỗi khái niệm có cách gọi khác nhau,

chƣa thống nhất, có khái niệm là “Tài liệu chuyên môn”, trong Nghị định

01/2013/NĐ-CP là “Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ” và của tác giả PGS.TS
Dƣơng Văn Khảm là “Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành”.
-

Nguồn gốc tài liệu: Trong cuốn Từ điển Lƣu trữ Việt Nam là “hình

thành trong các cơ quan”, tại Nghị định 01/2013/NĐ-CP là “hình thành trong
quá trình giải quyết công việc”, theo PGS.TS Dƣơng Văn Khảm “của một số
ngành đặc biệt hoặc ngành có chuyên môn nghiệp vụ sâu”. Có thể thấy ba định
nghĩa khác nhau đều nêu ba nguồn gốc hình thành khác nhau của tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành.
Mặt khác, ba khái niệm trên vẫn còn thiếu nội dung cơ bản của tài liệu
lƣu trữ chuyên ngành đó là chƣa nói về giá trị của tài liệu lƣu trữ chuyên
ngành: Theo khái niệm trong cuốn Từ điển Lƣu trữ Việt Nam năm 1992 không
nói về giá trị của tài liệu chuyên môn, tại Nghị định 01/2013/NĐ-CP có đề cập
“để phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày của cơ quan, tổ
chức”, theo cuốn Từ điển tra cứu Nghiệp vụ Quản trị Văn phòng – Văn thƣ –
Lƣu trữ Việt Nam có nêu “cần có chế độ quản lý riêng”. Tuy nhiên, những giá
trị của tài liệu đƣợc nêu trong các khái niệm trên vẫn còn mơ hồ, chƣa đầy đủ
và mang tính chất khái quát.
Trên cơ sở nghiên cứu những khái niệm trên, chúng tôi đề xuất khái niệm
tài liệu lƣu trữ chuyên ngành nhƣ sau “Tài liệu lưu trữ chuyên ngành là tài
liệu có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động chuyên môn, kỹ
thuật, nghiệp vụ ở các cơ quan, tổ chức được lưu trữ để phục vụ cho các hoạt
động chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học”.
Theo khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu đặc điểm của tài liệu lƣu trữ
chuyên ngành nhƣ sau:
Một là, nội dung của tài liệu lƣu trữ chuyên ngành phản ánh các hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù trong từng ngành, lĩnh vực. Ví dụ nội dung tài


13


liệu chuyên ngành khí tƣợng thủy văn sẽ là tài liệu khí tƣợng bề mặt (gồm nhiệt
độ, độ ẩm, áp suất,…), tài liệu hải văn (gồm mực nƣớc, độ mặn nƣớc biển,
trạng thái mặt biển,…)... Nội dung tài liệu chuyên ngành quản lý đất đai là tài
liệu địa chính,...
Hai là, hình thức của tài liệu lƣu trữ chuyên ngành rất đa dạng, đƣợc thể
hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trên các vật mang tin khác nhau,… khác hẳn
với những hình thức của tài liệu hành chính. Nếu nhƣ hình thức của tài liệu hành
chính là 32 loại văn bản (theo quy định tại Thông tƣ số 01/2011/TT-BNV ngày 19
tháng 01 năm 2011 hƣớng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính)
thì tài liệu lƣu trữ chuyên ngành có những hình thức khác nhƣ: bản vẽ, bản tính
toán,… (ngành xây dựng), phiếu xét nghiệm, phiếu siêu âm,…(ngành y),… . Ngoài
vật mang tin là giấy, tài liệu lƣu trữ chuyên ngành còn đƣợc ghi thông tin trên các
vật mang tin nhƣ: phim ảnh, băng hình, đĩa hình, mẫu vật,…. để lƣu trữ thông tin,
thuận lợi cho quá trình khai thác sử dụng tài

liệu.
Ba là giá trị của tài liệu lƣu trữ chuyên ngành thể hiện trên các mặt sau:
- Giá trị thực tiễn:
+ Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành có ý nghĩa trong việc phục vụ các công
việc chuyên môn hàng ngày, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức. Căn cứ vào những kết quả đƣợc thể hiện trên tài liệu lƣu trữ chuyên ngành,
các nhà quản lý có thể đƣa ra những kết luận về chuyên môn để chỉ đạo, quản lý
hƣớng dẫn nghiệp vụ cho những đối tƣợng liên quan để đạt đƣợc mục đích, kết
quả hoạt động chuyên môn cao nhất. Dựa trên những nội dung đƣợc thể hiện trong
tài liệu lƣu trữ chuyên ngành, các nhà quản lý hoặc các cơ quan có thẩm quyền có
thể xác định đƣợc trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan để tiến hành
thẩm tra kết luận sự việc, kỷ luật hoặc khen thƣởng. Ví dụ đối với ngành tòa án,

căn cứ vào tài liệu chuyên ngành tòa án, có thể thấy những vụ việc nào đƣợc xử
đúng ngƣời đúng tội hoặc bị oan sai, đối với những vụ việc

14


bị oan sai sẽ đƣợc xử lại, đem đến sự công bằng cho ngƣời dân. Vụ án oan sai
của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) là vụ án điển hình trong những năm
gần đây về oan sai. Bằng những tài liệu, hồ sơ về vụ án, ông Nguyễn Thanh
Chấn đã đƣợc minh oan sau 10 năm ngồi tù và đƣợc bồi thƣờng 7,2 tỉ đồng, hai
cán bộ gây oan sai cho ông Chấn cũng đã bị xử phạt theo quy định. Có thể thấy,
những bằng chứng đƣợc thể hiện trong hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ đã
giúp cho các vụ án đƣợc xử đúng ngƣời đúng tội, tạo nên lòng tin cho nhân dân.
+ Tài liệu lƣu trữ địa chính là một loại tài liệu chuyên ngành quản lý đất
đai. Tài liệu lƣu trữ địa chính là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý xác định
chủ sở hữu, giá trị quyền sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các cá nhân, gia đình và tổ chức. Hiện nay, có rất nhiều các vụ án tranh chấp đất
đai gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Căn cứ vào những bản đồ địa chính
đƣợc lƣu giữ, bảo quản, các cơ quan chức năng đã xác định quyền sở hữu thuộc
về cá nhân, gia đình nào và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để họ đƣợc
sử dụng đất hợp pháp.
+ Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành khí tƣợng thủy văn là cơ sở để đánh giá
về ảnh hƣởng của khí hậu, từ đó đƣa ra biện pháp quản lý và phòng ngừa hiệu
quả, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai gây ra.
+

Sử dụng tài liệu chuyên ngành tài chính – kế toán là cơ sở để hiểu đƣợc

doanh số, lợi nhuận, mức sống của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp.
- Giá trị lịch sử:

+

Tài liệu lƣu trữ chuyên ngành đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn sử liệu để

nghiên cứu lịch sử hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực. Dựa trên những
nguồn sử liệu đó, các nhà nghiên cứu có thể tổng kết những quy luật vận động
và phát triển chuyên môn nghiệp vụ của các chuyên ngành khoa học trong các
thời kỳ lịch sử khác nhau. Từ đó, các ngành đề ra những biện pháp phổ biến
kinh nghiệm tốt phát triển chuyên ngành, khắc phục những sai sót.

15


×