Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở ngọc châu, thành phố hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.69 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---



---

BÙI VĂN LỢI

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI VIỆC
CAN THIỆP TRỢ GIÚP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

CÓ HÀNH VI GÂY HẤN
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại Trƣờng Trung học cơ sở
Ngọc Châu, Thành phố Hải Dƣơng)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện có sự hướng
dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa. Các nội dung và kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố.


Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Bùi Văn Lợi

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp
với kinh nghiệm trong thực tiễn công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Đạt được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Quí các Thầy giáo,
Cô giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Chủ
nhiệm Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, người đã dày công giúp đỡ, chỉ bảo để em
hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở GD&ĐT Hải Dương, Quí các Thầy giáo, Cô
giáo và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, Thành phố Hải Dương
đã hợp tác, giúp đỡ để tôi thực hiện thành công nhiệm vụ nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Trường Cao đẳng
Hải Dương. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên về vật
chất và tinh thần để tôi hoàn thành công việc học tập.
Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, song luận văn cũng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy
giáo, Cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Bùi Văn Lợi

ii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT........................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................ 2
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.......................................................... 7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu....................................................................... 7
5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 7
6. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 7
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 8
8. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 8
9. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 8
10. Cấu trúc của luận văn........................................................................................ 10
NỘI DUNG............................................................................................................ 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI GÂY HẤN
CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
.........................................................................................................................................11


1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài................................................................ 11
1.1.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến lý luận về hành vi gây hấn..................11
1.1.2.Các khái niệm công cụ liên quan đến lý luận về Công tác xã hội nhóm và Công tác

xã hội trường học.................................................................................................... 19
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu............................................................... 23
1.2.1. Thuyết bản năng............................................................................................ 23
1.2.2. Thuyết tâm động lực...................................................................................... 24
1.2.3. Thuyết hành vi về gây hấn............................................................................. 25

iii


1.2.4. Thuyết gắn kết xã hội..................................................................................... 26
1.2.5. Thuyết học tập xã hội..................................................................................... 27
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên liên quan đến hành vi gây hấn 29
1.3.1. Khái niệm vị thành niên................................................................................. 29
1.3.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ vị thành niên........................................................... 29
1.3.3. Đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ vị thành niên........................................... 29
Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI

GÂY HẤN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN............................................................ 36
2.1. Vài nét khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu...................................... 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................... 36
2.1.2. Cơ cấu bộ máy, tổ chức................................................................................. 36
2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất...................................................................................................... 37
2.1.4. Các yếu tố thuận lợi, khó khăn của nhà trường trong bối cảnh cộng đồng. . .37
2.2. Thực trạng về hành vi gây hấn của trẻ vị thành niên......................................... 39

2.2.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên về khái niệm hành vi gây hấn......................39
2.2.2. Nhận thức của trẻ vị thành niên về mức độ biểu hiện của các hình thức gây hấn
.........................................................................................................................................41

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của trẻ vị thành niên...................55
2.3.1. Nhân tố chủ quan........................................................................................... 55
2.3.2. Nhân tố khách quan....................................................................................... 56
2.4. Biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên...................60
2.4.1. Đánh giá của trẻ vị thành niên về các biện pháp nhà trường đã áp dụng để giảm

thiểu hành vi gây hấn.............................................................................................. 60
2.4.2. Các biện pháp đề xuất thực hiện nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ
vị thành niên............................................................................................................ 62
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 69
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP CAN THIỆP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
NHẰM GIẢM THIỂU HÀNH VI GÂY HẤN CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN .. 70
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp của công tác xã hội nhóm để giảm thiểu hành vi

gây hấn cho trẻ vị thành niên................................................................................... 70
iv


3.2. Biện pháp Công tác xã hội nhóm để giảm thiểu hành vi gây hấn của trẻ vị thành
niên.......................................................................................................................... 71
3.2.1. Mục đích, loại hình Công tác xã hội nhóm.................................................... 71
3.2.2. Quy trình vận dụng biện pháp công tác xã hội nhóm.................................... 73
3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp công tác xã hội nhóm để giảm thiểu hành vi gây hấn

cho trẻ vị thành niên................................................................................................ 80
3.3. Thực nghiệm biện pháp can thiệp công tác xã hội nhóm để giảm thiểu hành vi gây


hấn cho trẻ vị thành niên.......................................................................................... 80
3.3.1. Mục đích của thực nghiệm............................................................................. 80
3.3.2. Giả thuyết thực nghiệm.................................................................................. 81
3.3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm................................................................................... 81
3.3.4. Thời gian và địa điểm thực nghiệm................................................................ 81
3.3.5. Nội dung thực nghiệm.................................................................................... 81
3.3.6. Lượng giá kết quả thực nghiệm..................................................................... 89
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ........................................................................ 94
1. Kết luận............................................................................................................... 94
2. Khuyến nghị........................................................................................................ 95
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, viết tắt
GD&ĐT
THCS
GVCN
PHHS
VTN
HVGH
GHHĐ
CTXH
TC
NVCTXH
CTXHTH


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Nhận thức của trẻ VTN về khái niệm HVGH.......................................... 39
Bảng 2.2: Nhận thức của trẻ VTN về mức độ biểu hiện của các hình thức gây hấn 41
Bảng 2.3: Hậu quả của HVGH gây ra với chính trẻ VTN có HVGH......................46
Bảng 2.4: Hậu quả của HVGH gây ra đối với trẻ VTN khác................................... 48
Bảng 2.5: Nhận thức của trẻ VTN về nguồn gốc của HVGH..................................49
Bảng 2.6: Nhận thức của trẻ VTN về cách giảm thiểu HVGH................................ 51
Bảng 2.7: Tính cách của những người có HVGH theo nhận thức của trẻ VTN.......55
Bảng 2.8: Cách thức ứng xử của bố (mẹ) khi trẻ VTN có HVGH...........................57
Bảng 2.9: Đánh giá của trẻ VTN về các biện pháp nhà trường đã áp dụng..............61
nhằm ngăn chặn, giảm thiểu HVGH........................................................................ 61
Bảng 2.10: Biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH từ phía gia đình................63
Bảng 2.11: Biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH từ phía nhà trường............64
Bảng 2.12: Biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH từ phía cộng đồng xã hội..65
Bảng 3.1. Thực trạng HVGH của nhóm trẻ VTN trước thực nghiệm......................82
Bảng 3.2: Thực trạng HVGH của nhóm trẻ VTN sau thực nghiệm.........................92
Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi HVGH trước và sau thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm
................................................................................................................................. 92

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ vị thành niên (VTN) thuộc lứa tuổi có vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển
của trẻ em, giai đoạn chuyển từ trẻ em sang người lớn. Ở lứa tuổi này, các em vừa

mang những nét trẻ con, vừa người lớn, song các em lại có mong muốn được bình đẳng
với người lớn, muốn khẳng định bản thân mình như người lớn. Sự phát triển và mâu
thuẫn giữa thể chất, tâm lý, nhận thức còn hạn chế, chưa hoàn thiện với nhu cầu được
như người trưởng thành, cùng các tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường sống dẫn
đến các em dễ nảy sinh những suy nghĩ lệch lạc và hành vi tiêu cực ở nhiều mức độ
khác nhau, từ vi phạm các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức đến vi phạm pháp luật. Các
em có xu hướng gây tổn thương cho chính bản thân mình và cho người khác một cách
có chủ ý, xét về mặt bản chất, đây chính là hành vi gây hấn.

Hành vi gây hấn (HVGH) ở trẻ VTN là một trong những vấn đề nổi cộm hiện
nay, đang rất được xã hội quan tâm chú ý, nó có xu hướng gia tăng cả về mức độ và
tính chất nguy hiểm của hành vi, trong đó nghiêm trọng nhất là hành vi giết người
và tự sát (trường hợp 05 em nữ sinh trường THCS Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà,
tỉnh Hải Dương cùng nhau tự sát tập thể vào chiều ngày 24.5.2006, hay vụ án
Dương Phương Thuấn, học sinh lớp 8, trường THCS Trung Chính, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh giết em học sinh lớp 6 cùng trường ngày 7.2.2012 là những ví dụ
điển hình). Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng lại liên tục đề cập, đưa tin
về tình trạng gây hấn học đường (GHHĐ) hay sự xuống cấp đạo đức ở học sinh gây
xôn xao dư luận, điều này tạo tâm lý lo ngại cho các nhà quản lí giáo dục, các thầy
cô giáo, các bậc phụ huynh và đặc biệt là cho chính các em học sinh lứa tuổi VTN
đang hằng ngày cắp sách đến trường. Đã có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc,
nhiều biện pháp can thiệp được đưa ra nhằm giải quyết vấn nạn GHHĐ của học sinh
và đã đạt được những kết quả bước đầu song hiệu quả chưa cao, mức độ và tính chất
nghiêm trọng của hành vi HVGH học đường vẫn đang cho thấy sự cần thiết phải có
những biện pháp can thiệp hiệu quả hơn để ngăn chặn, làm giảm thiểu và tiến tới
loại bỏ hành vi tiêu cực này.

1



Công tác xã hội (CTXH) với tư cách là một khoa học ứng dụng, một nghề
nghiệp chuyên môn, một dịch vụ xã hội. Những năm qua, CTXH trên thế giới và
gần đây là ở Việt Nam đã phát huy hiệu quả trong việc tham gia giải quyết các vấn
đề xã hội nảy sinh trong cuộc sống, trong đó, có những vấn đề thuộc về nhóm trẻ
VTN. Vì vậy, với mong muốn đánh giá được thực trạng về nhận thức, nguyên nhân,
các yếu tố ảnh hưởng, cũng như hậu quả của HVGH đối với trẻ VTN, từ đó thiết kế
quy trình vận dụng phương pháp CTXH nhóm vào việc can thiệp trợ giúp nhằm
giảm thiểu HVGH ở đối tượng này, chúng tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội nhóm
với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn”, (Nghiên cứu
trường hợp tại Trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, Thành phố Hải Dương).
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về gây hấn học đường trên thế giới
* Nghiên cứu lí thuyết về hành vi gây hấn
Trên phương diện lí thuyết, các nghiên cứu về HVGH chủ yếu tập trung tìm
hiểu khái niệm, bản chất, nguồn gốc và cách thức giảm thiểu hành vi này ở con
người. Từ những thập niên 60 của thế kỉ XX, các nhà Tâm lí học đều thừa nhận rằng
gây hấn là một khái niệm khó nắm bắt và người ta đã tranh cãi gay gắt về cách định
nghĩa gây hấn một cách chính xác nhất (Baron, 1998; Berkowitz, 1969; Buss, 1961;
Zillmann, 1979) [41]. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau song phần lớn các nhà tâm
lí học đều thống nhất một cách hiểu về khái niệm HVGH như là cách cư xử có chủ
ý, gây tổn thương cho người khác, nhờ đó quá trình nghiên cứu phân tích và đưa ra
các giải pháp được dễ dàng và cụ thể hơn.
Thuyết bản năng của S. Freud (1920), và Konrad Lorenz (1966) đã xem xét sự
gây hấn như là một bản năng bẩm sinh. Thuyết này khẳng định HVGH là cần thiết
nhằm đảm bảo cho các cá thể tồn tại. Các cá thể phải gây chiến với nhau để giành
cơ hội tiếp cận với những nguồn tài nguyên có giá trị như lương thực, đất đai, địa vị
xã hội… [Dẫn theo 10].
Một đại diện khác của thuyết bẩm sinh là Cesare Lombroso (1835-1909), nhà
tội phạm học Italia, coi những dị dạng về sinh lí, giải phẫu cơ thể người là nguồn
gốc của HVGH. Chẳng hạn, những người trán thấp, mũi tẹt, quai hàm và xương gò


2


má lớn, mắt xếch, lông mày đen rậm, bàn chân to bè… là những người có đặc điểm
thuận lợi để phát sinh hung tính.
Nhà nhân chủng học người Mỹ W. Shendon đã cố gắng tìm mối liên hệ giữa
hành vi cá nhân với kiểu loại cơ thể. Ông khái quát thành ba kiểu cơ thể cơ bản. Thứ
nhất, kiểu Endomorph (tròn, béo, mềm); thứ hai, kiểu Mesomorph (lực lưỡng) và
cuối cùng là kiểu Ectomorph (gầy, yếu ớt). Theo Shendon, kiểu Mesomorph gần với
những hành vi hung tính nhất vì dễ bị kích động, nóng nảy, dễ căng thẳng thần
kinh… kiểu Endormorph dễ khoan dung, dễ bằng lòng và thân thiện, còn loại
Ectomorph lại quá nhạy cảm, dễ nhụt chí, nản lòng [Dẫn theo 10].
* Nghiên cứu thực tiễn về hành vi gây hấn học đường
Ngoài các nghiên cứu lí thuyết trên, gần đây các nghiên cứu thực tiễn về tình
trạng gây hấn trong trường học được các nhà nghiên cứu phương Tây đặc biệt quan
tâm. Năm 2001, một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ bởi Tonja Nansel và đồng
nghiệp chỉ ra rằng trong số hơn 15.000 học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10 có khoảng
17% học sinh cho biết họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt nạt trong cả năm
học; gần 19% họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bắt nạt các bạn khác và 6% cho
rằng họ vừa đi bắt nạt người khác vừa là nạn nhân của bắt nạt [Dẫn theo 13].
Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ đã chỉ ra rằng cứ 7 phút lại có một trẻ em bị
bắt nạt. Cứ 4 trẻ lại có một trẻ thừa nhận từng bắt nạt trẻ khác. Một cuộc thăm dò
thực hiện ở trẻ có độ tuổi 12- 17 cho kết quả các em đều thừa nhận bạo lực đang gia
tăng ở trường học của mình. Mỗi tháng có 282.000 học sinh ở các trường THCS Mỹ
bị tấn công. Cũng tại Mỹ, nghiên cứu của Hội đồng phòng chống tội phạm quốc gia
(NCPC) cũng khẳng định 43% học sinh cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13- 17 tuổi
từng bị dọa nạt hoặc chế giễu trên internet.
Theo các nghiên cứu thực hiện ở Châu Âu, bạo lực học đường xảy ra thường
xuyên ở trường tiểu học, liên quan tới khoảng 15% số học sinh. Ở THCS, tỉ lệ học

sinh bị bắt nạt là từ 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13- 14, khi các em
học sinh bắt đầu tuổi dậy thì, đến cấp trung học phổ thông, nạn bạo lực học đường
bắt đầu có xu hướng giảm đi. Còn tại Châu Á, theo một nghiên cứu của Chính phủ
Nhật Bản nạn gây hấn trong các trường học ở Nhật Bản đã tăng hơn 5% trong năm

3


2003 so với năm trước đó. Sách trắng về thanh thiếu niên thống kê có 23.351 vụ bắt
nạt trong các trường tiểu học và trung học công lập cùng với các trường khiếm
thính, khiếm thị và khuyết tật khác trong năm 2003.
Tại Hàn Quốc, theo một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục nước này năm 2007
khẳng định tình trạng GHHĐ đã gia tăng ở nước này. 15,9% học sinh thú nhận từng
bị bạo lực học đường. So với năm 2003, tỉ lệ học sinh bị bạn học đe dọa, trấn lột
hoặc bắt nạt đều cao gấp 2- 3 lần. Để ngăn ngừa tình trạng này, cùng với việc thi
hành luật, người dân nước này cũng đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao
nhận thức về bạo lực học đường, tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ
các nạn nhân là học sinh [Dẫn theo 10].
Tóm lại, các nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn về HVGH nói chung, HVGH học
đường nói riêng ở nước ngoài cho thấy: HVGH mang những nội dung về bản chất,
nguồn gốc dựa trên cơ sở sinh học, xã hội học và tâm lí học. Mỗi lí thuyết khác nhau có
những cách lí giải khác nhau về nguồn gốc phát sinh cũng như những phương pháp trị
liệu riêng đối với HVGH, tuy nhiên chưa đưa ra được một phương pháp trị liệu tổng
quát cho việc giảm thiểu, ngăn ngừa hành vi này một cách hiệu quả.

2.2. Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề gây hấn học đường tại Việt Nam
* Nghiên cứu lý luận về hành vi gây hấn học đường


Việt Nam hiện nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu nào về lí thuyết HVGH


nói chung, GHHĐ nói riêng. Đến năm 2011 mới có một cuốn sách chuyên khảo
“HVGH phân tích từ góc độ tâm lí học xã hội” của tác giả Trần Thị Minh Đức.
Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập tương đối có hệ thống cơ sở lý luận và thực
tiễn về HVGH phân tích dưới góc độ Tâm lí học xã hội.
Ngoài ra, cuốn giáo trình “Tâm lí học xã hội” (Dùng cho sinh viên ngành Công
tác xã hội) của tác giả Phạm Văn Tư và cộng sự (2012) cũng đề cập đến một số vấn đề
lý luận về gây hấn và HVGH, trong đó các tác giả đã chỉ ra được khái niệm, nguồn gốc,
bản chất và nguyên nhân gây hấn, cũng như các cách tiếp cận HVGH… [38].
Nghiên cứu ứng dụng thuyết gắn kết xã hội trong giải thích hành vi bạo lực của

VTN của tác giả Nguyễn Thị Như Trang [37].

4


Như vậy, vấn đề GHHĐ đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên nội
dung các nghiên cứu chưa đề cập đến thực trạng HVGH học đường, cũng như biện
pháp nhằm giảm thiểu hành vi này mà nghiên cứu chỉ ở góc độ lý luận về HVGH.

* Nghiên cứu thực tiễn về hành vi gây hấn học đường
Trên thực tế, tình trạng gây hấn trong trường học thời gian gần đây không
ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm của hành vi. Các hành vi gây
hấn, bạo lực chủ yếu xảy ra giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo
thời gian qua đã được báo chí và các phương tiện truyền thông truyền tải khá nhiều.
Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về hành vi này gần như rất ít. Tổng hợp các công trình
nghiên cứu thực tiễn về mảng này có một số hướng sau:
- Thứ nhất, hướng nghiên cứu thực tiễn về hành vi lệch chuẩn.
Hướng nghiên cứu này có một số tác giả tiêu biểu như: Tác giả Lưu Song Hà,
2008, nghiên cứu về cách thức cha mẹ quan hệ với con cái và hành vi lệch chuẩn [17].


Nghiên cứu "Bạo hành đối với trẻ em gái trong môi trường học đường
(Nguyễn Phương Thảo và cộng sự, 2005).
Tìm hiểu những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội của học sinh trường Phổ
thông trung học dân lập Đinh Tiên Hoàng (Nguyễn Thị Phương, 2006) [27].
Hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh tại một số trường phổ thông ở Hà
Nội (Tạp chí phát triển giáo dục- Hoàng Gia Trang, 2005) [35].
Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ
VTN (Mã Ngọc Thể), 2004 [33].
Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên hiện nay và công tác giáo dục
vận động thanh niên (Lê Ngọc Dung, Hồ Bá Thông, 2004) [8].
- Thứ hai, hướng nghiên cứu về hành vi bắt nạt học đường.
Một số công trình tiêu biểu của một số tác giả những năm gần đây quan tâm
nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn:
Tác giả Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole, 2009 với bài báo "Bị bắt nạt
bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ tới nhận thức bản thân và trầm cảm ở học sinh phổ
thông" đăng trên Tạp chí tâm lý học đã mô tả thực trạng hành vi bị bắt nạt bởi các

5


bạn cùng lứa cũng như chỉ ra mối liên hệ tới nhận thức bản thân và trầm cảm ở học
sinh phổ thông [4].
Theo hướng này còn có tác giả Nguyễn Thị Duyên, 2012. Nghiên cứu mối liên
hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã chỉ ra thực trạng hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt
nạt ở học sinh phổ thông, từ đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu
tình trạng bị bắt nạt [6].
Lê Thanh Hà và Đào Thị Diệu Linh, 2012. Bắt nạt học đường - một vấn đề

đáng quan tâm của các nhà giáo dục. Báo cáo Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc
tế Tâm lí học đường lần thứ 3 đã cho thấy tình trạng bắt nạt học đường rất đáng lo
ngại cần được quan tâm của các nhà giáo dục [16].
Nguyễn Thị Nga, 2012 với đề tài "Bắt nạt ở học sinh phổ thông". Luận văn thạc sĩ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã
chỉ ra thực trạng bắt nạt ở học sinh phổ thông, nguyên nhân của thực trạng từ đó đề
xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu thực trạng bắt nạt ở học sinh phổ thông [24].

* Thứ ba, hướng nghiên cứu thực tiễn về hành vi gây hấn học đường
Những năm gần đây, HVGH học đường mới được tập trung nghiên cứu một cách
trực tiếp. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học có liên quan đến
HVGH trong phạm vi trường học của học sinh như sau: HVGH của học sinh THPT
(Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, 2008 – 2010) [10]; Hiện tượng gây hấn trong
các trường phổ thông trung học hiện nay (Trần Thị Minh Đức, 2010) [11]; Khác biệt
giới trong HVGH của học sinh THPT (Hoàng Xuân Dung, 2010) [7].

Tóm lại, hiện có rất ít công trình nghiên cứu trong nước về HVGH học đường,
đặc biệt là HVGH của trẻ VTN. Đa số các nghiên cứu về HVGH được tiếp cận dưới
góc độ của Tâm lý học xã hội. Mặc dù đã có những biện pháp được đề xuất để giảm
thiểu HVGH, tuy nhiên, chưa có, hoặc rất ít đề tài tiếp cận dưới góc độ CTXH nhằm
đưa ra được biện pháp can thiệp hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Công
tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn”
là đề tài mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

6


3.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

Về mặt lý luận:
Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về HVGH, CTXH nhóm, CTXH

trường học. Góp phần bổ sung và làm hoàn thiện thêm kho tàng lý luận về CTXH
trường học, về hành vi lệch chuẩn của trẻ em nói chung, về HVGH của trẻ VTN.
Về mặt thực tiễn:
Thiết kế được quy trình vận dụng phương pháp của CTXH nhóm vào can
thiệp, trợ giúp làm giảm thiểu HVGH của trẻ VTN.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người
hoạt động trong lĩnh vực CTXH trường học, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên
trường THCS và THPT, các bậc cha mẹ có con ở tuổi VTN.
4.

Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
CTXH nhóm trong việc giảm thiểu HVGH của trẻ VTN

4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành đối với: 150 trẻ VTN, thuộc 02 khối lớp 8 và 9
trường THCS Ngọc Châu, thành phố Hải Dương.
Thực hiện phỏng vấn sâu đối với: 01 cán bộ quản lí, 04 giáo viên; 03 trẻ VTN
và 05 PHHS trường THCS Ngọc Châu.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về thời gian thực hiện
Từ tháng 03 năm 2014 - tháng 6 năm 2014
5.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu
Trường THCS Ngọc Châu, thành phố Hải Dương
5.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Thực trạng HVGH của trẻ VTN tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó đề xuất mô hình
CTXH nhóm trong việc giảm thiểu HVGH ở các em.

6. Câu hỏi nghiên cứu
Nhận thức về HVGH của trẻ VTN như thế nào?
Thực trạng và hậu quả HVGH đối với trẻ VTN?
Những yếu tố ảnh hưởng đến HVGH của trẻ VTN?

7


Các biện pháp đã áp dụng nhằm giảm thiểu HVGH của trẻ VTN?
Những biện pháp nào của CTXH nhóm được đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH
của trẻ VTN một cách có hiệu quả?
Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng biện pháp CTXH nhóm vào can
thiệp hỗ trợ nhằm giảm thiểu HVGH của trẻ VTN ở địa bàn nghiên cứu?
7.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lý luận và thực tiễn về HVGH của trẻ VTN, từ đó thiết kế quy trình

vận dụng phương pháp CTXH nhóm vào việc giảm thiểu hành vi tiêu cực này.
7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về HVGH của trẻ VTN và phương pháp
CTXH nhóm.
Đánh giá được thực trạng HVGH của trẻ VTN, các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi này.
Đề xuất và thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm để giảm thiểu HVGH của trẻ VTN.

8. Giả thuyết nghiên cứu
HVGH của trẻ VTN ngày càng gia tăng, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho gia
đình, nhà trường và xã hội.

Các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu HVGH chưa được triển khai hiệu
quả và chưa phù hợp.
Việc vận dụng biện pháp và quy trình can thiệp CTXH nhóm phù hợp có thể
đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc can thiệp giảm thiểu HVGH của trẻ VTN.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, sách, báo, các số liệu đã được
thống kê, các nghiên cứu chính thức về những vấn đề có liên quan đến HVGH. Trên
cơ sở đó, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các khái niệm về HVGH;
cách phân loại HVGH; các yếu tố ảnh hưởng đến HVGH; các hình thức giảm thiểu
HVGH; lý luận về CTXH; đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ VTN… làm cơ sở lý luận
cho việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến HVGH ở trẻ VTN, cũng như đề xuất
biện pháp can thiệp dưới góc độ CTXH.

8


9.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu điều tra, tiến hành khảo sát 150 học sinh thuộc lứa tuổi VTN
ở 02 khối lớp 8 và 9, nhằm tìm hiểu thực trạng về nhận thức, nguyên nhân, hậu quả,
các yếu tố ảnh hưởng đến HVGH của trẻ VTN, cũng như các biện pháp can thiệp đã
được áp dụng.
9.3. Phương pháp phỏng sâu
Được thực hiện với học sinh, PHHS, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo
dục nhằm tìm hiểu thực trạng về nhận thức, nguyên nhân, hậu quả, các yếu tố ảnh
hưởng… đến HVGH của trẻ VTN. Tìm hiểu thái độ và biện pháp can thiệp, xử lí
của gia đình và nhà trường trước các biểu hiện của HVGH.
9.4. Phương pháp quan sát
Quan sát những thay đổi về trạng thái tình cảm của trẻ VTN trong quá trình
tham gia hoạt động thực nghiệm với phương pháp CTXH nhóm (lời nói, hành vi, cử

chỉ, những biểu hiện cảm xúc... ). Từ những quan sát này, chúng tôi phân tích và
đưa ra đánh giá về những chuyển biến của trẻ VTN (trong nhận thức, thái độ và
hành vi) từ buổi sinh hoạt đầu tiên cho đến khi kết thúc hoạt động nhóm.
9.5. Phương pháp CT H nhóm
Tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXH nhóm dựa trên mô hình „„nhóm
xã hội hóa‟‟ đối với nhóm trẻ VTN có HVGH ở mức độ cao.
Mục đích: tạo cho các em môi trường sinh hoạt bình đẳng, hòa nhập, thân thiện và
giúp đỡ. Thông qua mối quan hệ tương tác giữa các thành viên, các em được tăng
cường sự hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác. Nội dung các kiến thức về kỹ năng
sống, kỹ năng ứng phó kiểm soát cảm xúc tiêu cực, đặc biệt kiến thức về HVGH là
những chủ đề chính được đưa ra trong các buổi sinh hoạt, thảo luận nhóm.

Nội dung, mục đích quan trọng nhất của phương pháp CTXH nhóm là giúp các
thành viên trong nhóm thay đổi nhận thức, thái độ, cuối cùng chuyển việc thực hiện
hành vi tiêu cực sang hành vi tích cực, phù hợp chuẩn mực xã hội. Qua đó, làm
giảm thiểu các hành vi lệch chuẩn nói chung, trong đó có HVGH nói riêng .
9.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả điều tra và thực nghiệm.

9


10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phần phụ lục luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi gây hấn của trẻ vị thành niên
và phương pháp công tác xã hội nhóm.
Chương 2: Thực trạng và các yếu ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của trẻ vị
thành niên.
Chương 3: Biện pháp can thiệp của công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu

hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên.

10


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI GÂY HẤN
CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến lý luận về hành vi gây hấn
1.1.1.1. Khái niệm hành vi gây hấn
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có khá nhiều định nghĩa khác
nhau về HVGH. Các nhà khoa học xã hội đã có những tranh luận gay gắt nhằm xác
định nội hàm của khái niệm này.
Trong tâm lí học, khoa học hành vi và khoa học xã hội, gây hấn là hành vi giữa
những cá thể trong cùng một loài với mục đích sỉ nhục, gây đau đớn và tổn hại.
Ferguson và Beaver (2009) định nghĩa “gây hấn là hành vi với ý định gia tăng sự
thống trị xã hội của sinh vật này liên quan tới vị trí thống trị của sinh vật khác”.
Trong từ điển Mtd Eva 300 - Lạc Việt, danh từ “aggression” được dịch ra tiếng
Việt với các nghĩa là: sự xâm lược, sự công kích, sự gây sự, sự gây hấn, hung tính.

Theo từ điển thông dụng tiếng Pháp Larouse giải thích thuật ngữ “aggression”
chỉ tính nết một người hung hăng, hung bạo, cố tình làm tổn thương người khác và
chính mình trên phương diện thể chất lẫn tinh thần.
Theo từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng chủ biên năm 2008 đã dịch từ
“aggression” thành “xâm kích” với cách giải nghĩa như sau: “hành vi của cá nhân
hay tập thể gây thiệt hại về tâm lí hoặc thể chất, thậm chí diệt trừ người hay nhóm
khác”, (trích theo Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển Tâm lí học, NXB Khoa học xã hội,

2008) [9, tr.37]
Theo GS.TS Trần Thị Minh Đức: Gây hấn (aggression- còn gọi là xâm kích,
xâm lược, bạo lực, hung tính) được hiểu là hành vi làm tổn thương, gây hại đến
người khác, hay chính mình về tâm lí, thực thể hoặc làm tổn hại đến vật thể xung
quanh một cách cố ý dù cho mục tiêu có đạt được hay không [13, tr.18].

11


Từ các quan điểm nêu trên, một khái niệm chung nhất về HVGH có thể được
xác định như sau: “Hành vi gây hấn là hành vi có chủ ý nhằm gây tổn thương cho
người và vật chất xung quanh, dù mục đích có đạt được hay chưa”.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm HVGH và các khái niệm
công cụ có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu thực trạng về nhận thức,
nguyên nhân, hậu quả, cách thức giảm thiểu HVGH ở trẻ VTN dưới góc độ CTXH.
1.1.1.2. Bản chất của hành vi gây hấn



Gây hấn là hành vi có chủ ý, có ý thức

Mọi hành vi có tính toán, cố tình làm tổn thương người khác hoặc làm tổn hại vật
chất xung quanh đều là HVGH. Khi xét HVGH không căn cứ trên một chuẩn mực nền
văn hóa định sẵn, thậm chí ngay trong HVGH không bao gồm ý nghĩa chính trị trong
đó. Lát cắt của HVGH là khi chủ thể xuất hiện ý đồ tấn công người khác đến khi hành
động đó diễn ra cho dù ý đồ có thành công hay không. Vô tình làm ai đó bị tổn thương
không phải là một hành động gây hấn vì ở đây không có ý định làm hại. Tương tự như
vậy, những hành động gây hại mà không có chủ ý thì không gây hận thù, vì vậy không
phải là hành động gây hấn. Gây hấn chỉ tính chất của hành vi là tính hung hãn, hung
tính, tính xâm kích, hành vi cố ý gây tổn hại cho người khác, đối tượng thường có xu

hướng dùng sức mạnh cơ học hoặc sử dụng vũ khí làm công cụ tấn công người khác.


-

Gây hấn làm tổn hại đến thể chất và tinh thần

Gây hấn làm tổn hại về mặt thể chất: biểu hiện ở việc sử dụng cơ bắp như

đám, đá, tát, xô đẩy hay dùng những dụng cụ như gậy, roi, gạch, đá… đánh, ném
vào người khác; sử dụng bom, súng và các loại vũ khí giết người hàng loạt…
-

Gây hấn làm tổn hại về mặt tinh thần: biểu hiện qua việc dùng lời nói miệt

thị, khiêu khích, nhạo báng, đe dọa tấn công, nhắn tin, gọi điện, đe dọa trực tiếp
hoặc nặc danh, chửi mắng, lăng mạ, nói xấu, la hét, dọa nạt, sỉ nhục, làm cho người
khác cảm thấy mất an toàn… Ngoài ra, gây hấn về mặt tinh thần còn biểu hiện ở các
khía cạnh khác như xúi giục, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi không phù hợp
khiến người đó phát triển không bình thường về mặt cảm xúc, gặp khó khăn trong
giao tiếp xã hội, hoặc tạo áp lực buộc người khác phải làm những điều vượt quá khả
năng, sức khỏe, lứa tuổi.

12





Gây hấn thể hiện như một xu hướng tính cách của con người.


những người có biểu hiện HVGH, lời nói và hành động của họ luôn có xu

hướng tấn công người khác, gọi là nét tính cách “hiếu chiến”. Những người có
kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng thường có kiểu tính cách này.



Hành vi gây hấn còn biểu hiện ở những xung động mang tính chất bệnh lí đang phát
triển của nhân cách.



trạng thái này, gây hấn làm mất cân bằng về tâm lí, bộc phát thành từng cơn dữ

dội, mà ở cực điểm con người có thể gây ra bạo động, án mạng hay tự tử [33, tr.11].

1.1.1.3. Phân loại hành vi gây hấn
Các nhà tâm lý học phân loại gây hấn ở con người thành hai kiểu là: gây hấn
thù địch (hostile aggression) và gây hấn phương tiện (Instrunmental aggression).


con người, gây hấn thù địch xuất phát từ sự giận dữ hay căng thẳng nội tại,

HVGH được thực hiện nhằm thỏa mãn hay giải tỏa cơn tức giận, sự căng thẳng,
mục đích có thể nhắm vào ai đó, vật nào đó hay đôi khi chuyển ngược vào chính
bản thân mình. Còn đối với gây hấn phương tiện, HVGH chỉ mang ý nghĩa như
một phương tiện, một công cụ nhằm đạt được những mục đích khác mà không phải
là sự giải tỏa trực tiếp những giận dữ hay căng thẳng nội tại như trên.
Trong nhiều nền văn hóa, nam giới có nhiều khả năng thể hiện sự gây hấn

trực tiếp, đặc biệt là bạo lực thể chất. Trong khi đó phụ nữ có nhiều khả năng thể
hiện sự gây hấn gián tiếp, hoặc gây hấn phi bạo lực như là qua lời nói, qua kiểu
bắn tin, nói xấu sau lưng…
Gây hấn không đồng nhất với bạo lực. Trong khi bạo lực thường được nhắc
tới như là những hoạt động thiên về thể chất “thượng cảng chân, hạ cẳng tay”, hay
ám chỉ cách ứng xử, những hành động mang tính phi pháp, thù địch mang sắc thái
tiêu cực, thì gây hấn mang trường nghĩa rộng hơn: có thể mang tính bạo lực hoặc
cũng có thể không mang sắc thái thù địch. Hành vi bạo lực thường được xem xét ở
mức độ hậu quả đã gây ra, nếu chưa gây hậu quả “đáng tiếc” thì chưa gọi là hành
vi bạo lực, còn HVGH lại được chú ý tới nhiều hơn ở mặt bản chất của hành động,
kể cả khi chưa gây ra hậu quả đáng tiếc hay tổn hại nào thì cũng vẫn được xem là
có biểu hiện của HVGH [13, tr.65].

13


Tóm lại, dù HVGH xuất hiện ở bất cứ dạng nào đi nữa thì nó cũng gây ra
những hậu quả tiêu cực cho con người và vật chất xung quanh, gây tổn hại đến thể
chất và tinh thần cho người là nạn nhân của HVGH, người chứng kiến HVGH và
có thể cho chính người đi gây hấn. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có những
biện pháp can thiệp để ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu hành vi tiêu cực này.
1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn



Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học đến hành vi gây hấn

- Ảnh hưởng của hệ thần kinh: Các nhà khoa học đã tìm thấy vùng thần kinh
điều khiển HVGH của con người. Trong một thực nghiệm, người ta gắn một điện
cực gây ức chế ở một điểm trên não bộ của con khỉ - vùng amygdala. Mỗi khi con

khỉ có biểu hiện hung hãn đáng sợ người ta lại kích hoạt vào điện cực này, kết quả
là ngay lập tức con khỉ trở nên bớt hung hãn. Như vậy, amygdala chính là nơi phát
sinh những biểu hiện của hành vi hung tính, khi vùng này bị ức chế thì biểu hiện
gây hấn giảm xuống.
-Ảnh hưởng của gen: Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng hành
vi bạo lực của con người chịu sự điều khiển của một gen (hoặc nhóm gen) nào đó.
Những người sở hữu gen đó có xu hướng sử dụng bạo lực nhiều hơn khi bị khiêu
khích. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra chính xác đó là gen nào.
Những nghiên cứu ở nhiều trẻ em tại Niudilan phát hiện ra cách thức HVGH
phối hợp với gen làm biến đổi sự cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh ở những
đứa trẻ có tuổi thơ bị ngược đãi (Caspi và cộng sự, 2002; Moffitt và cộng sự,
2003). Không phải chỉ những “gen xấu” hay những môi trường xấu mới dẫn đến
gây hấn hoặc chống đối xã hội. Đúng hơn là gen đã làm cho một số đứa trẻ trở nên
nhạy cảm hơn và phản ứng lại mạnh hơn với những tác động từ môi trường sống
xung quanh chúng.
Năm 2005, hơn 2.500 người trưởng thành tại Mỹ tham gia một cuộc khảo sát
về sức khỏe do nhà tội phạm học Kevin M. Beaver của Đại học Florida (Mỹ) cùng
cộng sự tiến hành. Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu về AND để phân tích,
nghiên cứu xác định nó có mối liên hệ nào tới hành vi hung tính, bạo lực

14


của con người. Và kết quả là hầu hết những người người ưa bạo lực đều sở hữu
một biến thể gen MAOA.
Gen MAOA làm tăng hoặc giảm nồng độ của nhiều chất dẫn truyền thần kinh,
dẫn tới thay đổi tâm trạng và hành vi. Những người sở hữu biến thể gen MAOA có xu
hướng thích bạo lực và những biến thể này có thể truyền sang thế hệ tiếp theo.

-


Ảnh hưởng của hormone: Có nhiều nghiên cứu khẳng định ảnh hưởng của

hormon tới HVGH. Thông thường lượng testoterone gây nên tính hiếu chiến ở đàn
ông, vì vậy đàn ông thường hiếu chiến hơn phụ nữ. Chính lượng testoterone ở đàn
ông cao hơn đã giải thích tại sao số đông người bị bắt vì phạm tội bạo lực thường
là nam giới. Mặc dù còn có những yếu tố khác qui định về giới nhưng rõ ràng có
sự khác biệt về mặt hormon giữa nam và nữ có liên quan đến HVGH.
Nhận định về đàn ông hiếu chiến cũng tồn tại những kết quả khác biệt trong
đó có nghiên cứu của B.A. Betncorut và N. Miller (1996), khi phân tích dựa trên
64 cuộc thí nghiệm cho biết dù sự thật là trong một số hoàn cảnh nhất định, đàn
ông thường hiếu chiến hơn phụ nữ nhưng sự khác biệt giữa hai giới sẽ còn rất ít
khi cả hai thực sự bị khiêu khích.


-

Ảnh hưởng của môi trường sống tới hành vi gây hấn

Ảnh hưởng của sức nóng: Những cụm từ như nóng giận, điên, sôi máu,

nóng bừng bừng, “nóng giận mất khôn”… cho thấy có mối liên hệ giữa sức nóng
và HVGH. Thực tế cho thấy, có nhiều người cho rằng họ cảm thấy cáu kỉnh, tức
giận vào những ngày có nhiệt độ cao.
Nghiên cứu của Baron và Ranberger (1987) cho thấy, số vụ bạo động vào
mùa hè tăng lên cùng với sự tăng của nhiệt độ và đạt tới điểm cao nhất trong
o

những ngày nhiệt độ khoảng từ 91- 95 F.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng khi nhiệt độ tăng thì tăng số lần xảy ra

các HVGH như giết người, cưỡng dâm hay bạo hành phụ nữ (Anderson, 1989).
Quan sát dọc vùng Bắc Hemisphere (Mỹ) không chỉ những giờ nóng lên
trong ngày, những ngày nóng hơn trong năm mới có tội phạm bạo lực mà điều này
còn xảy ra ở những tháng nóng hơn của một năm, mùa hè nóng hơn, năm nóng
hơn, thành phố nóng hơn và cả ở vùng nóng hơn (Aderson, 1998, 2000).

15


cho

Ảnh hưởng của các chất kích thích: Quan sát cuộc sống xung quanh

thấy: rượu, bia, ma túy và các chất kích thích có ảnh hưởng rất lớn đến HVGH của
con người. Rượu có thể làm giảm khả năng kiềm chế của con người. Mối liên hệ
giữa lượng rượu, bia tiêu thụ và hành vi hiếu chiến đã được nhiều nhà nghiên cứu
chỉ rõ có sự tương quan giữa những người không có tính hiếu chiến nhưng khi
uống rượu thì cách hành xử của họ khác với khi họ ở trạng thái tỉnh táo. Điều này
giải thích được tại sao sau khi uống rượu người ta thường có những hành vi xung
đột, bạo lực. Rượu là một tác nhân gây nên tình trạng gây hấn ở người. Rượu gây
hưng phấn và làm giảm sự kiềm chế ở con người, biến con người thành bất cần và
vô thức trong hành động. Hơn nữa, rượu còn làm hỏng quá trình con người thu
nạp, phản hồi và xứ lí thông tin. Người say thường có phản ứng với tình huống
một cách vội vàng, mất đi sự khôn ngoan.
Ngoài rượu, ma túy cũng là chất có liên quan đến hành vi bạo lực. Ở Việt Nam,
có một số loại ma túy mới nhập về, do ở giai đoạn bán “thử nghiệm” để thăm dò nhu
cầu của đám dân chơi, nên độ “phê” phải nặng hơn các loại ma túy cũ. Điều này đồng
nghĩa với nguy cơ ảo giác cũng cao hơn. Đặc biệt, nếu như trước kia, ảo giác với
người “phê” ma túy chỉ khiến họ lắc lư, gào thét hoặc phóng xe tốc độ cao thì với
nhiều ma túy mới (ma túy đá) gây ảo giác dẫn đến hành vi tự hủy hoại cơ thể, hoặc tấn

công người khác do nghĩ họ là kẻ cướp, hoặc họ chuẩn bị giết mình…


-

Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí đến hành vi gây hấn

Ảnh hưởng của kiểu khí chất: Khí chất là một trong những thành phần quan

trọng tạo nên nhân cách con người cùng với xu hướng, tính cách và năng lực. Khí
chất của con người được hình thành từ thời thơ ấu liên quan đến kiểu thần kinh.
Những người có kiểu khí chất nóng tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, không cân
bằng (hưng phấn lớn hơn ức chế) thì dễ phát triển hành vi hung tính hơn kiểu khí
chất còn lại.
Theo hiệp hội các nhà tâm lí Mỹ (1993), một đứa trẻ có thiên hướng có
những hành vi xung đột, không sợ một điều gì thì có nguy cơ phát triển hành vi
bạo lực ở tuổi thanh thiếu niên. Một đứa trẻ không gây hấn khi lên 8 tuổi sẽ vẫn là
người không gây hấn khi ở tuổi 48 (Huesman và cộng sự, 2003).

16


- Ảnh hưởng của nhận thức, cảm xúc và hành động liên quan đến HVGH:
Nghiên cứu của Kernis (1989) chỉ ra rằng những cá nhân có lòng tự trọng cao và lòng
tự trọng của họ thường dễ bị dao động theo sự trải nghiệm xung động hàng ngày thì sẽ
dễ tức giận hơn so với những cá nhân có lòng tự trọng ổn định, vững vàng. Những
người có lòng tự trọng cao nhưng không ổn định sẽ dễ bị tổn thương, dễ có cảm giác
không an toàn khi lòng tự trọng của họ bị đe dọa. Việc nổi giận trong những hoàn
cảnh này giúp họ khôi phục lại lòng tự trọng của mình bằng việc đổ lỗi, trách móc
người khác. Cách cư xử gây hấn nhằm mục đích bảo vệ lòng tự trọng khiến cá nhân có

hành động dứt khoát, mạnh mẽ mặc dù trong lòng cảm thấy yếu ớt, sợ sệt.

Những hành động được thực hiện trong lúc giận dữ bùng phát với mục đích
duy nhất là làm tổn thương ai đó thì được gọi là “cơn thịnh nộ”. Trong cơn thịnh
nộ, mong muốn làm hại đối phương là cơ sở giải thích cho hành động bạo loạn xảy
ra trên sân cỏ hay trên đường phố.
Bị tấn công hay bị sỉ nhục bởi người khác là một con đường đặc biệt dẫn tới
HVGH. Nghiên cứu của Kennitri Ohbuchi và Tohsihiro Kambara (1985) trường
Đại học Osaka đã chứng minh rằng những tấn công một cách chủ ý sẽ gây ra
những tấn công trả thù.
-

Ảnh hưởng do giao tiếp gây ra sự khiêu khích trực tiếp: Từ quan sát thực tế

cho thấy, những khiêu khích bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ đều là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến gây hấn. Khi chúng ta là nạn nhân của sự chỉ trích của người
khác, chúng ta thường có xu hướng đáp trả. Sự đáp trả này làm tăng tỉ lệ theo mức
độ chúng ta nhận được từ hành vi khiêu khích trực tiếp từ người khác.
Nghiên cứu của Harris (1993) và của R. Baron (1993) cũng cho thấy, những
loại khiêu khích như hợm hĩnh, tính ngạo mạn hoặc tính xem thường người khác…
cũng là những kích thích mạnh mẽ nhất dẫn đến gây hấn. Lời chỉ trích gay gắt
không công bằng, đặc biệt là lời chỉ trích có tính công kích cũng là một loại khiêu
khích có tác động mạnh. Khi nó xảy ra rất khó tránh khỏi sự giận dữ và trả đũa
ngay tức thì hoặc sau đó.
-Kiểu nhân cách khác nhau có ảnh hưởng đến hành vi gây hấn: Nhân cách
tuýp A là một nhân cách cho thấy cá nhân có xu hướng hành vi chủ yếu trong tình

17



×