Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhóm đồng tính nam nòng cốt trong tiếp cận đồng đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 106 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
------------------------------------------------

NGUYN TH MINH THU

CÔNG TáC Xã HộI NHóM TRONG VIệC NÂNG CAO
Kỹ NĂNG GIAO TIếP CHO NHóM ĐồNG TíNH NAM NòNG CốT
TRONG TIếP CậN ĐồNG ĐẳNG
(NGHIÊN CứU TRƯờNG HợP TạI CÂU LạC Bộ CHúNG TÔI Là SINH VIÊN - Hà NộI)
Chuyờn ngnh:

Cụng tỏc xó hi

Mó s:

60.90.01.01

LUN VN THC S CễNG TC X HI

Ngi hng dn khoa hc: TS. Bựi Th Hng Thỏi

H Ni - 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................ 6
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................. 6


5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6
6. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 7
7. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 7
8. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 7
9. Các phương pháp nghiên cứu....................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÓM ĐỒNG TÍNH NAM NÕNG
CỐT TRONG TIẾP CẬN ĐỒNG ĐẲNG ................................................. 11
1.1.Các khái niệm liên quan ........................................................................... 11
1.1.1. Kỹ năng giao tiếp ................................................................................. 11
1.1.2. Đồng tính nam ...................................................................................... 18
1.1.3. Công tác xã hội Nhóm.......................................................................... 22
1.1.4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp cơ bản của tiếp cận viên đồng đẳng ...... 33
1.1.5. Tiếp cận đồng đẳng .............................................................................. 39
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ..................................................... 42
1.2.1. Thuyết nhu cầu ..................................................................................... 42
1.2.2. Lý thuyết truyền thông .......................................................................... 44
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 47
1.3.1. Giới thiệu chung về CLB Chúng tôi là sinh viên Hà Nội ...................... 47
1.3.2. Các hoạt động chính hiện nay của CLB ............................................. 48
1.3.3. Chức năng của CLB ............................................................................. 49


1.3.4. Nhiệm vụ của CLB ............................................................................... 49
1.3.5. Hoạt động truyền thông của CLB Chúng tôi là sinh viên Hà Nội ........ 50
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 52
CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CỦA TIẾP CẬN VIÊN TẠI CÂU LẠC BỘ CHÖNG TÔI
LÀ SINH VIÊN HÀ NỘI ............................................................................. 53
2.1. Đặc điểm nhóm tiếp cận viên tại CLB .................................................... 53

2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của các tiếp cận viên tại CLB ................. 54
2.2.1. Đánh giá khái quát về kỹ năng giao tiếp của các tiếp cận viên tại
CLB

........................................................................................................... 54

2.2.2. Kết quả nghiên cứu về các nhóm kĩ năng giao tiếp của TCV tại CLB
Chúng tôi là sinh viên Hà Nội ........................................................................ 57
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp của tiếp cận viên tại CLB ............ 70
2.3.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 70
2.3.2. Yếu tố khách quan ................................................................................ 72
Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 74
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
VỚI TIẾP CẬN VIÊN TẠI CÂU LẠC BỘ CHÖNG TÔI LÀ SINH
VIÊN HÀ NỘI .............................................................................................. 75
3.1. Xác định mô hình nhóm .......................................................................... 75
3.2.Vai trò của nhân viên CTXH trong mô hình CTXH với nhóm tiếp cận
viên đồng đẳng ............................................................................................... 75
3.2.1. Vai trò là người giáo dục, nâng cao nhận thức ................................... 76
3.2.2. Vai trò hỗ trợ tâm lý ............................................................................. 76
3.2.3. Vai trò kết nối nguồn lực...................................................................... 77
3.2.4. Vai trò điều phối .................................................................................. 78
3.3. Tiến trình vận dụng công tác xã hội nhóm ............................................. 78
3.3.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị ......................................................... 79


3.3.2. Giai đoạn 2: Khởi động và tiến hành hoạt động ................................. 80
3.3.3. Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động ....................................................... 80
3.3.4. Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc hoạt động .................................... 89
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiến hành truyền thông

nhóm .............................................................................................................. 91
3.3.1. Thuận lợi .............................................................................................. 91
3.3.2. Khó khăn .............................................................................................. 91
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 96


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2. Kết quả chung về kỹ năng giao tiếp của các TCV tại CLB .......... 55
Bảng 2.3. Thực trạng kỹ năng lắng nghe tích cực của TCV .......................... 60
Bảng 2.4. Thực trạng kỹ năng thấu cảm của TCV ......................................... 67
Bảng 2.5. Thực trạng kỹ năng cung cấp thông tin của TCV ......................... 70
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm ........ 90

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thực trạng kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu của TCV ................. 57
Biểu đồ 2.2. Thực trạng kỹ năng đặt câu hỏi của TCV ................................. 64
Biểu đồ 2.3. Thực trạng kỹ năng điều khiển cảm xúc của TCV .................... 68


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động
ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội.
Xã hội là tập hợp những mối quan hệ giữa người và người với nhau và
giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại của mỗi con người trong xã hội. Thông
qua giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác mà còn nhận
thức được chính bản thân mình, tự so sánh và đối chiếu bản thân với người

khác, học tập các chuẩn mực xã hội để được chấp nhận và tồn tại. Điều này
giúp con người hình thành và phát triển nhân cách của chính bản thân mình.
Chính vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp.
Với vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội như vậy, việc tăng
cường kỹ năng giao tiếp đã và đang là vấn đề quan tâm của nhiều người.
Bằng cách truyền được thông điệp một cách thành công, con người đã truyền
được suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành
công, những suy nghĩ, ý tưởng của con người sẽ không được truyền tải đến
đối tượng giao tiếp, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và rào cản trên con
đường đạt tới mục tiêu.
Năm 2013, Hội thảo về thực trạng bảo vệ quyền của cộng đồng người
đồng tính, song tính và chuyển giới đã được Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để cung cấp thông tin cho các vị đại
biểu Quốc hội trước thềm kỳ họp thứ 5 của Quốc hội. Hội thảo đã công bố số
liệu về người đồng tính trên phạm vi cả nước. Theo đó, Việt Nam hiện có
khoảng 1,65 triệu người đồng tính và lưỡng tính trong độ tuổi 15-59 nhưng
họ luôn bị nhìn nhận với ánh mắt kỳ thị, chế giễu của cộng đồng xã hội .
Cũng như mọi cá nhân khác, người đồng tính nam là một bộ phận của
người đồng tính và là thành viên của xã hội. Vì vậy, giao tiếp trở thành một

1


nhu cầu không thể thiếu để người đồng tính nam có thể hòa nhập với cộng
đồng xã hội. Người đồng tính nam luôn có nhu cầu được mọi người tôn
trọng, chia sẻ và cảm thông cho những khác biệt của mình. Từ đó đặt ra một
nhu cầu là hình thành các nhóm, các câu lạc bộ (CLB) trợ giúp những người
đồng tính nam có một môi trường tự tin khẳng định giới tính của mình, có
thêm các kiến thức về giới tính, đồng thời, các nhóm, các câu lạc bộ đồng
tính còn là nơi để người đồng tính có thêm các kỹ năng sống hòa nhập cộng

đồng. Như vậy, các CLB còn là nơi người đồng tính thực hiện các hoạt động
trợ giúp nhau. Để thực hiện hoạt động trợ giúp này, bản thân người tiếp cận
viên (TCV) - cũng là người đồng tính sinh hoạt trong CLB - phải có kỹ năng
về giao tiếp để việc tiếp cận và trợ giúp các đối tượng đồng tính nam khác
thực sự có hiệu quả.
CLB cho người đồng tính nam “Chúng tôi là sinh viên Hà Nội” có 15
thành viên là người đồng tính nam làm nhiệm vụ tiếp cận các đối tượng đồng
tính nam khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó họ truyền thông về
quan hệ tình dục an toàn, tư vấn các vấn đề về tâm sinh lý, kết nối các đối
tượng đồng tính nam với các dịch vụ đặc thù… Hiện nay, CLB có 800 khách
hàng thường xuyên là người đồng tính nam trên khắp thành phố Hà Nội. Như
vậy, việc tăng cường kỹ năng giao tiếp cho các TCV trong hoạt động tiếp cận
với cộng đồng người đồng tính nam là rất cần thiết. CLB có những chương
trình tập huấn chủ yếu liên quan đến tăng cường kiến thức về tiếp cận đồng
đẳng nhưng chưa có các chương trình tập huấn tăng cường kỹ năng mềm.
Việc tăng cường kỹ năng giao tiếp cho TCV không những giúp cho chính bản
thân người TCV đó mà còn giúp cho các đối tượng khách hàng của CLB
nhận được sự truyền tải rõ ràng nhất đối với các thông tin mà TCV mang lại.
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn
đề tài luận văn “Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao
tiếp cho nhóm đồng tính nam nòng cốt trong tiếp cận đồng đẳng (Nghiên

2


cứu trường hợp tại Câu lạc bộ Chúng tôi là sinh viên - Hà Nội)”. Với nghiên
cứu này, bản thân tôi mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc trợ
giúp đối tượng yếu thế là người đồng tính nam trong việc tăng cường kỹ
năng, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tiếp cận và truyền thông
cho cộng đồng người đồng tính tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về người đồng tính nam
Từ khi thế giới xác định có người đồng tính thì đây đã trở thành một vấn
đề nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học như: sinh học, nhân chủng học,
tâm lý học, xã hội học,… nhằm tìm ra đặc điểm khác biệt giữa người đồng
tính và người dị tính, về đặc điểm sinh học, nhu cầu giới tính, lối sống,… và
sau đó là xác định đồng tính có phải là một bệnh không. Từ năm 1973, Hiệp
hội Tâm thần học Mỹ không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm
thần nữa, lúc này các nghiên cứu nghiêng theo hướng tìm hiểu bao nhiêu
phần trăm dân số là người đồng tính, những khó khăn của người đồng tính,
sự kì thị của xã hội về người đồng tính, v.v…
Những nghiên cứu ở Việt Nam cũng dần đi theo xu hướng trên, tức là
tìm hiểu những thông tin và nhu cầu của người đồng tính, khó khăn của họ
trong cộng đồng xã hội và những giải pháp trợ giúp người đồng tính. Các
nghiên cứu về người đồng tính, đặc biệt là người đồng tính nam gần đây mà
cụ thể là nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn và nghiên cứu của tổ chức phi
chính phủ CARE thực hiện tại Việt Nam (2006) nhằm tìm hiểu về số lượng
người đồng tính nam ở Việt Nam. Nghiên cứu của cơ quan phát triển Hoa Kỳ
USAID tại Việt Nam năm 2013 đã đánh giá về môi trường pháp lý và xã hội
mà những người đồng tính, song tính, chuyển giới đang phải đối mặt ở Việt
Nam, cụ thể là các vấn đề việc làm, giáo dục, sức khỏe, gia đình, truyền
thông, các quyền về luật pháp và cộng đồng. Đồng thời, nghiên cứu cũng
cung cấp cái nhìn khái quát về lịch sử của LGBT tại Việt Nam, điểm lại

3


những phát triển gần đây, đề cập đến những chiến lược chủ chốt trong việc
cải thiện quyền của những người LGBT thông qua vận động chính sách và
các dịch vụ hỗ trợ. Nghiên cứu cũng tìm hiểu sự phát triển cơ cấu và tăng

cường năng lực của các tổ chức liên quan đến cộng đồng LGBT và những
khía cạnh khác trong lĩnh vực quyền LGBT.
Về sự kì thị đối với người đồng tính nam, nghiên cứu của viện ISEE Nam giới có quan hệ tình dục với nam ở Hà Nội, đặc điểm xã hội và những
vấn đề về sức khỏe tình dục của nhóm tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch
Dương, Vũ Thành Long (2005) đã làm rõ thêm những hiểu biết về cộng đồng
MSM (Men who have sex with men - nam giới có quan hệ tình dục với nam
giới) ở Hà Nội. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu bản sắc tính dục của MSM,
các vấn đề và nhu cầu về sức khoẻ tình dục của họ và gợi ý cho các hoạt
động can thiệp. Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu viên
của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội với sự tham gia của 36 MSM. Bên
cạnh đó, cũng có sự tham gia của 7 người cung cấp thông tin khác, bao gồm
cán bộ y tế, người nhà và bạn bè của MSM. Ngoài ra, luận văn thạc sỹ “Kỳ
thị với MSM ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thanh Phương (2008) cũng đề
cập tới thực trạng vấn đề kỳ thị với nhóm MSM ở Hà Nội.
2.2. Những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong những vấn đề được nhiều ngành khoa học nghiên
cứu từ rất sớm. Vào thời cổ đại, các nhà triết học có tên tuổi như Platon,
Socrat đã coi đối thoại là sự giao lưu trí tuệ của những người biết suy nghĩ.
Nhà triết học duy vật cổ điển Đức Phơbách cho rằng: Bản chất con người chỉ
biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người,
trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn.
Các Mác và Ăngghen hiểu giao tiếp như là: Một quá trình thống nhất, hợp
tác, tác động qua lại giữa người với người.

4


Ở Việt Nam, đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX vấn đề giao tiếp
mới chính thức được nghiên cứu với tư cách là đối tượng của nhiều ngành
khoa học và ở giai đoạn này đã xuất hiện nhiều công trình đáng chú ý. Bên

cạnh xu hướng nghiên cứu về những mặt lý luận chung như là khái niệm, cấu
trúc, vai trò và vị trí của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách
con người thì cũng có nhiều tác giả nghiên cứu kỹ năng giao tiếp.
Các tác giả Hoàng Anh, Nguyễn Thạc, Đỗ Thị Châu (2007) khi bàn về
kỹ năng giao tiếp cho rằng “Kỹ năng giao tiếp thực chất là sự phối hợp phức
tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội của cá nhân với sự vận động của cơ
mặt, ánh mắt, nụ cười (vận động môi miệng), tư thế đầu, cổ, vai, tay, chân
đồng thời với ngôn ngữ nói, viết”. Dựa trên quan điểm đó, các tác giả đưa ra
3 nhóm kỹ năng giao tiếp: nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp, nhóm kỹ
năng định vị và kỹ năng điều khiển, điều chỉnh.
Tác giả Trần Trọng Thủy (1978) đã phân tích mối quan hệ giữa tình
người, văn hóa và giao tiếp, tác giả chỉ ra giao tiếp là phương tiện thể hiện tình
người, là hình thức tác động qua lại của con người trong quá trình sống và hoạt
động cùng nhau. Thông qua giao tiếp, bản chất con người được thể hiện, con
người thu nhận được những tri thức về thế giới xung quanh, về người khác và
về bản thân… Muốn thiết lập được mối quan hệ bình thường giữa con người
với con người thì cá nhân cần phải có vốn văn hóa giao tiếp, đó chính là nét
tính cách như tôn trọng người khác, quan tâm, tế nhị và thiện chí…[26].
Có thể nhận thấy, hiện nay, có nhiều tài liệu nghiên cứu về người đồng
tính nam và kỹ năng giao tiếp nhưng nhìn chung, vẫn chưa có nghiên cứu nào
về kỹ năng giao tiếp cho người đồng tính nam là các tiếp cận viên đồng đẳng.
Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội nhóm trong việc
nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhóm đồng tính nam nòng cốt trong tiếp
cận đồng đẳng (Nghiên cứu trường hợp tại Câu lạc bộ Chúng tôi là sinh viên
- Hà Nội)” đã đi sâu nghiên cứu vào một đề tài mới trong hoạt động thực tiễn
cũng như trong khoa học nghiên cứu.

5



3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ lý thuyết truyền thông áp
dụng trong công tác xã hội nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các TCV
đồng tính nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp trong hoạt động
tiếp cận đồng đẳng của nhóm đồng tính nam tại CLB Chúng tôi là sinh viên,
từ đó chúng tôi đưa ra một số đề xuất về phương pháp trợ giúp tăng cường kỹ
năng giao tiếp cho nhóm, giúp các thành viên nhóm tự tin và có kỹ năng tốt
hơn để thực hiện các hoạt động truyền thông hay tiếp cận cộng đồng, giúp đỡ
cho các đối tượng đồng tính nam là khách hàng.
Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, nhà nghiên cứu
có điều kiện áp dụng các kỹ năng, phương pháp của công tác xã hội vào thực
tiễn đời sống. Việc này giúp nhà nghiên cứu rèn luyện thêm kỹ năng và có
nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động chuyên môn.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng giao tiếp của nhóm đồng tính nam trong tiếp cận đồng đẳng tại
CLB Chúng tôi là sinh viên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 15 tiếp cận viên tại CLB Chúng tôi là sinh viên.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2014 đến
tháng 10/2014.
- Địa điểm nghiên cứu: CLB Chúng tôi là sinh viên Hà Nội
- Giới hạn, phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu
thực trạng kỹ năng giao tiếp của các TCV tại CLB Chúng tôi là sinh viên và

6



áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm tăng cường kỹ năng giao
tiếp cho các TCV đồng đẳng.
6. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
6.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu về kỹ năng giao tiếp của các tiếp cận
viên tại CLB, đề tài vận dụng phương pháp của công tác xã hội nhằm tăng
cường kỹ năng giao tiếp cho các tiếp cận viên đồng đẳng, tạo thuận lợi cho
hoạt động tiếp cận với cộng đồng người đồng tính để thực hiện các hoạt động
truyền thông của CLB.
6.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lí luận về người đồng tính và các vấn đề liên quan.
Chỉ ra thực trạng về việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và nhu cầu về
việc tăng cường kỹ năng giao tiếp của các TCV tại CLB.
Phân tích các yếu tố tác động đến kỹ năng giao tiếp của các TCV, vận
dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong tăng cường kỹ năng giao tiếp
cho các TCV tại CLB. Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp để những
nhóm, cá nhân và nhân viên công tác xã hội có biện pháp phù hợp tăng cường
kỹ năng giao tiếp cho các tiếp cận viên của CLB nói riêng và các TCV ở các
nhóm, CLB khác nói chung.
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng các kỹ năng giao tiếp của các TCV của CLB
Chúng tôi là sinh viên như thế nào?
- Các tiếp cận viên có nhu cầu được nâng cao kỹ năng giao tiếp không?
- Mô hình CTXH nào là phù hợp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trong
tiếp cận đồng đẳng của các tiếp cận viên?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Trong 6 nhóm kỹ năng giao tiếp được nghiên cứu, các TCV thực hiện
kỹ năng thấu cảm và kỹ năng lắng nghe tích cực với hiệu quả thấp hơn cả.


7


Chất lượng của việc thực hiện các kỹ năng giao tiếp của TCV bị ảnh hưởng
bởi những yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng nhất là yếu tố
liên quan đến việc được đào tạo về kỹ năng giao tiếp.
9. Các phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Mô tả phương pháp
9.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu, đọc và phân tích các tài
liệu, nghiên cứu, báo cáo và các bài viết trên mạng internet có liên quan đến
người đồng tính và kỹ năng giao tiếp.
9.1.2. Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát được sử dụng trong
quá trình các tiếp cận viên tư vấn/truyền thông cho khách hàng. Việc quan sát
được thực hiện dựa trên bảng kiểm với các item được xây dựng nhằm đánh
giá mức độ thực hiện 6 nhóm kỹ năng của TCV là các nhóm kỹ năng: Kỹ
năng tạo ấn tượng ban đầu, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng đặt câu hỏi,
kỹ năng nói lời thấu cảm khi khách hàng có cảm xúc âm tính, kỹ năng quản
lý cảm xúc và kỹ năng cung cấp thông tin. Để bổ sung thêm các kết quả từ
phương pháp quan sát, bảng kiểm này cũng được chúng tôi đưa cho các TCV
để họ tự đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp của bản thân. Qua
đó, chúng tôi sẽ có dữ liệu để phân tích các kết quả một cách phong phú hơn.
9.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu đối với TCV của CLB
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm bổ sung và minh họa cho các kết quả
từ quá trình quan sát.
9.1.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Các số liệu trong bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 nhằm
đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu
được phân tích chủ yếu dựa trên việc đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng
giao tiếp của TCV và so sánh giữa mức độ tự đánh giá của TCV với những

đánh giá của người quan sát về việc sử dụng các kỹ năng.
9.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn
Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của tiến cận

8


viên đồng đẳng tại CLB Chúng tôi là sinh viên Hà Nội, chúng tôi đã thực
hiện tiến trình nghiên cứu như sau:
Bước 1: Thiết kế công cụ điều tra
Mục đích: Hình thành sơ bộ các nội dung của bảng kiểm quan sát.
Phương pháp: Lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu
và phương pháp phỏng vấn.
Cách thức tiến hành: Thăm dò bằng một số câu hỏi mở kết hợp với các
câu hỏi đóng lựa chọn và phương án trả lời. Hỏi ý kiến chuyên gia và phỏng
vấn chính các tiếp cận viên để hoàn thiện bảng kiểm.
Nội dung của bảng kiểm xoay quanh việc xác định khả năng thực hiện 6
nhóm kỹ năng của nhóm TCV trong việc tiếp xúc với khách hàng, cụ thể:
- Nhóm kỹ năng về tạo ấn tượng ban đầu, bao gồm 9 item,
- Nhóm kỹ năng về lắng nghe tích cực, bao gồm 6 item,
- Nhóm kỹ năng về đặt câu hỏi, bao gồm 5 item,
- Nhóm kỹ năng về nói lời thấu cảm khi khách hàng có cảm xúc âm
tính, bao gồm 3 item,
- Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc, bao gồm 5 item,
- Nhóm kỹ năng về cung cấp thông tin, bao gồm 5 item.
Chúng tôi cũng tìm hiểu thêm 1 số thông tin về nghề nghiệp, trình độ
học vấn, tuổi, thời gian tham gia CLB…
Bước 2: Tiến hành quan sát trực tiếp quá trình làm việc của TCV nhằm
đánh giá khả năng thực hiện các kỹ năng giao tiếp của họ.
Bước 3: Phân tích, xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn

Trong đề tài chúng tôi sử dụng chương trình SPSS phiên bản 16.0 để
phân tích dữ liệu điều tra thu được. Chúng tôi chủ yếu sử dụng các phép toán
về thống kê mô tả và thống kê suy luận.
+ Đối với thống kê mô tả chúng tôi sử dụng các thuật toán sau:
Phần trăm: Được dùng để tính tần suất sự phân bố của các giá trị.
Điểm trung bình (Mean): Được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến

9


và từng nhân tố cũng như từng nhóm kỹ năng và các nhóm kỹ năng nói chung.
Độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điểm số
xung quanh giá trị trung bình.
+ Đối với phép thống kê suy luận chúng tôi sử dụng các thuật toán sau:
So sánh giá trị trung bình, so sánh cặp để thấy có sự khác biệt hay không
giữa các biến. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê khi giá trị
p<0,05. Ngoài ra, trong phép so sánh cặp, so sánh điểm trung bình qua kiểm
định t-test samples-Paire nhằm so sánh kết quả TCV tự đánh giá với kết quả
quan sát của người nghiên cứu về việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp của TCV.
Chuẩn đánh giá: Có 4 mức độ đánh giá đối với việc thực hiện các nhóm
kỹ năng của TCV, lần lượt là: Không tốt, Một chút tốt, Khá tốt và Rất tốt. Để
đánh giá điểm trung bình việc thực hiện các kỹ năng tương ứng mức độ nào,
ta có công thức tính:
Số điểm lệch chuẩn = (4-1)/4 = 0,75
Từ 1 đến 1,75: Không tốt
Từ 1,76 đến 2,5: Một chút tốt
Từ 2,51 đến 3,25: Khá tốt
Từ 3,26 đến 4: Rất tốt
10. Giới hạn nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhìn nhận “Công tác xã hội nhóm” là

việc tiếp cận với nhóm người đồng tính nam đang làm công tác truyền thông,
giúp đỡ cho những người đồng tính nam. Ban đầu, chúng tôi dự định làm trên
nhóm khách thể là những người có HIV nhưng do nhận thấy vấn đề này đã có
khá nhiều nghiên cứu nên chúng tôi thay đổi định hướng đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu, do đặc điểm của nhóm đồng tính nam
đang làm TCV đồng đẳng ở CLB là không nhiều (15 người) nên chúng tôi
tập trung vào phương pháp quan sát và phỏng vấn sâu để đưa ra các kết quả
mà không sử dụng điều tra bằng bảng hỏi do số lượng khách thể rất hạn chế.

10


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÓM
ĐỒNG TÍNH NAM NÕNG CỐT TRONG TIẾP CẬN ĐỒNG ĐẲNG
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Kỹ năng giao tiếp
1.1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học, là một
hiện tượng tâm lý rất phức tạp, được xem xét dưới những góc độ khác nhau.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về
giao tiếp, mỗi định nghĩa đều thể hiện một quan điểm riêng và xét dưới góc
độ nào đó đều có tính hợp lý của nó. Chính vì vậy, hiện nay vẫn chưa có sự
thống nhất hoàn toàn về khái niệm giao tiếp.
Khái niệm giao tiếp được nêu ra từ thời cổ đại bởi các nhà triết học có
tên tuổi như Platon (428 – 347 TCN), Socrat (460 – 399 TCN). Họ coi đối
thoại là sự giao lưu trí tuệ của những người biết suy nghĩ. Nhà triết học duy
vật cổ điển Đức Phơbach (1802 – 1872) cho rằng: Bản chất con người chỉ
biểu hiện bên trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con
người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi

và bạn. Các Mác và Ăngghen hiểu giao tiếp như là “Một quá trình thống
nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa người và người”.
David K. Benlo định nghĩa giao tiếp như sau: Giao tiếp của con người
là một quá trình có chủ định hay không có chủ định, có ý thức hay không có
ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông
điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp của con người được diễn ra
ở các mức độ: trong con người, giữa con người với con người và công cộng.
Giao tiếp của con người là một quá trình năng động, liên tục, bất thuận
nghịch, tác động qua lại và có tính chất ngữ cảnh. [10; tr10]

11


Trong Từ điển tâm lý học của Việt Nam (2000) giao tiếp được định
nghĩa là: Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các cá
nhân xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt
các yếu tố như: trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất,
tri giác và tìm hiểu người khác. [10; tr10]
Nói chung, các định nghĩa giao tiếp của các nhà tâm lý học nhấn mạnh
vào 4 điểm sau:
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý.
- Giao tiếp là một tương tác hai (hoặc nhiều) chiều giữa con người với nhau.
- Các chức năng của giao tiếp là thông tin, nhận thức, trao đổi xúc cảm,
tình cảm, phối hợp hoạt động và thiết lập, vận hành quan hệ liên nhân cách.
- Phương tiện giao tiếp là phương tiện ngôn ngữ kết hợp với phương tiện
phi ngôn ngữ thông qua những biểu hiện phi ngôn ngữ của cử chỉ, hành vi
cũng như sự sắp đặt, chọn lựa môi trường, khung cảnh giao tiếp.
Từ sự phân tích các khái niệm giao tiếp nêu trên, chúng ta có thể hiểu
định nghĩa giao tiếp như sau:
Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều giữa người với người được

quy định bởi các yếu tố văn hoá, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân. Giao
tiếp có chức năng thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người,
trao đổi thông tin, cảm xúc, định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi của
mỗi cá nhân trong xã hội.
Định nghĩa giao tiếp nêu trên bao gồm những nội dung sau:
- Tính đa chiều của giao tiếp.
- Các yếu tố đặc trưng tâm lý cá nhân, văn hoá và xã hội quy định phong
cách, phân vai của cá nhân trong giao tiếp.
- Các chức năng cụ thể của giao tiếp
1.1.1.2. Khái niệm kỹ năng
Tác giả V.A. Crucchetxki cho rằng: “Kỹ năng là phương thức thực hiện
hành động đã được con người nắm vững” [2; tr 11]. Theo ông thì chỉ cần nắm

12


vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần tính đến
kết quả của hành động.
Tác giả N.Đ.Levitov quan niệm: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả
của một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn
và áp dụng những cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định”
[dẫn theo 20]. Như vậy, người có kỹ năng hoạt động là người nắm được và
vận dụng đúng đắn các cách thức hoạt động nhằm thực hiện hành động có kết
quả. Từ quan niệm này có thể thấy để có kỹ năng, con người không chỉ nắm
lý thuyết về hành động mà còn phải biết vận dụng vào thực tế. Kỹ năng được
thể hiện thông qua sự thuần thục của các thao tác.
Tác giả Trần Trọng Thuỷ (1978) cũng cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ
thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật
hành động, có kỹ năng”.[26; tr 65]
Còn tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995) cho

rằng: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức,
phương pháp,…) để giải quyết một nhiệm vụ mới. Ở đây các tác giả cũng
không đề cập đến kết quả của hành động. [16]
Trong Từ điển tâm lý học do Vũ Dũng (2000) chủ biên thì: “Kỹ năng là
năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ
thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. [8]
Như vậy, có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, đưa ra
những định nghĩa về kỹ năng khác nhau. Tổng kết lại, chúng ta thấy có các
quan niệm như sau:
- Hướng thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động:
Các tác giả theo hướng này cho rằng: Muốn thực hiện được hành động,
con người phải có tri thức về hành động. Cụ thể là phải hiểu được mục đích,
cách thức, phương tiện và điều kiện hành động. Khi con người nắm được các
tri thức về hành động, thực hiện hành động đạt được các yêu cầu khác nhau

13


của thực tiễn, tức là chúng ta đã có kỹ năng hành động. Quá trình hình thành
kỹ năng nhanh hay chậm và độ vững chắc của nó phụ thuộc vào mức độ nắm
vững tri thức về hành động và sử dụng chúng vào hoạt động thực tiễn đúng
hay không, nhiều hay ít.
- Hướng thứ hai: Xem xét kỹ năng như một biểu hiện năng lực hành
động của con người:
Theo quan niệm này, kỹ năng thể hiện ở năng lực thực hiện một hành
động có kết quả với chất lượng cần thiết trong điều kiện xác định. Các tác giả
theo quan niệm thứ hai coi kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của
hành động mà là biểu hiện của năng lực, họ chú ý đến kết quả của hành động
để khẳng định chủ thể của hành động có kỹ năng hay không.
Về thực chất, quan niệm kỹ năng nghiêng về năng lực của con người

không phủ định quan niệm theo hướng thứ nhất, mà nó được mở rộng thêm
thành phần cấu trúc của kỹ năng cũng như các đặc tính của chúng. Bởi trong
cuộc sống, có những loại hành động mà người ta chỉ có thể khái quát cách thực
hiện thành các bước chung nhất, chứ không thể khái quát đến từng thao tác (vì
điều kiện hành động không ổn định trong từng trường hợp). Để thực hiện hành
động, người ta cũng nêu ra một số thao tác tương ứng với những điều kiện khác
nhau. Do vậy, khi thực hiện, chủ thể phải tuỳ điều kiện tuỳ mục đích cụ thể mà
sử dụng các thao tác cho phù hợp. Như vậy, logic của thao tác hành động là
không chặt chẽ. Chủ thể muốn hành động có kết quả thì ngoài việc nắm vững
phương thức hành động, nắm được một số thao tác kỹ thuật, có một số kỹ xảo
nhất định thì phải có khả năng nhận thức tình huống hành động, tư duy linh hoạt
để tìm ra cách hành động phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Trong
trường hợp này, kỹ năng nghiêng về năng lực vận dụng tri thức đã biết vào hoàn
cảnh cụ thể để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.
Từ những quan niệm trên, chúng tôi thống nhất với cách hiểu: Kỹ năng
là khả năng sử dụng những tri thức đã được tiếp thu để thực hiện có hiệu quả
một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể.

14


Rõ ràng, người có kỹ năng phải có tri thức về hành động và các kinh
nghiệm cần thiết. Song bản thân việc có tri thức, có kinh nghiệm không phải
là đã có kỹ năng hành động. Muốn có kỹ năng con người phải vận dụng vốn
tri thức và kinh nghiệm đó vào hành động trong các điều kiện cụ thể, có thể
có những biến đổi và đạt kết quả.
Khi đã biết vận dụng tri thức và vận dụng có kết quả thì trong điều kiện
khác con người vẫn có thể đạt kết quả tương tự. Do đó, người ta không rèn
luyện kỹ năng hành động một cách máy móc mà rèn luyện một cách cơ bản,
sáng tạo. Như vậy, sự hình thành kỹ năng chia thành 2 bước rõ rệt:

Bước một: Nắm vững tri thức về hành động
Bước hai: Thực hiện có kết quả hành động theo các tri thức đó.
Vì vậy, khi xem xét kỹ năng cần lưu ý những điểm sau:
- Kỹ năng trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của hành động, kỹ
năng bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể.
- Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quan
trọng để xác định sự hình thành và phát triển của kỹ năng. Một hành động
chưa thể gọi là kỹ năng nếu còn mắc nhiều lỗi và các thao tác diễn ra vụng về
theo một khuôn mẫu cứng nhắc.
- Kỹ năng không phải là cái bẩm sinh của mỗi cá nhân, kỹ năng là sản
phẩm của hoạt động thực tiễn. Đó là quá trình con người vận dụng một cách
sáng tạo những tri thức và kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn để đạt mục
đích đã đề ra.
1.1.1.3. Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Tác giả Nguyễn Văn Đồng (2012) định nghĩa: “Kỹ năng giao tiếp là
năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trình giao tiếp, về
những yếu tố tham gia và tác động tới quá trình này cũng như sử dụng có
hiệu quả và phối hợp hài hoà các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi
ngôn ngữ và phương tiện kỹ thật để đạt được mục đích đã định trong giao
tiếp.” [10; tr61]

15


Nguyễn Văn Đính quan niệm: “Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết
những biểu hiện bên ngoài và đoán biết tâm lý bên trong của con người (đối
tượng trong giao tiếp). Đồng thời biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp
đạt tới mục đích nhất định”. [dẫn theo 13]
Các cách định nghĩa trên có xu hướng quan niệm kỹ năng giao tiếp như

là khả năng (biểu hiện của năng lực) mà chưa làm nổi bật mặt thao tác, hành
động của kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp được biểu hiện ở việc chủ thể sử dụng một cách hợp
lý hệ thống ngôn ngữ và những hành động, những động tác phi ngôn ngữ
nhằm đảm bảo cho sự hợp tác giữa chủ thể và đối tượng đạt kết quả cao trong
giao tiếp. Nói cách khác, muốn có kỹ năng giao tiếp phải có kiến thức giao
tiếp, có kinh nghiệm, đồng thời sử dụng giao tiếp có hiệu quả.
Như vậy, chúng tôi cho rằng:
Kỹ năng giao tiếp là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm giao tiếp
đã được tích lũy và sử dụng các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ) để thực hiện hiệu quả quá trình giao tiếp cụ thể nhằm đạt được các mục
đích giao tiếp của chủ thể.
Khi nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, cần chú ý đến các dấu hiệu sau:
- Kỹ năng giao tiếp là sự thực hiện một cách có hiệu quả những hành
động trong hoạt động giao tiếp (mặt thao tác). Kỹ năng là biểu hiện của năng
lực (mặt kỹ thuật của năng lực), chúng gắn với kết quả của hành động.
- Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả những tri thức và logic kỹ thuật thao tác
hướng tới thực hiện mục đích của hoạt động giao tiếp.
- Khi thực hiện kỹ năng giao tiếp, con người phải sử dụng các phương
tiện giao tiếp (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
giao tiếp.

16


1.1.1.4. Phân loại kỹ năng giao tiếp
- Theo V.P.Dakharov, ông xếp kỹ năng thành 4 nhóm cơ bản [dẫn
theo14]:
Những kỹ năng đóng vai trò tích cực, chủ động trong giao tiếp.
Những kỹ năng thể hiện sự thụ động trong giao tiếp.

Những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp cân bằng trong giao tiếp.
Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu.
- Căn cứ vào quá trình diễn biến của một pha giao tiếp, có 3 nhóm kỹ
năng giao tiếp sau:
Nhóm kỹ năng định hướng: Là những kỹ năng giao tiếp biểu hiện ở chỗ
chủ thể dựa vào những dấu hiệu bên ngoài (như hành vi, cử chỉ, sắc thái biểu
cảm, nội dung, ngữ điệu, thanh điệu của lời nói…) để phán đoán chính xác
trạng thái tâm lý bên trong mà phán đoán bản chất của đối tượng giao tiếp.
Nhóm kỹ năng định vị: Là nhóm kỹ năng giúp chủ thể xác định đúng vị
trí giao tiếp để từ đó tạo điều kiện cho đối tượng chủ động (xác định đúng ai
đóng vai trò gì).
Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: Là những kỹ năng giao
tiếp giúp cho chủ thể thu hút được đối tượng vào quá trình giao tiếp, nó biểu
hiện ở chỗ chủ thể biết làm chủ và tự điều khiển mình để lôi cuốn và điều
khiển đối tượng giao tiếp.
- Hoặc có thể phân chia các kỹ năng giao tiếp thành 2 nhóm:
Nhóm kỹ năng nhận thức: Là khả năng phán đoán nhân cách của đối
tượng giao tiếp thông qua những biểu hiện bên ngoài. Hay nói cách khác đi,
đó chính là quá trình chủ thể xác định đặc điểm tâm lý đặc thù của đối tượng
giao tiếp để từ đó đề ra các hình thức giao tiếp thích hợp.
Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: Là những kỹ năng thu hút
đối tượng theo ý mình để đạt mục đích giao tiếp.
- Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình giao tiếp: Quá trình giao tiếp

17


có thể chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn có các kỹ năng giao tiếp tương
ứng với giai đoạn đó.
Giai đoạn chuẩn bị giao tiếp: Bao gồm những kỹ năng giúp chủ thể

hình dung trước được quá trình giao tiếp như: mục đích, yêu cầu, dự kiến các
tình huống, lựa chọn các biện pháp giao tiếp…
Giai đoạn mở đầu giao tiếp: Gồm những kỹ năng giao tiếp làm cho chủ
thể nhanh chóng thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp, thu hút được
đối tượng vào quá trình giao tiếp, tạo được sự hợp tác, cùng hoạt động chung.
Giai đoạn tiến hành giao tiếp: Chủ thể và đối tượng giao tiếp trao đổi,
thực hiện các nội dung và mục tiêu giao tiếp.
Giai đoạn kết thúc giao tiếp: Gồm những kỹ năng như: biết nêu lý do
hay tạo ra tình huống để kết thúc giao tiếp một cách thích hợp hoặc biết tạo ra
những lý do thích hợp cho các cuộc tiếp xúc tiếp theo.
- Kỹ năng giao tiếp được hình thành qua các con đường:
Rèn luyện qua tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Tích luỹ những kinh nghiệm qua việc tham gia các mối quan hệ xã hội.
Tiếp thu những thói quen ứng xử được xây dựng trong gia đình.
Tóm lại, có nhiều cách phân loại kỹ năng giao tiếp khác nhau, mỗi cách
phân loại xét dưới góc độ nào đó đều có tính hợp lý của nó, tuy nhiên kỹ
năng giao tiếp là một vấn đề phức tạp bao gồm một hệ thống các kỹ năng đan
xen thống nhất.
1.1.2. Đồng tính nam
- Khái niệm đồng tính nam
Đồng tính nam được hiểu là người nam có cảm giác hấp dẫn về tình
cảm, thể chất với người cùng giới nam. [dẫn theo 18]
- Phân loại các hình thức đồng tính
Có thể phân chia những người đồng tính thành các hình thức như sau:

18


Nếu phân chia họ theo giới tính bản nguyên, thì có thể chia thành đồng
tính nam và đồng tính nữ. Họ có tình cảm và xu hướng tình dục với người

cùng giới tính.
Nếu phân chia theo khía cạnh giao tiếp giữa người đồng tính với xã hội
thì có thể chia thành bóng kín và bóng lộ.
Trong đó, bóng kín (gay) là những người nam có quan hệ tình dục đồng
giới nhưng không bộc lộ khuynh hướng tình dục cũng như các hành vi vủa
mình. Về hình thức họ không có sự khác biệt so với nam giới bình thường,
nhưng họ lại tìm thấy tình yêu tinh thần và hấp dẫn tình dục ở một người cùng
giới tính. Khuynh hướng tình dục của họ là thích quan hệ tình dục với nam giới
(người dị tính, gay, một số người có quan hệ tình dục với bóng lộ). [18; tr6]
Bóng lộ (transgend) là người đồng tính nam, thích trở thành phụ nữ và
thể hiện vẻ bề ngoài như là một phụ nữ: trang phục, hình thể,…(có một số
người đã giải phẫu chuyển đổi giới tính hoàn toàn, một số giải phẫu 50%,
một số chưa giải phẫu, họ luôn luôn nghĩ mình là một người phụ nữ, đặc biệt
là họ thích quan hệ tình dục với nam giới, gay, đàn ông lưỡng tính. [18; tr6]
Nếu phân chia họ theo quan hệ giữa những người đồng tính với nhau thì có
bên cho (top) và bên nhận (bot) hoặc có trường hợp vai trò này được thực hiện
một cách linh động, một người vừa có thể là người cho, vừa có thể là người nhận.
Như vậy, thuật ngữ “đồng tính” là một khái niệm rất rộng, về điều này đòi hỏi
chúng ta phải có cái nhìn toàn diện hơn, đa chiều hơn về những người đồng tính.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều quan điểm nhầm lẫn giữa khái niệm đồng tính với
khái niệm nam quan hệ tình dục với nam (MSM), vì vậy cần phải phân biệt
người đồng tính với MSM dựa trên đặc điểm, dấu hiệu nhận biết trên cơ sở
nghiên cứu khoa học.
- Đặc điểm tâm lý và sinh lý của người đồng tính nam:
Người đồng tính nam hoàn toàn có thể khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh
thần như những người dị tính khác mặc dù sự phân biệt đối xử mà họ trải qua

19



có thể gây nên nhiều triệu chứng rối loạn về tâm lý như sự thất vọng, chán
nản, phiền muộn,… Trong cộng đồng, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với
người đồng tính nam được thể hiện rõ nét ở các biểu hiện: Ánh mắt không
thiện cảm, ghê sợ, giữ khoảng cách trong quan hệ, trêu chọc, dè bỉu và sử
dụng nhiều từ ngữ mang tính chất miệt thị: “đồng cô”, “nửa đàn ông nửa đàn
bà”, xăng pha nhớt”,…
Người đồng tính nam còn chịu sự kỳ thị của chính bản thân mình; họ
thấy ghê sợ bản thân và nhiều người không dám sống thật với khuynh hướng
tình dục của mình. Sự kỳ thị này tăng lên khi các phương tiện truyền thông
(báo, đài, phim ảnh,…) chưa có thông tin khách quan và đầy đủ về đồng tính
nam. Vì thế, đặc điểm tâm lý đặc trưng của họ là sự cô đơn, mặc cảm, thấy tự
ti, phiền muộn, hoang mang, lo sợ và luôn cảm thấy mình có lỗi.
Về mặt thể chất, người đồng tính nam phát triển các đặc điểm bình
thường của nam giới và chỉ khác biệt về khuynh hướng tình dục: có tình cảm
và thích quan hệ tình dục với người cùng giới.
- Nguyên nhân hình thành khuynh hướng tình dục của người đồng
tính nam:
Đồng tính nam bị lôi cuốn về mặt tình dục hoặc bị hấp dẫn giới tính với
những người cùng giới tính. Có nhiều giả thuyết về các yếu tố hình thành nên
khuynh hướng tình dục đồng giới bao gồm các yếu tố sau:
Kiểu gen (bẩm sinh).
Môi trường sống và sự dạy dỗ.
Số lượng anh trai của đối tượng.
Hoocmon trong giai đoạn bào thai.
Sự lo âu của người mẹ khi mang thai.
Tổng hợp của các yếu tố trên.
Giải thích về khuynh hướng tình dục, có nhiều quan điểm khác nhau về
vấn đề này, theo nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực tình dục Alfired

20



×