Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.87 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẢO

ĐẶC ĐIỂM THƠ VÀ TRƯỜNG CA
NGUYỄN TRỌNG TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẢO

ĐẶC ĐIỂM THƠ VÀ TRƯỜNG CA
NGUYỄN TRỌNG TẠO

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ VĂN ĐỨC

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn về Đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn Trọng
Tạo được hoàn thành trên cơ sơ nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, độc lập, trung thực
của tác giả và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hảo


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn PGS.TS Hà Văn Đức đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Văn học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian của khóa học.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Nguyễn Thị Hảo


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu............................................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................ 3
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................... 5
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu.................................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 9
5. Đóng góp của luận văn..................................................................................................... 9
6. Cấu trúc luận văn............................................................................................................... 9

CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH THƠ VÀ TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG
TẠO................................................................................................................................................ 10
1.1. Đường đời, đường thơ Nguyễn Trọng Tạo............................................................ 10
1.1.1. Vài nét về tiểu sử, sự nghiệp............................................................................ 10
1.1.2. Quan niệm về thi ca............................................................................................ 13
1.1.3. Những yếu tố hình thành tài năng và phong cách....................................... 16
1.2. Những chặng đường sáng tác................................................................................... 20
1.2.1. Thời kì tham gia quân đội (1969- 1988)........................................................ 20
1.2.2. Thời kì trở lại với cuộc sống đời thường....................................................... 24
1.2.3. Một tâm hồn thơ giản dị mộc mạc.................................................................. 29
CHƯƠNG 2: NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ VÀ TRƯỜNG CA
NGUYỄN TRỌNG TẠO.......................................................................................................... 36
2.1. Cảm hứng ngợi ca con người trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo.. 37
2.1.1. Hình tượng người mẹ......................................................................................... 37
2.1.2. Hình tượng người lính....................................................................................... 42
2.2. Cảm hứng về tình yêu trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo.................. 49
2.2.1. Tình yêu mang màu sắc cô đơn....................................................................... 49
2.2.2. Tình yêu và sự khát khao dâng hiến............................................................... 54
2.3. Cảm hứng thế sự trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo........................... 58
2.3.1. Lí giải về những nghịch lí nhân sinh.............................................................. 58


2.3.2. Thơ viết về tình bạn và sự tri âm..................................................................... 64
2.3.3. Triết lí về thời gian và phận người.................................................................. 69
CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VÀ
TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO.............................................................................. 75
3.1. Đổi mới hình thức biểu hiện..................................................................................... 75
3.1.1. Sự kết hợp hai yếu tố trữ tình và tự sự........................................................... 75
3.1.2. Sự kết hợp giữa hình thức cổ điển với nội dung đương đại...................... 79
3.1.3. Sự vận dụng hình thức vắt dòng...................................................................... 84

3.2. Ngôn ngữ....................................................................................................................... 86
3.2.1. Ngôn ngữ hàm súc.............................................................................................. 87
3.2.2. Ngôn ngữ giản dị đời thường........................................................................... 92
3.3. Giọng điệu..................................................................................................................... 99
3.3.1. Giọng điệu tâm sự giãi bày............................................................................ 100
3.3.2. Giọng điệu triết lý sâu lắng............................................................................ 104
3.3.3. Ngợi ca trầm hùng............................................................................................ 108
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 119


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu như phong trào Thơ mới (1932 – 1945) nổi lên trên văn đàn như một hiện
tượng văn học với tư tưởng giải phóng nhu cầu của cái tôi cá nhân thì văn chương
Việt Nam sau 1945 lại đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thơ văn lúc này
phải ca ngợi Đảng, ca ngợi nhân dân và đặt nhu cầu lợi ích của tập thể lên trên nhu
cầu lợi ích của cá nhân con người. Sau 1975 đất nước giải phóng, con người được
sống trong quyền tự do dân chủ thì lúc này nhiệm vụ đặt ra đối với văn chương hiện
đại là phải đổi mới để cho bắt kịp thời đại và hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra cho giới
văn nghệ sĩ là biết kết hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong sáng tác mà
không làm mờ đi tinh thần yêu nước dân chủ của con người hiện đại. Đứng trước
thách thức lớn của lịch sử dân tộc, thế hệ các nhà thơ cách tân sau 1975 đã xuất hiện
như một luồng sinh khí mới, đa dạng và có sự chuyển động vượt trội. Đặc biệt từ năm
1986, sự nghiệp đổi mới đã tạo cơ hội cho văn học Việt Nam vươn ra tầm quốc tế.
Trong điều kiện có tính chất bước ngoặt ấy đã xuất hiện số ít nhà thơ có ý thức đổi
mới và cách tân thơ Việt, mà Nguyễn Trọng Tạo là một trong số ít những nhà thơ tiêu
biểu đó.
Nói đến Nguyễn Trọng Tạo, mọi người không chỉ biết tới ômg là một nhạc sĩ
gắn liền với những ca khúc nổi tiếng như Khúc hát sông quê, Làng quan họ quê tôi.

Một họa sĩ đầy sáng tạo. Một nhà báo đầy tâm huyết. Mà hơn thế Nguyễn Trọng Tạo
còn được biết đến là một nhà thơ có rất nhiều đóng góp trong quá trình đổi mới nền
thơ ca đương đại Việt Nam bởi sự cách tân mới mẻ, đa dạng, phong phú trên mọi
phương diện, một nhà thơ đổi mới của thời kì đổi mới.
Từ khi bắt đầu sáng tác Nguyễn Trọng Tạo đã thể hiện rõ trách nhiệm của
người cầm bút, ông quan niệm: “Tôi kính nể các nhà thơ cổ điển. Nhưng lớp nhà thơ
sau không nên hướng tới họ mà nên hướng tới chính mình. Có như vậy mới có thể hi
vọng mình sẽ trở thành nhà cổ điển trong tương lai” [38]. Bằng cách nghĩ ấy Nguyễn
Trọng Tạo đã mang đến cho độc giả những vần thơ vừa truyền thống vừa hiện đại, sự
đổi mới và cách tân của thơ ông là cách tân trên nền truyền thống, cách

1


tân mà vẫn giữ được chất “chân quê”. Đổi mới và sáng tạo chính là một trong những
vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với người làm thơ và Nguyễn Trọng Tạo đã làm được
điều đó. Từ những sáng tác đầu tay như Tình yêu sáng sớm (1974), Gương mặt tôi
yêu (1980), Sóng thủy tinh (1988)… đến Thế giới không còn trăng (2006), Em đàn
bà (2008) tác giả đã thực sự tạo dựng được chỗ đứng của mình trên văn đàn thi ca
Việt Nam đương đại góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị thế nhà thơ trong
lòng độc giả. Đến với làng thơ Việt Nam, Nguyễn Trọng Tạo được chú ý rất nhiều bởi
cá tính sáng tạo dồi dào có sức khái quát rộng lớn, nội dung phản ánh trong thơ đa
chiều, toàn diện mà đủ đầy: “ông làm mới thơ đôi khi bằng nhịp điệu khác thường
trong thơ lục bát, bằng một từ đột xuất, một đảo ngữ chênh vênh hay một hư từ đặt
không đúng chỗ hoặc bằng một hình ảnh không giống ai” [36]. Mặc dù hoạt động
nghệ thuật của Nguyễn Trọng Tạo trải rộng trên nhiều lĩnh vực nhưng thơ vẫn là
mảng quan trọng mang lại cho tác giả nhiều thành công vang dội nhất. Trải qua hơn
40 năm cầm bút và sáng tác Nguyễn Trọng Tạo đã đóng góp cho kho tàng văn học
nước nhà một khối lượng lớn tác phẩm có giá trị đặc biệt đối với nền văn học đang
trong thời kì đổi mới. Cho nên nghiên cứu về thơ Nguyễn Trọng Tạo luôn là một

mảnh đất màu mỡ mang lại nhiều hứa hẹn và khám phá. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về thơ Nguyễn Trọng Tạo, tuy nhiên từ góc độ đặc điểm thì thơ Nguyễn
Trọng Tạo vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
Là một nhà thơ trưởng thành từ trong kháng chiến chống Mĩ cùng thế hệ với
các nhà thơ như Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo,… thơ Nguyễn Trọng
Tạo từ khi mới ra đời đã được đón nhận nhiệt tình như một sự ghi nhận đối với công
lao sáng tạo và lao động miệt mài không ngừng nghỉ của tác giả với nhiều tác phẩm
đạt chất lượng cao cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ cứu nước Nguyễn Trọng Tạo sáng tác không nhiều bởi thơ ông “không
nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc một trào lưu gì” [5]. Nguyễn Trọng Tạo “như một
người lẻ loi đứng trên các nẻo đường mặc cho các lớp người cứ trùng điệp ồn ào qua
lại”. Cho nên “thật khó có thể xếp Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào” [5].
Thế nhưng khi nói đến thơ Nguyễn Trọng Tạo thì những đánh giá đầu

2


tiên được dành cho thơ ông đó là sự cách tân và đổi mới, chính điều đó đã khẳng định
thơ Nguyễn Trọng Tạo thật sự thành công và có giá trị hơn cả là ở thời kì hậu chiến.
Đúng như nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định
“Nguyễn Trọng Tạo thực sự là người có những đóng góp quý giá trong quá trình đổi
mới thơ ca. Trong những thi phẩm xuất sắc của mình ông đã ngộ ra được lẽ sống của
thơ là sự đổi mới không ngừng. Chính vì thế mà ông trở thành một gương mặt sáng
giá trong đội ngũ những nhà thơ mấy thập niên qua” [16]. Với mong muốn thông qua
các tác phẩm cụ thể của Nguyễn Trọng Tạo để làm nổi bật và sáng tỏ hơn nữa những
nét độc đáo mới lạ cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Đồng thời góp phần vào
việc định hình, định vị một giá trị thơ ca trong thời kì đổi mới. Đó là lí do chúng tôi
chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo”.
Tìm hiểu đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo chúng tôi hi vọng sẽ
mang lại cho độc giả cách tiếp cận mới đối với một tên tuổi gắn liền với những thi

phẩm đã, đang và sẽ luôn song hành cùng hồn thơ dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Đến với duyên nghiệp văn chương từ rất sớm Nguyễn Trọng Tạo nhanh chóng
đạt được những thành công vang dội và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng người
yêu thơ bởi phong cách độc đáo mang đậm cá tính sáng tạo. Nghiên cứu về thơ ông
đã có rất nhiều bài viết phê bình nghiên cứu, luận văn, luận án dưới các góc độ khác
nhau với những ý kiến chân thành, phong phú và đa dạng
Đề tài và chủ đề trong thơ Nguyễn Trọng Tạo tương đối đa dạng, không thống
nhất ở một miền nào. Ấn tượng đầu tiên khi đến với thơ Nguyễn Trọng Tạo đó là
mảng thơ tình. Ông viết về tình yêu bằng sự chiêm nghiệm với những triết lý sâu xa,
thâm túy trở thành một sợi dây vô hình buộc mãi vào lòng người. Nhận xét của Mary
E. Croy đã so sánh thơ tình của ông với Pablo Neruda - nhà thơ Chile từng đoạt giải
Nobel: "Nhưng có lẽ hơn tất cả, có sự tương đồng giữa thơ Nguyễn Trọng Tạo với
thơ của Pablo Neruda. Rất nhiều bài thơ tràn đầy nhạc điệu tình yêu - điều này làm
chúng rất ám ảnh. Đối với cả Nguyễn Trọng Tạo và Neruda, bài hát

3


tình yêu được sức mạnh thiên nhiên giải thoát khỏi những đè nén nhân tạo. Trong thơ
của cả hai người, ta có cảm giác rằng tình yêu có cuộc sống riêng của nó, không bị
ràng buộc bởi người yêu và người được yêu" [10].
Với Nguyễn Trọng Tạo đổi mới không có nghĩa là đập vỡ đi những cái truyền
thống mà phải là “cách tân trên nền truyền thống”. Trong bài viết “Nguyễn Trọng
Tạo với cái chớp mắt ngàn năm”, nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng
Điệp đã nhận định: “Là một thi sĩ có ý thức đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo thấu hiểu
một cách sâu sắc rằng, sự sống còn của người viết là phải nương thân vào chữ nghĩa.
Nơi ấy, hồn nằm trong xác và xác ngụ trong hồn. Không còn cách nào khác, tư cách
của nhà thơ chỉ có thể đo ướm bằng sự tỏa sáng của chữ. Tại đó, anh ta trình với mọi
người cái vân tay “vân chữ” của mình trên tờ căn cước bằng giấy trắng mực đen”

[16].
Tác giả Cao Xuân Phát trong bài viết “Nguyễn Trọng Tạo người chọn thơ làm
nghiệp”, đã đưa ra nhận xét: “Thơ Nguyễn Trọng Tạo thường đặt ra những câu hỏi
nóng bỏng trước đời sống và thời cuộc. Những câu hỏi không dễ trả lời. Và ông tìm
cách trả lời những câu hỏi đó. Ông trả lời với tư cách người lính, tư cách công dân và
tư cách nhà thơ. Đó là khi thơ đã đẩy tới hoài nghi để làm sáng tỏ bản chất của sự vật,
đẩy tới bi kịch để tìm đến lạc quan, đẩy tới cái ác để nhận ra chân thiện mỹ” [47].
Nhận xét về thơ Nguyễn Trọng Tạo nhà thơ Trần Ninh Hồ đã nói “Bảo anh là
thơ hướng nội hay hướng ngoại ư? Trữ tình hay Trào lộng ư? Trí tuệ hay Tâm linh ư?
Quân đội hay Dân sự ư?...Cứ là đủ cả, không phải trong từng tập mà trong từng bài.
Cái sự phân loại kia cứ bị cuốn theo cảm xúc mà chen lấn nhau, đan xen nhau, rào rạt
cùng nhau” [61].
Vũ Cao trong bài viết “Nguyễn Trọng Tạo một người thơ lẻ” đã nhận định:
“Ta thấy thơ anh không nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì. Anh
như một người lẻ loi đứng trên các nẻo đường, mặc cho các lớp người cứ trùng điệp
ồn ào qua lại. Anh suy nghĩ một mình vẩn vơ với những điều bất chợt nhận ra

4


rồi bất chợt viết thành những câu thơ có lúc mộc mạc có lúc sang trọng, nhưng cũng
có lúc như chỉ viết cho riêng mình” [5] .
Nhà văn Nguyễn Đình Thi thì cho rằng: "Khác hẳn những nhà thơ không hiểu
chính mình đang viết gì, Tạo không viết những câu thơ bí hiểm, không viết những
câu thơ tự đánh đố mình và đánh đố bạn đọc để làm ra vẻ mình là một nhà thơ có tư
duy cao. Thơ Tạo thể hiện tư duy của chính Tạo, không phải tư duy vay mượn của
người khác", và ông khẳng định: "Trên bảng ghi công những văn nghệ sĩ đổi mới
thực sự và đổi mới hiệu quả, có tên Nguyễn Trọng Tạo" [69].
Ở phương diện nghiên cứu, phê bình các tác giả đều đã cho người đọc thấy


được một hồn thơ luôn dạt dào cảm xúc, yêu đời, yêu người thể hiện rõ phong cách
của tác giả. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo, tạp chí đề cao thơ Nguyễn Trọng
Tạo của các nhà văn, nhà thơ bạn bè đồng nghiệp với ông. Lê Huy Mậu với bài
“Nguyễn Trọng Tạo người tự sắm vai mình” đã nhận xét “Thơ Nguyễn Trọng Tạo là
thơ tài hoa. Thơ tài hoa là thứ thơ khiến người ta có cảm tưởng như đó không phải là
kết quả logic của tư duy mà là sự thăng hoa của ngôn từ”. Văn Công Hùng trong bài
viết “Cộng cảm với Nguyễn Trọng Tạo” đã nói về thơ Nguyễn Trọng Tạo “sâu thẳm
nhưng lại đầy bất ngờ, thông minh và khắc khoải, ngùn ngụt như hoả diệm sơn nhưng
lại trầm tĩnh đến từng chi tiết”.
Về luận văn Thạc sĩ đã có không dưới 5 công trình nghiên cứu thơ Nguyễn
Trọng Tạo ở nhiều góc độ khác nhau. Luận văn Tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn
Trọng Tạo của tác giả Nguyễn Hữu Công, Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo của
Nguyễn Văn Hùng, Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật của
Nguyễn Thị Mừng, Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng
Tạo của tác giả Trần Thị Hồng Hải…. Ở các bài nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra
được những đóng góp to lớn và sáng tạo không ngừng của nhà thơ trên hành trình
văn chương.
Như vậy ở những bài viết trên các tác giả, phê bình, nghiên cứu đã đi vào
những khía cạnh khác nhau của thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo và đã có những nhận
định, đánh giá đúng đắn thể hiện sự ghi nhận những đóng góp to lớn và có giá

5


trị của nhà thơ trên văn đàn. Tuy nhiên như thế vẫn còn là khiêm tốn khi nói về nhà
thơ - nghệ sĩ tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo. Đặc biệt là về phương diện đặc điểm thơ
Nguyễn Trọng Tạo thì rõ ràng là chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất
toàn diện, đầy đủ và sâu sắc. Cho nên trên cơ sở tiếp thu, lĩnh hội, chọn lọc các quan
điểm, ý tưởng từ nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đi trước, chúng tôi
chọn đề tài này và mạnh dạn đưa ra những kiến giải riêng với hi vọng sẽ mang đến

những đóng góp mới trong cách tiếp cận, nghiên cứu đặc điểm thơ và trường ca
Nguyễn Trọng Tạo và khẳng định sự thành công của thơ Nguyễn Trọng Tạo trên tiến
trình thơ hiện đại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn
Trọng Tạo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát.
Tìm hiểu đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo, luận văn chủ yếu
khảo sát tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo Thơ và trường ca (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội,
2011).
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo trong tính chỉnh thể

giữa nội dung và hình thức nghệ thuật
- Đi sâu nghiên cứu từng phương diện của đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn

Trọng Tạo như: Hành trình thơ, Những cảm hứng lớn trong thơ, và Những sáng tạo
nghệ thuật trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: các thao tác phân tích, trao đổi và vận dụng lí

thuyết của lí luận văn học trong quá trình triển khai các chương mục là những thao
tác bổ trợ quan trọng cho người viết.

6



- Phương pháp lịch sử - xã hội: Đặt thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bối cảnh vận động

chung của thơ hiện đại Việt Nam để nghiên cứu.
- Vận dụng phương pháp thi pháp học để nghiên cứu các đặc điểm về ngôn ngữ,

giọng điệu, hình ảnh,...
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: phương pháp này giúp người viết tìm kiếm một

cách có hệ thống những nội dung, hình ảnh, và nghệ thuật đặc sắc nhất trong thơ và
trường ca Nguyễn Trọng Tạo.
- Phương pháp so sánh: giúp người viết khẳng định lí giải các yếu tố, phương diện

của đặc điểm thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo, đồng thời qua việc đối chiếu so
sánh với những tác giả thời trước và sau ông khác để nhận rõ hơn phong cách riêng
cũng như chiều sâu tư duy của thơ Nguyễn Trọng Tạo.
5. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận: luận văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện và
khoa học về những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Trọng Tạo. Từ đó
nhận diện phong cách và vị trí của nhà thơ trong nền văn học đương đại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: luận văn gợi mở thêm cho người đọc một cách nhìn mới về
thơ Nguyễn Trọng Tạo trong thời kì đổi mới thi ca sau 1975, đồng thời ghi nhận
những đóng góp của nhà thơ trong quá trình làm phong phú thơ Việt Nam đương đại
khi hội nhấp quốc tế và khu vực.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Hành trình thơ Nguyễn Trọng Tạo
- Chương II: Những cảm hứng lớn trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo
- Chương III: Những sáng tạo nghệ thuật trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo.

7



CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH THƠ VÀ TRƯỜNG CA
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Gôgôn đã nói một câu rất hay: “Hãy mang theo tất cả những cảm xúc của nhân
loại. Đừng bỏ nó ở dọc đường rồi sau đó nhặt lên”. Hành trình thơ và trường ca của
Nguyễn Trọng Tạo có phải là sự lượm lặt những cảm xúc của nhân loại không chúng
ta không biết. Chỉ biết một điều, thơ ông là sự mang đến những điều trải nghiệm sâu
lắng, cảm động nhất của một tâm hồn đa đoan, nhạy cảm.
1.1. Đường đời, đường thơ Nguyễn Trọng Tạo
1.1.1. Vài nét về tiểu sử, sự nghiệp.
Nói đến Nguyễn Trọng Tạo là nói đến một người nghệ sĩ đa tài. Độc giả
đương đại biết đến ông không chỉ với vai trò là một nhạc sĩ tài danh gắn liền với các
ca khúc nổi tiếng Làng quan họ quê tôi, Đôi mắt đò ngang, Khúc hát sông quê… , mà
tên tuổi của ông còn được biết đến với tư cách là một nhà thơ tài hoa nghệ sĩ. Ông đã
cho ra đời những tác phẩm thơ đặc biệt nổi tiếng như Chia, Đồng dao cho người lớn,
Cỏ may trên sân thượng... Mặc dù hoạt động nghệ thuật của Nguyễn Trọng Tạo trải
rộng trên nhiều lĩnh vực nhưng ở cương vị nào ông cũng rất thành công và để lại
những dấu ấn sâu sắc. Là một nhạc sĩ, ông rất thích sáng tác những ca khúc về quê
hương. Là một họa sĩ ông lại rất thích vẽ tranh cho thiếu nhi. Là một nhà phê bình
văn học ông luôn luôn bày tỏ tiếng nói chân thành xuất phát từ tấm lòng yêu thơ và
kính thơ, như Hoài Thanh đã nói “nếu anh đồng cảm đúng anh là một người bạn,
anh phê bình đúng anh là một người thầy”. Song vượt lên trên tất cả những sở trường
ấy Nguyễn Trọng Tạo còn là một nhà thơ của công chúng đương đại với quan niệm
“Thơ là nghiệp, nhạc là hứng, họa là chơi”.
Nguyễn Trọng Tạo sinh năm 1947 tại làng Trường Khê, huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học giàu truyền thống yêu nước và hiếu học. Từ
nhỏ Nguyễn Trọng Tạo đã tỏ ra là một người có năng khiếu về thơ. Năm 14 tuổi ông
đã sáng tác bài thơ đầu tiên, tuy có chịu ảnh hưởng tư tưởng và phong cách thơ Hàn
Mặc Tử song đã thể hiện tiềm năng của một tài năng thơ sau này.


8


Năm 20 tuổi Nguyễn Trọng Tạo sáng tác bài hát đầu tiên và xuất bản tập thơ
đầu tay (Tình yêu sáng sớm, in chung cùng Nguyễn Quốc Anh) năm 1974. Với các
bút danh như Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Bảo Chi, Tào Ngu Tử... trong khoảng
gần 40 năm cầm bút cho đến thời điểm hiện tại Nguyễn Trọng Tạo đã cho ra đời liên
tiếp hơn 15 tập thơ với hàng trăm bài thơ có giá trị cao cùng ba bản trường ca có tầm
vóc và quy mô lớn. Đồng thời ông còn cho xuất bản gần 20 đầu sách gồm thơ, văn,
nhạc, phê bình tiểu luận. Nguyễn Trọng Tạo vinh dự mang về cho mình nhiều giải
thưởng danh giá và cho đến nay ông vẫn không ngừng cống hiến cho nghệ thuật nước
nhà những công trình có giá trị cao.
Đạt được thành công vang dội như ngày hôm nay với Nguyễn Trọng Tạo là cả
một sự cố gắng nỗ lực và phấn đấu không ngừng của bản thân, nhưng chính điều đó
lại phản ánh cuộc đời của một con người đa tài. Nguyễn Trọng Tạo nhập ngũ năm
1969 rồi làm Đội trưởng Đội tuyên truyền văn hóa Đoàn 22B, Trưởng đoàn văn công
xung kích Sư đoàn 341B. Đến năm 1976 ông được Tổng cục Chính trị điều về Hà
Nội tham gia Trại viết văn quân đội rồi vào học trường viết văn Nguyễn Du khóa I.
Năm 1982 ông làm trưởng ban biên tập Nhà văn hoá Quân khu Bốn. Năm 1988
chuyển về làm công tác biên tập xuất bản tại Hội văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên.
Năm 1990 cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà văn Nguyễn Quang Lập
sáng lập tạp chí Cửa Việt, làm biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí này, bộ đầu tiên
gồm 17 số. Năm 1997 làm Thư kí Toà soạn tạp chí Âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ Việt
Nam. Từ năm 2000 - 2005 là Uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, kiêm
trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc báo Văn nghệ.
Việc dấn thân cho nghệ thuật đã mang lại cho ông sự ngưỡng mộ, cảm phục
nơi người đọc và đồng nghiệp nhưng cũng để lại cho ông nhiều thách thức. Vượt qua
chặng đường dài với những áp lực nặng nề của cuộc sống, công việc vốn luôn đè
nặng trên đôi vai gầy gò của cái tạng người “bốn mươi chín kí thấp cao chân mình”

(Tự họa) ấy, Nguyễn Trọng Tạo tiếp tục tìm đến thơ như một mối lương duyên đã
định sẵn và cho ra đời những tác phẩm thơ không thể thiếu trong văn chương đương
đại Việt Nam. Nói đến thi ca, Nguyễn Trọng Tạo đã chia sẻ “Thơ là

9


cái bóng của tôi hay tôi là cái bóng của thơ, tôi nào có biết. Những yêu ghét giận hờn,
những vui buồn sống chết... không có gì thuộc về con người lại xa lạ với thơ. Thơ dạo
gót nhẹ nhàng tới những chỗ tăm tối tận cùng của Cõi Người. Trên con đường vô
định, tôi đã đi tìm thơ gần trọn cuộc đời” [60]. Nhìn lại quãng đường mà nhà thơ đã
đi qua ta càng thấy cảm phục thật nhiều cái nghị lực phi thường của người nghệ sĩ đa
tài. Trên hành trình thơ mình, Nguyễn Trọng Tạo đã gặt hái được những thành công
nhất định nhưng thơ anh lúc nào cũng phảng phất tâm sự buồn của một tâm hồn quá
nhạy cảm trước cuộc sống.
Tiễn bạn đi uống rượu với trăng vàng
Lòng thương nức ngỏ cùng muôn năm cũ
Nuôi chí lớn nào lo đêm lạnh giá
Thấy sao trời run rẩy, sợ sao rơi…
(Nhà thơ thuở ấy)
Cách nói, cách cảm và cách thơ ấy mang đậm dấu ấn Nguyễn Trọng Tạo
bởi:“Cô đơn là phần sâu nhất trong bản ngã Nguyễn Trọng Tạo. Không quá khó khăn,
người đọc nhận thấy phía sau niềm trắc ẩn kia của Nguyễn Trọng Tạo là nỗi cô đơn,
đắng đót của kẻ mang bản mệnh đa đoan” [16]. Nguyễn Đăng Điệp đã phát hiện ra
cái tôi cô đơn như là một bản thể cần được giãi bày, sẻ chia trong thơ Nguyễn Trọng
Tạo “cái mầm cô đơn ấy có đủ vị, có cả niềm cay đắng xen lẫn nỗi ngọt ngào” [16].
Thơ ông là thế, nhiều khi “nó cứ mấp mé bờ vực giữa thực và hư, giữa đời và đạo,
giữa cái mong manh và vĩnh cửu, giữa khoảnh khắc và trường tồn, giữa có thể và
không thể, giữa chỉn chu và phá cách, giữa nhất thời và mai hậu... và như thế nó làm
nên một Nguyễn Trọng Tạo tài hoa trẻ trung, một Nguyễn Trọng Tạo thu hút, một

Nguyễn Trọng Tạo "Ham chơi" [73], nhưng lại có một lượng tác phẩm đồ sộ, đa tài ở
nhiều thể loại.
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa
Chỉ vết thương rồi thời gian làm sẹo
Vầng trăng mọc vào thơ mỗi ngày dường đổi mới
Người lo toan vầng trăng chẳng yên tròn

10


(Tản mạn thời tôi sống)
Mặc dù luôn gặp phải những chuyện không may mắn trong cuộc sống nhưng
Nguyễn Trọng Tạo đã không đầu hàng số phận, sự dũng cảm, cố gắng cùng nghị lực
phi thường đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn trở ngại và đến với công chúng yêu
thơ như một sự tỏa sáng của người nghệ sĩ. Gần 300 bài thơ, ba bản trường ca và
hàng loạt bài viết phê bình nghiên cứu văn học đã đủ để xếp Nguyễn Trọng Tạo vào
hàng ngũ tác gia văn học đương đại.
Nội dung tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trọng Tạo luôn phản ánh chân
thực mọi khía cạnh cuộc sống của con người đương đại, chủ đề và đề tài trong thơ
ông cũng hết sức phong phú, đa dạng. Với chủ trương đưa thơ về gần với cuộc sống
đời thường hơn ông đã không ngừng cho ra đời những tác phẩm mang đậm tính chất
thời sự. Đó là việc mượn thể loại đồng dao của con trẻ để nói chuyện người lớn,
những câu chuyện Tản mạn: thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi / Câu trả lời thật
không dễ dàng chi?... Tinh thần dũng cảm, thẳng thắn ấy đã mang đến cho ông không
ít phiền lụy, nhưng rồi sóng gió qua đi ông lại đường hoàng, đĩnh đạc đi những bước
chân vững chắc trên con đường mà ông đã chọn.
1.1.2. Quan niệm về thi ca
Trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Trọng Tạo là
người luôn suy tư trăn trở một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Ông phát ngôn các
quan niệm về thơ không chỉ trong sáng tác mà còn trong trong các công trình nghiên

cứu, tiểu luận phê bình. Nói như nhà văn Nam Cao: “muốn có cách sống đúng phải
có cách nhìn đúng”, đó là quan niệm sống của nhà văn hiện thực chủ nghĩa. Suy rộng
ra, một tác gia văn học lớn bao giờ cũng có một quan niệm đúng đắn về nghệ thuật.
Chúng ta sẽ cảm thấy điều đó thật đúng khi tìm hiểu quan niệm về thi ca của nhà thơ
Nguyễn Trọng Tạo.
Năm 1974, Nguyễn Trọng Tạo bắt đầu bước chân vào làng thơ hiện đại Việt
Nam với tập thơ đầu tay Tình yêu sáng sớm và nhanh chóng gặt hái được những
thành công nhất định. Sau khi rời xa quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường, ngòi
bút Nguyễn Trọng Tạo càng trở nên vững vàng hơn khi đứng trước những đề

11


tài nhạy cảm của cuộc sống mang đậm tính thời sự. Ông quan niệm “thơ phản ánh
chân thực hiện thực đời sống” [65] và cho rằng thơ thường viết ra từ kinh nghiệm
sống. Có thể nói mỗi bài thơ là một kinh nghiệm sống. Nhưng những kinh nghiệm
sống chỉ có thể thành thơ khi có một tia chớp cảm xúc đánh thức nó. Trong sáng tác
của Nguyễn Trọng Tạo có rất nhiều tác phẩm được ông viết ra bằng chính sự trải
nghiệm của bản thân.
Gió hỏi trời sâu hay biển sâu
Sông hỏi đam mê hồn mắc cạn
Thưa xanh ngả bạc một sợi đầu
(Mắc cạn)
Câu thơ vừa mang ý hỏi nhưng chứa đựng tiếng lòng của thi nhân. Con người
luôn mải chạy theo những tham vọng, đam mê mà vô tình quên đi tuổi xuân của
mình. Đó là một thực tế chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống và đã được tâm hồn
nhạy cảm của tác giả phản ánh vào trong thơ. Với Nguyễn Trọng Tạo, thơ là điểm tụ
của lăng kính cá nhân hướng ra thế giới. Ở đó, ông học được kinh nghiệm sống của
nhân loại và cũng là kinh nghiệm sống của mình, kinh nghiệm sống được đánh thức
bởi một cái cớ ngẫu nhiên không định trước. Thơ xuất thần, thơ vụt hiện cũng đều

được “chuẩn bị” như thế.
Yêu nhiều sao chẳng kết ai
Trớ trêu đời thực sắc tài kỵ nhau
Bây giờ ngày ấy mai sau
Người không còn tuổi và câu thơ thiền…
(Gửi H)
Với Nguyễn Trọng Tạo, “thơ là những ám ảnh tâm hồn”, “thơ là một chớp
sáng”, “thơ được làm bằng máu, thơ gần với nước mắt hơn là tiếng cười”. Ông bộc
bạch: “Tôi nương thân vào chính thơ tôi. Thơ lại nương nấu trong từng con chữ và
điệu nhạc vang lên từ cõi tâm linh nào xa thẳm. Thơ là cái bóng của tôi hay tôi là cái
bóng của thơ, tôi nào có biết” [60]. Thơ là nguồn cảm hứng, là nơi ông giãi bày
những buồn vui của đời tư, thế sự: “Thơ làm cho ta buồn vui lúc nào không hay.

12


Thơ làm cho ta thoát ngoài tục lụy phiêu diêu cùng trời đất, hoà nhập với thiên nhiên,
hoặc đồng cảm cùng đồng loại” [60].
Thơ Nguyễn Trọng Tạo không phải là sự miêu tả ngợi ca hay đả kích, lên án
những hiện tượng xã hội nóng bỏng mặc dù ông chủ trương làm thơ gắn với đời thật:
“Thơ là sự đối diện với sự thật được chưng cất… Làm thơ là hoá giải thời đại vào
ngôn từ. Thơ tôi không bao giờ thoát khỏi những xung đột thời đại, dù đó là những
bài thơ tưởng như riêng tư nhất. Tôi muốn thơ tôi là thơ của đương đại” [61]. Bằng
quan niệm sống và viết đúng đắn như vậy, thơ Nguyễn Trọng Tạo đã được đông đảo
công chúng đón nhận như một sự trân trọng những cống hiến của ông đối với nền văn
chương Việt Nam đương đại.
Với quan niệm “Thơ là sự đổi mới không ngừng” [65]. Nguyễn Trọng Tạo
thấu hiểu một cách sâu sắc rằng, đổi mới trong thơ bao giờ cũng là sự đổi mới đồng
bộ giữa cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ và ngôn ngữ, giọng điệu thơ. Trong thơ, chữ
cũng chính là tư duy, là cách nói và thái độ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Không

còn cách nào khác, tư cách nhà thơ chỉ có thể “đo ướm bằng sự toả sáng của chữ”
[16]. Nguyễn Trọng Tạo đã tỏa sáng và xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào đổi
mới thi ca thời kì hậu chiến của đất nước.
Nếu Octavio Paz nói: “Con người thiếu thơ, đến cả nói năng cũng trở nên ú ớ”
thì Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: Thơ giải tỏa ẩn ức sống, kinh nghiệm sống. Thơ chia
sẻ và cứu rỗi cô đơn hay tuyệt vọng của con người [64]. Bởi lẽ, trong cuộc sống, con
người thường cần phải có sức mạnh để vượt qua những điều không mong muốn, thơ
chính là người bạn đồng hành chia sẻ tâm sự. Đó là lí do giải thích vì sao chúng ta có
thể tìm thấy một phần của chính mình trong những thi phẩm mà ta yêu thích. Nguyễn
Trọng Tạo cũng cho rằng, thơ phải nói lên được những ước mơ, niềm tin và khát
vọng về cuộc đời và tình yêu. Thơ còn là sự cứu rỗi, là đôi cánh để nâng đỡ, xoa dịu
lòng người khi chống chếnh, hụt hẫng, tìm lại sự bình an nơi lòng mình. Nhưng đồng
thời, thơ phải thuyết phục người đọc thích ứng với cái lạ bằng lí lẽ, ngôn ngữ riêng
của mình để họ không cảm thấy chơi vơi, huyễn hoặc. Khát vọng phản ánh hiện thực
trên cả bề rộng lẫn bề sâu như thế đã làm cho thơ Nguyễn Trọng

13


Tạo trở nên gần gũi hơn với đời sống con người. Ông luôn quan niệm: “Thơ chỉ có ở
chốn thiện tâm” [65].
Thơ chưa hay thì thơ nói thật lòng.
Ai giả dối rồi biết mình lầm lỗi
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi
(Tản mạn thời tôi sống)
Để có được những câu thơ mộc như vậy, nhà thơ đã phải nâng mình lên rất
nhiều trong nhận thức, trong tư duy, nhập thân vào đối tượng, lặng lẽ đem bản thân
mình ra làm đối tượng cho mình chiêm cảm, thổn thức cùng nỗi đau của bản thân,
nhặt nhạnh từng mảnh hồn rơi vãi.

Là một người nghệ sĩ, Nguyễn Trọng Tạo đến với thơ như có một mối lương
duyên tiền định. Ông say thơ, yêu thơ và đã có những bài thơ rất hay từ lúc tuổi còn
nhỏ. Thơ ông tỏa sáng bởi nội dung phong phú, đa dạng, sự phản ánh sâu sắc toàn
diện đa chiều đối với những vấn đề có tính chất bức thiết của đời sống. Với tinh thần
mạnh dạn đổi mới, cách tân và hiện đại, Nguyễn Trọng Tạo đã mang lại cho người
yêu thơ một cảm giác mới lạ mỗi khi đọc thơ ông. Đó là cảm giác nhớ quê hương da
diết, cảm giác hạnh phúc khi nhớ đến người mình yêu, cảm giác được hòa mình cùng
thiên nhiên, cuộc sống…nhưng trên tất cả là người đọc luôn được thấy như có tâm
trạng của mình trong từng câu chữ của thơ ông. Đó là bởi thơ Nguyễn Trọng Tạo đã
luôn nói lên tiếng lòng của mỗi người, nó như mang một sự đồng cảm sẻ chia để văn
học tiếp tục thực hiện chức năng “nghệ thuật vị nhân sinh”.
1.1.3. Những yếu tố hình thành tài năng và phong cách
Viết về lối tư duy mới trong việc định hình phong cách thơ, PGS.TS Nguyễn
Bá Thành cho rằng: “nội dung tư tưởng có vai trò quyết định và chi phối mạnh mẽ
các yếu tố hình thức. Trí tưởng tượng dường như tuân theo một cách nghiêm ngặt sự
hướng dẫn của tư tưởng, của lí trí” [68]. Trong quá trình sáng tác của mình, nhà thơ
Nguyễn Trọng Tạo đã rất chú ý đến điều này, nội dung tư tưởng trong thơ ông là sự
suy tư sâu sắc về con người, thời đại mang giá trị nhân văn hết sức lớn lao. Tư

14


duy thơ của Nguyễn Trọng Tạo là sự suy tưởng về hiện thực, thời đại, đất nước, nhân
dân. Điều này được thể hiện rất rõ qua hai bản trường ca là Tình ca người lính và
Con đường của những vì sao, mới đây nhất nhà thơ cũng vừa cho ra đời trường ca
Biển mặn ca ngợi tình yêu quê hương đất nước của những con người yêu lao động
đang ngày đêm hăng say miệt mài bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
So với thế hệ các nhà thơ cùng thời như Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Mạnh
Hảo, Nguyễn Duy… sáng tác của Nguyễn Trọng Tạo luôn bám sát đời sống hiện thực
đất nước, thể hiện chiều sâu trong nhận thức của nhà thơ về trách nhiệm công dân

trước đời sống. Vì thế mà nội dung tư tưởng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo luôn phản
ánh một cách đa chiều, toàn diện những vấn đề nóng hổi của thời cuộc. Nếu thế mạnh
của Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo là trường ca thì Nguyễn Trọng Tạo tự tin khẳng
định tài năng và phong cách ngòi bút của mình ở thơ trữ tình. Thơ Nguyễn Trọng Tạo
luôn hướng đến những vấn đề liên quan đến con người và thuộc về con người.
Xuất phát từ yêu cầu của hiện thực đất nước đối với thơ, như chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói, là thơ phải “ca tụng chân thật những con người mới và việc mới chẳng
những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục con cháu ta đời
sau”. Và trường ca Con đường của những vì sao của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã
ra đời trong hoàn cảnh như thế. Ở đó tác giả đã tái hiện lại hình ảnh những con người
kiên cường dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì tổ quốc, họ là những cô gái thanh
niên xung phong tham gia chiến đấu ngay dưới mưa bom bão đạn của quân thù,
những chàng trai là người lính lái xe vận tải chở hàng vào tiền tuyến khói lửa. Họ xa
nhau mà vẫn gặp nhau trên con đường bảo vệ dân tộc: Ngày ấy gió Hòa Bình / Mang
chúng mình về ngôi nhà của mẹ (Trường ca Con đường của những vì sao)
Trong sự nghiệp cầm bút của mình để có được những thành công vang dội như
ngày hôm nay Nguyễn Trọng Tạo đã thực hiện một thái độ lao động nghệ thuật hết
sức nghiêm túc, một trong những nội dung làm nên phong cách nhà thơ chính là sự
thể hiện một tư duy mới “thơ Tạo thể hiện tư duy của chính Tạo, không phải tư

15


duy vay mượn của người khác” (Nguyễn Đình Thi) mà cụ thể ở đây là quan niệm tiến
bộ của Nguyễn Trọng Tạo về nghệ thuật và thơ ca: "Tôi không làm thơ theo cách của
bạn, cũng như bạn đừng làm thơ theo cách của tôi. Nhưng dẫu sao đi nữa, nhà thơ người sáng tạo phải dấn bước tới tương lai - dù chỉ là một tương lai ảo. Đôi lúc ảo
tưởng lại đưa tới cho ta những sáng tạo mới" [59]. Kiên trì, tìm tòi, mày mò, sáng tạo
và đổi mới là những từ mà người ta thường hay dùng khi nói về nhà thơ Nguyễn
Trọng Tạo. Trong sáng tác thơ, ông luôn quan niệm “Thơ thuộc nghệ thuật hàn lâm”
đòi hỏi người nghệ sĩ phải trau dồi vốn chữ nghĩa và sự hiểu biết hàn lâm để mỗi tác

phẩm thơ ra đời là một công trình nghệ thuật công phu mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Và tôi hiểu ngoài đời những gì chưa được thắp
Đã sáng lên trong trái tim nhà thơ
Và tôi hiểu ngoài đời những gì đã tắt
Lại cháy lên đầu ngọn bút nhà thơ
(Gửi anh Trần Hữu Thung)
Với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế khi nhận ra những biến thiên tinh vi trong cuộc
sống, Nguyễn Trọng Tạo đã cho ra những vần thơ không chỉ là tiếng lòng của riêng
thi sĩ mà còn là tiếng nói tâm tư của cả cộng đồng. Cho nên “người đọc thấy ở ông
một tư duy thơ sắc sảo, trẻ trung, đầy dự cảm” [66].
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi
(Tản mạn thời tôi sống)
Đỗ Trọng Khơi đã đánh giá “Thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ của người nhàn.
Ông như vừa thong thả lao động, thong thả tản bộ và thong thả nêu ra những điều suy
nghĩ tinh vi và sâu sắc về cuộc đời. Nhờ ở cái cách, cái khí cốt ấy, thơ ông có chỗ đạt
tới sự minh triết” [3]. Có lẽ với Nguyễn Trọng Tạo “Nhà thơ không chỉ là công dân
của một quốc gia mà phải là công dân của thời đại… Nhà thơ phải biết biến hiện tại,
tương lai thành quá khứ để tạo ra kinh nghiệm sống và cảm xúc mới”

16


[65]. Bằng lối tư duy tiến bộ, hiện đại ấy ông đã chứng tỏ được tham vọng chính

đáng của mình “Tôi muốn thơ tôi là thơ của đương đại”.
Nói đến Nguyễn Trọng Tạo ai cũng biết ông là con người của những chuyến đi,
con người của bè bạn và đồng thời cũng là con người của quê hương xứ sở. Quê
hương với ông không chỉ là một nơi chôn rau cắt rốn mà còn đúng như nhà thơ
Nguyễn Đình Thi đã viết:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn
(Đất nước)
Như thế với Nguyễn Trọng Tạo, xứ Huế mộng mơ có lẽ là quê hương thứ hai
của ông, là nơi ông gắn bó cùng gia đình, người thân, bè bạn với biết bao kỉ niệm vui
buồn. Vì lẽ đó thơ ông viết dành cho Huế cũng rất nhiều. Nếu như Thu Bồn viết:
“Con sông dùng giằng con sông không chảy / Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
mà mỗi khi đến Huế người ta không thể không đọc hai câu thơ bất hủ này thì Nguyễn
Trọng Tạo đã viết một bài thơ đặc biệt chỉ có hai câu thơ rất ngắn ngủi nhưng ẩn chứa
bao điều. Những điều mà càng nghĩ chúng ta càng cảm thấy sâu sắc
Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say
(Huế 1)
Với lối tư duy thơ này có lẽ chỉ có dưới ngòi bút Nguyễn Trọng Tạo bởi thơ ông
là “thơ của đương đại. Trên văn đàn thơ đương đại Việt Nam, thơ Nguyễn Trọng Tạo
đã tạo được bước đột phá trong cách tư duy và hình thức thể hiện. Thơ ông là sự
“hòa giải” giữa cái mới và cái cũ, là tiếng nói chân thành tình cảm giữa người với
người. Suốt hành trình sáng tạo thơ ca của mình, Nguyễn Trọng Tạo mê mải với
những tìm tòi về nội dung và hình thức. Với ông “chủ thể sáng tạo có tài luôn hướng
tới cái mới lạ. Không mới lạ thì không thể gọi là sáng tạo” [59].
Lướt một vòng qua các trang thơ Nguyễn Trọng Tạo chúng ta sẽ thấy ở ông là
một tâm hồn thơ với tư duy hoàn toàn mới. Nét mới trong thơ ông được thể hiện từ
việc lựa chọn đề tài, nội dung biểu hiện, cách sử dụng ngôn từ, nhịp điệu. Hình

17


thức thể hiện bằng cách xuống thang, vắt dòng, cách dùng dấu chấm giữa câu thơ…
cho đến việc nhà thơ liên tục cập nhật và lạ hóa ngôn ngữ thơ của mình. Tất cả những
điều tác giả thể hiện dưới ngòi bút của mình đều chứng minh một điều rằng thơ ông

không hề đơn điệu, nhàm chán mà rất có phong cách nên tạo được bước đột phá mới
trong tư duy. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ cũng hết sức tinh vi sâu sắc khẳng định
sự vững vàng sắc sảo của một cây bút từng trải qua khói lửa chiến tranh nay trở về
hòa nhập với cuộc sống đời thường.
1.2. Những chặng đường sáng tác.
1.2.1. Thời kì tham gia quân đội (1969- 1988)
Nguyễn Trọng Tạo là một trong những người thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì
chống Mĩ cứu nước. Cùng với Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Lâm Thị
Mĩ Dạ…, anh đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc “xếp bút nghiên lên đường tranh
đấu” vì nền độc lập tự do thống nhất của nước nhà. Tham gia quân đội từ năm 1968
đến năm 1988, trong khoảng gần 20 năm ấy dù có nhiều sự kiện xảy ra nhưng
Nguyễn Trọng Tạo vẫn đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ kép của mình đó là vừa
sáng tác vừa đánh giặc cho nên thơ ông thời kì này mang một niềm nhiệt huyết vô
cùng sôi nổi và hào sảng.
Như đóa hoa nở giữa sa mạc, người lính Nguyễn Trọng Tạo ngày ấy đã tạo ra
tiếng nói riêng trong các tập thơ của mình. Trong không khí ồn ào nóng bỏng của thời
cuộc, năm 1974 Nguyễn Trọng Tạo đã cho ra đời tập thơ đầu tay Tình yêu sáng sớm
in chung cùng Nguyễn Anh Quốc như bước đánh dấu cho sự nghiệp thơ ca. Tập thơ
tập hợp một số bài thơ thể hiện phẩm chất kiên trung, nỗi nhớ và tình yêu quê hương
da diết trong lòng người lính trẻ đang trên đường xa nhà đi chiến đấu. Tình yêu sáng
sớm gồm những bài thơ như Quê cát, Đêm miền trung, Người chèo đò thời chiến, Tổ
phá bom trên đường Rú Trét, Có đôi bàn tay nhỏ… đã cho thấy những nhận thức sâu
sắc của người lính về vai trò, sứ mệnh đối với Tổ quốc
Nếu lịch sử là dòng sông
Đang chảy dọc trong lòng Tổ quốc

18


Đêm miền Trung là quãng sóng dồn xiết nhất

Cho bình minh, nước tràn đến vô cùng.
(Đêm miền trung)
Tham gia quân đội là thời kì có tính chất bước ngoặt đối với Nguyễn Trọng
Tạo. Sau khi nhận được giải thưởng thơ của tỉnh ông tiếp tục dùng bút viết để phục
vụ cách mạng, phục vụ quân đội, vừa là một nhu cầu của thời cuộc, vừa thỏa mãn
niềm đam mê thơ ca. Như hạt giống ươm mầm, năm 1980 ông cho ra đời tập thơ
Gương mặt tôi yêu và tiếp đến là hai trường ca là Con đường của những vì sao
(trường ca Đồng Lộc 1981) và Tình ca người lính (1984) từng bước khẳng định ngòi
bút vững vàng của mình đồng thời thể hiện những tìm tòi sáng tạo và đóng góp không
ngừng đối với nền thơ ca cách mạng của dân tộc.
Nguyễn Trọng Tạo sáng tác khá nhiều và rất có duyên với thể loại thơ dài.
Những bài thơ có dung lượng lớn chiếm phần nhiều trong sáng tác của ông, điều đó
chứng tỏ Nguyễn Trọng Tạo có tài năng đặc biệt trong việc diễn đạt nguồn cảm xúc
dồi dào của mình và được thể hiện đậm nét khi ông viết trường ca. Trường ca của
Nguyễn Trọng Tạo có dung lượng lớn, kết cấu chặt chẽ, giàu chất trữ tình và tính sử
thi. Ông là một trong số ít những nhà thơ thời hậu chiến viết trường ca và đã gặt hái
được những thành công nhất định. Chính ông đã thổi linh hồn vào trường ca và
ngược lại, nó giúp ông bộc lộ rõ cái nhìn sâu sắc chân thực đối với lịch sử của dân
tộc. Không phải ngẫu nhiên mà một ai đó có thể dễ dàng thành công với trường ca.
Nói theo Chu Văn Sơn thì “do mấu chốt của trường ca là ở chữ “trường”, nên một
tác giả trường ca, theo tôi, ít nhất phải có đủ “tam trường”: trường vốn, trường lực
và trường hơi. Vốn trải nghiệm, vốn tri thức, vốn nhân văn phải dồi dào; năng lực
sáng tạo hình thức trong ngôn ngữ phải sung mãn; và phải nuôi được cảm hứng, cảm
xúc thật bền, không đuối, không hụt, không cụt. “Tam trường” đó phải hiện ra thành
kiểu tư duy trường ca” [50]. Và nếu nhìn nhận theo cách đó, một hồn thơ như Nguyễn
Trọng Tạo không thể không bén duyên với trường ca. Bởi “dòng sống” [50] ấy chỉ
thực sự thoải mái khi thỏa sức vung bút trong một hình thức phóng khoáng với một
cấu trúc luôn mở. Trường ca chính là một thể loại đầy hứa

19



×