Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái - động mạch ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ sau can thiệp động mạch vành qua da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.24 KB, 9 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỈ SỐ TƯƠNG HỢP THẤT TRÁI ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIM THIẾU MÁU
CỤC BỘ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA
Phạm Vũ Thu Hà1, Lương Công Thức1, Đoàn Văn Đệ1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát chỉ số tương hợp thất trái - động mạch (Ventricular arterial coupling:
VAC) ở bệnh nhân (BN) mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT) trước và sau
can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da. Đối tượng và phương pháp: 129 BN được chẩn đoán
BTTMCBMT và 40 người được chụp ĐMV bình thường, tham gia nghiên cứu từ 12/2016 đến
12/2018. Tính chỉ số VAC và các thành phần của nó bằng phương pháp đơn nhịp trên siêu âm tim,
đánh giá lại sau can thiệp 7 ngày, 1, 3 và 6 tháng.
Kết quả: Giá trị trung vị của Ea, Ees và VAC ở nhóm BTTMCBMT lần lượt là 2,52 mmHg/ml
(1,88 - 3,30); 3,87 mmHg/ml (2,88 - 4,97) và 0,64 mmHg/ml (0,54 - 0,79). Ở BN bị BTTMCBMT,
Ees giảm, còn VAC tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05). Sau can thiệp,
VAC bắt đầu ở thời điểm sau can thiệp 3 tháng và 6 tháng giảm có ý nghĩa so với trước thủ
thuật. Ở các nhóm tổn thương 1 nhánh, 2 nhánh hay 3 nhánh, VAC đều giảm có ý nghĩa so với
trước can thiệp (p < 0,05). Không có sự khác biệt giữa số lượng đặt stent đối với VAC sau can
thiệp. Ở nhóm đặt 1 hay 2 stent, VAC sau 3 tháng cải thiện so với trước can thiệp (p < 0,05).
VAC sau can thiệp không khác biệt ở vị trí đặt stent. Ở từng vị trí LAD và RCA, VAC giảm có
ý nghĩa sau can thiệp 1 tháng (p < 0,05). Kết luận: Ees ở BN mắc BTTMCBMT thấp trong khi đó,
VAC cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. VAC không khác biệt giữa số lượng hoặc vị
trí đặt stent. Chỉ số này sau can thiệp giảm rõ rệt đặc biệt từ tháng thứ 3.
* Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Can thiệp động mạch vành qua da; Tương hợp
thất trái động mạch.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là
bệnh thường gặp ở các nước phát triển
và có xu hướng gia tăng ở những nước
đang phát triển. Kỹ thuật can thiệp ĐMV


qua da trong những năm gần đây tiến bộ
không ngừng, trở thành một phương
pháp điều trị hiệu quả và hiện đại [1, 2].
Các nghiên cứu về đánh giá sự thay đổi
hoạt động đồng bộ của hệ tim mạch ở
những BN mắc bệnh ĐMV mạn tính trước
cũng như sau khi can thiệp ĐMV qua da

ít được đề cập trong lâm sàng. Chỉ số
VAC là một trong những chỉ số quan trọng
đánh giá hoạt động của hệ tim mạch.
Năm 1983, Sunagawa và CS là người
đầu tiên đưa ra chỉ số này, chỉ số được
xác định bằng tỷ lệ giữa độ đàn hồi của
động mạch (arterial elastance - Ea) với độ
đàn hồi của thất trái cuối thì tâm thu
(left ventricular elastance - Ees). Ea là chỉ số
đánh giá hậu gánh, trong khi Ees là chỉ số
đánh giá hoạt động thất trái, không phụ
thuộc vào hậu gánh [5, 6]. Tại Việt Nam,

1. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding author): Lương Công Thức ()
Ngày nhận bài: 20/01/2020; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/02/2020
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2020

110


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020

chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số VAC
ở BN mắc BTTMCBMT cũng như sự biến
đổi của nó sau khi can thiệp ĐMV qua da.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:
- Nghiên cứu đặc điểm chỉ số VAC ở
BN mắc BTTMCBMT.
- Khảo sát sự biến đổi của chỉ số VAC
ở những BN này trước và sau can thiệp
ĐMV qua da.

+ BN đang điều trị các bệnh nội khoa
nặng khác (nhiễm trùng nặng, suy gan,
suy thận, bệnh phổi mạn tính…).
+ BN có các bệnh van tim kèm theo
(hẹp hoặc hở van mức độ vừa trở lên).
+ BN bị rung nhĩ, cuồng nhĩ.
+ BN có chất lượng hình ảnh siêu âm
không đạt tiêu chuẩn.
+ BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm bệnh: 129 BN được chẩn đoán
xác định BTTMCBMT bằng chụp ĐMV
qua da, được đặt stent ĐMV tại Khoa Nội
Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ
12/2016 đến 12/2018.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ BN được chẩn đoán mắc BTTMCBMT

dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng (ECG,
siêu âm tim, ECG gắng sức, siêu âm
gắng sức và chụp ĐMV). BN có chỉ định
can thiệp và đã được đặt stent ĐMV.
+ Trước và sau can thiệp ĐMV, BN
đều được điều trị nội khoa tối ưu (Theo
hướng dẫn của Hội Tim mạch Hoa Kỳ và
Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ 2012).
+ Định kỳ theo dõi BN sau 1, 3, 6 tháng
sau khi can thiệp theo hướng dẫn Hội Tim
mạch Hoa Kỳ và Trường môn Tim mạch
Hoa Kỳ 2012).
* Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN có hội chứng mạch vành cấp:
triệu chứng đau ngực tiến triển trên lâm sàng,
có biến đổi ECG trong cơn đau (chênh lên
của đoạn ST và sóng T, có block nhánh
trái mới xuất hiện), có thay đổi men tim
(CK, CKMB, Troponon I).

- Nhóm chứng: 40 BN được lựa chọn
tương xứng với nhóm bệnh về tuổi và
giới (là những BN đau ngực được chụp
ĐMV bình thường tại thời điểm nghiên
cứu). BN trước khi chụp được điều trị nội
khoa theo hướng BTTMCBMT.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có chỉ định
chụp ĐMV tuy nhiên kết quả chụp ĐMV
hẹp < 50% đường kính lòng mạch tại thời
điểm nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ: Có các tiêu chuẩn
loại trừ tương tự nhóm bệnh.
2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả.
* Các bước tiến hành:
- Tất cả BN của 2 nhóm đều được
khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng
(điện tim, siêu âm tim và chụp ĐMV).
- Quy trình đo độ đàn hồi thất trái,
độ đàn hồi động mạch và chỉ số VAC trên
siêu âm:
+ Xác định độ đàn hồi tâm thu thất trái
bằng phương pháp đơn nhịp (Ees(sb) ) trên
siêu âm: Trong nghiên cứu này, Ees xác
định bằng phương pháp đơn nhịp không
xâm nhập của Chen C.H và CS được tiến
111


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
hành trên siêu âm tim (Chen C. H., Fetics B.,
Nevo E., et al, 2001). Gồm các bước sau:
. Đo huyết áp ĐM thì tâm thu và tâm
trương trong siêu âm tim bằng phương
pháp Korotkoff.
. Xác định SV: thể tích nhát bóp được
tính theo phương pháp Simpson theo
khuyến cáo của Hội Siêu âm Tim Hoa Kỳ.
. tNd: tỷ lệ giữa thời gian tiền tống máu

(PEP: pre ejection period - ms) (từ đỉnh
sóng R trên ECG đến thời điểm bắt đầu
tống máu, là lúc van động mạch chủ
(ĐMC) mở) và tổng thời gian tống máu
(TSP: total systolic period - ms) (từ đỉnh
sóng R trên ECG đến thời điểm kết thúc
tống máu, là lúc van ĐMC đóng), với thời
điểm bắt đầu và kết thúc tống máu được
xác định trên phổ Doppler của ĐMC
(Chen C. H., Fetics B., Nevo E., et al, 2001).
. Áp dụng công thức tính của Chen để
xác định Ees theo phương pháp đơn nhịp
(Chen C. H., Fetics B., Nevo E., et al, 2001):
Ees(sb) = [Pd - (ENd(est) × Ps × 0.9)]/[ENd(est) × SV]
Với:
ENd(est) = 0.0275 - 0.165 × EF + 0.3656 ×
(Pd/Ps × 0.9) + 0.515 × ENd(avg) (Chen C. H.,
Fetics B., Nevo E., et al, 2001)
Trong đó ENd(avg) được tính theo công thức:
ENd(avg) = 0.35695 - 7.2266 × tNd + 74.249 ×
tNd2 - 307.39 × tNd3 +
684.54 × tNd4 - 856.92 × tNd5 + 571.95 ×
tNd6 - 159.1 × tNd7
Trong đó:
Ps, Pd: lần lượt là huyết áp động mạch
thì tâm thu, tâm trương đo ở cánh tay;
ENd(est): giá trị ước lượng độ đàn hồi
của thất trái tính bằng phương pháp
112


không xâm nhập ở thời điểm bắt đầu tống
máu (noninvasive normalized estimated
elastance at the onset of ejection).
+ Xác định độ đàn hồi động mạch (Ea):
phương pháp xác định Ea không phức tạp
như Ees. Ea được xác định bằng công thức:
Ea = Pes/SV
Trong đó: Pes: áp lực động mạch chủ
cuối tâm thu có thể ước tính bằng công
thức Pes = Ps x 0,9 trong đó, Ps là huyết
áp động mạch đo ở cánh tay. Công thức
này đã được chứng minh bằng phương
pháp xâm nhập, cho thấy sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
+ Chỉ số VAC:
Xác định được từng thành phần Ea, Ees.
Từ đó, tính VAC theo phương pháp đơn
nhịp sửa đổi của Chen C.H (Chen C. H.,
Fetics B., Nevo E., et al, 2001):
VAC = Ea/Ees(sb)
- Các BN được theo dõi sẽ tiến hành
tái khám sau can thiệp 7 ngày, 1 tháng,
3 và 6 tháng. Nội dung tái khám bao gồm:
khám lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và
đánh giá lại các chỉ số Ea, Ees, VAC.
* Xử lý số liệu: Số liệu được trình bày
dưới dạng X ± SD (nếu phân phối chuẩn)
hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị
(nếu phân phối không chuẩn). So sánh
các biến định lượng giữa 2 nhóm được

thực hiện bằng thuật toán t-test student
(nếu số liệu tuân theo luật phân bố chuẩn)
hoặc so sánh khác biệt các trung vị,
khoảng tứ phân vị của 2 nhóm bằng
kiểm định Wilcoxon - Mann - Whitney U
và ≥ 3 nhóm bằng kiểm định phi tham số
Kruskall-Wallis (nếu biến không tuân theo


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
luật phân phối chuẩn). Số liệu định tính
được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần
trăm (%). So sánh tỷ lệ bằng test
Chi-square (χ2) để so sánh tỷ lệ giữa

2 nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.
Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa
thống kê. Phân tích số liệu được thực
hiện trên SPSS 23.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
Đặc điểm

Nhóm bệnh (n = 129)

Nhóm chứng (n = 40)

n


(%)

n

(%)

Nam

95

73,6

22

55

Nữ

34

26,4

18

45

Tuổi trung bình ( X ± SD)
2

BMI (kg/m )

Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương

p

0,02

67,75 ± 8,13

65,48 ± 8,16

0,12

22,79 ± 3,17

22,38 ± 2,36

0,45

128,95 ± 17,32

130,13 ± 17,23

0,71

74,88 ± 9,87

76,75 ± 8,74

0,28


107 (82,95)

33 (82,5)

0,56

37 (28,7)

9 (22,5)

0,29

Các yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp
Đáo thái đường týp 2
Kết quả chụp ĐMV qua da
LM

8 (6.2)

-

LAD

39 (30.2)

-

LCx


7 (5.4)

-

RCA

13 (10.1)

-

LAD + LCx

13 (10.1)

-

LAD + RCA

17 (13.2)

-

RCA + LCx

10 (7.8)

-

LAD + RCA + LCx


22 (17)

-

Đặc điểm về điều trị can thiệp ĐMV qua da
1 stent

107 (82.9)

-

2 stent

22 (17.1)

-

Tuổi trung bình, BMI, huyết áp và các yếu tố nguy cơ của 2 nhóm tương đương nhau.
Tỷ lệ nam ở nhóm bệnh nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.
113


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Bảng 2: Đặc điểm Ea, Ees và VAC ở BN BTTMCBMT.
Chỉ số

Nhóm bệnh (n = 129)

Nhóm chứng (n = 40)


p

Ea (mmHg/ml)
Trung vị (KTPV)

2,52
(1,88 - 3,30)

2,51
(2,05 - 2,96)

0,99

Ees (mmHg/ml)
Trung vị (KTPV)

3,87
(2,88 - 4,97)

4,38
(3,70 - 5,29)

0,04

VAC
Trung vị (KTPV)

0,64
(0,54 - 0,79)


0,57
(0,52 - 0,68)

0,02

Ees ở nhóm bệnh giảm trong khi VAC tăng cao hơn so với nhóm chứng. Ea giữa 2 nhóm
nghiên cứu không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3: Sự biến đổi chỉ số Ea, Ees và VAC sau can thiệp ĐMV qua da.
Ea (mmHg/ml)
Trung vị (KTPV)

Ees (mmHg/ml)
Trung vị (KTPV)

VAC
Trung vị (KTPV)

Trước can thiệp
(n = 129)

2,52
(1,88 - 3,3)

3,87
(2,88 - 4,96)

0,64
(0,54 - 0,79)


Sau 7 ngày
(n = 129)

2,4
(1,93 - 2,96)

3,7
(2,75 - 5,06)

0,63
(0,51 - 0,75)

Sau 1 tháng
(n = 114)

2,45
(1,91 - 2,45)

4,3
(3,1 - 5,97) *

0,60
(0,5 - 0,74)

Sau 3 tháng
(n = 102)

2,14
(2,14 - 3,53)


4,95
(3,78 - 6,63) *

0,51
(0,45 - 0,65) *

Sau 6 tháng
(n = 97)

2,63
(2,11 - 3,43)

5,15
(4,15 - 7,05) *

0,48
(0,42 - 0,62) *

0,23

0,01

0,01

Chỉ số

p

Chú thích: *: p < 0,05 so với nhóm trước can thiệp.
Ea không có sự khác biệt giữa nhóm trước và sau can thiệp. Ees sau 1, 3 và 6 tháng

tăng hơn trước can thiệp có ý nghĩa. Trong khi đó, chỉ số VAC sau can thiệp 3 tháng
và 6 tháng giảm có ý nghĩa so với trước can thiệp.
Bảng 4: Sự biến đổi chỉ số VAC sau can thiệp ĐMV qua da theo số nhánh ĐMV
tổn thương.
Số nhánh
Chỉ số VAC
Trước can thiệp

Sau can thiệp 7 ngày

114

1 nhánh

2 nhánh

≥ 3 nhánh

(n = 57)

(n = 41)

(n = 31)

0,61

0,61

0,68


(0,53 - 0,80)

(0,53 - 0,80)

(0,59 - 0,93)

0,65

0,65

0,65

(0,52 - 0,78)

(0,52 - 0,78)

(0,54 - 0,82)


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Sau can thiệp 1 tháng

Sau can thiệp 3 tháng

Sau can thiệp 6 tháng

0,55

0,55


0,63

(0,48 - 0,69)

(0,48 - 0,69)

(0,48 - 0,78)

0,54

0,54

0,48

(0,46 - 0,7)*

(0,46 - 0,7)*

(0,44 - 0,63)*

0,47

0,47

0,55

(0,39 - 0,57)*

(0,39 - 0,57)*


(0,43 - 0,69)*

0,004

0,004

0,0001

p

Chú thích: *: p < 0,05 so với nhóm trước can thiệp.
Ở cả 3 nhóm, chỉ số VAC sau can thiệp giảm có ý nghĩa. Thời điểm ngay sau can
thiệp và 1 tháng, chỉ số VAC chưa có sự thay đổi nhưng sau can thiệp 3 - 6 tháng, chỉ
số VAC có xu hướng giảm dần.
Bảng 5: Sự biến đổi của chỉ số VAC sau can thiệp ĐMV qua da theo số lượng stent.
Số lượng stent

1 stent

2 stent

(n = 107)

(n = 22)

Trước can thiệp

0,63

0,65


Trung vị (KTPV)

(0,54 - 0,79)

(0,52 - 0,89)

0,64

0,61

(0,51 - 0,76)

(0,53 - 0,77)

0,61

0,55

(0,5 - 0,75)

(0,49 - 0,68)

0,51

0,49

(0,46 - 0,66) *#

(0,45 - 0,54) *#


0,48

0,51

(0,42 - 0,62) *#

(0,42 - 0,60) *#

0,0001

0,028

Chỉ số VAC

Sau can thiệp 7 ngày
Trung vị (KTPV)
Sau can thiệp 1 tháng
Trung vị (KTPV)
Sau can thiệp 3 tháng
Trung vị (KTPV)
Sau can thiệp 6 tháng
Trung vị (KTPV)
p

p

0,9

0,92


0,2

0,35

0,81

Chú thích: *: p < 0,05 so với nhóm trước can thiệp, #: p < 0,05 so với nhóm sau
7 ngày can thiệp.
Chỉ số VAC giữa nhóm đặt 1 stent và 2 stent không có sự khác biệt ở tất cả thời
điểm. Khi theo dõi dọc, sau 3 - 6 tháng, VAC ở từng nhóm có xu hướng giảm dần so
với trước và sau can thiệp 7 ngày.
115


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Bảng 6: Sự biến đổi của chỉ số VAC sau can thiệp ĐMV qua da theo vị trí đặt stent.
Vị trí

LAD
(n = 58)

LCx
(n = 23)

RCA
(n = 43)

p


Trước can thiệp trung vị
(KTPV)

0,64
(0,53 - 0,83)

0,67
(0,57 - 0,75)

0,62
(0,54 - 0,77)

0,8

Sau 7 ngày trung vị
(KTPV)

0,64
(0,52 - 0,8)

0,66
(0,57 - 0,73)

0,60
(0,5 - 0,75)

0,5

Sau 1 tháng trung vị
(KTPV)


0,61
(0,53 - 0,69)

0,64
(0,47 - 0,78)

0,6
(0,50 - 0,74)

0,97

Sau 3 tháng trung vị
(KTPV)

0,50
(0,46 - 0,66)

0,52
(0,47 - 0,67)

0,50
(0,46 - 0,66)

0,69

Sau 6 tháng trung vị
(KTPV)

0,48

(0,4 - 0,64)

0,53
(0,43 - 0,65)

0,49
(0,42 - 0,6)

0,6

0,0001

0,29

0,0001

VAC

p

Chỉ số VAC không khác biệt giữa các vị trí đặt stent tại tất cả thời điểm. Trong nhóm
stent LAD và RCA, chỉ số VAC ngay sau can thiệp 7 ngày chưa có sự biến đổi, nhưng
ở thời điểm sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng, VAC bắt đầu giảm có ý nghĩa so với
trước can thiệp và sau can thiệp 7 ngày. Riêng nhóm đặt stent LCx, chỉ số VAC khác
biệt trước và sau can thiệp ở các thời điểm không có ý nghĩa.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 129 BN
BTTMCBMT và 40 BN thuộc nhóm chứng.
Đặc điểm chung về tuổi, giới của 2 nhóm
tương đương nhau (bảng 1).

Ở những BN bị bệnh ĐMV, Ees thường
giảm, đồng thời Ea tăng do co mạch và
nhịp tim nhanh dưới tác dụng của việc
kích hoạt hormon thần kinh. Người ta
thấy tỷ lệ Ea/Ees > 1,0 ở BN nhồi máu cơ
tim. Ở những BN nhồi máu cơ tim diện
rộng, tình trạng bệnh nặng, tỷ lệ này lại
càng cao. Ees là chỉ số đánh giá độ cứng
của thất trái, đại diện cho khả năng co
bóp của thất trái. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, Ees của nhóm bệnh ĐMV nhỏ
hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng trong
khi Ea lại không biến đổi. Ngược lại,
116

VAC của nhóm bệnh cao hơn so với
nhóm chứng. Điều này chứng tỏ ở những
BN BTTMCBMT đã xảy ra tình trạng bất
tương hợp giữa thất trái và hệ động mạch.
Antonini cũng nhận thấy, Ees ở nhóm sau
nhồi máu cơ tim giảm (p = 0,015), còn VAC
ở nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng (p < 0,01) (Antonini-Canterin F,
Enache R, Popescu BA, 2009). Gây thắt
ĐMV trên chó thực nghiệm, sau đó theo
dõi sau 2 tháng, Mathieu nhận thấy Ea và
Ees cũng giảm nhiều (p < 0,001). Kết quả
là tỷ lệ Ees/Ea giảm rõ rệt (1,4 ± 0,2 và
0,6 ± 0,1; p < 0,001). Trong các nghiên
cứu thực nghiệm được tiến hành bằng

phương pháp xâm nhập, việc Ea đo được
đều cao hơn sau khi gây thiếu máu là do
trong quá trình này, nhóm nghiên cứu
không được dùng thuốc theo phác đồ


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
điều trị nội khoa tối ưu, dẫn đến sự khác
biệt trên (Mathieu M. et al, 2010).
1. Biến đổi chỉ số Ea, Ees, VAC sau
can thiệp ĐMV qua da
Chúng tôi nhận thấy Ees ở thời điểm
sau can thiệp 1 - 3 - 6 tháng tăng hơn có
ý nghĩa so với trước can thiệp. VAC sau
3 tháng và 6 tháng giảm có ý nghĩa so với
trước can thiệp. Lanoye thực hiện nghiên
cứu về VAC sau tái tưới máu trên lợn
thực nghiệm được gây tắc LAD, sau đó
tác giả đánh giá chức năng tim và động
mạch vào các thời điểm sau 1 giờ, 2 giờ
và can thiệp ĐMV sau 3 giờ. Tác giả nhận
thấy biểu đồ thể tích - áp lực ESPVR tăng
độ dốc và đường cong dịch chuyển sang
bên phải, chứng tỏ Ees giảm. Nhưng ngay
sau tái tưới máu 4 giờ vào thời điểm
T300, chưa thấy có sự cải thiện về chỉ số
Ees và VAC so với thời điểm T60 trước tái
tưới máu (Lanoye L., Segers P., 2007).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận
vào thời điểm sau can thiệp 7 ngày,

Ees và VAC hầu như chưa thay đổi so với
trước can thiệp. Nghiên cứu của Trambaiolo
sau can thiệp ĐMV qua da, VAC cũng
giảm (1,74 ± 0,8 và 1,24 ± 0,09, p = 0,021).
Các thông số khác như EF, SV cũng
được cải thiện, giảm mức độ rối loạn vận
động vùng (WMSI) từ 2,16 ± 0,47 xuống
2,05 ± 0,54; p = 0,025. Do vậy, can thiệp
ĐMV qua da kết hợp điều trị nội khoa giúp
tăng sức co bóp cơ tim, cải thiện VAC,
giúp hệ tim mạch hoạt động hiệu quả hơn
(Trambaiolo P. , Bertini P. et al, 2019).
2. Liên quan giữa VAC sau can thiệp
với số nhánh ĐMV tổn thương
Theo dõi dọc thời gian trung bình là
4,7 ± 2,3 tháng, chúng tôi nhận thấy VAC
ở nhóm tổn thương 1 nhánh - 2 nhánh

hay ≥ 3 nhánh cải thiện đáng kể, đặc biệt
là vào thời điểm 3 và 6 tháng. Điều này
chứng tỏ VAC cải thiện đáng kể sau can
thiệp ĐMV qua da. Theo Kass, sự tương
hợp cũng ảnh hưởng đến tình trạng tưới
máu cơ tim, làm tăng dòng chảy ĐMV
trong thì tâm thu lên tới 50%. Sự tăng độ
cứng của thất và động mạch ảnh hưởng
tới các vùng thiếu máu cơ tim, làm tăng
áp lực thất trái cuối tâm trương, làm giảm
chức năng tâm thu và tâm trương.
Theo Remmelink, khi nghiên cứu BN sau

can thiệp ĐMV qua da, tác giả không thấy
sự cải thiện về tỷ lệ Ea/Ees so với trước
can thiệp. Do thời điểm tác giả đo bằng
phương pháp xâm nhập là ngay sau khi
tiến hành can thiệp ĐMV qua da nên các
chỉ số chưa thể hiện được sự biến đổi
(Remmelink M. MD, Krischan D. et al, 2010).
3. Liên quan giữa VAC sau can thiệp
với số lượng stent
Ở nhóm đặt 1 stent và 2 stent, chúng
tôi nhận thấy VAC giữa 2 nhóm không có
sự khác biệt ở tất cả thời điểm sau can
thiệp. Nhưng trong từng nhóm khi theo
dõi dọc, VAC tại thời điểm 3 và 6 tháng
có sự cải thiện so với trước và sau can
thiệp 7 ngày. Nghiên cứu cho thấy bệnh
lý ĐMV ảnh hưởng đến độ cứng của hệ
động mạch, độ nặng của ĐMC dẫn đến
sự thiếu hụt các markers đánh giá độ
cứng của động mạch, rối loạn chức năng
thất trái cũng như tình trạng suy tim.
Thiếu máu cơ tim gây tình trạng giảm
chức năng tâm thu thất trái theo chiều
dọc và làm tăng hậu gánh do tăng độ
cứng động mạch, ảnh hưởng đến VAC.
Khi can thiệp ĐMV qua da, các tình trạng
này được cải thiện. Do vậy, VAC cùng với
sức căng thất trái theo chiều dọc và độ
117



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
cứng của động mạch cũng giảm rõ rệt từ
đó, dẫn đến cải thiện sự tương hợp.
4. Liên quan giữa VAC sau can thiệp
với vị trí đặt stent
Khi phân chia từng vị trí đặt stent,
chúng tôi nhận thấy tại thời điểm trước và
sau can thiệp ĐMV qua da 7 ngày, 1, 3
hay 6 tháng, VAC không có sự khác biệt
giữa các vị trí đặt stent. Theo Rememlink,
sau can thiệp đều không có sự khác biệt
về hoạt động từng vùng của thất trái
giữa nhóm tổn thương LAD và RCA
(Remmelink Maurice, Robbert J. de Winter
et al, 2009). Trong nghiên cứu của Sikora,
tác giả nhận thấy độ đàn hồi thất trái và
sức căng theo chiều dọc ở các vùng chi
phối của 3 ĐMV không có sự khác biệt.
Theo dõi sau can thiệp ĐMV, sức căng
theo chiều dọc từng vùng chi phối riêng
của ĐMV đều có sự cải thiện chứng tỏ độ
đàn hồi cơ tim tăng (Sikora-Frac M.,
Zaborska B. et al, 2019). Như vậy, không
có sự khác biệt về VAC và các thành tố
của nó giữa các vị trí đặt stent khác nhau.
KẾT LUẬN
Ees ở BN BTTMCBMT nhỏ hơn còn
VAC lại cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
chứng. Sau can thiệp ĐMV qua da, Ees

sau can thiệp tăng có ý nghĩa còn VAC
giảm có ý nghĩa so với trước can thiệp.
Ea, Ees và VAC ở tất cả thời điểm sau can
thiệp không có sự khác biệt giữa số
lượng stent cũng như vị trí stent.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen C.H., Fetics B., Nevo E., et al.
Noninvasive single-beat determination of left
ventricular end-systolic elastance in humans.
J Am Coll Cardiol. 2001, 38 (7), pp.2028-2034.

118

2. Antonini-Canterin F., Enache R., Popescu
B.A. Prognostic value of ventricular-arterial
coupling and B-type natriuretic peptide in patients
after myocardial infarction: A five-year followup study. J Am Soc Echocardiogr. 2009, 22,
pp.1239-1245.
3. Mathieu M. et al. Ventricular-arterial
uncoupling in heart failure with preserved
ejection fraction after myocardial infarction
in dogs - invasive versus echocardiographic
evaluation. BMC Cardiovascular Disorders.
2010, 10, pp.32-42.
4. Lanoye L., Segers P. Cardiovascular
haemodynamics and ventriculo-arterial coupling
in an acute pig model of coronary ischaemiareperfusion. Exp Physiol. 2007, 92 (1),
pp.127-137.
5. Trambaiolo P., Bertini P. et al. Evaluation
of ventriculo-arterial coupling in ST elevation

myocardial infarction with left ventricular
dysfunction treated with levosimendan.
Int J Cardiol. 2019, 288, pp.1-4
6. Remmelink M. MD, Krischan D. et al.
Effects of mechanical left ventricular unloading
by impella on left ventricular dynamics in
high-risk and primary percutaneous coronary
intervention patients. Catheterization and
Cardiovascular Interventions. 2010, 75, 187-194.
7. Remmelink Maurice, Robbert J. de Winter
et al. The effect of repeated ischemic periods
on left ventricular dynamics during percutaneous
coronary intervention. Cardiac hemodynamics
in PCI: Effects of ischemia, reperfusion and
mechanical support. Amsterdam: University of
Amsterdam. 2009, pp.26-32.
8. Sikora-Frac M., Zaborska B. et al.
Improvement of left ventricular function after
percutaneous coronary intervention in patients
with stable coronary artery disease and
preserved ejection fraction: Impact of diabetes
mellitus. Cardiology Journal. 2019.



×