Những vấn đề chung về quản lý lao động ở các doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ
I. lao động và đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp thương mại, dịch
vụ.
1. Một số các khái niệm về lao động và đặc điểm lao động trong các DNTM
1.1.Khái niệm về lao động trong DNTM
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người gồm hoạt động có ý
thức,có mục đích nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần phù hợp
với nhu cầu của bản thân và xã hội. Lao động chính là sự vận động tiêu hao sức
lao động của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất,là sự kết hợp giữa
sức lao động với tư liệu sản xuất. Lao động gồm lao động sống (lao động hiện
tại) và lao động vật hoá (lao động quá khứ). Lao động vật hoá là lao động được
kết tinh trong sản phẩm của các quá trình lao động trước. Lao động có năng
suất,chất lượng và hiệu quả cao chính là nhân tố quyết định sự phát triển chung
của toàn xã hội.
Vì vậy,không những trong lĩnh vực sản xuất vật chất đòi hỏi phải hao phí sức
lao động mà ngay cả trong lưu thông hàng hoá cũng đòi hỏi phải hao phí sức lao
động để thực hiện lưu thông hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu
dùng. Các-Mác nói: “Hàng hoá không thể tự mình đi tới thị trường được,cũng
không thể tự mình trao đổi với nhau được”. Lưu thông hàng hoá chính là một
khâu của quá trình tái sản xuất của xã hội, nó đòi hỏi phải có thời gian và chi
phí.Theo đà phát triển tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội, lưu thông hàng hoá
ngày càng mở rộng, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và văn minh hàng hoá
cho người tiêu dùng, vì vậy đòi hỏi bộ phận lao động trong lĩnh vực thương
mại-dich vụ ngày càng gia tăng. Đây chính là một bộ phận lao động cần thiết
của toàn bộ lao động xã hội.
1.2.Đặc điểm lao động trong các DNTM
Như trên đã trình bày,bộ phận lao động này thực hiện chức năng lưu chuyển
hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng.Tỷ trọng của bộ phận lao
động này tăng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của lực lượng sản xuất
trong xã hội, năng suất lao động cũng như cơ chế quản lý nền kinh tế.
* Xuất phát từ chức năng của thương mại: Có 4 chức năng
Thứ nhất: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và với
nước ngoài. Đây là chức năng xã hội của thương mại, với chức năng này, các
doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường hàng
hóa, dịch vụ; huy động và sử dụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt
mọi nhu cầu của xã hội; thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong nền
KTQD và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ trong quá trình kinh
doanh. Để thực hiện chức năng này, các doanh nghiệp thưoeng mại nói chung
cần có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có một hệ thống quản lý kinh doanh, tài
sản cố định và tài sản lưu động riêng.
Thứ hai: Thông qua quá trình lưu thông hàng hóa, thương mại thực hiện chức
năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Thực hiện chức năng này,
các doanh nghiệp thương mại phảI tổ chức công tác vận chuyển hàng hóa, tiếp
nhận, bảo quản, phân loại và lắp ghép đồng bộ hàng hóa…
Thứ ba: Thông qua hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa trong và ngoài nuớc
cũng như thực hiện các dịch vụ, thương mại còn làm chức năng gắn sản xuất
với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện
chính sách mở cửa nền kinh tế.
Thứ tư: Chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ qua đó thương mại đáp
ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của
người lao động đồng thời chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa là chức
năng quan trọng của thương mại. Thực hiện chức năng này, thương mại tích cực
phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lưu thông thông suốt là thực
hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại, dịch vụ.
* Xuất phát từ lĩnh vực thương mại: Hoạt động thương mại là quá trình mà ở
đó quá trình sản xuất kinh doanh không tạo ra giá trị mới đối với sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà nó chỉ làm tăng thêm và duy trì giá trị sử dụng của những hàng
hóa đó mà thôi.
* Lao động trong thương mại được phân chia, tổ chức sắp xếp theo từng lĩnh
vực lưu thông sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
+ Lao động trong lĩnh vực lưu thông bổ xung
+ Lao động trong lĩnh vực lưu thông thuần tuý
* Lực lượng lao động trong ngành thương mại hoạt động trực tiếp gắn với
nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, từ đó cũng đặt ra yêu cầu đối với quá
trình kinh doanh.
* Thị trường hoạt động của thương mại là tương đối rộng, cả trong và ngoài
nước
2. Phân loại lao động ở các DNTM, Dịch vụ
Trong hoạt động kinh doanh thương mại,lao động được phân loại theo những
tiêu thức chính sau.
2.1.Theo tính chất sản xuất của lao động
Lao động trong kinh doanh thương mại được chia làm hai bộ phận:
* Bộ phận lao động trực tiếp: Là bộ phận lao động tiếp tục quá trình sản xuất
trong khâu lưu thông như: vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bao gói, gia công chế
biến, lắp đặt...Đây là bộ phận lao động sản xuất nhằm tiếp tục hoàn chỉnh sản
phẩm.Hao phí của lao động bộ phận này là việc tạo ra giá trị mới và một phần
giá trị sử dụng.
* Bộ phận lao động gián tiếp: Là bộ phận lao động phục vụ cho quá trình thay
đổi giá trị của hàng hoá từ tiền sang hàng và ngược lại như: mua, bán, hạch
toán, thống kê...
2.2.Theo nghiệp vụ kinh doanh thương mại
Lao động được chia thành ba bộ phận:
* Bộ phận lao động kinh doanh cơ bản: Là bộ phận lao động thực hiện các
nghiệp vụ mua bán, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ...
* Bộ phận lao động ngoài kinh doanh: Là bộ phận lao động làm các công việc
khác trong các doanh nghiệp thương mại như: y tế,xây dựng cơ bản...
2.3.Theo giác độ quản lý lao động
Xu thế hiện nay trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp
thương mại nói riêng có hai bộ phận lao động:
* Bộ phận lao động trong danh sách (biên chế ): Đây là bộ phận lao động làm
việc lâu dài trong doanh nghiệp theo cơ chế quản lý lao động trước đây.
* Bộ phận lao động hợp đồng: Là bộ phận làm việc theo hợp đồng ngắn hạn và
dài hạn trong các doanh nghiệp thương mại.
2.4. Theo mức độ tham gia quản trị doanh nghiệp
Lao động có thể chia thành nhiều bộ phận:
* Cán bộ quản trị cao cấp: Là bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp như : Tổng giám
đốc,Giám đốc...
* Cán bộ quản trị cấp trung gian: Đây là bộ phận cán bộ quản trị nằm ở giữa bộ
phận quản tị cấp cao và bộ phận quản trị cấp thấp.
* Cán bộ quản trị cấp thấp: Là những lao động được giao trách nhiệm quản trị
một tổ, đội, ca, bộ phận không có cấp dưới. Họ vừa quản trị vừa trực tiếp tham
gia thực hiện công việc như những người lao động khác.
* Công nhân: Là bộ phận lao động trực tiếp thực hiện những công viêc hàng
ngày.
Tất cả những bộ phận nêu trên thường gọi chung là nhân sự trong các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng.
Ngoài ra người ta còn phân loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau như:
Theo lứa tuổi, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật; Theo giới tính , theo dân
tộc , theo đoàn thể...
II. Nội dung tổ chức và quản lý lao động ở các doanh nghiệp thương mại,
dịch vụ
1.Việc làm , định mức lao động , nội quy lao động và tổ chức lao động
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập , không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm.Trong các doanh nghiệp thương mại , dịch vụ việc
xác định khối lượng công việc hay việc làm là cơ sở để xác định số lượng lao
động.
* Định mức lao động: Là khối lượng công việc mà một lao động có thể hoàn
thành trong một đơn vị thời gian (ca, ngày) trong điều kiện trang bị kỹ thuật và
tổ chức lao động của doanh nghiệp kỳ kế hoạch.Việc xây dựng các định mức lao
động đúng đắn, khoa học, tiên tiến sẽ giúp cho việc tổ chức lao động một cách
khoa học.
Nội quy lao động có những nội dung chủ yếu sau:
• Thời gian làm việc và thời gian nghỉ nghơi
• Trật tự trong doanh nghiệp
• An toàn lao động và vệ sinh lao động trong khu vực làm việc
• Tuyệt đối bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của doanh
nghiệp
• Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao
động và trách nhiệm vật chất.
Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người lao động và những
điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
* Về tổ chức lao động trong doanh nghiệp : Điều quan trọng nhất là phải có
phân công lao động rõ ràng, cụ thể và phải có sự hợp tác trong dây chuyền lao
động.
Phải bố trí khoa học nơi làm việc, vừa phù hợp giữa công cụ dụng cụ và người
lao động,bảo đảm phục vụ tốt nơi làm việc như : ánh sáng, điện, thông gió,
đường ra, vào...
2. Hoạch định tài nguyên nhân sự
Với mỗi doanh nghiệp thương mại cụ thể, tài nguyên nhân sự chỉ có
hạn.Những hạn chế cụ thể là trình độ quản lý kinh tế, trình độ kỹ thuật, nghiệp