GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 90012000 TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP
1. Phương hướng và kế hoạch phát triển trong thời gian tới
Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế hiện nay thì nhu cầu
của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao đối với sản phẩm xây dựng
không những về mặt chất lượng. Chính vì thế, mà Công ty Cổ phần Xây dựng
Công nghiệp luôn đề ra phương hướng và kế hoạch phát triển trong một vài năm
tới cao hơn những năm vừa qua.
* Về nguyên vật liệu cho sản xuất thi công: Cần đảm bảo nguồn nguyên
liệu cho sản xuất thi công trước mắt cũng như lâu dài, trong đó, vẫn phải coi
trọng việc đảm bảo chất lượng theo quy định của nghành nói chung và của
Công ty nói riêng.
* Về cơ sở hạ tầng: Để cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu sản xuất thi
công và nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã tiếp
tục đầu tư tu bổ các kho đồng thời nâng cấp các văn phòng làm việc. Ngoài ra,
Công ty còn phải mua sắm thêm các xe chuyên chở để vận chuyển nguyên vật
liệu đến các công trình thi công ở các địa điểm khác nhau, đặc biệt là các vùng
núi cao
* Về máy móc thiết bị: Công ty đã dành một phần vốn tự có của mình và
ngân sách của nhà nước để sữa chữa và đổi mới một số máy móc thiết bị nhằm
phục vụ tốt hơn quá trình thi công các công trình. Công ty phải sữa chữa và bảo
dưỡng máy móc định kỳ tránh tình trạng công việc bị ngừng trệ do máy móc
thiết bị bị hỏng hóc chưa sữa chữa kịp thời. Bên cạnh đó, đó phòng kỹ thuật thi
công phải quản lý máy móc chặt chẽ hơn nữa để sử dụng tối đa năng lực của
máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động cao nhất có thể
* Về chất lượng các công trình thi công: Chất lượng công trình là yếu tố chủ
chốt quyết định tới khả năng cạnh tranh và việc tồn tại của Công ty. Do đó lãnh
đạo Công ty luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng các công trình.Nâng cao
chất lượng các công trình bằng cách áp dụng một số công nghệ mới trong thi
công như khoan cọc nhồi, đổ dầm, làm móng… hoàn thiện qui trình thi công theo
lô. Đồng thời duy trì tốt và ngày càng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001: 2000. Về đào tạo, Công ty sẽ thực hiện thường xuyên nhằm mục đích
nâng cao tay nghề và nhận thức về chất lượng của cán bộ công nhân viên trong
Công ty. Đào tạo để đội ngũ công nhân luôn đáp ứng được yêu cầu về trình độ
học vấn và ý thức chất lượng, tránh tình trạng chênh lệch trình độ tay nghề với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngoài ra trong những năm tới Công ty sẽ chú
trọng đến việc thay thế một số thiết bị đo lường hiện đại để các công trình thi
công có chất lượng ngày càng cao.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp
Trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Tại
công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã đạt được nhiều kết quả khả quan
song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Những kết quả đó đang
là động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong
quá trình áp dụng ISO 9001: 2000 trong những năm tiếp tới nói riêng, còn tồn
tại lại gây ra nhiều trở ngại cho Công ty. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công
ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mà theo em là phù hợp với điều
kiện của Công ty trong quá trình áp dụng ISO 9001: 2000 như sau:
2.1. Mở rộng giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề
và bồi dưỡng kiến thức về ISO 9001: 2000 cho toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty.
Nhận thức của lãnh đạo là yếu tố quyết định sự thàng công của quá trình áp
dụng ISO 9001, tạo môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động quản lý chất lượng,
thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo đối với vấn đề chất lượng.
Nhận thức của các thành viên khác là yếu tố đảm bảo cho sự thành công đó. Do
đó, mở rộng việc giáo dục đào tạo về mô hình quản lý chất lượng đến mọi thành
viên trong Công ty đó là điều cần thiết phải làm. Công ty cũng đã tiến hành đào
tạo nhưng với số lượng ít và là đào tạo tại công ty và là đào tạo trong quá trình
làm việc. Trong Công ty vẫn còn tồn tại nhiều người lao động làm việc theo thói
quen, cách nghĩ, cách làm cũ. Để làm được điều đó thì đầu tiên, lãnh đạo Công
ty phải có nhận thức đúng đắn, am hiểu sâu sắc về các vấn đề có liên quan đến
chất lượng. Lãnh đạo là đầu tàu, là tấm gương cho mọi người trong Công ty noi
theo. Sự cam kết của lãnh đạo là liều thuốc kích thích mọi người hiểu vấn đề
chất lượng một cách đầy đủ hơn và qua đó, thấy rõ được lòng nhiệt tình và sự
quyết tâm của ban lãnh đạo đối với vấn đề chất lượng của Công ty. Lãnh đạo
không những đưa ra cam kết mà còn đề ra các chính sách cũng như mục tiêu
chất lượng cho Công ty. Bởi vậy, lãnh đạo phải theo sát tình hình hoạt động của
Công ty cũng như chủ trương của Tổng công ty đưa xuống để đưa ra mục tiêu chất
lượng phù hợp với từng thời kỳ, từng hoàn cảnh nhất định.
Dù ở cấp lãnh đạo cao nhất thì không phải chỉ dừng lại ở việc hoạch định là
xong mà còn phải tham gia vào các dự án cải tiến. Đồng thời, lãnh đạo phải hoàn
thành được quá trình đào tạo, huấn luyện cho người công nhân, phân bổ trách nhiệm
và quyền hạn phù hợp cho họ nhằm hỗ trợ cho việc đạt mục tiêu chất lượng, tạo uy tín
giữa người lãnh đạo đối với toàn thể công nhân viên trong toàn Công ty.
Một đội ngũ rất quan trọng trong Công ty đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
trung gian bao gồm các phòng ban, quản đốc phân xưởng, các giám sát viên ở
Công ty trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng. Các cán bộ này của Công ty
cần được đào tạo các kỹ thuật thống kê trong công tác quản lý để kiểm tra, kiểm
soát chất lượng. Sử dụng các kỹ thuật thống kê trong kiểm soát chất lượng cho
chúng ta biết được quá trình đó có ổn định hay không? mức độ biến thiên của
quá trình có nằm trong giới hạn cho phép hay không?
Đối tượng cần được đào tạo nữa đó là độ ngũ công nhân viên trực tiếp
tham gia sản xuất thi công các công trình. Đây là lực lượng chủ yếu của Công ty
nên nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo là phải giúp họ thấy được ý thức, trách
nhiệm, tinh thần tự giác và tính tập thể cùng nhau hoạt động vì mục tiêu chung
của Công ty. Công việc này cần thực hiện thông qua các kỳ thi nâng bậc thợ để
đánh giá lại đội ngũ công nhân và phân công lại công nhân có tay nghề khá,
trung bình, yếu. Mặt khác, Công ty phải đào tạo cho công nhân kỹ năng hợp tác
với các đối tác nội bộ, tức là làm cho họ hiểu quá trình thi công, công đoạn sau
là đối tác của mình để từ đó họ tăng năng suất, chất lượng. Cuối cùng Công ty
cần truyền đạt rõ cho các công nhân về chất lượng, chú ý giải thích các thuật
ngữ và khái niệm. Hầu hết mọi người đều có thể liên hệ vấn đề chất lượng và
quản lý chất lượng trong cuộc sống riêng, cuộc sống gia đình của họ. Chất
lượng là vấn đề thường nhật gần gũi do đó, nếu chúng ta nhạy cảm quan tâm
đến các trình độ khác nhau về tư duy và kinh nghiệm thì sẽ ít vấp phải thái độ
chống đối.
Như vậy thông qua đào tạo thì các triết lý của chương trình quản lý chất
lượng mới đồng bộ mới phổ biến sâu rộng vào tâm trí của người lao động. Bằng
sự nỗ lực của tất cả mọi thành viên trong Công ty chắc chắn hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như việc áp dụng ISO 9001: 2000 sẽ hiệu quả hơn.
2.2 Thành lập Phòng ISO.
Hệ thống quản lý chất lượng là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ
thống quản trị kinh doanh. Nó có quan hệ và tác động qua lại với các hệ thống
khác trong hệ thống quản trị như hệ thống quản trị Marketing, hệ thống quản trị
công nghệ, hệ thống quản trị tài chính, hệ thống quản trị nhân sự. Do đó lãnh
đạo Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp phải quan tâm đến công tác quản
lý chất lượng hơn nữa, cần phải có sự đầu tư về người và vật chất đúng với tầm
quan trọng vốn có của nó.
Trên thực tế, Công ty cũng đã tổ chức ra ban ISO của mình song thành
phần đều là cán bộ kiêm nhiệm được huy động từ các phòng ban khác. Điều này
rất dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công việc và thực hiện các hoạt
động quản lý chất lượng sơ sài do thiếu thời gian. Vì thế để phát huy tối đa vai
trò của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 thì Công ty cần phải thành
lập phòng ISO hoạt động một cách độc lập và chuyên môn . Các cán bộ của
phòng phải có kiến thức chuyên môn về quản lý chất lượng. Công ty phải cần
tiến hành đào tạo thường xuyên, cập nhật thông tin về các vấn đề chất lượng, về
phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới, kinh nghiệm áp dụng của
các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp phát triển khác qua đó nâng
cao trình độ chuyên môn, triển khai áp dụng ISO hiệu quả hơn.
Bên cạnh thành lập phòng ISO thì Công ty cũng cần tổ chức các nhóm chất
lượng trong Công ty. Nhóm chất lượng là nhóm các thành viên tự nguyện tham
gia hoạt động cải tiến chất lượng trong toàn Công ty. Nhóm chất lượng sẽ cho
phép công nhân viên trong toàn Công ty cùng tham gia đề xuất ý kiến giải quyết
các bài toán chất lượng, phát huy được sự sáng tạo và xây dựng bầu không khí
hoà hợp trong Công ty.
Việc hình thành nhóm chất lượng cần phải cố có sự đồng ý và hướng dẫn,
giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty. Ban lãnh đạo phải quảng bá phong trào nhóm
chất lượng rộng khắp Công ty, làm cho người công nhân hiểu rằng hoạt động
của nhóm là vì quyền lợi và lợi ích của họ. Việc áp dụng nhóm chất lượng sẽ
gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân là do vẫn còn nếp sống khép kín trong mỗi
người công nhân. Tuy nhiên khi đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001: 2000 thì cần thiết phải thoát khỏi lối suy nghĩ kìm hãm sự phát triển đó để
cùng hướng tới mục tiêu chung của Công ty.
2.3 Củng cố và tăng vai trò trách nhiệm, hiệu lực của bộ phận ISO.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 là dựa trên tinh thần
tự nguyện của mỗi Công ty. Tuy nhiên khi đã áp dụng thì những người chọn lựa
để phụ trách các yêu cầu của ISO cũng như ban lãnh đạo phải có trách nhiệm
thực hiện tốt công việc được giao. Hiệu quả làm việc của các cán bộ phụ trách
ISO ảnh hưởng đến lợi ích mà ISO đem lại cho mỗi tổ chức. Đối với Công ty
Cổ phần Xây dựng Công nghiệp, để củng cố và tăng cường trách nhiệm của bộ
phận phụ trách ISO thì cần xây dựng hệ thống thưởng phạt rõ ràng. Do các
thành viên phụ trách ISO là những người thuộc các phòng ban khác nhau nên
đôi lúc vẫn còn nhầm lẫn. Công ty nên có các hình thức thưởng phạt rõ ràng cho
công việc thuộc quản lý chất lượng chẳng hạn như thưởng do các sáng kiến
trong hoạt động khắc phục và phòng ngừa các hành động không phù hợp,
thưởng do thúc đẩy các phong trào thi đua chất lượng trong Công ty... Mặt khác,
Công ty cũng phải làm cho các cán bộ phụ trách ISO hợp tác với nhau chặt chẽ
hơn thông qua việc tổ chức thường xuyên các hội nghị chất lượng, các buổi gặp
gỡ với các chuyên gia chất lượng ở các tổ chức khác. Từ đó, họ tạo điều kiện
trao đổi thông tin cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc thực hiện
các yêu cầu của ISO 9001:2000 giúp cho việc áp dụng hệ thống quản lý chât
lượng này có hiệu quả hơn.
2.4 Sử dụng linh hoạt các công cụ thống kê nhằm kiểm soát sự không
phù hợp và cải tiến chất lượng tại Công ty.
Trong điều kiện vốn đầu tư còn ít thì việc kiểm soát chất lượng đối với
Công ty rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho công trình thi công có chất lượng đảm bảo
mà còn giúp Công ty cải tiến chất lượng. Để làm được điều này, Công ty cần
tiến hành kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê. Các công cụ thống
kê như sơ đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, phiếu kiểm tra chất lượng, biểu đồ kiểm
soát, biểu đồ phân tán. Trên thực tế đã có nhiều Công ty áp dụng có hiệu quả
các công cụ này. Vì vây, Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp cũng cần áp
dụng linh hoạt các công cụ này vào kiểm soát các công trình thi công và cải tiến
chất lượng. Sau đây là một số công cụ thống kê cần áp dụng:
• Sơ đồ nhân quả: Sơ đồ nhân quả là công cụ để tập hợp và phân tích các
vấn đề về các nguyên nhân có thể dẫn đến các kết quả cụ thể. Với việc sử dụng
sơ đồ nhân quả ta xác đinh được nguyên nhân gây ra trục trặc chất lượng. Mặt
khác, nó còn giúp giáo dục, đào tạo người lao động tham gia vào quản lý chất
lượng. Các bước để xây dựng sơ đồ nhân quả như sau:
Bước 1: Chọn chỉ tiêu chất lượng cần phân tích ( ví dụ như kết cấu thép, xi
măng, độ lún... trong khi thi công )
Bước 2: Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu
mũi tên ghi chỉ tiêu chất lượng đó.
Bước 3: Xác định các phạm trù mà chúng ta cần tìm ra nguyên nhân ở đó.
Ghi chú vào các xương cá với các phạm trù tương ứng đó. Các phạm trù nói
chung gồm: con người, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị, phương pháp sản
xuất, đo lường.
Bước 4: Tìm các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các phạm trù chính vừa
xác định để tìm ra nguyên nhân gây trục trặc về chất lượng và ghi vào sơ đồ.
Bước 5: Điều chỉnh và thiết lập các sơ đồ nhân quả.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến công trình thi công không đạt tiêu
chuẩn.
thiết bị
bảo dưỡng
độ chính xác
của các cân kỹ thuật
con người
tay nghề
sự chú ý
thái độ
nguyên vật liệu
chất lượng nguyên vật liệu
chất lượng công trình
thời gian
phương pháp thi công
điều kiện thời tiết
nước
điện
tỷ lệ lỗi thi công không đúng tiêu chuẩn