GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THÂM NHẬP HÀNG MAY MẶC
CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG KHI THÂM
NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU
3.1.1 Cơ hội
Ngày 7/11/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO và
điều này mang lại cho Việt Nam nói chung cũng như ngành dệt may nói
riêng rất nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu. Thuế nhập khẩu nguyên
phụ liệu cho ngành dệt may từ các nước thành viên của WTO đương
nhiên sẽ giảm và nguồn cung cấp phong phú hơn, chi phí các dịch vụ
viễn thông, điện, nước sẽ giảm, điều đó tạo nên sức cạnh tranh cao hơn
của ngành dệt may khi tham gia sân chơi chung.
Ngoài ra, khi đã tham gia vào WTO thì các công ty dệt may sẽ đẩy
mạnh được xuất khẩu hàng của mình, không còn bị quản lý hạn chế bởi
Bộ thương mại (nay là bộ Công Thương) do hạn ngạch quota đã được
gỡ bỏ. Giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của các
doanh nghiệp sẽ được bình đẳng với các nước và ngành Dệt may Việt
Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP May Sài
Gòn 3, nhận định: “Ngành may Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn vì chế
độ hạn ngạch (quota) khi xuất khẩu vào EU. Khi Việt Nam gia nhập
WTO, những khó khăn này đã được tháo gỡ, khách hàng sẽ vững tâm
hơn khi làm ăn với các nhà sản xuất Việt Nam. Tư thế của các doanh
nghiệp Việt Nam cũng sẽ khác khi đàm phán với các nhà nhập khẩu
nước ngoài, chúng ta sẽ đỡ lép vế hơn, đỡ bị ép giá hơn...”. Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Quốc Ân cho biết: Cái được đầu
tiên khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là ngành dệt
may sẽ không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đối với thị trường EU.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, các luồng vốn đầu tư nước ngoài sẽ
đổ vào Việt Nam mạnh hơn, điều đó tạo điều kiện cho chúng ta trong
việc nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng giáo dục.
Đối với riêng ngành dệt may, nếu nhận được sự đầu tư từ nước ngoài,
chúng ta sẽ có điều kiện để cải thiện nâng cấp hệ thống máy móc để
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về
tiêu chuẩn từ phía bạn hàng EU. Thêm vào đó, với việc mở rộng và
nâng cao chất lượng trong việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ giúp ngành
dệt may Việt Nam tăng cường được một lực lượng cán bộ có trình độ,
có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thâm nhập thị trường nước
ngoài.
Tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ
tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thu và vận dụng cho
chiến lược phát triển. Thành viên WTO có những quốc gia là những nền
kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh
tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển ở trình độ cao. Gia nhập WTO
chúng ta sẽ có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới, tiếp thụ và ứng
dụng vào sản xuất, điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các
nước thành viên WTO; đồng thời tiếp nhận được nguồn nhân lực và vật
lực lớn từ những nước này. Bên cạnh đó, WTO còn có những chính sách
bảo hộ sản xuất trong nước hoặc những chính sách đối ngoại như chống
bán phá giá, áp dụng những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Trở thành thành viên của WTO, vai trò của Việt Nam trên trường
quốc tế được nâng cao. Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như các
quốc gia khác trong tổ chức này, đặc biệt trong quá trình giải quyết các
vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
Một thuận lợi nữa đối với ngành dệt may Việt Nam đó là : Ngành
dệt may Việt Nam chưa tự cung được nguyên vật liệu mà đa phần
thường phải nhập từ nước ngoài, khi gia nhập tổ chức WTO, thuế đánh
vào các loại nguyên phụ liệu này sẽ giảm, tạo điều kiện cho chúng ta
trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, góp phần
làm cho giảm giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm may mặc của ta
có khả năng cạnh tranh về giá cao hơn trước.
Thị trường hàng may mặc EU là một thị trường rộng lớn, có sức
tiêu thụ hàng hoá cao. Hơn thế nữa, đây còn là một thị trường có nhiều
thị trường ngách, nhu cầu về sản phẩm cũng như chất lượng, kiểu
dáng, mẫu mã rất đa dạng
3.1.2 Thách thức
Những khó khăn thách thức mà dệt may Việt Nam nói chung cũng
như là công ty may Đức Giang nói riêng phải đối mặt đó chính là sự
cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam gia nhập sân chơi chung WTO. Tuy
vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may
đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng
với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,
Pakixtan, Hàn Quốc....
Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như
phụ thuộc vào thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cho đến
thời điểm này ngoài lợi thế lao động ra, còn lại đều phải nhập khẩu với
tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học;
90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi
dệt. Nhập khẩu các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo...
cũng chiếm từ 30% đến 70% tổng nhu cầu. Đây là một trong những
điểm yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam so với các cường quốc xuất khẩu dệt may như
Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Hiện nay, khi nên kinh tế đối mặt với
nhiều khó khăn do biến động từ nên kinh tế lớn nhất thế giới là nền kinh
tế Mỹ thì giá cả của các mặt hàng nguyên phụ liệu đều tăng mạnh, điều
đó gây không ít trở ngại cho công ty may Đức Giang trong việc thu gom
nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện nay, khả năng cạnh tranh của
hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU thấp hơn so với các mặt
hàng tương tự của các đối thủ cạnh tranh về giá cả cao, mẫu mã chưa
đa dạng, chất lượng chưa ổn định, thương hiệu không nổi tiếng, kênh
phân phối hẹp lại phải qua các trung gian thương mại. Trong khi, hàng
may mặc của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca,
Bănglađét có giá cả giảm, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, có các chiến
lược xây dựng và quảng bá thương hiệu hiệu quả. Trong những năm
tới, khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài của Việt
Nam đối với các thị trường mặt hàng như sau.
3.2 ĐỊNH HƯỚNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG
SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2010
- Về thị trường: đến năm 2010, sẽ hoàn tất việc thâm nhập vào toàn
bộ các thị trường nằm trong khu vực EU (bao gồm 25 thị trường quốc
gia và lãnh thổ)
- Về mặt hàng : hiện nay các mặt hàng chủ đạo thâm nhập thị
trưòng EU là các mặt hàng: sơ mi, jăcket, quần âu. Công ty đang cố
gắng nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng, kiểu dáng mẫu mã của sản phẩm nhằm đáp ứng tầng lớp khách
hàng có nhu cầu cao hơn. Nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập
cao.
- Về doanh số: dự kiến đạt doanh số 60 triệu đôla xuất khẩu vào thị
trường EU vào năm 2010.
3.3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY THÂM NHẬP HÀNG MAY
MẶC CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.3.1 Giải pháp từ phía công ty :
- Thành lập phòng Marketing phục vụ quá trình thâm nhập thị
trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung
+ Cơ sở khoa học của giải pháp : Mỗi một công ty nếu muốn phát
triển thị trường mạnh đều phải có phòng Marketing, có thể nói đây chính
là bộ phận tạo nên hình ảnh của công ty và sản phẩm của công ty trong
mắt người tiêu dung. Sự thành công hay thất bại trong việc thâm nhập
một thị trường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của phòng Marketing.
Thị trường EU là một thị trường lớn với thói quen tiêu dùng sản
phẩm phong phú đa dạng. Điều đó tạo cho mỗi một thị trường lãnh thổ
trong thị trường EU có một nét riêng, đặc trưng khác biệt với các thị
trường khác. Thị trường EU cũng có rất nhiều thị trường ngách nhỏ lẻ.
Chính những điều này làm cho vai trò của công tác nghiên cứu thị
trường trong hoạt động thâm nhập thị trường EU là vô cùng quan trọng.
Nếu muốn thâm nhập thành công vào mỗi thị trường mới thì công ty đều
phải tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận chi tiết
để từ đó xác định được nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của mỗi thị
trường. Điều đó sẽ đảm bảo thành công cho quá trình thâm nhập của
công ty.
Nhưng hiện nay, ở công ty may Đức Giang chưa có phòng
Marketing phù hợp với tham vọng phát triển thị trường của công ty. Đó
là một điều bất cập lớn cần phải được giải quyết ngay. Do hiện nay
chưa có một phòng ban chuyên trách nhiệm vụ thâm nhập thị trường EU
nên nhiệm vụ này cho đến nay vẫn chưa được hoàn thành tốt, còn
nhiều vướng mắc. Do đó, thành lập phòng Marketing là một yêu cầu cấp
bách.
+ Nội dung của giải pháp thành lập phòng Marketing
Phòng Marketing của một công ty thường có 4 bộ phận, với 4
nhiệm vụ khác nhau:
Về kinh doanh: Có nhiệm vụ bán hàng cho các điểm bán, mở rộng
điểm bán, tăng chất lượng đơn hàng, phủ hàng...
Về trade Marketing (tiếp thị thương mại): Có nhiệm vụ hỗ trợ bán
hàng đến các điểm bán, bằng những chương trình khuyến mãi cho chủ
điểm bán hay những giá trị gia tăng cho chủ điểm bán.
Về customer Marketing (tiếp thị tiêu dùng): Có nhiệm vụ hỗ trợ bán
hàng đến người tiêu dùng, giảm tồn kho tại quầy kệ điểm bán, tạo
những giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.
Về brand Marketing (tiếp thị nhãn hiệu): Có nhiệm vụ gia tăng sự
nhận biết nhãn hiệu trong tâm trí người tiêu dùng theo sự định vị của
công ty.
+ Hiệu quả của giải pháp đối với việc thâm nhập thị trường may
mặc EU
Việc thành lập phòng Marketing sẽ giúp cho công ty có một bộ phận
chuyên trách nhiệm vụ thâm nhập thị trường EU, giúp cho công việc này
được phân bổ trách nhiệm rõ ràng và có sự chuyên môn hoá cao hơn.
Bộ phận này sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn thị trường, đề ra
các phương thức thâm nhập thị trường, xác định thời điểm thâm nhập
thị trường sao cho hợp lý, đạt kết quả cao. Đây sẽ là bộ phận chịu trách
nhiệm cho thành công và thất bại cho hoạt động thâm nhập thị trường
EU của công ty. Sự ra đời của bộ phận Marketing sẽ đảm bảo cho việc
thâm nhập thị trường EU được tiến hành một cách chuyên nghiệp và bài
bản hơn, nâng cao khả năng thành công của hoạt động thâm nhập thị
trường giàu tiềm năng này.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường EU
+ Cơ sở khoa học của giải pháp : Nghiên cứu thị trường là hoạt
động cơ bản và là nền tảng của quá trình thâm nhập thị trường. Nghiên
cứu thị trường giúp ta hiểu được thói quen, thẩm mỹ cũng như nhu cầu
của thị trường đó, từ đó giúp ta đề ra được các phương án chiến lược
chính xác nhằm thâm nhập thị trường đó một cách hiệu quả và ít tốn
kém nhất.
Thị trường EU là một thị trường lớn với thói quen tiêu dùng sản
phẩm phong phú đa dạng. Điều đó tạo cho mỗi một thị trường lãnh thổ
trong thị trường EU có một nét riêng, đặc trưng khác biệt với các thị
trường khác. Thị trường EU cũng có rất nhiều thị trường ngách nhỏ lẻ.
Chính những điều này làm cho vai trò của công tác nghiên cứu thị
trường trong hoạt động thâm nhập thị trường EU là vô cùng quan trọng.
Nếu muốn thâm nhập thành công vào mỗi thị trường mới thì công ty đều
phải tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận chi tiết
để từ đó xác định được nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của mỗi thị
trường. Điều đó sẽ đảm bảo thành công cho quá trình thâm nhập của
công ty.
Mặc dù đã thâm nhập vào khá nhiều thị trường lớn ở thị trường EU
nhưng tính cho đến nay công ty may Đức Giang vẫn chưa có hoạt động
nghiên cứu thị trường này thực sự khoa học và nghiêm túc. Điều đó làm
cản trở rất nhiều đến quá trình thâm nhập các thị trường của công ty
may Đức Giang.
+ Nội dung của giải pháp
Để nghiên cứu thị trường có thể lấy thông tin từ 2nguồn : Nguồn
thông tin sơ cấp và nguồn thông tin thứ cấp.