Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của vườn ươm doanh nghiệp công nghệtại khu công nghệ cao hoà lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.19 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
------------------***-----------------

TRẦN NGỌC DIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA “VƢỜN
ƢƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ” TẠI KHU
CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72
Khóa 2005 – 2008

HÀ NỘI, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
------------------***-----------------

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA “VƢỜN
ƢƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ” TẠI KHU
CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72


Khóa 2005 – 2008

Ngƣời thực hiện:

TRẦN NGỌC DIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS. PHẠM NGỌC THANH

HÀ NỘI, 2008

2


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin đƣợc bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Phạm Ngọc Thanh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực
hiện, để luận văn hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Khoa học quản lý, trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện để luận văn đƣợc bảo vệ.
Xin trân trọng Cảm ơn các cán bộ Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc và
Trung tâm Ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao đã tạo điều kiện trong quá
trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2008
Tác giả
Trần Ngọc Diệp

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

BDS

Dịch vụ phát triển kinh doanh

BQL

Ban quản lý

CNC

Công nghệ cao

CNSH

Công nghệ sinh học

CNTT-TT

Công nghệ thông tin – truyền thông

DN

Doanh nghiệp

DNCN


Doanh nghiệp công nghệ

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐTMH

Đầu tƣ mạo hiểm

EU

Cộng đồng các nƣớc châu Âu

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KCNCHL

Khu công nghệ cao Hòa Lạc

R&D

Nghiên cứu & triển khai

SHTP

Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh


UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc

VCCI

Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam

VƢDN

Vƣờn ƣơm doanh nghiệp

VƢDNCN

Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ

WTO

Tổ chức Thƣơng mại thế giới

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................4
MỤC LỤC.................................................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................7

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................9
5. Mẫu khảo sát..................................................................................................................10
6. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................10
7. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................................10
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết.........................................................................11
9. Kết cấu của luận văn.....................................................................................................11
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................12
1.1 Những khái niệm cơ sở...............................................................................................12
1.1.1. Tổ chức khoa học và công nghệ.......................................................................12
1.1.2. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ............................................................... 14
1.2. Quá trình phát triển và quy trình vận hành vƣờn ƣơm......................................19
1.2.1. Quá trình phát triển các Vườn ươm trên thế giới........................................... 19
1.2.2 Quy trình thành lập Vườn ươm doanh nghiệp.................................................24
1.2.3. Phương thức tổ chức và vận hành VƯDN...................................................... 27
Kết luận chƣơng 1:...........................................................................................................38
CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VƢỜN ƢƠM
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO
HOÀ LẠC

39

2.1. Những tiền đề để xây dựng VƢDNCN tại Việt nam và xây dựng VƢDNCN tại
Khu CNC Hoà Lạc....................................................................................................39
2.1.1. Định hướng phát triển khoa học công nghệ của Việt nam.............................39
2.1.2. Kế hoạch đầu tư và phát triển Khu CNC Hoà Lạc..........................................47
2.2. Quá trình hình thành VƢDNCN tại Khu CNC Hoà Lạc....................................51
2.2.1. Hoạt động chuẩn bị cho việc thành lập vườn ươm.........................................51
2.2.2. Thực trạng hoạt động của VƯDNCN tại Khu CNC Hoà Lạc........................59


5


2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động của VƢDNCN tại KCNCHL................................................66
2.3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động:..........................................................................66
2.3.2. Những khó khăn chủ yếu.................................................................................69
Kết luận chƣơng 2:...........................................................................................................71
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VƢỜN
ƢƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI KHU CNC HOÀ LẠC . 73
3.1. Căn cứ đƣa ra giải pháp...........................................................................................73
3.1.1. Căn cứ lý thuyết................................................................................................ 73
3.1.2 Kinh nghiệm quản lý và vận hành từ một số VƯDN tiêu biểu trên thế giới,
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại. 74
3.1.3. Các vấn đề thực tiễn của Việt Nam..................................................................84
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công
nghệ tại Khu CNC Hòa Lạc.....................................................................................99
3.2.1. Phổ biến nhận thức về vai trò của VƯDN và xây dựng hành lang pháp lý cho
hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nói chung

99

3.2.2. Nguồn vốn và cơ sở vật chất cho Vườn ươm.................................................102
3.2.3. Nguồn tài chính cho doanh nghiệp................................................................102
3.2.4. Nguồn lực quản lý...........................................................................................108
3.2.5. Hệ thống dịch vụ.............................................................................................112
3.2.6. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng.........................................................115
Kết luận chƣơng 3:.........................................................................................................116
KẾT LUẬN...........................................................................................................................117

KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................121
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT....................................................................................................121
TÀI LIỆU TIẾNG ANH......................................................................................................123

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
“Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ” (Technology Business

Incubator) là mô hình tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ các nhóm ngƣời
hoạt động trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, các doanh nghiệp, hoặc các
doanh nhân đƣợc tổ chức trong giai đoạn khởi nghiệp để hoàn thiện các quy
trình tạo ra các công nghệ mới, các sản phẩm mới đƣợc xuất hiện từ các ý
tƣởng hoặc các kết quả nghiên cứu triển khai công nghệ.
“Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ” là chiếc nôi nuôi dƣỡng công nghệ
mới, sản phẩm mới và tạo các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các doanh
nghiệp mới để sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm đƣợc nuôi dƣỡng tại
vƣờn ƣơm; hoặc hỗ trợ cho việc thúc đẩy các doanh nghiệp thƣơng mại hoá các
sản phẩm khoa học - công nghệ mới. “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ” có
vai trò lớn trong việc thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu công nghệ, thúc đẩy
tạo điều kiện cho việc ra đời và khởi nghiệp các doanh nghiệp công nghệ.

Nhận thức đúng đắn vai trò của “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ”,
Chính phủ đã có chủ trƣơng phát triển “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ”
thông qua chủ trƣơng cho phép hình thành các doanh nghiệp ƣơm tạo công

nghệ đƣợc quy định tại Điều 20 Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003
của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao.
“Vƣờn ƣơm” đã đƣợc xây dựng trên thế giới từ những năm 1980 và
ngày càng phát triển. Mô hình này đƣợc áp dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, các
nƣớc EU và đặc biệt thành công tại Trung quốc. Hiện nay ở nƣớc ta đã và
đang triển khai mô hình “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ” tại một số
trƣờng đại học và khu công nghệ cao. Việc phát triển “Vƣờn ƣơm” trong thời
điểm này là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của Việt Nam, một đất nƣớc
đang phát triển. “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ” là kênh để chúng ta
thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, thu hút đầu tƣ
nƣớc ngoài và tăng cƣờng hoạt động hợp tác quốc tế.

7


Mặc dù nhận thức đƣợc tầm quan trọng của “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp
công nghệ” trong sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, của việc phát triển khu
công nghệ cao, nhƣng tại Việt Nam nói chung và tại Khu công nghệ cao Hòa
Lạc nói riêng còn có nhiều hạn chế về nhận thức lẫn triển khai thực thi các
hoạt động của “Vƣờn ƣơm”; Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Nâng
cao hiệu quả hoạt động của Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ tại Khu
công nghệ cao Hòa Lạc”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ” đã có một số công trình
nghiên cứu liên quan:
- Dự án Xây dựng “Vƣờn ƣơm công nghệ phần mềm tin học” tại Khu Công

nghệ cao Hoà Lạc, TS. Tạ Ngọc Hà, Ban quản lý KCNCHL [2000] đã có những
nghiên cứu khá cơ bản về hình thức các Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ trên


thế giới (TBIs). Dự án đề xuất việc xây dựng một VƢDN riêng cho các đơn
vị công nghệ thông tin. Về cơ bản, mô hình Vƣờn ƣơm đƣợc mô tả trong dự
án khá giống với mô hình VƢDN tại Khu phần mềm Quang Trung hiện nay.
-

Nghiên cứu mô hình Ƣơm tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Khu Công

nghệ cao, GS. TS. Trần Lƣu Chƣơng, BQL KCNCHL [2001]. Tại đề tài này,
một trong những đặc điểm cơ bản của mô hình VƢDN công nghệ cao tại
KCNCHL đƣợc chỉ rõ: Đối tƣợng đặc biệt thích hợp với Vƣờn ƣơm tại đây là
các DN với mô hình vừa và nhỏ. Những đặc thù của DN dựa trên công nghệ với
quy mô vừa và nhỏ trong giai đoạn khởi tạo cũng đƣợc phân tích khá chi tiết.
-

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc hình thành thị trƣờng sản phẩm

công nghệ cao tại Khu CNC Hoà Lạc, TS. Tạ Ngọc Hà, Ban quản lý
KCNCHL [2002], đã nghiên cứu tập trung vào chuỗi liên kết đặc trƣng:
nghiên cứu - sản xuất và thƣơng mại hóa sản phẩm (CNC). Trong công trình
này, tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Vƣờn ƣơm với vai trò là cầu nối
hiệu quả cho việc gắn kết nghiên cứu với sản xuất và thƣơng mại hóa các sản
phẩm CNC.

8


-

Mối quan hệ Đại học - Nghiên cứu - Doanh nghiệp trong việc thúc


đẩy và phát triển CNC ở Việt Nam, KS. Nguyễn Đức Long, Ban quản lý
KCNCHL [2003]. Tiếp cận từ góc độ cụ thể đối với đặc thù phát triển khoa
học công nghệ tại Việt nam. Giải quyết yêu cầu tăng cƣờng liên kết Giáo dục
-

Nghiên cứu triển khai - Thƣơng mại hóa sản phẩm công nghệ. Đề tài nhấn

mạnh: các khách hàng tiềm năng nhất của VƢDN công nghệ cao chính là từ
các Viện nghiên cứu và Trƣờng đại học.
-

Đề án thử nghiệm “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ cao” tại Khu

Công nghệ cao Hoà Lạc, TS. Đinh Thế Phong, Ban quản lý KCNCHL [2003].
Đề xuất đầu tiên về một VƢDN đa ngành tại KCNCHL.
-

Đề án “Thành lập Trung tâm ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao” KS.

Nguyễn Đức Long, Ban chuẩn bị dự án VƢDN [2006], có thể coi nhƣ đây là
báo cáo nghiên cứu khả thi cho việc thành lập VƢDN tại KCNCHL. Cũng là cơ
sở căn bản cho việc ban hành quyết định thành lập Trung tâm ƣơm tạo doanh
nghiệp CNC vào cuối năm 2006. Trong Đề án này, những đặc điểm căn bản về
chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành... của một Vƣờn ƣơm cụ
thể tại Hòa Lạc đã đƣợc trình bày rất rõ ràng, xác thực với tính thuyết phục cao.

Tuy nhiên vấn đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của VƢDNCN” chƣa
có công trình nào nghiên cứu vì thực chất ở nƣớc ta mới hình thành vài cơ sở
VƢDNCN và nhận thức về đề tài này ngay tại KCNCHL - nơi đầu tiên triển
khai mô hình này vẫn còn rất hạn chế.

3.

Mục tiêu nghiên cứu
Đƣa ra đƣợc các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Vƣờn

ƣơm doanh nghiệp công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ tại Khu

CNC Hoà Lạc.
Căn cứ đối chiếu so sánh:
-

Mô hình các VƢDNCN điển hình trên thế giới và trong khu vực.

9


-

Một số VƢDNCN của một số trƣờng đại học tại Hà Nội và TP. Hồ

Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu:
5.

01 năm.


Mẫu khảo sát
Một số “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ” của một số trƣờng đại

học trong nƣớc.
6.

Câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của Vƣờn ƣơm doanh

nghiệp công nghệ tại Khu CNC Hoà Lạc?.
7.

Giả thuyết nghiên cứu
Nhận thức về vai trò, tác dụng của các Vƣờn ƣơm và VƢDNCN là

đồng nhất. Việc thành lập các VƢDNCN ở Việt Nam nói chung và
VƢDNCN tại KCNCHL nói riêng xuất phát từ việc học tập các mô hình
Vƣờn ƣơm thành công trên thế giới. Thể hiện mong muốn dùng công cụ đặc
biệt này để kích thích tiềm lực về kỹ thuật công nghệ.
Việc phát triển VƢDN ở mỗi nƣớc, mỗi ngành, mỗi khu vực đều có
những đặc thù riêng dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội, môi trƣờng...
nhất định. Hiệu quả hoạt động của VƢDNCN tại KCNCHL phụ thuộc phần
nhiều vào môi trƣờng chung quanh nó, cụ thể hơn chịu ảnh hƣởng lớn từ tình
hình phát triển KCNCHL.
Những yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của
VƢDNCN tại KCNCHL là điều kiện kinh tế - xã hội; mối liên kết Viện
nghiên cứu - Trƣờng đại học - Doanh nghiệp; vị trí địa lý; điều kiện KH&CN;
chính sách; phƣơng thức tổ chức; cơ chế vận hành; cơ chế tài chính.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của VƢDNCN tại KCNCHL, cần có
những cải thiện tích cực từ hai phía:

-

Chủ quan: Cải thiện hiệu quả quản lý, cơ cấu đội ngũ cán bộ điều

hành Vƣờn ƣơm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ của Vƣờn ƣơm.

10


-

Khách quan: Tạo cho VƢDNCN nói chung một hành lang cơ chế cần

thiết để hoạt động theo mô hình tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
khoa học công nghệ. Cải thiện môi trƣờng kinh tế - kỹ thuật của Khu CNC,
tạo các hiệu ứng cộng hƣởng cho hoạt động của VƢDNCN.
8.

Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
Nghiên cứu, phân tích tài liệu;
Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các VƢDNCN trên thế giới;
Phỏng vấn sâu: cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm chuyên môn về “vƣờn ƣơm”



các VƢDNCN tại Hà nội, Tp. Hồ Chí Minh và KCNCHL và các đối tƣợng

đƣợc ƣơm tạo tại các VƢDNCN.
Phỏng vấn sâu: Xin ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý thành công
trong lĩnh vực “ƣơm tạo DNCN”.

9.

Kết cấu của luận văn
Kết cẩu của Luận văn gồm các phần:

Phần mở đầu:
Chƣơng 1:

Cơ sở lý luận của đề tài

Chƣơng 2:

Nghiên cứu thực trạng hoạt động của VƢDNCN tại
KCNCHL

Chƣơng 3:

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VƢDNCN tại
KCNCHL

Kết luận và khuyến nghị.

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Những khái niệm cơ sở
1.1.1. Tổ chức khoa học và công nghệ
Khoa học: Theo Luật KH&CN năm 2000 của nƣớc Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam tại điều 2, chƣơng 1 ghi rõ: “Khoa học là hệ thống tri
thức về các hiện tƣợng, sự vật, quy luật tự nhiên, xã hội và tƣ duy”.
Công nghệ: Theo tác giả Trần Ngọc Ca [6] thì: Công nghệ bao gồm phần
mềm (các loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phƣơng pháp đƣợc lƣu giữ
dƣới các dạng khác nhau nhƣ đƣợc nhớ, ghi chép), phần cứng (các loại hình
thiết bị, công cụ, tƣ liệu sản xuất) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế,
dịch vụ) đƣợc áp dụng vào môi trƣờng thực tế để tạo ra các loại sản phẩm.
Hoạt động KH&CN: Hoạt động KH&CN là các hoạt động hệ thống có
liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất, truyền bá, nâng cao và ứng dụng các tri thức
trong mọi lĩnh vực KH&CN, là các khoa học tự nhiên và công nghệ, các khoa
học y học và nông nghiệp, cũng nhƣ các khoa học xã hội và nhân văn khác.

Tổ chức KH&CN: Theo tác giả Phạm Huy Tiến [22] thì định nghĩa,
mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động KH&CN, nguyên tắc hoạt động, phân loại tổ
chức KH&CN đƣợc trình bày nhƣ sau:
Định nghĩa tổ chức KH&CN: là các tổ chức đƣợc thành lập theo pháp
luật và quy định của Luật KH&CN và các luật khác có liên quan để tiến hành
hoạt động KH&CN.
Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động KH&CN
Mục tiêu của hoạt động KH&CN là xây dựng một nền KH&CN tiên
tiến hiện đại, ứng dụng vào thực tế để phát triển lực lƣợng sản xuất, nâng cao
trình độ quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hƣớng phát triển
bền vững, bảo vệ môi trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con ngƣời mới
góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế xã hội, nâng cao cuộc sống của
nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nƣớc.

12



Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động KH&CN:
-

Nghiên cứu lý luận và vận dụng vào thực tiễn khoa học về xã hội và

nhân văn để xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính
sách, luật pháp cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
-

Nâng cao năng lực KH&CN của con ngƣời và xã hội, để làm chủ và

sáng tạo công nghệ.
-

Tiếp thu các thành tựu KH&CN tiên tiến, thực hành chuyển giao công

nghệ cao để tạo ra các sản phẩm mới có sức cạnh tranh.
Nguyên tắc hoạt động KH&CN:
-

Hoạt động KH&CN nhằm mục tiêu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nƣớc.
-

Xây dựng và phát huy nội lực về KH&CN của đất nƣớc, tiếp thu có

chọn lọc các thành tựu KH&CN của thế giới để ứng dụng phù hợp vào thực
tiễn của đất nƣớc.
-


Phát huy đƣợc khả năng lao động, sáng tạo của mọi cá nhân, tổ chức.

-

Trung thực, khách quan đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo.

Phân loại tổ chức KH&CN
Tùy thuộc mục tiêu công việc phân loại phân loại tổ chức KH&CN nhƣ sau:

TT

Phân loại
1

2

Theo lĩnh vực KH&CN

Theo chu trình “nghiên cứu - Tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ
sản xuất”

13

TT


3

4


1.1.2. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
Hiện nay ở Việt Nam, các khái niệm về ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo
doanh nghiệp và VƢDN còn rất mới mẻ và không ít ngƣời có những hiểu
biết nhầm lẫn giữa các khái niệm này. Một số khái niệm đƣợc dùng phổ biến
trên thế giới và các nƣớc đang phát triển về các hoạt động này:
-

Theo Oxford Dictionary vƣờn ƣơm (incubator) là dụng cụ cung cấp

nhiệt ấp trứng, nuôi trẻ em đẻ non, hoặc nuôi vi khuẩn.
-

VƢDN: Theo định nghĩa của Hiệp hội VƢDN Quốc gia của Mỹ

(NBIA): “VƢDN là sự hỗ trợ DN tự tổ chức công tác quản lý, tiếp cận với tài
chính và tiếp xúc toàn diện với các dịch vụ kinh doanh quan trọng hoặc hỗ trợ
kỹ thuật”.
-

Ƣơm tạo công nghệ (technology incubation): là quá trình nghiên cứu

khoa học nhằm thích nghi và làm chủ những công nghệ tiên tiến ngoại nhập;
đổi mới, cải tiến công nghệ theo hƣớng hiện đại hóa (technology innovation)
làm tăng năng suất, giảm giá thành, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của sản
phẩm; sáng tạo công nghệ (new and advance technologies inventions).
-

Ƣơm tạo doanh nghiệp (business incubation): là quá trình hỗ trợ cho


các DN trong giai đoạn khởi nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí ban đầu, hạn chế
rủi ro, khắc phục những thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức, quản
lý, mạng lƣới liên kết, tiếp cận thị trƣờng, nâng cao khả năng tồn tại (survival
rate) và sự phát triển ổn định của DN sau khi kết thúc giai đoạn ƣơm tạo.

14


-

Ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ (technology business incubation):

là quá trình hỗ trợ cho các DN dựa trên một hoặc nhiều loại hình công nghệ
xác định, hoặc nhóm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có mục đích thành
lập DN khi đã có ý tƣởng công nghệ, kết quả công trình nghiên cứu KH&CN
ứng dụng đƣợc công nhận là khả thi và có khả năng đóng góp cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong một thời kỳ nhất định (giai
đoạn khởi nghiệp).
-

Vƣờn ƣơm doanh nghiệp (business incubator): là một công cụ phát

triển kinh tế đƣợc thành lập nhằm khuyến khích và thúc đẩy quá trình thành lập
và phát triển của DN thông qua việc cung cấp các hệ thống hỗ trợ và dịch vụ.
Mục tiêu chính của VƢDN là giúp các DN trong giai đoạn khởi sự giảm thiểu
chi phí ban đầu, hạn chế rủi ro, khắc phục thiếu hụt về kiến thức, kinh nghiệm tổ
chức, quản lý, mạng lƣới liên kết, tiếp cận thị trƣờng,... nâng cao tỷ lệ sống sót
và sự phát triển ổn định của DN sau khi kết thúc giai đoạn ƣơm tạo tại VƢDN.

Phân loại Vườn ươm doanh nghiệp

Căn cứ theo mục đích của Vƣờn ƣơm, thì có thể chia thành 2 nhóm:
-

Vƣờn ƣơm đa mục đích (Multi-Purpose Incubator) là vƣờn ƣơm

ƣơm tạo nhiều loại hình DN và thoả mãn các tiêu chí thƣơng mại. Các vƣờn
ƣơm này thƣờng có diện tích lớn, hoạt động có quy mô và đáp ứng đƣợc yêu
cầu của phần lớn các khách hàng.
-

Vƣờn ƣơm đặc biệt (Specialised Incubator) là vƣờn ƣơm chỉ chú

trọng vào một số lĩnh vực nhất định, đáp ứng yêu cầu của một phần khách
hàng. Ví dụ nhƣ VƢDN công nghệ cao, VƢDN phần mềm,...
Căn cứ vào hình thức cung cấp dịch vụ ƣơm tạo của Vƣờn ƣơm:
-

Vƣờn ƣơm truyền thống (Traditional Incubtor): là mô hình VƢDN

có từ lâu đời với một đội ngũ cán bộ quản lý Vƣờn ƣơm làm việc trực tiếp tại
Vƣờn ƣơm, cung cấp trực tiếp cho các đối tác đƣợc ƣơm tạo tại Vƣờn ƣơm
không gian làm việc, trang thiết bị văn phòng dùng chung, hệ thống dịch vụ
tƣ vấn, đào tạo, tiếp cận các nguồn tài chính…

15


-

Vƣờn ƣơm ảo (Virtual Incubator): là vƣờn ƣơm hỗ trợ DN không gian


trong phòng thí nghiệm, thƣ viện trực tuyến hay các dịch vụ tƣ vấn, đào tạo từ
xa, giúp DN tiếp cận nguồn tài chính, các cơ hội marketing qua mạng internet.

Vai trò và ích lợi của VƢDN
Vai trò của VƯDN: Từ trƣớc đến nay, chúng ta vẫn hiểu các dẫn chứng
về vai trò và sự đóng góp của công tác ƣơm tạo DN là sự phát triển về số
lƣợng của các cơ sở ƣơm tạo DN và số lƣợng các công việc làm mới mà
VƢDN tạo ra cho xã hội. Ngoài ra VƢDN còn tạo ra những cơ hội cho việc
tiến hành cuộc cách mạng về KH&CN và khắc phục những khó khăn, thách
thức trong quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia bắt buộc phải có những chiến
lƣợc phát triển nhằm khuyến khích quá trình đổi mới DN, khắc phục những
hạn chế đang phải đối mặt.
Vì vậy mô hình ƣơm tạo DNCN đƣợc coi là những chiến lƣợc quan trọng
đối với các nƣớc đang phát triển. Theo những nghiên cứu mới nhất, hiện nay
trên thế giới có khoảng 4.000 VƢDN, chiếm phần lớn trong số này là các cơ sở
ƣơm tạo DN dựa trên công nghệ. Các cơ sở này đã có những đóng góp đáng kể
trong quá trình hiện đại hóa, thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp và phát triển
kinh tế - xã hội đất nƣớc bằng việc “sản sinh” ra một thế hệ các DN dựa trên
công nghệ tiên tiến, thay đổi về chất và lƣợng trong cơ cấu DN, tăng cƣờng
năng lực cạnh tranh, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ...

Những ƣu điểm đáng kể nhất của VƢDN phải kể đến là khả năng giảm
thiểu rủi ro trong quá trình khởi nghiệp tức là tỷ lệ “tồn tại” sau giai đoạn khởi
nghiệp (>80% so với 20-40% khi không tham gia ƣơm tạo), là sự phát triển
bền vững của DN sau quá trình ƣơm tạo, giảm thiểu các chi phí ban đầu đồng
thời tăng cƣờng khả năng tiếp cận với hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp và các
nguồn tài chính...
Bên cạnh đó VƢDN còn có tác động đáng kể đến việc phổ biến, phát
triển tinh thần doanh nhân, kích thích sự phát triển DN tới cộng đồng nói

chung và đối với đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN nói riêng đó là
việc hƣớng các công tác nghiên cứu theo định hƣớng thị trƣờng, mạnh dạn
áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn:

16


-

VƯDN đối với sự khởi tạo doanh nghiệp

Vƣờn ƣơm cung cấp một hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đồng
bộ và hệ thống dịch vụ một đầu mối cho các DN khởi sự, bao gồm văn phòng
cho thuê, trang thiết bị dùng chung, dịch vụ tƣ vấn đào tạo, tiếp cận nguồn tài
chính... Các hỗ trợ này tạo điều kiện để DN giảm thiểu chi phí thành lập DN
thông qua việc chia sẻ các tiện ích trong Vƣờn ƣơm. Từ đó góp phần giảm tỷ
lệ thất bại trong các DN mới khởi sự.
Vƣờn ƣơm là công cụ hữu hiệu:
-

để chuyển giao công nghệ, giúp DN trong việc đổi mới công nghệ và

tăng hiểu biết về lĩnh vực KH&CN;
-

giúp DN tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trƣờng quốc tế, từ đó mở rộng

đối tác, mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm dịch vụ cung cấp cho DN diễn đàn,
tạo môi trƣờng để DN thảo luận, trao đổi thông tin, kinh nghiệm;
-


góp phần nâng cao tinh thần DN, nâng cao nhận thức về văn hoá DN

trong giới DN nói riêng và trong toàn xã hội nói chung.
Với những vai trò nhƣ vậy, VƢDN không chỉ đƣợc coi nhƣ một nhà
cung cấp các giải pháp mà còn đƣợc coi nhƣ ngƣời tạo nên các cơ hội cho
DN, giúp DN thành công.
-

VƯDN với sự phát triển kinh tế khu vực

Thông thƣờng, các DN đƣợc ƣơm tạo trong VƢDN khi trƣởng thành
hoặc là tiếp tục đƣợc ở lại trong VƢDN, hoặc là phát triển ra các khu vực lân
cận của Vƣờn ƣơm. Nhƣ vậy, VƢDN cũng đóng vai trò khá quan trọng
trong sự phát triển của kinh tế khu vực:
Vƣờn ƣơm góp phần vào tăng trƣởng kinh tế của khu vực thông qua
sự tăng trƣởng của các DN trƣởng thành từ VƢDN. Vƣờn ƣơm giải quyết
công ăn việc làm cho lao động địa phƣơng. Mỗi DN đƣợc ƣơm tạo trong
Vƣờn ƣơm đều cần ít nhất 3 - 5 lao động. Con số này sẽ tăng nếu DN đƣợc
ƣơm tạo thành công và rời khỏi vƣờn ƣơm.
Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cấp nền tảng cơ bản của DN, thay
đổi công nghệ cũ bằng công nghệ mới, thành lập nhiều DN mới làm ăn có

17


hiệu quả, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh trong
quá trình hội nhập.
-


VƯDN với sự phát triển khoa học công nghệ

Đa số các VƢDN trên thế giới là VƢDNCN. Vì vậy vƣờn ƣơm là nơi
diễn ra sự chuyển giao công nghệ dễ dàng nhất thông qua việc đầu tƣ công
nghệ của đối tác nƣớc ngoài vào các doanh nghiệp trong vƣờn ƣơm. VƢDN
là nơi để triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả nhất,
giúp cho việc đƣa các kết quả này ứng dụng vào cuộc sống và thƣơng mại
hoá trên thị trƣờng.
Các ích lợi của Vườn ươm
-

Đối với các đối tác ƣơm tạo tại Vƣờn ƣơm: Tăng cơ hội thành công,

nâng cao uy tín, hỗ trợ việc hoàn thiện các kỹ năng nghiệp vụ, tạo dựng mạng
lƣới giữa các công ty khách hàng của Vƣờn ƣơm, dễ dàng tiếp cận với thông
tin, nguồn tài chính và các nhà tƣ vấn chuyên nghiệp.
- Đối với chính phủ: Vƣờn ƣơm hỗ trợ khắc phục các khiếm khuyết của thị

trƣờng, xúc tiến phát triển khu vực, tạo dựng nghề nghiệp, tăng thu nhập, thuế ...
-

Đối với các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học: Vƣờn ƣơm giúp

tăng cƣờng sự hợp tác giữa các viện, trƣờng và khu công nghiệp; xúc tiến
quá trình thƣơng mại hoá các sản phẩm nghiên cứu; mang đến cơ hội cho các
sinh viên tốt nghiệp có tài năng hơn là sử dụng năng lực của họ.
-

Đối với DN: Vƣờn ƣơm mang đến cho DN cơ hội đƣợc đổi mới; cung


cấp dây chuyền quản lý và giúp DN đáp ứng đƣợc trách nhiệm xã hội của họ.
-

Đối với địa phƣơng: Xây dựng lòng tự trọng và tinh thần doanh

nghiệp; cùng với việc tăng thu nhập địa phƣơng phần lớn các DN tốt nghiệp
khỏi Vƣờn ƣơm là ở lại khu vực này.
-

Đối với thế giới: Tạo cơ hội thƣơng mại và chuyển giao công nghệ

giữa các công ty khách hàng và vƣờn ƣơm, hiểu dễ hơn về văn hoá doanh
nghiệp, dễ dàng chuyển giao kinh nghiệm giữa các liên minh và hiệp hội.

18

Vai trò và lợi ích đã nêu ở trên đƣợc tổng kết lại theo sơ đồ sau:


Cho lĩnh vực hợp tác
- Phát triển công nghệ.
- Nhiều sự lựa chọn đầu tƣ.
- Trách nhiệm xã hội

1.2. Quá trình phát triển và quy trình vận hành vƣờn ƣơm
1.2.1. Quá trình phát triển các Vườn ươm trên thế giới
Những hoạt động ƣơm tạo DN đầu tiên xuất hiện ở Mỹ. Năm 1959,
VƢDN đầu tiên xuất hiện ở Batavia, New York. Đây là một trung tâm công
nghiệp lớn nhất ở Batavia. Tuy nhiên do hoạt động không hiệu quả nên bị đóng
2


cửa, bỏ không 80.000 m nhà xƣởng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên hơn 20%. Ông
Joseph Mancuso là ngƣời phải chịu trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng
toà nhà, trong giai đoạn khó khăn này đành phải chia nhỏ diện tích ra để cho
thuê. Việc chia cắt mặt bằng để cho thuê và cho phép ngƣời thuê chia sẻ các
khoản chi phí dịch vụ văn phòng khác nhau đã chứng tỏ một cách làm việc hiệu
quả và mang tính cách mạng. Trong số ngƣời thuê có một công ty chăn nuôi và
ƣơm gà con nên toà nhà đƣợc gọi vui là “Vƣờn ƣơm”. Khái niệm đó tồn tại cho
tới ngày nay, mặc dù hình thức hoạt động của nó đã phát triển lên nhiều.

19


Ngƣời Châu Âu cũng là ngƣời đi tiên phong về VƢDN. Họ đã dựa
trên các khái niệm Khu nghiên cứu khoa học, kết hợp với việc thúc đẩy phát
triển công nghệ và các DN khởi sự. Năm 1969, VƢDN xuất hiện ở Trƣờng
đại học Heriot-Watt và Trƣờng đại học Cambridge, tiếp theo là các dự án
VƢDN ở Úc (1972), Châu Á (1974), Đức (1983), Châu Mỹ La tinh (1986)...
Sau đó mô hình VƢDN đƣợc phổ biến và nhanh chóng nhân rộng ra
các nƣớc lân cận và các lục địa khác với rất nhiều mô hình khác nhau. Tính
đến nay, trên thế giới hiện có khoảng 4.000 VƢDN.
Có hơn 1.200 VƢDN, ƣơm tạo thành công 18.025.000 doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tạo ra khoảng 30.000 công việc mới trong một năm. Ở Châu Á
với khoảng 1.250 VƢDN và cũng đã có hơn 6.000 đơn vị, cá nhân đã qua
ƣơm tạo tại các vƣờn ƣơm này.

BiÓu ®å t¨ng tr-ëng cña V-ên -¬m trªn thÕ giíi

Nguồn: Lalkaka, Rustam và Jack Bishop – UNDP


20

Lịch sử phát triển của Vƣờn ƣơm doanh nghiệp


1960s

Early
1970s

Late
1980s

Nguồn: Lalkaka, Rustam và Jack Bishop – UNDP

21


Thực trạng của Vườn ươm doanh nghiệp trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 4000 VƢDN phân bổ trên khoảng
100 nƣớc phát triển và đang phát triển. Trong đó, ở Bắc Mỹ có khoảng 1000
VƢDN. Chỉ tính riêng năm 2001, các VƢDN ở Bắc Mỹ đã ƣơm tạo đƣợc
hơn 35.000 DN và tạo ra 82.000 việc làm cho xã hội, mang lại tổng giá trị là 7
tỷ đô la Mỹ. Ở Châu Âu cũng Theo thống kế, số lƣợng vƣờn ƣơm của các
nƣớc phát triển cao hơn so với các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, tốc độ phát triển VƢDN của các nƣớc phát triển đã cao
hơn so với các nƣớc phát triển. Điều này thể hiện rất rõ trên biểu đồ so sánh
sự tăng trƣởng của VƢDN trên toàn thế giới và tại các nƣớc đang phát triển
và các nƣớc phát triển dƣới đây:


BiÓu ®å so s¸nh sù t¨ng tr-ëng cña V-ê
t¹i c
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
1985

Việc tăng trƣởng nhanh chóng số lƣợng VƢDN tại các nƣớc đang
phát triển trong những năm gần đây có thể đƣợc lý giải nhƣ sau:
-

-

VƢDN góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đời sống xã
hội.
Thông qua VƢDN các nƣớc đang phát triển dễ dàng thu hút đầu tƣ từ
các nƣớc phát triển.

1987 1989


22



-

Thông qua VƢDN các nƣớc đang phát triển có điều kiện đƣợc chuyển
giao công nghệ, áp dụng các công nghệ tiên tiến từ các nƣớc phát triển
trên thế giới.

Các VƢDN chủ yếu là phi lợi nhuận (trên 90% là VƢDN phi lợi
nhuận) và phát triển dựa trên công nghệ. Nói chung các Vƣờn ƣơm này đều
có các mục tiêu chính là:
-

Thƣơng mại hóa các sản phẩm KH&CN, kích thích quá trình chuyển
giao công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu tới phía DN, thúc đẩy quá trình
đổi mới DN.

-

Phát triển DN (cả về lƣợng và về chất, nâng cao tinh thần DN và văn
hóa DN).
Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm.
Tăng cƣờng của cải vật chất cho xã hội.

-

Những vƣờn ƣơm này phần lớn đƣợc đặt trong hoặc gần các trƣờng
đại học, khu công nghệ và khu khoa học nơi tập trung nguồn nhân lực trình độ
cao và môi trƣờng phát triển thuận lợi. Đặc điểm của chúng đƣợc thể hiện
thông qua mối liên kết với nguồn tri thức của các trƣờng đại học, công ty
chuyển giao công nghệ, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia và

các Khu nghiên cứu - triển khai (R&D).
Các Vƣờn ƣơm này cung cấp cơ sở hạ tầng (văn phòng, phòng thí
nghiệm, phòng sản xuất, phòng họp - hội thảo, trang thiết bị văn phòng dùng
chung ...); trợ giúp về quản lý (kế hoạch kinh doanh, đào tạo và marketing);
hỗ trợ kỹ thuật (các nhà nghiên cứu và cơ sở dữ liệu); tiếp cận các nguồn tài
chính; tƣ vấn pháp lý (sở hữu trí tuệ, đăng ký) và làm việc mạng lƣới (với
các vƣờn ƣơm khác và các tổ chức của chính phủ và quốc tế).
Những Vƣờn ƣơm này còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng
thị trƣờng, tăng cƣờng mối quan hệ gữa các DN trong lĩnh vực tƣ nhân và
nhà nƣớc trong quá trình phát triển kinh tế vùng, địa phƣơng. Ngoài ra một
vai trò quan trọng hơn nữa là thúc đẩy trào lƣu hình thành và phát triển DN
và đào tạo trong cộng đồng địa phƣơng đó.
Thời hạn trung bình mà các DN đƣợc nuôi dƣỡng và trợ giúp trong các
vƣờn ƣơm này là 3-5 năm. Trong những năm đầu tiên đó, các DN sẽ đƣợc rèn
luyện để có thể cứng cáp và độc lập hoạt động trên thƣơng trƣờng. Nhờ vậy,

23


các DNNVV có thể có các cơ hội đứng vững, phát triển ngày càng vững mạnh
trong những năm tiếp theo.
Các VƢDN sẽ hoạt động một cách có hiệu quả nhất khi chúng thực
hiện chiến lƣợc phát triển của khu vực và nằm trong vùng có khả năng tăng
trƣởng kinh tế. Một điều rất đặc biệt là đến nay, hầu hết các loại hình VƢDN
trên thế giới liên kết ở một mức độ nào đó với một trƣờng đại học hoặc khu
khoa học – công nghệ hoặc các tổ chức tài trợ trong và ngoài nƣớc và hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận. Chỉ có 10% các VƢDN tồn tại nhƣ một
loại hình kinh doanh tƣ nhân với mục đích kinh doanh thu lại lợi nhuận. Theo
các nhà kinh tế, các vƣờn ƣơm có thể tồn tại dƣới những hình thức kết hợp
quản lý cơ bản nhƣ:

-

Các vƣờn ƣơm đƣợc thành lập do một trƣờng đại học, một viện
nghiên cứu hoặc một ban/ngành nào đó của Chính phủ hoặc chính
quyền địa phƣơng các cấp;

-

Các vƣờn ƣơm đƣợc thành lập dƣới sự hỗ trợ của các tổ chức phi
chính phủ hoặc các nhà tài trợ nƣớc ngoài;

-

Các vƣờn ƣơm đƣợc thành lập bởi những tổ chức phi lợi nhuận chỉ
chuyên có chức năng quản lý các hoạt động hỗ trợ DN khác;

-

Các vƣờn ƣơm đƣợc hình thành dƣới sự phối hợp của tất cả các tổ
chức trên.
1.2.2 Quy trình thành lập Vườn ươm doanh nghiệp
Việc thiết lập một dự án VƢDN thƣờng gồm 4 giai đoạn:

-

Giai đoạn 1: Xác định nhiệm vụ ban đầu. Đó là việc thành lập một
nhóm thực hiện dự án, lập nên kế hoạch làm việc và tiến hành các hoạt
động nâng cao nhận thức về VƢDN để xúc tiến cho dự án.

-


Giai đoạn 2: Giai đoạn nghiên cứu khả thi. Ở giai đoạn này, nhóm thực
hiện dự án tiến hành thực hiện việc nghiên cứu tính khả thi của dự án.
Trong giai đoạn này, nhóm thực hiện dự án phải tìm hiểu đƣợc SWOT
của dự án VƢDN của mình, tìm hiểu khả năng cung cầu bên ngoài.
Giai đoạn 3: Lập kế hoạch kinh doanh. Từ kết quả của nghiên cứu khả thi,
nhóm thực hiện dự án tiến hành lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho dự án.

-

-

Giai đoạn 4: Giai đoạn thực hiện. Đây là giai đoạn nhóm thực hiện dự
án triển khai các công việc đã đƣợc đề ra trong kế hoạch kinh doanh.

24
GIAI

Nhiệm vụ/thá


×