Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Tin học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 19 trang )

Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Tin học lớp 10
I. Chương trình, chuẩn KTKN môn Tin học lớp 10
A) Chương trình tin học lớp 10
LỚP 10
1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học
- Giới thiệu ngành khoa học Tin học.
- Thông tin và dữ liệu.
- Giới thiệu về máy tính.
- Bài toán và thuật toán.
- Ngôn ngữ lập trình.
- Giải bài toán trên máy tính điện tử
- Phần mềm máy tính.
- Các ứng dụng của Tin học.
- Tin học và xã hội.
2. Hệ điều hành
- Khái niệm Hệ điều hành.
- Tệp và quản lí tệp.
- Giao tiếp với hệ điều hành
- Một số hệ điều hành phổ biến.
3. Soạn thảo văn bản
- Một số khái niệm cơ bản.
- Làm quen với MS Word.
- Một số chức năng soạn thảo văn bản
- Một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
- Làm việc với bảng .
4. Mạng máy tính và Internet
- Mạng máy tính.
- Mạng thông tin toàn cầu Internet.
- Một số dịch vụ phổ biến của Internet.
B) Chuẩn KTKN



CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Một số khái
niệm cơ bản
của Tin học
Kiến thức
• Biết Tin học là một ngành khoa học: có đối - Lấy các ví dụ về ứng dụng
tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Tin học trong đời sống
riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên thường ngày.
1. Giới thiệu cứu, vừa là công cụ.
ngành khoa học • Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin
Tin học
học do nhu cầu của xã hội.
• Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính
• Biết được một số ứng dụng của Tin học và
máy tính điện tử trong các họat động của đời
sống.

2. Thông tin và
dữ liệu

Kiến thức
• Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin,
các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy
tính.

• Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy
tính.
• Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị
bội của bit.
• Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn
thông tin.
Kỹ năng
• Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản
thành dãy bit.

3. Giới thiệu về
máy tính

Kiến thức
• Biết chức năng các thiết bị chính của máy - Vẽ lược đồ khái quát của
tính .
kiến trúc máy tính để giải
• Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. thích.
Von Neuman
- Giáo viên chỉ dẫn các bộ
Kỹ năng
phận của máy tính tại phòng
• Nhận biết được các bộ phận chính của máy máy.
tính.

4. Bài toán và Kiến thức
thuật toán
• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các
đặc trưng chính của thuật toán.
• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ

khối và ngôn ngữ liệt kê.
• Hiểu một số thuật toán thông dụng.

- Trình bày thuật toán giải
một số bài toán đơn giản
như tìm ước chung lớn nhất
của 2 số tự nhiên, kiểm tra
một số tự nhiên là số nguyên
tố hay hợp số, tìm kiếm và
Kỹ năng
sắp xếp một dãy số nguyên.
• Xây dựng được thuật toán giải một số bài
- Nên đưa một số ví dụ gần
toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ gũi với học sinh để mô
liệt kê.


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ
phỏng cho các thuật toán

Kiến thức
5. Ngôn ngữ lập • Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp
- Ghi nhớ việc cần dịch từ
trình.
ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ

sang ngôn ngữ máy.
Kiến thức
6. Giải bài toán • Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán
trên máy tính trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng
thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết
điện tử
chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và
hướng dẫn sử dụng.

- Lấy nội dung thực tế để
minh hoạ.
- Ghi nhớ các bước trên có
thể lặp lại nhiều lần.

Kiến thức
• Biết khái niệm phần mềm máy tính.
7. Phần mềm • Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần - Kể được các loại phần
mềm ứng dụng
máy tính
mềm ứng dụng.
Kiến thức
- Lấy các ứng dụng Tin học
• Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong trường, ở địa phương
8. Các ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
để minh hoạ.
của Tin học
• Biết rằng có thể sử dụng một số chương
trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập,
làm việc và giải trí.
Kiến thức

• Biết được ảnh hưởng của Tin học đối với sự
phát triển của xã hội.
• Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và
9. Tin học và xã pháp luật trong xã hội tin học hoá
hội.

- Nên giới thiệu một số điều
luật, nhị định về bản quyền,
chống tội phạm Tin học của
nước ta.

Thái độ
• Có hành vi và thái độ đúng đắn về những
vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng
máy tính.
Hệ điều hành

1. Khái niệm hệ
điều hành

2. Tệp và quản
lí tệp

Kiến thức
• Biết khái niệm hệ điều hành.
• Biết chức năng và các thành phần chính của
hệ điều hành .

Kiến thức
• Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.

• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.

- Không gắn cứng vào một
hệ điều hành cụ thể nào, mà
trình bày những nguyên lí
chung.
- Hệ điều hành được xét
dưới góc độ người sử dụng.

- Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
Kĩ năng
• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường đạt được những kỹ năng


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
dẫn.
• Đặt được tên tệp, thư mục

Kiến thức
• Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm
việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
3. Giao tiếp • Hiểu được các thao tác xử lý: sao chép tệp;
với hệ điều xoá tệp, đổi tên tệp; tạo và xoá thư mục.
hành và xử lý Kĩ năng
tệp
• Thực hiện được một số lệnh thông dụng

• Thực hiện được các thao tác với tệp và thư
mục: tạo, xóa, di chuyển, đổi tên thư mục và
tệp .

GHI CHÚ
theo yêu cầu

- Thực hành trên hệ điều
hành cụ thể là MS Windows.
- Phân biệt các cách giao
tiếp khác nhau.
- Nêu những vấn đề cốt lõi
nhất về tệp và quản lí tệp mà
hệ điều hành nào cũng phải
có.

Kiến thức
4. Một số hệ
điều hành phổ • lịch sử phát triển của hệ điều hành.
- Giới thiệu sơ lược về MS
• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ DOS, UNIX và LINUX
biến.
điều hành hiện nay.
Sọan thảo văn
bản

1. Một số khái
niệm cơ bản.

Kiến thức

• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo
văn bản.
• Biết các đơn vị xử lý trong văn bản (ký tự,
từ, câu, dòng, đoạn, trang).
• Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn
bản tiếng Việt

Kiến thức
• Biết màn hình làm việc của Word
• Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn
giản: mở tệp văn bản, gõ văn bản, ghi tệp.

- Nêu các ưu việt của soạn
thảo văn bản bằng máy tính.
- Các chức năng chủ yếu
được trình bày độc lập với
phần mềm soạn thảo văn
bản.
- Cho học sinh biết có nhiều
loại bộ mã và nhiều loại
phông chữ Việt khác nhau.
- Giới thiệu về UNICODE,
tuy nhiên không đi sâu vào
vấn đề mã.

- Các kĩ năng được truyền
thụ thông qua giờ thực hành
với phần mềm Word.
- Chưa yêu cầu gõ nhanh,
2. Làm quen với Kĩ năng

nhưng cần tuân thủ các quy
Word
• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn ước trong soạn thảo.
giản.
• Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng
tệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn bản.
3. Một số chức Kiến thức


CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký
tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang
văn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ tự
năng soạn thảo trang.
văn bản
• Biết cách in văn bản.
Kĩ năng
• Định dạng được văn bản theo mẫu

GHI CHÚ
- Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu

Kiến thức
• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và

4. Một số công thay thế.
cụ trợ giúp soạn Kĩ năng
thảo
• Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ
hay một câu

- Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu

Kiến thức
• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách,
gộp các ô, hàng và cột.
• Biết soạn thảo và định dạng bảng.
Kĩ năng
5. Làm việc với • Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên
bảng
bảng và soạn thảo văn bản trong bảng .

- Nêu những trường hợp sử
dụng bảng trong soạn thảo
- Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu

Mạng và

Internet
Kiến thức
- Nên trình bày các thành
1. Mạng máy • Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực phần chính trong mạng máy
truyền thông.
tính
tính kết hợp với giáo cụ trực
• Biết khái niệm mạng máy tính
quan (thiết bị vật lí hoặc
• Biết một số loại mạng máy tính.
tranh vẽ minh hoạ).
Kiến thức
• Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu - Nêu các ưu, nhược điểm
2. Mạng thông Internet và lợi ích của nó.
của các kết nối.
tin toàn cầu • Biết các phương thức kết nối thông dụng
với Internet.
Internet
• Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong
Internet
3. Một số dịch Kiến thức
vụ phổ biến của
• Biết khái niệm trang Web, Website
Internet
• Biết chức năng trình duyệt Web

- Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy để học sinh



CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
• Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư
điện tử
Kĩ năng
• Sử dụng được trình duyệt Web
• Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên
Interrnet.
• Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện
tử.

GHI CHÚ
đạt được những kỹ năng
theo yêu cầu
- Tuỳ theo điều kiện của
từng địa phương có thể giới
thiệu cho học sinh biết cách
tạo trang Web đơn giản

II. Sách giáo khoa thể hiện Chuẩn KTKN Tin học 10
Sách giáo khoa gồm 4 chương tương ứng với 4 chủ đề của Chương trình:
Chủ để trong Chương
Chương trong SGK
trình
Một số khái niệm cơ bản Chương I. Một số khái niệm
của Tin học
cơ bản của tin học
Hệ điều hành

Chương II. Hệ điều hành
Soạn thảo văn bản
Chương III. Soạn thảo văn
bản
Mạng máy tính và
Chương IV. Mạng máy tính
Internet
và Internet

Số bài
16 LT + 03 BT&TH + 01
BT
08 LT + 4 BT&TH
08 LT + 08 BT&TH + 04
BT
06 LT + 04 BT&TH + 02
BT

Chương I. Một số khái niệm cơ bản của tin học
A) Mục tiêu của Chương
• Giới thiệu về ngành khoa học tin học
• Một số khái niệm cơ bản
B) KTKN trọng tâm
* Kiến thức:














Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.
Biết khái niệm thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính .
Biết nội dung nguyên lí J. Von Neuman
Biết khái niệm bài toán và thuật toán.
Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và ngôn ngữ liệt kê.
Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây
dựng thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra
kết quả và hướng dẫn sử dụng.
Biết khái niệm phần mềm máy tính.
Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá

* Kĩ năng:


Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.






Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc
ngôn ngữ liệt kê.

* Thái độ:


Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử
dụng máy tính.

C) KTKN ở trong bài
§1. Tin học là một ngành khoa học




Biết sự ra đời và phát triển của ngành khoa học tin học
Biết tin học là một ngành khoa học và được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính

Nội dung trọng tâm
• Nhu cầu khai thác, xử lý thông tin ngày càng cao, máy tính điện tử trở
thành công cụ đáp ứng yêu cầu về khai thác tài nguyên thông tin.
Trong bối cảnh đó ngành tin học được hình thành và phát triển.
• Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về các phương pháp
nhập/xuất, lưu trữ, truyền, xử lý thông tin một cách tự động, sử dụng
máy tính và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
• Đặc tính ưu việt của máy tính: Làm việc không mệt mỏi; tốc độ xử lý
nhanh; chính xác; khả năng lưu trữ thông tin lớn; Các máy tính có thể

liên kết với nhau thành mạng.
§2. Thông tin và dữ liệu
• Biết khái niệm thông tin, khái niệm dữ liệu
• Biết các dạng thông tin
• Biết khái niệm mã hoá thông tin
Nội dung trọng tâm
• Thông tin luôn gắn với một đối tượng nhất định, nghĩa là ta luôn
nói thông tin về một đối tượng (hay thực thể) nào đó. Thông tin là
những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó.
• Trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào trong máy tính
• Có ba dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống: dạng văn bản,
dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
• Để máy tính có thể xử lý được, thông tin phải được đưa vào máy
tính. Để đưa thông tin vào máy tính thì thông tin phải được biến
đổi thành dãy bit. Việc biến thông tin thành dãy bit là một cách mã
hoá thông tin.
• Thông tin ở nhiều dạng khác nhau nhưng khi đưa vào máy tính đều
được mã hoá ở một dạng chung là mã nhị phân (dãy bit ).


§3. Giới thiệu về máy tính
• Biết cấu trúc chung của máy tính
• Biết sơ lược về hoạt động của máy tính
• Biết máy tính được điều khiển bằng chương trình
• Biết khái niệm lệnh
• Biết nguyên lý Phôn-Nôi-man
Nội dung trọng tâm
• Sơ đồ cấu trúc máy tính

• Lệnh là dạng dữ liệu đặc biệt. Khi thực hiện lệnh máy tính sẽ thực

hiện một thao tác xử lý dữ liệu. Chương trình là một dãy tuần tự
các lệnh.
• Nguyên lý điều khiển bằng chương trình: Máy tính hoạt động theo
chương trình
• Nguyên lỹ lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới
dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác
• Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy
tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó
• Nguyên lí Phôn-Nôi-man: Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng
chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo
thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lý Phôn-Nôi-man.
Bài thực hành 2. Làm quen với máy tính
• Nhận biết các thiết bị ngoại vi của máy tính
• Biết cách bật/tắt máy tính, màn hình, máy tin
• Làm quen với bàn phím, chuột
• Ý thức chấp hành nội quy phòng máy tính
Nội dung trọng tâm
• Nhận biết các thiết bị ngoại vi của máy tính, liên hệ với sơ đồ cấu
trúc của máy tính để xác định bộ phận vào, xử lý và xuất thông tin.
• Biết khởi động/tắt máy tính đúng quy trình.
• Hiểu và có ý thức chấp hành nội quy phòng máy.


§4. Bài toán và thuật toán
• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật
toán.
• Hiểu một số thuật toán thông dụng.
• Biết có haiHiểu cách cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và
bằng ngôn ngữ liệt kê.
• Hiểu một số thuật toán thông dụng.


Mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ
khối hoặc ngôn ngữ liệt kê.
Nội dung trọng tâm




o
o
o


o

Bài toán trong tin học là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện.
Cách giải một bài toán là một thuật toán. Thuật toán để giải một bài toán là
một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi
thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán ta nhận được output cần tìm.
Bài toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên
Input: Số nguyên dương N và dãy số nguyên a1, a2,..., a2.
Output: Giá trị lớn nhất Max của dãy số
Ý tưởng thuật toán
Khởi tạo giá trị Max = a1
Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị
Max, nếu ai > Max thì Max nhận giá trị mới là ai.
Mô tả thuật toán theo cách liệt kê

Bước 1. Nhập N và dãy a1,..., aN;
Bước 2. Max ← a1, i ← 2;

Bước 3. Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc;
Bước 4.
Bước 4.1. Nếu ai > Max thì Max ← ai;
Bước 4.2. i ← i + 1 rồi quay lại bước 3;
o

Mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối
NhËp N vµ d·y a1,..., aN

Max ← a1, i ← 2

i>N?
Sai

Sai

ai >
Max?
§óng
Max ← ai

i ←i + 1

§óng

§a ra Max
råi kÕt thóc


o Thực hiện mô phỏng thuật toán trên với bộ dữ liệu test đơn


giản.
Bài toán sắp xếp: Hiểu thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi. Mô tả
được thuật toán bằng cách liệt kê (hoặc bằng sơ đồ khối). Thực
hiện được mô phỏng thuật toán với bộ test đơn giản.
• Bài toán tìm kiếm: Hiểu thuật toán tìm kiếm tuần tự. Mô tả được
thuật toán bằng cách liệt kê (hoặc bằng sơ đồ khối). Mô phỏng
thực hiện thuật toán với bộ test đơn giản.
§5. Ngôn ngữ lập trình


• Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
Nội dung trọng tâm
• Chương trình là cách mô tả thuật toán để máy tính có thể "hiểu" và thực hiện
được. Ngôn ngữ để viết chương trình được gọi là ngôn ngữ lập trình.
• Có ba lớp ngôn ngữ: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. Ngôn ngữ
máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được trực tiếp được. Các
chương trình viết bằng hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được dịch
sang ngôn ngữ máy, khi đó máy tính mới hiểu và thực hiện được.
• Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ thuận lợi cho nhà lập trình, sau đó đến hợp
ngữ, ngôn ngữ máy là ngôn ngữ khó hiểu, khó viết nhất.


§6. Giải bài toán trên máy tính

Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán,
xây dựng thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh,
đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
Nội dung trọng tâm
• Các bước giải bài toán trên máy tính

o Xác định bài toán: xác định input/output và mối liên hệ giữa chúng.
o Lựa chọn hoặc xây dựng thuật toán
o Viết chương trình
o Hiệu chỉnh
o Viết tài liệu

§7. Phần mềm máy tính

• Biết khái niệm phần mềm máy tính.
• Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Nội dung trọng tâm
• Chương trình để giải bài toán trên máy tính là một phần mềm máy tính.
• Máy vi tính muốn hoạt động được bắt buộc phải có phần mềm giúp con người
giao tiếp với phần cứng, chương trình đó gọi là hệ điều hành. Hệ điều hành là
phần mềm hệ thống quan trọng nhất.
• Các phần mềm phục vụ những công việc như soạn thảo văn bản, quản lí học
sinh, thời khoá biểu, trò chơi... là những phần mềm ứng dụng.

§8. Những ứng dụng của tin học



Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả
học tập, làm việc và giải trí.
Nội dung trọng tâm






MTĐT được ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: Khoa học kĩ
thuật; Hỗ trợ công tác quản lý; Tự động hoá và điều khiển; Truyền thông;
Soạn thảo, in, lưu trữ, văn phòng; Trí tuệ nhân tạo; Giáo dục và giải trí.
Thấy được sự cần thiết phải có kiến thức về tin học trong xã hội ngày nay.

§9. Tin học và xã hội
• Biết được ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.
• Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá
• Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc
sử dụng máy tính.
Nội dung trọng tâm
• Tin học ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của xã hội: Áp dụng ở
hầu hết các lĩnh vực; Xuất hiện nhận thức mới, phương thức làm việc, giao
tiếp... mới.
• Sự cần thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến tin học và
đặc biệt là sử dụng tài nguyên thông tin chung.

Chương II. Hệ điều hành
A) Mục tiêu của Chương


B) KTKN trọng tâm
* Kiến thức:










Biết khái niệm hệ điều hành.
Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành .
Biết khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.
Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ
thống.
Hiểu được các thao tác xử lý: sao chép tệp; xoá tệp, đổi tên tệp; tạo và xoá thư
mục.
Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành.
Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.

* Kĩ năng:





Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
Đặt được tên tệp, thư mục
Thực hiện được một số lệnh thông dụng
Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: tạo, xóa, di chuyển, đổi tên thư
mục và tệp .

C) KTKN ở trong bài
§10. Khái niệm về hệ điều hành
• Biết khái niệm hệ điều hành.
• Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành

Nội dung trọng tâm
• Hệ điều hành là phần mềm hệ thống. Máy tính bắt buộc phải có hệ điều hành mới
sử dụng được. Hệ điều hành đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính. Hệ
điều hành đảm bảo khai thác máy tính hiệu quả. Có nhiều hệ điều hành, máy tính





không bị gắn cứng với một hệ điều hành cụ thể nào. Tất cả các hệ điều hành đều
có những chức năng và tính chất chung.
Hệ điều hành cùng với các thiết bị phần cứng máy tính tạo nên một hệ thống. Như
vậy, con người làm việc với hệ thống (cả phần cứng và phần mềm) chứ không chỉ
đơn thuần làm việc với máy tính (chỉ có phần cứng).
Chức năng chính của hệ điều hành: Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ
thống; Quản lý, cấp phát tài nguyên của hệ thống.
§11. Tệp và quản lí tệp

• Biết khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.
• Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
• Đặt được tên tệp, thư mục đúng qui tắc
Nội dung trọng tâm
• Tệp (hay tập tin) là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một
đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có một tên để truy cập.
• Các tệp được lưu trữ trong thư mục. Trong thư mục có thể chứa thư mục khác, thư
mục này gọi là thư mục con. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ. Như
vậy, thư mục có thể chứa tệp và thư mục con.
• Tệp và thư mục đều phải đặt tên. Qui tắc đặt tên tệp và thư mục phụ thuộc vào
từng hệ điều hành. Thông thường tên tệp, thư mục gồm phần tên và phần mở

không dài quá 255 kí tự, đặc biệt tên tệp không chứa các kí tự sau: \ / : * ? " < > |
• Mỗi đĩa có một thư mục gốc, trong thư mục gốc chứa các tệp và thư mục con,
trong thư mục con lại có thể chứa các tệp và thư mục của nó. Ví dụ:
C:\



Đường dẫn cho biết vị trí của tệp (thư mục) được lưu trữ. Đường dẫn gồm tên các
thư mục theo chiều từ thư mục gốc đến tệp (hoặc thư mục) cần tìm. Ví dụ, trong
SGK đưa ra đường dẫn đến tệp BT1.PAS : C:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS.

§ 12. Giao tiếp với hệ điều hành

• Biết có hai cách làm việc với hệ điều hành.
• Biết thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
Nội dung trọng tâm
• Nạp hệ điều hành: phải có đĩa khởi động, bật nguồn điện.
• Cách làm việc với hệ điều hành: Gõ câu lệnh hoặc chọn lệnh trên bảng chọn, hộp
thoại, biểu tượng... hiện nay các hệ điều hành phổ biến dùng cách làm việc thứ 2.
• Ra khỏi hệ thống: Biết cách ra khỏi hệ thống tương ứng với hệ điều hành đang sử
dụng trong nhà trường. Lưu ý học sinh ra khỏi hệ thống không đơn thuần chỉ là
thao tác ngắt nguồn điện.


Bài tập và thực hành 3. Làm quen với hệ điều hành
• Thực hiện được các thao tác vào/ra hệ thống
• Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím
Nội dung trọng tâm
• Thực hiện được các thao tác vào/ra hệ thống đúng qui định của hệ điều hành cụ
thể đang được sử dụng tại phòng máy của nhà trường

• Thực hiện đúng các thao tác cơ bản với chuột như: di chuyển chuột; chọn, kích
hoạt, nháy đúp, kéo thả biểu tượng (hay mục trong bảng chọn). Phân biệt nút
phải, nút trái chuột.
• Nhận biết khu vực các phím. Sử dụng phím Enter, phím mũi tên.
Bài tập và thực hành 4. Giao tiếp với hệ điều hành Windows
• Thực hiện được các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn
• Biết ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền
• Biết chạy chương trình bằng cách sử dụng bảng chọn Start.
Nội dung trọng tâm
• Nhận biết được một số một số biểu tượng chính trên màn hình nền như My
Computer, My Documents, nút Start và thanh Taskbar.
• Thực hiện được các thao tác với biểu tượng: chọn, kích hoạt, di chuyển, xoá, xem
thuộc tính của biểu tượng.
• Sử dụng chuột để thực hiện thu nhỏ, phóng to, trở về kích thước cũ, đóng cửa sổ
và di chuyển cửa sổ. Làm quen với bảng chọn File, Edit, View của cửa sổ.
• Thực hiện được thao tác chọn bảng chọn Start và mở chương trình trong bảng
chọn.
Bài thực hành 5. Thao tác với tệp và thư mục
• Thực hiện được một số thao tác cơ bản với tệp và thư mục
Nội dung trọng tâm
• Xem được nội dung đĩa, thư mục
• Tạo được thư mục mới, đổi tên tệp/thư mục
• Sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục
§13. Một số hệ điều hành thông dụng
• Biết có nhiều hệ điều hành.
• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.
Nội dung trọng tâm
• Biết tồn tại nhiều hệ điều hành khác nhau. Người sử dụng có thể lựa chọn hệ điều
hành phù hợp để cài đặt lên máy tính của mình.
• Có hệ điều hành cho máy tính cá nhân, hệ điều hành mạng máy tính.

• Có hệ điều hành đơn nhiệm, hệ điều hành đa nhiệm.
• Các hệ điều hành hiện nay đều sử dụng đồ hoạ để giao tiếp giữa người và hệ
thống.
• Linux là hệ điều hành không phải trả bản quyền.

Chương III. Soạn thảo văn bản
A) Mục tiêu của Chương


B) KTKN trọng tâm


* Kiến thức:











Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
Biết các đơn vị xử lý trong văn bản. (ký tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang).
Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt
Biết màn hình làm việc của Word
Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ văn bản, ghi
tệp.

Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản, định
dạng trang văn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ tự trang.
Biết cách in văn bản.
Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và thay thế.
Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.
Biết soạn thảo và định dạng bảng.

* Kĩ năng:






Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản.
Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng tệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn bản.
Định dạng được văn bản theo mẫu
Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu
Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng và soạn thảo văn bản trong bảng.
* Thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, thói quen suy nghĩ về các tiến hành công việc
trước khi bắt tay vào thực hiện, tinh thần hợp tác, giúp đỡ trong học tập.

C) KTKN ở trong bài
§14. Khái niệm về soạn thảo văn bản
• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
• Biết khái niệm về định dạng văn bản
• Biết một số vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản
Nội dung trọng tâm
• Hệ soạn thảo văn bản là phần mềm ứng dụng phục vụ công việc soạn thảo trên
máy vi tính, bao gồm: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.

• Có nhiều hệ soạn thảo văn bản khác nhau, nhưng những tính năng chung là giống
nhau.
• Khác với soạn thảo trên giấy, khi soạn thảo trên máy vi tính người ta thường gõ
nội dung văn bản trước, sau đó mới tiến hành trình bày văn bản. Hệ soạn thảo văn
bản cho phép định dạng kí tự (phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ...), định dạng đoạn
văn bản (khoảng cách lề trái, lề phải, căn lề...), định dạng trang văn bản (lề trên, lề
dưới, lề trái, lề phải, hướng trang giấy...).
• Phân biệt được kí tự, từ, câu, đoạn, trang văn bản.
• Biết quy tắc gõ chữ việt kiểu TELEX (hoặc kiểu VNI).
§15. Làm quen với Microsoft Word
• Biết cách khởi động và kết thúc Word
• Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa
• Biết một số thành phần chính trên màn hình làm việc của Word
• Biết cách soạn thảo văn bản đơn giản
Nội dung trọng tâm
• Thành phần làm việc của Word: Thanh tiêu đề, bảng chọn, thanh công cụ chuẩn
và định dạng.







Một lệnh trong Word có thể thực hiện bằng một trong ba cách: chọn lệnh trong
bảng chọn hoặc nháy vào nút tương ứng trên thanh công cụ hoặc sử dụng tổ hợp
phím tắt trên bàn phím.
Biết cách mở và ghi văn bản mới
Biết di chuyển con trỏ soạn thảo (bằng các phím mũi tên trên bàn phím) đến vị trí
thích hợp và tiến hành hiệu chỉnh văn bản gõ sai bằng cách xoá văn bản gõ sai và

nhập lại văn bản mới.
Biết cách thực hiện các thao tác sao chép, xoá, cắt và di chuyển văn bản. Phân
biệt ý nghĩa của các thao tác này và sử dụng phù hợp với tình huống yêu cầu.

Bài tập và thực hành 6. Làm quen với Word
• Thực hiện được khởi đông/kết thúc Word.
• Nhận biết một số thành phần trên màn hình Word
• Thực hiện được một số lệnh cơ bản: nhập, lưu, cắt, dán, xoá, sao chép văn bản.
• Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản
Nội dung trọng tâm
• Nhận biết và phân biệt được thanh tiêu đề, bảng chọn, thanh công cụ chuẩn và
thanh công cụ định dạng.
• Thực hiện gõ văn bản tiếng Việt theo kiểu gõ TELEX (hoặc VNI). Chỉnh sửa lỗi
chính tả phát sinh khi nhập văn bản (nếu có).
• Sử dụng được các nút tương ứng trên thanh công cụ để: lưu, cắt, dán, xoá, sao
chép văn bản.
§16. Định dạng văn bản
• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản, định
dạng trang văn bản
• Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản
Nội dung trọng tâm




Biết cách lựa chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ để định dạng kí tự
Biết cách sử dụng các nút tương ứng trên thanh công cụ để căn lề và tăng/giảm độ
rộng của lề trái đoạn văn bản.
Biết cách sử dụng bảng chọn để đặt lề trang giấy, hướng giấy.
Bài tập và thực hành 7. Định dạng văn bản


• Thực hiện được việc định dạng được văn bản theo mẫu
• Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản
• Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt
Nội dung trọng tâm
• Thực hiện được việc mở văn bản đã có và tiến hành định dạng kí tự (lựa chọn
phông chữ, kiểu chữ ), đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách lề) để có văn bản như
mẫu trong SGK.
§17. Một số chức năng khác
• Biết cách định dạng kiểu danh sách liệt kê và số thứ tự
• Biết ngắt trang và đánh số trang văn bản
• Biết cách xem văn bản trước khi in và biết cách in văn bản.
Nội dung trọng tâm
• Biết các bước sử dụng nút Bullets và nút Numbering trên thanh công cụ để định
dạng văn bản theo kiểu liệt kê và kiểu số thứ tự.
• Biết cách sử dụng bảng chọn Insert để đánh số trang cho văn bản.




Biết cách sử dụng nút lệnh Print Preview, nút lệnh Print để xem văn bản trước khi
in và in văn bản ra giấy.

§18. Các công cụ trợ giúp soạn thảo
• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và thay thế.
• Hiểu được ý nghĩa của chức năng tự động sửa (AutoCorrect) trong Word.
• Biết cách lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ nhập văn bản.
Nội dung trọng tâm
• Hệ soạn thảo văn bản Word cung cấp nhiều công cụ giúp tăng hiệu quả của việc
soạn thảo văn bản. Tìm kiếm và thay thế tự động là một trong các công cụ mà

Word cung cấp.
• Biết cách sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm, tìm kiếm và thay thế một từ hay
một câu trong văn bản.
Bài thực hành 8. Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo
Thực hiện được việc định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê và kiểu số thứ
tự
• Thực hiện được việc đánh số trang văn bản
• Sử dụng được các công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả soạn
thảo.
Nội dung trọng tâm
• Thực hiện được các bước sử dụng được nút Bullets trên thanh công cụ để định
dạng văn bản theo như yêu cầu của câu a) của bài thực hành. Sau đó sử dụng nút
Numbering để định dạng văn bản trong câu a) nêu trên ở dạng số thứ tự.
• Thực hành đánh số trang văn bản bằng cách sử dụng bảng chọn Insert.
• Thực hiện được việc tìm kiếm, tìm kiếm và thay thế một từ, một câu trong văn
bản.
§19. Tạo và làm việc với bảng
• Biết khi nào nên tổ chức thông tin dưới dạng bảng
• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.
• Biết soạn thảo và định dạng bảng.
Nội dung trọng tâm
• Biết cách tạo bảng với số hàng, số cột mong muốn.
• Biết cách chèn thêm hoặc xoá hàng, cột
• Biết cách gộp nhiều ô thành một ô, tách một ô thành nhiều ô
• Biết cách di chuyển đến hàng, cột, ô trong bảng.
• Biết soạn thảo và định dạng văn bản trong ô giống như các thao tác định dạng văn
bản đã học.
Bài tập và thực hành 9. Bài tập và thực hành tổng hợp
• Thực hiện được tạo bảng, tách ô, gộp ô, nhập văn bản vào bảng, định dạng văn
bản trong ô.

• Rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản: Gõ chữ Việt, định dạng kí tự, định đoạn văn
bản, định dạng kiểu liệt kê và số thứ tự
Nội dung trọng tâm
• Câu a) HS cần tạo bảng với số hàng, số cột theo yêu cầu, biết cách di chuyển đến
các ô trong bảng và nhập nội dung cho ô. Định dạng chữ nghiêng cho các ô tiêu
đề.
• Câu b) biết gộp ô hoặc tách ô. Nhập văn bản cho bảng và định dạng chữ đậm cho
các ô tiêu đề.





Câu c) vận dụng các kiến thức, kĩ năng soạn thảo văn bản để nhập và định dạng
văn bản theo mẫu trong SGK. Sử dụng các chức năng, công cụ soạn thảo phù hợp
để căn lề, thụt đầu dòng, đánh số thứ tự, danh sách liệt kê.

Chương IV. Mạng máy tính và Internet
A) Mục tiêu của Chương


B) KTKN trọng tâm
* Kiến thức:











Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính
Biết một số loại mạng máy tính.
Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của nó.
Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet
Biết khái niệm trang Web, Website
Biết chức năng trình duyệt Web
Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử

* Kĩ năng:




Sử dụng được trình duyệt Web
Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Interrnet.
Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.

* Thái độ:


Tôn trọng bản quyền khi sử dụng hoặc đưa thông tin lên mạng máy tính.

C) KTKN ở trong bài
§20. Mạng máy tính
• Biết nhu cầu kết nối mạng máy tính

• Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng máy tính
Nội dung trọng tâm
• Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau để
trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.
• Mạng máy tính bao gồm ba thành phần: Các máy tính, các thiết bị
mạng để kết nối các máy tính và phần mềm cho phép thực hiện việc
giao tiếp giữa các máy tính.
• Phân loại mạng máy tính: ở góc độ địa lý mạng máy tính được phân
thành: Mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng toàn cầu
(Internet)
• Mô hình mạng: xét theo chức năng của các máy tính tham gia mạng,
có hai mô hình mạng: mô hình mạng ngang hàng (Peer-to-Peer) và mô
hình mạng khách-chủ (Client-Server).
§21. Mạng thông tin toàn cầu
• Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính của Internet, sơ lược
về giao thức TCP/IP
• Biết các cách kết nối thông dụng với Internet


Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet
Nội dung trọng tâm
• Internet là mạng máy tính khổng lồ bao phủ trên phạm vi toàn cầu, là
mạng của các mạng, sử dụng giao thức truyền thông TCP/IP.
• Hai cách kết nối chính với Internet: Sử dụng môđem qua đường điện
thoại, sử dụng đường truyền riêng.
• Các máy tính (hay mạng máy tính) khi tham gia vào mạng Internet
đều phải sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. TCP/IP quy định
về cách thức và phương thức gửi/nhận dữ liệu. Máy tính tham gia vào
mạng Internet đều được cấp một địa chỉ xác định duy nhất - gọi là địa
chỉ IP, chính nhờ địa chỉ này mà việc/gửi nhận dữ liệu được đảm bảo

đến đúng người nhận.













§22. Một số dịch vụ cơ bản của Internet
Biết khái niệm WWW, siêu văn bản
Biết khái niệm trang web, trình duyệt web, website
Trang web động, trang web tĩnh
Biết cách truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet
Khái niệm thư điện tử
Ý nghĩa của việc bảo mật thông tin
Biết chức năng trình duyệt Web

Biết cách sử dụng trình duyệt Web
Biết cách gửi/nhận thư điện tử
Sử dụng được máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin
Nội dung trọng tâm
• Siêu văn bản là một văn bản đặc biệt trên máy tính, một siêu văn
bản có thể bao gồm cả văn bản, âm thanh, hình ảnh, video... và đặc
biệt là có các liên kết với siêu văn bản khác.

• Siêu văn bản được đưa lên Internet và được gán địa chỉ để truy cập
tạo thành trang web.
• WWW là một hệ thống cho phép tìm kiếm, truy cập trang web và
các tài nguyên trên Internet.
• Website gồm một hoặc nhiều trang web trong hệ thống WWW
được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập.
• Trình duyệt web là phần mềm cho phép người dùng truy cập trang
web, tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài
nguyên khác của Internet.
• Tìm kiếm thông tin trên Internet:
o Trên Internet có một số trang web chứa danh mục các trang
web được sắp xếp, phân loại. Người sử dụng có thể truy cập
đến các trang và căn cứ vào mục lục phân loại để để tìm địa
chỉ trang web chứa thông tin mình cần. Ví dụ:
www.yahoo.com; www.nhandan.org.


o Sử dụng máy tìm kiếm: người sử dụng cần truy cập vào
website của máy tìm kiếm ví dụ như www.google.com hoặc
www.yahoo.com sau đó nhập từ khoá tìm kiếm (từ khoá là
cụm từ cần tìm kiếm) rồi nhấn Enter. Kết quả tìm kiếm là
danh sách các địa chỉ trang web có chứa từ khoá.
• Để gửi và nhận thư điện tử cần có tên truy cập (username) và mật
khẩu (password)
Bài tập và thực hành 10. Sử dụng trình duyệt Internet Explorer
• Biết chức năng trình duyệt Web
• Sử dụng được trình duyệt Web
Nội dung trọng tâm
• Thực hiện được việc nhập địa chỉ trang web cho trước, truy cập được trang
web.

• Thực hiện được truy cập vào một trang web thông qua liên kết, xem thông tin
và quay lại trang trước bằng nút lệnh Back.
Bài tập và thực hành 11. Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin
• Thực hiện được đăng kí một hộp thư điện tử mới
• Thực hiện được việc xem, soạn và gửi thư điện tử
• Thực hiện được tìm kiếm thông tin đơn giản bằng máy tìm kiếm
Nội dung trọng tâm
• Thực hiện việc đăng nhập hộp thư đã có với tên truy cập (username) và mật
khẩu (password) được cung cấp. Thực hiện được việc kiểm tra hộp thư đến,
đọc thư, soạn thư mới và gửi thư.
• Truy cập được đến máy tìm kiếm Google (hoặc Yahoo), nhập từ khoá tìm
kiếm. Bước đầu biết xem xét danh sách tìm kiếm để lựa chọn liên kết phù hợp
nhất và truy cập nội dung thông qua liên kết.



×