Tải bản đầy đủ (.docx) (191 trang)

Nhận xét, đánh giá lý luận về xác định giá trị tài liệu tại việt nam qua thực tế vận dụng tại các lưu trữ địa phương cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.98 KB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ LÝ LUẬN VỀ XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU TẠI VIỆT NAM QUA
THỰC TẾ VẬN DỤNG TẠI CÁC LƢU TRỮ
ĐỊA PHƢƠNG CẤP TỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LƢU TRỮ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ LÝ LUẬN VỀ XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU TẠI VIỆT NAM QUA
THỰC TẾ VẬN DỤNG TẠI CÁC LƢU TRỮ
ĐỊA PHƢƠNG CẤP TỈNH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lƣu trữ học
Mã số: 60 32 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Đức Thuận


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Nhận xét, đánh giá lý luận về XĐGTTL
tại Việt Nam qua thực tế vận dụng tại các lưu trữ địa phương cấp tỉnh” là công trình
nghiên cứu của tôi. Trong công trình nghiên cứu này, tôi có tham khảo, tổng hợp kết
quả của nhiều công trình nghiên cứu khác và đã có chú thích theo quy định. Công trình
này chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung
nghiên cứu của đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Ngọc Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong
việc thu thập và nghiên cứu tài liệu, song tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện từ phía các cơ quan, các trường học như: Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước; Cục Lưu trữ - Văn phòng Trung ương Đảng; trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh); trường Đại học Nội vụ; các
thầy cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng- trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là người hướng dẫn khoa học TS. Đào Đức Thuận. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự quan tâm,
giúp đỡ quý báu đó.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên,
luận văn này không thể tránh được những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được
sự đóng góp của quý Thầy cô giáo, các cơ quan và bạn đọc để luận văn của tôi được
hoàn thiện hơn và có cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Ngọc Mai


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 4
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................5

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 7
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................8
7. Nguồn tư liệu và tài liệu tham khảo...........................................................11
8. Đóng góp của đề tài................................................................................... 11
9. Bố cục của đề tài........................................................................................12
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN XĐGTTL Ở VIỆT NAM.................13
1.1. Tình hình nghiên cứu về XĐGTTL ở một số nước và Việt Nam...........13

1.1.1. Vài nét về lý luận XĐGTTL ở một số nước trên thế giới.................13
1.1.2. Lịch sử XĐGTTL tại Việt Nam.........................................................15
1.2. Số lượng và loại hình các công trình nghiên cứu về XĐGTTL ở Việt Nam

........................................................................................................................... 16
1.3. Phương pháp nghiên cứu và những tài liệu, tư liệu được sử dụng trong các
công trình nghiên cứu về XĐGTTL ở Việt Nam........................................... 19
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................19
1.3.2. Những tài liệu, tư liệu được sử dụng............................................... 22
1.4. Nội dung cơ bản trong các nghiên cứu về XĐGTTL ở Việt Nam..........24
1.4.1. Nghiên cứu tổng quan về XĐGTTL................................................. 27
1.4.2. Những nghiên cứu vận dụng lý luận XĐGTTL vào thực tiễn công tác
lưu trữ ở Việt Nam......................................................................................42
1.4.3. Những nghiên cứu về xây dựng công cụ hướng dẫn XĐGTTL........46
1.5. Nhận xét, đánh giá.................................................................................. 50
1.5.1. Ưu điểm............................................................................................50
1.5.2. Hạn chế............................................................................................50
Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 52
CHƢƠNG 2.THỰC TẾ VẬN DỤNG LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU
TẠI CÁC LƢU TRỮ CẤP TỈNH ............................................................................

2.1.Vài nét về lưu trữ cấp tỉnh và tài liệu hình t
cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh ....................
2.2.Thực tế vận dụng lý luận XĐGTTL tại các L
1


2.2.1. Vận dụng trong việc ban hành các văn bản quy định, các công cụ
hướng dẫn XĐGTTL.................................................................................. 56
2.2.2. Vận dụng trong tổ chức XĐGTTL....................................................71
2.3. Nhận xét, đánh giá.................................................................................. 84
2.3.1. Ưu điểm............................................................................................84
2.3.2. Hạn chế............................................................................................84
Tiểu kết Chương 2......................................................................................... 86

CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VẬN DỤNG LÝ LUẬN XĐGTTL Ở LƢU TRỮ CẤP TỈNH.........87

3.1. Đối với việc nghiên cứu lý luận XĐGTTL.............................................87
3.1.1. Đối với những vấn đề chưa thống nhất cần nghiên cứu để làm rõ . 87
3.1.2. Đối với những vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu......................... 91
3.2. Đối với việc quản lý và triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học.......98
3.3. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý lưu trữ và một số cơ quan liên quan 102

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, văn bản hướng dẫn về XĐGTTL . 102
3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác XĐGTTL...................105
3.3.3. Xác định lại giá trị của tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh .. 107
Tiểu kết Chương 3....................................................................................... 111
KẾT LUẬN.............................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................114
PHỤ LỤC................................................................................................................118

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cục LT-VPTƯĐ
DMHS
ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
ĐH KHXHNV ĐHQGTPHCM
ĐTKHBĐ
đvbq
LTH&QTVP
NCKH
THBQ


VTLTVN
XĐGTTL

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng thống kê số lƣợng và loại hình các nghiên cứu về XĐGTTL từ
1960 - 2017 (Nguồn tác giả thống kê)………………………………………….........14
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các nghiên cứu đƣợc phân chia theo các nội dung của
XĐGTTL……………………………………………………………………………..23

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được Đảng và Nhà nước quan tâm, công tác lưu trữ ở Việt Nam đã phát triển
thành một ngành khoa học, cả bề rộng và chiều sâu, nhiều vấn đề lý luận đã được thực
tiễn kiểm nghiệm và làm sáng tỏ, từ đó đặt ra yêu cầu cần đúc kết, bổ sung cho hoàn
chỉnh. Lý luận Lưu trữ học là kim chỉ nam cho thực tiễn công tác lưu trữ, được vận
dụng giải quyết nhiều vấn đề trong thực tiễn nhưng đồng thời thực tiễn phải là cơ sở,
động lực nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, đánh giá thực tiễn để kiểm nghiệm, bổ
sung cho lý luận.... Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác
động qua lại giữa lý luận và thực tiễn luôn là chìa khóa để giải quyết mọi vướng mắc
trên con đường phát triển ngành lưu trữ Việt Nam.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác lưu trữ là
XĐGTTL. XĐGTTL là quá trình áp dụng các nguyên tắc, phương pháp và các tiêu
chuẩn để phân tích tài liệu, nhằm lựa chọn những tài liệu có giá trị bảo quản và loại ra

những tài liệu hết giá trị để tiêu hủy. Do đó, việc XĐGTTL là yếu tố quyết định tới số
phận của tài liệu, đồng thời khẳng định được giá trị của chúng. Kết quả của công tác
XĐGTTL có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, nội dung và thành phần của phông
lưu trữ cơ quan, đơn vị… Nếu xác định THBQ tài liệu không chính xác, sẽ dẫn đến
tình trạng tài liệu không được bảo quản và lưu trữ theo đúng giá trị của chúng, làm
giảm chất lượng và hiệu quả của một lưu trữ.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác XĐGTTL, từ những năm 60 của
thế kỷ XX, việc nghiên cứu, tham khảo và tiếp thu lý luận về vấn đề này đã được giới
lưu trữ học nước ta hết sức quan tâm. Song, thực tế cho thấy, việc vận dụng lý luận và
thực tiễn XĐGTTL vẫn là một nghiệp vụ yếu của công tác lưu trữ, đặc biệt là ở Lưu
trữ cấp tỉnh. Xu hướng phát triển và sử dụng tài liệu điện tử song song và có thể thay
thế tài liệu hành chính truyền thống hiện nay, cũng như khả năng lưu trữ vô tận bằng
các thiết bị lưu trữ tân tiến và mạng internet đang đặt ra nhiều thách thức cho việc
nghiên cứu lý luận về công tác lưu trữ nói chung và XĐGTTL nói riêng. Từ nghiên
cứu lý luận đến vận dụng trong thực tế luôn tồn tại khoảng cách nhất định nên việc
nghiên cứu về lý luận XĐGTTL luôn là vấn đề thời sự và cần phải được tiếp tục tiến
hành trong thời gian tới nhằm thỏa mãn tối đa các yêu cầu phong phú của thực tiễn
công tác lưu trữ.
Trong quá trình làm việc và học tập, tác giả đã đặt câu hỏi: Hệ thống lý luận về
XĐGTTL đang phát triển đến đâu? Tại sao việc vận dụng lý luận XĐGTTL vào thực
tiễn lưu trữ tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả? Phải chăng do hệ thống lý luận về
XĐGTTL chưa hoàn chỉnh, chưa bắt kịp với đòi hỏi và yêu cầu phong phú của thực
tiễn công tác lưu trữ tại các địa phương nên việc vận dụng chưa tốt; hay hệ thống lý
5


luận đến nay đã tương đối hoàn thiện, đầy đủ song con người chưa đủ trình độ, cơ sở vật
chất, ý thức thấp nên chưa thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng hiệu quả không được như
mong muốn; hoặc cả hệ thống lý luận XĐGTTL và việc vận dụng chúng vào thực tiễn
đều có những bất ổn…. Chúng tôi cho rằng giả thuyết thứ ba là hợp lý hơn cả nên


trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu theo hướng đó là: nhận xét,
đánh giá lý luận về XĐGTTL tại Việt Nam qua những ví dụ minh họa thực tế vận
dụng tại các Lưu trữ cấp tỉnh, từ đó phát hiện những khoảng trống từ lý luận và đề
xuất một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu
phong phú của thực tiễn công tác lưu trữ.
Từ thực tiễn quản lý công tác văn thư, lưu trữ tại địa phương, đồng thời là một
học viên cao học chuyên ngành Lưu trữ học, tác giả nhận thấy kết quả từ nghiên cứu
đánh giá lý luận về XĐGTTL tại Việt Nam và việc vận dụng chúng trong thực tế tại
các Lưu trữ cấp tỉnh không những mang ý nghĩa thiết thực cho công tác lưu trữ cấp
tỉnh mà còn cho chính khoa học lưu trữ Việt Nam có cơ hội để tổng kết, nhìn nhận lại
và hoàn thiện hơn
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nhận xét, đánh giá lý
luận về XĐGTTL ở Việt Nam qua thực tế vận dụng tại các lưu trữ địa phương cấp
tỉnh” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Một là, khái quát những nghiên cứu về XĐGTTL tại Việt Nam;
Hai là, nhận xét, đánh giá lý luận về XĐGTTL qua thực tế vận dụng tại Lưu
trữ cấp tỉnh;
Ba là, chỉ ra được những bất cập của lý luận XĐGTTL và những vấn đề cần
bổ sung, nghiên cứu trong thời gian tới.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, khái quát lý luận chung về XĐGTTL: làm rõ khái niệm giá trị,
XĐGTTL, mục đích, nội dung, các nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn xác định giá

trị…
- Thứ hai, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về XĐGTTL tại Việt
Nam.
Thứ ba, khảo sát thực trạng vận dụng lý luận XĐGTTL tại Lưu trữ cấp tỉnh;
từ đó nhận xét, đánh giá hiệu quả vận dụng và chỉ ra những nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế đó.
Thứ tư, phân tích những bất cập của lý luận XĐGTTL ở Việt Nam và chỉ ra
những vấn đề cần bổ sung, nghiên cứu trong thời gian tới.
6


4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu lý luận về
XĐGTTL đối với tài liệu hành chính; đồng thời đánh giá sự vận dụng lý luận đó vào
thực tiễn công tác lưu trữ ở cấp tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Công tác lưu trữ ở Việt Nam đã được quan tâm từ thời phong kiến, song hệ
thống lý luận về lưu trữ học nói chung và XĐGTTL nói riêng thực sự mới được định
hình từ những năm 1960, khi Cục Lưu trữ thuộc Phủ Thủ tướng được thành lập. Đây
là cơ quan quản lý đầu tiên về lưu trữ ở nước ta ra đời, để chỉ đạo và quản lý công tác
lưu trữ trong cả nước. Sự nghiệp xây dựng và phát triển công tác lưu trữ ở nước ta lúc
bấy giờ đòi hỏi phải tuân theo lý luận khoa học của lưu trữ học Mác-Lênin và học tập
kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng năm, nước ta đều gửi học sinh sang
học đại học lưu trữ ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác. Và đến tháng
5/1967, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra quyết định mở chuyên ngành lưu
trữ học ở Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội để đào tạo cán bộ lưu trữ
bậc đại học. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặt nền móng cho sự phát triển của công tác lưu

trữ nói chung và khoa học lưu trữ nói riêng. Do đó, trong phạm vi của đề tài này,
chúng tôi chỉ tập trung khái luận lại những lý thuyết lưu trữ cơ bản về XĐGTTL từ
những năm 1960 trở lại đây.
Luật Lưu trữ năm 2011 công nhận sự tồn tại song song của hai hệ thống lưu trữ:
Lưu trữ Nhà nước Việt Nam và Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên thực tế, lưu
trữ Đảng cũng được tổ chức có hệ thống từ TƯ đến địa phương. Về Lưu trữ địa
phương được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ngoài ra, việc bảo quản,
lưu trữ tài liệu có thể ở nhiều nơi và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện như
Lưu trữ lịch sử, lưu trữ cơ quan, lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, để đảm
bảo tính trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu và do thời gian có hạn, trong luận văn này
chúng tôi chỉ đề cập tới lưu trữ cơ quan, đặc biệt là lưu trữ của các Sở, ban, ngành và
lưu trữ lịch sử cấp tỉnh của nhà nước tại địa phương.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với những nhiệm vụ đã đặt ra, chúng tôi lựa chọn những phương pháp sau đây:
Phương pháp luận: Tác giả thực hiện đề tài này trên cơ sở vận dụng phép biện
chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và phương pháp
của lưu trữ học. Đây là những phương pháp mang tính chỉ đạo xuyên suốt trong quá
trình nghiên cứu. Dựa trên hệ thống các nguyên lý, quan điểm, quy luật của phương
pháp luận này giúp cho người nghiên cứu có sự đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn một
cách biện chứng, từ đó sẽ có cách nhìn về vấn đề một cách toàn diện, là cơ sở cho
những đánh giá cũng như những kết quả mà đề tài đưa ra.
7


Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống: đây là phương pháp được tác giả
sử dụng chủ yếu để tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn, mỗi
công trình có những đóng góp cho lý luận và thực tiễn riêng, có sự kế thừa, phát triển
quan hệ chặt chẽ, do đó cần xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện để đảm bảo đầy
đủ và hiệu quả. Đồng thời, tác giả phân tích nội dung các công trình nghiên cứu đi
trước có liên quan đến đề tài, từ đó tác giả tổng hợp lại kết quả đạt được về nghiên cứu

lý luận XĐGTTL đã đạt được, hệ thống lại lý thuyết, các quan điểm liên quan đến vấn
đề này, phân tích mối liên hệ giữa các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định
giá trị và chỉ ra những khoảng trống, vấn đề chưa được nghiên cứu triệt để; phân tích
những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong nghiệp vụ XĐGTTL của Lưu trữ cấp
tỉnh.
Phương pháp so sánh, đối chiếu được chúng tôi sử dụng khi đối chiếu thực
trạng XĐGTTL tại các Lưu trữ cấp tỉnh so với yêu cầu cần có về mặt lý luận cũng như
quy định của pháp luật…
Phương pháp khảo sát thực tế được chúng tôi sử dụng để mô tả, khái quát tình
hình thực hiện XĐGTTL. Đồng thời để có các thông tin, số liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã áp dụng phương pháp phỏng vấn những người làm
công tác lưu trữ ở một số Chi cục Văn thư - Lưu trữ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà
Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình... Đồng thời, chúng tôi cũng áp dụng phương
pháp lập phiếu khảo sát gửi các Chi cục Văn thư - Lưu trữ cấp tỉnh. Thông qua những
thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn và phiếu khảo sát, chúng tôi sẽ thu thập
được những khó khăn, vướng mắc và mong muốn của chính những người trực tiếp
tiến hành công tác này.
Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập thông tin từ Phòng Nghiệp vụ Văn thư - Lưu
trữ địa phương, Cục VTLTNN thông qua các bản báo cáo được gửi lên từ Chi cục Văn
thư - Lưu trữ các tỉnh hoặc các bản tổng hợp đánh giá của Phòng về nghiệp vụ
XĐGTTL ở các địa phương, đặc biệt là số liệu cụ thể về tình hình thể chế hóa các quy
định về XĐGTTL tại tỉnh như Danh mục nguồn và thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu
về Lưu trữ lịch sử tỉnh, tình hình ban hành bảng THBQ và DMHS tài liệu ở các cơ
quan, tổ chức tại các tỉnh.
Các phương pháp nêu trên được tác giả sử dụng đan xen, phối hợp linh hoạt
xuyên suốt để giúp tác giả hoàn thành đề tài.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
XĐGTTL là một vấn đề nghiên cứu không mới trong khoa học lưu trữ thế giới
cũng như ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác XĐGTTL, giới
lưu trữ học nước ta trong mấy chục năm qua đã tập trung đi sâu làm rõ những vấn đề

cơ bản và được thể hiện ở hơn 200 công trình nghiên cứu dưới dạng sách giáo khoa,
8


sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu trên tạp chí hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học, luận
văn Thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp,…
Tuy được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng các công trình nghiên
cứu về XĐGTTL thường tập trung vào một trong các hướng cơ bản sau:
Những nghiên cứu tổng quan về XĐGTTL như nguyên tắc, phương pháp, tiêu
chuẩn XĐGTTL, xây dựng bảng THBQ, tổ chức công tác xác định giá trị… thường
được trình bày trong các sách giáo khoa, sách chuyên khảo như: cuốn “Lý luận và
thực tiễn công tác lưu trữ” (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành năm 1980, sau
đó được bổ sung, sửa chữa, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp xuất bản năm
1990); “Công tác lưu trữ Việt Nam” (NXB Khoa học Xã hội, 1987); “Văn bản và Lưu
trữ học đại cương” (NXB Giáo dục, 1996); “Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài
liệu ở các cơ quan” (NXB Chính trị quốc gia, 1998); “Công tác văn thư lưu trữ”
(NXB Chính trị Quốc gia, 1999); …..[27,51]
- Những nghiên cứu vận dụng lý luận XĐGTTL vào thực tiễn công tác lưu
trữ
ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu này được giới lưu trữ học khá quan tâm, thể hiện ở số
lượng công trình như đề tài các cấp, luận văn, luận án, các bài viết trên báo và tạp chí
chuyên ngành. Ví dụ như: “Vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá qua chỉnh lý tài liệu
văn kiện” (Bùi Quang Hoan, tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2/1971); “XĐGTTL và xây
dựng Bảng THBQ tài liệu tại Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do
Nguyễn Trọng Thư chủ nhiệm (1996); Luận văn Thạc sỹ “XĐGTTL hành chính hình
thành trong hoạt động của các công ty 100% vốn nhà nước” của tác giả Lã Thị Hồng
(2004)… [27,51]
Những nghiên cứu về xây dựng các công cụ hướng dẫn XĐGTTL như: bảng
THBQ, bảng kê tài liệu, DMHS kèm THBQ… Đây cũng là một hướng mà được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm nhất hiện nay. Vấn đề này được trình bày khá kỹ ở các sách

giáo khoa, sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, các luận văn thạc sỹ, các bài nghiên
cứu trên tạp chí ngành… Ví dụ: Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Bảng THBQ mẫu tài
liệu phổ biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” của TS. Nguyễn
Lệ Nhung chủ trì; “Nghiên cứu xây dựng bảng THBQ mẫu tại UBND tỉnh (Luận văn
Thạc sỹ của Nguyễn Thị Lan Anh, Hà Nội, 2006);“Nghiên cứu, xây dựng Bảng THBQ
mẫu tài liệu phổ biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” do
Nguyễn Lệ Nhung chủ nhiệm (2008); Đề tài của Nguyễn Thiên Ân “Nghiên cứu xây
dựng Bảng THBQ hồ sơ, tài liệu phổ biến hình thành hoạt động của các cơ quan nhà
nước cấp huyện” (2012), “Nghiên cứu xây dựng Bảng THBQ tài liệu của các công
trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng)” (Luận văn Thạc sỹ của
Dương Thị Thanh Huyền, 2013) … Bên cạnh đó, nhiều bài viết trao đổi đăng trên Tạp
chí của ngành lưu trữ cũng đề cập đến vấn đề này như “Ý nghĩa quan trọng của Bảng
THBQ tài liệu chuyên ngành” của tác giả Hà Huề - Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4
9


năm 1993; “Bảng THBQ và việc lựa chọn các nguồn sử liệu” của tác giả Dương Văn
Khảm - Tạp chí VTLTVN, số 02 năm 2005; “Bàn về vấn đề xây dựng Bảng THBQ tài
liệu phổ biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” của tác giả Thanh
Mai - Tạp chí VTLTVN, số 5 năm 2011. Đặc biệt, Hội thảo khoa học “XĐGTTL tổng
kết 10 năm thi hành Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia” do Cục Lưu trữ Nhà
nước tổ chức năm 1994; “Đánh giá và loại hủy tài liệu” do SARBICA tổ chức tại Hà
Nội năm 1995….[27,50-51]
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu mang tính tổng luận nhằm tổng kết những kết
quả nghiên cứu về vấn đề XĐGTTL, đó là: “Những nghiên cứu về XĐGTTL ở nước ta
nửa thế kỷ qua” của tác giả Thanh Mai trên tạp chí VTLTVN số 8/2012; “Tổng luận
các công trình nghiên cứu về XĐGTTL lưu trữ” của Lê Hoài Giang (Khóa luận năm
2012); … Những tổng luận này mới chỉ hệ thống lại những kết quả nghiên cứu về số
lượng, chất lượng, cấp thực hiện, quy mô… và đề xuất những định hướng nghiên cứu
cho riêng vấn đề XĐGTTL, mà chưa tìm hiểu những hiệu quả trong thực tế từ việc sử

dụng kết quả nghiên cứu của các công trình đó. Song đây là những tài liệu tham khảo
giúp ích rất nhiều cho tác giả trong việc rút ngắn thời gian trong việc tổng hợp, hệ
thống các kết quả nghiên cứu theo các tiêu chí khác nhau.
Khá tương đồng về việc đánh giá hệ thống lý luận và sự vận dụng vào thực tiễn
công tác xác định giá trị đã có bài viết“XĐGTTL trong khoa học lưu trữ - Những
nghiên cứu lý luận và việc vận dụng vào thực tế công tác lưu trữ ở nước ta” của tác
giả Nguyễn Văn Hàm, Đào Đức Thuận trên tạp chí VTLTVN số 2/2015. Song trong
khuôn khổ của một bài viết trên tạp chí nên những nghiên cứu đưa ra mới ở dạng khai
mở, cần được phân tích, làm rõ đặc biệt là thực tế vận dụng lý luận XĐGTTL ở lưu trữ
cấp tỉnh.
Có thể nói rằng kết quả của những nghiên cứu được đề cập ở các công trình nói
trên đã làm phong phú thêm về mặt lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ trên phạm vi
rộng và vấn đề XĐGTTL trên phạm vi hẹp ở Việt Nam. Nhiều vấn đề thực tiễn của
công tác XĐGTTL đã được giải quyết thông qua quá trình vận dụng các lý luận đó
trong từng giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, các công trình hoặc chỉ thiên về lý luận
hoặc chỉ mới đi sâu trong việc vận dụng lý luận và phương pháp xác định giá trị đối
với một loại hình tài liệu, lĩnh vực hay cơ quan cụ thể; các tổng luận mới tập trung
thống kê lại các công trình nghiên cứu về vấn đề xác định giá trị. Như vậy, cho đến
nay chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào tập trung nhận xét, đánh giá lý luận XĐGTTL
ở Việt nam thông qua việc vận dụng vào thực tế tại Lưu trữ cấp tỉnh. Do đó, với đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả nhận thấy đây là điểm mới mẻ chưa
từng được thực hiện.

10


7. Nguồn tƣ liệu và tài liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu, sử dụng một số nguồn tư liệu
và tài liệu tham khảo sau:
- Tài liệu lý luận gồm:

+
Các giáo trình lý luận lưu trữ của các học giả nghiên cứu trong nước như:
cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc,
Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990); “Phương pháp
lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan” (1998);
+
Các tài liệu, tư liệu nước ngoài về XĐGTTL ở một số nước được dịch sang
tiếng Việt như: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của Liên Xô, XĐGTTL - Những
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Lưu trữ cơ quan (Lưu trữ Liên bang Nga Ngd. Nguyễn Thị Kim Bình (2003); Một số bài dịch về đánh giá giá trị tài liệu của
Bungari (Đinh Hiền Châu dịch)…
+ Đề tài NCKH các cấp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Cục VTLTNN, Cục
LT
- VPTƯĐ…. (bảo quản tại Phòng Tư liệu - Thư viện của Trung tâm nghiên cứu khoa
học, Cục VTLTNN, Cục LT - VPTƯĐ).
+
Luận văn Thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, kỷ yếu hội thảo khoa học, báo cáo
NCKH của các giảng viên, học viên và sinh viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo về lưu
trữ;
+ Các bài báo đăng trên Tạp chí chuyên ngành - Tạp chí VTLTVN;
Tài liệu pháp lý là những văn bản của Nhà nước quy định, hướng dẫn về
XĐGTTL nói riêng và công tác lưu trữ nói chung.
Các tư liệu, số liệu, văn bản thu thập được thông qua khảo sát thực tế tại một
số địa phương.
Các thông tin liên quan từ các website chuyên ngành của Việt Nam và của
một số nước phát triển trên thế giới như Anh, Đức, Hoa Kỳ,...
8.

Đóng góp của đề tài

Nếu được thực hiện tốt, luận văn sẽ đóng góp về các mặt sau:

Về lý luận: Lý luận về XĐGTTL được giới thiệu, hệ thống, khái quát lại về
kết quả nghiên cứu; đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, những khoảng trống nghiên
cứu cần tiếp tục được quan tâm trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho
các tác giả sau này, những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử phát triển của lý luận
XĐGTTL sẽ có nhìn khái quát, không mất nhiều thời gian, công sức thu thập tài liệu.
Đồng thời, luận văn còn đề xuất là những gợi mở cho các nhà khoa học hoàn thiện hệ
thống lý luận lưu trữ học, những quan niệm mới về giá trị tài liệu.

11


Về thực tiễn, dựng lên bức tranh tương đối toàn diện thực tiễn XĐGTTL ở
lưu trữ cấp tỉnh, trên cơ sở đó, luận văn tìm hiểu những hạn chế, tồn tại, bất cập trong
quá trình vận dụng lý luận vào thực tiễn để có hướng khắc phục, hoàn thiện. Tác giả
mong muốn kết quả của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan
chức năng từ đó xây dựng giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác lưu trữ tại các
địa phương.
9.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
phần Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 có tên gọi là “Tổng quan về lý luận XĐGTTL ở Việt Nam”. Nội
dung Chương 1 chủ yếu đề cập đến kết quả nghiên cứu về XĐGTTL tại Việt Nam
được trình bày trên các phương diện: số lượng, loại hình, tác giả, phương pháp nghiên
cứu, nguồn tài liệu tham khảo mà các công trình đã sử dụng, đặc biệt là kết quả về nội
dung.
Chương 2 của đề tài là “Thực tế vận dụng lý luận XĐGTTL tại các lƣu trữ
cấp tỉnh”. Chương này trình bày thực trạng vận dụng lý luận XĐGTTL trên các mặt:

ban hành văn bản quy định, các công cụ hướng dẫn XĐGTTL và trong thực tế tổ chức
XĐGTTL ở các cơ quan, tổ chức, lưu trữ cấp tỉnh. Qua đó, đánh giá những thành tựu
và hạn chế, thiếu sót trong quá trình vận dụng, đây là cơ sở để tác giả trình bày những
vấn đề lý luận cần nghiên cứu về XĐGTTL trong thời gian tới được đề cập ở Chương
3.
Chương 3 của đề tài có tên gọi “Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để
nâng cao hiệu quả vận dụng lý luận XĐGTTL ở Lƣu trữ cấp tỉnh”. Đây cũng là
mục tiêu chính mà đề tài hướng tới. Chương này tập trung trình bày những khoảng
trống về lý luận XĐGTTL ở Việt Nam bao gồm những vấn đề lý luận chưa thống nhất
cần làm rõ, những vấn đề mới cần nghiên cứu; đồng thời tác giả cũng đề xuất một số ý
kiến đối với hoạt động nghiên cứu cũng như hoạt động quản lý lưu trữ từ TƯ đến địa
phương.

12


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU Ở VIỆT NAM
1.1. Tình hình nghiên cứu về XĐGTTL ở một số nƣớc và Việt Nam
1.1.1. Vài nét về lý luận XĐGTTL ở một số nước trên thế giới
XĐGTTL luôn là một vấn đề thời sự, cấp bách trong công tác lưu trữ tại nhiều
quốc gia. Do đó, lịch sử nghiên cứu về vấn đề này rất lâu đời và mang đặc điểm của
mỗi quốc gia. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ xin phép nêu lên những nét khái
quát nhất về lý luận XĐGTTL ở một số nước trên thế giới như Ba Lan, Đức, Liên Xô
(cũ), Hoa Kỳ… Sở dĩ chúng tôi lựa chọn những quốc gia này vì đây là những quốc gia
có ngành lưu trữ phát triển, đồng thời lại là những quốc gia đặt nền móng, đi đầu trong
các xu hướng, quan điểm khác nhau về lý luận XĐGTTL.
Tài liệu, tài liệu lưu trữ xuất hiện từ khi xã hội loài người hình thành Nhà nước
và giai cấp, khi mà giai cấp sử dụng tài liệu làm công cụ phục vụ cho lợi ích của giai
cấp mình. XĐGTTL được coi là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của công

tác lưu trữ, song nhu cầu này lại xuất hiện sau các nghiệp vụ khác. Lý do chủ yếu là
ban đầu, số lượng tài liệu được hình thành số lượng còn rất ít, mọi tài liệu sản sinh ra
đều được lưu giữ lại. Tài liệu được sắp xếp chủ yếu theo vấn đề, theo nội dung và theo
thể loại. Đến cuối thời kỳ phong kiến Châu Âu, do tài liệu nhiều và đa dạng hơn trước
nên việc sắp xếp, đánh giá tài liệu đòi hỏi phải có sự cải tổ. Nhu cầu xem xét nguồn để
đánh giá lại tài liệu hiện có trong các kho lưu trữ đã tạo nên thời kỳ quá độ chuyển từ
nguyên tắc nội dung sang nguyên tắc xuất xứ. Đây là một bước tiến bộ lớn trong công
tác văn thư và lưu trữ gắn liền với tiến trình cải cách công tác văn phòng ở các nước tư
bản Châu Âu từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Bởi lẽ nó đã hỗ trợ đắc lực trong công
tác XĐGTTL mà chủ yếu là tạo cơ sở cho việc đánh giá và phê phán nguồn để xác
định tính chất xác thực của tài liệu lưu trữ.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, G.Klensky (nhà lưu trữ học Ba Lan) đã dựa trên
luận điểm về phông như một khối tài liệu trọn vẹn và từ nguyên tắc xuất xứ đã đưa ra lý
thuyết xác định giá trị theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hình thành phông trong hệ
thống cơ cấu thang bậc xã hội như một tiêu chuẩn hàng đầu trong việc XĐGTTL [50, 21].
Lý thuyết XĐGTTL theo chức năng trong lưu trữ học tư sản được phát triển đầy đủ hơn
trong các tác phẩm của các nhà lưu trữ học Tây Đức W.Rohr, G.Sante và nhà lưu trữ học
1

người Mỹ Theodore R.Schellengberg . Các nhà lưu trữ học Xô Viết quan niệm rằng
phương pháp chức năng - hệ thống chỉ là một trong những phương pháp tổng hợp,
1. Theo ý kiến của Rohr, Sante và Schellenberg, những tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn là những tài liệu của các cơ quan
hành chính thiết chế giải quyết những vấn đề chủ đạo trong chính trị, quản lý. Xem thêm: Theodore R.Schellenberg: Modern
Archives: Principles and Techniques (Lưu trữ hiện đại: Nguyên tắc và phương pháp), University of Chicago Press, 1956

13


xác định những tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu không chỉ căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ mà
còn vào nội dung của chúng. Lúc này, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu phạm trù “giá trị tài

liệu” xác định mối tương quan qua lại giữa chủ thể mối quan hệ giá trị - người sử dụng tài
liệu lưu trữ và đối tượng sử dụng - các đặc tính của thông tin tài liệu. Đến thập niên 60, 70
của thế kỷ XX, ở Liên Xô và một số nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đề xuất
ra các nguyên tắc mới trong XĐGTTL như nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc lịch sử và
nguyên tắc toàn diện-tổng hợp; hệ thống các tiêu chuẩn xác định giá trị gồm 14 tiêu chuẩn
được phân thành 3 nhóm chính: Nhóm tiêu chuẩn xuất xứ của tài liệu, Nhóm tiêu chuẩn
về nội dung tài liệu, Nhóm tiêu chuẩn về hình thức bên ngoài tài liệu. Sự hình thành hệ
thống lý luận và phương pháp luận mới trong XĐGTTL mới đã thể hiện rõ tính chất hệ
thống, khoa học, lịch sử vào các quan điểm biện chứng trong quá trình xem xét lựa chọn
hoặc loại hủy tài liệu. Các nguyên tắc đó đã làm thay đổi về bản chất các phương pháp cụ
thể trong việc lựa chọn tài liệu hàng ngày.

Trong một thời gian dài, kể từ Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, trong lưu trữ học
Xô Viết, phương pháp cơ bản được vận dụng trong đánh giá giá trị tài liệu là phương
pháp xem xét trực tiếp từng văn bản. Thay vào đó, từ đầu những năm 60, 70, phương
pháp mới đã được nghiên cứu và vận dụng đó là phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích chức năng, phương pháp thông tin và phương pháp sử liệu học. Mục đích
của XĐGTTL là để bổ sung lưu trữ đã trở thành nguyên tắc của công tác lưu trữ, khác
với mục tiêu để hủy tài liệu như trước đây. Việc vận dụng những phương pháp mới
trong đánh giá đã mang lại những hiệu suất thiết thực cho việc giải quyết những nhiệm
vụ lựa chọn và bảo quản tài liệu. Ngoài ra, chúng cũng mở ra những triển vọng to lớn
cho việc nghiên cứu mối liên hệ giữa lý luận XĐGTTL và các lĩnh vực khác của khoa
học hiện đại, cho phép các nhà khoa học sử dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa
học hiện đại để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của các lĩnh vực khác nhau trong đời
sống xã hội và những phương hướng lý luận mới. Thí dụ như phương pháp thông tin
trong khoa học thông tin. Lý luận thông tin không hoàn toàn đồng nhất với tiêu chuẩn
nội dung tài liệu. N.Konnova (Liên Xô) cho rằng, thông tin được hiểu như một nội
dung của sự phản ánh, song đồng thời cũng như quá trình phản ánh. Thông tin là cái
được phản ánh qua nội dung tài liệu nhưng lựa chọn thông tin và lựa chọn tài liệu
không đồng nhất với nhau. Chủ trương giảm bớt khối lượng tài liệu khi lựa chọn

chúng để bảo quản Nhà nước không đồng nghĩa với giảm thông tin và như vậy việc
hủy tài liệu hết giá trị cũng không phải hủy bỏ các sự kiện lịch sử.
Kết quả nghiên cứu lý luận về XĐGTTL trên thế giới đã được thể hiện qua
nhiều sách giáo khoa, sách chuyên khảo để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy,
học tập ở các trình độ đào tạo cán bộ lưu trữ khác nhau. Ngoài ra, vấn đề này còn được
quan tâm nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành về lưu trữ. Đây là các diễn đàn để
họ trao đổi, bàn luận về vấn đề XĐGTTL trong công tác lưu trữ.
14


1.1.2. Lịch sử XĐGTTL tại Việt Nam
Hệ thống lý luận về lưu trữ Việt Nam phát triển tương đối chậm so với yêu cầu
quản lý tài liệu lưu trữ. Thời kỳ Pháp thuộc, Paul Boudet (1888-1948), nhà lưu trữ, cổ
tự học người Pháp đã có công xây dựng nền móng đầu tiên cho ngành Lưu trữ học Việt
Nam. Ông đã bỏ nhiều công sức xây dựng, điều hành mạng lưới các cơ quan lưu trữ và
thư viện trên toàn cõi Đông Dương và góp phần đào tạo nên những chuyên gia đầu tiên
của ngành Lưu trữ học Việt Nam. Năm 1934, ông cho xuất bản sách “Cẩm nang của
người làm công tác lưu trữ”, trong đó đề cập đến “Khung phân loại tài liệu lưu trữ
Đông Dương”.
Những ngày đầu mới giành được chính quyền năm 1945 và sau khi chiến tranh
chống thực dân Pháp kết thúc năm 1954, công văn, tài liệu bị phân tán đi các nơi, bị
đốt phá hoặc bán để tái chế làm giấy. Để ngăn chặn việc tiêu hủy hồ sơ vô căn cứ và
thực hiện phương châm “giữ nhiều hơn một chút”, Bộ Tuyên truyền đã ra Công văn số
426-TT2/NC ngày 20/4/1954 về việc bảo tồn hồ sơ, tài liệu cũ, dù của bất cứ chính
quyền nào để lại đều là tài sản của quốc gia. Lúc này, các bài giảng của các lớp huấn
luyện cán bộ văn thư, lưu trữ đã bắt đầu giới thiệu một số tài liệu có tính chất lý luận
về công tác đánh giá, tuy nhiên mới chỉ là những điểm mang tính nguyên tắc bảo quản
đối với các loại tài liệu có THBQ khác nhau mà chưa đề cập đến tiêu chuẩn đánh giá
cũng như chưa có thực tế kiểm nghiệm. Về cách tiến hành đánh giá, các cơ quan tham
khảo “Biểu tham khảo về THBQ tài liệu lưu trữ nói chung của cơ quan nhà nước” của

nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tiếp đến các thập kỷ sau, ở miền Nam, các nhà cổ tự học và lưu trữ Sài Gòn đã
chịu ảnh hưởng của sự phát triển khoa học lưu trữ không những của Pháp, mà cả của
Mỹ. Liên quan đến phần lý luận XĐGTTL, các tác giả thường sưu tầm, dịch thuật các
ấn phẩm của nước ngoài. Nhà lý luận quen thuộc về XĐGTTL của nước ngoài có ảnh
hưởng đến văn khố Sài Gòn phải kể đến T.R Schellenberg. Ông cũng đưa ra những lý
do của việc gia tăng tài liệu, sự cần thiết phải loại bỏ bớt những tài liệu không có giá
trị và sự thận trọng để lưu giữ lại được những tài liệu có giá trị. Về phạm vi giá trị tài
liệu, ông phân thành “tài liệu tiên cấp” và “tài liệu thứ cấp”. Giá trị tiên cấp là giá trị
cần thiết cho cơ quan nguyên thủy đã sinh ra tài liệu. Giá trị thứ cấp là giá trị cần thiết
lâu dài cho cơ quan khác, cho người sử dụng khác sau này [19, 14].

miền Bắc Việt Nam, lý luận XĐGTTL chịu ảnh hưởng nhiều từ các nước xã
hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức… Phải nói rằng, đây là
một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh, thông qua các nguyên tắc xem xét, tư duy
khoa học trong XĐGTTL và hệ thống tiêu chuẩn xác định. Về khái niệm đánh giá là
căn cứ vào tiêu chuẩn, nguyên tắc đánh giá là xác định ý nghĩa chính trị, ý nghĩa khoa
học lịch sử và thực tiễn của tài liệu, lựa chọn tài liệu có giá trị để bảo quản. Khi tiến
hành đánh giá phải có quan điểm chính trị, quan điểm lịch sử và quan điểm toàn diện.
15


Đồng thời nêu lên 7 tiêu chuẩn đánh giá là: nội dung, tác giả, thời gian, mức độ chính
xác của văn kiện, văn bản bao hàm và trùng thừa và đặc điểm cổ văn, ngôn ngữ, mỹ
thuật. Trên cơ sở đó chia THBQ thành ba loại: vĩnh viễn, lâu dài và tạm thời. Phương
pháp tiến hành đánh giá là dựa vào “Bảng THBQ tiêu biểu của Nhà nước” ban hành và
của các cơ quan chủ quản, lập Hội đồng đánh giá, kết hợp chặt chẽ đánh giá giá trị tài
liệu với lập hồ sơ, với chỉnh lý hay tiến hành một cách độc lập trong các phòng, kho
lưu trữ. Từ những năm 1960, nhiều tài liệu, sách giáo khoa về lưu trữ của các nước xã
hội chủ nghĩa trước đây đã được dịch, nhiều học sinh, cán bộ được cử sang học tập

nghiên cứu và mời chuyên gia Liên Xô sang giúp… Do đó, nhiều bài tập san, báo cáo,
tham luận phát biểu về xác định giá trị đã được ra đời [17,9].
Đến nay, sau gần 60 năm, khoa học lưu trữ nói chung và lý luận XĐGTTL nói
riêng ở Việt Nam không ngừng được hoàn thiện. Trong đó, vấn đề XĐGTTL luôn
được đặt thành trọng tâm NCKH của ngành lưu trữ. Giới lưu trữ học nước ta trong
mấy chục năm qua đã tập trung đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản về XĐGTTL và
được thể hiện ở hơn 200 công trình nghiên cứu dưới dạng giáo trình, sách chuyên
khảo, đề tài nghiên cứu, bài viết trên tạp chí hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học, luận văn
Thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp,… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đều tập
trung phân tích, làm sáng tỏ hai vấn đề cơ bản: lý luận và thực tiễn XĐGTTL ở Việt
Nam. Về mặt lý luận, chúng ta đã tiếp thu có chọn lọc để hình thành nên một hệ thống
nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn XĐGTTL tương đối hoàn chỉnh. Về mặt thực
tiễn, nhiều công trình nghiên cứu đã góp phần xây dựng được một số công cụ hướng
dẫn XĐGTTL quan trọng. Điều này thể hiện rõ nét thông qua kết quả thống kê về các
công trình nghiên cứu về XĐGTTL từ trước đến nay sẽ được trình bày cụ thể ở phần
sau.
Tuy nhiên, mặc dù có lịch sử nghiên cứu gần 60 năm, song XĐGTTL ở Việt
Nam xuất phát tương đối chậm so với các nước trên thế giới, đồng thời chịu ảnh hưởng
từ nhiều trào lưu khác nhau cả các nước xã hội chủ nghĩa mà tiêu biểu là Liên Xô (cũ)
và cả các nước tư sản. Đặc trưng đó đã nảy sinh ra những điều chưa thống nhất trong
hệ thống lý luận XĐGTTL ở Việt Nam. Ngoài ra, để đáp ứng những thay đổi phong
phú của thực tiễn, XĐGTTL ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết trong thời gian tới.
1.2. Số lƣợng và loại hình các công trình nghiên cứu về XĐGTTL ở Việt Nam

XĐGTTL là một hoạt động phức tạp và mang tính quyết định đến chất lượng
của công tác lưu trữ nên đã nhận được sự quan tâm cao của nhà nghiên cứu. Vì vậy, để
có thể tổng thuật các công trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát các giáo trình, sách chuyên khảo, các đề tài NCKH quy mô khác nhau (từ báo cáo
khoa học, niên luận, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sỹ đến các công

trình nghiên cứu các cấp) hiện được bảo quản tại Phòng Tư liệu - Thư viện, Trung tâm
16


NCKH thuộc Cục VTLTNN; Tư liệu Khoa LTH&QTVP, Trường ĐH KHXHNV,
ĐHQGHN, Trường Đại học Nội vụ; Cục LT-VPTƯĐ, Trường ĐH KHXHNV,
ĐHQGTPHCM, Chi cục Văn thư - Lưu trữ một số tỉnh, thành phố. Mặc dù đã cố gắng
tìm hiểu và bám sát phạm vi nghiên cứu của đề tài, song những kết quả mà tác giả đã
thống kê chưa hoàn toàn đầy đủ. Dưới đây là kết quả khảo sát, thống kê, tổng hợp các
công trình nghiên cứu về XĐGTTL (1960 - 2017).
Về số lượng, trong khoảng thời gian từ 1960 - 2017, tác giả đã thống kê được
223 công trình nghiên cứu về XĐGTTL (Theo phụ lục), thuộc các loại hình khác nhau
bao gồm: sách chuyên khảo, giáo trình đại học; Đề tài NCKH các cấp; Luận án tiến sỹ,
luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, niên luận, báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học
sinh viên, bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, bài báo cáo tại Hội thảo khoa học.
Đây là con số tương đối lớn, phản ánh mối quan tâm của các học giả về vấn đề
XĐGTTL ở Việt Nam. Vì số lượng các nghiên cứu về XĐGTTL là tương đối lớn nên
tác giả đã thống kê chúng thành các loại hình nghiên cứu được thể hiện qua bảng tổng
hợp sau:
STT
1

Sách chuyên khảo và giáo trình đại học
Đề tài NCKH

2

3

Luận án tiến sỹ


4

Luận văn Thạc sỹ

5

Các
cứu
viên

6

Bài viết trên tạp chí

7

Bài viết tại Hội thảo khoa học
Tổng số

Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng và loại hình các nghiên cứu về XĐGTTL từ
1960 - 2017 (Nguồn tác giả thống kê)
Từ bảng thống kê trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Khóa luận tốt nghiệp hệ chính quy, tại chức; niên luận, báo cáo chuyên đề,
NCKH sinh viên chiếm số lượng lớn nhất: 92/223 công trình, chiếm 41,3%. Xếp thứ 2
là các bài viết trên tạp chí chuyên ngành: 65/223, chiếm 29,1%. Tiếp theo là bài viết tại


Hội thảo khoa học (24/223, chiếm 10,8%) và các đề tài NCKH (21/223, chiếm 9,4%);
thứ tư là các luận văn thạc sỹ (12/223, chiếm 5,4%), sách giáo trình, chuyên khảo

(7/223, chiếm 3,1%). Cuối cùng là luận án tiến sỹ chỉ có 2/223, chiếm 0,9%.
17


Đề tài khoa học cấp ngành: Đây là loại hình được thực hiện một cách có quy
mô và hệ thống, thường do cán bộ đang công tác tại các cơ quan nghiên cứu trực thuộc
cơ quan quản lý ngành thực hiện. Chẳng hạn như cán bộ của Trung tâm NCKH, Cục
VTLTNN; cán bộ công tác tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia, Cục LT-VPTƯĐ… Tuy
nhiên, đến nay số lượng các đề tài cấp ngành về XĐGTTL còn rất khiêm tốn so với các
vấn đề khác trong công tác lưu trữ, do đó chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu nghiên cứu về
lý luận cũng như thực tiễn công tác XĐGTTL.
Sách chuyên khảo, giáo trình đại học: Đây là những công trình công phu
nhằm trang bị kiến thức phổ quát, quan trọng về ngành học, là tài liệu học tập hoặc
giảng dạy được thiết kế và biên soạn trên cơ sở chương trình môn học. Tính chất của
giáo trình phải bám sát chương trình đào tạo, đảm bảo tính hệ thống, tính ứng dụng,
tính cơ bản, tính chính xác và cập nhật về môn học. Bản chất của sách chuyên khảo
tổng kết nhiều nghiên cứu rời rạc trong một lĩnh vực thành lý thuyết, hoặc tập hợp các
nghiên cứu của một hoặc nhiều tác giả xung quanh một số chủ đề quan trọng. Do đó
việc biên soạn một giáo trình, sách chuyên khảo đòi hỏi tính chuẩn mực cao, phải tuân
thủ các nguyên tắc như phải có ban biên tập và cơ chế thẩm định nghiêm túc. Các tác
giả thường phải mất nhiều năm tìm hiểu, tích lũy kiến thức và dựa vào kinh nghiệm
giảng dạy, nghiên cứu để biên soạn. .
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 07 cuốn giáo trình, sách chuyên khảo về
XĐGTTL mà về thời gian xuất bản lại từ rất lâu nên chưa được cải biên, cập nhật kiến
thức mới cho phù hợp với xu thế; hoặc cuốn giáo trình “Lưu trữ học đại cương” của
tác giả Phan Đình Nham và Bùi Loan Thùy dù mới được xuất bản năm 2015 song về
nội dung vẫn tương đối giống các cuốn giáo trình trước. Hầu hết chúng mang đặc điểm
chung thường thấy trong các giáo trình đại học ở Việt Nam là thiên nhiều về trình bày
phương pháp luận nhưng ít đưa các ví dụ thực tiễn.
Các bài viết trên Kỷ yếu, bài tham luận tại các hội thảo khoa học: Thông

thường đây là những vấn đề của công tác lưu trữ dành được sự quan tâm của đông đảo
nhà nghiên cứu sẽ được trình bày trong các cuộc hội thảo, hội nghị và tổng kết lại trên
các tập kỷ yếu. Những nghiên cứu này có tính khái quát cao, vừa đảm bảo về lý luận
và thực tiễn. Đây là một hoạt động cần thiết nhằm tập hợp các hướng khắc phục những
hạn chế của công tác này. Đến nay có 04 Hội thảo về XĐGTTL, song chỉ có 02 hội
thảo chủ yếu về tài liệu hành chính nhưng được tổ chức từ năm 1994, 1995; 02 hội
thảo gần đây nhất cũng cách đây hơn 10 năm nhưng về XĐGTTL điện tử.
Các hình thức nghiên cứu của học viên, sinh viên: chiếm số lượng nhiều nhất
(41,3%). Những công trình này chủ yếu được lưu giữ và bảo quản tại Tư liệu Khoa
LTH&QTVP (ĐH KHXHNV thuộc ĐHQGHN), Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Qua đây
cho thấy, đề tài này có sức hút nhất định đối với học viên, sinh viên của các trường. Nội
dung chủ yếu là khảo sát thực trạng và vận dụng lý luận XĐGTTL vào một cơ
18


quan, tổ chức cụ thể nên có giá trị thực tiễn cao. Thông qua những công trình nghiên
cứu này, các tác giả thể hiện được khả năng tư duy, phân tích, so sánh và kết hợp giữa
hệ thống lý thuyết tiếp thu trên giảng đường với thực tế công tác lưu trữ tại các cơ
quan, tổ chức. Đặc biệt, có những công trình đã mạnh dạn đưa ra những hướng đề tài
mới, những vấn đề mang tính cấp bách của công tác lưu trữ nói chung.
Các bài viết trao đổi trên Tạp chí, website của ngành: đây là những bài viết có
nội dung phong phú, được trình bày khá cô đọng, súc tích. Hình thức viết bài trên tạp
chí chuyên ngành đã xuất hiện từ khá lâu và có vai trò quan trọng đối với việc tuyên
truyền về công tác văn thư, lưu trữ nói chung và hướng dẫn các nghiệp vụ trong công
tác lưu trữ nói riêng. Vấn đề XĐGTTL xuất hiện từ rất sớm và chiếm số lượng khá lớn
trên tạp chí chuyên ngành. Trong số những bài viết về đề tài này, đáng kể là những bài
viết có tính lý luận luận cao của các nhà lưu trữ Việt Nam, chủ yếu xuất hiện những
năm 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Mặc dù chiếm tỷ lệ đứng thứ hai trong các công trình
nghiên cứu, song so với các chủ đề khác được đăng trên tạp chí chuyên ngành, số
lượng này còn khá khiêm tốn. Hy vọng trong thời gian tới, vấn đề XĐGTTL sẽ được

quan tâm nhiều hơn trên tạp chí chuyên ngành.
-

Đề tài cơ sở: theo thống kê sơ bộ, hiện nay mới chỉ có 05 công trình về
2

XĐGTTL được thực hiện tại Lưu trữ cấp tỉnh của thủ đô Hà Nội , Thành phố Hồ Chí
3

4

5

6

Minh , Vĩnh Long , Hà Giang , Đắk Lắk . Điều này cho thấy hoạt động NCKH về
lưu trữ nói chung và về XĐGTTL nói riêng tại Lưu trữ cấp tỉnh vẫn bị bỏ ngỏ, ít được
đầu tư, quan tâm.
Tóm lại, qua kết quả thống kê về số lượng và loại hình cho thấy sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu về XĐGTTL. Loại hình nghiên cứu tương đối đa dạng, song
có sự chênh lệch lớn giữa các loại hình, có thể do xuất phát từ nhận thức và sự tìm
hiểu của các tác giả thông qua quá trình nghiên cứu, học tập và công tác. Điều này
chứng tỏ việc nghiên cứu này chưa có sự thống nhất và được chỉ đạo cụ thể, đặc biệt
còn thiếu những công trình được thực hiện ở lưu trữ cấp tỉnh mang tính thực tiễn cao,
sát với thực tế của từng địa phương.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và những tài liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng
trong các công trình nghiên cứu về XĐGTTL ở Việt Nam
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết các công trình nghiên cứu về XĐGTTL trên đây nằm trong hệ thống
những nghiên cứu lý luận và giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành lưu trữ học 2

3

Đề tài “Bảng THBQ phông lưu trữ chính quyền thành phố Hà Nội” (1998)
Đề tài “Bảng THBQ mẫu hồ sơ tài liệu làm cơ sở cho việc XĐGTTL lưu trữ để lựa chọn bổ sung vào Kho lưu trữ
thành phố, lưu trữ UBND quận, huyện, phường, xã” (1996);

4
5

Đề tài “Bảng THBQ hồ sơ, tài liệu phông lưu trữ UBND tỉnh Vĩnh Long” (2006);
Đề tài “Bảng THBQ mẫu tài liệu thuộc phông HĐND, UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Giang”

(2004);

6

Đề tài “Bảng THBQ tài liệu cho Phông Lưu trữ HĐND, UBND tỉnh” (1999).

19


một bộ môn khoa học thuộc phạm trù của khoa học xã hội nên đều dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ thể là quan điểm nhận thức của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó cung cấp cho người nghiên
cứu lưu trữ học nói chung, trong đó về vấn đề XĐGTTL phương pháp nhận thức các
đối tượng khách quan trong sự vận động và phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi người
nghiên cứu cần có cái nhìn toàn diện trong mối liên hệ và tác động qua lại, xem xét
đánh giá sự phù hợp của việc định THBQ với ý nghĩa và nhu cầu khai thác, sử dụng tài
liệu trong thực tế.
Ngoài ra, do tính chất là một môn khoa học mang tính tổng hợp liên ngành, nên

lưu trữ học không chỉ tiếp cận ở góc độ lý luận và còn từ góc độ thực tiễn hoặc có sự
kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Do đó, bên cạnh những phương pháp chủ yếu của
lưu trữ học, các nghiên cứu về XĐGTTL còn áp dụng phương pháp liên ngành như
phương pháp sử liệu học, xã hội học, ngôn ngữ học… Một số phương pháp nghiên cứu
được sử dụng thường xuyên như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Xét đến cùng, để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong mọi lĩnh vực đều cần có
cơ sở lý luận khoa học. Cơ sở khoa học này được các nhà nghiên cứu đi trước đã mất
công tìm tòi, đúc kết lại và nằm trong các nguồn tư liệu khác nhau. Do đó, trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào đều bắt đầu từ việc nghiên cứu lý thuyết, tức là phân tích
các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích lý
thuyết để hiểu sâu sắc về đối tượng, cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ
thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới. Các công trình
nghiên cứu về XĐGTTL cũng không ngoại lệ, các tác giả đều nghiên cứu những thành
quả đã đạt được về lý luận, kết hợp với thực tiễn để luận giải các vấn đề khác nhau mà
mục tiêu đề tài hướng tới. Kết quả này thường nằm trong mục “Lịch sử nghiên cứu vấn
đề” hoặc nằm ở chương đầu của mỗi đề tài. Trong đó, các tác giả nghiên cứu những
khái niệm cơ bản về công tác đánh giá, các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn của
những công trình đã được xuất bản trong và ngoài nước. Đây là cơ sở quan trọng để
tác giả đề xuất THBQ cho loại hình tài liệu thuộc đối tượng nghiên cứu.
Chẳng hạn:
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Bảng THBQ mẫu tài liệu phổ biến hình thành
trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” của Nguyễn Lệ Nhung (2009);
Khóa luận “Tổng luận các công trình nghiên cứu về XĐGTTL lưu trữ” của Lê
Hoài Giang (2012);
- Phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống
Một số công trình đã vận dụng các phương pháp này khi nghiên cứu lịch sử
hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức cụ thể hoặc
20



×