Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số vấn đề lý luận về xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.64 KB, 19 trang )


Cấu trúc bài luận
Trang
A. Đặt vấn đề…………………………………………………………....1
B. Nội dung vấn đề……………………………………………........…...1
I. Một số vấn đề lý luận về xác định thiệt hại do sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành…………….......1
1. Điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm………………………………………………………………1
1.1. Điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do sức khỏe
bị xâm phạm……………………………………………………………………..........1
1.2. Điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do tính mạng
bị xâm phạm……………………………………………………………………..........2
2. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng
bị xâm phạm…………………………………………………………………………..3
3. Một số vấn đề về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
theo quy định của pháp luật hiện hành……………………………………………...3
4. Một số vấn đề về xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
theo quy định của pháp luật hiện hành……………………………………………...4
5. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm………………………………………………….
II. Một số vấn đề về thực tiễn về xác định thiệt hại do sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành…………….
1. Thực tiễn xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm……………….
2. Thực tiễn xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm……………...
III. Ý nghĩa của việc xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng
bị xâm phạm theo quy định của pháp luật…………………………………….
IV. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại do
sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm……………………………………………...
C. Tổng kết…………………………………………………………
1


A. Đặt vấn đề
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng nói riêng là một trong những loại bồi thường gây nhiều tranh cãi
về việc xác định thiệt hại, mức bồi thường… Hơn nữa, qui định của pháp luật về vấn
đề này chủ yếu dừng lại ở các qui định mang tính lí luận nên gây khó khăn rất nhiều
cho các cán bộ áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó án kiện về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong các án kiện
về bồi thường. Tuy phần lớn các vụ việc đã được các cơ quan chức năng giải quyết
một cách ổn thỏa nhưng vẫn còn không ít án bị kháng cáo, khiếu nại từ phía đương
sự.
Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui định về việc
xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm hại là một trong những vấn đề có ý
nghĩa pháp lí và thực tiễn sâu sắc. Việc xác định thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm được làm rõ sẽ tạo nên một thể thống nhất về lí luận góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, hơn
nữa tăng cường tính răn đe, giáo dục phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói
chung, gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng và đặc biệt vấn đề này sau khi được làm
rõ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng gây ra.
B. Nội dung vấn đề
I. Một số vấn đề lý luận về xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị
xâm phạm theo quy định của pháp luật hiện hành
1. Điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm
phạm theo quy định của pháp luật
1.1. Điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
2
Thứ nhất, để có cơ sở tiến hành việc xác định (xác minh) có thiệt hại về sức
khỏe xảy ra cần phải căn cứ vào tình huống xảy ra thiệt hại cụ thể (có nghĩa là phải có
sự kiện gây thiệt hại cho sức khỏe trên thực tế), căn cứ vào sự kiện này sẽ tiến hành
xác minh thiệt hại xảy ra là lớn hay nhỏ, sau đó mới có thể tính được mức độ phải

BTTH do người có hành vi gây thiệt hại cho sức khỏe gây ra.
Thứ hai, do yêu cầu của việc BTTH do sức khỏe bị xâm phạm sau này, cho nên
điều tất yếu đặt ra là chúng ta phải định lượng được thiệt hại về sức khỏe do bị xâm
phạm là bao nhiêu. Theo yêu cầu của các đương sự về vấn đề BTTH do sức khỏe bị
xâm phạm cho nên buộc các cơ quan có thẩm quyền phải xác định được thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm là bao nhiêu để căn cứ vào đó có thể yêu cầu mức bồi thường,
phương thức bồi thường cho hợp lý.
Thứ ba, việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm còn có điều kiện đó là
để xác định trách nhiệm dân sự của người gây ra thiệt hại khi tiến hành giải quyết vụ
việc gây thiệt hại cho sức khỏe cụ thể. Điều này là cần thiết bởi lẽ chỉ khi nào xác
định được một thiệt hại cụ thể mới có thể ràng buộc được TNDS cho người gây thiệt
hại cho sức khỏe của người khác.
1.2. Điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Một là, cũng như việc xem xét các điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do
sức khỏe bị xâm hại, việc xem xét các điều kiện phát sinh việc xác định thiệt hại do
tính mạng bị xâm phạm cũng cần dựa trên tình huống xảy ra thiệt hại cụ thể (phải có
sự kiện thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm trên thực tế). Dựa vào sự kiện phát sinh
đó sẽ tiến hành xác minh thiệt hại, sau đó là việc xác định mức bồi thường do tính
mạng bị xâm phạm.
Hai là, một khi đã xảy ra những sự kiện tính mạng bị xâm phạm cụ thể thì điều
không thể tránh khỏi là trách nhiệm phải bồi thường những chi phí nhất định nhằm
khắc phục sự kiện tính mạng bị xâm phạm. Do vậy, vấn đề định lượng những thiệt hại
xảy ra nhằm xác định trách nhiệm bồi thường của chủ thể gây thiệt hại cho tính mạng
của người khác buộc các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác định thiệt hại
3
(nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho thân nhân người bị thiệt hại) là vấn đề rất
quan trọng khi tiến hành giải quyết vụ việc.
Ba là, việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn có điều kiện ràng
buộc đó là để xác định đúng đắn trách nhiệm của chủ thể gây ra thiệt hại khi tiến hành
xem xét giải quyết vấn đề, xác định mức bồi thường mà chủ thể gây thiệt hại phải

chịu là bao nhiêu.
2. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm
Trước hết, thiệt hại phải được xác định trên cơ sở vụ việc sức khỏe, tính mạng
bị xâm phạm cụ thể. Điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác
định đúng vụ việc gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng cụ thể, không để tình trạng
nhầm lẫn giữa thiệt hại của vụ việc này lại áp dụng để xác định cho các vụ khác
không có liên quan với nhau, để trên cơ sở đó giải quyết các yêu cầu của các bên
đương sự, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Thứ hai, việc xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm phải đảm
bảo công bằng, khách quan, nghĩa là phải tiến hành xác định thiệt hại dựa trên những
tình trạng thực tế xảy ra tại hiện trường và những tổn thất về tinh thần cũng như
những ảnh hưởng về sau, để trên cơ sở đó quyết định mức bồi thường cho hợp tình
hợp lý.
Thứ ba, việc xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm phải đảm
bảo nguyên tắc toàn diện, có nghĩa là việc xác định thiệt hại phải được tiến hành xem
xét tổng thể những thiệt hại xảy ra, trên cơ sở đó việc quyết định mức độ bồi thường,
trách nhiệm của người gây ra thiệt hại mới đảm bảo chính xác và hợp lý.
3. Một số vấn đề về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định
của pháp luật hiện hành
Sức khỏe, tính mạng là vô giá, theo qui định tại Điều 609 BLDS năm 2005 thì
thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại bao gồm những thiệt hại sau :
4
Một, Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các
chức năng bị mất, bị giảm sút. Nếu do yêu cầu chăm sóc nạn nhân thì chi phí trực tiếp
cho người phải chăm sóc nạn nhân theo yêu cầu của cơ sở chữa bệnh.
Hai, Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định thì áp dụng mức thu nhập trung bình
của người lao động cùng loại.
Ba, Chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần

có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lí cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại.
Bốn, Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy ra
tai nạn và sau khi điều trị. Những thu nhập này phải là thu nhập thường xuyên, hợp
pháp thực tế của họ.
Năm, Tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu là một khái niệm khá
trìu tượng. Hiện tại không có một định mức cố định nào có thể tính được thành tiền
chính xác cho việc bù đắp tổn thất về mặt tinh thần. Mức bù đắp về mặt tinh thần do
các bên tự thỏa thuận nếu không tự thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi
tháng lương tối thiểu do nhà nước qui định.
4. Một số vấn đề về xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại theo quy định
của pháp luật hiện hành
Tính mạng con người là vô giá không thể tính được thành tiền. Vì vậy, bồi
thường thiệt hại về tính mạng thực chất là bồi thường vật chất phải bỏ ra liên quan tới
cái chết của người bị thiệt hại. Những chi phí phải bỏ ra bao gồm:
Một, Những chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc nạn nhân
trước khi chết, chi phí hợp lí cho việc mai tang phù hợp với phong tục, tập quán.
Hai, Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ phải cấp
dưỡng khi còn sống.
5
Ba, Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người
này thì người được người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường do các bên tự
thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là không vượt quá 60 tháng
lương tối thiểu do nhà nước qui định.
5. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tính mạng,
sức khỏe bị xâm hại
Khi xác định được đúng những yêu cầu này thì ta mới có nền tảng vững chắc cho việc
xác định thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại.

Thứ nhất phải có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng xảy ra : đây là điều kiện tiên quyết,
điều kiện quan trọng nhất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi
nếu không có thiệt hại xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không bao giờ phát
sinh. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục những tổn thất cho
người bị thiệt hại, do đó phải có thiệt hại thì mục đích đó mới đạt được. Khi một
người có hành vu trái pháp luật gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của
người khác thì thiệt hại được xác định như thế nào. Tính mạng, sức khỏe của con
người là vô giá không thể tính thành tiền, vì vậy bồi thường ở đây không phải là bồi
thường về tính mạng, sức khỏe mà nó là những bồi thường về vật chất – những chi
phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng…
Ngoài ra BLDS còn ghi nhận việc buộc người gây thiệt hại bồi thường một khoản tiền
để bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại và người thân của họ.
Việc xác định những thiệt hại về tinh thần vô cùng nhạy cảm và vô cùng phức tạp bởi
vì những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất và không thể có công
thức chung để qui ra tiền áp dụng cho các trường hợp, việc giải quyết bình thường
một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ nhằm an ủi, động viên làm dịu đi
nỗi đau cho nạn nhân.
6
Thiệt hại phải tính toán được tương đương với một số lượng tiền nhất định mới đảm
bảo đầy đủ cơ sở cho việc bồi thường. Tuy nhiên, đối với thiệt hại về mặt tinh thần
không thể tính toán bằng tiền hơn thế đây còn là khái niệm khá trìu tượng về tinh thần
làm sao có thể cân, đo, đong , đếm cụ thể để xác định thiệt hại. Do vậy, tòa án chỉ có
thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xác định số tiền bù đắp tổn thất về mặt tinh
thần nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị hại và gia đình họ khắc phục hậu quả xảy
ra. Chỉ những thiệt hại hợp lí mới được chấp nhận, những thiệt hại mang tính suy diễn
đều bị loại bỏ nếu không có căn cứ xác đáng.
Thứ hai cần phải có hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe : hành vi gây thiệt hại
nói chung, hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nói riêng là hành vi pháp luật
cấm thực hiện, không thể có người gây thiệt hại khi không có hành vi gây thiệt hại,
hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con người diễn ra trái với qui định của

pháp luật và gây thiệt hại với những đối tượng mà pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt
hại tới sức khỏe, tính mạng có thể bằng hành động hoặc không hành động đều là
những biểu hiện cỉa con người ra ngoài thế giới khách quan được ý thức kiểm soát, lí
trí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường về tính mạng,
sức khỏe của đối tượng tác động gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào đối tượng gây
thiệt hại hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng qua công cụ,
phương tiện gây thiệt hại. Nhưng không hành động gây thiệt hại là một hình thức của
hành vi gây thiệt hại nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động
gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật qui
định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điều kiện để làm việc đó. Thực tế thì việc
xác định hành vi gây thiệt hại bằng hành động không khó bởi vì nó tác động trực tiếp
đến đối tượng bị thiệt hại như bắn, đâm, chém …nhưng ở dạng ko hành động hoặc
được thực hiện qua hành vi của người khác thì cần phải xác định mối quan hệ giữa
thiệt hại với hành vi của người gây thiệt hại và trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe xảy ra.
7

×