Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (chuyên ngành đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.77 KB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ MAI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN
BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Du lịch

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Phạm Trung Lương

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................................ 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ....................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 7
4. Lƣợc sử nghiên cứu................................................................................................................... 8
5. Những đóng góp của đề tài....................................................................................................... 9
6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 9
7. Bố cục của đề tài...................................................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG


ĐỒNG...................................................................................................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng...................................................................................... 13
1.1.1. Cộng đồng........................................................................................................................ 13
1.1.2. Du lịch cộng đồng.......................................................................................................... 17
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng.......................................................................... 23
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới....................................... 23
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở trong nước...................................... 27
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................................................. 30
Chƣơng 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
HUỲÊN BUÔN ĐÔN – ĐĂK LĂK................................................................................................. 32
2.1. Tổng quan về huyện Buôn Đôn............................................................................................. 32
2.1.1. Điều kiện về địa lý, lịch sử........................................................................................... 32
2.1.2. Đặc điểm hành chính, dân cư..................................................................................... 33
2.1.3. Đặc điểm về Kinh tế - Văn hóa – Xã hội.................................................................. 34
2.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn........................................................... 35
2.2.1. Văn hóa, nếp sống của cộng đồng địa phương........................................................ 35
2.2.2. Tri thức bản địa............................................................................................................... 36
2.2.3. Lễ hội voi Buôn Đôn....................................................................................................... 38
2.2.4. Hệ sinh thái rừng Yokdon.............................................................................................. 38
2.2.5. Cảnh quan thác nước..................................................................................................... 39
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn....................................... 39
2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại Huyện Buôn Đôn.............................................. 39
2.3.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn – Đăk Lăk.........44
2.4. Đánh giá chung về hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk48
2.4.1. Về phía ngành du lịch................................................................................................... 48
2.4.2. Về phía dân cư địa phương......................................................................................... 49
2.4.3. Về cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng du lịch................................................................. 49
2.4.4. Về tình hình đầu tư........................................................................................................ 50
2.4.5. Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch................................................................. 50
2.4.6. Mối liên kết giữa Chính quyền – hãng lữ hành – cộng đồng dân cư bản địa

trong hoạt động du lịch cộng đồng tại Buôn Đôn................................................................. 51

1


2.5. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng
nhân văn ở huyện Buôn Đôn.......................................................................................................... 52
2.5.1. Tác động tiêu cực........................................................................................................... 52
2.5.2. Tác động tích cực........................................................................................................... 54
2.6. Đánh giá các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của DLCĐ ở huyện Buôn
Đôn – tỉnh Đăk Lăk.......................................................................................................................... 55
2.6.1. Cơ hội............................................................................................................................... 55
2.6.2. Thách thức....................................................................................................................... 56
2.6.3. Điểm mạnh...................................................................................................................... 57
2.6.4. Điểm yếu.......................................................................................................................... 58
2.7. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................................................... 59
2.7.1. Khả năng nhận thức của cộng đồng còn hạn chế.................................................. 59
2.7.2. Chưa có chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia làm du lịch..................60
2.7.3. Năng lực tham gia của cộng đồng còn yếu............................................................... 61
2.7.4. Thiếu nguồn nhân lực.................................................................................................... 62
2.7.5. Người dân chưa được hưởng lợi nhiều từ hoạt động du lịch............................... 63
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................................................. 64
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK........................................................................................ 66
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn..................................... 66
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn –
Tỉnh Đăk Lăk................................................................................................................................. 66
3.1.2. Định hướng quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng............................................ 68
3.2. Một số giải pháp hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn............................... 76
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách.................................................................................. 76

3.2.2. Giải pháp tổ chức quản lý hoạt động du lịch cộng đồng...................................... 78
3.2.3. Giải pháp thu hút đầu tư.............................................................................................. 80
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng.......................................................................................... 80
3.2.5. Giải pháp liên kết, hợp tác........................................................................................... 82
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn........................................... 85
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng.......................................................................... 85
3.3.2. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch..................... 87
3.3.3. Nâng cao năng lực cho cộng đồng............................................................................ 89
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch............................................................................. 90
3.3.5. Giải pháp giúp người dân hưởng lợi từ hoạt động du lịch.................................. 91
3.4. Kiến nghị..................................................................................................................................... 93
3.4.1. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Lăk...................................... 93
3.4.2. Đối với UBND tỉnh........................................................................................................ 94
3.4.3. Đối với các đơn vị khai thác và kinh doanh du lịch.............................................. 95
3.4.4. Đối với người dân địa phương................................................................................... 96
3.4.5. Đối với khách du lịch....................................................................................................... 96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................................................. 97
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 100
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 104

2


Chữ viêt
tắt
ADB
APEC
ASEAN
ASEANTA

ASEM
CPRGS
DLCĐ
FDI
NGO
GDP
RPGA
PPA
PRA
REDC
UNDP
USD
WB
PATA
ODA
IUCN
PATA
PRLC
REST
TAT
UBND
UNESCO
USD
JICA
SNV
UNWTO

3



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
vẽ, đồ thị
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, du lịch đã phát triển với nhịp độ cao và ngày
càng đóng góp hiệu quả hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia
trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX hoạt

động phát triển du lịch được thực hiện chủ yếu với mục đích đơn thuần là kinh tế đã
và đang đe dọa môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa. Chính vì vậy, đã
xuất hiện nhu cầu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
du lịch, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đứng từ góc độ này, một số
loại hình du lịch với những nguyên tắc tôn trọng môi trường, phát triển cộng đồng
và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm,... và đặc biệt là du lịch
cộng đồng đã được quan tâm phát triển góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du
lịch có trách nhiệm cho phát triển bền vững.
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Indonesia,
Thái Lan, Lào, Nepan, Butan, ... du lịch cộng đồng đã được quan tâm phát triển với
sự hỗ trợ của quốc tế nói chung và của nhiều tổ chức phi chính phủ nói riêng.
Ở Việt Nam du lịch cộng đồng bước đầu đã có được quan tâm phát triển mà

điển hình là ở vùng núi Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long …
Cùng với sự phát triển về kinh tế, con người ngày càng quen thuộc với
những tiện nghi và cuộc sống công nghiệp, vì vậy xu hướng khám phá và trải
nghiệm những điểm đến còn hoang sơ về tự nhiên, nơi còn lưu giữ được các giá trị
văn hóa, lịch sử địa phương cũng tăng lên.
Huyện Buôn Đôn – Đăk Lăk được xem là một điểm đến có tiềm năng lớn để
phát triển du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng ở Đăk Lăk nói chung và ở
Buôn Đôn nói riêng còn mang ý nghĩa như một loài hình du lịch mới khi nhiều loại
hình du lịch ở điểm đến này đã ngày càng trở nên quá quen thuộc. Việc phát triển du
lịch cộng đồng ở đây sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú về các loại hình và
sản phẩm du lịch để thu hút du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế vốn thích sự
khám phá và trải nghiệm những yếu tố văn hóa bản địa nguyên sơ.
5


Phát triển du lịch cộng đồng ở Đăk Lăk nói chung và Buôn Đôn nói riêng sẽ
có nhiều thuận lợi khi những điểm đến này vốn đã là địa danh nổi tiếng với nghề

săn bắt và thuần dưỡng voi rừng có một không hai ở vùng Đông Nam Á. Đây còn là
nơi chung sống của cộng đồng đa sắc tộc với các phong tục, tập quán mang đậm dấu
ấn văn hóa của các tộc người Ê Đê, M'Nông, J’rai, Khơ Me, Lào, … thể hiện qua
những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc như trường ca Đam San, Xinh Nhã,…
những sản phẩm nghề: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc truyền thống, những lễ hội và
phong tục độc đáo, âm thanh vang vọng của các loại cồng chiêng, đàn đá, các nhạc
cụ làm từ chất liệu của núi rừng, những lời ca, điệu múa của cộng đồng 44 dân tộc
anh em.
Thực tế cho thấy huyện Buôn Đôn – Đăk Lăk có nhiều tiềm năng để phát
triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cho đến nay du lịch cộng
đồng ở điểm đến này vẫn đang trong tình trạng kém phát triển. Mặc dù, tỉnh đã ban
hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và thực hiện nhiều quy hoạch hỗ trợ cho
phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Tuy nhiên, du lịch ở
Đăk Lăk mới tập trung chủ yếu vào dịch vụ khách sạn, nhà hàng ở Buôn Mê Thuột,
các sản phẩm du lịch vẫn chưa được đầu tư xứng tầm. Ngoài “đặc sản” cưỡi voi, thì
sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa mang tính đặc thù với bản sắc riêng của Đăk
Lăk. Sản phẩm hàng lưu niệm cũng ở trong tình trạng “phổ cập” của cả nước. Các
sản phẩm du lịch dựa trên khai thác các yếu tố truyền thống cộng đồng như: xem
biểu diễn cồng chiêng, đi thuyền độc mộc, ăn cơm lam, uống rượu cần … cũng “na
ná” với sản phẩm du lịch ở các địa phương khác trong khu vực, vì vậy không tạo
được sức hấp dẫn du khách đến với Buôn Đôn nói riêng và Đăk Lăk nói chung. Các
doanh nghiệp du lịch còn thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, mới khai thác những
tiềm năng sẵn có và chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến lợi ích người dân bản địa.
Ngược lại, người dân bản địa khi tham gia dịch vụ du lịch lại thiếu những nhận thức
và hiểu biết đúng đắn về các giá trị văn hoá - lịch sử truyền thống, kỹ năng dịch vụ
du lịch còn nhiều hạn chế …

6



Trong bối cảnh trên, việc lựa chọn đề tài “ Phát triển du lịch cộng đồng ở
huyện Buôn Đôn - Tỉnh Đăk Lăk” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản
về du lịch cộng đồng, xác định những hạn chế để làm cơ sở đề xuất một số định
hướng và giải pháp mang tính thực tiễn cho phát triển du lịch cộng đồng ở huyện
Buôn Đôn - tỉnh Đăk Lăk với tư cách là loại hình du lịch mới và là cách tiếp cận
cho phát triển du lịch bền vững ở Buôn Đôn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài gồm:
-

Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lich và du lịch cộng đồng.

-

Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở trong nước và quốc tế.

-

Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn – Đăk Lăk. (chú trọng sự khác biệt
- đặc sắc về tiềm năng du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn.)

-

Hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn- Đăk Lăk (chú trọng
phần đánh giá và xác định nguyên nhân.)


-

Định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn- Đăk Lăk.

-

Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lich cộng đồng ở
Buôn Đôn – Đăk Lăk.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Du lịch cộng đồng
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: huyện Buôn Đôn – Đăk Lăk, đặc biệt là Buôn Niêng, Buôn Trí

A, buôn Tul và các khu du lịch Cầu Treo, Sinh thái nghỉ dưỡng Spa Buôn Đôn, thác
bảy nhánh – nơi còn bảo tồn rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cư
dân bản địa Ê Đê, M’Nông.
- Thời gian: từ năm 2008 đến nay.

7


4. Lƣợc sử nghiên cứu
- Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Tập 1, Nxb:

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nội dung sách đề cấp đến các lý thuyết về cộng
đồng, du lịch dựa và cộng đồng. Đồng thời sách còn đưa ra những bài học kinh
nghiệm quý giá từ việc nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

trong nước và của một số nước phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới.
- Võ Quế “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng

đồng tại Chùa Hương – Hà Tây” Đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội, 2003. Dựa trên nền
tảng hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội, tiềm năng du lịch, vai trò của cộng đồng
dân cư tại chùa Hương đề tài đã xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại chùa Hương với tiêu chí, cơ chế vận hành và các giải pháp thực
hiện.
- Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam

(2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh việc giới thiệu
các vấn đề chung của du lịch cộng đồng như: các hình thức của du lịch cộng đồng,
các địa bàn phát triển du lịch cộng đồng, đặc điểm và xu hướng của khách du lịch
… tài liệu còn hướng dẫn các bước cần thiết để phát triển một mô hình du lịch cộng

đồng.
- Võ Văn Phong (2012), Nghiên cứu phát triể du lịch sinh thái cộng đồng tại

vườn quốc gia Phù Mát –Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Môi trường
trong phát triển bền vững – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Điểm nhấn của
luận văn này là đã phân tích được giữa du lịch sinh thái cộng đồng ở vườn quốc gia
Phù Mát – Nghệ An với du lịch miền Tây Nghệ An và việc bảo tồn đa dạng sinh học
và phát huy các giá trị văn hoá bản địa.
- Phạm Trung Lƣơng, nnk “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du

lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo
Cát Bà – Hải Phòng” Đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội, 2002. Dựa trên các phân tích
hiện trạng, đề tài đã đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các

8



thành phần trong cộng đồng với các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể và các giải pháp
để áp dụng mô hình đề xuất trên tại đảo Cát Bà.
Ngoài ra còn có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về du lịch cộng đồng của
Nguyễn Văn Thanh, Trần Quang Minh, Trần Thị Mai, Viện Nghiên cứu Phát triển
Du lịch… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu loại hình du lịch
cộng đồng trên địa bàn huyện Buôn Đôn – Tỉnh Đăk Lăk.
5. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn –

Tỉnh Đăk Lăk với những giải pháp cho việc phát triển mô hình này.
- Góp phần phát triển loại hình, sản phẩm du lịch, làm phong phú hơn các

chương trình du lịch trên địa bàn huyện Buôn Đôn nói riêng và tỉnh Đăk Lăk nói
chung.
6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

Quan điểm nghiên cứu.
 Quan điểm hệ thống.
Du lịch cộng đồng bao gồm nhiều thành phần tham dự như các công ty du
lịch, hãng lữ hành, các cơ quan bảo tồn, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa
phương, khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch địa phương ... Mỗi thành phần có
mối tác động qua lại lẫn nhau và có qui luật hoạt hoạt động và phát triển khác
nhau.Việc tiếp cận và phân tích dựa trên quan điểm hệ thống giúp nắm bắt và điều
khiển được hoạt động của mỗi thành phần tham dự nói riêng và của cả du lịch cộng
đồng nói chung. Đồng thời quan điểm hệ thống còn thể hiện được tính ưu việt trong
việc nghiên cứu các đối tượng có nhiều thành phần cấu tạo thành.
 Quan điểm tổng hợp.


Du lịch cộng đồng nói riêng và ngành du lịch nói chung có liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như: giao thông vận tải, y tế, môi trường,
kinh tế, dân tộc, an ninh xã hội … Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ
các mối quan hệ phụ thuộc và các quy định tác động qua lại lẫn nhau giữa các đối
tượng, lĩnh vực trong một không gian và thời gian nhất định.

9


Mặt khác hiệu quả của du lịch cộng đồng đưa lại cũng mang tính tổng hợp vì
nó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường.
Việc nghiên cứu một cách đồng bộ, tổng hợp các các yếu tố cấu thành và ảnh
hưởng đến du lịch cộng đồng cho phép phát hiện và xác định những đặc điểm đặc
thù của từng lãnh thổ nghiên cứu.
 Quan điểm vận động.

Quan điểm vận động cho phép nghiên cứu, xem xét hoạt động du lịch trong
quá trình vận động biến đổi theo thời gian và không gian.
Vì vậy, việc vận dụng quan điểm vận động vào nghiên cứu hoạt động du lịch
cộng đồng sẽ cho phép dự báo được những thay đổi về nhu cầu của khách du lịch,
của tiến bộ khoa học công nghệ du lịch, của sản phẩm và dịch vụ du lịch theo thời
gian phát triển …
 Quan điểm lịch sử.

Để xây dựng được phương hướng, kế hoạch, mục tiêu phát triển du lịch cộng
đồng trong tương lai thì việc vận dụng quan điểm lịch sử giúp nắm bắt một cách
chính xác và đầy đủ quá trình phát triển du lịch cộng đồng trong quá khứ và hiện
tại, từ đó hoạch định kế hoạch và giải pháp thực hiện ở tương lai.
 Quan điểm xã hội.


Việc nghiên cứu dựa trên quan điểm xã hội thể hiện sự liên kết giữa lý thuyết
và thực tiễn xã hội, đảm bảo để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực với cộng
đồng địa phương hơn. Đồng thời cũng giúp nhà nghiên cứu nắm được tâm tư,
nguyện vọng của người dân bản địa trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại vùng
lãnh thổ đang nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng
những phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu

10


Luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp tại
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Lăk, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, Phòng
thống kế huyện Buôn Đôn và UBND huyện Buôn Đôn.
Bên cạnh đó luận văn còn khai thác những thông tin có liên quan du lịch
cộng đồng từ các sách chuyên ngành, các đề tài, công trình nghiên cứu, báo cáo của
huyện Buôn Đôn, ,… và tham khảo trên mạng internet để tổng hợp thành những vấn
đề, rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho kết quả đề tài. Việc sử dụng phương
pháp này thế hiện sự kế thừa cần thiết các tri thức đã có để thực hiện đề tài.
 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống

Việc vận dụng phương pháp phân tích hệ thống trong nghiên cứu đề tài cho
phép đánh giá chính xác các điều kiêṇ phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở
nghiên cứu các yếu tốchủ yếu như tài nguyên du licḥ , cơ sởvâṭchất kỹthuâṭ, cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch,…và đánh giá đúng thực trạng khai thác tài nguyên
du lịch cũng như mối quan hệ qua lại giữa các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ.
 Phương pháp khảo sát thực tế


Các thông tin thu được nhờ việc khảo sát tại các buôn điể hình như Buôn
Niêng, buôn Trí, Buôn Tul và khu du lịch Cầu treo, Thác Bảy nhánh, Sinh thái và
Spa Buôn Đôn . Lượng thông tin thu thập đảm bảo sát với thực tế , có độ tin cậy cao
và điều kiện kiểm chứng những thông tin tham khảo được từ nguồn tư liệu thứ cấp .
Phương pháp này nhâṇ đinḥ chinh ́ xác hơn vềcác điều kiê ̣n phát triển cũng như có
cơ sở thực tiễn để đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng trên địa bàn nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra xã hội học

Tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn và phát phiếu điều tra đối với hai
đối tượng là khách du lịch và người dân địa phương để tìm hiểu nhu cầu của du
khách, nắm bắt được sở thích, thị hiếucủa du khách và tâm tư, nguyện vọng của
cộng đồng địa phương.

11


 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch như các nhà
quản lý, hãng lữ hành trên địa bàn huyện Buôn Đôn, Sở Văn hóa – Thể Thao và Du
Lịch tỉnh Đăk Lăk, PGS. TS Phạm Trung Lương về những định hướng phát triển và
giải pháp khắc phục những hạn chế và khó khăn của du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn
7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện
Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở
huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk Lăk.

12


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
1.1.1. Cộng đồng
1.1.1.1. Khái niệm cộng đồng (Community)
Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào
những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công
nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái
niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kĩ
thuật, phương pháp và tài chính vào thập kỷ 50 – 60. Sau này tùy những góc độ tiếp
cận mà mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những quan điểm khác nhau về cộng đồng.
Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với
phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng
đồng đó. Theo Keith và Ary, 1998 thì cho rằng: “Cộng đồng là một nhóm người,
thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một
nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc
hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”. (Keith
and Ary, 1998)
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương
đối rộng rãi để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy
mô, đặc tính xã hội.Theo nghĩa rộng cộng đồng là nói đến tập hợp người là các liên
minh lớn như: cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu, cộng đồng các nước Ả
Rập…Theo nghĩa hẹp hơn danh từ cộng đồng được áp dụng cho một kiểu, hạng xã
hội. Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng

tộc, tôn giáo, phong tục tập quán …cũng có thể gọi là cộng đồng như: cộng đồng
người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Chicago, cộng đồng người hồi giáo…
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu
vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các
tỉnh phía Nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục phát triển cộng đồng
13


chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội. Đến những năm 1960- 1970 hoạt đồng phát
triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn
của sinh viên hay của phong trào Phật giáo. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến
nay, phát triển cộng đồng được biết đến một cách rộng rãi hơn thông qua các
chương trình viện trợ phát triển của nước ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của
người dân tại cộng đồng như một yếu tố quyết định để chương trình đạt hiệu quả
bền vững.
Tùy theo những góc độ khác nhau mỗi tác giả lại có những quan niệm khác
nhau về cộng đồng. Nhưng tóm lại cộng đồng đều được hình thành bởi ba nhân tố
chính là yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa và khu vực lưu trú. Đồng thời cộng đồng đều
mang những đặc điểm như sau: Cùng chung sống trên một phạm vi lãnh thổ, có
chung văn hóa, phong tục tập quán, quan điểm chính trị, tôn giáo … và cùng chia sẽ
những lợi ích chung.
1.1.1.2. Bản chất cộng đồng
Bản chất của cộng đồng cần xem xét trên ba phương diện sau: đoàn kết xã
hội, tương quan xã hội và cơ cấu xã hội.
- Đoàn kết xã hội: đoàn kết xã hội là đặc tính đứng đầu của cộng đồng được quan

niệm như một ý chí và tình cảm chung do quá trình cùng chung sống có những mối
liên hệ về mặt huyết tộc hay quan hệ láng giềng.
- Tương quan xã hội: cộng đồng được coi như một tiến trình xã hội, là một hình


thức tương quan giữa người và người có tính cách kết hợp hay một phản ứng có tính
hỗ tương. Theo đó, con người được gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn.
Đó không phải là một thái độ hay một lý tưởng về đoàn kết, đó là sự đoàn kết được
thực hiện ngay trong phạm vi thực hành các chuẩn mực và khuôn mẫu văn hóa
trong đời sống hàng ngày. Ngược lại với tiến trình hòa hợp cộng đồng là các xu
hướng xung đột có tính cách ly tán, các cộng đông nông thôn ít xảy ra các tiến trình
theo chiều ly tâm.
- Cơ cấu xã hội: Cộng đồng được coi như một cơ cấu xã hội, là một đoàn thể con

người có những giá trị , chuẩn mực, các khuôn mẫu,với các tương quan xã hội và

14


vai trò được tổ chức thành cơ cấu. Điều này phù hợp với định nghĩa tổng quát về
một đoàn thể xã hội coi như một tập thể con người có tương quan hỗ trợ với nhau.
Không có giá trị chung, nghĩa là không có một số định hướng để quy tụ với nhau,
thậm chí có nơi lại không có cả những quy tắc ứng xử quy định các hành vi ứng xử
của các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở cho sự hình thành cộng
đồng.
1.1.1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển
Du lịch ngày càng hướng đến phát triển bền vững thì sự tham gia của cộng
đồng địa phương ngày càng được quan tâm và khuyến khích vì cộng đồng là những
chủ nhân thực sự của các tài nguyên du lịch, cả tự nhiên lẫn nhân văn, mà ngành du
lịch dựa vào để thu hút khách, cho nên họ có quyền tham gia và hưởng lợi từ các
hoạt động du lịch trong khu vực. Qua đó, họ sẽ tự giác và đóng vai trò chính trong
việc gìn giữ tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển
bền vững nói chung.
Bên cạnh đó cộng đồng địa phương chính là nguồn nhân công với chi phí
thấp nhất trong các dự án đầu tư phát triển du lịch, điều mà các nhà đầu tư rất quan

tâm nhằm tạo ra hiệu quả chi phí trong đầu tư. Hơn nữa, với nguồn kiến thức bản
địa phong phú của mình, nếu được đào tạo hướng dẫn thì chính họ là những người
phục vụ du khách tốt hơn ai hết trong các hoạt động nghiệp vụ du lịch như: đón tiếp,
phục vụ ăn nghỉ, dẫn đường và hướng dẫn khách thăm quan… Về mặt vĩ mô, sự
tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động du lịch của cộng đồng còn đóng góp đáng
kể cho các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường, phát triển
kinh tế xã hội vùng sâu vùng xa, xoá đói giảm nghèo, giảm chênh lệch giữa các
vùng trong phát triển, định canh định cư, ổn định an ninh quốc phòng và trật tự an
toàn xã hội, chính trị, văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng... Theo PGS.TS. Phạm Trung
Lương có 7 mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển nói chung và
phát triển du lịch nói riêng (Sơ đồ ):

15


Chủ động
Tương tác
Chức năng
Tư vấn
Thụ động

Khuyến khích

Thông tin

Hình 1.1: Mức độ tham gia của cộng đồng địa
phương.
-

Thụ động: Cộng đồng không có quyền

và trách nhiệm xem xét, dự báo về
tương lai của hoạt động phát triển.
Những thông tin này chỉ chia sẻ giữa
các tổ chức bên ngoài cộng đồng.

-

Thông tin: Cộng đồng chỉ có trách
nhiệm trả lời câu hỏi mà không có vai
trò, ảnh hưởng tới nội dung cần xử lý
cho hoạt động phát triển. Kết quả xử lý
thông tin không được chia sẻ với cộng
đồng.

-

Tư vấn: Cộng đồng được tham khảo ý
kiến và quan điểm của cộng đồng có
được lưu ý. Tuy nhiên cộng đồng không
được tham gia vào quá trình ra quyết
định.

-

Khuyến khích: Sự tham gia vào các
hoạt động phát triển của cộng đồng sẽ
được khuyến khích bằng vật chất hay
tinh thần, do vậy cộng đồng thường sẽ
không tiếp tục tham gia khi những
khuyến khích này không còn.


-

Chức năng: Cộng đồng tham gia vào
hoạt động phát triển theo nhóm với các
mục tiêu chức năng đã được xác định


trước, do vậy sự tham
gia chưa được đầy đủ vì
đã có những quyết định
mang tính áp đặt.
-

Tương tác: Cộng đồng
được tham gia vào quá
trình ra quyết định và
sau đó thông tin được
phân tích để đưa ra các
kế hoạch hành động và
thực hiện.

-

Chủ động: Sự tham gia
của cộng đồng vào hoạt
động phát triển được
thực hiện độc lập với
mọi can thiệp từ bên
ngoài. Cộng đồng sẽ tự

đưa ra các sáng kiến và
có thể làm thay đổi cả hệ
thống.
Như vậy, đối với

hoạt động phát triển du
lịch, các phương thức tham
gia này của cộng đồng sẽ là
một quá trình để xác định
và củng cố vai trò của cộng
đồng

16


trong công tác quy hoạch, trong quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt
động có ảnh hưởng đến môi trường du lịch.
1.1.2. Du lịch cộng đồng
1.1.2.1. Khái niệm
Các nước ASEAN như Indonesia , Philippine, Thái Lan đã tổ chức rất nhiều
cuôc ̣ hôịthảo vềxây dưng ̣ mô hinh̀ vàtâp ̣ huấn , đào taọ kỹnăng phát triển du licḥ
dưạ vào công ̣ đồng. Tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu màdu licḥ công ̣ đồng
có những khái niệm khác nhau.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm : “Du
lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương
đứng ra phát triển và quản lý . Lơị ích kinh tếcóđươcc̣ từ du licḥ sẽđongc̣ laị nền kinh
tếđiạ phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, Community Based
Sustainable Tourism A Reader, 2000). Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính
của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản
lý.

Du lịch cộng đồng la “
́
̃
cho phep khach du licḥ nâng cao nhâṇ thưc va hocc̣ hoi vềcôngc̣ đồng , vềcuôcc̣ sống
́
́
đời thường của ho”c̣ (Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997)
Tại hội thảo “Chia sẻ Bài học Kinh nghiệm Phát triển Du lịch Cộng đồng”
được Tổng cục Du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: “Phát triển du
lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững,
nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi
ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức
quốc tế”
Từviêc ̣ nghiên cứu các khái niêṃ về du licḥ dưạ vào công ̣ đồng , TS.Võ Quế
đãrút ra khái niêṃ : “Du licḥ dưạ vào côngc̣ đồng làphương thức phát triển du licḥ

̀


trong đócôngc̣ đồng dân cư tổchức cung cấp các dicḥ vu đc̣ ểphát triển du licḥ , đồng
thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường , đồng thời côngc̣ đồng

17


đươcc̣ hưởng quyền lơị vềvâṭ chất và tinh thần từ phát triển du

lịch và bảo tồn tự

nhiên”

Viện Nghiên cứu Phát triển Miền núi (Mountain Institues) đưa ra khái niệm
về du lịch dựa vào cộng đồng như sau: (Trích trong Tạp chí du lịch cộng đồng –
Viện Nghiên cứu phát triển Miền Núi, 2000): “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn
tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài
hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong
du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng”
Ngoài ra còn nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau, tuy nhiên có thể thống
nhất và hiểu du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa
phương, trong đó cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như khai
thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên và cộng đồng phải được hưởng lợi từ hoạt
động du lịch để từ đó giảm tỉ lệ đói nghèo, cải thiện thu nhập và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
1.1.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Miền núi (TMI), để phát triển du lịch cộng
đồng thì mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng cần phải gồm những điểm sau:
-

Là một công cụ cho hoạt động bảo tồn.

-

Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống.

-

Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của mọi người
bên ngoài cộng đồng về những vấn đề như rừng cộng đồng, con người sống
trong khu vực rừng, nông nghiệp hữu cơ, quyền công dân cho người trong bộ
lạc.


-

Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các vấn đề, cùng làm
việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng.

-

Mở các cơ hội cho trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng
đồng.

-

Cung cấp khoản thu nhập cho cá nhân, các thành viên trong cộng đồng.

-

Mang lại thu nhập cho quỹ phát triển cộng đồng.

18


Một số mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam cho
loại hình phát triển du lịch này bao gồm:
-

Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa,
bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa, …

-


Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông
qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa
phương.

-

Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa
phương.

-

Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm du lịch có trách
nhiệm đối với môi trường và xã hội.

1.1.2.3. Các nguyên tắc chủ yếu phát triển du lịch cộng đồng
Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch dựa vào cộng đồng đã đưa ra
các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là:
-

Công bằng về mặt xã hội: Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế
hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong
một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.

-

Tôn trọng các giá trị văn hoá của cộng đồng: Thực tế cho thấy chương trình
du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương. Điều quan
trọng là các giá trị văn hoá của cộng đồng phải được bảo vệ và giữ gìn với sự
đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch,
đặc biệt là người dân địa phương bởi không đối tượng nào có khả năng bảo

vệ và duy trì các giá trị văn hoá tốt hơn chính họ. Cộng đồng địa phương
phải nhận thức được vai trò và vị trí của mình cũng như những lợi, hại mà
việc phát triển du lịch mang đến.

-

Phù hợp với khả năng của cộng đồng. Khả năng bao gồm khả năng nhận thức
về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được
tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết
được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên

19


cộng đồng. Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để
đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch.
-

Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này cộng đồng
phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động
kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt
động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt
động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã
hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và
chăm sóc sức khỏe, giáo dục…

-

Xác lập quyền sở hữa và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.


1.1.2.4.

Các điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng

Các chuyên gia đều cho rằng phát triển du lịch cộng đồng phụ thuộc vào các
điều kiện cơ bản sau:
-

Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn là có ý
nghĩa quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng. Tài nguyên thiên nhiên và
nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất
lượng của từng loại được đánh giá về quý hiếm. Điều kiện tài nguyên cũng
nói lên mức độ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến thăm quan ở hiện tại và
tương lai.

-

Điều kiện tiếp cận điểm đến du lịch cộng đồng. Cũng tương tự như đối với
việc phát triển các loại hình du lịch khác, hoạt động phát triển du lịch không
thể thực hiện được nếu không có hạ tầng tiếp cận điểm tài nguyên. Đây là
đặc điểm rất đặc trưng của du lịch khi sản phẩm du lịch được xây dựng và
tiêu thụ tại chỗ. Điều này khác với hoạt động sản xuất kinh doanh khác khi
sản phẩm thương mại có thể được sản xuất ở một nơi rồi vận chuyển đến thị
trường tiêu thụ ở nơi khác.

-

Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố
số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và


20


văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định
phạm vi cộng đồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu
dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên.
-

Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,
nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách. Điều kiện về khách du
lịch cũng nói lên bản chất của vấn đề phát triển du lịch và vấn đề công ăn
việc làm cho cộng đồng.

-

Cần có sự tự nguyện của cộng đồng đối với đề xuất phát triển du lịch cộng
đồng. Đây là điều kiện đặc thù rất quan trọng để có thể phát triển du lịch
cộng đồng bởi loại hình du lịch này chỉ có thể phát triển cùng với sự nhận
thức sâu sắc của cộng đồng về trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia
vào hoạt động du lịch.

-

Điểm đến du lịch cộng đồng cần được quy hoạch và đưa vào hệ thống tuyến
điểm du lịch của lãnh thổ. Đây là điều kiện chung để phát triển bất kỳ một
điểm đến du lịch nào, trong đó có điểm đến du lịch cộng đồng. Tuy nhiên
trong trường hợp du lịch cộng đồng, điều kiện này trở nên quan trọng hơn
bởi bản thân cộng đồng thường không có khả năng tự tổ chức quy hoạch và
kết nối với hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ.


-

Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát
triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng.

-

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng và các
công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch
đến thăm quan.

1.1.2.5. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng
Nhiều hội thảo, diễn đàn quốc tế về du lịch cộng đồng đã nêu lên ý nghĩa
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đối với nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, tài nguyên môi trường của quốc gia, khu vực và
chính bản thân cộng đồng, trong đó thể hiện rõ nét nhất các vấn đề như:

21


 Đối với công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên: Du lịch phát triển sẽ gia tăng

thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói
nghèo còn cao. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của
cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn
tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững
 Đối với du lịch:
-


Tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của một vùng, quốc gia.

-

Góp phần thu hút khách du lịch.

-

Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch
nói riêng.

 Đối với cộng đồng:
-

Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp
cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng
được hưởng lợi từ sự đóng góp của du lịch. Trên cơ sở đó cộng đồng sẽ có
trách nhiệm của mình đối với nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa địa
phương.

-

Du lịch cộng đồng mang lại cơ hội cho các thành viên của cộng đồng trong
việc bảo tồn nguồn tài nguyên, môi trường văn hóa, vì vậy có đóng góp cho
phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch.

-

Du lịch phát triển góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng, làm thay đổi

cơ cấu, nâng cao trình độ lao động từ đó hạn chế tình trạng di cư của cộng
đồng từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị góp phần ổn định xã hội.

-

Phát triển du lịch cộng đồng giúp cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ
cơ sở hạ tầng xã hội (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, ...). Đây
cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch,
một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững.

-

Tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và kế đến là giao lưu kinh tế giữa
các vùng miền, giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Đây cũng sẽ là
yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

22


×