Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Hợp tác việt nam lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ cho đảng và nhà nước lào tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh giai đoạn 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG LÊ

HỢP TÁC VIỆT NAM - LÀO TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
CÁN BỘ CHO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÀO TẠI HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

HÀ NỘI – 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG LÊ

HỢP TÁC VIỆT NAM - LÀO TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
CÁN BỘ CHO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÀO TẠI HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế


Mã số: 60 31 40

Người hướng dẫn khoa học:
PGS - TS PHẠM THÀNH DUNG

HÀ NỘI - 2012
2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………….…….……………… 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ……………………………………………………………………….…. 3
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TRUYỀN THỐNG HỢP TÁC VIỆT - LÀO TRONG
LĨNH VỰC ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÀO. 11
1.1. Quan điểm của hai Đảng, hai Nhà nước về mối quan hệ đặc biệt Việt
-

Lào và hợp tác đào tạo cán bộ cho Lào…….……………………..
…………………………....... 11
1.1.1. Quan điểm về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào……………. …..….…..….11
1.1.2. Quan điểm về hợp tác đào tạo cán bộ cho Đảng và Nhà nước Lào
………………………………………………………………………………………………...……………….………………………..

18

1.2. Quan hệ hợp tác đặc biệt Việt - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ
cho Đảng, Nhà nước Lào …………...………………………………………….………….………..…….............20
1.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho nước CHDCND Lào là nhu cầu thiết
yếu và cấp bách………..…..………………………..……………………………………………………………………..20

1.2.2. Vị trí, ý nghĩa hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ cho
Đảng, Nhà nước Lào tại Việt Nam……………………………………………………………………..... 24
1.2.2.1. Tại các Bộ, ngành....................................................................................................... .26
1.2.2.2. Tại hệ thống các trường Đoàn thể TW và các cơ sở đào tạo...............29
1.2.2.3. Tại các tỉnh, thành phố ……….………......……………………………..................….…….....……..31
1.2.2.4. Đào tạo cán bộ Lào tại hệ thống các trường Đảng…………………..….....…...35
Tiểu kết chương 1…………………......…...…………….…………………………..………………….….………..…37
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHO
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÀO TẠI HVCT-HCQG HCM (2001 - 2010)
39
2.1. Thoả thuận đào tạo cán bộ cho Đảng và nhà nước Lào ……….…...….….....39

3


2.2. Quá trình đào tạo cán bộ Lào tại Học viện (2001 - 2010) ……...…. .…...… 45
2.2.1. Các loại hình đào tạo cán bộ.................................................................................... 45
2.2.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị.............................................. 46
2.2.1.2. Đào tạo đại học chính trị và hoàn chỉnh kiến thức đại học chính
trị.......................................................................................................................................................... . 46
2.2.1.3. Đào tạo cao học, nghiên cứu sinh………………………………...…………………….…… 47
2.2.1.4. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, cập nhật kiến thức cho các cán
bộ cao cấp ……………………………....................................................……………………………………………………..48
2.2.1.5. Bồi dưỡng giáo viên các trường chính trị Lào …………….…..……..…………… 49
2.2.1.6. Đào tạo tiếng Việt …………………………..……………………………………….………………….. 49
2.2.2. Về số lượng đào tạo

……………..………………………….…….………………….…………………..

50


2.2.3. Về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết
quả học tập ……………..…………………………………………………………………………………………...………. 51
2.2.3.1. Chương trình và giáo trình đào tạo

……………...…….…..…………..…………………

51

2.2.3.2. Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập ……………....………. 56
2.2.4. Về chế độ chính sách ……..….…………………………….………………………………….……….. 58
2.2.5. Về cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, sinh hoạt và học tập …………..……...… 60
2.3. Đánh giá tình hình hợp tác giai đoạn 2001 - 2010 ……………………….….…… 63
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu đạt được ………….………………………….…………….…... 63
2.3.2. Những hạn chế tồn tại ……….…. .…………...……....…………………………….…………..….…. 67
2.3.2.1. Về phía Học viện …….………….……………………………………………………..….………..…… 67
2.3.2.2. Về phía Bạn ………………….………………………………………….………………....…………..…… 70
2.3.2.3. Về phía lưu Học viên …………..…………………………………………………………...…...…… 71
2.3.2.4. Những hạn chế khác

…………..……………………………………………...... ………………..…….

Tiểu kết chương 2 ……………………….……………………………..……………………………………….……. 73

4

72


CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ

LÀO TẠI HVCT-HCQG HCM

……..........................................................................…….…………….

75

3.1. Quan điểm chỉ đạo………………………..……………………………………………..…………………. ...75
3.2. Kiến nghị, giải pháp .......................................................................................................................................
3.2.1. Về phía các cơ quan chức năng của Việt Nam .........................................................
3.2.2. Về phía HVCT-HCQG HCM...........................................................................................................
3.2.2.1. Cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo........................................
3.2.2.2. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo ..... ..........
3.2.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, giáo

cho học viên Lào trình
83

................................................................................................................................................................

3.2.2.4. Không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa đối tượng và phương
thức hợp tác đào tạo .....................................................................................................................................................
3.2.2.5. Phân định rõ nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ
phận chức năng ...................................................................................................................................................................
3.2.3. Về phía bạn Lào ..............................................................................................................................................
3.2.4. Về phía lưu học viên...................................................................................................................................
3.2.5. Các giải pháp khác ......................................................................................................................................
3.2.5.1. Về công tác quản lý, cơ chế phối hợp, điều hành .................................................
3.2.5.2. Về chế độ chính sách và thực thi chính sách. .............................................................
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. ..
PHỤ LỤC 1.........................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC 2.........................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC 3.........................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC 4.........................................................................................................................................................................


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
BCHTW
CCLL
CCLLCT

CH
CHDCND
CHXHCN
CNH, HĐH
CNXH
CT-HC
CTQG
CT-XH
DCCH
ĐCS
ĐCSĐD
ĐCSVN
ĐH
ĐHQG

ĐLĐVN
ĐNDCM
ĐSQ
ĐTNCS HCM
GD
GD&ĐT
GS
HCM
HV
HVBC&TT
HVCT-HC
HVCT-HCKV
HVCT-HCQG


HVCTQG HCM
HVHC
HTQT
KHKT
KHXH
KH&ĐT
KT
KT-XH
KTX
NCKH
NCS
Nxb
PGS
PTTH
QHQT

QLNN
TBCN
ThS
TS
TW
VH
VH-XH
XHCN

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Số lượng học viên Lào tại từng đơn vị đào tạo của HVCTHCQG HCM (2001-2010)................................................................................................. 52
Bảng 2.2: Trình độ giảng viên tại HVCT-HCQG HCM.................................... 56
Bảng 2.3: Học bổng nhận trực tiếp của học viên Lào theo thông tư 16...60
Bảng 2.4: Số lượng học viên Lào tại hệ thống HVCT-HCQG HCM từng
năm, từ năm 2001 - 2010……................................................................ 110
Bảng 2.5: Số lượng học viên Lào tại Trung tâm Học viện (2001 - 2010)
111
Bảng 2.6: Số lượng học viên Lào tại HVBC&TT (2001 - 2010) ……...112
Bảng 2.7: Số lượng học viên Lào tại HVHC (2001 - 2010).......................... 113
Bảng 2.8: Số lượng học viên Lào tại HVCT-HCKV I (2001 - 2010)......114
2. Danh mục các biểu
Biểu đồ 2.1: Các loại hình đào tạo cán bộ Lào tại hệ thống HVCT-HCQG
HCM (2001-2010) ....................................................................................45
Biểu đồ 2.2: Số lượng học viên Lào tiếp nhận và tốt nghiệp tại HVCTHCQG HCM (2001-2010) ........................................................................
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % học viên Lào tiếp nhận tại các đơn vị đào tạo của
HVCT-HCQG HCM (2001-2010) ...........................................................

Biểu đồ 2.4: Sự gia tăng số lượng học viên Lào tại HVCT-HCQG HCM
(2001-2010) ..............................................................................................63

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Lào là hai dân tộc có mối quan hệ láng giềng lâu đời. Từ
khi có ĐCSĐD ra đời, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng hai nước, hai dân tộc
Việt Nam và Lào đã xây đắp nên tình đoàn kết chiến đấu và mối quan hệ hữu
nghị đặc biệt. Tình hữu nghị truyền thống Việt - Lào do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn đặt nền móng, được Đảng, Chính phủ
và nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã không ngừng đơm hoa kết trái.
Trải qua các chặng đường lịch sử của hai dân tộc, sự hợp tác giữa hai
nước ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
đối ngoại, an ninh quốc phòng... Đặc biệt, hai bên hết sức coi trọng giúp nhau
xây dựng Đảng, giúp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lý, coi đây là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng mỗi
nước, đồng thời là hạt nhân giữ vững, tăng cường tình đoàn kết giữa hai
Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Với tư tưởng chỉ đạo: “Giúp nhân
dân nước bạn là tự giúp mình” [45, tr.64], giúp đào tạo cán bộ cho Bạn là giúp
khâu cơ bản nhất cho cách mạng Lào, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề
cao quan điểm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ cho Bạn.
HVCT-HCQG HCM là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BCHTW Đảng và
Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và Thủ tướng Chính phủ. Hơn 60 năm qua, từ Trường Đảng Nguyễn Ái
Quốc buổi đầu đến HVCT-HCQG HCM hôm nay, HV đã không ngừng trưởng
thành, phát triển, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước
giao cho, trong đó có nhiệm vụ chính trị quan trọng là đào tạo cán bộ cho Lào

tại Trung tâm HV, HVBC&TT, HVHC và HVCT-HCKV I.

9


Đội ngũ cán bộ Lào được đào tạo tại HV qua các thời kỳ, hiện đang giữ
nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị và các cơ sở kinh tế, góp
phần tích cực xây dựng nước CHDCND Lào giàu mạnh, củng cố và phát triển
mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà
nước và nhân dân hai nước. Các ban, ngành từ TW đến địa phương Lào như
Ban Đối ngoại TW, Ban Tổ chức TW, Ban Tuyên huấn TW, Uỷ ban Kiểm tra
TW Đảng, HVCT-HCQG Lào và các tỉnh, thành phố trong cả nước hàng năm
đều cử cán bộ chủ chốt sang đào tạo, bồi dưỡng tại HVCT-HCQG HCM.
Nghiên cứu hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Lào là
vấn đề tuy mới mẻ nhưng rất cần thiết. Nó không chỉ hữu ích đối với các cơ
quan, đơn vị liên quan đến công tác đào tạo cán bộ giúp Bạn mà còn giúp
chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn trong hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai
nước.
Là một người công tác tại đơn vị trực thuộc HVCT-HCQG HCM, nơi
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Lào, đối với bản thân tôi, việc nghiên cứu về vấn
đề này lại càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn: “Hợp tác Việt Nam - Lào trong
lĩnh vực đào tạo cán bộ cho Đảng và Nhà nước Lào tại HVCT-HCQG
HCM giai đoạn 2001 - 2010” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên
ngành QHQT cho mình.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây, ở trong nước có các đề tài, sách, báo, tài liệu

đề cập đến mối quan hệ Việt – Lào, trong đó có công tác đào tạo cán bộ như:
-Lê Đình Chỉnh: Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
trong giai đoạn 1954 - 2000 (Nxb CTQG, Hà Nội, 2007).
-

Đề tài khoa học cấp Bộ: Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai

đoạn hiện nay của Viện QHQT, HVCTQG HCM (Hà Nội, 2000).
10


-Vũ Dương Huân: “Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt- Lào
trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8 - 2007.
- Nguyễn Thị Phương Nam: “Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Việt Lào từ 1986 đến nay”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 5(74) - 2005.
Mỗi công trình nghiên cứu và bài viết trên đều có cách tiếp cận, phạm vi
nghiên cứu và sự đánh giá khác nhau trên các lĩnh vực hợp tác, song đều nhấn
mạnh về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào, có
giá trị tham khảo hữu ích liên quan đến vấn đề hợp tác trong lĩnh vực đào tạo.
Tuy nhiên, nghiên cứu về Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán
bộ Lào là đề tài mới mẻ, đặc biệt là trong phạm vi hệ thống HVCT-HCQG
HCM.
Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt giữa
HVCT-HCQG HCM và HVCT-HCQG Lào, thành tựu và triển vọng” diễn ra
tại HVCT-HCQG HCM năm 2007, có rất nhiều tham luận của các nhà khoa
học Việt Nam và Lào. Hội thảo đề cập đến nhiều lĩnh vực hợp tác của hai HV
như: NCKH; trao đổi thông tin tư liệu; nâng cao chất lượng trao đổi đoàn,
trong đó có công tác đào tạo cán bộ chính trị cho Đảng và Nhà nước Lào, tuy
nhiên thông tin đề cập chỉ mang tính chất báo cáo.
Việc nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài luận văn đến nay
còn tản mạn. Tại Lào cũng có các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, viết bài

hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ giữa HVCT-HCQG Lào và HVCTHCQG HCM, cũng như mối quan hệ hai nước Việt Nam - Lào. Các công trình
chỉ đề cập đến một số khía cạnh dưới góc độ và cách tiếp cận khác nhau chứ
chưa chính thức, toàn diện và hệ thống về đề tài. Do vậy hợp tác Việt Nam Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước Lào cần thiết phải
được nghiên cứu một cách hệ thống và có chiều sâu hơn, đặc biệt là đào tạo
Lào tại HVCT-HCQG HCM trong những năm gần đây.
11


3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần tìm hiểu quá trình đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước Lào tại
HVCT-HCQG HCM trong 10 năm qua, từ đó đưa ra những giải pháp nâng
cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu hợp tác Việt Nam - Lào về lĩnh vực này
trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ
-

Làm rõ mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam - Lào và

công tác đào tạo cán bộ giúp Lào.
-

Làm rõ tính cấp thiết của việc đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước Lào

là lĩnh vực ưu tiên cao và có ý nghĩa chiến lược trong quan hệ đặc biệt Việt Lào.
-Nghiên cứu quá trình đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước Lào tại
HVCT-HCQG HCM từ năm 2001- 2010, qua đó đánh giá những thành tựu và
hạn chế chủ yếu.
-


Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác

Việt Nam - Lào trong đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước Lào tại HVCTHCQG HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam
- Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ giúp Lào trên hai khía cạnh: Quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách và thực tiễn triển khai thực hiện sự hợp tác
đó trong thực tế.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo
cán bộ cho Đảng, Nhà nước Lào.
12


Về không gian: Nghiên cứu, đánh giá, khảo sát các cơ sở đào tạo cán bộ
Lào thuộc HVCT-HCQG HCM bao gồm Trung tâm HV, HVBC&TT, HVHC
và HVCT-HCKV I.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2001 - 2010 (theo mốc
thời gian Việt Nam và Lào ký Chiến lược hợp tác KT, VH, KHKT giai đoạn
2001 - 2010). Tuy nhiên, luận văn còn đề cập đến giai đoạn trước năm 2001
để có cái nhìn hệ thống, liên tục.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên quan điểm phương pháp luận
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời đại và quan hệ giữa các quốc gia,
dân tộc; tư tưởng HCM về đoàn kết quốc tế. Luận văn bám sát các quan điểm,
đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam và Lào; chủ trương nhất quán
trước sau như một của hai Đảng, hai Nhà nước về hợp tác hữu nghị đặc biệt
giữa hai nước láng giềng anh em, trong công tác đào tạo cán bộ cho Đảng,

nhân dân và cách mạng Lào. Đây là căn cứ lý luận, định hướng tư tưởng quan
trọng của quá trình thực hiện đề tài luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, xử lý
số liệu đã được công bố, ... nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá có căn cứ
khoa học và thực tiễn, rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát,
phục vụ cho việc nghiên cứu được chi tiết, xác thực.
6. Dự kiến đóng góp chủ yếu của luận văn
- Làm rõ và cụ thể hoá hơn về mối quan hệ đặc biệt giữa nước
CHXHCN
Việt Nam và nước CHDCND Lào trong lĩnh vực đào tạo đối với cán bộ Lào.
- Đánh giá sự hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Lào trong đào tạo cán
bộ cho Đảng, Nhà nước Lào tại HVCT-HCQG HCM những năm gần đây.
13


-

Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác về công tác đào tạo

cán bộ giúp Lào tại HVCT-HCQG HCM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục các chữ viết tắt, các bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ
lục, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Truyền thống hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán
bộ cho Đảng và Nhà nước Lào.
Chương 1 tìm hiểu quan điểm của hai Đảng, hai Nhà nước về mối quan
hệ đặc biệt Việt - Lào, quan điểm về hợp tác đào tạo cán bộ cho Lào cũng như
hiểu cụ thể hơn về mối quan hệ hợp tác đặc biệt Việt - Lào trong lĩnh vực đào
tạo cán bộ giúp Lào tại Việt Nam, trong đó có HVCT-HCQG HCM, từ đó

khẳng định đào tạo cán bộ cho Lào là một trong những lĩnh vực hợp tác hữu
nghị truyền thống, được ưu tiên giữa hai nước.
Chương 2: Quá trình đào tạo cán bộ cho Đảng và Nhà nước Lào tại
HVCT-HCQG HCM giai đoạn 2001-2010.
Trên cơ sở thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Nhà nước về công tác đào tạo
cán bộ cho Lào, chương 2 đi sâu nghiên cứu quá trình đào tạo cán bộ Lào tại
HVCT-HCQG HCM từ năm 2001 - 2010. Thông qua tìm hiểu về số lượng,
chương trình, giáo trình đào tạo, về chế độ chính sách, cơ sở vật chất, điều
kiện ăn ở sinh hoạt và học tập của học viên…, chương 2 đánh giá tình hình
hợp tác trong mười năm, chỉ ra những thành tựu chủ yếu đạt được và hạn chế
còn tồn tại trong quá trình hợp tác đào tạo cán bộ Lào tại HVCT-HCQG
HCM.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả hợp tác đào tạo cán bộ Lào tại HVCTHCQG HCM.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Bạn tại HVCT-HCQG HCM
luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm chỉ đạo và sự giúp
14


đỡ, phối hợp tích cực của các bộ, ban, ngành, tuy nhiên không thể tránh khỏi
những hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn thực hiện, chương 3 đưa ra những giải
pháp đối với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Lào, với bản thân HV
cũng như lưu học viên, nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy hơn nữa
những thành tựu đạt được, nâng cao hiệu quả hợp tác, đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị lâu dài, phù hợp với thực tế, đáp ứng được nhu cầu đào tạo
cán bộ cho Bạn.

15


CHƯƠNG 1: TRUYỀN THỐNG HỢP TÁC VIỆT - LÀO TRONG LĨNH

VỰC ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÀO
1.1. Quan điểm của hai Đảng, hai Nhà nước về mối quan hệ đặc biệt
Việt - Lào và hợp tác đào tạo cán bộ cho Lào
1.1.1. Quan điểm về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền
thống đoàn kết đặc biệt, trải dài trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc
trước đây cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN ngày nay.
Trong lịch sử QHQT đã có nhiều mô hình về tình đoàn kết hữu nghị giữa
các dân tộc, nhưng mối quan hệ gắn bó keo sơn, sống chết có nhau, hết lòng,
hết sức giúp đỡ lẫn nhau, thủy chung, trong sáng như mối quan hệ giữa Việt
Nam và Lào là mối quan hệ hiếm có. Đây là tài sản vô giá của hai dân tộc,
được tôi luyện, nâng niu, thử thách qua thời gian bằng sự hy sinh xương máu
của nhân dân hai nước Việt - Lào. Cùng với thời gian, quan hệ giữa hai nước
đã không ngừng phát triển, được nâng lên thành quan hệ đặc biệt, trở thành
quy luật khách quan và là yếu tố thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, cùng nằm trên bán đảo Đông
Dương, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có đường biên giới liền nhau từ Bắc
đến Nam với chiều dài hơn 2.000 km, núi liền núi, sông liền sông. Mối quan
hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước xuất phát từ
truyền thống văn hóa, từ thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng của mỗi nước
và tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước, trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM.
Cả hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, điều kiện kinh
tế và gắn bó với nhau về nhiều mặt trong đời sống dân cư. Nhân dân hai nước
Việt - Lào có mối quan hệ gần gũi, thân thiết hàng ngàn đời nay, luôn quan
16


tâm giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt tại các tỉnh biên giới Việt Lào, một số bộ phận dân cư có chung họ hàng, dòng tộc, chung tiếng nói,

chung nét văn hóa truyền thống lâu đời, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
ĐNDCM Lào và ĐCSVN đều xuất thân từ ĐCSĐD, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và sáng lập ĐCSĐD. Ngay từ
khi chưa có ĐCS lãnh đạo, hai nước Lào và Việt Nam đã cùng chung một số
phận, từng bị bọn phong kiến, đế quốc ngoại bang xâm lược, đều đấu tranh
chống kẻ thù chung. Chính vì vậy, ở mỗi nước, phong trào yêu nước đấu tranh
chống sự đô hộ, áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, thực dân diễn ra
ở khắp nơi, trong đó có những phong trào yêu nước gắn kết nhân dân hai
nước Việt - Lào.
Dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đứng
đầu, liên minh chiến đấu giữa các nước Đông Dương nói chung, giữa Lào và
Việt Nam nói riêng đã làm cho cuộc đấu tranh của hai dân tộc tiến lên giành
thắng lợi có tính chất lịch sử: Tuyên bố độc lập và thành lập nước Việt Nam
DCCH vào ngày 2/9/1945 và tuyên bố độc lập ở Lào vào ngày 12/10/1945.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, do
có sự giúp đỡ tận tình và phối hợp chặt chẽ với nhau, quân và dân hai nước đã
giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chiến thắng lẫy lừng Điện Biên
Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, công
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông
Dương.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Nhân dân Lào đã đương đầu với thử
thách mới: tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong tình hình hết sức khó khăn và phức tạp đó, hai Đảng đã tiếp tục đoàn
kết, tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ suốt 20 năm liền để giải phóng

17


đất nước vào năm 1975 và hơn 30 năm qua cùng nhau tiến lên xây dựng đất
nước theo con đường XHCN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Cách mạng Lào không thể thiếu sự
giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể
thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào. Việc nước Việt Nam DCCH thiết lập
quan hệ ngoại giao với Vương quốc Lào vào ngày 5/9/1962 là bước ngoặt hết
sức quan trọng trong lịch sử ngoại giao của mỗi nước, góp phần quan trọng
thúc đẩy tiến trình thắng lợi của cách mạng mỗi nước, đồng thời là một điều
kiện quan trọng bảo đảm sự ổn định, hòa bình và phát triển trên bán đảo Đông
Dương. Năm 1963, một năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất sâu sắc về mối quan hệ Việt - Lào: "Hai
dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dãy Trường Sơn. Hai bên
dân tộc ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ nhau như anh em… Tình nghĩa
láng giềng Việt Nam - Lào không bao giờ phai nhạt được" [46, tr.37]
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ gắn bó thủy chung,
trong sáng Việt - Lào ngày càng được vun đắp, phát triển và mang lại hiệu quả
cao. Quan hệ Lào - Việt chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất, “quan
hệ đặc biệt” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi trong cuộc gặp lãnh đạo hai
Đảng năm 1966. Điều đó đã được chứng minh bằng thực tiễn gần một thế kỷ
qua và càng trở nên rõ nét hơn khi tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào được tôi
luyện, thử thách trước sự lôi kéo, chia rẽ bởi các thế lực bên ngoài. Từ đó hai
Đảng luôn kề vai sát cánh bên nhau, lãnh đạo cách mạng ở mỗi nước và giành
được thắng lợi ngày càng to lớn, dẫn đến thắng lợi cuối cùng, hoàn thành cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc vào năm 1975. Đây là bước ngoặt lịch sử hết
sức quan trọng của cuộc cách mạng Lào và Việt Nam.
Sau khi đất nước được giải phóng (tháng 12/1975), tình hình Lào gặp rất
nhiều khó khăn. Các lực lượng thù địch câu kết với bọn phản động hoạt động
18


chống phá cách mạng Lào. Chúng mua chuộc, lôi kéo cán bộ, đảng viên, chia
rẽ hàng ngũ lãnh đạo của ĐNDCM Lào, chia rẽ Lào với Việt Nam. Trước tình

hình đó, hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt - Lào vào ngày
18/7/1977. Hai bên cam kết ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt
Việt - Lào, không ngừng tăng cường tình đoàn kết và tin cậy lẫn nhau về mọi
mặt, theo nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai bên cam kết hết lòng ủng hộ và giúp
đỡ lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chống mọi âm mưu và hành động phá
hoại của đế quốc và lực lượng phản động nước ngoài.
Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng
sản quốc tế lâm vào khủng hoảng. Chủ trương củng cố, tăng cường tình đoàn
kết, hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã thể hiện rõ
lập trường kiên định trước sau như một của ĐCSVN và ĐNDCM Lào. Trong
bối cảnh quốc tế hiện nay, việc tăng cường quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau,
vì lợi ích nhân dân hai nước trở thành chiến lược cách mạng của mỗi nước, là
tình cảm và trách nhiệm của mỗi Đảng, liên quan đến vận mệnh của hai Đảng,
hai Nhà nước, nhân dân hai nước. Điều này không chỉ vì lợi ích kinh tế đơn
thuần, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị và an ninh cho mỗi
quốc gia, liên quan đến nền độc lập dân tộc và CNXH mà hai nước đang cùng
nhau xây dựng.
Trong giai đoạn hiện nay, dù tình hình chính trị trên thế giới có nhiều
diễn biến phức tạp, nhiều ĐCS tan rã hoặc mất vai trò cầm quyền; các thế lực
thù địch sử dụng mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ các ĐCS và các nước XHCN
còn lại, nhưng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn
diện giữa hai nước Việt Nam - Lào không những không phai nhạt mà
19


còn được tăng cường, vun đắp với chất lượng mới, cao hơn trên tinh thần tôn
trọng độc lập, chủ quyền, giúp đỡ lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt

sau khi hai Đảng khởi xướng đường lối đổi mới từ năm 1986, mối quan hệ
hữu nghị Việt - Lào vẫn tiếp tục được tăng cường, phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu trong mọi lĩnh vực.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam và Lào đã có những đổi
mới quan trọng về đường lối đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng
hóa QHQT, song một vấn đề có tính nguyên tắc mà cả hai nước cùng quan
tâm là củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Với Lào, mở
rộng ngoại giao cho phù hợp với quá trình hội nhập và toàn cầu hoá là đường
lối ngoại giao chính đã mang lại nhiều thành tựu to lớn để phát triển đất nước.
Việc chuyển từ chính sách ngoại giao “nhất biên đảo” sang chính sách ngoại
giao bảo đảm sự “cân bằng tương đối” [4, tr.84] của Lào hiện nay đã tạo nhiều
tiền đề quan trọng cho Lào mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Nhưng bản thân chính sách đó cũng như những biến
động của tình hình thế giới và khu vực những năm qua đã tác động mạnh tới
việc duy trì và phát triển mối quan hệ ngoại giao truyền thống Việt Nam Lào. Mối quan hệ hai nước còn bị tác động bởi những nước láng giềng gần,
bởi các mối quan hệ song phương và đa phương khác. Tuy nhiên, so với các
nước láng giềng như Trung Quốc hay Campuchia thì mối quan hệ của Việt
Nam với Lào chặt chẽ, khăng khít và liên tục hơn bao giờ hết.
Các chuyến thăm của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của hai
nước trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường
sự tin cậy lẫn nhau, nâng quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào lên tầm cao mới.
Trong bài phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao và 30 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt - Lào năm
2007, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tái khẳng định chính sách nhất quán
20


của Đảng và Nhà nước Việt Nam: luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong
việc phát triển quan hệ với CHDCND Lào, sẽ làm hết sức mình để không
ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn

kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ngày 17/7/2007, trong bài
phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư BCHTW ĐNDCM Lào, Chủ tịch nước
CHDCND Lào Choummaly Sayason và Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức
Mạnh đã cùng ôn lại truyền thống của mối quan hệ giữa hai Đảng từ khi xây
dựng ĐCSĐD trở lại đây. Ngoài ra, hai bên còn hợp tác chặt chẽ với nhau
trong việc biên soạn lịch sử mối quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt
Nam - Lào, phối hợp trao đổi về lý luận và thực tiễn công cuộc đổi mới; kinh
nghiệm xây dựng Đảng, tăng cường các hoạt động giao lưu giữa các địa
phương hai nước. Trên cơ sở các hoạt động đó, hợp tác về kinh tế, thương
mại, đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của hai bên được đẩy mạnh. Hợp tác
theo dự án, theo kế hoạch đã ký kết hàng năm giữa hai Chính phủ, đề ra chiến
lược hợp tác đầu tư lâu dài giai đoạn từ 2001 - 2010, hợp tác có trọng điểm…
đã làm cho hợp tác kinh tế - thương mại gần đây đã có bước tiến triển rõ rệt.
Nhằm gìn giữ những giá trị lịch sử, góp phần vun đắp và nâng cao hiệu
quả mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, Bộ Chính trị ĐCSVN (khóa
X) và Bộ Chính trị ĐNDCM Lào (khóa VIII) đã tổ chức hợp tác cùng biên
soạn và công bố công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào Việt Nam (1930 - 2007)”. Công trình góp phần thiết thực trong công tác tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là
đối với thế hệ trẻ; đồng thời, nâng cao ý thức giữ gìn, vun đắp và phát triển
mãi mãi mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào; đấu
tranh chống lại sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử của các thế lực thù địch chia rẽ
tình đoàn kết của nhân dân hai nước anh em Việt - Lào.

21


Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào luôn khẳng định
quyết tâm tiếp tục giữ gìn, bảo vệ và phát triển mối quan hệ hữu nghị, tình
đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và
nhân dân hai nước. Điều đó càng thể hiện rõ quan điểm nhất quán, lâu dài của

ĐCSVN và ĐNDCM Lào, cũng như trong các văn kiện của hai Đảng từ trước
đến nay, mà gần đây là văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
ĐCSVN và Văn kiện Đại hội đại biểu ĐNDCM Lào lần thứ IX năm 2011.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCSVN (năm 2011) đã nhấn
mạnh: “Tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng
giềng, nhất là các nước có chung đường biên giới, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh mối quan hệ với Lào, trên tinh thần độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐNDCM Lào (năm
2011) đã xác định rất cụ thể về mối quan hệ với Việt Nam: “Đảng, Nhà nước
ta đã trước sau như một kiên định phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình
đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với nước CHXHCN Việt Nam…Nhân
dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp
đó” [28].
Ngày nay, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước tiếp tục kề vai
sát cánh, cùng nhau vun đắp, phát triển mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết
tiến lên một bước mới, đi vào mọi lĩnh vực, mọi tổ chức Đảng, nhà nước và tổ
chức quần chúng từ TW đến địa phương, như lời của đồng chí Sủnthon
Xaynhachắc - Đại sứ nước CHDCND Lào tại Việt Nam đã nói: "Chúng tôi coi
sự hợp tác với các đồng chí Việt Nam, bảo vệ và phát triển mối quan hệ đó
vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm cao cả của mình. Trên tinh thần đó, chúng
tôi tin tưởng chắc chắn rằng dù tình hình có biến đổi thế nào đi chăng nữa,
tương lai của mối quan hệ Lào - Việt vẫn tiếp tục được phát triển và mãi mãi
tươi thắm." [53, tr.34]
22


1.1.2.Quan điểm về hợp tác đào tạo cán bộ cho Đảng và Nhà nước
Lào
Đào tạo nguồn nhân lực cho Lào là lĩnh vực hợp tác có truyền thống giữa
hai nước. Hợp tác đào tạo cán bộ là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng

đầu trong quan hệ giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Lào.
ĐNDCM Lào đã khẳng định quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ là
rất quan trọng, có vai trò quyết định sự thành bại trong việc tổ chức thực hiện
đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc đào tạo cán bộ là
công việc cần thiết, cần phải làm một cách thường xuyên, liên tục trong suốt
quá trình đấu tranh cứu quốc cũng như giai đoạn xây dựng và phát triển đất
nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là vấn đề gốc của mọi công
việc, vì vậy việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ trở thành vấn đề gốc của Đảng”
[44, tr.269]. Chủ tịch Cayxỏn Phônvihẳn cũng quan niệm: “Cán bộ là vốn quý
của quốc gia”. Tiếp tục các quan điểm nêu trên, trong mọi thời kỳ cách mạng,
ĐCSVN và ĐNDCM Lào luôn luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng, ĐLĐVN, nay là ĐCSVN, luôn
quan tâm giúp Lào đào tạo cán bộ, đáp ứng yêu cầu cách mạng của nhân dân
các bộ tộc Lào, coi đây là một nhiệm vụ quốc tế đặc biệt, đồng thời là nhiệm
vụ quốc gia quan trọng của mình. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
ĐNDCM Lào luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc ĐNDCM Lào lần thứ IV (1986) đã đề
ra đường lối đổi mới. Để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, ĐNDCM Lào chỉ rõ phải đổi mới công
tác cán bộ, đặc biệt là khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đại hội đại biểu lần thứ VII ĐNDCM Lào chỉ rõ: “Việc đào tạo cán bộ
phải dựa vào nhu cầu thực tế của công việc trước mắt và lâu dài của mọi
ngành và lĩnh vực công tác. Đặc biệt là chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
23


lãnh đạo có lập trường tư tưởng cách mạng vững vàng, cán bộ trẻ, khỏe, năng
động, có trình độ, năng lực, có nghiệp vụ chuyên môn, được quần chúng tin
cậy, quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc và cán bộ

nữ” [31]. Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội, Hội nghị BCHTW ĐNDCM Lào lần
thứ 6 (khóa VII) khẳng định: “Chúng ta phải đổi mới công tác cán bộ, đổi mới
từ quan điểm cho đến cơ chế lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp, bố trí,
sử dụng cán bộ, đặc biệt phải đổi mới quan điểm của người làm công tác tổ
chức - cán bộ” [30]. Chỉ thị số 04, ngày 25/7/1994 của Bộ chính trị TW
ĐNDCM Lào về rà soát lại đội ngũ cán bộ và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ nêu rõ: “Các cấp ủy Đảng, Ban lãnh đạo các cấp phải khẩn trương tiến
hành việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các loại cán bộ dựa trên chiến lược
phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ
chính trị và cơ cấu tổ chức ở từng ban, ngành và địa phương” [5]. ĐNDCM
Lào xác định mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ mới, thời kỳ CNH, HĐH đất nước là xây dựng đội ngũ cán bộ có chất
lượng đồng bộ và toàn diện, có cơ cấu hợp lý, năng động, vững vàng về chính
trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý,
điều hành giỏi, đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và có khả năng
giải quyết những tình huống có thể xảy ra.
Trong quá trình xây dựng Đảng vững mạnh và lãnh đạo toàn diện công
cuộc đổi mới đất nước, Lào có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam: từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế tự nhiên, phổ biến là sản xuất nhỏ, kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất kém phát triển, lại bị hậu quả chiến tranh nặng nề; đội
ngũ cán bộ tuy đã có sự trưởng thành về số lượng và chất lượng so với trước
nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước
trong công tác đào tạo cán bộ là nhu cầu cần thiết.

24


×