Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.75 KB, 32 trang )

Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện tại
Viện nghiên cứu Môi trường và
Phát triển bền vững

Mai Hải Linh

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 603220
Người hướng dẫn: TS. Chu Ngọc Lâm
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động Thông tin thư viện. Khái quát chung
về Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, khái quát chung về phòng thông tin thư
viện. Nghiên cứu nhu cầu tin và người dùng tin tại Thư viện Viện Nghiên cứu Môi trường và
Phát triển bền vững. Nghiên cứu thực trạng hoạt động Thông tin thư viên của Viện. Đề xuất
những giải pháp khả thi nhằm tăng cường hoạt động Thông tin thư viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Keywords: Thông tin; Thư viện; Hoạt động thông tin thư viện; Khoa học thư viện.
Content:


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Nhật BảnLinh dị ký (Nihonryoiki) (Ghi chép những chuyện
linh nghiệm, kỳ lạ của Nhật Bản) tên thường gọi là Linh dị ký
(Ryoiki) là tập truyện cổ Phật giáo đầu tiên viết bằng chữ Hán của
Nhật Bản, được biên soạn năm Enryaku thứ 6 (787) và hoàn thành
vào năm Konin thứ 13 (822). Việc nghiên cứu so sánh Nhật Bản


Linh dị ký với Lĩnh Nam chích quái sẽ giúp làm sáng tỏ tính dân tộc
trong sự tiếp nhận, cải biến, lưu thông motip, cốt truyện, đề tài từ
Trung Quốc ở Việt Nam và Nhật Bản. Đề tài này ngoài việc cung
cấp thông tin đa chiều về các hiện tượng đặc sắc trong nghiên cứu
văn học dân gian ở các nước, còn giúp chúng ta tìm hiểu rõ ràng
hơn về cơ tầng chiều sâu văn hóa, giúp nuôi dưỡng sinh hoạt văn
hóa cho các thế hệ trẻ và đó là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
2.

Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Từ những năm 60, tác giả Đinh Gia Khánh trong Lời giới
thiệu sách dịch Lĩnh Nam chích quái cho biết, từ thời phong kiến,
trong sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (1726-1784) đã chỉ rõ
những ảnh hưởng của các truyện Trung Quốc vào Lĩnh Nam chích
quái. Tác giả cũng khái quát một số truyện trong Lĩnh Nam chích
quái chịu ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc.

3


Tác giả Trần Nghĩa khi bàn về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng
Thủy cũng đi sâu phân tích những ảnh hưởng của văn học Trung
Quốc vào truyện Rùa vàng, sách Lĩnh Nam chích quái. Năm 1996,
tác giả Nguyễn Thị Oanh trong phần dẫn luận “Nhật Bản Linh dị ký
– tác giả và tác phẩm” trong tác phẩm dịch Nhật Bản Linh dị ký của
tác giả Keikai, Nhật Bản, Nxb Văn học đã giới thiệu và đi sâu phân
tích một số mô típ, cốt truyện tương đồng với truyền truyền kỳ và

chí quái Trung Quốc. Về việc nghiên cứu ngôn ngữ văn tự Hán của
Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái thì cho đến nay, Luận án Tiến sĩ
ngữ văn của PGS.TS Nguyễn Thị Oanh là Luận án đầu tiên đã đề
cập đến một số đặc trung ngôn ngữ văn tự Hán trong Lĩnh Nam
chích quái, có so sánh với Linh dị ký của Nhật Bản.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc của đề tài.
Nghiên cứu văn học so sánh ở Nhật Bản và Trung Quốc đã có
bề dày lịch sử và đạt nhiều thành tựu. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị
Oanh, trong cuốn Nhật BảnLinh dị ký, bản dịch từ Hán văn Nhật
Bản ra tiếng Nhật hiện đại do tác giả Nakada Norio thực hiện, Nxb
Shogakukan ấn hành năm 1975, phần so sánh Nhật Bản Linh dị ký
với truyện chí quái, truyền kỳ, Phật thoại của Trung Quốc, tuy chưa
đi sâu phân tích chi tiết các motip, đề tài, cốt truyện nhưng những
vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm này cũng là những gợi mở cho
một hướng nghiên cứu mới khi so sánh tác phẩm này với truyện cổ
dân gian Việt Nam.

4




Trung Quốc, GS. Lí Minh Kính (Giáo sư Học viện ngoại

ngữ, Đại học Nhân dân, Trung Quốc) trong bài viết: Trở lại các vấn
đề Hán văn trong Linh dị ký, đã đi sâu phân tích một số hiện tượng
“phá cách”, “biến thể Hán văn”, “Hòa hóa Hán văn” .Ở Đài Loan,
công trình Nghiên cứu so sánh Sưu thần ký với Lĩnh Nam chích
quái của tác giả Lâm Thúy Bình có thể coi là công trình nghiên cứu
so sánh song hành giữa hai tác phẩm truyện cổ dân gian của hai

nước Việt Nam và Trung Quốc.
3.

Nhiệm vụ của Luận văn:

-

Làm sáng tỏ một số thể tài cốt truyện tác phẩm Nhật

BảnLinh dị ký.
-

Làm sáng tỏ những giá trị văn hóa đặc sắc của hai nước

qua khảo sát những nét tương đồng và dị biệt về motip, kiểu truyện
giữa Nhật BảnLinh dị ký và Lĩnh Nam chích quái.
-

Làm sáng tỏ một số đặc trưng ngôn ngữ văn tự Hán của

Nhật BảnLinh dị ký và Lĩnh Nam chích quái.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

-

Phương pháp thống kê, định lượng.

-


Phương pháp so sánh.

-

Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian.

Ngoài ra, còn chú trọng nghiên cứu lý thuyết thể loại truyện
cổ (truyện cổ tích và truyền thuyết) khi vận dụng vào thực tế tác
phẩm. Chúng tôi còn vận dụng thành tựu của lý luận văn học, trên
cơ sở chú ý đến đặc thù của văn học dân gian trong việc phân tích
so sánh đề tài, cốt truyện và motip… giữa ba nước.
5


5.

Bố cục của luận văn:

Đề tài của chúng tôi gồm có bố cục như sau:
Nội dung chính: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài
gồm 2 chương:
5.1. Chƣơng 1. So sánh Nhật Bản Linh dị ký và Lĩnh Nam
chích quái về thể tài, cốt truyện
1.

Vài nét về Nhật BảnLinh dị ký

2.


Vài nét về Lĩnh Nam chích quái

3.

So sánh về mặt thể tài giữa Nhật BảnLinh dị ký và

Lĩnh Nam chích quái
3.1.

Mộ

3.2.



3.2.1.
“truyện” trong Lĩnh Nam chích quái.
3.2.2.
3.2.3.
3.3.

Hệ

3.3.1.
3.3.1.1.
3.3.1.2.
3.4.
3.4.1.
3.4.1.1.
3.4.1.2.

3.4.2.

Mo


Tiểu kết

4.

Chƣơng 2: So sánh Nhật BảnLinh dị ký và Lĩnh Nam
chích quái qua một số đặc điểm ngôn ngữ văn tự Hán
Một số vấn đề chung

1.

1.1. Một vài nét về sự du nhập và sử dụng chữ Hán ở Nhật
Bản
1.1.1.

Vài nét về sự du nhập chữ Hán ở Nhật Bản.

1.1.2.

Vài nét về việc sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản.

1.2. Một vài nét về sự du nhập và sử dụng chữ Hán ở Việt
Nam
1.2.1.

Vài nét về sự du nhập chữ Hán ở Việt Nam.


1.2.2.

Vài nét về sự sử dụng chữ Hán ở Việt Nam.

Một số đặc điểm ngôn ngữ văn tự Hán trong Linh dị

2.


2.1. Hiện tượng đảo ngược trật tự từ và cú pháp Hán.
2.1.1.

Đảo ngược trật tự của danh từ

2.1.2.

Hiện tượng đảo ngược trật tự cú pháp Hán

2.1.2.1.

Đổi vị trí của cụm động tân.

2.1.2.2. Đổi vị trí xen trạng ngữ chỉ thời gian vào giữa cụm
động từ chỉ phương hướng.
2.1.2.3.

Đảo trật tự phó từ.

2.1.2.4.


Đảo trật tự của động từ.

2.2. So sánh với các hiện tượng tương đồng trong Lĩnh Nam
chích quái
7


2.3. Hiện tượng “phá cách” khi dùng “tại” và “hữu” ở Linh
dị ký
2.3.1. Hiện tượng dùng nhầm “tại” thành “hữu” và “hữu”
thành “tại”
2.3.2.

Một số thống kê cụ thể

2.4. Hiện tượng dùng “tại” và “hữu” trong Lĩnh Nam chích
quái
2.4.1.

Trường hợp dùng “tại”

2.4.2.

Trường hợp dùng “hữu”

3.

Tiểu kết.


8


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: SO SÁNH NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ VÀ
LĨNH NAM CHÍCH QUÁI VỀ THỂ TÀI VÀ CỐT TRUYỆN
1.

Vài nét về Nhật BảnLinh dị ký

-

Nhật BảnLinh dị ký (Ghi chép những chuyện linh

nghiệm, kỳ lạ của Nhật Bản). Tên thường gọi là Linh dị ký,
tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác Linh dị ký (Ghi
chép những chuyện linh nghiệm, kỳ lạ, báo ứng việc thiện ác
của Nhật Bản).
-

Tác giả của Linh dị ký là sư Keikan, sư chùa Yakushi, ở

phía Nam kinh đô Nara.
-

Linh dị ký gồm 3 quyển: Thượng, Trung và Hạ. Quyển

Thượng có 35 truyện; quyển Trung có 42 truyện và quyển Hạ có 39
truyện, cả thảy 116 truyên. Đầu mỗi quyển là lời tựa, sau phần lớn
mỗi truyện là lời tán. Xen kẽ giữa các truyện là các đoạn thơ, ca dao.

Nội dung tác phẩm đề cập hầu hết đến mọi mặt đời sống xã hội. Ra
đời trong bối cảnh Phật giáo và văn hóa Trung Quốc được du nhập
và phát triển rực rỡ ở Nhật Bản, Linh dị ký được coi là sản phẩm
mang đậm dấu ấn của thời kỳ này.
2.

Vài nét về Lĩnh Nam chích quái

-

Lĩnh Nam chích quái là tập sách bao gồm những câu

chuyện dã sử có tính chất dân gian sưu tầm trên đất nước Việt Nam
thời cổ, “không đợi khắc vào đá, chạm vào gỗ mà đã gắn ghi trong

9


lòng dân, bia truyền nơi miệng người, từ em bé đầu xanh đến cụ già
tóc bạc đều ham thích” (Lĩnh Nam chích quái liệt truyện tự).
-

Tác giả của Lĩnh Nam chích quái là những “bậc tài cao

học rộng” đời Lý - Trần; người nhuận sắc là các vị “bác nhã hiếu cổ
đời nay (Vũ Quỳnh – Lĩnh Nam chích quái liệt truyện tự). Có nhiều
cho Hồ Tông Thốc – tác giả Việt Nam thế chí – là tác giả đầu tiên
của Lĩnh Nam chích quái. Người nhuận sắc được cho là Trần Thế
Pháp (có thể là người trước hoặc cùng thời với Vũ Quỳnh) biên
soạn lại.

-

Vũ Quỳnh đã làm ra sách Lĩnh Nam chích quái liệt

truyện trên cơ sở những người đi trước gồm 2 quyển, 22 truyện và 1
bài tựa đề năm Hồng Đức thứ 23 (1492).
-

Hiện nay có tất cả 15 bản LNCQ, trong đó có 9 bản hiện

đang tang trữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, mang các ký
hiệu A.33; A.750; A.1300; A.1752; A.2107; A.2914; VHv.1266;
VHv.1473; 1 bản đang tang trữ tại Viện sử học, mang ký hiệu
HV.486; HV.531; 2 bản hiện tang trữ tại Thư viện Đại học Quốc gia
Hà Nội mang ký R.6; R.1607; và một bản ở Thư viện Phạm Quỳnh,
ký hiệu H.42.
-

Nội dung của Lĩnh Nam chích quái tập trung chủ yếu và

các chủ đề: Truyện về các anh hùng dân tộc; Truyện về nguồn gốc
địa danh; Truyện về phong tục; Truyện về tôn giáo và Truyện về
bang giao. Lĩnh Nam chích quái chịu ảnh hưởng của văn học Trung
Quốc khá nhiều trong đó phải kể đến Sưu thần ký đời Tấn và U quái
lục của đời Đường.
10


3.


Nghiên cứu thể tài của Linh dị ký so sánh với Lĩnh

Nam chích quái
-

Thể tài chỉ kết cấu thơ văn hay nghệ thuật văn phong, tô

sức từ ngữ; nó cũng có nghĩa là dạng thức của văn học, chỉ sự phân
loại các thể loại của văn học như thơ, tiểu thuyết, tản văn, kịch.
3.1. Một số điểm chung về thể loại, đề tài, kiểu truyện
-

Linh dị ký là tác phẩm ghi chép truyện cổ và truyền

thuyết dân gian của Nhật Bản ra đời trong bối cảnh Phật giáo và
văn hóa, văn học Trung Quốc du nhập ồ ạt và Nhật Bản.
-

Giống như Lĩnh Nam chích quái của Việt Nam, Linh dị

ký gần gũi với thể loại “truyện ký”. Có thể kể vài đặc trưng của thể
loại này như”
+
+

Tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán.
Ghi chép “xác thực, tái hiện những điều “tai nghe, mắt

thấy”, không loại trừ cả những “hiện thực” ở dạng hoang đường kỳ
ảo.

+

Dung lượng không lớn, nhân vật và cốt truyện không rõ rệt.

Linh dị ký tuy không có mối quan hệ trực tiếp với Lĩnh Nam
chích quái và các tác phẩm truyền kỳ, ghi chép truyện kể dân gian
khác của Việt Nam như Truyền kỳ mạn lục, Công dư tiệp ký, Kiến
văn tiểu lục…, nhưng nhờ sử dụng cốt truyện dân gian nên có nhiều
điểm tương đồng.
+

Một số đề tài kiểu truyện tương đồng:
Kiểu truyện về nguồn gốc địa danh: Truyện bắt thần sấm về

địa danh gò Ikazuchi (tr.1, q.Thượng) trong Linh dị ký, có cùng kiểu
11


truyện với Truyện thần Hồ tinh (địa danh Hồ Tây); Truyện thần ngư
tinh (địa danh Bạch Long Vĩ); truyện Đầm Nhất Dạ trong Lĩnh
Nam chích quái.
+ Truyện về Phong tục:
Tục cầu đảo, xuất hiện trong các truyện: Truyện nhờ cầu
nguyện Quan Âm Bồ Tát được báo đền (tr.6, q.Thượng); Truyện
gặp thời loạn lạc, kính tin Đức Quan Âm Bồ Tát được báo đền


(tr.17, q.Thượng); Truyện quy y tam bảo, kính trọng các sư, nhờ
tụng kinh nên được báo đền (tr.32, q.Thượng)… trong Linh dị ký có
cùng kiểu truyện với Truyện Đổng Thiên Vương; Truyện Hai vị

thần Long Nhãn Như Nguyệt trong Lĩnh Nam chích quái.
Tục cúng thần dịch bệnh, xuất hiện ở các truyện: Truyện
quỷ sứ của Diêm Ma Vương nhận của đút tha cho người bị bắt
(tr.24, q.Trung); Truyện quỷ sứ cung Diêm Ma Vương báo đền ơn
được mời cơm (tr.25, q.Trung) trong Linh dị ký, có thể so với
Truyện tướng Dạ Xoa trong Truyền kỳ mạn lục.

Tục cúng ông bà, tổ tiên, xuất hiện ở các Truyện chiếc


đầu lâu bị người và súc vật dẫm đạp được chuyển đi nơi khác linh
ứng báo ơn (tr.12, q.Thượng) trong Linh dị ký, có cùng kiểu truyện
với Truyện cổ bánh chưng bánh dày; Truyện Dưa hấu).

Tục ở rể, xuất hiện ở Truyện cần mẫn quy y tín ngưỡng
Phật Quan Âm, cầu nguyện phúc lành được gặp may mắn ở đời

(tr.31, q.Thượng) có thể so sánh với Truyện Rùa vàng trong Lĩnh
Nam chích quái.
+Truyện về Nhân vật:
12


Truyện về nhân vật lịch sử: Truyện những biểu hiện
khác thường của Thánh đức Thái tử (tr.6, q.Thượng); Truyện cậy
ngôi vị cao đánh nha sư địa vị thấp hèn bị quả báo tội chết (tr.1,
q.Trung) có thể so sánh với Truyện Lý Ông Trọng trong Lĩnh Nam


chích quái và mục “Nhân vật” trong sách Công dư tiệp ký, và

truyện về các nhân vật trong Kiến văn lục…

Truyện về các nhà sư, như Truyện nhà sư siêng tụng
niệm kinh Bát nhã tâm được ứng nghiệm có chuyện lạ xuất hiện

(tr.14, q.Thượng); Truyện Đại đức Gyogi phóng tuệ nhãn mắng
đuổi cô gái khi thấy trên đầu cô ta bôi dầu lợn rừng (tr.29, 30;
q.Trung)… có thể so sánh với Truyện Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh
Không; Nguyễn Giác Hải, Dương Không Lộ trong Lĩnh Nam chích
quái.
+ Truyện về thần, ma quỷ: như Truyện Bắt thần sấm (tr.3,
q.Thượng); Truyện chú bé có sức mạnh nhờ sự trả ơn của thần sấm
(tr.3, q.Thượng) có thể so sánh với Truyện cổ rùa vàng trong Lĩnh
Nam chích quái; Truyện Cường Bạo đại vương trong Công dư tiệp
ký; Truyện đánh ma trong Kiến văn lục…
3.2. Mô hình cấu trúc cốt truyện
-

Cốt truyện là “Hệ thống hoàn chỉnh các sự việc và hành

động chính trong tác phẩm tự sự và kịch. Cốt truyện hình thành từ
những quan hệ phức tạp, chồng chéo giữa nhân vật và hoàn cảnh,
nhân vật và nhân vật, vừa bộc lộ tính cách nhân vật, vừa phản ánh
các mối quan hệ xã hội…” (Từ điển văn học, Nxb KHXH, Hà Nội).
13


3.2.1. Chữ “duyên” trong Linh dị ký và chữ “truyện” trong
Lĩnh Nam chích quái.
-


Linh dị ký dùng chữ “duyên” (duyên cớ) vừa chỉ ra

nguyên nhân gây ra câu chuyện mà tác phẩm sưu tầm, ghi chép,
vừa cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo vào tác phẩm. Đây
là điều khác với “truyện” trong Lĩnh Nam chích quái.
3.2.2.Hình thức bố cục truyện
-

Bố cục truyện của Linh dị ký được chia làm 3 phần: Mở

đầu - Diễn biến - Kết thúc.
Mở đầu với câu mào đầu chủ yếu nêu rõ thời gian, địa điểm,
họ tên nhân vật… xảy ra câu truyện.
Diễn biến: hầu hết đều gắn với hành động của nhân vật, xoay
quanh yếu tố kỳ ảo.
Kết thúc: trong Linh dị ký, phần Kết thúc thường là lời nhận
định, đánh giá, ca ngợi những việc làm thiện, hoặc lời giáo huấn,
răn đe những kẻ có tội, đặc biệt các việc liên quan đến thuyết “nhân
quả báo ứng” của Phật giáo. Trong khi đó phần kết ở Lĩnh Nam
chích quái không có lời bình luận của tác giả. Cho đến thế kỷ XVII,
truyện truyền kỳ nước ta mới xuất hiện lời bình phẩm cuối truyện
như trong Truyền kỳ mạn lục chẳng hạn…
-

Trong kiểu truyện về Thiền sư, sách Linh dị ký còn xuất

hiện các bài tán thay cho lời kết thúc, như trong Truyện một người
chuyện cần học đạo Phật, hoằng dương Phật pháp đem lại lợi ích
cho mọi người, khi sắp mất xuất hiện điều kỳ lạ (tr.22, q.Thượng).


14


3.2.3.

Về các bài thơ đồng dao sấm, ký

Trong Linh dị ký xuất hiện các bài thơ, đồng dao, ở thời

-

kỳ cũng được nâng lên thành phương thức diễn tả nội tâm nhân vật.
Trong Lĩnh Nam chích quái, bài thơ “Nam quốc sơn hà”

-

có thể coi là bài sấm ký, do Thiền sư Khuông Việt sáng tác để cổ vũ
tinh thần quân dân nước Việt.
3.3. Hệ thống nhân vật
3.3.1.

Nhân vật chống thần linh

3.3.1.1.

Nhật vật “bắt thần sấm” hay “đánh lui thần sấm”

-


Truyện bắt thần sấm (tr.1, q.Thượng) kể về nhân vật

Sugaru là hộ vệ cho Thiên hoàng Yuryaku. Ông đã bắt được thần
sấm theo lệnh vua. Đến khi ông mất, trụ bia ở mộ ông còn “bắt”
được thần sấm một lần nữa.
-

Truyện chú bé có sức mạnh nhờ sự hảo tâm của thần

sấm (tr.3, q.Thượng) kể người nông dân làm máng nước bằng cây
quế hương , thả lá tre cho thần sấm về trời.
-

Cấu trúc truyện như sau:

+

Sinh nở thần kỳ.

+

Tính cách nhân vật kỳ vĩ, lạ lùng.

+

Công trạng thần kỳ.

+

Sự trả thù của thần sấm.


+

Sự hóa thân của nhân vật trị thần sấm.

-Đặc điểm:
+

Đây là kiểu truyện phổ biến

15


+ Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của cốt truyện
“đánh lui thần sấm” từ Trung Quốc.
+ Việc so sánh không phải nhằm truy lại nguồn gốc, xuất xứ
ma quan trọng hơn là tìm ra sự khác biệt, làm nên bản sắc riêng biệt
của dân gian mỗi nước.
3.3.1.2.

Nhân vật trị ma quỷ

Nhân vật “trị ma quỷ” trong Linh dị ký được xây dựng

-

theo công thức:
+ Sinh nở thần kỳ
+ Tính cách: mạnh mẽ, trí tuệ thông minh
+Phương pháp trị ma quỷ: thường đấu trực tiếp

+ Kết quả bao giờ cũng chiến thắng.
Trong Lĩnh Nam chích quái, kiểu truyện này có Truyện

-

cổ Rùa vàng là truyện xuất hiện sớm nhất. Trong truyện, công thức
xây dựng nhân vật cũng gần như tương đồng với Linh dị ký.
Cách xây dựng nhân vật “trị ma quỷ” giữa Linh dị ký và

-

Lĩnh Nam chích quái có nhiều điểm tương đồng. Nhưng có nhưng
điểm không có ở Linh dị ký:
+

Đấu nhau với quỷ qua đối đáp (quỷ thể hiện sức mạnh).

+

Đuổi theo ma quỷ, tìm đến nơi ma quỷ thu hình.

+

Diệt nhiều loại ma quỷ cùng một lúc.

-

Motip là yếu tố thứ ba trong ba yếu tố cấu thành thể loại

“truyện”.

3.4.1.

Motip người chết sống lại
16


Trong Linh dị ký, ta thường gặp các nhân vật vì lý do

-

nào đó đã chết đi, nhưng sống lại nhờ sự linh ứng của thần thánh và
đức Phật. Có thể chia làm 1 loại.
3.4.1.1.

Motip chết đi sống lại hóa thành người khác.

Trong Linh dị ký, kiểu truyện có được xây dựng theo

-

công thức:
+ Nhân vật chết đi.
+ Được sống lại nhưng không có thân xác trú ngụ.
+ Linh hồn nương nhờ và thân xác người khác.
+

Thay đổi tính nết.

Tiêu biểu là truyện về cô gái ở huyện Yamada tỉnh Sanuki tên
là Kinume (tr.25, q.Trung).

-

Truyện Đế Thích phụ chép truyện Trương Ba trong

Công dư tiệp ký cũng có motip về người chết đi sống lại.
3.4.1.2.
-

Motip chết đi sống lại sau khi xuống âm phủ.

Theo thống kê có 8/116 truyện sử dụng motip người chết

sống lại: tr.5, q.Thượng; tr.30, q.Thượng; tr.5, q.Trung; tr.7,
q.Trung; tr.16, q.Trung; tr.19, q.Trung; tr.9, q.Hạ, tr.37, q.Hạ.\
-

Motip “chết đi sống lại” không thấy xuất hiện trong Lĩnh

Nam chích quái, song trong các tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ, Kiến văn tiểu lục của Vũ Trinh… xuất hiện khá nhiều.
3.4.2.
-

Thi thố pháp thuật.
Câu chuyện về những con người có khả năng phi thường

được xây dựng với motip “thi thố pháp thuật” nhằm tạo ra sự khác

17



biệt giữa nhân vật với những người bình thường, từ đó tôn vinh khả
năng phi thường của họ.
-

Trong Nhật Bản Linh dị ký, đó là các truyện: Truyện chú

bé có sức mạnh nhờ sự hảo tâm của thần sấm (tr.3, q.Thượng),
Truyện người con gái khỏe tranh tài (tr.4, q.Trung), Truyện người
con gái có sức khỏe cho thấy sức mạnh kỳ diệu (tr.27, q.Trung).
-

Trong Lĩnh Nam chích quái, có Truyện Núi Tản Viên, kể

truyện Sơn Tinh chiến thắng Thủy tinh. Cụ thể cuộc đọ sức diễn
ra trong 3 đợt:
+

Tỉ thí pháp thuật.

+

Sắm lễ vật.

+

Đấu đối mặt giữa hai kỳ phùng địch thủ.

-


Sự khác biệt là ở chỗ, nhân vật Linh dị ký luôn chỉ là

người bình thường hành động cũng không kỳ vĩ. Trong khi đó, nhân
vật Sơn Tinh và Thủy Tinh đều là những nhân vật thần thoại, có
hành động phi thường.

18


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
-

Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái đều là tác phẩm ghi

chép truyện dân gian của Nhật Bản và Việt Nam, xét về mặt thể loại
tuy tên gọi khác nhau nhưng đều thuộc thể loại “truyện” (đoản thiên)
trong “truyện ký”.
-

Trong mô hình cấu tạo cốt truyện, cả hai tác phẩm đều

sử dụng các yếu tố tạo nên “truyện” đó là cốt truyện, nhân vật và
mô típ.
-

Motip kỳ ảo được xem xét khi nghiên cứu cách xây dựng

nhân vật “chống thần linh”, cùng với hai motip “người chết sống
lại”, và “thi thố pháp thuật”, phần nào cho thấy sự tương đồng
không chỉ có trong hai tác phẩm của hai nước, nó còn cho thấy sự

ảnh hưởng không thể nghi ngờ từ văn học, truyện kể Phật giáo
Trung Quốc, và những điểm chung trong nấc thang tư duy nhân loại.

19


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN
TỰ HÁN TRONG NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ SO SÁNH VỚI

LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
Một số vấn đề chung

1.

1.1. Vài nét về sự du nhập và sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản
1.1.1.

Vài nét về sự du nhập chữ Hán ở Nhật Bản
Người Nhật tiếp xúc với chữ Hán đầu tiên có lẽ từ năm

-

9-20 thời Thiên Phương của Triều Tân., Trung Quốc khi tìm thấy
những đồng tiền đúc vào thời gian ấy ở Nhật Bản.
Muộn nhất là từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 6, cùng với sự

-

giúp đỡ của các “độ lai nhân” đến từ bán đảo Triều Tiên, tầng lớp
quý tộc Nhật Bản đã biết đến chữ Hán, và việc học tập chữ Hán và

Hán văn đã được bắt đầu ở Nhật Bản.
1.1.2.
-

Việc sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản
Vào khoảng thế kỷ VII, thứ VIII, Thiên hoàng Nhật Bản

đã chính thức cho tiến hành việc biên soạn sách sử. Cổ sự ký
(Kojiki) (712) là tác phẩm do các “fuhitobe” (quan chép sử) viết
bằng chữ Hán theo cách pha trộn giữa chữ Hán biểu ý (chữ Hán đọc
nghĩa, như chữ “sơn” đọc là “yama”) biểu âm (chữ giả tá, mượn
Hán có gần âm đọc tiếng Nhật). Nhật Bản thư kỷ được biên soạn
theo đúng ngữ pháp Hán văn, cũng là tài liệu về văn xuôi cổ nhất
viết bằng tiếng Nhật.
-

Động lực chính của thứ chữ viết ghi âm là việc người

Nhật rất yêu thơ và hay ngâm vịnh. Hoài phong tảo là tập thơ chữ
20


Hán cổ nhất của Nhật hiện còn, biên soạn vào năm 751, không rõ
tên người biên soạn.
Do không có chữ viết riêng nên người Nhật phải dùng

-

chữ Hán để ghi tiếng Nhật. Một chữ Hán thường có hai cách đọc,
cách đọc theo Ondoku (âm độc) (tức đọc theo chữ Hán) và theo

Kundoku hay “kun” (huấn độc) (tức theo nghĩa).
Cách đọc “kun” cùng song song tồn tại với tiếng Nhật

-

rất phát triển.
Để dễ dàng chua các trợ tư và trợ động từ vào các văn

-

bản Hán văn khi Huấn độc, người Nhật đã sử dụng một phần hình
chữ Hán để tạo ra chữ Hirakana và Katakana.
1.2. Vài nét về việc du nhập và sử dụng chữ Hán ở Việt Nam
1.2.1.

Vài nét về việc du nhập chữ Hán ở Việt Nam

Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ bao giờ, cho

-

đến nay vẫn chưa có tư liệu chính xác để khẳng định điều này, song
theo các nhà nghiên cứu, tư liệu khảo cổ có liên quan sớm nhất đến
chữ Hán ở Việt Nam là minh văn trên đồng tiền đời Hán, gương
đồng, các loại con dấu và trống đồng Đông Sơn.
1.2.2.
-

Việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam
Kể từ đầu thời kỳ Bắc thuộc, chữ Hán đã được coi là văn


tự chính thống. Sau thời kỳ Sỹ Nhiếp, nhiều trí thức bình dân đã có
thể sử dụng chữ Hán. Dù rằng việc truyền bá chữ Hán không dễ
dàng khi phong trào đấu tranh ngày một lan rộng trên xứ sở các vua
Hùng. Truyện Kim quyvà Truyện Đổng Thiên Vương trong Lĩnh
Nam chích quái là sự thể hiện tinh thần chống ngoại xâm thuở ban
21


đầu của dân tộc. Hệ thống âm Hán - Việt ra đời cùng với nhiều thể
loại văn học được các tác giả Việt Nam sử dụng, như văn ngữ lục,
văn tấu sớ, bi ký, chung minh…
Giai đoạn độc lập tự chủ đưa chữ Hán lên địa vị chữ viết

-

chính thức trong hành chính, khoa cử và trước tác.
Người Việt đã sử dụng các ký tự Hán để sáng tạo nên

-

chữ Nôm.
2.

Một số đặc điểm ngôn ngữ văn tự Hán trong Linh dị

-

Linh dị ký tuy viết bằng chữ Hán nhưng là “biến thể”



của chữ Hán, không phải là tác phẩm thuần Hán văn. Nhà nghiên
cứu Kazuka Kazuo nhận xét: “Văn thể Nhật Bản Linh dị ký chính là
Hán văn chẳng phải bàn nhiều… Nhưng xem xét toàn bộ tác phẩm
có thể thấy rõ là nhiều bộ phận đã bị biến đổi. Linh dị ký là một tác
phẩm ghi chép theo lối biến thể Hán văn”.
2.1. Hiện tượng đảo ngược trật tự từ cú pháp Hán
2.1.1.

Đảo ngược trật tự của danh từ

Ví dụ: Cùng cực 窮窮(tr.3, q.Thượng) được viết là cực cùng 窮窮;
2.1.2. Hiện tượng đảo ngược trật tự cú pháp Hán Đây
còn được gọi là hiện tượng phá cách
2.1.2.1.

Đổi vị trí của cụm động tân.

22


Ví dụ:
-

“Hữu qua phiến chi nhân”窮窮窮窮窮 (Có người buôn

bán dưa) (tr.21, q.Thượng). “Qua phiến”窮窮 (buôn bán dưa), viết
đúng theo trật tự Hán văn phải là “phiến qua”窮窮.
-


“Đệ công xả nhi lai chi” 窮窮窮窮窮窮 (Ngươi bỏ em xong

mà lại tới) (tr.27, q.Hạ). Cụm động tân “đệ công xả”窮窮窮
phải viết là “xả đệ công”窮窮窮 mới đúng theo ngữ pháp Hán.
2.1.2.2.

Đổi vị trí xen trạng ngữ chỉ thời gian vào giữa cụm

động từ chỉ phương hướng.
“Tức triệu thời khứ”窮窮窮窮 (Lập tức triệu đi) (tr.25,
q.Trung). Đây là hiện tượng đảo trật tự. Đúng ra phải là “Thời triệu”
-

窮窮. Câu đúng phải là “Tức thời triệu khứ”窮窮窮窮(Lập tức triệu đi).
2.1.2.3.

Đảo trật tự phó từ.

Ví dụ:
-

“Phụng chiếu triệu nhập, tủng liêm vấn tiên. Tri ư nhữ

hậu lập nhân bất dã”窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮 (tr.9, q.Thượng).
Đúng ra phải là “phụng chiếu triệu nhập, tủng liêm tiên vấn. Tri ư nhữ
hậu lập nhân bất dã 窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮 ([lính canh] phụng
mệnh đưa vào, [Diêm Vương] vén rèm hỏi trước: “Ngươi có biết
người đứng sau ngươi là ai không”).

23



2.1.2.4.

Đảo trật tự động từ

Ví dụ:
“Trước thân thoát y trí ư tam xứ”窮窮窮窮窮窮窮窮

-

(Cởi áo đang mặc trên người, đặt làm 3 chỗ). Động từ “thoát” 窮
(cởi) phải đứng trước cụm động tân “trước thân y” 窮 窮 (áo đang
mặc). Đây là trường hợp phá cách của động từ.
2.2. So sánh với các hiện tượng tương đồng trong Lĩnh Nam
chích quái
Đảo ngược trật tự từ:

-

+ “Lộc Tục”窮窮 tên vua Kinh Dương Vương được viết là “Tục
Lộc”窮窮窮
Đảo trật tự của cụm động tân:

+

Truyện Từ Đạo Hạnh có câu: “Từ nhân sử tiên tỉ thiền sư vi

quan hội giả, pháp sƣ mật trì kết ấn dĩ sổ cầu ư thiềm thượng” T 窮
窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮(Từ nhân đó bảo chị gái giả làm

người đi xem hội, đem vài quả bùa của Pháp sư treo lên trên thềm).
Câu này nếu để nguyên không đảo trật tự thì có thể hiểu người treo
mấy quả bùa lên thềm là pháp sư, không phải chỉ gái của nhà sư Từ
Đạo Hạnh.
2.3. Hiện tượng “phá cách” khi dùng tại và hữu ở Linh dị ký
2.3.1. Hiện tượng dùng nhầm “tại”窮 thành “hữu”窮 và “hữu”窮
thành “tại”窮
-

“Tại” và “hữu” đều biểu thị sự tồn tại của người và vật:

24


Ví dụ:
+ Hữu tự môn gian xạ Dương Việt, sát chi 窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮 (Có
người từ trong cửa bán Dương Việt, giết chết ông ta) (Tả truyện: Định
công bát niên).
Linh dị ký lại có sự “phá cách” trong cách sử dụng “tại” và
“hữu”.
Nhị tử bạch mẫu ngôn: “Ốc thượng tại thất khu pháp sư nhi
độc kinh hỹ” 窮窮窮窮窮窮“窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮(Hai con
+

vào thưa với mẹ rằng: “Trên nóc nhà có 7 vị pháp sư đang tụng
kinh” (tr.20, q.Trung). Lẽ ra phải dùng “hữu”.
-

“Hữu” còn biểu thị sở hữu, có việc gì đó phát sinh, hoặc


xuất hiện, lúc đó dùng “hữu” mà không dùng “tại”.
Ví dụ:
+ Trần Văn Tử hữu mã thập thặng 窮窮窮窮窮窮窮(Luận ngữ Công Trị Trường) (Trần Văn Tử có 15 cỗ xe ngựa).
Trong Linh dị ký lại phá cách dùng “tại”thay “hữu”
Ví dụ:
+ Hà ngô tử vi tư, kim tại tâm da 窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮 (tr.3,
q.Trung) (Vì sao con ta lại làm trái ý nghĩ của ta, nay lại có ý nghĩ kỳ
lạ như vậy).
-

“Tại” là giới từ biểu thị động tác và trạng thái. Đối với

các trường hợp biểu thị thời gian-địa điểm, phạm vi thì dùng “tại”
không dùng “hữu”.
Ví dụ: Sách Lạc Dương già lam ký có câu:
25


+

Hà vi khí phần tỉnh, tại sơn cốc vi khấu dã 窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮

窮 (Vương Tử Phường)
Trong Linh dị ký có sự phá cách, lẽ ra phải dùng “tại” lại
nhầm thành “hữu”窮
Cửu nhân cận xuất, nhất nhân hữu hậu xuất, bỉ huyệt khẩu
tắc hợp lưu 窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮窮(Chín người
+

đã ra được, còn một người ở phía sau, cửa hang đóng lại khiến

người đó không ra được) (tr.13, q.Hạ).
2.3.2.

Một số thống kê cụ thể

2.4. Hiện tượng dùng “tại” 在 và “hữu”在 trong Lĩnh Nam
chích quái
2.4.1.

Trường hợp dùng “tại”

Theo thống kê, có khoảng 16 trường hợp dùng “tại” ở trong
10 truyện đầu, quyển Thượng, sách Lĩnh Nam chích quái.
-

“Tại” là giới từ, biểu thị thời gian, nơi chốn, có thể đặt

trước động từ hoặc sau động từ làm vị ngữ.
+ Bô hà tại, sử ngã mẫu tử cô quả, giai thương bi 窮窮窮窮窮窮窮窮
窮 窮 窮 窮 窮 窮 (Bố ở đâu khiến mẹ con thiếp cô quả, thảy đều đau
thương) (truyện Họ Hồng Bàng).
+

“Tại” biểu thị nguyên nhân của sự việc.
Tự kim tại nhữ 窮窮窮窮 (Từ nay do ngươi) (Truyện Nhất Dạ

trạch).

26



×