Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo nhân dân hằng ngày (khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.68 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ KIM ANH

THÔNG TIN CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO BẰNG ẢNH
BÁO CHÍ TRÊN BÁO NHÂN DÂN HẰNG NGÀY
(Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ KIM ANH

THÔNG TIN CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO BẰNG ẢNH
BÁO CHÍ TRÊN BÁO NHÂN DÂN HẰNG NGÀY
(Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Huy Phượng


Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả công bố trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào. Các trích dẫn sử dụng trong luận văn rõ nguồn.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Tác giả

Trần Thị Kim Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Huy Phượng – Phó
Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã dành rất nhiều
thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cùng quý thầy cô
trong Khoa Báo chí và Truyền thông đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học
tập và hoàn thành tốt khóa học.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn báo Nhân dân đã tạo điều kiện cho
tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn; các phóng viên, nhiếp ảnh
gia đã góp ý và đưa ra những ý kiến hữu ích, quý báu giúp tôi có cơ sở để
tăng tính thực tiễn cho luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp để luận văn thêm hoàn
thiện.

Tác giả

Trần Thị Kim Anh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. CTNG

: Chính trị ngoại giao

2. CLB

: Câu lạc bộ

3. NXB

: Nhà xuất bản

4. PV

: Phóng viên

5. TTXVN

: Thông tấn xã Việt Nam


DANH MỤC BIỂU BẢNG ĐỒ THỊ VÀ ẢNH MINH HỌA
A. Bảng thống kê
1.


Bảng 2.1: Thống kê chất lượng chú thích ảnh CTNG trên báo

Nhân dân hằng ngày.
2.

Bảng 2.2: Thống kê thể loại ảnh CTNG trên báo Nhân dân

hằng ngày.
3.

Bảng 2.3: Thống kê vị trí đặt ảnh CTNG trên báo Nhân dân

hằng ngày.
B. Biểu đồ
1.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ ảnh CTNG trên báo Nhân dân hằng ngày ở

các nội dung.
2.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ kích cỡ ảnh CTNG trên báo Nhân dân hằng

ngày.
3.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ góc chụp ảnh CTNG trên báo Nhân dân

hằng ngày.

4. Biểu đồ 2.4: Chất lượng chú thích ảnh CTNG trên báo Nhân
dân hằng ngày.
5.

Biểu đồ 2.5: Thống kê tác giả, nguồn ảnh CTNG trên báo

Nhân dân hằng ngày.
C. Ảnh minh họa
1.

Hình 2.1: Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Sang đón, tiếp Tổng

thống Ác-hen-ti-na, báo Nhân dân số 20952, ra ngày 22/1/2013.
2. Hình 2.2: Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Sang hội đàm với Chủ
tịch Hội đồng châu Âu H.Rôm-pơi, báo nhân dân số 20870, ra
ngày 1/11/2012.


3.

Hình 2.3: Tổng thống I-ta-li-a Gioóc-giô Na-pô-li-ta đón, tiếp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo nhân dân số 20952, ngày
22/1/2013.
4.

Hình 2.4: Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng

tiếp Bộ trưởng cao cấp Cam-pu-chia Chay Thon, báo Nhân dân
số 20261, ra ngày 24/2/2011.

5.

Hình 2.5: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đồng chí

Chương Xổm-bun-khẳn”, báo Nhân dân hằng ngày số 20942,
ngày 12/1/2013.
6.

Hình 2.6: “Tổng Bí thư Đảng NDCM, Chủ tịch nước

CHDCND Lào đón, tiếp, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Phú Trọng”, báo Nhân dân số 20377, ngày
21/6/2011.
7.

Hình 2.7: Ảnh tư liệu, báo Nhân dân số 20361, ra ngày

5/6/2011.
8.

Hình 2.8: Chùm ảnh báo Nhân dân số 20952, ngày 22/1/2013.

9.

Hình 2.9: “Tổng Bí thư Đảng NDCM, Chủ tịch nước

CHDCND Lào đón, tiếp, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Phú Trọng”, báo Nhân dân ngày 21/6/2011.
10. Hình 2.10: So sánh ảnh CTNG trên báo Nhân dân hằng ngày
và báo Nhân dân điện tử.

11. Hình 2.11: Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Thủ
tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, báo Thế giới và Việt Nam số 13
từ ngày 28/3/2013 - 3/4/2013.
12. Hình 2.12: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asian, báo Nhân
dân, số ngày 18/11/2012.
13. Hình 2.13: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng
Ngoại giao CHLB Đức”, báo Nhân dân ngày 5/6/2011.


14.

Hình 2.14: tin “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch

QH Nguyễn Sinh Hùng đón, hội đàm với Chủ tịch Thượng viện
Vương quốc Thái Lan”, báo Nhân dân số 20562, ra ngày
24/12/2011.
15.

Hình 2.15: Chùm ảnh đăng trên báo Nhân dân số 21043, ra

ngay 26/4/2013.
16.

Hình 2.16: Ảnh trang nhất báo Thế giới và Việt Nam số ra từ

17/1 – 23/1/2013.
17. Hình 2.17: Ảnh trang nhất trên báo Thế giới và Việt Nam số
ra ngày 24/5/2013.
18. Hình 2.18: “Vương quốc Camphuchia Nô-rô-đôm Xi-ha-môni đón, hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, báo Nhân
dân số 20545, ra ngày 7/12/2011.

19.

Hình 2.19: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Quốc vương

Bru-nây H.Bôn-kia-a, báo Nhân dân số 21042, ra ngày
25/4/2013.
20.

Hình 2.20: Chùm ảnh báo Nhân dân số 20954, ra ngà

24/1/2013. 88
21.

Hình 3.1: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thốn

Nga V.Pu-tin”, báo Nhân dân, số 21062 ra ngày 16/5/2013.
22.

Hình 3.2: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu

cấp cao Việt Nam tại Tập đoàn Dầu khí Zarubeznhev”, báo Việt
Nam và Thế giới, số 1002 ngày 16/5-22/5/2013.
23.

Hình 3.3: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp

chuyến thăm Liên hiệp châu Âu, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Italia
và Vương quốc Anh”, báo Nhân dân, số 20955, ngày 25/2/2013.
24.


Hình 3.4: Đồng chí Lê Hồng Anh và Phó Chủ tịch nước

Nguyễn Thị Doan hội đàm với Phó Chủ tịch nước CHDC Trung


Hoa Tập Cận Bình, báo Nhân dân ngày 20/12/2011.
25.

Hình 3.5: Chùm ảnh về hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành

trung ương Đảng khóa XI, báo Nhân dân ngày 2/5/2013.
26.

Hình 3.6: Phương án trình bày ảnh theo chiều thuận thị giác

27.

Hình 3.7 : Phương án trình bày ảnh theo chiều nghịch thị giá

từ trái sang phải.
28.

Hình 3.8: Phương án trình bày hợp lý từ trên xuống dưới.

29.

Hình 3.9: Phương án trình bày chưa hợp lý, gây khó khăn ch

độc giả.



MỞ ĐẦU
Chương 1: THÔNG TIN CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO
BẰNG ẢNH BÁO CHÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm của ảnh báo chí
1.3. Thể loại và phương thức sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí

1.4. Lĩnh vực chính trị ngoại giao và thông tin chính trị ngoại
bằng ảnh báo chí
Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN CHÍNH TRỊ NGOẠI
GIAO BẰNG ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO NHÂN DÂN HẰNG NGÀY
2.1.

Tổng quan về báo Nhân Dân hằng ngày

2.2. Nội dung thông tin ảnh chính trị ngoại giao
2.3.

Hình thức thông tin ảnh chính trị ngoại giao

2.4.

Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN CHÍNH TRỊ NGOẠI GIA BẰNG ẢNH
BÁO CHÍ TRÊN BÁO NHÂN DÂN HẰNG NGÀY HIỆN NAY

3.1.


Những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin chính trị ngoạ

bằng ảnh báo chí trên báo Nhân Dân hằng ngày hiện nay
3.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin chính trị ngoại g

ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày
3.3.

Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin

ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dù mới chỉ hơn một thế kỷ ra đời và phát triển, nhưng báo chí Việt
Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất
nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, báo chí được
đề cao với vai trò tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, góp phần to lớn
vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Sau khi đất
nước hoàn toàn giải phóng, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc đổi
mới xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, ngoài vai
trò là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, báo chí còn đẩy mạng

vai trò thông tin, đấu tranh tư tưởng trong hoạt động ngoại giao của dân tộc.
Có thể nói thông tin ngoại giao là nội dung xuyên suốt của báo chí cách
mạng Việt Nam kể từ khi ra đời cho đến nay. Trong giai đoạn hiện nay, lĩnh
vực chính trị ngoại giao đã trở thành đề tài nóng hổi, quan trọng hàng đầu
của công tác thông tin đối ngoại và hoạt động báo chí.
Bên cạnh các loại hình báo chí sử dụng chất liệu hình ảnh động
(truyền hình) hay âm thanh thực tế (phát thanh) để truyền tải thông điệp thì
với báo in, văn tự và ảnh chụp là hai chất liệu chính cấu thành một sản
phẩm báo chí. Trong đó, ảnh báo chí là phương tiện thông tin trực quan
được sử dụng một cách rộng rãi và đặc biệt có hiệu quả trong hoạt động
thông tin ngoại giao nhờ khả năng vượt qua những rào cản về ngôn ngữ,
lãnh thổ. Ảnh báo chí là một phương tiện thông tin bằng thị giác, do đó nó
hoàn toàn có khả năng giúp người tiếp nhận thông tin dễ tiếp thu, giải mã
nhanh, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa về thông tin.
Kể từ khi ra đời đến nay, ảnh báo chí Việt Nam đã có những đóng góp
quan trọng trong hoạt động thông tin đối ngoại nói chung và hoạt động
thông tin chính trị ngoại giao nói riêng. Thông qua các tác phẩm ảnh báo
chí, một hình ảnh Việt Nam kiên cường, anh dũng trong chiến tranh, tươi
đẹp, thân thiện trong hòa bình và kiến thiết đất nước được khắc họa một


2
cách sắc nét, sống động trong tâm trí công chúng Việt Nam và bạn bè quốc
tế. Cũng qua các tác phẩm ảnh báo chí, thông tin chính trị ngoại giao trên
thế giới được thể hiện một cách trực quan, sinh động và có sức thuyết phục.
Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, tiếng nói của Đảng, kể từ khi ra đời đến nay, báo Nhân dân đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ lá cờ đầu trong công cuộc tuyên truyền, phổ biến
chính sách của Đảng và Nhà nước đến quần chúng nhân dân, đặc biệt là
góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu sai

trái của các thế lực thù địch, góp phần mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác
quốc tế. Trong tình hình mới, vai trò đầu tàu trong hoạt động thông tin đối
ngoại, đặc biệt là thông tin chính trị ngoại giao của báo Nhân dân cần phải
được giữ vững và phát huy. Việc nâng cao chất lượng nội dung và đổi mới
hình thức thể hiện của báo chí về lĩnh vực này là rất cần thiết. Trong đó,
thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí càng phải được chú trọng.
Làm thế nào để sử dụng hiệu quả ảnh báo chí trên báo Nhân dân nói chung
và ảnh báo chí về chính trị là thách thức đặt ra đối với những người làm báo
Nhân dân. Đó chính là lý do mà tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thông
tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân
hằng ngày” (Khảo sát báo Nhân Dân hằng ngày từ tháng 1/2011 đến
tháng 5/2013) cho luận văn cao học báo chí.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới, hoạt động nghiên cứu về ảnh báo chí nói chung, thông
tin chính trị ngoai giao bằng ảnh báo chí trên báo in nói riêng chưa nhiều và
tính hệ thống chưa cao. Có thể kể đến một số công trình như “Suy nghĩ về
nhiếp ảnh” của tác giả Béc Ton Bailo (Đức), “Typogaphy and design for
newspaper” của tác giả Rolf F.Rehe (Đức) hay cuốn “Nhiếp ảnh và báo chí
hiện đại” (bản dịch tiếng Việt - TTXVN) của nhiều tác giả. Các công trình
nghiên cứu này hầu như mới chỉ đưa ra những quan niệm chung nhất về


3
nhiếp ảnh và ảnh báo chí, mà hầu như chưa đề cập đến vai trò thông tin
chính trị ngoại giao bẳng ảnh trên các ấn phẩm báo in.
Ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhiếp ảnh
nói chung, về lĩnh vực ảnh báo chí nói riêng cũng còn rất ít và tính hệ thống
chưa cao. Phần lớn các công trình nghiên cứu về nhiếp ảnh và ảnh báo chí
được công bố đều là những tài liệu dịch từ ngoại văn, nội dung chủ yếu đề
cập đến các vấn đề như: lịch sử nhiếp ảnh, lý luận chung về nhiếp ảnh, kỹ

thuật nhiếp ảnh, thể loại nhiếp ảnh, phương pháp tạo hình nhiếp ảnh...
Trong cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” (giáo trình giảng dạy tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, tác giả Nguyễn Tiến Mão đã đề cập đến
những khía cạnh như: Khái lược lịch sử nhiếp ảnh; Đặc điểm của ảnh báo
chí; Vai trò, ý nghĩa xã hội của ảnh báo chí; Những tính chất cơ bản của
ảnh báo chí; Hoạt động sáng tạo ảnh báo chí; Lý thuyết về thể loại ảnh...
Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chưa đề cập đến vấn đề thông tin chính trị
ngoại giao bằng ảnh báo chí.
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu viết về nhiếp ảnh và ảnh báo
chí, đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như: Nhiếp ảnh, Người
làm báo, Lý luận chính trị và truyền thông, Văn hóa – Nghệ thuật... Những
bài viết nói trên là công bố kết quả nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực
nhiếp ảnh và ảnh báo chí. Đề tài, chủ đề của các bài viết tập trung chủ yếu
ở các nội dung như: lịch sử nhiếp ảnh; kỹ thuật nhiếp ảnh; nghệ thuật nhiếp
ảnh; bố cục ảnh; kỹ năng sáng tạo tác phẩm ảnh... Tuy nhiên, trên các tạp
chí này chưa công bố nhiều bài viết bàn về hoạt động thông tin chính trị
ngoại giao bằng ảnh báo chí.
Tại các cơ sở đào tạo báo chí, một số tác giả khóa luận tốt nghiệp cử
nhân và luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí đã bước đầu nghiên cứu về
ảnh báo chí với những góc độ khác nhau. Cụ thể, luận văn Thạc sỹ của tác
giả Nguyễn Tiến Mão, Đỗ Phan Ái, Vũ Huyền Nga (Khoa Báo chí – Học
viên Báo chí và Tuyên Truyền) đã nghiên cứu về các khía cạnh liên quan


4
đến ảnh báo chí như: Tính khách quan chân thực trong ảnh báo chí; Thời cơ
bấm máy và hiệu quả ảnh báo chí; Ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí... Các tác
giả như Dương Thế Hoàn, Hoàng Thu Hằng, Nguyễn Việt Cường, Vũ Thị
Minh, Trần Trung Dũng... (sinh viên Khoa Báo chí – Học viện Báo chí và
Tuyên Truyền) cũng đã nghiên cứu về ảnh báo chí thông qua các đề tài

như: Ngôn ngữ chú thích ảnh báo chí; Hiệu quả sử dụng ảnh minh họa trên
báo Nhân dân; Hiệu quả sử dụng hình ảnh thông tin về đề tài an toàn giao
thông trên báo Bạn Đường; Sử dụng biện pháp tạo sự tương phản màu sắc
khi thiết kế, trình bày ảnh trên báo in; Thông tin bằng ảnh về đề tài thể thao
trên báo... Gần với đề tài của tác giả nhất là khóa luận tốt nghiệp “Ảnh thời
sự trên trang nhất báo Nhân dân hằng ngày” của tác giả Nguyễn Thị Sự
(sinh viên K29, Học viện Báo chí và Tuyên Tuyền).
Luận án Tiến sĩ Truyền thông đại chúng chuyên ngành Báo chí học
của tác giả Hà Huy Phượng (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ
Chí Minh) về “Biên tập và trình bày ảnh trên báo in ở Việt Nam hiện nay”
cũng có khảo sát ảnh trên các trang của báo Nhân dân. Tuy nhiên, công
trình chỉ chuyên sâu luận bàn về lý thuyết, kỹ năng và thực trạng biên tập,
trình bày ảnh chứ chưa nghiên cứu riêng về ảnh chính trị ngoại giao.
Về lĩnh vực thông tin đối ngoại, công trình nghiên cứu “Hoạt động
truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam
hiện nay” do PGS. Phạm Minh Sơn làm chủ nhiệm đề tài đã trình bày một
số vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối
ngoại, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông đại chúng trong công tác
thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông đại chúng trong công tác thông tin
đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu không tập trung
vào ảnh báo chí nói chung và ảnh chính trị ngoại giao nói riêng mà đề cập
tới cả 4 loại hình báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử.


5
Với cuốn giáo trình “Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao” của
Học viện Quan hệ quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao), Ths. Nguyễn Tử
Lương cũng chỉ đề cập đến những khái niệm cơ bản nhất về ngoại giao và cơ
cấu ngành ngoại giao, mà không luận bàn lĩnh vực chính trị ngoại giao.


Trong cuốn “Báo chí và ngoại giao”, tác giả Dương Văn Quảng (Học
viện Quan hệ Quốc tế) đã đề cập đến hai vấn đề căn bản của báo chí và
ngoại giao, đó là: Giao tiếp và thông tin, ngôn ngữ báo chí, thông tin tuyên
truyền đối ngoại... Tuy nhiên, là một giáo trình phục vụ đào tạo chuyên
ngành ngoại giao, nên công trình này chưa để cập nhiều đến việc sử dụng
báo chí trong hoạt động ngoại giao nói chung và việc sử dụng ảnh báo chí
trong thông tin chính trị ngoại giao nói riêng.
Trong cuốn “Báo chí và Thông tin đối ngoại” , PGS, TS. Lê Thanh
Bình (Học viện ngoại giao Việt Nam), đã đề cập khá chi tiết, cụ thể về các
khía cạnh như: lý luận chung về lĩnh vực truyền thông đại chúng, báo chí,
thông tin đối ngoại; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về truyền
thông đại chúng; công tác đối ngoại và thông tin đối ngoại; các thể loại báo
chí sử dụng trong truyền thông quốc tế, ngoại giao văn hóa thời kỳ hội
nhập; vai trò của báo chí với thông tin đối ngoại (khảo sát báo Thế giới và
Việt Nam); thực trạng và phương hướng giải pháp nâng cao chất lượng
công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới… Đây là cuốn giáo trình
chi tiết, cập nhật những tri thức mới xung quanh vấn đề báo chí và thông tin
đối ngoại, trong đó đặc biệt chú ý tới các thể loại báo chí sử dụng trong
truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại. Tuy nhiên, cũng như các tài liệu
sử dụng tại các cơ sở đào tạo, đây là những nghiên cứu mang tính chất bao
quát chung, không đi sâu vào vấn đề: thông tin chính trị ngoại giao bằng
ảnh báo chí, cụ thể là ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về nhiếp ảnh, ảnh báo chí và thông
tin đối ngoại với báo chí ở thế giới cũng như Việt Nam hầu hết mới chỉ đề
cập đến một số khía cạnh như:


6
- Lý luận nhiếp ảnh và ảnh báo chí;

- Thể loại tác phẩm ảnh;
- Kỹ thuật nhiếp ảnh;
- Truyền thông, báo chí từ góc nhìn thông tin đối ngoại;
- Lý luận về thông tin, tuyên truyền đối ngoại.


luận văn này, tác giả không đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề mà

các công trình nêu trên đã đề cập mà đi sâu nghiên cứu hoạt động thông tin
chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả
thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo in nói chung, báo
Nhân dân nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ
sau:
1.

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến báo chí, thông tin

đối ngoại nói chung, về ảnh báo chí và lĩnh vực chính trị ngoại giao nói
riêng, cụ thể:
-

Kế thừa, nghiên cứu, phân tích, đưa ra các khía niệm, thuật ngữ về

ảnh báo chí, hoạt động thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí;
-


Khẳng định vai trò của ảnh báo chí và hoạt động thông tin chính trị

ngoại giao bằng ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay;
-

Chỉ ra hệ thống các phương pháp, nguyên tắc thông tin chính trị

ngoại giao bằng ảnh báo chí.
2.
Khảo sát báo Nhân dân hằng ngày (từ tháng 1/2011 – tháng
5/2013)
trên cở sở các tiêu chí lý thuyết để đưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn
chế.


7
3.

Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu

quả thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng
ngày nói riêng và báo in ở Việt Nam nói chung.
4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động thông tin chính trị ngoại giao bằng
ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày.

4.2. Phạm vi khảo sát
Luận văn tập trung khảo sát báo Nhân dân hằng ngày từ tháng 1 năm
2011 đến tháng 5 năm 2013. Lý do chọn báo Nhân dân hằng ngày để khảo
sát bởi đây là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đây là tờ báo có vai trò quan trọng
đối với công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin chính trị ngoại
giao nói riêng. Nhân dân hằng ngày là tờ nhật báo có diện phát hành rộng
và có nhiều loại đối tượng độc giả tiếp nhận.
Luận văn khảo sát báo Nhân dân từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5
năm 2013, tuy nhiên luận văn có khảo sát thêm giai đoạn trước năm 2011
để có những cơ sở để so sánh và đối chứng. Thêm vào đó, luận văn còn sử
dụng một số tờ báo thông tin đối ngoại như Thế giới và Việt Nam, chuyên
sa Hồ sơ và sự kiện (tạp chí Cộng sản)... để so sánh và đối chứng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
-

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề của

triết học Duy vật biện chứng; cơ sở lý luận báo chí vô sản; tâm lý học; nghệ
thuật tạo hình và một số bộ môn khoa học liên đới khác.
-

Luận văn bám sát chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà

nước về báo chí thông qua Luật báo chí và các văn bản pháp luật khác liên
quan đến công tác thông tin đối ngoại để vận dụng, nghiên cứu.


8

-

Luận văn dựa vào thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam trong từng

giai đoạn, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo (từ năm 1986 đến nay) để khảo sát, phân tích,
đưa ra các luận điểm lý luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+

Mục đích: tìm hiểu lịch sử nghiên cứu đề tài thông tin chính trị

ngoại giao bằng ảnh báo chí, nắm bắt những nội dung người đi trước đã
làm, không mất thời gian lặp lại những công việc người đi trước đã thực
hiện.
+

Nội dung nghiên cứu tài liệu: lựa chọn, thu thập, tổng hợp các tài

liệu liên quan đến hoạt đông thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo
chí.
+

Đối tượng: tạp chí, báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu

lưu trữ, thông tin đại chúng…
- Phương pháp khảo sát, phân tích, so sánh, thống kê
+


Mục đích: thu thập, phân tích, so sánh, thống kê để đưa ra kết quả

việc sử dụng ảnh trên báo in và hoạt động thông tin chính trị ngoại giao
trên báo in nói chung và báo Nhân dân hằng ngày nói riêng.
+

Đối tượng khảo sát: báo Nhân dân hằng ngày.

+

Thời gian: tháng 1/2011 – 5/2013

- Phương pháp điều tra xã hội học
+

Mục đích: thăm dò ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý về việc sử dụng

ảnh trên báo in và hoạt động thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo
chí.
+ Đối tượng: các nhà báo, giảng viên, sinh viên báo chí, quan hệ quốc
tế và độc giả của báo Nhân dân hằng ngày
+ Thời gian: từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2013.


9
- Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Mục đích: thu thập ý kiến đánh giá, nhận xét, đưa ra giải pháp về
việc sử dụng ảnh trên báo in và hoạt động thông tin chính trị ngoại giao
bằng ảnh báo chí.

+

Đối tượng: phóng viên ảnh, cán bộ đối ngoại, giảng viên báo ảnh và

giảng viên quan hệ quốc tế.
- Tọa đàm, thảo luận nhóm
+

Mục đích: thu thập ý kiến đánh giá, nhận xét, đưa ra giải pháp về

việc sử dụng ảnh báo chí trong hoạt động thông tin chính trị ngoại giao.
+

Đối tượng: giảng viên, sinh viên các cơ sở đào tạo báo chí, quan hệ

quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở những luận điểm cơ bản về báo ảnh báo chí, chính trị,
ngoại giao, luận văn khái quát thành khái niệm về ảnh chính trị ngoại giao,
bổ sung vào hệ thống lý luận cơ bản về báo chí nói chung và ảnh báo chí
nói riêng. Do đó, những vấn đề lý luận trong luận văn là tài liệu tham khảo
tại các cơ sở đào tạo về báo chí và truyền thông.
6.2. Ý nghĩa thực tế
Luận văn có giá trị tham khảo đối với hoạt động thực tiễn báo chí nói
chung, báo chí thông tin chính trị ngoại giao nói riêng.
Luận văn có giá trị ứng dụng vào công việc của thư ký tòa soạn, biên
tập viên, phóng viên ảnh tại các tòa soạn báo, đặc biệt là các tờ báo thông
tin đối ngoại. Cụ thể báo Thế giới và Việt Nam, tạp chí Thông tin đối
ngoại…

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 11 tiết, 3 bảng, 5 biểu đồ, 29 hình minh họa, 123 trang.


10
Chương 1
THÔNG TIN CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO BẰNG ẢNH BÁO CHÍ –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm ảnh báo chí
Nhiếp ảnh ra đời từ năm 1839, đến giữa thế kỉ 19 (năm 1950) thì thế
giới công nhận nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật. Năm 1891 đánh dấu mốc
quan trọng cho sự ra đời của nhiếp ảnh báo chí.
Có nhiều quan niệm khác nhau về ảnh báo chí. Theo Th.S Nguyễn
Tiến Mão trong cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” cũng đã chỉ ra rất nhiều
quan niệm xung quanh vấn đề này. Có nhiều người cho rằng, ảnh báo chí
trước hết phải là ảnh thời sự được sử dụng trên báo chí, còn tất cả các loại
ảnh khác dù được đăng báo nhưng không mang tính chất thời sự thì không
thể gọi là ảnh báo chí. Bởi theo họ, bản chất của báo chí là thông tin những
vấn đề mang tính chất thời sự. Ngoài ra, trên báo chí vì nhiều mục đích
khác nhau, người ta có thể sử dụng những hình ảnh của nhiếp ảnh để làm
tăng vẻ đẹp hoặc tạo thêm sự hấp dẫn, phong phú cho trang báo, số báo. Nó
cũng giống như trên báo in tranh của họa sỹ, in thơ, in nhạc [31, tr28].
Khác với ý kiến trên, có nhiều người lại cho rằng ảnh báo chí là tất
cả những hình ảnh phản ánh những sự kiện thời sự, vấn đề thời sự được
mọi người quan tâm, không nhất thiết phải sử dụng trên mặt báo, trên
mạng. Vì họ cho rằng trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, nhu
cầu về đời sống tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội ngày càng phát
triển. Trong thực tiễn phong phú và đa dạng ấy, làm sao báo chí có thể đưa

hết thảy các hình ảnh phản ánh về sự kiện, sự việc lên mặt báo. Vì thế sẽ
không công bằng nếu không chấp nhận những ảnh đó là ảnh báo chí.
Quan niệm thứ ba lại có xu hướng đơn giản hóa, tầm thường hóa ảnh
báo chí. Những người tán đồng xu hướng này chỉ ra rằng tất cả những ảnh


11
đăng trên báo bất luận nội dung, phương thức thể hiện cũng như đề tài phản
ánh nào đều được xem là ảnh báo chí. Nói cách khác, nó là sự hiện thân của
mọi loại hình nhiếp ảnh, miễn là những ảnh đó được báo chí sử dụng.
Quan niệm thứ tư xem xét vấn đề có phần hợp lý hơn và khoa học
hơn. Bởi xét về mặt phạm trù, trong nghệ thuật nhiếp ảnh hiện đại, có nhiều
loại hình nhiếp ảnh cụ thể - tùy theo cách gọi của mỗi quốc gia. Chẳng hạn
như ảnh sáng tác, ảnh thông tin báo chí, ảnh nghiên cứu khoa học, ảnh sinh
hoạt, ảnh dịch vụ lưu niệm... Mỗi loại hình nhiếp ảnh đó lại có một chức
năng, mục đích riêng. Vì vậy các tác giả đấu tranh cho quan niệm này đều
lấy điểm xuất phát chính để xem xét là tính mục đích, là chức năng, nhiệm
vụ chủ yếu cũng như khả năng xã hội hóa của bức ảnh.


một khía cạnh khác, để nói một cách khái quát về ảnh báo chí,

nhiều người đặt ảnh báo chí trong mối tương quan với ảnh nghệ thuật.
Nhìn chung, đây là vấn đề lý luận phức tạp, ngay trong giới chuyên
môn còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Bàn về khái niệm ảnh báo chí, nhà lý
luận Bozban Todorov, Giáo sư trường Đại học Báo chí Sofia Bungari đã viết:

“Chỉ đến khi phương pháp in Autotype làm cho việc phát hành
rộng rãi, trở thành việc có thể thực hiện được với quần chúng tiêu
thụ. Hơn nữa công việc ấn loát và phát hành đó làm ảnh hưởng

đến chính bản chất của ảnh báo chí, trở thành người liên lạc trung
gian giữa nó với công chúng. Vì vậy, hai yếu tố, một bên là ảnh
với đặc điểm và các tính chất của nó, với một bên là khả năng in
ảnh đó thành nhiều bản và phát hành rộng rãi, quy định lẫn nhau.
Riêng một yếu tố, bất luận là yếu tố nào đều không thể đáp ứng
đủ nội dung của khái niệm ảnh báo chí” [31,tr38].


một góc độ khác, Kalinski – nhà lý luận phê bình, tiến sỹ Nghệ

thuật học người Nga cũng nhấn mạnh:
“Cái mà các nhà nhiếp ảnh đầu tiên không có được đó là khả năng
thể hiện của báo chí, vì phương án in polygraphy lúc bấy giờ


12
chưa phải là cách sử dụng thích hợp các tác phẩm của họ trên báo
chí. Vì vậy theo giáo sư Bozban Todorov, chúng ta phải đi tìm
bản chất xã hội của ảnh báo chí không phải trong những tác phẩm
đơn nhất – dù chúng vĩ đại đến đâu đi nữa, cũng không phải ở
những phóng sự ảnh chụp ra để trưng bày trong các phòng triển
lãm mà là ở những tác phẩm phát hành rộng rãi trong quần chúng,
phục vụ sự tiêu thụ của quần chúng” [31,tr38].
Theo các nhà nghiên cứu lý luận nhiếp ảnh thuộc tổ chức Ảnh báo
chí thế giới, Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế FIAP, Hội Nhiếp ảnh
Hoa Kỳ PSA:
“Ảnh báo chí là những tác phẩm gồm các ảnh đơn hoặc bộ ảnh có
tính năng kể chuyện. Có nghĩa là có tính truyền tải thông tin sinh
động, thuộc loại các hình ảnh được đăng tải hằng ngày trên báo
chí truyền thông đại chúng, bao gồm những đề tài biểu hiện sự

chú ý quan tâm của con người, những tư liệu thời sự hoặc những
biến cố, sự kiện đột xuất bất ngờ (những bức ảnh dàn dựng hay
dùng thủ thuật phòng tối hoặc vi tính để thay đổi thực trạng đều
bị loại). Giá trị báo chí, truyển tải thông tin sẽ được ưu tiên đánh
giá trước tính nghệ thuật của bức ảnh” [4, tr57].
Nhiều tác giả khác cũng nói đến những bức ảnh được in trên báo
trước những năm 1890, nó cũng mang một số đặc điểm hình thức của
phóng sự, song nghiêm túc mà nói, những bức ảnh ấy không thể được coi là
những mẫu vật của ảnh báo chí đúng với tên gọi của nó, vì thiếu những đặc
điểm cơ bản như tính chân thật, giá trị tài liệu và tính xác thực. Những đặc
điểm chủ yếu đó của ảnh báo chí lúc bấy giờ thật khó mà có được. Vì thế
nên mãi đến cuối thế kỹ XIX mới xuất hiện trên báo những bức ảnh báo chí
thực sự.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí của tác giả Nguyễn Tiến Mão,
giảng viên Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra một


13
khái niệm tương đối hợp lý hơn cả về ảnh báo chí. Cụ thể, tác giả cho rằng:
“Ảnh báo chí là một trong những hình ảnh thông tin của báo chí,
thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã
hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm
mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng
và thẩm mỹ nhất định” [30,tr39].
Từ những quan niệm trên rút ra rằng, ảnh báo chí là ảnh đơn hoặc
ảnh bộ, có khả năng truyền tải thông tin sinh động, trực diện bằng ngôn
ngữ hình ảnh với sự hỗ trợ của ngôn ngữ văn tự thông qua chú thích.
1.1.2. Khái niêm chính trị, ngoại giao
1.1.2.1. Khái niệm chính trị
Một quan điểm khá phổ biến trên thế giới cho rằng chính trị

thuộc lĩnh vực “quyền lực” (power). Karl Marx (1818-1883) là một trong
những đại diện tiêu biểu cho quan điểm này.
Theo Marx, chính trị liên quan đến quyền lực và vấn đề là ở chỗ
quyền lực không được phân phối đồng đều giữa các tầng lớp xã hội khác
nhau. Chính sự phân phối không bình đẳng này đã gây nên xung đột và đấu
tranh giai cấp. Theo Marx, chính trị là một quá trình mà qua đó các giai cấp
có xung đột về quyền lợi đấu tranh để giành lấy, nắm giữ hoặc gây ảnh
hưởng quyền lực nhà nước. Ở phương Tây, quan hệ giai cấp và xung đột
giai cấp là đề tài nghiên cứu trọng tâm của nhiều nhà nghiên cứu theo học
thuyết mác-xít. Đối với Marx, chính trị là xấu xa, không tốt đẹp. Để có
được cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta phải “tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai
cấp và tiến tới một xã hội không giai cấp”. tức là phải loại bỏ chính trị ra
khỏi đời sống của con người. Vì chính trị là biểu hiện của xung đột giai
cấp, nên nếu không còn giai cấp nữa thì cũng sẽ không còn nhà nước và
chính trị cũng sẽ biến mất. Nói một cách khác, học thuyết của Marx chủ
trương xây dựng một xã hội không chính trị.


14
Một quan điểm khác về chính trị, đồng ý với Marx ở một điểm, cũng
là của một học giả người Đức tên là Max Weber, khi cũng cho rằng chính
trị thuộc lĩnh vực “quyền lưc” (power) và “nhà nước” (state). Tuy nhiên,
điểm khác biệt giữa họ là ở chỗ, Max Weber không cho rằng chính trị có
thể được loại bỏ ra khỏi đời sống con người. Chính trị và nhà nước chắc
chắn không phải là điều hoàn hảo nhưng người ta vẫn cần đến chúng. Theo
quan điểm của Weber, chính trị là quá trình để giành lấy quyền lực và ảnh
hưởng đến việc phân phối quyền lực giữa các thành phần trong một quốc
gia hoặc giữa các quốc gia. Xung đột và đấu tranh giai cấp chỉ là một phần
của quá trình này.
Quan điểm thứ ba có liên quan chặt chẽ đến học thuyết của Weber là

của học giả người Canada, nhưng sống và làm việc tại Mỹ, tên là David
Easton (1917) khi cho rằng chính trị là sự phân phối có thẩm quyền các giá
trị. Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ và các nước phương
Tây. Nó tạo ra khuynh hướng nghiên cứu chính trị tập trung vào nhà nước,
đặc biệt là vai trò, trách nhiệm và hoạt động của chính phủ, các chính đảng,
các cơ quan nhà nước như bộ máy hành chính, quân đội, cảnh sát và các cá
nhân hoạt động trong bộ máy chính trị đó
Quan điểm thứ tư về chính trị cũng nhấn mạnh vào việc nghiên cứu
chính phủ, nhưng không phải là chính phủ dưới bất cứ dạng nào. Đây là
quan điểm của học giả Bernard Crick (1929-2008) người Anh, người đã sử
dụng và phát triển quan điểm của Aristotle (384-322 TCN) về chính trị từ
thời Hy Lạp cổ đại, khi cho rằng chính trị là sự dung hòa các đòi hỏi chính
đáng về phân phối hàng hóa và dịch vụ. Theo Crick, chính trị là một hoạt
động mà thông qua đó các tập thể cùng chung một số quyền lợi được hòa
giải bằng cách chia cho họ một phần quyền lực tương xứng với tầm quan
trọng của họ đối với sự tồn vong và lợi ích của cả cộng đồng. Cũng theo
Crick, chính trị là một điều tốt, bởi vì không có chính trị thì xã hội sẽ phát
triển theo hướng độc tài, chuyên chế. Crick được biết đến với khái niệm,


15
“chính trị là đạo đức được thực hiện công khai” (Politics is ethics done in
public).
Quan điểm tiêu biểu thứ năm về chính trị là của Harold Lasswell
(1902-1978), học giả người Mỹ, nổi tiếng với định nghĩa chính trị ngắn gọn
và súc tích: “Chính trị là ai được gì, bao giờ và bằng cách nào?” (“Politics
is who gets what, when, and how?”). Khái niệm này tập trung vào hoạt
động hơn là vị trí của chính trị. Theo Lasswell, chính trị là hoạt động, chứ
không phải vị trí mới quyết định tính chất chính trị của một nhóm hay tổ
chức. Hầu hết tất cả các nhóm, không chỉ là các cơ quan nhà nước khi tham

gia hoạt động chính trị là đang đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này.
Tóm lai, chính trị là quá trình bao gồm tranh luận, quyết định, xung
đột và/hoặc hợp tác giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức đối với sự chi phối,
kiểm soát, phân phối và sử dụng các nguồn tài nguyên, cũng như các giá trị
và tư tưởng làm nền tảng cho các hoạt động đó.
Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng
như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng
quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà
nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái
chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối
và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
1.1.2.2. Khái niệm ngoại giao
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ngoại giao của các học giả, nhà
khoa học. Theo nhà ngoại giao Harold Nicolson, người Anh, dựa vào từ
điển tiếng Anh Oxford, đã đưa ra định nghĩa:
“Ngoại giao đó là việc tiến hành những quan hệ quốc tế bằng
cách đàm phán, đó là một phương pháp mà các đại sứ, công sứ...
dùng để điều chỉnh và tiến hành những quan hệ này; đó là công
tác hoặc là nghệ thuật của nhà ngoại giao” [18, tr15].


×