Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa việt cho người việt nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 netviet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.79 KB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THÚY LAN

TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI,
VĂN HÓA VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI
TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 - NETVIET

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THÚY LAN

TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI,
VĂN HÓA VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI
TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 - NETVIET

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trƣơng Thị Kiên


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và là kết quả
lao động của chính tác giả luận văn, dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Thị Kiên.
Các số liệu điều tra, khảo sát cũng như kết quả nghiên cứu của luận văn chưa
từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

Hà Nội, tháng 02 năm 2016
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng
khoa học, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình hoàn thành luận văn Thạc
sĩ. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Thị Kiên – người hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Và xin cảm
ơn các phóng viên, biên tập viên tại Kênh truyền hình đối ngoại VTC10 –
NETVIET, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình tìm kiếm và khảo sát tài liệu.
Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
nhận được sự chỉ dẫn và góp ý để luận văn hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 02 năm 2016

Tác giả luận văn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................ 3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................. 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài..................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ
TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA
VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN
HÌNH ĐỐI NGOẠI........................................................................................................................... 9
1.1. Về một số thuật ngữ đƣợc sử dụng................................................................................... 9
1.1.1. Hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt................................................................. 9
1.1.2. Người Việt Nam ở nước ngoài, kênh truyền hình đối ngoại.................................. 14
1.1.3. Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt.............................. 15
1.2. Nhu cầu tiếp nhận thông tin về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt

của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.......................................................................................... 17
1.2.1. Đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài.............................................................. 17
1.2.2. Nhu cầu thông tin của người Việt Nam ở nước ngoài............................................. 19
1.3. Yêu cầu truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt cho
ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên truyền hình đối ngoại......................................... 20
1.3.1. Căn cứ đề xuất yêu cầu....................................................................................................... 20
1.3.2. Một số yêu cầu trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa
Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại................................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT
NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA VIỆT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI
NGOẠI VTC10 – NETVIET...................................................................................................... 33



2.1. Giới thiệu chung về các chƣơng trình khảo sát trên kênh truyền hình đối
ngoại VTC10 – NetViet................................................................................................................. 33
2.1.1. Giới thiệu về kênh truyền hình đối ngoại VTC10 –NetViet.................................... 33
2.1.2. Về chương trình “Góc cuộc sống”, “Văn hóa dân tộc” và “Phim tài liệu”..35
2.2. Thành công trong truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hoá
Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10

– NetViet............................................................................................................................................... 36
2.2.1. Thành công về mặt nội dung truyền thông................................................................... 36
2.2.2. Thành công về hình thức truyền thông.......................................................................... 49
2.3. Hạn chế trong truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt

cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 –
NetViet................................................................................................................................................... 58
2.3.1. Hạn chế về nội dung............................................................................................................. 58
2.3.2. Hạn chế về hình thức............................................................................................................ 61
2.4. Nguyên nhân thành công, hạn chế trong truyền thông về hình ảnh đất
nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh
truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet............................................................................... 63
2.4.1. Nguyên nhân thành công.................................................................................................... 63
2.4.2. Nguyên nhân hạn chế........................................................................................................... 65
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA
VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH
TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI.................................................................................................. 68
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..................................................................................................... 68
3.1.1 Tâm lý tiếp nhận các chương trình truyền thông về hình ảnh đất nước, con
người, văn hóa Việt của người Việt Nam ở nước ngoài....................................................... 68

3.1.2. Sự cạnh tranh của các chương trình truyền thông về hình ảnh đất nước, con
người, văn hóa Việt............................................................................................................................ 68


3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng truyền thông về hình ảnh đất nƣớc,
con ngƣời, văn hóa Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh truyền
hình đối ngoại.................................................................................................................................... 69
3.2.1. Tăng cường yếu tố hấp dẫn và phong phú trong nội dung thông tin.................69
3.2.2. Mở rộng phạm vi phản ánh................................................................................................ 70
3.2.3. Tiếp tục đa dạng hóa về chủ đề, đề tài.......................................................................... 71
3.2.4. Chú trọng hơn về sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh................................. 72
3.2.5. Khai thác tối đa lợi thế của người dẫn chương trình.............................................. 73
3.3. Một số đề xuất đối với cơ quan báo chí........................................................................ 73
3.3.1. Đối với cơ quan lãnh đạo báo chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.........73
3.3.2. Đối với kênh VTC10 – NetViet.......................................................................................... 77
3.3.3. Đối với phóng viên, biên tập viên.................................................................................... 82
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

BTV: Biên tập viên

2.

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


3.

KTV: Kỹ thuật viên

4.

NVNONN: Người Việt Nam ở nước ngoài

5.

QP: Quay phim

6.

THKTS: Truyền hình Kỹ thuật số

7. UBNNVNVNONN: Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài
8.

VN: Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.2.1: Bảng khảo sát số lượng thể loại sử dụng trong 3 chương trình Góc
cuộc sống, Văn hóa dân tộc, Phim tài liệu................................................................................ 50
Bảng 2.2.2.3: Bố cục chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu
55



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo ước tính, hiện nay có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh
sống và làm việc ở hơn 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đó là một
con số không nhỏ. Nguyện vọng chung của đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài
(NVNONN) là ổn định cuộc sống, hòa nhập và thành đạt trong xã hội, cùng nhân
dân trong nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa (CNH - HĐH) đất nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng NVNONN; thường
xuyên đề ra chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân
tộc. Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với
NVNONN khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời
và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần
tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”.
Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng là vấn đề
được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Chỉ thị số 26 – CT/Tw ngày 10/09/2008 của
Ban bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình
hình mới cũng đã nhấn mạnh: “Các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tăng
cường giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến nhiều
nước trên thế giới, nhất là các nước có đông người Việt Nam định cư”.

Nhận biết được nhu cầu thông tin về đất nước, con người, cập nhật văn hóa
nguồn cội của NVNONN là vô cùng lớn; đồng thời xác định rõ tầm quan trọng của
văn hóa Việt trong việc đoàn kết cộng đồng NVNONN cũng như phát huy vai trò
cầu nối, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài của kiều bào; nhiều chương trình
phát thanh, truyền hình, trang mạng điện tử hay những tạp chí về văn hóa đối ngoại
đã ra đời và được kiều bào đón nhận như Kênh truyền hình đối ngoại VTV4, VTC10
– NetViet, Hệ phát thanh đối ngoại VOV5, Tạp chí Quê hương,..
Là một trong những kênh thông tin riêng dành cho NVNONN, các chương
trình phát sóng trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet đã làm khá tốt chức năng



đáp ứng nhu cầu thông tin của kiều bào; đồng thời tôn vinh nền văn hóa, lịch sử, đất
nước, con người Việt Nam tới với thế giới, mà đặc biệt là cộng đồng NVNONN.
Chương trình Góc cuộc sống phát sóng vào 19h15 tối Chủ nhật hàng tuần, thời
lượng 15 phút/ 1 số được ra đời vào năm 2009 nhằm mục đích giới thiệu những giá trị
truyền thống mang tính bản sắc văn hóa của Việt Nam. Trong khi đó, chương trình Văn
hóa dân tộc phát sóng vào 21h00 tối thứ Ba hàng tuần, có thời lượng 30 phút/ 1 số, ra
đời vào năm 2010 nhằm mục đích tăng cường tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống
lịch sử, niềm tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức giữ gìn, tôn vinh văn hóa Việt.
Chương trình Phim tài liệu phát sóng vào 22h00 tối thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, có
thời lượng 30 phút/ 1 số, ra đời vào năm 2008 nhằm mục đích đưa lại cái nhìn toàn
cảnh cho kiều bào xa quê cũng như khán giả nước ngoài những đặc trưng về kinh tế,
văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục Việt Nam; đồng thời đề cập đến những chính sách
phát triển và hợp tác kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập.

Các chương trình đã phản ánh được nhiều nội dung khác nhau về đất nước,
con người và văn hóa Việt Nam; phần nào khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào
dân tộc đối với mỗi khán giả. Từ đó giúp nâng cao ý thức của người dân Việt Nam
nói chung, NVNONN nói riêng trong việc giữ gìn và phát huy tiềm năng du lịch và
văn hóa quốc gia. Cũng qua các chương trình này mà bạn bè quốc tế cũng hiểu sâu
sắc hơn về Việt Nam thông qua các phong tục tập quán, lễ hội, thắng cảnh và bản
sắc văn hóa của các vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Bên cạnh những thành công đạt được, các chương trình trên vẫn có những
hạn chế trong việc truyền thông như nội dung thông tin chưa được phong phú; phạm
vi phản ánh khá hẹp; hình ảnh của đất nước, con người, văn hóa Việt Nam chưa
được quảng bá tương xứng với tầm vóc, vị thế của đất nước ta hiện nay sau những
năm đổi mới.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng của VTC10 – NetViet nói chung và ba
chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, Phim tài liệu nói riêng trong việc

truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồng
NVNONN, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Truyền thông về hình
ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh


truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa thực trạng
truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam cho NVNONN;
trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất
lượng truyền thông về chủ đề này trên 3 chương trình nói riêng và trên kênh truyền
hình VTC10 – NetViet nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo khảo sát còn giới hạn của tác giả, cho đến nay, tại Việt Nam, những
công trình nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học có liên quan trực tiếp đến đề
tài :“Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt
Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 - NetViet”chưa từng xuất
hiện. Tuy nhiên, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, bài nghiên
cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại trên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu
này theo các nhóm đề tài cụ thể như sau:
-

Nhóm nghiên cứu về công tác đôí ngoại, chính sách đối ngoại, chủ yếu tập

trung nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài. Những
công trình tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này có thể kể đến: “Người Việt Nam ở
ngước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 1997; “Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều” của tác giả Trần
Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2005; “Truyền thông đại chúng
trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Phạm Minh
Sơn và TS. Nguyễn Thị Quế, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2009; “50

năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959 – 2009)” của Ủy ban
nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN), Bộ Ngoại giao
xuất bản; Luận văn “Kênh VTV4, báo trực tuyến và công chúng người Việt Nam ở
nước ngoài”(2011) của tác giả Lý Thị Hải Yến đã nghiên cứu một cách toàn diện và
sâu sắc về nhu cầu tiếp nhận công chúng NVNONN (cụ thể ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ),
chỉ ra sự quan tâm của công chúng với các vấn đề trong nước để truyền tải, đồng
thời luận văn cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông tới đối
tượng NVNONN.


Nhóm nghiên cứu về đường lối, chủ trương, chính sách cuả Đảng và
Nhà
nước về công tác đối với NVNONN, đã có một số đề tài, đề án như: Đề tài cấp bộ
về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ
nay đến 2020 vì sự nghiệp phát triển đất nước năm 2007 của Ủy ban nhà nước về
người Việt Nam ở nước ngoài; Cuốn sách “Báo chí và ngoại giao” do TS. Dương
Văn Quảng biên soạn – NXB Thế giới (2002); Bài viết của Nguyên Thứ trưởng
Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về NVNONN Nguyễn Thanh Sơn về “Kết
quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với
NVNONN” đã đánh giá những kết quả đạt được trên cả ba lĩnh vực: thông tin tuyên
truyền, xây dựng chính sách và vận động cộng đồng. Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn
Thanh Sơn đã nhấn mạnh về vai trò quảng bá văn hóa Việt Nam và gìn giữ bản sắc
văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là
trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin hiện nay.
-

Nhóm nghiên cứu về Ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh quốc gia,

gồm có một số công trình nghiên cứu: Luận văn “Quảng bá văn hóa Việt Nam cho
người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4” năm 2012 của tác giả Lê Thanh

Thủy ( Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Khóa luận tốt nghiệp Ngoại giao
văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới năm 2009 của tác giả Tạ
Thanh Thủy (Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Nhóm nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại; thông tin đối
ngoại
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể kể đến: Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ (Ban Tuyên giáo Trung Ương, 2007), “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu
quả của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Công trình nghiên cứu
của Dương Văn Quảng (2009) về “Vai trò của Báo chí trong công tác thông tin đối
ngoại”; Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Hương (Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, 2011) về “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước
ngoài, thực trạng và giải pháp”;….
Tuy nhiên, về đề tài truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa
Việt cho đối tượng là NVNONN thật sự chưa có nhiều đề tài đi sâu về vấn đề này.


Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng


truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên kênh truyền hình
đối ngoại là một đề tài khó và khá mới mẻ. Tác giả thấy rằng, hiện nay, các kênh
truyền hình đối ngoại vẫn chưa thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng một
cách tổng quát, có hệ thống về công tác truyền thông; cũng như chưa đi sâu phân
tích ưu, nhược điểm và căn nguyên của nó, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính
thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người,
văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại.
3.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.


Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về
hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên
3
đó,

chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu. Bên cạnh

Luận văn mong muốn chỉ ra những yếu tố quyết định chất lượng chương trình Góc
cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu, nội dung truyền thông, hình thức
truyền thông, những ưu – nhược điểm, nguyên nhân thành công – hạn chế; đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả truyền thông về nội
dung này trên 3 chương trình nói riêng, các chương trình truyền hình đối ngoại nói
chung cũng như đưa ra một vài phát hiện mới để phục vụ cho công tác truyền thông
về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồng NVNONN của Kênh
VTC10 – NetViet.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sẽ thực hiện những nhiệm
vụ sau:
-

Làm rõ một số thuật ngữ: thông tin, đối ngoại, người Việt Nam ở nước

ngoài; truyền thông, hình ảnh đất nước, hình ảnh con người, hình ảnh văn hóa;
truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt; …
Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối
ngoại.


-

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng truyền thông về

hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN của 3 chương trình Góc
cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10
- NetViet, rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế.


-

Khảo sát hoạt động nghề nghiệp của những người tham gia vào quy trình

sản xuất 3 chương trình trên; tổng kết, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng, hiệu quả truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa
Việt cho NVNONN trên 3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim
tài liệu nói riêng, trên Kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NETVIET nói chung.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là truyền thông về hình ảnh đất nước, con
người, văn hóa Việt Nam trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet, ở các khía cạnh
nội dung, hình thức truyền thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu, khảo sát của đề tài được giới hạn trong ba chương
trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu, phát sóng trên kênh VTC10
– NetViet, thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Trong quá trình thực hiện, Luận văn sẽ vận dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Đọc, tìm hiểu và phân tích tài

liệu
có liên quan đến NVNONN; nghiên cứu văn kiện, nghị quyết chính sách của Đảng
và nhà nước trong việc thông tin về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên
các phương tiện truyền thông đại chúng tới NVNONN; đọc và nghiên cứu tài liệu
về kênh VTC10 – NetViet; đọc và tham khảo kịch bản của 3 chương trình khảo sát
để tìm hiểu về nội dung, hình thức và phương thức thực hiện chương trình.
+

Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng chủ đề, đề tài phản ánh nội

dung truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN
được sử dụng trong chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu
nhằm căn cứ vào đó, rút ra những nhận xét, đánh giá về chất lượng nội dung, hình
thức truyền thông.
+

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những yếu tố về mặt nội

dung, hình thức truyền thông được sử dụng trong chương trình Góc cuộc sống, Văn


hóa dân tộc và Phim tài liệu, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ
cho các luận điểm được triển khai trong luận văn.
+

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 15 phóng viên, biên tập viên trực

tiếp sản xuất và biên tập chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, và Phim tài
liệu trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet để hiểu rõ cách thức họ đang
áp dụng để truyền thông có chất lượng về nội dung được nghiên cứu trong đề tài.

+

Các phương pháp khác: Khảo sát qua mạng dạng survey online, thư điện

tử, gửi 200 phiếu câu hỏi đến tận tay khán giả là kiều bào, thu về 130 phiếu; …
được sử dụng đối với công chúng NVNONN nhằm thu thập những ý kiến nhận xét,
đánh giá, đề xuất, kiến nghị của đối tượng tiếp nhận, bổ sung luận điểm cần thiết
cho việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu được áp dụng trong luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về
công tác thông tin đối ngoại; kế thừa những quan điểm lý luận về sản xuất chương
trình truyền hình, tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn tầm quan trọng
trong việc truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam cho
NVNONN trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đặt ra những yêu cầu cần thiết về
nội dung, hình thức truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt
Nam trên các chương trình truyền hình đối ngoại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nếu được thực hiện thành công, đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo
cho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách thông tin đối ngoại;
cung cấp dữ liệu thực tế; tạo cơ sở cho các nhà lãnh đạo Đài truyền hình Kỹ thuật số
VTC, các phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất chương trình xem xét để điều
chỉnh, nâng cao chất lượng ba chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và
Phim tài liệu nói riêng; các chương trình truyền hình đối ngoại của VTC10 NetViet nói chung. Ngoài ra, luận văn còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho
các đồng nghiệp và sinh viên báo chí tại các cơ sở đào tạo báo chí.


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn

được chia làm ba chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về truyền thông về
hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
trên truyền hình đối ngoại
Chương 2: Thực trạng truyền thông về hình ảnh đất nước, con
người,
văn hóa Việt trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 - NetViet
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về hình
ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên
truyền hình đối ngoại


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ
TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA
VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN
HÌNH ĐỐI NGOẠI
1.1. Về một số thuật ngữ đƣợc sử dụng
1.1.1. Hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt
1.1.1.1. Hình ảnh đất nước Việt Nam
Mỗi một dân tộc có một cách hiểu riêng về đất nước của mình và cách yêu
nước của mỗi dân tộc một khác. Trong cuốn Đại cương về văn hóa Việt Nam của TS
Phạm Thái Việt (chủ biên) có đề cập đến cách hiểu “đất nước” trong quan niệm của
người Việt Nam: “Ý niệm về nước, đất nước, lãnh thổ, về dân tộc và về chủ quyền
của người Việt đã ra đời từ rất sớm, và thường xuyên được hun đúc trong quá trình
đấu tranh chống ngoại xâm. Những yếu tố đó đã hình thành nên một truyền thống
văn hóa nhà nước và dân tộc riêng có của Việt Nam” [33, tr.95].
Cũng trong cuốn sách trên, tác giả nhận xét rằng: “Ở Việt Nam, các vùng đất
khác nhau được cai quản bởi các phìa tạo, và không theo chế độ cha truyền con
nối. Khi có giặc ngoại xâm, các phìa tạo tập hợp lại với nhau để cùng chống
giặc.Sau khi đánh đuổi quân thù ra ngoài bờ cõi, ai lại về nhà nấy. Thế nên ông vua

của Việt Nam chỉ là một vị thủ lĩnh mang tính chất danh nghĩa, không có quyền cai
trị đất đai ngoài vùng của mình. Bởi vậy, đất nước không phải của vua hay của bất
cứ dòng họ nào mà là của chính người dân” [33, tr.97].
Trong thời hiện đại, để được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế với những
hình ảnh tích cực, một điều mà quốc gia nào cũng quan tâm là tạo dựng và quảng bá
xúc tiến, giới thiệu hình ảnh đất nước ra nước ngoài. Đây là một nỗ lực định vị
điểm đến cho quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh quốc gia được các nước cân
nhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông tiên
tiến nhất.


Đối với Việt Nam, một hình ảnh đất nước yêu chuộng hòa bình và vô cùng
xinh đẹp đang được thế giới nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
(NVNONN) nói riêng biết đến một cách rộng rãi hơn chính nhờ những hoạt động
truyền thông đầy mới mẻ, sáng tạo, ý nghĩa trên truyền hình.
Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam được biết đến như một điểm đến hấp dẫn với
hình ảnh đất nước tuyệt đẹp qua phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, nhiều di sản thiên
nhiên và văn hoá đặc sắc, người dân thân thiện hiếu khách, ẩm thực phong phú đa
dạng... Những nỗ lực định vị điểm đến của du lịch Việt Nam đựơc thể hiện thông
qua các “Chương trình hành động du lịch” cấp quốc gia với những khẩu hiệu rõ
ràng, những năm đầu thế kỷ XXI là “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới”;
sau đó khẩu hiệu đã được cụ thể hơn nhằm làm khác biệt sản phẩm du lịch Việt
Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới “Việt Nam - điểm đến thân
thiện và an toàn”, đây cũng là cách làm nổi bật thế mạnh du lịch của đất nước Việt
Nam; và khẩu hiệu hiện nay là “Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn”. Gần đây nhất, chương
trình kích cầu tiêu dùng của ngành du lịch nhằm thu hút khách trong thời kỳ khủng
hoảng tài chính là “Việt Nam chào đón bạn” đã góp phần chuyển tải một thông điệp
cuốn hút đối với du khách nước ngoài.
Trong lĩnh vực ẩm thực, hình ảnh đất nước Việt Nam được bạn bè trên thế giới

biết đến và đặc biệt yêu thích qua những món ăn ngon, những loại hoa quả đặc
trưng cho từng vùng miền.
Trong lĩnh vực kinh tế, hình ảnh đất nước Việt Nam được thế giới biết đến là
một nền kinh tế đang ngày một phát triển. Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong công tác đối ngoại đã góp phần làm
cho các nước trên thế giới biết đến Việt Nam như một nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao, chính trị ổn định, với lực lượng lao động trẻ, thông minh sáng tạo.
Như vậy, theo tác giả hiểu, hình ảnh đất nước Việt Nam là những hình ảnh liên
tưởng của mọi người về Việt Nam qua các lĩnh vực như chính sách kinh tế, chính
trị, xã hội, giáo dục, du lịch, bản sắc văn hoá và tính cách con người Việt Nam. Đặc
biệt, hình ảnh đất nước theo đúng nghĩa là quốc gia tích cực sẽ làm cho bạn bè thêm
yêu Việt Nam - và chính đó là một lá chắn vững chắc bảo vệ Tổ quốc.


1.1.1.2. Hình ảnh con người Việt Nam
Trong bài viết “Văn hóa và an ninh con người” của GS.TSKH Trần Ngọc
Thêm, được in trong cuốn Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn – Chuyên đề
Văn hoá học, Tp.HCM - Nxb Đại học Quốc gia, 2013; tác giả cho rằng: “Con người
là trung tâm của mối quan hệ bộ ba: tự nhiên - xã hội - văn hóa. Con người là sản
phẩm của tự nhiên. Con người liên kết với nhau tạo thành xã hội. Con người và xã
hội sáng tạo ra văn hóa. Văn hóa gắn liền với con người. Nét đặc trưng phân biệt
con người với giới tự nhiên nói chung và các loài động vật khác nói riêng chính là
ở chỗ nó là một động vật có văn hóa”.
Trong quá khứ, hình ảnh con người Việt Nam là hình ảnh anh hùng bất khuất
trong thời chiến tranh.Trong thời kỳ hội nhập, hình ảnh con người Việt Nam là hình
ảnh người Việt Nam hiện đại, năng động, giàu sức trẻ và trí tuệ.
Những tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng
tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên nét đặc trưng của con người ViệtNam.
Như vậy, hình ảnh con người Việt Nam, hiểu một cách tương đối là hình ảnh
về con người Việt Nam cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động; các danh

nhân văn hóa – lịch sử; các nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu; hay được thể hiện
qua những tấm gương dựng nước và giữ nước, những tấm gương lao động thời kỳ
đổi mới, những gương mặt trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.
1.1.1.3. Hình ảnh văn hóa Việt Nam
Trong các tác phẩm kinh điển, chỉ có vài lần Mác và Ăng-ghen trực tiếp nhắc
đến thuật ngữ văn hóa. Cũng dễ hiểu bởi ở thời các ông, văn hóa học chưa xuất
hiện, còn khái niệm văn hóa thì vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi văn minh và thuật ngữ
culture đôi khi vẫn được hiểu là trồng trọt, gieo trồng.
Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về dân tộc học, nói chung được hình
thành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng một số năng
lực và thói quen khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội.

Đến đây, cần dừng lại để xác định rõ nội hàm của khái niệm “văn hóa”. Định
nghĩa văn hóa thì có rất nhiều, song tựu trung lại thì văn hóa có hai nghĩa chính.


Trong công trình “Được sáng tạo bởi nhân loại”, Iu.V.Brômlây và R.C.Pađôlưi
đã khẳng định: Văn hóa trong ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này, đó là tất cả những
cái đã và đang được tạo ra bởi nhân loại; hoặc trong tác phẩm Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội” [28, tr.45].
Như vậy, với cách định nghĩa trên thì nội hàm của khái niệm văn hóa bao gồm:
Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người. Thứ hai, những giá trị mà con
người sáng tạo ra đó phải mang tính nhân tính - nghĩa là nó phải mang tính người.
Điều đó có nghĩa là có những giá trị do con người sáng tạo ra nó không phải là giá
trị văn hóa bởi vì nó không mang tính người, nó hủy hoại cuộc sống của con người,
do đó không được cộng đồng chấp nhận như: bom nguyên tử, các vũ khí giết người

hay chủ nghĩa khủng bố; một vấn đề nổi cộm trong giai đoạn hiện nay.
Với định nghĩa giá trị về văn hóa trên, chúng ta có thể sử dụng để nghiên cứu
về hình ảnh văn hóa thông qua lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử của một dân tộc,
một cồng đồng người. Ví dụ như nghiên cứu hình ảnh văn hóa Việt Nam là chúng ta
nghiên cứu về lối sống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, với định nghĩa trên cũng
giúp phân biệt được đâu là giá trị văn hóa, đâu không phải là giá trị văn hóa.
Sự hiện diện văn hoá của một đất nước tại một quốc gia chính là hình ảnh ấn
tượng của quốc gia đó trong lòng khách du lịch. Hình ảnh ấn tượng đó có thể là một
công trình kiến trúc, tác phẩm âm nhạc, thơ văn, hội hoạ, điêu khắc, có thể là một
danh thắng thiên nhiên, một nhân vật nổi tiếng, một phong tục tập quán, một lễ hội,
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, một con vật, một loài cây, loài
hoa, thậm chí là một món ăn, một loại đồ uống. Một quốc gia có thể có một hình
ảnh đặc trưng tiêu biểu, nhưng nhìn chung, các quốc gia thường có nhiều hình ảnh
mang tính đặc trưng. Ví dụ, khi nhắc đến Pháp, điều mà ai cũng nghĩ đến đó là tháp
Eiffel, rượu vang Bordeaux; nói đến Australia, người ta sẽ nghĩ đến Nhà hát vỏ sò
Sydney, đến chuột túi Kangaroo; nói đến Nhật Bản là núi Phú Sỹ, rượu Sakê, trà


đạo; nói đến Hàn Quốc không thể không nhắc đến món kim chi; nói đến Cuba, đó là
xì gà, là bãi biển trong xanh, là mía đường; nói đến nước Nga, đó là điện Kremlin,
là rượu Vottka, âm nhạc Tchaikovsky; nói đến Tây Ban Nha là những trận đấu bò tót
nẩy lửa. Những hình ảnh về một xứ sở nào đó sẽ được người dân các xứ sở khác
đón nhận, ghi nhận và lưu giữ để trở thành biểu tượng. Khi có một sự tác động nhất
định, biểu tượng đó sẽ hiện diện trong đầu óc con người theo quy luật liên tưởng.
Đối với Việt Nam, hình ảnh văn hóa Việt thể hiện qua những giá trị văn hoá
của ngàn năm văn hiến; là truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang,
bất khuất của dân tộc, là phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng; là lòng nhân hậu
và mến khách của người dân Việt Nam; là sự tinh xảo của các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ; các di sản đựơc thế giới công nhận, những cô gái duyên dáng trong tà áo
dài dân tộc, chiếc nón bài thơ và nụ cười thân thiện trên môi với món phở cuốn nổi

tiếng;…
Tác giả G.V Cu-do-nhet-xốp trong cuốn “Báo chí truyền hình – Tập 1”
cũng đã khẳng định: “Ở mức độ khác nhau, mọi chương trình truyền hình đều đưa
người xem tiếp cận với văn hóa” [1, tr.76].
Như vậy, nói đến hình ảnh văn hóa là nói đến những giá trị văn hóa ngàn năm
như phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, ẩm thực, du lịch, làng
nghề, trò chơi dân gian, dân ca dân vũ,… của nhân dân Việt Nam, trong đó nhấn
mạnh đề cao đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, trong luận văn này, tác giả tiếp cận nghiên cứu về hình ảnh đất nước,
con người, văn hóa Việt là tiếp cận đến những con người Việt Nam của quá khứ và
hiện đại; đến lối sống của con người Việt Nam hàng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại,..;
đến đất nước Việt Nam đang đổi thay từng ngày về kinh tế - chính trị - xã hội – giáo
dục – khoa học; đến văn hóa Việt Nam thể hiện qua các phong tục tập quán, tôn
giáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, dân ca,….mang đậm bản
sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ, công tác truyền thông về
hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ngày nay không chỉ là vì diện mạo của
đất nước Việt Nam mà còn là một trong những động lực quan trọng dẫn dắt sự phát
triển của nền kinh tế, thương mại, du lịch,…


1.1.2. Người Việt Nam ở nước ngoài, kênh truyền hình đối ngoại
1.1.2.1. Người Việt Nam ở nước ngoài
Khái niệm người Việt Nam ở nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất. Theo điều 3, khoản
3, Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài ở nước ngoài".
Khái niệm này được khẳng định lại tại điều 3, khoản 3, Luật quốc tịch Việt
Nam năm 2008 như sau: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt
Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài".

Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm
2 loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước
ngoài.
-

Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam (Điều 49 Hiến

pháp năm 1992).
-

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có

quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc
huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3
khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008).
1.1.2.2. Thông tin, đối ngoại, thông tin đối ngoại, kênh truyền hình đối ngoại
- Thông tin, đối ngoại, thông tin đối ngoại:
Có thể nói, thông tin đối ngoại là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta, đặc
biệt xuất hiện với tần số ngày càng nhiều trong mười năm trở lại đây. Khái niệm về
thông tin đối ngoại đến nay vẫn gây nhiều tranh luận, bàn cãi về nội hàm, phạm vi
của nó và chưa thống nhất về cách định nghĩa.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, 2002: Thông tin là truyền
cho nhau để biết [44, tr.953], đối ngoại là đối với nước ngoài, bên ngoài, đường lối,
chính sách, sự giao thiệp của Nhà nước, của một tổ chức [44, tr.338]. Như vậy,
ở trong định nghĩa này, đã chỉ ra nội hàm của thông tin và đối ngoại, tuy nhiên sự
gắn kết để cho ra đời một định nghĩa hoàn chỉnh, mang tính khoa học, đầy đủ ý
nghĩa và nội hàm của nó thì vẫn chưa chỉ ra được.


Có quan điểm cho rằng: Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng

của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước
ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người
Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt
Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ra, trên cơ sở đó
tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc [43].
Quy chế Quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại, định nghĩa rằng: “Thông
tin đối ngoại là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử,
văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật,
chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt
Nam” [42]. Như vậy, lần đầu tiên, một định nghĩa chính thức về thông tin đối ngoại
được đưa vào khẳng định trong văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện khá đầy đủ về
nội dung của nó.
- Kênh truyền hình đối ngoại: là kênh truyền hình dành cho người nước ngoài,
người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nội dung các chương trình phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại bao gồm tin
tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt Nam - Đất nước, Con
người, các chương trình du lịch, văn hóa. Kênh truyền hình đối ngoại được phát
sóng bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh và một số thứ tiếng khác
của các quốc gia trên thế giới.
1.1.3. Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt
Truyền thông là thuật ngữ rất phổ biến trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển với vai trò của thông tin có ý nghĩa to lớn trong một xã hội mở.
Trong bài viết Bàn về cách tiếp cận liên ngành báo chí và thông tin đối ngoại của
tác giả Lê Thanh Bình – Thái Đức Khải ( Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84),
3/2011; tr 245-259) khái quát rằng: Truyền thông là một quá trình tập hợp, lựa chọn
và chia sẻ những biểu tượng nhằm giúp người tiếp nhận giải thích từ nhận thức của
riêng họ một ý nghĩ tương tự như trong ý nghĩ của nhà truyền thông”.



×