Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Mấy nét về cội nguồn văn minh, văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.14 KB, 12 trang )

Mấy nét về cội nguồn - Văn minh, văn hóa Việt Nam
Nửa đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, nghĩa là nhà Tần chưa nổi dậy,
trước cuộc chinh phạt phương Nam của Tần Thủy Hoàng, miền Bách Việt
phương nam chưa tiếp xúc với người trung nguyên Hoa Hạ, Trung Quốc, "vào
thời kỳ này trong sự nhận thức của các sĩ phu phương Bắc, họ mới chỉ biết đến
nước Việt của Câu Tiễn. Sau này trong quá trình tiếp xúc, bằng nhiều con đường
khác nhau, họ dần dần biết thêm các nước khác nhau ở khu vực này mà trước
tiên là Ðông Âu (lấy tên con sông Âu mà dân nước này cư trú ven bờ), là một
nước khá hùng mạnh cho nên người Trung Nguyên bấy giờ thường dùng từ Âu
để chỉ các nhóm người Việt sống ở Lĩnh Nam..." (Ðặng Kim Ngọc, "Vấn đề
Việt Nam trong lịch sử cổ đại và trong sử sách Trung Quốc và Việt Nam",
Nghiên cứu lịch sử số 6 (231), 1986 tr. 51).
Căn cứ từ các nguồn tài liệu giá trị trong cổ thư Trung Quốc, tác giả Ðặng Kim
Ngọc trong bài khảo luận kể trên, khảo cứu từ các bộ "Thượng Thư", "Chu Lễ"
và "Quốc Ngữ" về các chư hầu của nhà Chu. Vào thời kỳ này, Âu Việt hay Âu
Thục vẫn còn tồn tại ở miền Trung (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), một vùng núi non
chập chùng phía thượng lưu Mâu Giang ( thời Tam Quốc là ích châu).
Theo cách phân chia chư hầu, thì Âu Việt chưa phải là chư hầu của nhà Chu
(1122 - 221 trước công nguyên). Các dân tộc chung quanh lãnh thổ Hán tộc,
người Hán gọi là Bắc Ðịch, Tây Nhung, Ðông Di và Nam Man. Bộ tộc Âu Việt
cùng một hạng với Tây Nhung. Các vua Hán tự xưng là thiên tử (con trời), đặc
ra hệ thống ngũ phục. Phục là phục vụ thiên tử. Sách Chu Lễ mục Quan Chức
thì viết rõ: "Phục: Phục sực thiên tử dã", nghĩa là Phục tức là làm việc cho thiên
tử vậy.
Nhà Chu lấy kinh đô (kinh sư) làm trục trung tâm tức lấy nơi thiên tử ở làm
chuẩn (lấy Hàm Dương, kinh đô Tần Thủy Hoàng hay Trường An đời Hán đều
ở tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Nước chư hầu ở cách kinh đô 500 dặm gọi là "điện
phục", nước ở cách kinh đô 100 dặm gọi là "hầu phục", "yêu phục" hay "hoang
phục" ở cách xa kinh đô từ 1500 đến 2000 dặm.
Theo sách Hoa Dương Quốc Chí đời Tấn (q.1 và q.13), nước Thục tức Âu Việt
ở phía đông, liền với nước Ba, phía bắc thành Ðô (ích châu), phía nam là nước


Việt (Tây Thi gái nước Việt và Việt Vương Câu Tiễn).
Như vậy nước Thục thuộc về hoang phục. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt ở
phía Nam dãy Ngũ Lĩnh, không thuộc ngũ phục, nghĩa là không nằm trong khu
vực chư hầu Trung Quốc dù là hoang phục. Lãnh thổ Lạc Việt - Bách Việt ở
phía Nam Ngũ lĩnh. Theo ngọc phả đền Vua Hùng do Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Cố
soạn năm Hồng Ðức thứ 2 (1471): "Hùng Vương bách noãn tiên cung thủy bộ
linh thần" và bản "Hùng đô thập bát điệp thánh vương" soạn năm 1472, ghi rõ
15 bộ sách của nước ta thời Văn Lang trong đó có bộ Ai Lao Di (không phải
nước Ai Lao ngày nay), bộ Quảng Ðông và bộ Quảng Tây. Phục cũng có nghĩa
là triều cống. Văn Lang ở ngoài ngũ phục tức không triều cống thiên tử Hán tộc.
Cho nên sách Thiên Nam Ngữ Lục, bộ thi sử cây 137 - 138 viết:
"Ắt còn dòng dõi thiên hương
Ðã ngoài ngũ phục khả phương trạch người"
(ý nói, Lạc Long Quân tuy ở ngoài cõi ngũ phục, vẫn là dòng dõi thiên hương,
vẫn chọn được nàng Tiên Âu Cơ, con vua Ðế Lai làm vợ).
Người Quảng Ðông cho đến nay vẫn tự nhận mình là Việt nhân (chữ Việt nhân
Quảng Ðông thuộc bộ mễ, Việt trong Việt Nam thuộc bộ tẩu). Trước đời Tần
Thủy Hoàng (221 - 209 trước công nguyên), Lưỡng Quảng hay Lĩnh Nam thuộc
cương vực Văn Lang "kể từ thời Tần Thủy Hoàng để chinh phục Bách Việt
phương nam, dân Hoa ở trung bộ di cư xuống Quảng Ðông từ Tây An, dọc theo
Hán tử xuống Hán tử xuống Tây Giang đến Quảng Ðông. Ðến đời Ðông Hán
trào lưu di cư xuống Quảng Ðông mới mạnh. Ngay trước thời nhà Hán (206
trước công nguyên - 220 sau công nguyên), miền Quảng Tây còn ở ngoài phạm
vi ảnh hưởng Trung Hoa và theo đấy thì ít có ảnh hưởng Hán học" La Hương
lâm (giáo thụ), "Sự bành trướng văn hóa Trung Hoa về phương Nam và sự phát
triển học thức ở Quảng Ðông", Khảo cổ Tập san số VIII, Sài Gòn 1974 tr. 115 -
142, bản dịch của Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục).
Cương vực Bách Việt - Lạc Việt: Từ Hoa Nam đến Ninh Thuận.
Dân Lưỡng Quảng tuy Hán hóa nhưng vẫn có riêng văn học và truyền thống
Lưỡng Quảng. Người Quảng Ðông cho đến nay vẫn dùng tiếng Quảng Ðông,

Bạch Thoại (hay Quan Thoại) là ngôn ngữ thứ hai mặc dầu là ngôn ngữ chính
thức của Trung Quốc.
Nhiều học giả Tây Phương như Aucohrt lại ngộ nhận "Người Việt Nam gốc ở
Trung Hoa. Năm 334 trước công nguyên bị dồn xuống phương Nam". Ðiều này
đúng một phần, như tộc Thục Âu Lạc bị dồn xuống phưong Nam từ thượng lưu
sông Mân Giang. Nhưng Lạc Việt là dân bản địa, cương vực trải dài từ phía
Nam hồ Ðộng Ðình cho đến Cửu Chân, Nhật Nam (Việt Thường). Phan Rang
ngày nay coi là ngoài biên. (Về Bình Thuận, Ninh Thuận, Ðại Nam Nhất Thống
Chí, phần "kiến trí duyên cách" chép: "Ðất đây nguyên xưa là nước Nhật Nam ở
kiến ngoại (ngoài biên) sau là đất của Chiêm Thành" (Ðại Nam Nhất Thống Chí,
q.XII, tỉnh Bình Thuận, tr.7).
Chẳng phải một tộc Âu Việt phiêu dạt về phương Nam, các tộc Liêu Ðiền (Quý
Châu, Vân Nam) cũng phải chạy về phương Nam cũng như các tộc Thái, Tày,
Mèo (Miêu), Dao đều thuộc dòng Tầy Thái Bách Việt (chữ Thái theo thuyết văn
cắt nghĩa là một giống cỏ, có thể đây là loại ngũ cốc như kê và lúa trồng ở sườn
đồi theo kiểu đốt rẫy nên có bộ hỏa. Thái là tiếng cổ của nước Thục (Âu Việt) ở
Tứ Xuyên được phiên âm ra Hán).
Học giả Aucohrt cho rằng, năm 334 người Việt ở bên Trung Hoa bị dồn xuống
phía Nam, không thấy tác giả nêu lên biến cố lịch sử nào để lấy năm 334 làm
điểm mốc. Ông cho rằng giống Việt ở Trung Hoa biến mất chỉ còn lại giống
Việt ở Việt Nam duy trì bản sắc riêng (P. Aucohrt, "Les Annamites avant la
dynastie chinoise des Han" Les Revue Indochinoise, TXL n 9&10, 1923, tr.229-
249).
Nhận định trên đây rất xác thực. Lấy dân tộc Nùng làm thí dụ, địa bàn cư trú
thời viễn cổ ở miền Lưỡng Việt tức là các dân tộc Ô Hử, Lái, Lạo trong dòng
Bách Việt. Người Nùng, theo học giả Pháp Aurousseau là con cháu của người
Tây Âu Lạc Việt (L. Aurousseau, "La premiere conquete des chinois des pays
annamites", BEFEO, tr. XXIII, 1923).
Dân Nùng có mặt ở thượng du vào thế kỷ cuối trước công nguyên, tiếp tục di cư
vào Việt Nam cho đến đời nhà Tống (960-1279) và mãi sau này. Nhờ vậy còn

bảo tồn được văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ cũng như có riêng văn tự là
chữ nôm Tày, Nùng... Những tộc Việt còn sống sót ở Hoa Nam đều đã bị Hán
hóa. Hoặc trở thành thiểu số như dân tộc Choang ở Quảng Tây.
Dân Choang (dòng Bách Việt) phiêu bạt đến bắc Diến Ðiện, là tổ tiên của người
Shan Diến Ðiện. (xem Từ Tùng Thạch, Việt Giang lưu vực nhân dân xứ, Trung
Hoa thư cục xuất bản, Bắc Kinh, 1941).
Nùng tuy là một tộc riêng nhưng có nhiều quan hệ lịch sử với tộc Choang và
cùng một huyết hệ Bách Việt. Quảng Tây một số nhóm Nùng như Dù Nùng
được coi là dân tộc Choang (xem Y Quần, Ngã quốc dân tộc giản giới, Dân Tộc
Học xuất bản, Bắc Kinh, 1958).
Chúng tôi trình bày dài dòng như trên là chủ ý để nói rõ rằng ta chỉ ảnh hưởng
văn minh học thuật Trung Quốc kể từ thời Triệu Ðà với nước Nam Việt (207-
111 trước công nguyên). Nhưng ảnh hưởng ấy chưa đáng kể. Giao Châu dưới
thời đô hộ Hán cho đến thế kỷ đầu công nguyên vẫn là bầu trời riêng.
Năm 43 sau công nguyên, Mã Viện dẹp xong cuộc tổng khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng, y dâng biểu lên vua Quang Vũ (25-57) nhà Ðông Hán, trong tờ biểu,
Viện tâu rằng "Luật Việt so với luật Hán vẫn có 10 điểm khác nhau (hậu Hán
thư, q.54 - Mã Viện liệt truyện, dẫn bởi Vũ Văn Mẫu. Cổ Luật Việt Nam Lược
khảo, Sài Gòn 1970, q.1, tr. 61-62). Như vậy, sau 155 năm kể từ năm 111 trước
công nguyên, nhà Tây Hán cướp nước Nam Việt, luật Việt vẫn còn tồn tại. Tính
từ triều đại nhà Thục nước Âu Lạc (257-207 trước công nguyên).
Trở về thời vua Hùng Văn Lang, Nam Bắc còn cách ly rất rõ rệt, ta chưa từng
chịu ảnh hưởng văn minh học thuật Hoa Hán. Ta có riêng lịch phép (tất nhiên là
còn sơ giản), ta đã có kiến thức về thiên văn và một nền dịch ý phương Nam qua
đạo vuông tròn, thuyết âm dương và cờ ngũ hành với thuyết ngũ hành. Ðạo
Tiên, Ðạo Mẫu và tín ngưỡng thành hoàng, đạo thờ tổ tiên là sản phẩm tinh thần
của Lạc Việt phương Nam và của Bách Việt, khởi từ văn minh Sở Việt.
Họ Tầu và họ Việt
Ta thường có thói quen, thấy ai mang họ hơi khác với người Việt đã vội cho đó
là họ Tầu như họ Mâu, họ Sử, họ Phù... Lại có người cho rằng, dưới thời đô

Hán, vì chưa có chữ nôm, một số họ Việt đã bị Hán hóa do nhu cầu hành chánh
của đô hộ Hán. Ðiều này chỉ là phỏng đoán. Họ Trưng, họ Hoàng, họ Thi vẫn
còn tồn tại cho đến thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Dân tộc Mường vẫn duy trì
họ Việt cho đến nay như họ Quách, họ Hà, họ Cầm... Các dòng họ cổ còn tồn tại
đến nay như họ Tiêu, họ Chử, họ Sử... có thể là một số họ không thể chuyển tả
qua chữ Hán nên đã bị Hán hóa theo âm.
Bộ Trung Quốc Tính Thi Tập của Ðặng Hiến Kim xuất bản ở Ðài Bắc năm 1971
trong đó lược kê được 5652 họ, có họ tên đôi, ba, tên bốn, tên năm. Họ đơn chỉ
có một tên như họ Lý thì rất nhiều (năm 1995, Bắc Kinh thống kê cho biết có
vào khoảng 80 triệu người họ Lý ở Hoa Lục. Hàng năm họ Lý ở Hoa Kỳ tổ chức
đại hội tại Boston). Có những họ lấy bộ tộc làm họ như họ Nùng, như Nùng Trí
Cao triều Lý (sau họ Nùng đổi thành họ Nông). Như họ Khương (dân tộc
Khương) hay lấy tên một miền như họ Tống (thuộc nước Tống).
Người họ Lý Hoa Nam thuộc Thái, Nùng, Tầy lấy tên bộ tộc làm họ (nước Lý,
hậu thân của nước Nam Chiếu ở Vân Nam thuộc tộc Thái). Toàn Thư ghi họ Lý
của các vua triều Lý là từ bên Tầu qua, thực ra là từ Lĩnh Nam. Từ bên Tầu qua
chưa phải là dân Hoa Hán. Một số họ ở Hoa Nam như Trần, Sử, Thi, Triệu... là
dấu tích thị tộc Bách Việt.Họ Lý gốc là dân tộc Lý (trong dòng bách Việt, nước
Ðại Lý, nay là Vân Nam). Họ Liêu, gốc từ dân tộc Liêu (dòng Bách Việt). Hoặc
lấy tên của ông thủy tổ làm cho họ như họ Tư Mã, họ Công Tôn... Trong số gần
6000 họ Trung Hoa, có 2000 họ đôi, 120 họ ba chữ, 6 họ gồm 4 chữ, 3300 họ
đơn, trong số này chỉ có vào khoảng vài trăm họ thấy trong các họ Việt Nam
nhưng thông dụng thì chỉ có vào khoảng vài chục họ.
Ta có họ Trần khá phổ thông thì Tầu cũng có họ Trần. Tầu có họ Bạch, họ Sử,
họ Phù, họ Giang, ta cũng có những họ này nhưng rất ít.
Dân tộc Mường cũng có họ Bạch. Họ Bạch Việt Nam tuy hiếm nhưng nhiều
người đậu đạt cao. Trạng nguyên Bạch Liêu, người làng Nguyễn Xá, Nghệ An,
đậu Trạng nguyên kỳ thi Thái Học sinh (Tiến sĩ) đời vua Trần Thái Tôn năm
1266 (Ðại Nam Nhất Thống Chí, Cao Xuân Dục, Tổng tài biên soạn, q. 14 & 15,
Bộ văn hóa giáo dục Sài Gòn. 1965, tr. 122)

Họ Cao ở Nghệ An, theo thể phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc
Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Ðà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra
Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam
Ðịnh) định cư tại đây.
Thám Hoa Cao Quýnh đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tôn
năm 1415 là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ, không dính dáng gì đến họ Cao của
Tầu Ðại Nam nhất Thống Chí, sđd, tr.126)
Một số họ Lý ở Bắc Ninh, đồng bằng sông Hồng và Thanh Nghệ Tĩnh hiện nay,
không có gốc gác thân tộc bên Tầu (hoặc là do trải qua nhiều đời rồi đã Lạc Việt
hóa). Họ Lý thuộc các vua triều Lý sau khi bị Trần Thủ Ðộ cướp ngôi cho nhà
Trần, buộc phải đổi họ Lý thành họ Nguyễn với lý do "kỵ húy" ông tổ của họ
Trần là Trần Lý. Nhưng nhiều hệ họ Lý không liên hệ với hoàng tộc nhà Lý thì
vẫn duy trì họ Lý mà nhà Trần cũng không bắt tội.
Phần chú, Việt Lược Sử Lược, ghi: "Theo sách Mộng Kê Bút Ðàm của Thẩm
Hoạt đời Tống thì Lý Công Uẩn gốc là người Mân (Phúc Kiến). Tiến sĩ Từ Bá
Tường, người Quảng Tây, nhà Tống trong thư gửi cho Công Uẩn cũng nói:
"Tiên thế đại vương vốn là người đất Mân. Tôi nghe nói công khanh ở Giao Chỉ
cũng nhiều người đất Mân" (Việt Sử Lược, bản Hán văn, q.II, tập 1ab, bản dịch
Trần Quốc Vượng, tr. 64 "Về nhà Lý" xem "Cương Mục chính biên" q.II tr.4 -
Toàn Thư bản kỷ, Kỷ nhà Lý, q.II, tr.1a)
Mân là Mân Việt, cũng như dân Lưỡng Quảng thường gọi là Việt Ðông (như Từ
Hải, một nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du "Họ Từ tên Hải vốn người
Việt Ðông"). Họ Lý Mân Việt là họ Lý Việt tộc cũng như họ Lý hiện nay ở
Quảng Tây, dân tộc Choang và họ Lý dân tộc Nùng đều là họ Lý Việt tộc (Âu
Việt). Nếu gán ghép họ Lý Lạc Việt, họ Lý Mân Việt, họ Lý Việt Ðông và họ
Lý Âu Việt (Tày Nùng - Choang) với họ Lý Tầu (Hoa Hán) là điều hết sức sai
lầm.
Dân tộc Mường cũng có họ Cao, theo tài liệu của một Quan Lang tỉnh Hòa Bình
"Quan Lang khởi tổ từ cuối đời Văn Lang là những con thứ, cháu thứ nhà vua
chia phong cho họ Ðinh, họ Quách, họ Bạch, họ Xậ, họ Cao, sáu họ làm quan

lang" (Quách Ðiền, "Quan Lang Hòa Bình về thời thượng cổ" Nam Phong tạp
chí số 100, tháng 10 & 11, 1925).Ðại Nội Huế
Họ Sử tỉnh Hà Tĩnh không liên hệ gì với họ Sử bên Tầu. Sử Hy Nhan, quán làng
Ngọc Sơn, huyện Can Lộc, trạng nguyên đời vua Trần Duệ Tôn (1372-1377)
ông đậu khoa Tiến sĩ năm 1374 (năm đầu tiên của học vị tiến sĩ, được gọi là
Thái Học sinh). Ông Trạng Hy Nhan "không sách nào là không đọc nên vua đặt
họ là họ Sử (Ðại Nam Nhất Thống Chí, sđd, q.13, tỉnh Hà Tĩnh, tr.88)
Tìm trong "Trung Quốc Nhân Danh đại từ điển" ta sẽ thấy nhiều danh từ gốc
Bách Việt nếu đem so với bộ "Bách Việt tiên hiền chí" mà Linh mục học giả Vũ
Ðình Trác đã sưu tầm được. Trong bộ tự điển đồ sộ này, ta tìm thấy danh nhân
Khương Công Phụ, tưởng đâu là người Hán. Khương Công Phụ là người Việt,

×