Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.69 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1 .Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm FDI
Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương
trình đã được hoạch định trong một khoàn thời gian tương đối lâu dài nhằm thu
được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là loại hình đầu tư quốc tế được thực
hiện trên thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt
động kinh doanh của các công ty quốc tế ra toàn cầu. Việc mở rộng sản xuất
thông qua các hình thức FDI không chỉ đơn thuần là các hoạt động chu chuyển
tài chính quốc tế, mà cùng với nó là hoạt động chuyển giao công nghệ, bí quyết
và các tài sản khác. Người bỏ vốn trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng là
người sử dụng vốn, nhà đầu tư là người quản lý hoạt động đầu tư. Trong hoạt
động FDI, người đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định nhằm tăng thêm
năng lực sản xuất hiện có hoặc tạo ra năng lực sản xuất mới, họ cũng có thể
mua lại một số cổ phiếu đủ lớn để tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh thu lợi tức.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà các nhà đầu tư
nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng bỏ
vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro, thu lợi nhuận
từ hoạt động đầu tư đó.
Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản


được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty."
1.2 Đặc điểm của FDI
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, đặc điểm của FDI cũng phụ
thuộc theo các hình thức như sau:
-Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên
(gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh
cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư
mà không thành lập một pháp nhân
-Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các
bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh
doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp
liên doanh thường được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,
có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sự sở hữu của
các nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất, kinh doanh.Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động trực
tiếp không những với các nước được tiếp nhận đầu tư mà còn với các nước đi
đầu tư ở các nước khác.
2 .Chính sách thu hút FDI
2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI
Chính sách là tổng thể các tư tưởng ,quan điểm công cụ mà chủ thể quản
lý sủ dụng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện các
mục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục tiêu tổng thể. Chính sách
xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm
vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những
quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Bằng cách đó
các chính sách đề xướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ
chức vào thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Chính sách phát triển kinh tế xã hội là quyết sách của Nhà nước nhằm

giải quyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội của đất
nước thông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ
máy Nhà nước .
-Xét theo nghĩa rộng chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan
điểm tư tưởng phát triển , những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ
bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước. Chính sách theo quan niệm
trên là đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam đường lối
do Đảng cộng sản Việt Nam - lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xây
dựng.
-Xét theo nghĩa hẹp thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về chính sách
kinh tế - xã hội ( chính sách công: (
Chính sách công là phương thức hành động được nhà nước tuyên bố và
thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Các vấn đề lặp đi lặp lại
là những vấn đề gây ra sự hạn chế trong việc sử dụng đầu tư. Tình trạng lặp đi
lặp lại này buộc nhà nước phải đưa ra các chính sách.
Chính sách là những hành động của nhà nước nhằm hướng tới những
mục tiêu của đất nước. Với quan niệm này, chính sách công là bộ phận của
chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ thực hiện chiến lược.
Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách phát triển kinh tế
xã hội mà trong đó vấn đề được giải quyết là vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI
Mỗi chính sách được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của
mình,nhưng đều góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu bậc cao
hơn.Chính sách thu hút FDI góp phần thực hiện những mục tiêu chung của xã
hội thông qua việc sử dụng các giải pháp và công cụ nhất định như:Thứ nhất, tỷ
lệ tăng trưởngkinh tế đáng kể và liên tục , ổn định giá cả ,mức độ đảm bảo công
ăn việc làm cao (tỷ lệ thất nghiệp thấp )và cân bằng cán cân thanh toán.Thứ
hai,công bằng xã hội ,an toàn xã hội và tiến bộ xã hội.Thứ ba, cải thiện cơ cấu
ngành,cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ tầng và cơ cấu các thành phần kinh tế.

Là một chính sách kinh tế ,ngoài những mục tiêu tối cao và mục tiêu chung,
chính sách thu hút FDI thực hiên nhưng mục tiêu đặc trưng của mình như:
Huy động vốn tư các nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ, tạo việc
làm, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển kinh tế thị trường.
2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI
Nhiều người thường hiểu chính sách thu hút một cách đơn giản là những
chủ trương, chế độ mà nhà nước ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư điều đó
đúng như chưa đủ. Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những
kết quả nhất định thì những chủ trương, chế độ đó chỉ là những khẩu hiệu mà
thôi.
-Chính sách thu hút được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung
của nhiều người hoặc của xã hội từ việc thu hút được vốn đầu tư để phát triển
khu vực đó. Thước đo chính để đánh giá, so sánh lựa chọn chính sách phù hợp
là lợi ích mang tính xã hội mà chính sách đó mang lại. Đây cũng chính là lý do
để các chính sách thu hút được gọi là chính sách công. Trong thực tế có tình
trạng một chính sách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã
hội khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt hại. Khi đó chính sách thu hút phải
đứng trên lợi ích của đa số của xã hội để giải quyết vấn đề.
-Chính sách thu hút là quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia.
Trước hết chính sách kinh tế - xã hội là sản phẩm của các đường lối chính trị
quan hệ giữa các quốc gia, do nhà nước với tư cách là người tổ chức và quản lý
vốn đầu tư của toàn xã hội xây dựng và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi.
Nhưng qua đây không phải chính sách chỉ do các tổ chức công của nhà nước
thực hiện. Ngày nay trong quá trình dân chủ hóa chính sách, vai trò của các tổ
chức dân chúng và ngoài nhà nước ngày càng tăng lên cao hơn.
-Chính sách thu hút vốn đầu tư có phạm vi tác động lớn đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, thể hiện sự cần thiết của can thiệp nhà nước trong các
lĩnh vực đó .

2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI
Là một trong những công cụ quản lý quan trọng của nhà nước, các chính
sách thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức to lớn đóng góp cho sự tăng trưởng
chung của đất nước. Một số nội dung quan trọng của chính sách như sau:
-Tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục đầu tư nhanh chóng
không rườm rà gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu
tư trong nước trong việc thực thi các dự án. Tích cực phòng chống tham nhũng
hiệu quả, tạo môi trường pháp luật cho các nhà đầu tư khi đầu tư trong nước.
-Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để nguồn đầu tư của các
tổ chức vào trong nước có hiệu quả cao. Từ đó mới tạo được sự tin tưởng của
các nhà đầu tư vào lao động có tay nghề cao trong nước.
-Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn và đặc biệt các nước trong
khu vực. Có thể xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các nước nhưng không
nên lệ thuộc quá nhiều vào các nước đối tác dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụ
thuộc nhiều vào nước đầu tư .
-Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Việc quy hoạch tổng thể
cần được minh bạch và công khai để các nhà đầu tư biết được rõ ràng yên tâm
đầu tư vào một khu vực trong nước.
-Nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước, bên cạnh đó tạo môi trường trong
sạch, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các lĩnh vực hiện tại
có khả năng thu hút cao như các ngành công nghiệp, dịch vụ
3 .FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam
3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
3.1.1 Về quy mô dự án
Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam Đều có quy mô vừa và
nhỏ,trung bình cho cả giai đoạn 1988-2003 chỉ ở mức 8,3 triệu USD/dự án. Quy
mô dự án có tính chất quan trọng trong các dự án đầu tư. Quy mô dự án quyết
định đến lượng vốn đầu tư sử dụng trong dự án, quyết định tính chất lớn nhỏ
của dự án. Quy mô dự án càng lớn thì quá trình sử dụng lao động, quản lý dự án
cũng lớn. Bên cạnh đó nếu dự án có quy mô quá nhỏ không đem lại nhiều lợi

ích cho nhân dân có thể nhà nước hoặc cơ quan chính quyền tỉnh sẽ không cho
thực hiện.
3.1.2 Về hình thức sở hữu
Do nhiều lý do trong đó có việc hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI với
100% vốn đầu tư nước ngoài , các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữa
thập kỹ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) và nhà đầu tư nước ngoài.Tính đến cuối năm 1998 số dự án liên doanh
chiếm tới 59%tổng số dự án và 69% tổng số vốn đăng ký.Từ năm 1997 hạn chế
này đã được xoá bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo
hình thức sở hữu.Hiện tại hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 42,5%
tổng vốn đăng ký, trong khi hình thức dự án có 100% vốn nước ngoài chiếm
45,5% còn lại là dự án BOT và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các dự án
liên doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp
ngoài nhà nước cũng tăng lên đáng kể .
3.1.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành

×