Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SKKN: Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 19 trang )

Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

MỘT VÀI KINH NGHIỆM

DẠY TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
  
   I. Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện một cách đồng bộ đổi 
mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, vấn đề  đổi mới phương pháp dạy học 
(PPDH) nói chung, thì đổi mới PPDH môn Ngữ văn luôn được các nhà khoa học­giáo  
dục hàng đầu quan tâm, nghiên cứu và tìm cách cải tiến. Có thể  nói đây là một bước  
đột phá của ngành giáo dục nước ta. Đảng và Nhà nước đã đặc biệt chú trọng đến 
việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao trình độ, đổi mới PPDH,  
phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, yêu cầu giáo viên 
tăng cường tổ  chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn phương pháp 
tự  học cho các em, xem đây là một nhiệm vụ  vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên  
suốt cả quá trình đổi mới. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải triệt để  thực hiện theo  
nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác 
và sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy học.
Sơ đồ tư duy (SĐTD) kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu,  
sơ  đồ  nhưng  ở  mức cao hơn. Nó là một công cụ  tổ  chức tư  duy được tác giả  Tony 
buzan (người Anh) nghiên cứu và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có thể khẳng định 
rằng PPDH bằng SĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó giúp học sinh dễ ghi 
nhớ, phát triển nhận thức, khả  năng tư  duy, óc tưởng tưởng và khả  năng sáng tạo…
Trong thời gian qua, tôi đã nghiên cứu và áp dụng dạy học bằng SĐTD cho các 
tác phẩm thơ hiện đại (Ngữ văn 9 HKI, năm học 2013­2014) và đã mang lại hiệu quả 
đáng kể. Vì vậy tôi mạnh dạn hơn khi chọn đề  tài “ Một vài kinh nghiệm dạy tác  
phẩm thơ  hiện đại bằng sơ  đồ  tư  duy”  để  cùng trao đổi, chia sẻ  kinh nghiệm với  
đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
2. Thực trạng của vấn đề


Năm học 2013 – 2014 là năm học mà toàn ngành GD&ĐT đã và đang tiếp tục nỗ 
lực đổi mới phương pháp giảng dạy, để  đào tạo ra những con người năng động, sớm  
thích  ứng với đời sống xã hội. Trước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta 
phải không ngừng đổi mới, cải thiện phương pháp soạn giảng để  trong mỗi tiết dạy 


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

học sinh sẽ hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ  
nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh kiến thức. 
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ  văn là một môn học có vị  trí quan 
trọng. Vì đây là môn học vừa mang tính công cụ, vừa là môn học mang tính nghệ 
thuật, lại là môn học mang tính nhân văn rất cao. Bởi vậy, để học sinh học tốt bộ môn 
này thì người giáo viên phải chú trọng đến PPDH, phải tìm tòi, sáng tạo nghiên cứu và 
áp dụng những hình thức, biện pháp tổ  chức dạy học mới, hiện đại, sinh động, đưa 
học sinh đến với môn học này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự.
Tuy nhiên, hiện nay việc đưa SĐTD vào  ứng dụng trong quá trình dạy học đối 
với môn Ngữ văn còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở ngại đối với giáo viên. Qua 
dự giờ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn đối với đồng nghiệp trong tổ, trong trường,  
tôi nhận thấy, hầu hết giáo viên cũng như  bản thân tôi mới chỉ  dừng lại  ở  việc sử 
dụng SĐTD để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, hay mỗi bài ôn tập, tổng kết 
một phân môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi. Mà chưa mạnh dạn đưa SĐTD  
vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học, chưa phát huy được hết tính phổ biến và 
công dụng của SĐTD trong quá trình dạy học môn Ngữ văn. Do đó chưa phát huy hết 
khả  năng tư duy và trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh qua mỗi bài học. Điều này 
làm cho giờ học buồn tẻ trầm lắng, thiếu sinh động và hứng thú học tập ở  học sinh.  
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho học sinh chán học, kết quả  học 
tập sa sút. Cụ thể một bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (Tiết 73) của năm học 
2012­2013 như sau:
Lớp – sĩ số

9b­23

Điểm 9­10
SL TL%
0
0

Điểm 7­8
SL TL%
1
4,3

Điểm 5­6
SL TL%
13 56,6

Dưới TB
SL TL%
9
39,1

Chính vì thế lại càng thôi thúc tôi dành nhiều thời gian để tìm ra PPDH bằng sơ 
đồ tư duy hiệu quả nhất ở tác phẩm thơ hiện đại để vận dụng vào quá trình dạy học.


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

   II. Giải pháp.
1. Phạm vi chọn đề tài:
Chương trình Ngữ văn lớp 9 Học kì I có tất cả năm tác phẩm thơ hiện đại được  

đưa vào học chính thức: Đồng chí – Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính –  
Phạm Tiến Duật, Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Bếp lửa – Bằng Việt, Ánh  
trăng – Nguyễn Duy.
Các tác phẩm thơ ca Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 rất hay, hấp 
dẫn.   Vừa tái hiện cuộc sống, đất nước và hình  ảnh con người Việt Nam suốt một  
thời kì lịch sử  nhiều giai đoạn vừa thể  hiện tâm hồn – tình cảm – tư  tưởng của con 
người Việt Nam trong một thời kì lịch sử  có nhiều biến động, thay đổi lớn: tình yêu  
nước, yêu quê hương, tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, tình mẹ con, bà cháu…
trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
Tôi chọn viết kinh nghiệm về dạy tác phẩm thơ hiện đại với mong muốn trao 
đổi với đồng nghiệp gần xa một vài suy nghĩ, cũng như  kinh nghiệm khi dạy các tác 
phẩm này bằng bản đồ tư duy.
Mục đích của tôi giúp học sinh tiếp cận tác phẩm, nhìn nhận đánh giá tác phẩm 
ở nhiều góc độ khác nhau, để  các em hiểu sâu tác phẩm hơn. Vì vậy tôi đã vận dụng  
kinh nghiệm của mình vào dạy lớp 9 trường THCS Thuận Quý năm học 2013­2014.
2. Quá trình thực hiện:
Hầu hết các tác phẩm thơ  hiện đại đều có thể  vận dụng rất tốt phương 
pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy. Học sinh đã quen với việc vẽ SĐTD ở các tác phẩm  
văn học Trung đại và một số tiết học khác cho nên việc dạy các tác phẩm thơ hiện đại 
bằng SĐTD cũng khá thuận lợi. Giáo viên cũng không phải mất thời gian nhiều để 
hướng dẫn học sinh cách vẽ, các em theo nội dung bài học vẽ tự do theo ý thích, sáng 
tạo riêng có thể  vẽ  trực tiếp vào vở  bài học hoặc vào giấy A4 rối kẹp vào trong vở. 
Dưới đây là việc làm cụ thể cho từng nội dung tiết dạy:
Trước khi dạy giáo viên(GV) phải nắm vững mục tiêu bài về kiến thức, kĩ năng  
và thái độ  để dặn dò học sinh(HS) khâu chuần bị  bài trước ở  nhà. Học sinh sử  dụng  
bút nhiều màu và vẽ ngay trên lớp học.


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014


* Tiết 47+48: ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU
a. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh chuẩn bị:
­Tìm hiểu tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
­Phân chia bố cục, tìm hiểu nội dung từng phần
­Tìm hiểu cơ sở hình thành tình đồng chí, biểu hiện tình đồng chí
­Chuẩn bị bút nhiều màu.
b. Tiến hành thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
1.GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả 
Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài 
thơ.
GV   cho   HS   tìm   hiểu   phần   tác   giả   và 
hoàn   cảnh   sáng   tác   bài   thơ   trong   phần 
chú   thích   *   sau   đó   GV   bổ   sung   thêm 
thông tin về tác giả và bài thơ, sau đó sẽ 
chốt những ý chính.
­Chính   Hữu   từ   người   lính   Trunh   đoàn  
thủ  đô trở  thành nhà thơ  quân đội. Thơ  
của ông hầu như  chỉ  viết về  người lính  
và   2   cuộc   kháng   chiến,   đặc   biệt   là  
những tình cảm cao đẹp của người lính  
như   tình   đồng   chí   đồng   đội   ,   tình   quê  
hương,   sự   gắn   bó   giữa   tiền   tuyến   và  
hậu phương…
­Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chính Hữu  
cùng   đơn   vị   tham   gia   chiến   đấu   trong  
chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ  là sự  thể  
hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc  
của TG với những người đồng chí đồng  
đội của mình.

2.GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục
* GV cho HS đọc và phân chia bố cục

Yêu cầu kiến thức cần đạt
1.Tác giả và hoàn cảnh sáng tác
 a. Tác giả Chính Hữu
­Tên Trần Đình Đắc (1926)
­Viết về   đề  tài người lính và chiến 
tranh.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
­Tham gia chiến dịch Việt Bắc (1947)
­Bài thơ ra đời 1948.

2. Bố cục: 3 phần
­Phần 1: 7 dòng đầu: cơ sở hình thành 
tình đồng chí
­Phần 2: 10 dòng tiếp theo: Biểu hiện 
của tình đồng chí
­Phần 3:  3 dòng cuối: Bức tranh về 
tình đồng chí
3.Tìm hiểu văn bản:


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

3.GV   hướng   dẫn   HS   tìm   hiểu   văn 
bản.
a.Tìm hiểu cơ sở hình thành tình đồng  
chí.
*Qua sáu câu thơ  đầu GV cho HS thấy 

được tình đồng chí đồng đội được hình 
thành trên cơ sở đó là: 
­Sự  tương đồng về  cảnh ngộ  xuất thân 
nghèo khó, đó chính là cơ  sở  cùng chung 
giai   cấp   xuất   thân   “nước   mặn   đồng  
chua, đất cày lên sỏi đá”.
­Cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau 
trong chiến đấu “Súng bên súng, đầu sát  
bên đầu”
­Chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như 
niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những 
người bạn chí cốt “Đêm rét chung chăn  
thành đôi tri kỉ”.
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của 
dòng thứ bảy qua phần thảo luận nhóm. 
*GV chốt và bình
b.Phân   tích   biểu   hiện   của   tình   đồng  
chí.
*GV cho HS thấy  được tác giả  đưa ra 
thêm  những  biểu  hiện  cụ  thể   của tình 
đồng   chí,   đồng   đội   của   những   người 
lính:
­Đó là sự  cảm thông sâu xa những tâm 
tư, nỗi lòng của nhau
­Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, 
thiếu thốn của cuộc  đời  người lính và 
nhất là cùng trải qua những cơn sốt rét 
hành hạ người lính sống ở rừng.
­Đó   là   tình   cảm   gắn   bó   sâu   nặng   thể 
hiện sức mạnh của tình đồng chí giúp họ 

vượt qua mọi gian khổ.
c.Phân tích bức tranh về tình đồng chí,  
đồng đội.
*GV cho HS thấy được đây là bức tranh 
về   tình   đồng   chí,   đồng   đội   của   người 

a. Cơ sở hình thành tình đồng chí.
­Cùng hoàn cảnh xuất thân.
­Cùng  nhiệm vụ sát cánh bên nhau.
­Cùng chan hòa, chia sẻ  mọi gian lao, 
niềm vui.

b.Biểu hiện của tình đồng chí.

­Cảm   thông   tâm   tư,   nỗi   lòng   của 
nhau.
­Cùng  chia  sẻ  những gian  lao,  thiếu  
thốn, bệnh tật.
­Gắn bó sâu nặng, vượt qua mọi gian 
khổ.

c.Bức   tranh   về   tình   đồng   chí,   đồng 
đội.
­Đẹp và lãng mạn.


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

lính,   là   biểu   tượng   đẹp   về   cuộc   đời 
người chiến sĩ. Bức tranh  ấy có sự  gắn 

kết ba hình  ảnh: người lính, khẩu súng, 
vầng trăng. Đó là bức tranh đẹp, có sự 
kết hợp chất hiện thực và lãng mạn.
*GV   cho   HS   cảm   nhận   về   hình   ảnh 
người lính trong thời kháng chiến chống 
Pháp.
*GV chốt và bình
4.Tìm   hiểu   giá   trị   nghệ   thuật   và   ý 
nghĩa văn bản.
*GV cho HS thảo luận nhóm để  tìm ra 
nghệ  thuật đặc sắc và ý nghĩa của bài 
thơ.
*GV chốt

4.Giá trị  nghệ  thuật và ý nghĩa văn 
bản.
a.Nghệ thuật
­Ngôn   ngữ   bình   dị,   chân   thực,   tình 
cảm chân thành.
­Sử   dụng   bút   pháp   tả   thực   kết   hợp  
với lãng mạn
b.Ý nghĩa:
Ca  ngợi  tình cảm  đồng  chí  cao   đẹp 
giữa người lính trong thời kì đầu cuộc 
kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ này tôi tiến hành dạy bằng sơ đồ tư duy và vẽ trực tiếp trên bảng phấn. 
Mỗi  nội dung tôi dùng một màu phấn khác nhau. HS thì vẽ trực tiếp vào vở của mình.

Sơ đồ bài “Đồng chí” do học sinh vẽ.



Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

*Tiết 48+49: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – PHẠM TIẾN DUẬT
a. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh chuẩn bị trước:
­Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
­Tìm hiểu nhan đề bài thơ.
­Tìm hiểu hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những người lính lái xe
b. Tiến hành thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
*  Sau phần tìm hiểu chung GV hướng dẫn 
HS tìm hiểu giá trị  nghệ  thuật và nội dung 
của văn bản
1.Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ
*GV cho HS thảo luận nhóm để  tìm ra cái 
hay, cái lạ về cách đặt nhan đề của tác giả.
*GV chốt
2.Tìm hiểu hình ảnh những chiếc xe không 
kính.
*GV   hướng   dẫn   HS   tìm   hiểu   sự   sáng   tạo 
hình  ảnh những chiếc xe không kính và tìm 
hiểu vì sao đó lại là hình ảnh độc đáo.
*GV chốt và bình
3.Tìm hiểu hình  ảnh những người lính lái 
xe.
*GV hướng dẫn HS phân tích hình ảnh những 
chiến sĩ lái xe qua các biện pháp nghệ  thuật: 
đảo ngữ, từ  láy, điệp từ, hoán dụ,  ẩn dụ…
qua các khổ  thơ  làm nổi bật lên: tư  thế  hiên 

ngang,   bình   tĩnh;   tinh   thần   dũng   cảm,   coi 
thường gian khổ hiểm nguy; một tâm hồn lạc 
quan, sôi nổi của tuổi trẻ; tình đồng chí, đồng 
đội ruột thịt, thân thiết, sẻ  chia; ý chí chiến 
đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất 
nước.
*GV chốt và bình
GV hướng dẫn HS thảo luận để tìm ra giá trị 
đặc sắc về  nghệ  thuật và nội dung của bài 

Yêu cầu kiến thức cần đạt
1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ
­Làm   nổi   bật   hình   ảnh   những 
chiếc xe không kính.
­Thể   hiện   cách   nhìn,   cách   khai 
thác hiện thực của tác giả
­Chất thơ của tuổi trẻ.
2.  Hình   ảnh   những   chiếc   xe 
không kính.
­Độc đáo: 
  +Hình ảnh thực đến trần trụi
  +Nguyên nhân vì bom đạn chiến 
tranh
­Thể hiện hồn thơ của tác giả
  +Ngang tàng, tinh nghịch
  +Thích cái lạ
3.  Hình  ảnh những người lính 
lái xe.
a.Tư thế: hiên ngang, bình tĩnh
b.Tinh   thần:   dũng   cảm,   coi 

thường khó khăn gian khổ
c.Tầm hồn: lạc quan, sôi nổi
d.Tình  đồng chí,  đồng  đội: ruột 
thịt, thân thiết, sẻ chia
e.Ý   chí   chiến   đấu:   giải   phóng 
miền Nam, thống nhất đất nước


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

thơ.
Bài thơ này tôi kết hợp vừa ghi bảng vừa dạy trình chiếu để cho HS có thể quan 
sát được một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

HS vẽ sơ đồ tư duy  bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 

*Tiết 51+52: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ – HUY CẬN
a. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh chuẩn bị  trước:
­ Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác
­ Tìm hiểu về bố cục của bài thơ
­ Tìm hiểu chuyến hành trình ra khơi đánh cá của con thuyền từ  hoàng hôn đến bình 
minh.
­ Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật 
­ Chuẩn bị bút nhiều màu.
b. Tiến hành thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
1.GV hướng dẫn HS phần tìm hiểu 
chung về tác giả và hoàn cảnh sáng 
tác.
*GV cho HS đọc phần chú thích * và 


Yêu cầu kiến thức cần đạt
1.Tác giả và hoàn cảnh sáng tác
 a.Tác giả
­Tên Cù Huy Cận (1919 – 2005)
­Là nhà thơ  nổi tiếng trong phong trào 


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

rút ra những nét cơ bản về tác giả và  thơ mới.
hoàn cảnh sáng tác.
 b.Hoàn cảnh sáng tác
*GV chốt và bổ sung thêm
­Từ   chuyến   đi   thực   tế   ở   vùng   mỏ 
Quảng Ninh 1958.
­Sáng tác 1958 in trong tập “Trời mỗi  
ngày lại sáng”
2.Bố cục: 3 phần
2.Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục.
­Phần 1: 2 khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền 
*GV cho HS đọc tìm hiểu mạch cảm  ra khơi và tâm trạng của con người
xúc và phân chia bố cục.
­Phần   2:  4   khổ   tiếp   theo:  Cảnh   hoạt 
động   của   đoàn   thuyền   đánh   cá   trong 
đêm.
­Phần 3:  khổ  cuối:  Cảnh đoàn thuyền 
trở về.
3.Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 
bài thơ.

a.  2   khổ   thơ   đầu:   Cảnh   đoàn 
thuyền   ra   khơi   và   tâm   trạng   của 
con người
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu 2 khổ 
thơ  đầu về cảnh đoàn thuyền ra khơi 
và tâm trạng của con người qua các 
nghệ   thuật   tiêu   biểu:   liên   tưởng, 
tưởng tượng, so sánh, nhân hóa, đối 
lập…để  thấy được cảnh thiên nhiên, 
vũ trụ rất kì vĩ, tráng lệ và cảnh biển 
đang   trong   trạng   thái   nghỉ   ngơi   yên 
tĩnh thì đoàn thuyền lại ra khơi trong  
niềm vui hào hùng, phấn chấn, khỏe  
khoắn.
b.  4 khổ  thơ  tiếp theo: Cảnh hoạt 
động   của   đoàn   thuyền   đánh   cá 
trong đêm.
*GV   yêu   cầu   HS   nhận   xét   về   cách 
miêu tả  của nhà thơ  về  cảnh đánh cá 
trên biển. 
­GV   cho   HS   thấy   được   cảm   hứng 
lãng   mạn,   nghệ   thuật   phóng   đại   đã 

3.Tìm hiểu bài thơ
a.Cảnh   đoàn   thuyền   ra   khơi   và   tâm 
trạng của con người.
­Cảnh thiên nhiên, vũ trụ, biển cả: 
  +Kì vĩ, tráng lệ
  +Nghỉ ngơi, yên tĩnh
­Tâm trạng của con người:

  +Phấn chấn, vui vẻ
  +Khí thế hào hùng, khỏe khoắn

b.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trong đêm.
­Con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập 
với thiên nhiên.
­Công   việc   nặng   nhọc   đã   trở   thành 
niềm vui.
­Say   sưa,   hào   hứng,   làm   chủ   thiên 
nhiên.


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

giúp cho tác giả  phát hiện những vẻ 
đẹp của cảnh đánh cá giữa đêm, trong 
niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của  
người   lao   động   làm   chủ   công   việc 
của mình.
­GV cho HS thấy được vẻ  đẹp lộng 
lẫy   và   rực   rỡ   của   các   loài   cá   trên 
biển.
­GV chốt và bình
c. Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở 
về.
*GV cho HS thảo luận để  tìm ra sự 
khác   nhau   và   ý   nghĩa   của   sự   khác 
nhau đó ở khổ thơ đầu và cuối. 
*GV chốt và bình.
4. Tìm hiểu giá trị  nghệ  thuật và ý 

nghĩa văn bản.
*GV cho HS thảo luận nhóm để  tìm 
ra nghệ  thuật đặc sắc và ý nghĩa của 
bài thơ.
*GV chốt

c.Cảnh đoàn thuyền trở về.
­Không khí tưng bừng, rộn rã
­Thành quả to lớn, rực rỡ

4.Giá trị  nghệ  thuật và ý nghĩa văn 
bản.
a.Nghệ thuật:
­Bút pháp hiện thực và lãng mạn
­Biện   pháp   nghệ   thuật   so   sánh,   nhân 
hóa, ẩn dụ, đối lập, phóng đại…
­Ngôn   ngữ   giàu   hình   ảnh,   gợi   liên 
tưởng.
­Sáng tạo hình ảnh thơ
b. Ý nghĩa:
­Ca ngợi biển cả lớn lao, giàu đẹp
­Ca ngợi sự nhiệt tình lao động của con 
người
­Bộc lộ niềm tự hào của tác giả về đất 
nước và cuộc sống

Với bài thơ này tôi kết hợp vừa ghi bảng vừa dạy trình chiếu để  cho HS có thể 
quan sát được một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
Sơ đồ ghi bảng bài "Đoàn thuyền đánh cá"



Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

*Tiết 56: BẾP LỬA – BẰNG VIỆT
      a. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh chuẩn bị  trước:
­ Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ.
­ Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa.
­ Cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ.
­ Chuẩn bị bút nhiều màu.
     b. Tiến hành thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung bài thơ  về 
tác giả  Bằng Việt, hoàn cảnh sáng tác, mạch 
cảm xúc và bố  cục bài thơ  sau đó hướng dẫn 
HS tìm hiểu phần nghệ  thuật và nội dung của 
từng phần.
1.  Ba   dòng   đấu:   Hình   ảnh   bếp   lửa   khơi  
nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
*GV cho HS thấy được hình  ảnh thân thương, 
ấm áp về bếp lửa qua từ các từ  láy “chờn vờn,  
ấp iu”.
­Đó là một hình  ảnh gần gũi, quen thuộc trong 

Yêu cầu kiến thức cần đạt

1.  Bếp   lửa   ­   khơi   nguồn 
cảm xúc 
­Thân thương, ấm áp:
+   Gần   gũi,   quen   thuộc   trong 
mỗi gia đình.



Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

mỗi gia đình.
­Gợi   đến bàn tay kiên  nhẫn, khéo  léo và tấm 
lòng chi chút của bà.
*GV chốt và bình.
2. Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng về bà.
*GV   hướng   dẫn   HS   tìm   hiểu   sự   hồi   tưởng  
những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh  
bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
­Bài  thơ  gợi lại cả  tuổi thơ  bên bà gian khổ,  
thiếu thốn, nhọc nhằn.
­Kỉ  niệm về  bà gắn với bếp lửa, bếp lửa hiện  
diện như tình bà ấm áp, như  chỗ dựa tinh thần,  
như sự cưu mang đùm bọc của bà.
­Tiếng chim tu hú như giục giã, khắc khoải gợi  
sự nhớ mong, hoài niệm; gợi tình cảnh vắng vẻ 
và nhớ mong của hai bà cháu.
*GV chốt và bình.
3. Khổ thơ thứ sáu: Suy ngẫm về bà và hình 
ảnh bếp lửa.
*GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu về  người bà 
và hình ảnh bếp lửa để thấy được:
­ Bà là người nhóm lửa, là người giữ  lửa và là 
người truyền lửa. Bà là người tần tảo hi sinh 
chăm lo  cho mọi người.
­Hình   ảnh   bếp   lửa   bình   dị   mà   thân   thuộc,   kì 
diệu và thiêng liêng. Bếp lửa được bà nhen lên 

bằng tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm của bà.
*GV   cho   HS   thảo   luận   ý   nghĩa   của   bếp   lửa 
chuyển thành ngọn lửa.
*GV chốt và bình.
4. Khổ cuối: Tình cảm của cháu đối với bà.
*GV cho HS nhận xét về  tình cảm của người 
cháu đối với bà qua khổ thơ cuối để thấy được 
người cháu đã khôn lớn, đã được chắp cánh bay 
xa nhưng vẫn không thể  quên ngọn lửa của bà, 
tấm   lòng   của   bà,   không   nguôi   nhớ   bà,   không 
quên quá khứ.
*GV cho HS phát biểu cảm nhận về  tình cảm 
bà cháu được thể  hiện trong bài thơ. Tình cảm 
ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác.

+ Bàn tay kiên nhẫn, khéo léo 
và tấm lòng chi chút của bà.
2. Hồi tưởng về bà

­Tuổi   thơ   bên   bà:   gian   khổ, 
thiếu thốn, nhọc nhằn.
­Kỉ niệm về bà: tình bà ấm áp, 
là chỗ dựa tinh thần, là sự đùm 
bọc, cưu mang.
­Tiếng   chim   tu   hú:   gợi   hoài 
niệm; gợi tình cảnh vắng vẻ 
và nhớ mong.
3.  Suy   ngẫm   về   bà   và   hình 
ảnh bếp lửa.
­Bà   là   người   nhóm   lửa,   giữ 

lửa, truyền lửa và là người tần 
tảo   hi   sinh   chăm   lo   cho   mọi 
người.
­Bếp lửa bình dị, thân thuộc, kì 
diệu,   thiêng   liêng   và   được 
nhen   lên   từ   ngọn   lửa   trong 
lòng bà.

4.  Tình   cảm   của   cháu   đối 
với bà.
­Không quên ngọn lửa của bà
­Không nguôi nhớ bà
­Không quên quá khứ


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

5. Tìm hiểu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của 
bài thơ.
*GV cho HS  thảo luận nhóm  để  tìm ra nghệ 
thuật đặc sắc và ý nghĩa của bài thơ.
*GV chốt
Bài thơ này tôi tiến hành dạy bằng sơ đồ tư duy và vẽ trực tiếp trên bảng phấn. 
Mỗi một nội dung tôi dùng một màu phấn khác nhau. HS vẽ  trực tiếp vào vở  của 
mình.
Sơ đồ ghi bảng bài thơ Bếp lửa và phần bài vẽ của học sinh:


MtvikinhnghimdytỏcphmthhinibngstduyưưưNguynỡnhHNmhc2013ư2014


*Tit58:NHTRNGNGUYNDUY
a.Giaonhimvvnhchohcsinhchunbtrc:
ưTỡmhiutỏcgi,honcnhsỏngtỏc,bcccabith.
ưTỡmhiuvhỡnhnhvngtrngvconngitrongquỏkhvhinti.
Quákhứ
ưTỡmhiuvttngtritlớcabith.
b.Tinhnhthchin
Tìnhng hĩaNg ỡ
Hotngcathyvtrũ
*GVhngdnHStỡmhiu
chung bi th v tỏc gi
NguynDuy,honcnhsỏng
tỏc,vb ccbith sauú
hngdnHStỡmhiuphn
ngh thut v ni dung ca
tngphn.
1. Hai kh u: Trng
quỏkh
*GV cho HS tỡm hiu hỡnh
nhvngtrngquỏkhgn

không
Yờucukitrikỉb
nthccnt ao g iờ
q uê n
Hiệntại

Vầng trăng Vôtình
trò nlng q uê n


S uyng ẫm

Trăng

Trò nv ànhv ạnhGiật
m ình
Im p hăng p hắc
Thủy c hung , tựho àn
v ịtha
thiện

Ngời


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

với   tuổi   thơ   và   thời   chiến 
tranh.
­Vầng trăng của tuổi thơ  gắn 
với   không   gian  “đồng,   sông,  
bể”.   Vầng   trăng   của   những 
năm   tháng  “chiến   tranh   ở 
rừng”  là   người   bạn   của 
người   lính.Vầng   trăng   là 
người bạn tri kỉ.
­Nhớ   về   tuổi   thơ,   nhớ   về 
vầng   trăng   “tình   nghĩa”   một 
thời   là   người   bạn   tâm   giao 
cùng   người   lính   trong   những 
năm   tháng   chiến   tranh,   con 

người không bao giờ  quên cái 
vầng trăng ân tình nghĩa tình.
*GV chốt và bình
2.  Hai khổ  tiếp theo: Trăng 
ở hiện tại
*GV cho HS tìm hiểu về  hình 
ảnh trăng ở hiện tại.
­Trăng   trở   thành  “người  
dưng”.
­GV cho HS thảo luận nhóm 
để
  tìm   ra   nguyên   nhân   vì   sao 
trăng lại trở nên xa lạ với con  
người.
Qua   đó   tác   giả   muốn   nhắc 
nhở con người điều gì?
­Tình huống  ở  trong nhà cao 
tầng   bị   mất   điện   đột   ngột 
nhận ra vầng trăng qua cửa sổ 
vẫn tròn đầy.
*GV chốt và bình.
3.  Hai   khổ   thơ   cuối:   Cảm 
xúc và suy tư của tác giả.
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu 
cảm xúc và suy tư của tác giả.
­GV   cho   HS   thấy   được   sự 


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014


xuất   hiện   trở   lại   của   vầng 
trăng   khiến   cho   tác   giả   xúc 
động  “rưng   rưng”  ,   bao   kỉ 
niệm   của   những   năm   tháng 
gian   lao,   bao   hình   ảnh   đất 
nước bình dị, hiền hậu ùa về 
trong tâm trí của tác giả.
­GV cho HS thảo luận nhóm 
để   tìm   ra   suy   tư,   tư   tưởng 
triết lí của tác giả qua khổ thơ 
cuối.
*GV chốt và bình.
4.  Tìm   hiểu   giá   trị   nghệ 
thuật   và   ý   nghĩa   của   bài 
thơ.
*GV cho HS thảo luận nhóm 
để  tìm ra nghệ  thuật đặc sắc 
và ý nghĩa của bài thơ.
*GV chốt
Với bài thơ này, tôi không sử dụng sơ đồ tư duy mà dạy bình thường nhưng với 
việc học sơ  đồ  ở  những bài trước thì trong lớp vẫn có nhiều em tự  thể  hiện sự  sáng  
tạo của mình bằng những sơ đồ tư duy cho riêng mình:


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

Như vậy, trong vở ghi của học sinh thay cho những câu chữ đơn điệu là những  
sơ đồ với đủ màu sắc và các nhánh. Giáo viên dùng để trình bày bài giảng còn học sinh 
thì dùng để ghi chép lại bài học và có thể tự bổ sung ý kiến của mình. Mỗi em lại có  
cách thể  hiện sự  khéo léo và sáng tạo của mình  ở  mỗi bài.  Sau khi hình thành kiến 

thức xong, phần củng cố ở mỗi bài tôi đều yêu cầu HS lên bảng trình bày lại nội dung 
bài học theo sơ đồ đã vẽ. 
   III. Kết quả
Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh,  
nhớ  sâu và chính xác nội dung bài học của mình. Đặc biệt, đối với phương pháp này  
còn giúp cho học sinh không nhàm chán mà luôn sôi nổi và hào hứng trong tiết học, từ 
đó tạo điều kiện cho học sinh tập trung thảo luận và cùng tìm ra vấn đề cốt lõi trong 
nội dung của bài học. Đây là một trong những cách giúp học sinh có cái nhìn tốt hơn  
về môn Ngữ văn.
      Năm học 2013­2014 tôi được phân công giảng dạy lớp 9 của trường THCS  
Thuận Quý. Có thể nói rằng, đối tượng HS của lớp mà tôi dạy rất yếu, các em ít quan  
tâm đến việc học của mình, thậm chí có nhiều em đến lớp trong giờ  học không chép  
bài. Sau khi tôi áp dụng cách dạy bằng sơ đồ tư duy cho phần thơ hiện đại, tôi đã thấy 
và phát hiện ra một điều là ngay cả  những em yếu kém rất thích vẽ, chăm chú xem  


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

giáo viên vẽ rồi tự hình thành bài học cho riêng mình theo sơ đồ tư duy. Điều này cũng 
một phần nào đó giúp cho các em có thể nhớ lâu hơn kiến thức của bài học. Chính vì  
vậy mà tôi đã thu được kết quả khả quan. Kết quả này được thể hiện qua bài kiểm tra 
một tiết ở  lớp 9 mà tôi đã áp dụng.
Lớp – sĩ số
9/36

Điểm 9­10
SL TL%
6
16,7


Điểm 7­8
SL TL%
9
25

Điểm 5­6
SL TL%
18 50,0

Dưới TB
SL TL%
3
8,3

Mặt khác tôi nhận thấy rằng dạy học bằng bản đồ  tư  duy lớp học rất sôi nổi, 
hào hứng. Các em có thể tự do sáng tạo hình ảnh đầy màu sắc ngay trong vở  ghi của 
mình dựa vào nội dung của bài học.
Bên cạnh đó tôi nhận thấy rõ đối với các tiết tôi dạy bình thường thì các em vẫn tự 
mình thiết kết nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.
Qua khảo sát tôi nhận thấy hơn 2/3 học sinh hào hứng và tỏ ra thích thú khi học bằng  
cách này. Vì vậy tôi đã tăng cường dạy bằng bản đồ  tư  duy  ở  những bài có thể  áp  
dụng được .
Tôi nghĩ rằng dạy bằng cách này không tốn nhiều thời gian, giáo viên có thể 
dạy trên máy chiếu, dạy trực tiếp trên bảng phấn còn học sinh có thể  học trên một  
mặt bằng, thậm chí trên nền đất trong giờ ra chơi .
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ  của tôi trong việc dạy các tác phẩm thơ 
hiện đại bằng sơ  đồ  tư  duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao  
chất lượng dạy và học hiện nay. Thiết nghĩ rằng trong quá trình vận dụng sẽ  không  
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được quí thầy cô góp ý để  bản thân ngày càng  
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !


                            

Thuận Quý, ngày 20  tháng 4 năm 2014

                                                                                      Người viết  

                                                                                     Nguy ễn Đình Hà


Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy ­ ­ ­ Nguyễn Đình Hà   Năm học 2013­2014

Ý kiến đánh giá, xếp loại của HĐKH trường
........………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
.....…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

Xếp loại:
P.CHỦ TỊCH HĐKH

HĐKH Phòng Giáo dục­Đào tạo
Xếp loại:
CHỦ TỊCH HĐKH

HĐKH huyện Hàm Thuận Nam
Xếp loại:
CHỦ TỊCH HĐKH HUYỆN




×