Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN: Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về câu ở lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.74 KB, 32 trang )

SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

LỜI NÓI ĐẦU
Đề tài “ Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về câu ở lớp 5” được biên
soạn nhằm đáp ứng yêu cầu của các thầy cô giáo, học sinh và cha mẹ học sinh muốn
có một tài liệu tham khảo để dạy và học tốt phương pháp giải các bài tập về câu.
Trong đề tài, các bài tập về câu được sắp xếp hệ thống theo từng dạng từ mức
độ trung bình đến phát triển và nâng cao dần để các em tự mình cố gắng có thể giải
được các bài tập về câu và qua đó rèn luyện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của
mình.
Bản thân tôi cố gắng hướng dẫn, trình bày cách giải các dạng bài tập về câu
cho phù hợp với trình độ học sinh ở lớp 5, song chưa đề cập hết các khía cạnh khác
nhau của từng dạng bài tập. Tôi mong khi giải các dạng bài về câu, các em học sinh,
thầy cô giáo có thể tìm ra các cách giải khác hay hơn hoặc bổ sung, phát triển thêm
kiến thức. Được như vậy, các em học sinh sẽ học giỏi môn Tiếng Việt mà các em học
sinh ưa thích.
Tôi mong nhận được sư góp ý các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh và các
em học sinh để đề tài ngày một hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả

Trần Thị Hương Hằng

1


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5



I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Học sinh Tiểu học – các em như một tờ giấy trắng, chúng ta sẽ vẽ vào đó những gì ?
Đó là điều bản thân tôi cũng như các nhà Giáo dục luôn trăn trở suy nghĩ. Khi mới vào
trường Tiểu học, các em mới bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt
động học tập, các em phải chiếm lĩnh kho tàng tri thức, phải có kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết. Như vậy công cụ chữ viết và hoạt động nghe, nói, đọc, luôn đi theo suốt quá trình
học tập cũng như quá trình giao tiếp của các em trong đời sống thường nhật.
Có không ít quan niệm cho rằng: cứ trao đổi với nhau bằng những câu nói dễ hiểu,
dễ nghe là chúng ta đã thực hiên được chức năng giao tiếp. Quan niệm đó thật ra chưa
đủ. Con người giao tiếp với nhau không chỉ bằng công cụ là lời nói mà còn sử dụng cả
cử chỉ, điệu bộ, kí hiệu, chữ viết… để giao tiếp với nhau, để diễn đạt nội dung giao
tiếp và đạt được đích giao tiếp. Trong các công cụ đó thì chữ viết là một công cụ cần
đảm bảo tính chính xác cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ về cấu trúc ngữ pháp cũng đủ
dẫn đến đối tượng giao tiếp và cả người tham gia giao tiếp không thể đạt tới đích cần
có. Vì thế trong các môn học thì phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vai
trò không nhỏ góp phần thành công vào việc rèn luyện các kỹ năng ấy. Không những
thế phân môn này còn là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực, trí tuệ và những
phẩm chất của con người trong xã hội hiện này, đó cũng là cơ sở tạo tiền đề cho các
em tiếp tục học lên những lớp học trên.
Ở cấp Tiểu học đã không xem nhẹ vấn đề này. Từ lớp 2 đến lớp 5 chương trình đã
đưa vào phân môn Luyên từ và câu các dạng bài tập về dấu câu. Nói thì dễ nhưng khi
dạy dạng bài tập này bản thân tôi thấy không hề đơn giản. Sau khi thực hành cả giáo
viên và học sinh còn mơ hồ chưa khái quát được cách thực hiện, chưa nắm vững được
cách làm nên dẫn đến chất lượng chưa cao.
Sau nhiều năm giảng dạy lớp 5, nghiên cứu chương trình học của các em, tôi suy
nghĩ và thiết lập nên “ Một vài kinh nghiêm dạy các dạng bài tập về dấu câu ở lớp 5.”
2



SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

2. Mục tiêu của đề tài.
Nhằm tìm ra phương pháp đặt dấu câu đúng nhất, phù hợp nhất cho mỗi dạng
bài cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học để các em
có thể nắm vững các dạng bài về dấu câu một cách vững vàng và phát huy tư duy của
mình tốt hơn.
Giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về cách đặt dấu câu và
viết đoạn văn, bài văn …có liên quan đến viết dấu câu một cách thành thạo, chặt chẽ,
lô-gíc.
Học sinh có khả năng tư duy trong cách viết dấu câu để đặt câu, viết văn thành
thạo, chính xác để vận dụng thiết thực trong cuộc sống, góp phần giúp các em rèn
luyện phương pháp học tập hiệu quả hơn.
Tạo nền móng học tập vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên.
3. Nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu thực tế tình hình học tập môn Luyện từ và câu nói chung và đặc
biệt chú ý tới dạng bài tập về dấu câu ở lớp 5.
Nghiên cứu việc dạy các dạng bài tập về dấu câu của các giáo viên đứng lớp.
Xem tình hình thực tế của việc dạy các các dạng bài tập về dấu câu của các giáo viên
dạy như thế nào, Kết quả ra sao ?
Hệ thống các kiến thức liên quan đến các dạng bài tập về dấu câu, hướng dẫn
cách làm và liệt kê các dạng bài tập về dấu câu để học sinh vận dụng thực hành và
phát triển tư duy cho học sinh khi làm bài tập Luyện từ và câu các dạng bài tập về dấu
câu
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Hướng dẫn học sinh cách làm các dạng
bài tập về dấu câu phân môn Luyện từ và câu lớp 5A3 Trường tiểu học Nguyễn

Khuyến – EaDrơng – CưM’gar – Đăk Lăk.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

3


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh cách làm các dạng bài tập về câu cho học
sinh lớp 5A3, Trường tiểu học Nguyễn Khuyến.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp đọc sách: Là phương pháp quan trọng không thể thiếu được. Nó
xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Phương pháp quan sát: Dùng phương pháp quan sát để quán sát việc nắm kiến
thức, thái độ học tập của học sinh để từ đó mà đánh giá việc nắm kiến thức của học
sinh ở mức độ nào và có phương pháp hướng dẫn giải toán phù hợp cho từng đối
tượng học sinh tốt hơn.
Phương pháp trò chuyện – điều tra thực tế: Dùng phương pháp này là lúc trò
chuyện với các em học sinh, khi các em trả lời, hay khi điều tra trên bài làm thực tế
của các em là lúc ta thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:“ Hướng
dẫn cách làm các dạng bài tập về câu” cho học sinh lớp 5A3.

4


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Môn Luyện từ và câu có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong
việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết
vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập linh hoạt, sáng
tạo; góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con
người như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch,
có nền nếp và có tác phong khoa học.
Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm; Xuất phát từ mục tiêu của Đảng là "Phát hiện tài năng bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước" chúng ta cần phải chăm sóc thế hệ trẻ ngay từ lúc ấu thơ đến lúc
trưởng thành. Vì vậy việc phát triển và bồi dưỡng ngay từ bậc tiểu học là công việc
hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng cải tiến về nội dung, đổi
mới về phương pháp để khuyến khích học sinh say mê học tập, nghiên cứu tìm tòi
chiếm lĩnh tri thức mới.
Việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có vị trí đặc biệt quan trọng.
Thông qua dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu giúp cho đội ngũ giáo viên
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng viết dấu câu đúng theo các kiểu
câu trong đoạn văn, bài văn từ đó nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt Tiểu học. Cũng
thông qua việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có tác dụng thúc đấy
phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng sáng tạo văn học của học sinh.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi Tiếng Việt thì trước hết phải xây
dựng được một nội dung hợp lý, khoa học và những phương pháp giảng dạy phù hợp,
phát triển được khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh.
Các dạng bài tập về dấu câu là một trong các dạng bài điển hình trong phân môn
Luyện từ và câu ở Tiểu học. Để giải được các bài dạng bài tập về dấu câu, trước hết ta
cần phân tích bài tập để nhận dạng bài tập thuộc dạng bài điển hình nào và từ đó có
phương pháp làm hợp lý.
Các bài dạng bài tập về dấu câu có tác dụng tốt trong việc rèn luyện tư duy, từ trực

quan cụ thể theo kiểu câu đến tư duy trừu tượng và khả năng suy luận, phán đoán cho
học sinh trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
5


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

2. Thực trạng
a. Thuận lợi – khó khăn:
Qua tìm hiểu thực trạng dạy Luyện tập và câu ở trường tiểu học Nguyễn
Khuyến – CưM’gar – Đăk Lăk trong thời gian qua, tôi thấy nổi bật những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình giải toán.
* Thuận lợi:
- Giáo viên ở đây đã quán triệt được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học “tích
cực hóa hoạt động của học sinh”. Giáo viên biết sắp xếp dành nhiều thời gian cho học
sinh làm việc với sách giáo khoa, bài tập.
- Trong khi truyền đạt nội dung mới của bài giáo viên biết kết hợp nhiều phương
pháp dạy học như phương pháp trực quan, giảng giải, vấn đáp... để dẫn dắt học sinh
tới kiến thức cần đạt.
- Sử dụng cách làm bài tập dạng về câu trong Tiếng Việt nói chung, Luyện từ và
câu nói riêng sẽ giúp học sinh tích lũy được những kiểu câu cụ thể, quan sát để tạo
chỗ dựa cho quá trình trừu tượng hóa trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Từ đó học
sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân của mình.
* Khó khăn:
- Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu có sẵn là sách giáo khoa. Việc sử
dụng tài liệu giảng dạy cho đồng đều học sinh làm cho những học sinh khá giỏi
không có hứng thú trong giờ học vì các bài tập các em giải quyết một cách dễ dàng.
Ngược lại, đối với học sinh khó khăn trong học tập thì lượng bài tập đó lại quá nhiều,

các em không thể làm hết bài tập đó trên lớp.
- Khi làm bài tập dạng về câu còn thụ động, đoán mò điều dấu đại, làm bài về câu
còn máy móc theo yêu cầu của giáo viên. Phần lớn học sinh chỉ hoạt động làm các bài
về câu cụ thể chứ không biết so sánh, liên hệ với các bài tập khác.
- Trí nhớ của các em chưa thoát khỏi tư duy cụ thể nên còn ngại khó khi gặp các bài
tập phức tạp. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao.
6


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

- 100% là học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số - Dân tộc Êđê. Đời sống cũng
như nhận thức còn thấp kém nên chưa quan tâm đến việc học hành của con cái mình
dẫn đến kết quả học tập còn thấp
- Một số học sinh chưa ý thức việc học của mình.
b. Thành công – hạn chế:
* Thành công :
Để phù hợp với sự đổi mới phương pháp cách học hiện nay thì giáo viên phải là
người đổi mới đầu tiên. Giáo viên đã quan tâm hơn đến dạy cách làm bài tập cho từng
đối tượng học sinh, không ngừng học tập để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng.
Khi giảng dạy giáo viên đã:
- Nhất quán các bước thực hiên để tạo cho học sinh thói quen làm việc khoa
học.
- Để học sinh chủ động tìm ra cách làm. Sau khi hình thành cho học sinh kỹ
năng phân tích đề bài, điền dấu câu, với mỗi kiểu câu - dạng bài về câu giáo viên nên
để học sinh tự tìm hiểu đề bài, thảo luận nhóm tìm ra cách làm - thử lại kết quả - Tìm
cách làm khác.
Giáo viên chỉ hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn, kiểm tra lại kết quả của

bài tập và khẳng định cách làm đúng.
Động viên khuyến khích kịp thời khi các em tìm ra cách làm hay, sáng tạo.
* Hạn chế
Từ khi thực hiên quyết định đổi mới căn bản về nền giáo dục phổ thông, bản
thân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 5 và luôn dự giờ thăm lớp ở tất cả
các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Một thực tế dễ nhận ra trong quá trình dạy học cả
giáo viên và học sinh khi dạy – học các dạng bài tập trong đó có dạng bài tập điền
dấu câu ở phân môn Luyện từ và câu còn một số hạn chế sau:
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cự học tập của học sinh chưa thấm
nhuần ở mỗi giáo viên. Giáo viên dường như chưa thật thoát ly hẳn phương pháp dạy
học truyền thống, còn nói nhiều, làm thay nhiều mối khi học sinh chưa hiểu hoặc gặp
7


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

bài khó. Mặc dù hệ thống bài tập điền dấu câu từ lớp dưới lên lớp trên, từ bài này
sang bài khác có mỗi quan hệ lô-gic chặt chẽ, nhưng giáo viên chưa hiểu hết ý tưởng
của SGK, nội dung bài tập nên tổ chức các hoạt động khai thác nội dung chưa thật
hiệu quả.
- Phân môn Luyện từ và câu đưa vào chương trình những nội dung phong phú và
khá đa dạng, đã không ít giáo viên còn bỡ ngỡ, mơ hồ nên còn lúng túng khi lên lớp,
còn thụ động phụ thuộc vào tài liệu giảng dạy nên thiếu tự tin, thiếu tính sáng tạo
trong dạy học.
- Thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
còn ít nên vốn kiến thức phần nào còn khiêm tốn.
- Khi dạy dạng bài tập về dấu câu dường như giáo viên dạy bài nào cũng chỉ biết
đến bài đó, giào viên ít khi quan tâm đến bài này thuộc loại bài tập nào ? Dạng bài

tập về dấu câu ở lớp mình dạy có bao nhiêu bài tập ? Mỗi loại bài tập đó thì nên dạy
như thế nào và cách làm bài tập đó ra sao… ? Điều mà giáo viên chỉ quan tâm sau
khi học là tìm được kết quả đúng chứ ít giáo viên quan tâm đến cách làm thế nào, để
các em tìm ra kết quả đúng. Nếu có học sinh nào đó thông minh, biết vận dụng cách
này, cách kia để tìm đến kết quả thì giáo viên cũng chỉ dừng lại ở lời nhận xét: “ Em
đã trả lời đúng – cô và cả lớp tuyên dương” chứ không chốt lại cách làm sau mỗi bài
tập cho học sinh.
- Đại đa số giáo viên khi dạy dạng bài tập này chỉ chú ý đến lượng học sinh học
được bởi các em thường cho kết quả đúng. Đây là một dạng bài tập thực ra không
khó nhưng thật không dễ nếu chúng ta không biết tìm cách làm.
- Ở dạng bài tập về dấu câu, các em chưa nắm vững tác dụng, ý nghĩa và cách sử
dụng dấu câu nên phần lớn kết quả các em có được là do làm mò đánh lụi.
- Là một xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức của các em
không đồng đều, khả năng giao tiếp còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất
lượng học tập của các em.
8


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

c. Mặt mạnh – mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Dạng bài tập về câu ở tiểu học được xem như một cầu nối kiến thức Tiếng Việt
trong nhà trường và ứng dụng của Văn hoc trong đời sống thực tế, đời sống xã hội.
Dạy cách làm các bài tập về câu ở tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợp
ngày càng cao các trí thức kỹ năng về Tiếng Việt tiểu học với kiến thức được ứng
dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Qua cách làm bài tập về câu học sinh rèn kỹ năng tính thành thạo với các kiểu

câu, rèn tư duy lô-gíc, óc suy luận khả năng phân tích, so sánh tổng hợp và khả năng
trình bày khoa học.
Học sinh có làm tốt được các bài tập Tiếng Việt nói chung, bài tập về câu trong
phân môn Luyện từ và câu nói riêng thì mới được đánh giá là học sinh xuất săc toàn
diện về môn Tiếng Việt.
Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi
mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng. Đây là điều thiết yếu
của mỗi người giáo viên trong thời đại mới hiện nay.
* Mặt yếu:
Từ thực trạng việc daỵ và giải bài tập ở trường tiểu học hiện nay có một số điểm
chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới ngày càng cao. Học sinh chưa
có kỹ năng giải bài tập nói chung, giải bài tập về câu nói riêng. Qua việc dự giờ thăm
lớp, khảo sát trước tác động, chúng tôi chỉ thấy giáo viên hình như chỉ giúp xây dựng
giải một bài tập để ra kết quả, hoặc xây dựng công thức là chính chứ thực tế chưa
khơi gợi lên việc đam mê học tập thông qua dẫn dắt học sinh có lối tư duy biết phân
tích được một nội dung bài tập (Hầu như là giáo viên làm giúp các em vấn đề này)
Đối với học sinh tiểu học, năng lực tiếp thu bài tập về câu còn hạn chế, các em
còn cảm thấy trừu tượng, khó nhận ra dạng bài về câu theo kiểu câu.Vì thế, đòi hỏi
người giáo viên phải biết cách sắp xếp, hệ thống các bài tập về câu theo từng dạng cụ

9


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

thể, phát triển dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm gợi mở để các em
giải được các bài tập về câu một cách dễ dàng và có phương pháp.
Đối với giáo viên, nhìn chung việc dạy các bài tập về câu còn dạy lồng ghép với

các bài tập khác chưa đi theo một hệ thống mạch kiến thức dành riêng cho dạng bài
tập về câu. Nên khi bắt gặp các bài tập về câu, đa phần giáo viên chỉ cố gắng hướng
dẫn để làm sao học sinh giải đúng bài tập mà ít quan tâm đến : bài tập đó thuộc dạng
nào? phương pháp giải bài tập đó ra sao?
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
Nguyên nhân từ phía giáo viên: Do trình độ đào tạo không đồng đều, trình độ
kiến thức chuyên môn còn lúng túng, giáo viên tại chỗ chiếm tỉ lệ khá cao. Trong quá
trình giảng dạy giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà chưa biết
giúp học sinh lĩnh hội trí thức một cách chủ động. Giáo viên chưa biết kết hợp các
phương pháp dạy học linh hoạt.
Nguyên nhân từ phía học sinh: Trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn
chế, không đồng đều. Các em bước đầu chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu
tượng cho việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít khó khăn, chưa mang lại
kết quả như chương trình đề ra.
Nguyên nhân khác: Hiện nay chương trình Tiếng Việt tiểu học đã có sự đổi mới,
khoa học hơn song ở chương trình lớp 1, 2, 3, rất đơn giản, đến lớp 4,5 học sinh phải
gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn
cho cả người dạy và người học.
Từ những thực trạng trên, vào đầu năm tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát học
sinh lớp 5A3 – Trường TH Nguyễn Khuyến, với 25 học sinh, yêu cầu các em làm bài
kiểm tra với nội dung đề là các bài tập về câu thì các em làm bài rất lúng túng và kết
quả như sau:
Số
HS
25

Hoàn
thành

Chưa

hoàn

Năng lực

thành
10

Phẩm chất


SKKN:

Đầu
năm

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

SL

%

SL

%

ĐẠT

%

C. đạt


%

ĐẠT

%

C.đạt

%

15

60

10

40

15

60

10

40

20

80


5

20

Qua kháo sát thực tế, tôi thấy cần phải có giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng học sinh từ dạng bài tập này, nên tôi đã nghiên cứu tìm ra một số giải pháp
dạy – học áp dụng trực tiếp ở lớp tôi chủ nhiệm. Sau đây tôi xin được giới thiệu một
vài kinh nghiệm nhỏ đó.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Ở lớp 1 không có phân môn Luyện từ và câu các em chỉ mới làm quen cách nhận
dạng dấu câu thông qua phân môn Tập đọc, Chính tả. Sang đến lớp 2, học sinh đã
bắt đầu được học về một số dấu câu và cách sử dụng chúng. Lên lớp 3, lớp 4 học
sinh được ôn lại cách sử dụng các dấu câu ở mức độ nâng cao, phức tạp hơn và được
học về cách sử dụng một số dấu câu, ngoài các dấu câu đã được học ở các lớp dưới.
Lên lớp 5, đây là giai đoạn học sinh hoàn chỉnh cách sử dụng các dấu câu dựa trên
cơ sở các bài ôn tập, đó là giai đoạn đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng về cách sử
dụng dấu câu. Học sinh phải nắm vững ý nghĩa, tác dụng để sử dụng thành thạo
trong các văn bản, có thể mới đáp ứng yêu cầu Tiểu học. Như vậy ở mỗi khối lớp từ
thấp đến cao, mức độ về sử dụng dấu câu được nâng cao dần và nó được thực sự
hoàn thiện khi các em học lớp cuối bậc Tiểu học.
Qua giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã tổng hợp các kiểu bài tập, các dạng bài tập
ở lớp 5 về dấu câu thông qua thực hành cụ thể như sau:
* Lớp 5: Học sinh ôn lại các dấu câu đã học từ lớp 4 đến lớp 5, bao gồm 8 tiết
vào cuối học kỳ 2 từ tuần 29 đến tuần 34 gồm các kiểu bài tập cơ bản trên, nhưng
yêu cầu mức cao hơn.
Kiểu 1: Chọn dấu câu điền vào chỗ trống.
Kiểu 2: Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống
11



SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Kiểu 3: Điền dấu câu đã cho vào chỗ trống thích hợp.
Kiểu 4: Ngắt câu.
Kiểu 5: Chữa lỗi về dấu câu.
Kiểu 6: Giải thích cách dùng dấu câu.
Kiểu 7: Ý nghĩa tác dụng của dấu câu.
Kiểu 8: Viết một đoạn văn theo yêu cầu sử dụng dấu câu.
Như vậy, khi nghiên cứu kĩ nội dung các bài tập ở tất cả các khối lớp, hiểu được
bản chất của chúng thì việc dạy các bài tập này theo đúng nghĩa của nó tôi thấy giáo
viên dạy con chưa đủ. Ở tất cả các giáo viên, nếu chỉ dựa dẫm vào những gợi ý nhỏ
trong SGK, SGV để thiết kế bài dạy thì bài dạy chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, vì
thế tôi đã tìm ra con đường ngắn nhất để các em tự tìm đến kết quả một cách nhanh
nhất, đó là phương pháp vận dụng các dấu hiệu của các dấu câu để làm bài tập về dấu
câu. Để việc dạy học đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành như sau:
- Thường xuyên nghiên cứu các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ; tăng cường vốn từ ngữ, vốn hiểu biết…
- Khi dạy các dạng bài tập về dấu câu tôi đã nghiên cứu nội dung bài, phải hiểu
được yêu cầu các bài tập, hiểu được ý tưởng của SGK. Điều quan trọng không thể
thiếu được trong khâu chuẩn bị nội dung bài soạn là giáo viên phải thực sự hiểu được
tác dụng, ý nghĩa sử dụng các dấu câu. Giáo viên có hiểu được như thế thì mới có
định hướng đúng đắn khi các em làm bài tập
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi thực hiên dạng
bài tập này. Đối với những bài tập khó hoặc đối tượng học khi gặp khó khăn trong
học tập có thể gợi ý bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để tìm ra cách làm. Còn đối với
những bài tập dễ hoặc đối tượng học sinh có năng lực học tập tốt, giáo viên nên để

các em tự làm và trình bày cách làm. Điều mà giáo viên cần xác định được cái đích
sau mỗi bài tập là học sinh học cách học chứ không phải dạy kết quả cho học sinh.

12


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

- Khi chuẩn bị nội dung bài dạy giáo viên cũng phải tìm ra các bước thực hiện,
khái quát được nội dung của dạng bài tập đó để giúp học sinh hiểu được tại sao ở vị
trí đó chỉ sử dụng được câu này mà không sử dụng được câu kia. Có như thế học sinh
mới nhớ lâu, vận dụng và làm được tất cả các dạng bài tập tương tự.
- Để dạy thành công những bài tập về dấu câu, giáo viên cũng cần giúp học sinh
có những kiến thức chắc chắn về các dạng bài tập khác như: các mẫu câu; các bài tập
về biện pháp tu từ… Không chỉ ở phân môn Luyện từ và câu mà các em học sinh cần
nắm vững cách khai thác nội dung ở các bài tập thuộc phân môn Tập đọc. Nếu các em
hiểu được cách tìm ý của đoạn, ý của câu, thì các em sẽ dễ vận dụng trong việc thực
hiện được dạng bài tập này.
- Việc nắm được mạch kiến thức, hệ thống bài tập về dấu câu là một điều hết sức
cần thiết. Giáo viên cần hệ thống hóa được mạch kiến thức đó, vì giữa bài tập này và
bài tập kia, giữa lớp này và lớp kia có sự móc xích, hỗ trợ lẫn nhau. Ta không thể dạy
bài nào chỉ biết đến bài đó, dạy lớp nào chỉ biết lớp đó.
- Hệ thống câu hỏi gợi ý để tổ chức hoạt động học tập cho các em học sinh phải
phù hợp với từng đối tượng, gần gủi với học sinh, không quá dễ cũng không quá khó.
Đồng thời giáo viên cũng phải lường trước được những sai lầm mà các em có thể mắc
phải để dự kiến trước biện pháp sửa chữa.
- Thông thường sự bao quát lớp của giáo viên còn hạn chế, giáo viên nên quan
tâm đến tất cả các đối tượng học sinh ( nhất là học sinh khó khăn trong học tập).

Những em học sinh này thường rụt rè, nhút nhát vì vậy giáo viên nên động viên,
khích lệ các em kịp thời tạo điều kiện cho các em hòa đồng với tập thể.
b. Nội dung, điều kiện, mỗi quan hệ và cách thức, kết quả thực hiện giải pháp,
biện pháp.
Nội dung của các bài tập về dấu câu ở lớp 5, với số lượng 8 tiết, được dạy từ
tuần 29 đến tuần 34, kiểu bài cũng khá nhiều, nên trong phạm vi hẹp này tôi không
thể nêu ra cách tiến hành cho từng bài một. Mỗi bài tập đều đặt ra yêu cầu chung là
13


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

học sinh biết dùng các dấu câu vào vị trí thích hợp trong câu và hiểu được tác dụng,
ý nghĩa của các dấu câu. Vì vậy ở đây tôi đã đưa ra phương pháp cụ thể cho từng dấu
câu. Với phương pháp này, chúng ta có thể vận dụng linh hoạt vào trong bất kỳ một
bài tập nào ở dạng bài tập về dấu câu theo hướng phát huy tính tích cực học tập của
học sinh. Sau đây là một số cách tiến hành tìm 7 dấu câu cơ bản: Dấu chấm, Dấu
phẩy, Dấu chấm hỏi, Dấu chấm than, Dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Dấu gạch ngang
được vận dụng xuyên suốt ở tất cả các khối lớp.
* Dấu chấm(.)
Cách 1: Dựa vào ngắt giọng tự nhiên.
Bước 1: Đọc đi đọc lại nhiều lần những chỗ nào ngắt giọng.
Bước 2: Khi đọc thấy chỗ ngừng giọng tương đối lâu và đọc hạ thấp giọng hơn.
Bước 3: Đánh dấu chấm phù hợp vào những chỗ đó.
Bước 4: Đọc lại các câu xem đã diện đạt được ý trọn ven hay chưa, để điều
chỉnh cho phù hợp.
Cách 2: Dựa vào nội dung các ý.
Bước 1: Xác định được nội dung của đoạn văn nói về nội dung gì ?

Bước 2: Đoạn văn gồm mấy ý.
Bước 3: Mỗi ý giới thiệu về điểm gì ? Đã trọn ven chưa ?
Bước 4: Đánh dấu chấm vào chỗ đó.
Bước 5: Đọc lại các câu văn xem đã diện đạt được ý trọn vẹn chưa nếu thấy
chưa phù hợp thì điều chỉnh lại cho phụ hợp.
Cách 3: Dựa vào các mẫu câu đã học. Ai ? ( Cái gì ? Con gì? ); Thế nào ? Là
gì ? Làm gì ?
Bước 1: Đọc đoạn văn và tìm xem những bộ phân nào trả lời cho mẫu câu nào ?
Bước 2: Nêu những bộ phận vừa tìm được trả lời đầy đủ cho các mẫu câu.
-Ai (cái gì, con gì ) ? Làm gì ?
- Ai (cái gì, con gì ) ? Thế nào ?
14


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

- Ai (cái gì, con gì ) ? Là gì ?
Thì ta đánh dấu chấm vào sau những từ ngữ đó. Nếu chỉ một trong các mẫu câu
trên đi kèm trước hoặc sau những mẫu câu còn lại: (ở đâu ? Vi sao ? Như thế nào ?
Để làm gì ? …) thì ta chưa đánh dấu chấm.
Bước 3: Đọc lại các câu văn, nếu thấy chưa phù hợp thì điều chỉnh lại cho phù
hợp.
Cách 4: Dựa vào cách tìm các thành phần câu đã học (các thành phần câu:
Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
Bước 1: Xác định thành phần câu (Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu).
Bước 2: Nếu mỗi ý đầy đủ thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ hoặc thêm thành
phần trạng ngữ) mà diễn đạt được ý trọn vẹn thì ta đánh dấu chấm vào cuối câu đó.
Bước 3: Đọc lại các câu văn, nếu thấy chưa phụ hợp thì điều chỉnh lại cho phù

hợp.
* Dấu phẩy(,)
Cách 1: Dựa vào ngắt giọng tự nhiên.
Bước 1: Đọc đi đọc lại câu văn nhiều lần xem thử những chỗ nào ngắt giọng.
Bước 2: Những chỗ ngắt giọng đó không dừng lâu và các từ ngữ ở chỗ ngắt
giọng đó được đọc với giọng đều như nhau.
Bước 3: Đánh dấy phẩy vào chỗ đó.
Bước 4: Đọc lại câu văn điều chỉnh dấu phẩy trong câu cho phù hợp.
Cách 2: Dựa vào các mẫu câu đã học.
Bước 1: Tìm những bộ phận trả lời cho các mẫu câu đã học.
Bước 2: Những mẫu câu nào giống nhau, đi liều nhau thì đánh dấu phẩy giữa các
mẫu câu đó.
– Hoặc trước, giữa, sau mẫu câu: Ai ? ( Cái gì ? Con gì? ); Thế nào ? Là gì ?
Làm gì ? đi kèm với một số mẫu câu: Ở đâu ? Vào thời gian nào ? Khi nào ?

15


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Bao giờ ? Vì sao ? ta đánh dấu phẩy vào sau những bộ phân trả lời cho các
mẫu câu ấy.
– Hoặc: Có những bộ phân trả lời cho các mẫu câu.
+ Ai (cái gì, con gì ) ? Là gì ?
+ Ai (cái gì, con gì ) ? Làm gì ?
+ Ai (cái gì, con gì ) ? Thế nào ?
Có từ 2 đến 3 cặp mẫu câu đi liền nhau kết hợp chặt chẽ với nhau mới tạo thành
ý diễn đạt trọn vẹn thì giữa những bộ phân trả lời cho từng cặp mẫu câu ấy ta đánh

dấu phẩy vào.
Bước 3: Đọc lại đoạn văn, điều chỉnh dấu phẩy cho phù hợp.
Cách 3: Dựa vào cách tìm các thành phần câu đã học( chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ).
Bước 1: Xác định thành phân câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu).
Bước 2: Nếu trong câu có từ 2 thành phần là chủ ngữ(vị ngữ, trạng ngữ) trở lên
đi liền nhau thì ở giữa các thành phần câu liên tiếp ấy ta đánh dấu phẩy vào.
- Hoặc có từ 2 đến 3 cặp thành phần câu CN, VN, TN ( thành phần trạng ngữ có
thể có thể không ) đi liền nhau, liên kết chặt chẽ với nhau để diễn đạt một ý
trọn vẹn thì giữa các cặp thành phần câu đó ta đánh dấu phẩy vào.
- Hoặc nếu thành phần trạng ngữ đứng trước hoặc đứng sau hoặc giữa thành phần
CN, VN thì ta đánh dấu phẩy vào trước và sau thành phần trạng ngữ đó.
Bước 3: Đọc lại đoạn văn, điều chỉnh dấu phẩy cho phù hợp.
* Dấu chấm hỏi ( ? )
Dựa vào nội dung câu.
Bước 1: Trong đoạn văn câu nào để hỏi người khác, hoặc tự hỏi mình, hoặc biểu
thị sự thắc mắc, hoài nghi …
Bước 2: Câu văn nào dùng để hỏi những điều chưa biết ?
Bước 3: Ai là người hỏi và hỏi ai điều gì ?
16


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Bước 4: Điều chưa biết đó là gì ?
Bước 5: Xác định được từ nghi vấn trong câu dùng để hỏi ( Ai, gì, nào, sao,
không, ư, à… )
Bước 6: Đánh dấu chấm hỏi vào cuối câu đó.

Bước 7: Đọc lại câu văn xem đã phù hợp chưa để điều chỉnh cho đúng.
* Dấu chấm than ( ! )
Cách 1: Dựa vào ý nghĩa, tác dụng của câu nói lời đề nghị, nhờ vả, mong
muốn …
Bước 1: Học sinh đọc đoạn văn, tìm xem đâu là câu hỏi của nhân vật
Bước 2: Câu nào nêu lên yêu cầu, đề nghị, mong muốn, nhờ vả,… người khác
làm việc gì đó.
Bước 3: Lời yêu cầu, đề nghị,… phải mạnh mẽ.
Bước 4: Đứng trước động từ trong câu thường có các từ hãy, đừng, chớ, nên,
phải, … hoặc các hô ngữ, các từ xin, mong, làm ơn, … đứng ở đầu câu. Cuối câu
thường có các từ nhé, thôi, nào, với, đi, …
Bước 5: Đánh dấu chấm than vào cuối câu đó.
Bước 6: Đọc lại câu văn xem sử dụng dấu câu đã phù hợp chưa để điều chỉnh
cho đúng.
Cách 2: Dựa vào sắc thái biểu cảm.
Bước 1: Đọc đạo văn tìm xem đâu là câu nói.
Bước 2: Câu nói đó bộc lộ cảm xúc vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,
mỉa mai, … hay là gọi đáp.
Bước 3: Trong câu thường có các từ đi kèm ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật,
nhé, …
Bước 5: Đánh dấu chấm than vào cuối câu đó.
Bước 6: Đọc lại câu văn xem sử dụng dấu câu đã phù hợp chưa để điều chỉnh
cho đúng.
17


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5


* Dấu hai chấm ( : )
Dựa vào ý nghĩa, tác dụng, dấu hiệu.
Bước 1: Đọc kỹ đoạn văn
Bước 2: Tìm xem đâu là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích hat bộ phận liệt
kê sự việc.
Bước 3: Đánh dấu hai chấm trước bộ phân câu đó.
Bước 4: Sau dấu hai chấm là dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang( Nếu là lời nói
của nhân vật hoặc bộ phận liệt kê).
Bước 5: Đọc lại câu văn xem sử dụng dấu hai châm đã phù hợp chưa để điều
chỉnh cho đúng.
* Dấu ngoặc kép ( “ …” ).
Dựa vào ý nghĩa, tác dụng, dấu hiệu.
Bước 1: Đọc kỹ đoạn văn.
Bước 2: Tìm xem đâu là lời nói của nhân vật hoặc những từ ngữ được dùng với
ý nghĩa đặc biệt là sự mỉa mai, ẩn dụ, đánh dấu tên riêng một bài hát, một tác phẩm
của tên riêng, … trong câu văn, đoạn văn hay trích một câu, một đoạn thơ – văn.
Bước 3: Nếu là lời nói nhân vật trước dấu ngoặc kép phải có dâu hai chấm.
Bước 4: Đánh dấu ngoặc kép vào đầu vào cuối lời nói hoặc từ ngữ mang ý nghĩa
đặc biệt đó hoặc đoạn văn đoạn thơ được trích dẫn.
Bước 5: Đọc lại câu văn… xem sử dụng dấu ngoặc kép đã phù hợp chưa để điều
chỉnh cho đúng.
* Dấu gạch ngang ( - ).
Dựa vào ý nghĩa, tác dụng, dấu hiệu.
Bước 1: Đọc kỹ đoạn văn.
Bước 2: Tìm xem đâu là lời nói nhân vật hoặc lời giải thích, bộ phân liệt kê, các
ý trong câu, trong đoạn.

18



SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Bước 3: Đặt dấu gạch ngang vào đầu lời nói, trước và sau ( hoặc trước) lời giải
thích trong câu, liệt kê các ý.
Bước 4: Đọc lại câu văn xem sử dung dấu gạch ngang đã phù hợp chưa để điều
chỉnh cho đúng.
* Một số ví dụ cụ thể:
Các bài tập về câu ở lớp 5, không phải bài tập nào cũng chỉ yêu cầu tìm hiểu một
dấu câu cụ thể với một kiểu bài cụ thể. Có những bài yêu cầu từ 2 đến 3 dấu câu với
những kiểu bài khác nhau. Vì vậy tôi đã vận dụng các phương pháp trên vào dạy học
tất cả các bài tập. Sau đây là một số ví dụ minh họa cho việc vân dụng phương pháp
dạy học đó.
+ Các bài tập thuộc các kiểu:
Kiểu 1: Nêu ý nghĩa – tác dụng dấu câu, dạy ở các bài học cụ thể như sau.
-Tuần 29 – Bài Ôn tập về dấu câu: Dấu chấm, Dấu chấm hỏi, Dấu chấm than.
- Tuần 33 – Bài Ôn tập về dấu câu: Dấu ngoặc kép.
Kiểu 2: Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp dạy ở các bài học cụ thể như sau.
-Tuần 30 – Bài Ôn tập về dấu câu: Dấy phẩy.
-Tuần 32 – Bài Ôn tập về dấu câu: Dấy phẩy.
+ Ví dụ cụ thể.
* Tuần 29 – Bài Ôn tập về dấu câu – Tập 2 – Trang 110 ( Dấu chấm, Dấu chấm
hỏi, Dấu chấm than). Bài tập thuộc kiểu nêu ý nghĩa – tác dụng dấu câu.
Bài tập 1: Tìm các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong mẫu chuyện vui
dưới đây. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì ?
Kỉ lục thế giới
Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. (1) Không
may anh bị cảm nặng.(2) Bác sĩ bảo:(3)
-Anh sốt cao lắm !(4) Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã !(5)

Người bệnh hỏi:(6)
19


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

-Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ ?(7)
Bác sĩ đáp:(8)
-Bốn mươi mốt độ.(9)
Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy(10)
- Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu ?(11)
* Cách tiến hành:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn.
- Vận dụng cách tìm dấu câu đã được học ở các lớp trước.
- Học sinh tự làm bài vào vở ( hoặc hoạt động theo nhóm ). Nếu cần giáo viên có thể
hướng dẫn.
- Học sinh nêu kết quả - trình bày cách làm.
- Học sinh – giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên ( hoặc học sinh ) chốt lại cách thực hiện bài tập.
* Cách làm
Bước 1: Đọc mẫu chuyện trên. Xác định số

-HS đọc.

lượng các câu trong đoạn văn trên ? Đánh

- 11 câu.


số thứ tự sau mỗi câu.

-HS đánh số thứ tự như trên.

Bước 2: Nêu những câu văn có sử dụng

- Dấu chấm câu 1, 2, 9.

dấu chấm, dấu chấm hỏi ? Dấu chấm than ?

- Dấu chấm hỏi câu 7, 11.

Dấu hiệu để xác định dấu câu trên ?

- Dấu chấm than câu 4, 5.
- Dựa vào dấu hiệu hình thức.

Bước 3: HS đọc lại các câu 1, 2, 9; 7, 11; 4,
5. Các dấu câu đặt sau các câu 1, 2, 9; 7,
11; 4, 5 để thể hiện điều gì ?

- Câu 1, 2, 9 kể lại sự việc đã diễn
ra.
- Câu 7, 11 câu để hỏi người
khác.
- Câu 4, 5 biểu lộ cảm xúc, đánh

20



SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Bước 4: Xác định các dấu câu đặt sau các
câu 1, 2, 9; 7, 11; 4, 5 để làm gì ?

giá nhận xét, nói lời đề nghị.
- Dấu chấm đặt cuối câu 1, 2, 9
để kết thúc câu kể.
- Dấu chấm hỏi đặt cuối câu 7, 11

Bước 5: Nêu lại tác dụng của các câu trên ?

để kết thúc câu hỏi.
- Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5
để kết thúc biểu cảm và cầu khiến.
- HS nêu.

* Tuần 30 – Bài Ôn tập dấu câu: Dấu phẩy ( Tập 2 – Trang 124).
Bài tập 2: Bài tập thuộc kiểu – Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp.
Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau ?
Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Truyện kể về bình minh.
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thi, Sáng hôm ấy
Có một cậu bé mù dậy sớm, đi ra vườn

cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm


mùa xuân.
Có một thầy giáo dậy sớm
khẽ chạm vào vai cậu

đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé

hỏi:

- Em có thích bình minh không ?
- Bình minh nó thế nào ạ ?
Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào
trổ hoa - Thầy giải thích.
Môi cậu bé run run

đau đớn. Cậu nói:

- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà

cũng chưa được thấy cây

đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy – Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng
bảo:
21

thầy


SKKN:


Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

- Bình minh giống như một nụ hôn của mẹ

giống như làn da của mẹ chạm

vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.
* Cách tiến hành:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn.
- Vận dụng cách xây dựng dấu câu đã được học, HS tự làm bài vào vở ( Nếu cần
giáo viên có thể gợi ý cách làm bài ).
- Học sinh nêu kết quả, trình bày cách làm.
- Học sinh chữa bài, nhận xét, bổ sung, chốt lại cách thực hiện bài tập.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại cách làm.
* Cách làm:
Bước 1: HS đọc kĩ đoạn văn.

- HS đọc.

Bước 2: HS nêu cách điền dấu câu.

Cách 1: Dựa vào cách ngắt giọng tự
nhiên.
Cách 2: Dựa vào nội dung các ý
Cách 3: Dựa vào các mẫu câu đã học
Ai ?(cái gì ? con gì ? ), thế nào ? là gì ?
làm gì ?


Bước 3: Vận dụng cách xây dựng dấu

Cách 4: Dựa vào cách tìm các thành

câu đã được học để điền dấu câu thích

phần trong câu đã học – CN, VN, TN,

hợp.

câu đơn, câu ghép.

Bước 4: HS đọc và viết lại đúng quy tắc

- HS điền dấu câu: ô trống thứ 2 điền dấu

chính tả.

chấm. Còn lại là điền dấu phẩy.

Bước 5: HS – GV chốt lại cách thực
hiện bài tập.

- Các cách thực hiện như trên.

* Tuần 32 – Bài Ôn tập về dấu câu ( Dấy phẩy – tập 2 trang 138 ).
22


SKKN:


Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Bài tập 2 – Bài tập thuộc kiểu ngắt câu: Có thể đặt dấu câu chấm hoặc dấu phẩy
vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẫu chuyện sau ?
Dấu chấm và dấu phẩy.
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của
người đang tập việt văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “ Thưa ngài tôi xin
trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội chưa kịp đánh các dấu
chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy
cần thiết xin cảm ơn ngài.”
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: “ Anh bạn trẻ ạ
tôi rất sặn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu
phẩy cần thiết rồi bỏ vào phong bị gửi đến tôi chào anh.”
* Cách thực hiện:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn.
- Vận dụng cách xây dựng dấu phẩy, dâu chấm đã được học, HS tự làm bài vào
vở ( Nếu cần giáo viên có thể gợi ý cách làm bài ).
- Học sinh nêu kết quả, trình bày cách làm.
- Học sinh chữa bài, nhận xét, bổ sung, chốt lại cách thực hiện bài tập.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại cách làm.
* Cách làm:
Bước 1: HS đọc kĩ đoạn văn.

- HS đọc.

Bước 2: HS nêu cách điền dấu câu.

Cách 1: Dựa vào cách ngắt giọng tự

nhiên.
Cách 2: Dựa vào nội dung các ý. Đoạn 1
có 4 ý, đoạn 2 có 2 ý.
Cách 3: Dựa vào các mẫu câu đã học
Ai ?(cái gì ? con gì ? ), thế nào ? là gì ?
23


SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

Bước 3: Vận dụng cách xây dựng dấu

làm gì ? Vì sao ở đâu ? Khi nào ?

câu đã được học để điền dấu câu thích

Cách 4: Dựa vào cách tìm các thành

hợp.

phần trong câu đã học – CN, VN, TN.
- HS ngắt câu: “ Thưa ngài, tôi xin trân
trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới
của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các
dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc
cho và điền giúp tôi những dấu chấm,

Bước 4: HS đọc lại, kiểm tra các dâu


dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
“ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sặn lọng giúp

câu.
Bước 5: HS – GV chốt lại cách thực

đỡ anh với một điều kiện là anh đếm tất

hiện bài tập.

cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết
rồi bỏ vào phong bì, gửi đến cho tôi.
Chào anh.”
- HS đọc, chữa lại dấu câu.
- Các cách thực hiện như trên.

* Tuần 33 – Bài Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép – tập 2 trang 151).
Bài tập thuộc kiểu: Nêu ý nghĩa tác dụng dấu câu.
Bài tập 1: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh
dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩa của nhân vật ?
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ lớn lên sẽ trở thành một giáo
viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay để thầy hiệu
trưởng biết. Thế là trưa ấy, sau buổi học em chờ sặn thầy trược phòng họp và xin gặp
thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đội diện với thấy và hơi
nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rải, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa
thầy, sau này em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.
24



SKKN:

Một vài kinh nghiệm dạy các dạng bài tập về dấu câu lớp 5

* Cách tiến hành:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn.
- Vận dụng cách tìm dấu câu đã được học ở các lớp trước.
- Học sinh tự làm bài vào vở ( hoặc hoạt động theo nhóm ). Nếu cần giáo viên có
thể hướng dẫn.
- Học sinh nêu kết quả - trình bày cách làm.
- Học sinh – giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên ( hoặc học sinh ) chốt lại cách thực hiện bài tập.
* Cách làm:
Bước 1: Đọc kĩ từng câu văn.
Bước 2: Xác định dấu câu đứng trước
lời nói trực tiếp, ý nghĩa.
Bước 3: Xác định đâu là lời nói trực
tiếp, đâu là ý nghĩa của nhân vật ?
Bước 4: Điền dấu ngoặc kép cho phù
hợp.
Bước 5: Giải thích vì sao lại điền dấu
ngoặc kép như thế ?

- Dấu hai chấm.
-Lời nói trực tiếp: Thưa thầy sau này lớn
lên …
- Ý nghĩa: phải nói ngay …
- “phải…thầy biết”
- “thưa thầy…này”

- Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý
nghĩa của Tốt-tô-chan.
- Dấu ngoặc kép thứ hai đánh dấu lời nói
trực tiếp của Tốt-tô-chan với thầy hiệu
trưởng.

4. Kết quả:
Với cách nghiên cứu khai thác nội dung bài như trên, chỉ những bài tập đầu năm
các em còn bỡ ngỡ, dần dà cũng thành quen, các em đã vân dụng và tự tìm được
cách làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu. Vì các em luôn phải tìm tòi, suy nghĩ, nên
các tiết học Luyên từ và câu ở lớp tôi không có thời gian “chết”. Hoạt động nhóm, cá
25


×