Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

MỘT số CHỈ số CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ và BỆNH hô hấp tại 03 PHƯỜNG ở hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.01 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

BÙI BÍCH NGỌC

MỘT SỐ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
VÀ BỆNH HÔ HẤP TẠI 03 PHƯỜNG
Ở HÀ NỘI NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

BÙI BÍCH NGỌC

MỘT SỐ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VÀ
BỆNH HÔ HẤP TẠI 03 PHƯỜNG
Ở HÀ NỘI NĂM 2018


Ngành đào tạo : Bác sỹ Y học dự phòng
Mã ngành

: 52720201

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN QUỲNH ANH
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc 6 năm học tại Trường Đại học Y Hà Nội, em đã làm
khóa luận tốt nghiệp về một số chỉ số chất lượng không khí và bệnh đường hô
hấp. Trong quá trình làm khóa luận và kết thúc khóa học em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ quý Thầy Cô cũng như sự ủng hộ của gia đình và bạn bè
để hoàn thành đề tài này.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới TS.Trần Quỳnh Anh, Bộ môn Sức
khỏe môi trường – Trường Đại học Y Hà Nội và PGS.TS.Nguyễn Thị Liên
Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho em trong suốt quá trình thực
hiện khóa tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn mái trường Đại học Y Hà Nội, Viện đào tạo Y
học dự phòng và Y tế công cộng đã cho em một môi trường học tập và công
tác tốt. Xin cảm ơn các thầy cô của Trường và Viện đã hết lòng dạy bảo từ khi
em bỡ ngỡ vào trường tới khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ra trường.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình cùng toàn thể bạn bè đã luôn

là nguồn động viên không thể thiếu đối với em trong suốt quá trình học tập và
có được kết quả như ngày hôm nay.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Bùi Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
Phòng Quản lý đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng khóa 2013
– 2019
Tên em là: Bùi Bích Ngọc, sinh viên tổ 28 – lớp Y6H – Chuyên ngành

Bác sĩ Y học dự phòng – Trường Đại học Y Hà Nội.
Em xin cam đoan đề tài “Một số chỉ số chất lượng không khí và bệnh
đường hô hấp tại 3 phường ở Hà Nội năm 2018” là đề tài do em thực hiện,
các số liệu được trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trước đây.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Bùi Bích Ngọc

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AQI
CO
NO2
ÔNKK
PM
QCVN
WHO

Air Quality Index
Cacbon monoxit
Nittơ điôxít
Ô nhiễm không khí
Particulate Matter (bụi mịn)
Quy chuẩn Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm không khí là một rủi ro môi trường lớn đối với sức khỏe.
Những tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người cũng được ghi
nhận từ rất sớm. Vào năm 460 – 377 trước công nguyên danh y Hyppocrate
trong bài luận giảng về không khí, nước, đất đã nói đến một vài bệnh do tiếp
xúc với chì, bụi nhưng chưa được nhiều người quan tâm.
Theo WHO (2018), ô nhiễm không khí xung quanh gây ra khoảng 4,2
triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới trong năm 2016. Khoảng 91% dân số
thế giới sống ở những nơi có mức chất lượng không khí vượt quá giới hạn của
WHO. Trong khi ô nhiễm không khí xung quanh ảnh hưởng đến các nước
phát triển và đang phát triển như nhau, các nước thu nhập thấp và trung bình
phải chịu gánh nặng cao nhất, với số lượng lớn nhất ở khu vực Tây Thái Bình
Dương, Đông Nam Á [1].
Mặc dù các chất ô nhiễm trong không khí thường không nhìn thấy,
chúng có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta,
bao gồm các bệnh đường hô hấp cấp tính và mạn tính, bệnh lý tim mạch, đột
quỵ và các cơ quan khác thậm chí hậu quả lâu dài do tác động tới cả bào thai
đang phát triển.
Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI) năm 2018 của Trường Đại học Yale
xếp hạng 180 quốc gia về 24 chỉ số hiệu suất trong 10 hạng mục vấn đề sức
khỏe môi trường và sức sống hệ sinh thái, đánh giá Việt Nam có chỉ số chất
lượng không khí xếp thứ 159 và chỉ số ô nhiễm không khí đứng thứ 161. Có
thể hiểu rằng, Việt Nam nằm trong số những quốc gia có mức độ ô nhiễm
không khí nghiêm trọng nhất thế giới [2].
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số và quá trình
đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn tới gia tăng những phương tiện vận chuyển



10

cá nhân, sự phát triển không gian đô thị nhanh hơn sự phát triển hạ tầng kỹ
thuật đô thị, rác thải và cống rãnh,… đã làm thay đổi tính chất của ô nhiễm
không khí theo chiều hướng xấu tác động không tốt đến sức khỏe. Theo báo
cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường 2014, tỷ lệ số ngày ở Hà Nội có chỉ số
chất lượng không khí AQI ở mức 101 – 200 (ảnh hưởng xấu đến nhóm nhạy
cảm) dao động từ 40% đến 60% tổng số ngày theo dõi từ năm 2013 đến 2014
[3]. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở người lớn
cũng như một số kết quả liên quan đến bệnh hen ở các vùng thành thị ở Hà
Nội là 30%, cao hơn so với những vùng nông thôn là 10% [4].
Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe đã được nghiên
cứu rộng rãi ở nhiều nước phát triển, tuy nhiên tại Việt Nam, hiện chưa có
nhiều nghiên cứu được thực hiện, đặc biệt tại Hà Nội, nơi có mật độ dân số
cao và chất lượng không khí đáng báo động. Vì vậy, Cục Quản lý môi trường
y tế Bộ Y tế kết hợp với Bộ môn Sức khỏe môi trường – Viện Đào tạo Y học
dự phòng & Y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội tiến hành nghiên cứu
mối liên quan giữa môi trường không khí và bệnh hô hấp của người dân tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Khóa luận tốt nghiệp “Một số
chỉ số chất lượng không khí và bệnh hô hấp tại 03 phường ở Hà Nội năm
2018” được thực hiện là một phần của nghiên cứu với mục tiêu:
1.

Mô tả một số chỉ số chất lượng không khí tại 03 phường ở Hà Nội năm

2.

2018.
Mô tả thực trạng một số triệu chứng đường hô hấp của người dân tại 03
phường ở Hà Nội năm 2018.

Kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi sẽ là cơ sở gợi ý để thực
hiện các nghiên cứu phân tích tiếp theo nhằm tìm ra các yếu tố liên quan đến
chất lượng không khí và sức khỏe người dân.


11

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Khái niệm về môi trường không khí và ô nhiễm không khí.
Không khí là một thành phần cấu thành của môi trường tự nhiên, có
ảnh hưởng và quan hệ mật thiết với sự tồn tại và phát triển của giới sinh vật
cũng như của con người. Thành phần bình thường của không khí ở tầng đối
lưu như sau: 78% Nitơ; 21% Oxy; 0,03% Cacbonic, dưới 1% Argon và một
sô khí hiếm khác: Neon, heli, metan, …
Khái niệm về ô nhiễm không khí được định nghĩa như sau: Ô nhiễm
không khí là trong không khí có một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại lên sức khỏe con người,
sinh vật nói chung hoặc gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm
tầm nhìn xa do bụi) [5]. Không khí bị ô nhiễm bởi các chất gây ô nhiễm. Các
chất gây ô nhiễm có thể dạng rắn, giọt, khí và từ hai nguồn sinh ra là nguồn
thiên nhiên và nhân tạo.
1.1.2. Nguồn ô nhiễm không khí.
Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: Do các hiện trạng thiên nhiên gây ra như là
đất, sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và tung lên trời, các núi lửa phun
nham thạch và hơi khí. Nước bẩn bốc hơi cùng với sóng biển mang bụi lan
truyền vào không khí. Các quá trình hủy hoại, thối rữa thực vật và động vật tự
nhiên cũng thải ta một số hóa chất gây ô nhiễm môi trường không khí.
Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người gồm:

Hoạt động giao thông vận tải: Khí thải từ các phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ đóng góp nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm
môi trường không khí đô thị, bao gồm: SO 2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10,


12

PM2.5). Trong các loại phương tiện giao thông thì xe mô tô, xe gắn máy
chiếm tỉ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn nhất.
Hoạt động xây dựng: Hoạt động xây dựng các khu chung cư, cầu
đường, sửa chữa nhà, đập phá công trình cũ, vận chuyển vật liệu và phế thải
xây dựng,… diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là các đô thị lớn thường gây ô nhiễm
bụi đối với môi trường xung quanh.
Hoạt động dân sinh, xử lý rác thải: Các hoạt động dân sinh như đốt các
nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu hoả và khí đốt), củi,… hay việc đốt các
chất thải không có kiểm soát, chôn lấp các bãi rác lộ thiên, đốt rác thải tùy
tiện đã làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có nhiều nghiên cứu cũng như các số liệu cụ thể về tải lượng phát
thải các chất khí từ hoạt động đốt rác bãi rác.
Các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào: Tùy từng chất ô nhiễm
trong môi trường không khí, chúng có thể di chuyển hàng chục đến hàng trăm
kilomet. Vì vậy ngoài các nguồn ô nhiễm tại chỗ, chất lượng không khí đô thị
còn bị tác động bởi các nguồn ô nhiễm từ nơi khác chuyển đến, đặc biệt là các
nguồn ô nhiễm lớn nằm ngoài khu vực đô thị như: nhà máy nhiệt điện, sản
xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng.
Những ngành công nghiệp làm ô nhiễm bầu không khí: Ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng, Công nghiệp chế biến gỗ, Công nghiệp chế biến
kim loại và chế tạo máy, Công nghiệp hóa học, Nhà máy nhiệt điện,… [5],[6],
[7],[8].
Người lớn trung bình thở trên 15m3 không khí mỗi ngày. Mặc dù các

chất ô nhiễm trong không khí thường không nhìn thấy, chúng có thể có những
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta, bao gồm cả phổi, tim và
các cơ quan khác, và bào thai đang phát triển [9],[10].


13

1.1.3. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Cacbon monoxit (CO): Một sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn nhiên
liệu như khí đốt tự nhiên, than hoặc gỗ. CO không gây kích thích và không
gây tổn thương niêm mạc do đó giác quan ít phát hiện ra khí này. Khi vào cơ
thể, nó sẽ làm giảm bớt khả năng lưu chuyển Oxy trong máu, có thể dẫn đến
tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
Nitơ điôxit (NO2): Các nguồn nhân tạo chính của các oxít nitơ gồm các
loại xe cơ giới, các nhà máy điện và các nguồn khác từ việc đốt cháy nhiên
liệu hóa thạch. Nitơ điôxit có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh hen suyễn, làm
tăng nguy cơ tử vong vì bệnh phổi, tăng nhập viện do bệnh về phổi.
Bụi mịn (PM): Là một hỗn hợp của các hạt rắn và phần tử lỏng với các
kích cỡ khác nhau:
PM10: hạt có đường kính từ 2,5 – 10 µm
PM2.5 (còn gọi là hạt mịn): đường kính < 2,5 µm
PM1 (hạt cực mịn): đường kính < 0,1 µm
Bụi mịn do con người gây ra chủ yếu là kết quả của các quy trình công
nghiệp, công trình xây dựng, khí thải từ động cơ dầu, xăng và ma sát từ lốp xe
trên mặt đường. Trong khi các hạt có đường kính từ 10 µm trở xuống (PM10)
có thể xâm nhập và nằm sâu trong phổi, thì các hạt thậm chí còn gây hại cho
sức khỏe hơn là những hạt có đường kính 2,5 µm trở xuống (PM2.5). PM 2.5
có thể xuyên qua hàng rào phổi và đi vào hệ thống máu. Phơi nhiễm mãn tính
với các bụi mịn góp phần vào nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và hô
hấp, cũng như ung thư phổi. Bụi mịn gây ra kích ứng mũi họng, tăng nhập

viện vì bệnh phổi, gây tử vong sớm do bệnh tim và phổi, có thể có liên quan
đến hen suyễn [5],[11],[12].
Nhiệt độ ảnh hưởng nhất định đến tác dụng của chất độc đối với cơ thể
do nhiệt độ tăng cao làm tăng tuần hoàn, lượng máu trao đổi qua phổi tăng lên


14

làm cho chất độc vào cơ thể nhamh hơn, làm tăng độc tính của chất độc. Độ
ẩm cũng tác động lên sức khỏe khi kết hợp với nhiệt độ theo các tổ hợp nóng
ẩm, nóng khô hoặc lạnh ẩm, đồng thời chúng cũng ảnh hưởng đến sự phân tán
hay tích lũy các chất trong môi trường không khí.
Chỉ số chất lượng không khí AQI: là một chỉ số theo dõi chất lượng
không khí hàng ngày tập trung vào cảnh báo khả năng tác động sức khỏe
trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít phải không khí bị ô nhiễm. Cơ
Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) tính toán chỉ số AQI với 5 thông số
ô nhiễm không khí chủ yếu là: Ozon mặt đất; Ô nhiễm phân tử (còn gọi là hạt
lơ lửng); CO; SO2 (Lưu huỳnh điôxít) và NO2. EPA đã quy định mức độ và
một màu sắc cụ thể đối với từng khoảng giá trị AQI [13].
Bảng 1. 1. AQI và mức độ cảnh báo y tế.
Chất lượng
không khí

Khoảng giá
trị AQI

Tốt

0 – 50


Trung bình

51 – 100

Kém

101 – 150

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhóm nhạy cảm
Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ra ngoài

Xấu

151 – 200

Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài
Những người khác hạn chế ra ngoài

Rất xấu

201 – 300

Cảnh báo sức khỏe khẩn cấp
Ảnh hưởng đến tất cả cư dân

Nguy hại

301 – 500

Báo động: có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến

sức khỏe mọi người

Mức độ cảnh báo y tế
Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Ở mức chấp nhận được
Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ra
ngoài

(Ghi chú: Nhóm nhạy cảm: trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp)


15

1.1.4. Quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh.
Quy trình lấy mẫu, đo và phân tích môi trường không khí xung quanh
được quy định cụ thể trong Thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc
môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành năm 2011 [14].
Các bước của quy trình lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường:
- Tại vị trí lấy mẫu, tiến hành đo các thông số khí tượng (nhiệt độ, độ
ẩm, áp suất khí quyển, tốc độ gió và hướng gió) tại hiện trường.
- Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu, phương pháp đo, phân tích và
lấy mẫu không khí phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại bảng
dưới đây:
Bảng 1. 2. Phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện
trường.
STT

Thông số


Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989)

1

CO

2

NO2

TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998)

3

Bụi PM10

40 CFR Part 50 Method Appendix J

TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000)

AS/NZS 3580.9.6:2003
4

Bụi PM2,5

40 CFR Part 50 Method Appendix J
AS/NZS 3580.9.7:2009

Tại Việt Nam, Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm

2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường có Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.


16

Bảng 1. 3. Giá trị giới hạn một số thông số chất lượng không khí xung
quanh theo QCVN 05:2013.
Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
1 giờ
8 giờ
24 giờ
năm
CO
30.000
10.000
NO2
200
100
40
Bụi PM 10
150
50
Bụi PM 2.5
50
25
Ghi chú: dấu (-) là không quy định
Thông số

1.2. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới và Việt Nam.

1.2.1. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới.
Năm 1952 được coi là đợt ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử
nước Anh với lớp “sương mù” kéo dài trong 5 ngày, kết quả của sự thải ra
không khí các chất độc hại, đã dẫn tới cái chết của 4000 đến 12000 người dân
sống tại đây và để lại những hậu quả sức khỏe lâu dài đối với cả những người
chưa được sinh ra [10].
WHO (2018) ước tính rằng khoảng 90% người dân trên toàn thế giới
hít thở không khí ô nhiễm. Trong 6 năm qua, mức độ ÔNKK xung quanh vẫn
ở mức cao và gần như ổn định, với nồng độ giảm ở một số khu vực của châu
Âu và châu Mỹ.
-

Mức ô nhiễm không khí xung quanh cao nhất là ở khu vực Đông Địa Trung
Hải và Đông Nam Á, với mức trung bình hàng năm thường vượt quá 5 lần
giới hạn của WHO, tiếp theo là các thành phố thu nhập thấp và trung bình ở

-

châu Phi và Tây Thái Bình Dương.
Châu Phi và một số khu vực Tây Thái Bình Dương thiếu dữ liệu ô nhiễm
không khí nghiêm trọng. Đối với Châu Phi, cơ sở dữ liệu hiện chứa các phép
đo PM cho số thành phố nhiều hơn gấp đôi so với các phiên bản trước, tuy

-

nhiên dữ liệu chỉ được xác định cho 8/47 quốc gia trong khu vực.
Nhìn chung, mức độ ô nhiễm không khí xung quanh là thấp nhất ở các nước
thu nhập cao, đặc biệt là ở Châu Âu, Châu Mỹ [1].



17

Tại Châu Âu nguồn gây ô nhiễm không khí từ vận tải đường bộ, sản xuất
điện và nhiệt công cộng, các hoạt động nông nghiệp (chịu trách nhiệm cho
phần lớn lượng phát thải NH3). Ở các khu vực như Nam Âu, các sự kiện bụi
Sahara là một vấn đề chất lượng không khí tái diễn. Mối đe dọa đối với sức
khỏe con người của loại bụi này vẫn còn được tranh luận. Tuy nhiên các hạt
bụi đã được chứng minh là có chứa nấm, vi rút và vi khuẩn có thể hoạt động
như trong các loại thuốc gây dị ứng [7].
Tại Mỹ, theo báo cáo “State of the Air 2018” đã chỉ ra gần 40% người
dân ở Hoa Kỳ sống trong các khu vực có mức độ ô nhiễm ozon, hơn 3% dân
số (9,8 triệu người) ở các khu vực bị ô nhiễm bụi mịn (PM) trong năm 20142016. Trong khi những cải tiến liên quan đến giảm nồng độ bụi mịn nhờ vào
các nhà máy điện sạch hơn, tăng cường sử dụng các phương tiện và động cơ
sạch hơn thì hiện ô nhiễm ozon trở nên xấu đi đáng kể trong năm 2014-2016
so với báo cáo trước đó [15].
Tại Úc, các chất gây ô nhiễm không khí phổ biến nhất gây hại cho sức
khỏe con người là: bụi mịn (PM) mịn và thô; các loại khí như NO 2, SO2, O3
và CO; cùng với chì trong không khí và một nhóm chất gây ô nhiễm gọi là
chất độc không khí. Mặc dù Úc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những
thập kỷ gần đây trong việc giảm một số loại chất ô nhiễm, nhưng mức độ hạt
thô và hạt mịn và ozone tầng mặt đất vẫn thường xuyên vượt quá tiêu chuẩn
quốc gia [8].
Theo đài quan sát ô nhiễm không khí toàn cầu được duy trì bởi WHO, 13
trong số 20 thành phố của thế giới có nồng độ hạt PM2.5 là ở Ấn Độ. Sự tăng
trưởng nhanh chóng các ngành công nghiệp, điện và giao thông kết hợp với
tăng trưởng đô thị hóa đã góp phần làm tăng trưởng đáng kể mức ô nhiễm
không khí xung quanh tại Ấn Độ. Đối với hơn một nửa số thành phố được
đưa vào Chương trình giám sát chất lượng quốc gia, 2 chỉ số quan trọng là



18

PM10 và PM2.5 (mức hàng ngày và hàng năm) thường xuyên vượt quá
hướng dẫn của WHO tương ứng với 75 và 150 µg/m 3 đối với hàng ngày và 35
và 70 µg/m3 đối với hàng năm [16].
Một chương trình giám sát ô nhiễm hạt đã được thiết kế và triển khai tại
sáu thành phố/khu vực đô thị châu Á bao gồm Bandung, Bangkok, Bắc Kinh,
Chennai, Manila và Hà Nội, cho thấy ở tất cả 6 thành phố, mức PM10 và
PM2.5 được tìm thấy ở mức cao, đặc biệt là trong mùa khô, thường vượt quá
tiêu chuẩn EPA Hoa Kỳ 24 giờ tương ứng tại một số địa điểm. Nồng độ trung
bình của PM2.5 và PM10 ở các thành phố dao động tương ứng là 44 – 168 và
54 – 262 µg/m3 vào mùa khô, và 18 – 104 và 33 – 80 µg/m 3 vào mùa mưa. So
sánh giữa các thành phố cho thấy mức PM2.5 và PM10 cao nhất ở Bắc Kinh
trong cả hai mùa tiếp theo là Hà Nội và Chennai [11].
1.2.2. Tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Dữ liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy hơn 60000 ca tử
vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và
viêm phổi ở Việt Nam năm 2016 có liên quan đến ô nhiễm không khí. Những
con số này là 102,3 µg/m3 đối với PM10 và 47,9 µg/m 3 đối với PM2,5 tại Hà
Nội và 89,8 µg/m3 đối với PM10 và 42 µg/m3 đối với PM2,5 tại Thành phố
Hồ Chí Minh [17]. Đối với môi trường không khí tại các đô thị, áp lực ô
nhiễm chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, từ các cơ sở sản
xuất công nghiệp nội đô, hoạt động đun nấu, sinh hoạt của dân cư, quá trình
xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào. Hầu hết các
đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí
ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo Môi trường Quốc Gia, trong giai đoạn 2011 – 2015, chất
lượng không khí tại các đô thị lớn, khu vực xung quanh các khu sản xuất công
nghiệp và làng nghề chưa có nhiều cải thiện so với giai đoạn 2006 – 2010.



19

Trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí thì bụi là vấn đề nổi cộm nhất. Kết
quả đánh giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí
AQI cho thấy, tại các đô thị lớn, số ngày có AQI ở mức kém (chất lượng
không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe) chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình như
tại thủ đô Hà Nội, số ngày trong năm 2014 có AQI ở mức kém chiếm tỷ lệ
hơn 50% tổng số ngày quan trắc trong năm. Các chất khí ô nhiễm SO 2, CO về
cơ bản vẫn nằm trong giới hạn của QCVN, riêng khí O 3, NO2 đã có dấu hiệu ô
nhiễm trong một số năm gần đây [6],[18].
Tại Hội thảo “Môi trường không khí và các bệnh có liên quan” do Liên
hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Y
học Tp.HCM tổ chức ngày 14/10/2018. Theo kết quả quan trắc tại Tp.HCM
giai đoạn 2010 – 2017 cho thấy, tổng bụi lơ lửng dao động trong khoảng từ
243,8 – 810 µg/m3, tức cao gấp 2,4 – 8,3 lần quy chuẩn Việt Nam. Sau khi lấy
mẫu so sánh nồng độ bụi, kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe
lao động và môi trường, Sở Y tế Tp.HCM cho thấy, người nghèo có nguy cơ
phơi nhiễm bụi cá nhân cao hơn người không nghèo vì những thói quen sinh
hoạt trong gia đình vẫn không thay đổi. Cụ thể, nồng độ bụi ở bên ngoài nhà
của nhóm nghèo hơn 40 µg/m3, ở nhóm không nghèo chỉ 28,2 µg/m 3. Trong
đó, nguồn phát sinh phơi nhiễm là bụi đất, bụi giao thông, bụi công nghiệp,
bụi do hoạt động bên trong nhà và bụi từ đại dương [19].
Theo thống kê có đến 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí tại
Hà Nội là do hoạt động giao thông. Với hơn 4 triệu phương tiện giao thông,
hoạt động giao thông chiếm tới 85% lượng khí thải CO 2 và 95% lượng các
hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không quan sát được [6]. Khí thải
từ phương tiện này kết hợp với nguồn khí thải công nghiệp và các nguồn khí
thải từ khu dân cư có thể gây nên một loại ô nhiễm không khí tổng hợp mà
người dân có thể bị phơi nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe.



20

Theo dữ liệu từ trạm quan trắc của Đại sứ quán Mỹ, nhìn chung trong
năm 2017, ô nhiễm bụi ở Hà Nội vẫn duy trì ở mức cao, nồng độ bụi PM2.5
trung bình năm đạt 42,68 µg/m 3 cao hơn so với giới hạn quy đinh về nồng độ
bụi PM2.5 trung bình năm trong Quy chuẩn Kĩ thuật Quốc gia QCVN
05/2013-BTNMT (25 µg/m3). Nếu so sánh với tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn
của WHO, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm ở Hà Nội cao hơn khoảng 4
lần. Số ngày có nồng độ bụi PM2.5 ở mức cao thường tập trung vào quý I và
quý IV năm 2017, nguyên nhân có thể do sự khác biệt về thời tiết giữa hai
mùa trong năm ảnh hưởng đến quá trình lan truyền và khuyếch tán các chất
ô nhiễm [20].
Dựa trên kiểm kê lượng phát thải và số liệu khí tượng địa phương,
nghiên cứu cho thấy trái với suy nghĩ của phần lớn cộng đồng, giao thông
đường bộ không phải là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất tại Hà Nội. Nguồn
thải này chỉ đóng góp khoảng 25%, trong khi 75% khí thải còn lại là từ các
nguồn phát thải khác như phát thải từ các nhà máy sản xuất điện, các khu
công nghiệp lớn, dân sinh và đốt phụ phẩm nông nghiệp. Nếu không có các
chính sách bổ sung, vào năm 2030, nồng độ PM2.5 ở miền bắc Việt Nam có
thể tăng 20-30% so với năm 2015. Điều này đồng nghĩa với việc gần 85% dân
số ở khu vực này sẽ tiếp xúc với chất lượng không khí không đạt Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về Chất lượng môi trường không khí xung quanh cho
PM2.5 [21].

1.3. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe
con người
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí xung quanh làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và



21

tử vong, và là tác nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ảnh hưởng
sức khỏe của con người có thể từ buồn nôn, khó thở hoặc kích ứng da, đến
ung thư thậm chí tác động xấu tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Ảnh
hưởng này có thể phát sinh từ cả phơi nhiễm tích lũy dài hạn và phơi nhiễm
cấp tính ngắn hạn [22],[23],[24].
1.3.1. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và sức
khỏe con người trên thế giới
Tại Úc, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 3.056 trường hợp tử
vong sớm mỗi năm tương đương 2,3% tổng số ca tử vong mỗi năm - nhiều
hơn số người chết vì tai nạn xe hơi trên đường. Các nguyên nhân chính gây tử
vong do phơi nhiễm ô nhiễm không khí là bệnh tim thiếu máu cục bộ (959),
đột quỵ (432), ung thư phổi (351) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (184) [8].
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một quốc gia bị ô nhiễm
không khí nặng nề đã tăng cường giám sát môi trường, đóng góp một lượng
lớn dữ liệu và cung cấp một cơ hội duy nhất để đánh giá tác động sức khỏe
của ô nhiễm không khí. Theo nghiên cứu “Tác động của các chất gây ô nhiễm
không khí ngoài trời đến các bệnh nhân ngoại trú đối với các bệnh về đường
hô hấp trong năm 2012 – 2016 tại Tế Nam, Trung Quốc”, tổng cộng có
1.373.658 lượt khám ngoại trú cho các bệnh đường hô hấp được xác định.
Tăng 10 µg/m3 các tác nhân PM2.5, PM10, NO2, CO và O3 có liên quan với
0,168%, 0,149%, 0,527%, 0,013% và 0,189% tương ứng trong các lần khám
ngoại trú hàng ngày cho bệnh đường hô hấp và PM10 và PM2.5 có liên quan
đáng kể đến bệnh đường hô hấp cấp tính bao gồm viêm phổi và viêm phế
quản cấp tính [25].
Theo nghiên cứu của Sousa và cộng sự (2012) đã phát hiện ra rằng sự
gia tăng 10 µg/m3 PM10 có liên quan đến sự gia tăng 2% nguy cơ nhập viện
hô hấp [25]. Tương tự, Kloog et al. (2014) cho thấy rằng phơi nhiễm với mức



22

tăng µg/m3 trong PM2.5 có liên quan đến việc tăng 2,2% khi nhập viện vì
bệnh hô hấp [26]. Trong hướng dẫn chất lượng không khí của mình, WHO
khuyến nghị mức PM10 và PM2.5 hàng ngày không được vượt quá tương
ứng 50 và 25 µg/m3.
Nghiên cứu ở Thụy Sỹ và nhiều nước khác đã cho thấy việc tiếp xúc với
các chất ô nhiễm dọc theo các con đường đông đúc có liên quan đến tăng
nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp ở người lớn và những tác động sức khỏe
của khí thải giao thông là rất lớn và kết quả ở Thụy Sỹ chỉ ra tỷ lệ mắc các
triệu chứng hô hấp của người lớn (từ 15 – 70 tuổi) từ 5% có khò khè ở người
có vấn đề hô hấp, 15% có ho thường xuyên đến 21% có viêm mũi dị ứng [26].
Khi một mối quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm liên quan đến giao thông đường
bộ và hen suyễn được giả định, 15% của tất cả các triệu chứng hen suyễn là
do ô nhiễm không khí, nếu không có giả định này chỉ có 2% các triệu chứng
hen là do ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm dọc theo các con đường lưu
lượng xe qua lại nhiều là nguyên nhân gây ra phần lớn bệnh mạn tính và đợt
cấp tính liên quan ở khu vực châu Âu, tuy nhiên có thể phòng ngừa được [27].
1.3.2. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và sức
khỏe con người tại Việt Nam
Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật toàn cầu năm 2017 đã cung cấp số liệu về
các loại bệnh tật của Việt Nam và ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ thứ 6
trong bảng xếp hạng 10 yếu tố nguy cơ kết hợp dẫn đến tỷ lệ tử vong và tàn
tật nhiều nhất [28]. Trong khi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí xung quanh
đến sức khỏe đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước, đặc biệt là ở các
nước phát triển, chỉ có ít nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam cho đến nay
và thường ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam với dân số khoảng 8 triệu người và 4 triệu

xe máy và 2 triệu ô tô cá nhân cùng quá trình phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng,


23

các hoạt động dân sinh, quá trình xử lý rác thải cống rãnh,… đã tạo nên
những gánh nặng cho môi trường không khí đặc biệt tại các khu vực nội thành
thành phố. Ba phường Thành Công, Kim Liên, Minh Khai là các phường
thuộc các quận nội thành với những đặc điểm riêng: Phường Thành Công có
diện tích 0,64km2, mật độ dân số (1999) là 32814 người/km 2, có hồ Thành
Công với chu vi vòng hồ khoảng 900m và nhiều cây xanh giúp điều hòa khí
hậu. Phường Minh Khai: diện tích 0,47km 2, mật độ dân số 31343 người/km2,
là nơi có tuyến trục đường giao thông chính của thành phố, lưu lượng phương
tiện di chuyển rất cao và thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông trong giờ
cao điểm. Phường Kim Liên có diện tích 0,34km2, mật độ dân số 41465
người/km2, là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất cùng với
đó là các hoạt động dân sinh, xả thải rác,… diễn ra mạnh mẽ.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở người lớn
cũng như một số kết quả liên quan đến bệnh hen ở các vùng thành thị ở Hà
Nội là 30%, cao hơn so với những vùng nông thôn là 10% [4]. Theo tác giả
Dung Phung và cộng sự nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra các
chất ô nhiễm không khí (PM10, NO2,SO2) liên quan chặt chẽ đến nhập viện
hàng ngày vì bệnh hô hấp và tim mạch của người dân. Nguy cơ nhập viện hô
hấp tăng từ 0,7% lên 8% trong khi nguy cơ nhập viện vì bệnh lý tim mạch
tăng từ 0,5% lên 4% tương ứng với mức tăng 10 μg/m3 trong mỗi chất gây ô
nhiễm không khí [29].
Những ảnh hưởng đáng kể đến việc nhập viện hàng ngày đối với bệnh hô
hấp ở trẻ em tại Hà Nội đã được tìm thấy đối với PM10, PM2.5 và PM1. Sự
gia tăng 10 μg/m3 PM10, PM2.5 hoặc PM1 có liên quan đến sự gia tăng nguy
cơ nhập viện lần lượt là 1,4%, 2,2% hoặc 2,5% trong cùng ngày tiếp xúc.

Không có sự khác biệt đáng kể giữa các tác động lên nam và nữ được tìm thấy
trong nghiên cứu. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở Hà


24

Nội có nguy cơ mắc bệnh hô hấp do mức độ cao của các hạt trong không khí
xung quanh thành phố [30].
Trong một nghiên cứu về tác động của chất lượng không khí lên đường
hô hấp trẻ em tại Hà Nội năm 2018, đã chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ và nhất
quán giữa việc nhập viện của trẻ em đối với các bệnh hô hấp cấp tính và nồng
độ ô nhiễm không khí xung quanh tại Hà Nội. Các hiệp hội mạnh nhất với
NO2 cho cả viêm phổi, viêm phế quản và nhập viện hen ở trẻ em dưới 18 tuổi
[3]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một nghiên cứu khác tập trung vào điều tra
mối liên hệ giữa mức độ trung bình ÔNKK hàng ngày và tình trạng nhập viện
vì viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới (ALRI) ở trẻ em cho thấy phơi
nhiễm với không khí bị ô nhiễm làm tăng số lượng trẻ nhập viện trong mùa
khô (tháng 11 đến tháng 4), mà NO2 và SO2 là nguyên nhân chính. Sự gia tăng
nguy cơ mắc ALRI dao động từ 7% đến 18% mỗi khi khí NO2 tăng 10 μg/m 3
[31]. Kết quả này tương tự của tác giả Mehta và cộng sự tiến hành tại thành
phố Hồ Chí Minh (2013) chỉ ra rằng nồng độ NO 2, SO2 và PM10 tăng lên có
liên quan đến việc gia tăng nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp
tính ở trẻ nhỏ trong mùa khô (tháng 5 đến tháng 10), và SO 2 và NO2 cho thấy
mối quan hệ bền chặt nhất [32].


25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1. Môi trường không khí tại 03 phường ở Hà Nội.
-

-

Các yếu tố khí tượng: nhiệt độ, độ ẩm.
Các chỉ số ô nhiễm không khí.
+ Các hơi khí độc: NO2, CO.
+ Bụi: PM10, PM2.5.
Chỉ số chất lượng không khí AQI.

2.1.2. Sức khỏe dân cư 03 phường ở Hà Nội.
-

Tiêu chuẩn lựa chọn: Người lớn (từ 15 tuổi trở lên) đã sinh sống từ 3 năm trở

-

lên và trẻ em dưới 5 tuổi trong gia đình đó tại 03 phường ở Hà Nội.
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không đủ năng lực giao tiếp.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.

-

Phường Kim Liên – quận Đống Đa: khu vực đông dân cư.
Phường Minh Khai – quận Hai Bà Trưng: lưu lượng giao thông di chuyển

-


cao.
Phường Thành Công – quận Ba Đình: có hồ Thành Công, mật độ dân cư và
lưu lượng giao thông thấp hơn.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 11/2018 đến 05/2019.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.
- Đối với chỉ số chất lượng môi trường không khí tại 03 phường ở Hà
Nội: số liệu từng ngày từ ngày 1/12/2017 đến 30/11/2018. Thực tế có 361 mẫu


×