Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

KHẢO sát TÌNH TRẠNG rối LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP ở NAM GIỚI của các cặp vô SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.7 KB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHỨC
NĂNG TUYẾN GIÁP Ở NAM GIỚI
CỦA CÁC CẶP VÔ SINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHỨC
NĂNG TUYẾN GIÁP Ở NAM GIỚI
CỦA CÁC CẶP VÔ SINH
Chuyên ngành: Nội - Nội tiết
Mã số: 62722015
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ BÍCH NGA

HÀ NỘI - 2019



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN............................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh lý tuyến giáp..................................................................3
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo.............................................................................3
1.1.2. Tác dụng của hormon T3 – T4........................................................3
1.2. Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh sản nam....................................................7
1.2.1. Đặc điểm bộ máy sinh sản nam.......................................................7
1.2.2. Chức năng của tinh hoàn.................................................................7
1.2.3. 1Tinh dịch......................................................................................11
1.2.4. Phân tích tinh dịch đồ....................................................................11
1.3. Đại cương về vô sinh nam..........................................................................15
1.3.1. Định nghĩa vô sinh........................................................................15
1.3.2. Dịch tễ học và nguyên nhân..........................................................15
1.3.3. Các yếu tố tiên lượng....................................................................16
1.4. Bệnh lý tuyến giáp và chức năng tinh hoàn.................................................16
1.4.1. Cường giáp và chức năng tinh hoàn..............................................19
1.4.2. Suy giáp và chức năng tinh hoàn..................................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........23
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................23
2.1.1. Đối tượng......................................................................................23
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................23
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................23
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:...................................................................23
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................23


2.2.3. Thiết kế nghiên cứu:......................................................................24

2.2.4. Cỡ mẫu..........................................................................................24
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu.................................................................24
2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin............................................................24
2.2.7. Nội dung các biến số và chỉ số nghiên cứu...................................27
2.2.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá................................................28
2.2.9. Quy trình thu thập số liệu..............................................................31
2.2.10. Sai số và cách khống chế............................................................32
2.2.11. Quản lý và phân tích số liệu........................................................32
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................32
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................33
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................33
3.1.1. Tuổi...............................................................................................33
3.1.2. Thể trạng.......................................................................................33
3.1.3. Hút thuốc.......................................................................................34
3.1.4. Uống rượu.....................................................................................34
3.1.5. Nguyên nhân vô sinh.....................................................................34
3.1.6. Thời gian vô sinh...........................................................................35
3.2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp............................................................35
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp chung...................................35
3.2.2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở BN có tinh dịch đồ bình
thường và bất thường........................................................................35
3.2.3. Tỷ lệ bệnh nhân có anti TPO dương tính......................................36
3.3. Một số yếu tố liên quan..............................................................................37
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................39
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................39
4.1.1. Đặc điểm về tuổi...........................................................................39


4.1.2. Đặc điểm về thể trạng...................................................................39
4.1.3. Tỷ lệ hút thuốc...............................................................................39

4.1.4. Tỷ lệ uống rượu.............................................................................39
4.1.5. Nguyên nhân vô sinh.....................................................................39
4.1.6. Thời gian vô sinh...........................................................................39
4.2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở nam giới của các cặp đôi vô sinh.......39
4.2.1. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp chung...................................39
4.2.2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở nhóm tinh dịch đồ bình
thường và bất thường........................................................................39
4.2.3. Tỷ lệ bệnh nhân có anti TPO dương tính......................................39
4.3. Nhận xét một số yếu tố liên quan................................................................39
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, tinh dịch đồ ở nhóm bình thường
và nhóm có rối loạn chức năng tuyến giáp.......................................39
4.3.2. Nhận xét mối liên hệ giữa bất thường tinh dịch đồ với chức năng
tuyến giáp..........................................................................................39
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
AACE
ATA:
BMI
BN:
GH
GnRH
GPx
FSH
LH
T3


American Association Clinical Endocrinologists (Hiệp hội các
nhà nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ)
American Thyroid Association (Hội Tuyến giáp Hoa Kỳ).
Body mass index (chỉ số khối cơ thể)
Bệnh nhân.
Growth hormone
Gonadotropin-releasing hormone
Glutathione peroxidase
Follicle-stimulating hormone
Luteinizing hormone
Triiodothyronine

T4

Thyroxine

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới).


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Phân loại độ di động của tinh trùng..........................................13

Bảng 1.2:

Các giá trị bình thường của tinh dịch khi xét nghiệm dựa theo
tiêu chuẩn của WHO.................................................................14


Bảng 1.3:

Các thuật ngữ mô tả kết quả tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của
WHO.........................................................................................15

Bảng 3.1:

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.........................33

Bảng 3.2:

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể trạng...........................33

Bảng 3.3:

Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới của các cặp vô sinh....................34

Bảng 3.4:

Tỷ lệ uống rượu ở nam giới của các cặp vô sinh......................34

Bảng 3.5:

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nguyên nhân vô sinh........34

Bảng 3.6:

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian vô sinh...............35


Bảng 3.7:

Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở nam giới của cặp đôi vô
sinh............................................................................................35

Bảng 3.8:

Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở BN có tinh dịch đồ bình
thường và bất thường................................................................35

Bảng 3.9:

Tỷ lệ bệnh nhân có anti TPO dương tính..................................36

Bảng 3.10:

Tỷ lệ bệnh nhân có anti TPO dương tính ở nhóm bình giáp và
nhóm có rối loạn chức năng tuyến suy giáp..............................36

Bảng 3.11:

Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, tinh dịch đồ ở nhóm bình
thường và nhóm có rối loạn chức năng tuyến giáp...................37

Bảng 3.12:

Tỷ lệ bất thường tinh dịch đồ ở các nhóm................................38


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:

Tóm tắt tác động của T3 trên quá trình sinh tinh. Mũi tên liên tục
(→) biểu thị sự kích thích, mũi tên ngắt quãng (--->) biểu thị sự
ức chế..........................................................................................18

Hình 1.2:

Những ảnh hưởng của thay đổi chức năng tuyến giáp trên đặc
điểm tinh dịch đồ ở các loài gặm nhấm và ở người....................22


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể. Tuyến giáp bài
tiết các hormone tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng.
Bệnh lý tuyến giáp là một trong những bệnh lý nội tiết thường gặp nhất,
chiếm khoảng 30% đến 40% các bệnh nội tiết. Theo hiệp hội các nhà
nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE), ước tính rằng ở Hoa Kỳ có khoảng
13 triệu người (4,78% dân số) có rối loạn chức năng tuyến giáp mà
không được chẩn đoán[1], [2].
Bệnh tuyến giáp là bệnh nội tiết phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ
nữ trong độ tuổi sinh sản. Cường giáp gặp ở 2,3% phụ nữ có vấn đề về
sinh sản[3, 4], suy giáp gặp ở khoảng 2 - 4% phụ nữ trong độ tuổi sinh
sản[4, 5], trong khi suy giáp cận lâm sàng gặp ở khoảng 11% những
người bị rối loạn rụng trứng[6]. Những thay đổi về chức năng tuyến
giáp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản nữ trước, trong và sau khi
thụ thai[4, 7, 8]. Ngoài ra, bệnh tuyến giáp từ lâu đã được coi là một
yếu tố nguy cơ cho sẩy thai và có thể có ảnh hưởng không tốt tới kết
quả thai kỳ và tử vong chu sinh[8, 9]. Do đó, gần đây đã có tác giả đề

cập đến việc sàng lọc bệnh lý tuyến giáp ở những phụ nữ có vấn đề về
sinh sản, sảy thai tái phát ngay khi bắt đầu bước vào thai kỳ[4].
Ngược lại với quan điểm cho rằng hormone tuyến giáp rất quan
trọng đối với khả năng sinh sản của nữ, tác động của hormon tuyến
giáp đến chức năng sinh sản của nam giới phần lớn chưa rõ và hiếm khi
được đề cập. Điều này có thể do tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở
nam giới thấp hơn hoặc do tác động của hormon tuyến giáp lên chức
năng sinh sản ít hơn so với các tác dụng toàn thân của chúng[10, 11].
Mối quan hệ giữa chức năng tuyến giáp và sự sinh tinh trùng ở nam


2
giới trưởng thành và cách hormon tuyến giáp tác động lên chức năng
tinh hoàn vẫn còn gây nhiều tranh cãi[12]. Đã có một vài nghiên cứu
cho thấy tác động tiêu cực của cường giáp và suy giáp lên các thông số
tinh dịch đồ[10, 12, 13]. Người ta thấy có mối liên hệ ngược giữa
cường giáp với số lượng tinh trùng và sự vận động của tinh trùng[11,
14]. Suy giáp lại có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động của tinh
trùng, hình thái học tinh trùngvà thể tích tinh dịch[15]. Thêm nữa, nếu
điều trị phù hợp các rối loạn tuyến giáp, người ta cũng thấy có sự cải
thiện về các bất thường tinh dịch đồ[11, 14, 15].
Để tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa tuyến giáp và chức năng
sinh sản nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Khảo sát tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp ở nam giới của
các cặp đôi vô sinh.
2. Nhận xét kết quả tinh dịch đồ ở nhóm đối tượng trên.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh lý tuyến giáp[16]
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo
Tuyến giáp nằm ngay dưới thanh quản và ở trước khí quản, gồm
hai thùy trái và phải. Ở người trưởng thành tuyến giáp nặng 20 – 50g.
Tuyến giáp gồm những đơn vị cấu tạo được gọi là nang giáp, có
đường kính khoảng 100 – 300 micromet. Những nang này chứa đầy các
chất bài tiết được gọi là chất keo trong lòng nang và được lót bằng một
lớp tế bào hình khối là những tế bào bài tiết hormon vào lòng nang, đáy
tế bào tiếp xúc với mao mạch, đỉnh tế bào tiếp xúc với lòng nang
Các tế bào của nang giáp bài tiết hai hormon là triiodothyronin
(T3) và tetraiodothyronin (T4). Những hormon này có nhiều chức năng
quan trọng đặc biệt là chức năng chuyển hóa.
Ngoài ra cạnh các nang giáp, có các tế bào cạnh nang bài tiết ra
hormon calcitonin là hormon tham gia trong chuyển hóa calci.
1.1.2. Tác dụng của hormon T3 – T4
* Tác dụng lên sự phát triển cơ thể
- Làm tăng tốc độ phát triển
+ Ở những đứa trẻ bị ưu năng tuyến giáp, sự phát triển của xương
nhanh hơn nên đứa trẻ cao sớm hơn so với tuổi nhưng đồng thời xương
cũng trưởng thành nhanh hơn, cốt hóa sớm hơn làm cho thời kỳ trưởng
thành của đứa trẻ ngắn lại và đứa trẻ có chiều cao của người trưởng
thành sớm hơn.


4
+ Ở những đứa trẻ bị suy giáp, mức phát triển sẽ chậm lại, nếu
không được phát hiện và điều trị sớm đứa trẻ sẽ bị lùn.
- Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển não trong thời kỳ bào thai
và trong vài năm đầu sau khi sinh. Nếu lượng hormon tuyến giáp không

được bài tiết đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển và trưởng thành
của não sẽ chậm lại, não của đứa trẻ sẽ nhỏ hơn bình thường. Nếu
không được điều trị bằng hormon tuyến giáp ngay vài ngày đến vài
tuần sau khi sinh thì trí tuệ của đứa trẻ sẽ không phát triển.
* Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết
các mô trong cơ thể. Mức chuyển hóa cơ sở có thể tăng từ 60 – 100%
trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều.
Tăng tốc độ các phản ứng hóa học, tăng tiêu thụ và thoái hóa thức
ăn để cung cấp năng lượng.
Tăng số lượng và kích thước các ty thể, do đó làm tăng tổng hợp
ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động chức năng của cơ thể.
Khi nồng độ hormon tuyến giáp quá cao, các ty thể phồng to sẽ
gây ra tình trạng mất cân xứng giữa quá trình oxy hóa và phosphoryl
hóa nên một lượng lớn năng lượng sẽ thải ra dưới dạng nhiệt chứ không
được tổng hợp dưới dạng ATP.
Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào: hormon tuyến giáp có tác
dụng hoạt hóa enzym ATPase của bơm Na+- K+-ATPase do đó làm
tăng vận chuyển cả ion natri và kali qua màng tế bào của m
ột số mô. Vì quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng sinh
nhiệt nên người ta cho rằng đây chính là một trong những cơ chế làm
tăng chuyển hóa cơ sở của hormon giáp.
* Tác dụng lên chuyển hóa Carbohydrat


5
Hormon tuyến giáp tác dụng lên hầu như tất cả các giai đoạn của
quá trình chuyển hoá carbohydrat, bao gồm: tăng hấp thu glucose ở
ruột, tăng tạo đường mới, tăng phân giải glycogen, tăng nhanh thoái
hóa glucose ở ở các tế bào, tăng bài tiết insulin, do đó gây tăng glucose

máu nhưng chỉ tăng nhẹ.
* Tác dụng lên chuyển hóa lipid
- Tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ, do đó làm tăng nồng độ
acid béo tự do trong máu.
- Tăng oxy hóa acid béo tự do ở mô.
- Giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerid ở huyết tương,
do đó người bị suy giáp kéo dài có thể có tình trạng xơ vữa động mạch.
* Tác dụng lên chuyển hóa protein
Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng
thoái hóa protein. Trong thời kỳ đang phát triển, tác dụng tăng tổng hợp
protein mạnh hơn nên làm tăng tốc độ phát triển. Ngược lại khi hormon
tuyến giáp được bài tiết quá nhiều, các kho protein dự trữ bị huy động
và giải phóng acid amin vào máu.
* Tác dụng lên chuyển hóa vitamin
Do hormon tuyến giáp làm tăng nồng độ và hoạt động của nhiều
enzym, mà vitamin lại là thành phần cơ bản để cấu tạo enzym hoặc
coenzym nên khi nồng độ hormon giáp tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu
thụ vitamin. Nếu cung cấp không đủ sẽ gây tình trạng thiếu vitamin.
* Tác dụng lên hệ thống tim mạch
- Tác dụng lên mạch máu: Hormon giáp làm tăng chuyển hóa của
hầu hết tế bào do đó làm tăng mức tiêu thụ oxy đồng thời tăng giải
phóng các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng. Chính những chất này có
tác dụng giãn mạch ở hầu hết các mô trong cơ thể, do vậy làm tăng


6
lượng máu đến mô, đặc biệt lượng máu đến da bởi vì cơ thể có nhu cầu
tăng thải nhiệt. Khi lượng máu đến mô tăng thì lưu lượng tim cũng
tăng.
- Tác dụng lên nhịp tim: Hormon tuyến giáp có tác dụng tăng nhịp

tim rõ hơn là tăng lưu lượng tim. Tác dụng này có lẽ do hormon tuyến
giáp kích thích trực tiếp lên tim, do vậy không chỉ làm tim đập nhanh
mà còn làm tim đập mạnh hơn.
- Tác dụng lên huyết áp: Dưới tác dụng của hormon tuyến giáp thì
huyết áp trung bình không thay đổi. Tuy nhiên, do tim đập nhanh và
mạnh hơn nên huyết áp tâm thu có thể tăng từ 10 – 15 mmHg, ngược
lại huyết áp tâm trương lại giảm do giãn mạch ở những người bị cường
giáp tuyến giáp
* Tác dụng lên hệ thần kinh cơ
- Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
Hormon tuyến giáp kích thích sự phát triển cả về kích thước và về
chức năng của não. Suy giáp gây tình trạng chậm chạp trong suy nghĩ,
ngủ nhiều. Nếu suy giáp xảy ra lúc mới sinh hoặc vài năm đầu sau khi
sinh mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến kém phát triển về trí
tuệ. Cường giáp lại gây trạng thái căng thẳng và khuynh hướng rối loạn
tâm thần như lo lắng quá mức, hoang tưởng, mệt mỏi, khó ngủ.
- Tác dụng lên chức năng cơ.
Tăng nhẹ hormon tuyến giáp thường làm cơ tăng phản ứng nhưng
nếu lượng hormon được bài tiết quá nhiều thì cơ trở nên yếu vì tăng
thoái hóa protein của cơ. Mặt khác nếu thiếu hormon tuyến giáp, cơ trở
nên chậm chạp nhất là giãn ra chậm sau khi co.
Một trong những dấu hiệu đặc trưng của cường giáp là run cơ, run cơ
nhanh nhưng nhẹ với tần số 10 – 15 lần trong một phút. Run cơ có lẽ do


7
các synap của trung tâm điều hòa trương lực cơ ở tủy sống được hoạt hóa
quá mức.
* Tác dụng lên cơ quan sinh dục
Hormon tuyến giáp cần cho sự phát triển và hoạt động bình

thường của cơ quan sinh dục. Ở nam giới thiếu hormon tuyến giáp có
thể mất dục tính hoàn toàn nhưng nếu bài tiết quá nhiều lại gây bất lực.
Ở nữ giới thiếu hormon tuyến giáp thường gây băng kinh, đa kinh
nhưng thừa hormon tuyến giáp lại gây ít kinh hoặc vô kinh và giảm dục
tính.
1.2. Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh sản nam [16]
1.2.1. Đặc điểm bộ máy sinh sản nam
Bộ máy sinh sản nam gồm dương vật, bìu trong có chứa tinh hoàn
là tuyến sinh dục nam, ống dẫn tinh, túi tinh và một số tuyến sinh dục
phụ như tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo.
Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng, nằm trong bìu. Mỗi
cơ thể nam có hai tinh hoàn hình trứng có kích thước 4.5 x 2.5cm. Ở cơ
thể người lớn, thể tích của tinh hoàn trung bình là 18.6 + 4.8ml.
Nếu bổ dọc tinh hoàn thì thấy mỗi tinh hoàn được chia thành
nhiều thùy bằng các vách xơ. Trong mỗi thùy có nhiều ống nhỏ ngoằn
ngoèo được gọi là ống sinh tinh, mỗi ống dài 5m. Tiếp nối với ống sinh
tinh là ống mào tinh dài 6m rồi đến ống dẫn tinh. Xen kẽ giữa các ống
sinh tinh là các tế bào Leydig, chiếm khoảng 20% tổng khối lượng tinh
hoàn.


8
1.2.2. Chức năng của tinh hoàn
Tinh hoàn có hai chức năng, chức năng ngoại tiết là sản sinh tinh
trùng, chức năng nội tiết là bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là
testosteron.
* Chức năng sản sinh tinh trùng và các yếu tố ảnh hưởng
Sự sản sinh tinh trùng xảy ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt
đời sống tình dục của nam giới. Dưới tác dụng của hormon hướng sinh
dục của tuyến yên, khoảng 15 tuổi, tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh

trùng và chức năng này được duy trì suốt cuộc đời
Tinh trùng lấy từ ống sinh tinh hoặc phần đầu của mào tinh hoàn
không có khả năng vận động và không thể thụ tinh với noãn. Sau khi
tinh trùng ở trong mào tinh hoàn 18 – 24 giờ chúng sẽ có khả năng vận
động mạnh mặc dù trong dịch mào tinh có những protein ức chế khả
năng vận động cho đến khi chúng được phóng vào đường sinh dục nữ.
Sau khi được tạo thành ở ống sinh tinh, tinh trùng cần một số ngày để
di chuyển qua 6m chiều dài của ống mào tinh hoàn.
Tinh trùng di chuyển được là nhờ sự di động của đuôi. Tinh trùng
thường chuyển động theo đường thẳng với tốc độ 4mm/phút. Chính
kiểu vận động này cho phép tinh trùng di chuyển qua đường sinh dục
nữ để tiếp cận với noãn ở vòi tử cung. Năng lượng cung cấp cho sự
chuyển động này lấy từ ATP được tổng hợp ở ty thể và có nhiều ở phần
thân của tinh trùng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng
- Vai trò của hormon
+ GnRH của vùng dưới đồi tham gia điều hòa quá trình sản sinh
tinh trùng thông qua các tác dụng bài tiết LH và FSH.


9
+ LH của tuyến yên kích thích tế bào Leydig ở khoảng kẽ của tinh
hoàn bài tiết testosteron do đó có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh
trùng.
+ FSH: kích thích phát triển ống sinh tinh, kích thích tế bào Sertoli
bài tiết dịch có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho tinh trùng thành
thục, kích thích tế bào Sertoli bài tiết một loại protein gắn với
androgen. Loại protein này gắn với testosteron và cả estrogen được tạo
thành từ testosteron tại tế bào Sertoli dưới tác dụng kích thích của FSH
rồi vận chuyển hai hormon này vào dịch lòng ống sinh tinh để giúp cho

sự trưởng thành của tinh trùng.
+ GH kiểm soát các chức năng chuyển hóa của tinh hoàn và thúc
đẩy sự phân chia các tinh nguyên bào. Ở người lùn tuyến yên, sự sản
sinh tinh trùng giảm hoặc không xảy ra.
- Vai trò của các yếu tố khác
+ Nhiệt độ: tinh trùng được tạo ra ở môi trường có nhiệt độ thấp
hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 – 2 độ. Khi tinh hoàn không di chuyển từ ổ
bụng xuống bìu, các tế bào dòng tinh sẽ bị phá hủy. Nhiệt độ trong
đường sinh dục nữ cao hơn nhiệt độ ở bìu sẽ làm tăng chuyển hóa và
tăng hoạt động của tinh trùng. Ngược lại, ở nhiệt độ thấp tinh trùng
giảm chuyển hóa, giảm hoạt động do vậy để bảo quản tinh trùng người
ta thường lưu trữ ở nhiệt độ rất thấp (-175oC)
+ Độ pH: tinh trùng hoạt động mạnh ở môi trường trung tính hoặc
hơi kiềm và ngược lại chúng giảm hoạt động ở môi trường acid. Trong
môi trường acid mạnh chúng sẽ bị giết chết.
+ Kháng thể: tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong
máu và dịch thể. Nhờ có hàng rào của tế bào Sertoli mà kháng thể
không thể xâm nhập được vào dịch của ống sinh tinh.


10
+ Rượu, ma túy làm giảm khả năng sinh tinh trùng.
+ Tia X, phóng xạ, hoặc virus quai bị làm tổn thương tế bào dòng
tinh, do đó ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng.
+ Căng thẳng kéo dài cũng có thể làm giảm sản sinh tinh trùng.
* Chức năng nội tiết của tinh hoàn
Tinh hoàn bài tiết một số hormon sinh dục nam mà thường được
gọi bằng một tên chung là androgen. Các hormon này bao gồm
testosteron, dihydrotestosteron và androstenedion trong đó testosteron
được coi là hormon quan trọng nhất của tinh hoàn. Ngoài ra, tinh hoàn

còn bài tiết một hormon quan trọng khác nữa là inhibin.
- Testosteron
+ Nguồn gốc: do tế bào Leydig bài tiết, là một hợp chất steroid có
19C được tổng hợp từ cholesterol hoặc Acetyl-CoA.
+ Vận chuyển và chuyển hóa:
Sau khi được bài tiết từ tinh hoàn, khoảng 97% lượng testosteron
gắn lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc chặt hơn với beta globulin
và lưu hành trong máu trong khoảng 30 phút đến 1 giờ hoặc hơn. Trong
thời gian này, chúng được vận chuyển đến mô đích hoặc bị thoái hóa
trở thành dạng bất hoạt rồi được bài xuất ra khỏi cơ thể. Nồng độ
testosteron bình thường ở nam giới trưởng thành là 19.1+5.5 mU/l.
+ Tác dụng của testosteron
Trong thời kỳ bào thai: kích thích ống Wolf phát triển thành đường
sinh dục trong của nam giới như mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống
phóng tinh. Kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu, tinh hoàn
thường được chuyển xuống bìu vào 2 - 3 tháng cuối thời kỳ có thai.
Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát kể từ
tuổi dậy thì bao gồm phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh,


11
đường dẫn tinh, mọc lông mu, lông nách, mọc râu; gây hói đầu, giọng
nói trầm do thanh quản mở rộng; da dày thô; mọc trứng cá.
Kích thích sản sinh tinh trùng: Testosteron kích thích sự hình
thành tinh nguyên bào và kích thích sự phân chia giảm nhiễm lần thứ 2
từ tinh bào II thành tiền tinh trùng. Testosteron kích thích sự tổng hợp
protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli.
Tác dụng lên chuyển hóa protein và cơ: dưới tác dụng của
testosteron, khối cơ có thể tăng hơn 50% so với nữ giới. Ngoài cơ, ở
những vị trí khác của cơ thể cũng có hiện tượng tăng lượng protein. Ví

dụ, tăng lắng đọng protein ở da làm da dày hơn, phì đại niêm mạc thanh
quản, phì đại dây thanh âm làm giọng nói trầm hơn nữ. Tất cả những
hiện tượng này đều liên quan đến tác dụng đồng hóa protein của
testosteron.
Tác dụng lên xương: làm tăng tổng hợp khung protein của xương,
phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài, làm dày xương,
tăng lắng đọng muối canxi phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh
của xương
Tác dụng lên chuyển hóa cơ sở: với lượng testosteron được bài tiết
hàng ngày ở tuổi thiếu niên và thanh niên, chuyển hóa cơ sở tăng từ 5 –
10% so với khi không có tác dụng của testosteron.
+ Điều hòa bài tiết testosteron:
Thời kỳ bào thai: testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích
của hCG, hormon do rau thai bài tiết.
Thời kỳ trưởng thành: testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích
thích của LH do tuyến yên bài tiết.


12
1.2.3. Tinh dịch
Tinh dịch là dịch được phóng ra khi giao hợp. Tinh dịch là một
hỗn hợp dịch bao gồm dịch từ ống dẫn tinh (chiếm 10% tổng thể tích),
dịch túi tinh (60%), dịch tuyến tiền liệt (30%) và một lượng nhỏ từ các
tuyến niêm mạc đặc biệt là tuyến hành niệu đạo. Với một lượng lớn và
lại được phóng ra cuối cùng, dịch túi tinh có tác dụng đẩy tinh trùng ra
khỏi ống phóng tinh và niệu đạo. Độ pH trung bình của tinh dịch là 7.5.
Với độ pH hơi kiềm này, tinh dịch sẽ trung hòa bớt tính acid của dịch
âm đạo, tạo môi trường thích hợp cho tinh trùng hoạt động.
1.2.4. Phân tích tinh dịch đồ[17]
Để đánh giá chức năng bài tiết dịch, sản sinh tinh trùng, người ta

thường làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Khảo sát tinh dịch đồ có ý nghĩa
quan trọng trong đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.
- Các điều kiện khám xét: Bệnh nhân kiêng giao hợp từ 48 giờ đến
7 ngày. Nên lấy tinh dịch ở nơi gần với phòng xét nghiệm nam học rồi
cho vào một ống đựng tinh dịch tiêu chuẩn và vô khuẩn. Không nên lấy
tinh dịch từ nhà mang đến, bởi vì trong khi vận chuyển có những dao
động về nhiệt độ không thể tránh khỏi có thể làm cho các thông số đánh
giá của tinh dịch giảm đi đáng kể.
- Sự hóa lỏng tinh dịch:
Sau khi lấy mẫu xong cần bảo quản trong tủ ấm vô khuẩn ở nhiệt
độ 37oC. Ghi nhận thời gian hóa lỏng của tinh dịch và sau đó tiến hành
xét nghiệm tính chất vật lý. Thời gian hóa lỏng nếu kéo dài trên 60 phút
là bất thường.
- Thể tích và màu sắc:


13
Thể tích của tinh dịch có thể đo được bằng cách cho tinh dịch vào
trong ống nghiệm có chia vạch trên thành ống và ít nhất phải là 2ml.
Nếu thể tích tinh dịch ở dưới giá trị này thì phải kiểm tra lại xem lúc
lấy mẫu có rơi vãi ra ngoài hay không. Đánh giá màu sắc của tinh dịch
có thể cho phép kết luận về một số rối loạn nhất định. Bình thường tinh
dịch có màu trắng xám. Trong trường hợp nhiễm khuẩn, tinh dịch có
màu đục. Xuất tinh có máu thì tinh dịch có màu nâu đỏ nhạt và tương
tự, biểu hiện màu sắc có liên quan với nhiễm trùng cấp và mạn tính của
ống dẫn tinh.
- Xác định pH
Xác định pH của tinh dịch bằng cách dùng giấy pH tiêu chuẩn.
Tinh dịch đa số đều có pH lớn hơn 7.2. Giá trị pH thường gặp trong
trường hợp tắc ống dẫn tinh hai bên.

- Tính chất di động của tinh trùng
Khi xác định tính chất đi động của tinh trùng cần lưu ý rằng các
dao động về nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến độ di động của tinh
trùng. Do đó cần có một nhiệt độ thích hợp cho các phiến kính đựng
tinh dịch. Để xác định tính chất di động của tinh trùng, người ta cho 10
microlit tinh dịch lên một lam kính, đậy tấm lamel lên trên và quan sát
dưới kính hiển vi với độ phóng đại x400. Người ta đếm tổng cộng 2 x
200 tế bào và phân loại khả năng di động như sau:
Bảng 1.1: Phân loại độ di động của tinh trùng [18].
Di động tiến tới (PR):
Di động không tiến tới (NP):
Không di động (IM):

Tinh trùng di chuyển tích cực, theo đường
tuyến tính hoặc trong một vòng tròn lớn, bất
kể tốc độ.
Các dạng chuyển động khác không tiến tới,
ví dụ bơi trong các vòng tròn nhỏ, di động
tại chỗ, cử động đuôi nhẹ.
Tinh trùng không di động


14
- Mật độ tinh trùng
Khi xem dưới kính hiển vi, đầu tiên ta đánh giá sơ bộ số lượng
tinh trùng trên một vi trường, tùy theo loại buồng đếm được sử dụng
(như loại buống đếm Neubauer cải tiến, buồng đếm Makler) mà ta sẽ
hòa loãng tinh dịch đó với tỷ lệ từ 1:5 đến 1: 50 để trong bước khảo sát
mật độ tinh trùng sau đó ta có thể có được một số lượng tinh trùng một
cách chính xác. Tùy thuộc vào buồng đếm mà ta tính được mật độ tinh

trùng bằng cách nhân số tinh trùng đếm được với hệ số pha loãng. Để
phân tích chính xác, nên đếm ít nhất 2 x 200 tinh trùng cho mỗi mẫu
tinh dịch đồ. Nếu số lượng tinh trùng quá thấp (dưới 2 tinh trùng trong
mỗi mẫu) thì phải cô đặc mẫu nghiệm bằng cách quay ly tâm và lấy
phần cặn lắng trong một thể tích dịch thấp hơn. Chỉ được phép chẩn
đoán không có tinh trùng khi đã quay ly tâm với lực hớn 3000g trong
15 phút và kiểm tra tổng thể trên toàn bộ bệnh phẩm sau khi cô đặc.
- Hình thái tinh trùng
Việc đánh giá hình thái tinh trùng được thực hiện trên các bệnh
phẩm đã được cố định và nhuộm. Phải chú ý rằng sự xuất hiện các hình
ảnh giả không những là do việc cố định mẫu nghiệm mà ngoài ra còn
phải lưu ý là các phương pháp nhuộm khác nhau cũng sẽ dẫn đến mức
độ bắt màu của các cấu trúc hình thái khác nhau một cách tương ứng.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dùng phương pháp nhuộm
Papanicolaou (WHO, 1999). Phương pháp nhuộm Shorr hoặc các
phương pháp nhuộm nhanh như phương pháp Diff-Quick cũng mang
lại những kết quả tương tự. Để diễn dịch kết quả của việc đánh giá hình
thái học tinh trùng, người ta phải ghi rõ kỹ thuật nhuộm lên bảng đánh
giá kết quả.
- Các giá trị bình thường và phân loại các thông số đánh giá tinh dịch đồ


15
Bảng 1.2: Các giá trị bình thường của tinh dịch khi xét nghiệm dựa theo
tiêu chuẩn của WHO (2010) [18], [19]
Thể tích tinh dịch
PH
Mật độ tinh trùng
Tổng số lượng tinh trùng
Độ di động

Hình thái tinh trùng
% tinh trùng sống
MAR – Test
Bạch cầu
α – Glucosidase (trung tính)
Fructose
Kẽm

> 1.5ml
> 7.2
> 15x106 /ml
> 39x106/ mẫu tinh dịch
> 40% (PR+NP), hoặc
> 32% tinh trùng di động tiến tới (PR)
> 4% tinh trùng có hình dạng bình thường
> 58% tinh trùng sống
< 50% tinh trùng có các hạt nhỏ hoặc các
hồng cầu bám vào
< 106/ml
< 20mIU/mẫu tinh dịch
> 13 µmol trong mỗi mẫu tinh dịch
> 2.4 µmol trong mỗi mẫu tinh dịch

Các thuật ngữ mô tả trong các trường hợp không bình thường được mô tả
trong bảng 1.3:
Bảng 1.3: Các thuật ngữ mô tả kết quả tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của
WHO (2010) [18]
Tinh trùng bình thường
Kết quả xét nghiệm tinh dịch bình thường
Tinh trùng ít (thiểu tinh)

< 15x106 tinh trùng/ ml tinh dịch
Tinh trùng yếu
< 32% tinh trùng di động tiến tới
(nhược tinh)
Tinh trùng dị dạng
Số tinh trùng có hình thái bình thường < 4%
Tình trạng thiểu – nhược – Phối hợp tất cả 3 khiếm khuyết nói trên
dị dạng tinh trùng (OAT)
Không có tinh trùng
Không tìm thấy tinh trùng trong mẫu tinh dịch


16
1.3. Đại cương về vô sinh nam
1.3.1. Định nghĩa vô sinh
Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng quan hệ tình dục đều,
không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà không có thai tự
nhiên trong thời gian 1 năm.[20]
1.3.2. Dịch tễ học và nguyên nhân[20, 21]
Khoảng 25% các cặp vợ chồng không có thai trong vòng 1 năm,
15% phải cần tới sự trợ giúp y tế và cuối cùng dưới 5% vẫn không có
con. Vô sinh ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Khoảng 50% các cặp vợ
chồng vô sinh do các yếu tố liên quan đến người chồng và bất thường
tinh dịch đồ. Một phụ nữ có khả năng sinh sản tốt có thể bù trừ cho khả
năng sinh sản của nam giới, vì vậy, tình trạng vô sinh sẽ xảy ra khi khả
năng sinh sản của cả hai đều bị suy giảm. Suy giảm khả năng sinh sản
nam có thể do các bất thường hệ tiết niệu – sinh dục bẩm sinh hoặc mắc
phải, các nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, tăng nhiệt độ bìu (giãn tĩnh
mạch tinh), các rối loạn nội tiết, các bất thường về gen và các yếu tố
miễn dịch. Trong 40 - 60% các trường hợp chỉ thấy bất thường trên

phân tích tinh dịch đồ và không tìm thấy bất cứ yếu tố nào trên thăm
khám lâm sàng và trên xét nghiệm (vô sinh nam không rõ nguyên
nhân). Xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy giảm số lượng tinh trùng
(Oligozoospermia),

khả

năng

di

động

của

tinh

trùng

kém

(Asthenozoospermia) và nhiều bất thường về hình thái tinh trùng
(Teratozoospermia). Những bất thường này thường đi kèm với nhau và
được gọi chung là hội chứng OAT (Oligo-Astheno-Teratozoospermia)


17
1.3.3. Các yếu tố tiên lượng[20]
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tiên lượng ở bệnh nhân vô sinh
nam là:

- Thời gian vô sinh
- Tuổi và khả năng sinh sản của người vợ
- Vô sinh tiên phát và thứ phát
- Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ
Tuổi của vợ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả hỗ trợ
sinh sản. Tuổi càng cao thì khả năng có thai khi hỗ trợ sinh sản càng
giảm. So với một người phụ nữ 25 tuổi thì khả năng sinh sản chỉ còn
50% ở độ tuổi 35, còn 25% ở tuổi 38 và chỉ còn dưới 5% ở tuổi 40.
1.4. Bệnh lý tuyến giáp và chức năng tinh hoàn
Hormon tuyến giáp tác động tới tinh hoàn theo nhiều cách và phát
huy tác dụng của chúng trên các loại tế bào khác nhau, bao gồm cả tế
bào Leydig, tế bào Sertoli và tế bào mầm. Thừa hoặc thiếu hormone
tuyến giáp đều dẫn đến sự thay đổi chức năng tinh hoàn, bao gồm cả
những bất thường về tinh dịch. Cường giáp có liên quan đến việc giảm
thể tích tinh dịch, giảm mật độ tinh trùng, giảm khả năng vận động và
bất thường hình thái tinh trùng, trong khi suy giáp có liên quan đến bất
thường hình thái tinh trùng. Do đó, các xét nghiệm chức năng tuyến
giáp nên được chỉ định trong các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh
nam[22].
Mối quan hệ giữa tuyến giáp và tinh hoàn chỉ được nghiên cứu
đầy đủ trong những thập kỷ gần đây. 3,5,3′-triiodothyronine (T3) và
thyroxine (T4) điều chỉnh chức năng tinh hoàn thông qua các tác dụng
qua gen và ngoài gen[23]. Tác động qua gen là do sự gắn kết của T3


×