BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----
TRẦN PHƯƠNG THẢO
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ
DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở
NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI HUYỆN HẠ HOÀ,
TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019
Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----
TRẦN PHƯƠNG THẢO
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ
DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở
NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI HUYỆN HẠ HOÀ,
TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018
Ngành đào tạo : Bác sỹ Y học dự phòng
Mã ngành
: 52720103
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN
TS. NGUYỄN KHẮC THỦY
Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng khóa 2013-2019
này, em đã nhận được sự giúp đỡ mọi mặt từ các thầy cô, người thân và bạn bè. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy, truyền thụ
cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 6 năm học vừa qua.
Các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, đặc biệt là
các thầy cô trong bộ môn Sức khỏe Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy PGS.TS Ngô Văn Toàn,
người thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình
tham gia làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình và bạn bè đã dành nhiều
tình cảm động viên và khích lệ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn đến những người bệnh đã đồng ý tham gia vào cuộc phỏng vấn
để có được những số liệu khách quan và chính xác cho luận văn này.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý của mình.
Sinh viên
Trần Phương Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học và chính xác. Các số liệu, cách xử lý và phân tích số liệu là hoàn toàn
trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Trần Phương Thảo
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
HA
Huyết áp
HATT
Huyết áp tâm thu
HATTr
Huyết áp tâm trương
THA
Tăng huyết áp
TTYT
Trung tâm y tế
Tiếng Anh
BMI
Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)
ESC
European Society of Cardiology
(Hiệp hội Tim mạch Châu Âu)
ESH
European Society of Hypertension
(Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu)
WHO
World Health Organizatin
(Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ THA theo Hội Tim mạch Việt Nam........................................... 4
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu............................................................16
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.............................................21
Bảng 3.2. Tỷ lệ người bệnh biết cách phát hiện THA..............................................22
Bảng 3.3. Tỷ lệ người bệnh có quan điểm THA là bệnh phòng ngừa được.............25
Bảng 3.4. Tỷ lệ người bệnh có quan điểm chế độ ăn và lối sống lành mạnh có
thể
dự
phòng
được
THA
..............................................................................................................................
25
Bảng 3.5. Tỷ lệ người bệnh thực hành kiểm tra huyết áp .......................................26
Bảng 3.6. Tỷ lệ người bệnh thực hành chế độ ăn giảm muối...................................26
Bảng 3.7. Tỷ lệ người bệnh từng sử dụng thuốc lá, thuốc lào.................................26
Bảng 3.8. Thực hành về chế độ ăn của người bệnh ................................................27
Bảng 3.9. Mức độ tập luyện thể dục và kiểm tra cân nặng......................................28
Bảng 3.10. Tỷ lệ nơi khám chữa bệnh THA theo kiến thức của người bệnh...........28
Bảng 3.11. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về thời gian điều trị THA......................30
Bảng 3.12. Thái độ của người bệnh về điều trị tăng huyết áp..................................31
Bảng 3.13. Tỷ lệ người bệnh thực hành sử dụng thuốc theo đơn khám định kỳ......32
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người bệnh có khái niệm đúng về THA.....................................22
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các triệu chứng THA theo kiến thức của người bệnh.................22
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về triệu chứng THA............................23
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ THA theo kiến thức của người bệnh............23
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về yếu tố nguy cơ THA.......................24
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các biện pháp dự phòng THA theo kiến thức của người bệnh....24
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người bệnh có kiển thức về biện pháp dự phòng THA...............25
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ người bệnh cai bỏ sử dụng thuốc lá, thuốc lào sau chẩn đoán
mắc
THA
..............................................................................................................................
27
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các biện pháp điều trị THA theo kiến thức của người bệnh........29
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về biện pháp điều trị THA................29
Biều đồ 3.11. Tỷ lệ các biến chứng THA mà người bệnh biết.................................30
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về biến chứng THA..........................31
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ người bệnh thực hành kết hợp uống thuốc với thay đổi chế
độ
ăn
và
lối
sống
..............................................................................................................................
32
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tăng huyết áp (THA) đã trở thành mối đe dọa rất
lớn đối với sức khỏe con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở
người cao tuổi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thống kê năm 2013 có 9,4 triệu
người tử vong mỗi năm do THA, tại Đông Nam Á con số này là 1,5 triệu người [1].
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 1978, tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm
khoảng 10-15% dân số thế giới và ước tính đến năm 2025 là 29%. Tỷ lệ mắc THA ở
những người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên trên thế giới vào khoảng 40%. Trong
đó, cao nhất ở khu vực châu Phi (46%), thấp nhất là châu Mỹ (35%), khu vực Đông
Nam Á là 36%. Theo Tổng điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây
nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18 – 69
tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ giới. Còn nếu xét
trong độ tuổi 25 – 64 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3%
năm 2015. Như vậy, cứ 5 người trưởng thành từ 25 – 64 tuổi thì có 1 người bị tăng
huyết áp [1], [2].
Các biến chứng của THA rất nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu
cơ tim, suy thận, tắc các động mạch trung tâm và ngoại vi… Những biến chứng này
đã gây tử vong cho hàng nghìn người và làm cho người bệnh phải chịu di chứng tàn
phế suốt đời để lại gánh nặng cho gia đình, xã hội và quan trọng hơn nữa là làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh.
Ngược với tình trạng THA ngày càng gia tăng, sự nhận thức về điều trị, dự
phòng và kiểm soát huyết áp ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam còn thấp. Kết quả
nghiên cứu gần đây tại 8 tỉnh thành phố có tới 51,6% không biết mình bị THA,
38,9% biết mình bị THA nhưng không điều trị và 67,7% có điều trị nhưng chưa
kiểm soát được [3].
Việc điều trị tốt bệnh THA để phòng tránh các tai biến nguy hiểm là điều
không dễ dàng thực hiện được bởi nhiều nguyên nhân như không tự giác điều trị,
không hiểu biết về bệnh nên tự ý bỏ thuốc, không theo dõi kết quả điều trị.
10
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành về
dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp tại huyện Hạ
Hoà tỉnh Phú Thọ năm 2018” nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh tăng
huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ năm
2018.
2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành điều trị bệnh tăng huyết
áp ở người bệnh tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ năm 2018.
11
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Các khái niệm cơ bản về tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
Định nghĩa tăng huyết áp:
Tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là sự hiện diện của huyết áp cao đến mức
độ mà ở đó bệnh nhân gia tăng nguy cơ tổn thương cơ quan đích trên nền mạch máu
bao gồm võng mạc, não, tim, thận và các động mạch lớn. Theo Tổ chức Y tế thế
giới gọi là THA khi huyết áp tối đa (HATT) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu
(HATTr) ≥ 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần
được bác sĩ chẩn đoán là THA [4], [5].
Phân loại tăng huyết áp:
Trên thực tế có 2 cách phân loại THA phổ biến, phân loại theo nguyên nhân tìm
được và phân loại theo mức độ chỉ số huyết áp.
Phân loại theo nguyên nhân được sử dụng nhiều trong lâm sàng gồm có THA
nguyên phát (không tìm thấy nguyên nhân) và THA thứ phát.
-
THA nguyên phát: chiếm tỷ lệ cao đến hơn 90%.
THA thứ phát: dưới 10% các trường hợp, các nguyên nhân chính của THA thứ
phát gồm:
• Nguyên nhân tại thận: các bệnh thận như viêm thận mạn, suy thận, lao thận,
•
hẹp động mạch thận bẩm sinh hay do xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân nội tiết: các bệnh của tuyến thượng thận như hội chứng
Cushing, cường Aldosteron thứ phát, u phần vỏ hay phần tủy của tuyến
•
•
thượng thận.
Hẹp động mạch chủ bẩm sinh: HA chi trên tăng trong khi lại hạ ở chi dưới.
Nguyên nhân do sử dụng thuốc: khi dùng kéo dài một số thuốc như
Corticoid, một số thuốc chống thụ thai, thuốc chống viêm Indomethacin.
• Do nhiễm độc thai nghén [6].
Với cách phân loại THA theo mức độ chỉ số huyết áp, có phân độ THA theo Hội
Tim mạch Việt Nam như sau:
12
Bảng 1.1. Phân độ THA theo Hội Tim mạch Việt Nam [6]:
Phân độ huyết áp
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
Huyết áp tối ưu
< 120
và
< 80
Huyết áp bình thường
120 – 129
và/hoặc
80 – 84
Tiền THA
130 – 139
và/hoặc
85 – 89
THA độ 1
140 – 159
và/hoặc
90 – 99
THA độ 2
160 – 179
và/hoặc
100 – 109
THA độ 3
≥ 180
và/hoặc
≥ 110
THA tâm thu đơn độc
≥ 140
và
< 90
Nếu HATT và HATTr ở 2 phân độ khác nhau thì tính theo trị số huyết áp lớn
hơn. Tăng HATT đơn độc cũng được chia theo độ 1,2,3.
Cách phát hiện tăng huyết áp
THA thường không có triệu chứng gì hoặc có nhưng không rầm rộ, có thể là cơn
đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Nặng hơn là những hội chứng của THA khi đã
xảy ra biến chứng như thiếu máu não gây đột quỵ, xuyết huyết não, suy tim, cơn
nhồi máu cơ tim… Các biểu hiện xảy ra tùy từng giai đoạn của bệnh.
Đo huyết áp là động tác quan trọng và có ý nghĩa nhất trong chẩn đoán xác định
THA. Việc theo dõi huyết áp tại nhà được Phân hội tăng huyết áp Việt nam cho rằng
là căn cứ tốt để chẩn đoán tăng huyết áp cũng như theo dõi điều trị vì giúp tránh
hiệu ứng THA áo choàng trắng. Với kỹ thuật dễ dàng, bệnh nhân thao tác đúng và
máy đo dễ kiếm, không quá đắt đỏ cũng là yếu tố thuận lợi giúp nhiều bệnh nhân có
thể tự trang bị để thực hành tại nhà. Tuy nhiên, hạn chế của việc đo huyết áp tại nhà
hiện nay là bệnh nhân không thật hiểu giá trị huyết áp đo được của bản thân mà chỉ
hiểu rất chung chung, một tỷ lệ khiêm tốn biết mức HA tối đa trên 140mmHg là cao
song không rõ về ngưỡng cao đối với HA tối thiểu [6].
1.1.2. Biểu hiện của tăng huyết áp
13
Đa số bệnh nhân THA không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra bệnh thì
có thể có các triệu chứng sau:
-
Đau đầu nhất là về cuối đêm và sáng sớm, ở vùng chẩm, trán, thái dương,
-
có khi đau tản mạn hoặc đau nửa đầu.
Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đi lại loạng choạng không vững.
Hay quên, giảm khả năng hoạt động trí óc.
Rối loạn vận mạch: tê tay chân, mất cảm giác, run đầu chi.
Chảy máu cam.
Rối loạn thần kinh thực vật: hay có cơn bốc hỏa, đỏ mặt, nóng bừng người.
Nặng hơn là những biến chứng ở não do THA: đột quỵ do thiếu máu não,
xuyết huyết não [5].
Tuy nhiên các triệu chứng trên chỉ là các triệu chứng không đặc hiệu của người
bệnh THA. Trên thực tế, rất nhiều người bị THA trong nhiều năm mà không biết,
cho đến khi đi khám bệnh vì đã bị các biến chứng nguy hiểm do THA gây ra. Đó là
lý do tại sao THA lại nguy hiểm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.
1.1.3. Biến chứng thường gặp của tăng huyết áp
- Tai biến mạch máu não: THA là nguy cơ chính gây các tình trạng như nhồi máu
-
não, xuất huyết não, mất trí nhớ…
Tim: THA có thể gây ra các biến chứng cấp tính như phù phổi cấp, nhồi máu cơ
tim cấp, suy tim cấp: biến chứng mạn tính như: dày thất trái, suy vành mãn, suy
tim, hẹp động mạch vành dẫn tới các cơn đau ngực. Dày thất trái là biến chứng
sớm do dày cơ tim trái. Để đối phó với sức cản ngoại biên nên gia tăng sức co
bóp làm công tim tăng lên và vách cơ tim dày ra. Dần dần suy tim trái với khó
thở khi gắng sức, hen tim hoặc phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim toàn
-
bộ với phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
Thận: hẹp động mạch thận, đái máu, protein niệu, đặc biệt là suy thận.
Mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết đáy mắt, hẹp mạch máu mắt,… Ngoài ra khám
-
mắt rất quan trọng vì đó là dấu hiệu tốt để tiên lượng.
Bệnh động mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng phình
mạch có thể tách thành động mạch chủ dẫn đến chết người [7].
1.1.4. Điều trị tăng huyết áp:
Nguyên tắc điều trị:
14
Bệnh THA là một bệnh toàn thể, vì vậy cần có chế độ điều trị toàn diện, liên
tục, lâu dài gần như suốt đời, điều trị cần hết sức tích cực trên bệnh nhân đã có tổn
thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu
máu ở các cơ quan đích trừ tình huống cấp cứu. Khi đã đạt huyết áp mục tiêu, cần
tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để
điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình điều trị cần thực hiện đồng thời nhiều phương
pháp khác nhau:
Thay đổi lối sống.
Loại trừ yếu tố nguy cơ nếu có thể.
Dùng thuốc đơn độc hoặc phối hợp.
Mục tiêu điều trị
- Đạt được huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
- Đạt được con số HA mục tiêu (HA < 140/90mmHg và < 130/80mmHg ở
-
bệnh nhân kèm theo bệnh đái tháo đường), với bệnh nhân lớn tuổi (trên 80
-
tuổi) HA mục tiêu là < 150/90mmHg theo khuyến cáo của ESH/ESC 2013.
Kiểm soát một số yếu tố nguy cơ chính của THA.
Tăng tuân thủ hợp tác điều trị của bệnh nhân THA.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh THA đã được
điều trị quản lý.
Các phương pháp điều trị THA không dùng thuốc
Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không. Phải
tiến hành trước và song song với tất cả phương pháp điều trị.
-
Giảm ăn mặn (ít hơn 5g muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
Giảm cân nếu thừa cân và duy trì cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 – 23). Duy
-
trì vòng bụng < 90cm ở nam và < 80cm ở nữ.
Hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày và tổng cộng ít
hơn 14 cốc chuẩn/tuần đối với nam; ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày và tổng cộng ít
hơn 9 cốc chuẩn/tuần đối với nữ. 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương ứng
-
với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh.
Tăng cường luyện tập thể dục ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
-
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.
Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
Chế độ ăn hạn chế mỡ động vật và các thức ăn giàu cholesterol.
Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
15
Trong các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc điều chỉnh lối sống đã làm giảm
đáng kể được huyết áp và giảm tỷ lệ mới mắc THA. Khi tuân thủ tối ưu HA tối đa
sẽ giảm > 10mmHg. Điều chỉnh lối sống còn làm giảm liều lượng thuốc vào cơ thể,
từ đó làm giảm tác dụng phụ của thuốc tác động lên bệnh nhân, nâng cao hiệu quả
điều trị bệnh [8].
Điều trị THA bằng thuốc
Điều trị THA bằng thuốc cần bắt đầu từ từ và tăng dần đến liều đạt được kết quả
tối ưu. Có thể dùng một loại thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc nhằm kiểm soát
huyết áp và đưa về huyết áp mục tiêu, đồng thời làm giảm tai biến và độc tính của
thuốc.
Có nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng, chia thành nhiều nhóm với
những đặc tính khác nhau bao gồm [9]:
-
Thuốc chẹn kênh calci: amlodipine, verapamin…
Thuốc lợi tiểu: furosemid, spironolacton…
Thuốc ức chế men chuyển: captopril, perindopril…
Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: losartan, valsartan...
Thuốc ức chế trực tiếp Renin: aliskiren.
Thuốc ức chế thụ thế alpha adrenergic: prazosin, terazosin…
Thuốc giãn mạch, đối kháng α trung ương, giảm adrenergic: hydralazin,
methyldopa, reserpine…
- Thuốc chẹn beta: propanolon, pindolol, timolol…
1.1.5. Một số yếu tố nguy cơ THA
1.1.5.1. Thừa cân, béo phì
Nghiên cứu tại Ấn Độ (năm 2011) và Trung Quốc chỉ ra sự ảnh hưởng của
béo phì, thừa cân đến tình trạng mắc bệnh THA. Kết quả nghiên cứu cho thấy người
béo phì thừa cân có nguy cơ mắc THA cao hơn người bình thường 2,8 lần [10],
[11].
Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở người trưởng thành ngày càng
tăng, tỷ lệ này là 2,3% năm 1993 và sau hơn 20 năm tỷ lệ này tăng lên 6 lần là 15%
vào năm 2015 [12].
Nghiên cứu tại Thanh Hóa (năm 2013) cho kết luận có mối liên quan giữa tỷ
lệ tăng huyết áp và tăng tuổi, giới tính là nam, nghề nghiệp ít vận động thể lực, chỉ
16
số BMI cao, số đo vòng mông, vòng bụng qua mức bình thường với các OR từ 1,84
đến 2,24, p < 0,05 [13].
Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh THA, người béo phì hay
người tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết áp vì vậy chế độ làm việc, ăn
uống hợp lý và luyện tập thể dục thể theo thường xuyên tránh dư thừa trọng lượng
cơ thể là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây THA, nhất là ở những người
cao tuổi [14], [15].
1.1.5.2. Ăn mặn
Người hay ăn mặn thì nguy cơ mắc bệnh THA càng cao. Người dân vùng
ven biển có tỷ lệ THA cao hơn so với người dân ở vùng đồng bằng và miền núi. Khi
ăn mặn, cơ thể sẽ giữ nước nhiều hơn, gây tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng lưu
lượng tim gây THA. Tế bào chứa nhiều natri sẽ ảnh hưởng đến độ thấm canxi qua
màng do đó làm tăng khả năng co bóp của tiểu động mạch. Chế độ ăn giảm bớt
muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh THA. Theo
khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, lượng muối mà người trưởng thành nên
dùng không quá 5g/ngày, tương ứng với 1 thìa cà phê muối, 1,5 thìa cà phê bột canh
và 2,5 thìa cà phê nước mắm.
Nghiên cứu của Trần Phi Hùng cho thấy những người ăn mặn hơn những
người khác trong gia đình bị THA cao hơn 2,53 lần so với những người không có ăn
mặn với p=0,001 [16].
1.1.5.3. Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào
Hút thuốc lá, thuốc lào làm giảm nồng độ HDL trong máu, giảm cung cấp
oxy cho các mô và làm tổn thương các tế bào nội mạc của động mạch tạo điều kiện
cho xơ vữa động mạch phát triển. Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích
đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng
huyết áp, nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng HA tối đa
lên tới 11 mmHg và HA tối thiểu lên tới 9 mmHg và kéo dài trong 20 – 30 phút. Hút
thuốc nhiều có thể có cơn THA kịch phát, vì vậy không sử dụng thuốc lá, thuốc lào
cũng là một biện pháp phòng bệnh THA và các biến chứng của THA [17].
17
1.1.5.4. Thói quen uống rượu
Uống rượu bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung
và bệnh THA nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị THA thì
uống rượu bia quá mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp như
vậy làm cho bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra, uống rượu bia quá mức còn gây bệnh
xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây THA.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, mỗi ngày không nên
uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống
quá 5 ngày/tuần. Một ly chuẩn (đơn vị rượu) là khi uống tương đương với 1 lon bia
285ml 5% hoặc 1 cốc rượu vang 120ml nồng độ 11%, hoặc 1 ly rượu vang mạnh
60ml nồng độ 20%, hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml nồng độ 40%.
Nghiên cứu Trần Phi Hùng trên người từ 25 – 64 tuổi năm 2012, những
người uống rượu bia bị THA cao hơn 1,5 lần so với những người không uống rượu
bia với p=0,024 [16].
1.1.5.7. Ít vận động thể lực
Việc vận động hàng ngày đều đặn từ 30 – 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt
trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [18].
Năm 2017, một nghiên cứu trên người Mỹ gốc Phi chỉ ra bằng chứng thực
nghiệm các tác động bảo vệ của hoạt động thể chất trong việc ngăn ngừa tăng huyết
áp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động thể chất thường xuyên ở mức
độ vừa phải hoặc hoạt động thể chất liên quan đến thể dục, thể thao có thể làm giảm
nguy cơ phát triển tăng huyết áp [19].
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm
2010, người ít vận động thể lực bị THA cao gấp 1,5 lần người vận động thể lực
thường xuyên với OR=1,5 và p < 0,001 [20].
1.1.5.8. Rối loạn mỡ máu
18
Nồng độ chất cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá
trình xơ vữa động mạch, dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và
các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và đây cũng
chính là yếu tố làm THA. Vì vậy, ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim
mạch nói chung và bệnh THA nói riêng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 tại tỉnh Hậu Giang cho thấy
người ăn nhiều đồ chiên xào bị THA cao gấp 2,05 lần người ăn ít đồ chiên xào với
p=0.014. Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành cũng chỉ
sự khác biệt giữa người ăn nhiều dầu mỡ và người ăn ít dầu mỡ với THA là sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [20], [21].
1.1.5.9. Đái tháo đường
Nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2015 cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa lượng tiêu thụ đường và nước ngọt giải khát với bệnh tăng huyết áp [22].
Ở những người bị đái tháo đường (ĐTĐ), tỷ lệ bị bệnh THA cao gấp đôi so
với người không bị ĐTĐ. Khi người bệnh có cả bệnh THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp
đôi biến chứng ở các mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng nguy cơ tử vong so với người
bệnh THA đơn thuần, huyết áp mục tiêu ở người bệnh này cũng thấp hơn so với
huyết áp mục tiêu ở người chỉ mắc riêng bệnh THA. Vì vậy khi bị ĐTĐ, cần phải
điều trị tốt bệnh này để góp phần khống chế được bệnh THA kèm theo [23].
Ngoài những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên còn có những yếu tố khác
cũng ảnh hưởng đến bệnh THA như: nhiều lo lắng, căng thẳng, tiền sử gia đình có
người bị THA…
1.2.
Kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh về dự phòng và điều trị
tăng huyết áp
1.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh về dự phòng tăng huyết
áp
Nghiên cứu tại Iran năm 2018 cho kết quả: 73% người tham gia biết chỉ số
huyết áp bình thường. Hầu hết những người tham gia biết rằng căng thẳng (87,3%),
béo phì (70,9%) là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Khoảng 60% người
19
tham gia biết các biến chứng của việc không kiểm soát được huyết áp. Khoảng
82,7% người tham gia cho rằng cơ thể thích nghi với tăng huyết áp, không cần sử
dụng thuốc hạ huyết áp. Khoảng 13,6% người tham gia đo huyết áp hàng ngày và
11,8% đo mỗi tháng một lần [24].
Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2014 trên 346 bệnh nhân THA cho thấy:
33,2% người mắc tăng huyết áp không biết thế nào là huyết áp bình thường, tỷ lệ
biết về các biến chứng tăng huyết áp còn hạn chế, cao nhất là biết về biến chứng đột
quỵ (87,9%), thấp nhất là biết về biến chứng giảm thị lực (24,6%) [25].
Nghiên cứu của tác giả Kim Bảo Giang ở người bệnh tăng huyết áp tại bệnh
viện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, năm 2015 - 2016 chỉ ra tỷ lệ đo huyết áp hàng ngày là
34,5%. Việc tuân thủ các khuyến cáo về hành vi của người bệnh cũng còn rất khiêm
tốn, cao nhất là tuân thủ giảm/cai thuốc lá chỉ đạt 66,9% và giảm/cai rượu bia là
53,6%. Các tuân thủ liên quan đến chế độ ăn, vận động thể lực còn rất thấp (từ 5,7%
đến 20,1%) [26].
Kiến thức về các biến chứng THA của người bệnh còn thấp. Chủ yếu người
bệnh biết về biến chứng đột quỵ, có thể vì đây là biến chứng hay nói đến nhiều nhất
khi nhắc tới bệnh THA. Tỷ lệ đo huyết áp hàng ngày chưa cao, trong khi việc theo
dõi huyết áp thường xuyên là rất cần thiết đối với người bệnh THA. Các biện pháp
dự phòng chưa được coi trọng nên người bệnh chưa thực sự tuân thủ thực hành.
1.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh về điều trị tăng huyết áp
Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo về tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị
THA rất khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tỷ lệ bệnh nhân tuân
thủ điều trị THA và kiểm soát được huyết áp mục tiêu vẫn còn thấp.
Năm 2009, theo nghiên cứu của Thomas Akpanedo cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
tuân thủ thuốc là 70,59%; tuân thủ thay đổi lối sống là 63,73%. Một nghiên cứu
khác trên 6.142 người dân ở Canada năm 2012 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hạn chế ăn
mặn 89%; tham gia hoạt động thể lực 80%; bỏ thuốc lá 78% [27], [28].
20
Nghiên cứu tại Thái Nguyên năm 2013 trên 2.368 đối tượng (≥ 25 tuổi) có
kết quả: tỷ lệ mắc THA là 23%. Trong số người bị THA, chỉ có 34% biết về chỉ số
huyết áp của họ, 43% đang điều trị và 39% đã kiểm soát được huyết áp. Như vậy,
gần một phần tư dân số Thái Nguyên mắc bệnh tăng huyết áp nhưng số người nhận
thức được huyết áp của mình và tuân thủ điều trị còn rất thấp [26].
Năm 2014, nghiên cứu tại khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc cho
kết quả 28% người mắc tăng huyết áp không hiểu điều trị THA thế nào là đúng,
89,9% cho là tăng huyết áp có thể điều trị khỏi hoàn toàn; 38,7% không điều trị
hoặc điều trị không liên tục [25].
Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thu Huyền trên người bệnh tăng huyết áp
đang được quản lý điều trị tại xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương năm
2018 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị là 39,9%, trong đó tuân thủ thuốc đạt 91,7% và
thay đổi lối sống đạt 43,6%. Các biểu hiện thường gặp nhất là quên uống thuốc khi
đi xa nhà (26,6%); thấy phiền toái khi phải uống thuốc hàng ngày (13,8%) [30].
Nhìn chung kiến thức đúng về điều trị THA còn rất hạn chế dẫn tới việc tuân
thủ điều trị còn chưa cao. Nhiều bệnh nhân cho rằng THA là bệnh đơn giản, thêm
nữa các triệu chứng không gây khó chịu nhiều nên nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi mà
không cần chữa trị. Bên cạnh đó cũng có nhiều người bệnh đã có ý thức được bệnh
cần điều trị nhưng điều trị không đúng phương pháp: tự mua thuốc, dùng thuốc
nam, thuốc không rõ nguồn gốc, dùng đơn thuốc của người khác hoặc dùng thuốc
điều trị nhưng chưa dùng thường xuyên, hàng ngày và không kết hợp với thay đổi
lối sống. Kiến thức về thời gian điều trị cũng chưa được người bệnh nhận thức rõ
ràng, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ người bệnh điều trị không liên tục, ngưng thuốc
khi cảm thấy khỏe mạnh hoặc cho rằng bệnh đã khỏi.
Hậu quả của những sai lệnh này làm cho người bệnh nghĩ rằng mình đang
chữa trị đúng cách, làm cho tình trạng THA không được kiểm soát, dẫn đến xảy ra
những biến chứng nặng nề có thể gây tử vong. Đồng thời còn làm tốn kém tiền bạc
và người bệnh mất lòng tin vào điều trị.
21
1.3.
Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 33 xã, 1 thị trấn nằm ở 2 bên
sông Thao, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp huyện Cẩm Khê,
phía Đông Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập, phía Tây
Bắc giáp hai huyện Trấn Yên và Yên Bình. Huyện có diện tích 339,34 km2; thị trấn
huyện lỵ Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 70km. Phần lớn dân cư sống tai khu vực
nông thôn (chiếm trên 90%). Trong những năm qua, kinh tế huyện Hạ Hoà đã có
mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng được nâng lên.
22
Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về điều trị và dự phòng tăng
huyết áp trên người bệnh tại địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ chưa được thực
hiện.
Hình 1.1. Sơ đồ hành chính của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Tại 20 xã của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018.
2.2.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Là những bệnh nhân THA đang được Trung tâm Y tế huyện quản lý.
- Có đủ khả năng giao tiếp và tâm lý bình thường.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Mắc các bệnh tâm thần, không có đủ khả năng trả lời và tham gia nghiên cứu.
- Không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.3.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.1.
23
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu của nghiên cứu mô tả cắt ngang.
n=Z2(1-α/2)
Trong đó:
- Với p là tỷ lệ bệnh nhân THA tuân thủ điều trị là 39,9% [30].
- ε: là mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể lấy
2.3.2.
-
bằng 0,17.
α là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95%.
Khi đó Z(1-α/2) = 1,96.
Thay vào công thức trên ta tính được cỡ mẫu là n = 200. Dự phòng 10%, vậy
cỡ mẫu dự kiến lấy 220 bệnh nhân. Thực tế cỡ mẫu sau khi tiến hành nghiên cứu là
228 bệnh nhân.
2.3.3.
Phương pháp chọn mẫu
Từ 33 xã và 1 thị trấn của huyện, chọn ngẫu nhiên đơn 20 xã. Từ mỗi xã, theo
danh sách bệnh nhân được quản lý tại trung tâm y tế huyện chọn ngẫu nhiên đơn 11
bệnh nhân mỗi xã.
2.3.4.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến Biến số
số, chỉ số
Thông tin chung của đối tượng
Đặc điểm Giới
chung của
đối tượng
Nhóm tuổi
Chỉ số
Loại biến
Tỷ lệ % người bệnh Nhị phân
theo giới.
Tỷ lệ % người bệnh Thứ hạng
theo nhóm tuổi
Trình độ học vấn
Tỷ lệ % người bệnh Thứ hạng
theo trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Tỷ lệ % người bệnh Định danh
theo nghề nghiệp
Mục tiêu 1: Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng THA của người bệnh
Kiến thức HA tối đa ≥140mmHg
Tỷ lệ % người bệnh có Nhị phân
và/hoặc HA tối thiểu
khái niệm đúng
≥90mmHg
Phát hiện THA bằng đo HA Tỷ lệ % người bệnh trả Nhị phân
24
thường xuyên
lời đúng
Biết các triệu chứng của Tỷ lệ % theo từng triệu Định danh
THA
chứng
Tỷ lệ % người bệnh
biết triệu chứng THA
Biết các yếu tố nguy cơ của Tỷ lệ % theo từng yếu Định danh
THA
tố nguy cơ
Tỷ lệ % người bệnh
biết về yếu tố nguy cơ
Biết các biện pháp dự phòng Tỷ lệ % theo từng biện Định danh
pháp
Tỷ lệ % người bệnh
biết các biện pháp
Thái độ
THA là bệnh phòng ngừa Tỷ lệ % người bênh Nhị phân
được
đồng ý với quan điểm
Chế độ ăn và lối sống lành Tỷ lệ % người bênh Nhị phân
mạnh có tác dụng điều trị và đồng ý với quan điểm
dự phòng THA
Thực hành Kiểm tra HA trong 6 tháng Tỷ lệ % người bệnh đo Nhị phân
qua
HA trong 6 tháng qua
Nguyên nhân không kiểm tra Tỷ lệ % từng nguyên Định danh
HA
nhân
Thực hành ăn giảm muối
Tỷ lệ % người bệnh Nhị phân
thực hành
Thực hành không sử dụng Tỷ lệ % người bệnh Định danh
thuốc lá, thuốc lào
từng sử dụng thuốc lá
thuốc lào đã cai bỏ
Thời điểm cai bỏ thuốc lá, Tỷ lệ % cai bỏ sau Nhị phân
thuốc lào
chẩn đoán mắc THA
Sử dụng rượu bia
Tỷ lệ % thường xuyên Nhị phân
sử dụng rượu bia
Sử dụng mỡ động vật
Tỷ lệ % sử dụng mỡ Nhị phân
động vật
Ăn nhiều rau quả
Tỷ lệ % ăn nhiều rau Nhị phân
quả
Tập luyện thể thao
Tỷ lệ % tập luyện thể Nhị phân
thao
Mức độ tập luyện thể thao
Tỷ lệ % từng mức độ Thứ hạng
tập luyện
Thực hành kiểm tra cân nặng Tỷ lệ % thường xuyên Nhị phân
kiểm tra cân nặng
Mục tiêu 2: Kiến thức, thái độ, thực hành về điều trị THA của người bệnh
Kiến thức Nơi khám chữa bệnh THA
Tỷ lệ % từng nơi khám Định danh
25
Thái độ
Thực hành
2.3.5.
chữa bệnh
Biện pháp điều trị THA
Tỷ lệ % từng biện pháp
điều trị THA
Tỷ lệ % người bệnh
biết các biện pháp điều
trị
Thời gian điều trị THA
Tỷ lệ % người bệnh có
kiến thức đúng
Biến chứng THA
Tỷ lệ % từng biến
chứng
Tỷ lệ % người bệnh
biết các biến chứng
THA là bệnh nguy hiểm
Tỷ lệ % người bệnh
đồng ý
THA điều trị được
Tỷ lệ % người bệnh
đồng ý
THA cần khám chữa bệnh Tỷ lệ % người bệnh
tại CSYT
đồng ý
THA cần khám định kỳ
Tỷ lệ % người bệnh
đồng ý
Thực hành sử dụng thuốc Tỷ lệ % người bệnh
theo đơn khám định kỳ
dùng thuốc theo đơn
khám định kỳ
Kết hợp uống thuốc với thay Tỷ lệ % người bệnh kết
đổi lối sống
hợp uống thuốc với
thay đổi lối sống
Định danh
Định danh
Định danh
Nhị phân
Nhị phân
Nhị phân
Nhị phân
Định danh
Định danh
Công cụ thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi được thiết kế dựa theo “Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp của Bộ Y tế”, phù hợp với các mục tiêu và biến
số nghiên cứu để thu thập số liệu của người bệnh từ việc phỏng vấn trực tiếp người
bệnh tại hộ gia đình.
2.3.6. Các sai số mắc phải và cách khắc phục
Các sai số mắc phải:
- Khi tập huấn điều tra viên chưa kĩ, hoặc chưa thống nhất được cách hỏi.
- Sai số do người dân cung cấp thông tin không chính xác, không nhớ câu
trả lời, trả lời không nhất quán hoặc hiểu sai câu hỏi.
- Sai số nhớ lại trong quá trình thu thập thông tin.
- Sai số trong quá trình nhập liệu.
Cách khắc phục
- Điều tra viên phải được tập huấn kĩ trước khi tiến hành điều tra.