BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 - 2017
Người hướng dẫn khoa học:
THS. TẠ HOÀNG GIANG
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công
cộng này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình
và hỗ trợ tích cực của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y
Hà Nội, Phòng quản lý đào tạo đại học, Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế
Công cộng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn Giáo dục sức khỏe, đặc biệt là ThS. Tạ Hoàng Giang người hướng dẫn tôi làm nghiên cứu này, đã luôn động viên, tận tình hướng
dẫn từng bước cụ thể và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Thị Tài, người đã đưa
ra những gợi ý ban đầu rất quan trọng để tôi phát triển nghiên cứu của mình.
Đồng cảm ơn Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Sau cùng tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn vô hạn đến gia đình và
những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia sẻ
khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017.
SINH VIÊN
Nguyễn Thị Mỹ Huyền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Quản lý đào tạo trường Đại học Y Hà Nội
- Bộ môn Giáo dục sức khỏe trường Đại học Y Hà Nội
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Tôi tên là: Nguyễn Thị Mỹ Huyền – Sinh viên năm 4 Cử nhân Y tế công
cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là quá trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân và thực hiện một cách trung thực. Các số liệu và kết quả trong nghiên
cứu của tôi là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017.
SINH VIÊN
Nguyễn Thị Mỹ Huyền
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1 Các khái niệm.........................................................................................3
1.2 Phân loại chất thải y tế............................................................................4
1.3 Tác động của chất thải y tế đối với sức khỏe con người.......................6
1.4 Sơ đồ thể hiện các khâu trong quá trình quản lý chất thải y tế..............8
1.5 Tổng quan về vai trò của kiến thức, thực hành của nhân viên y tế trong
quản lý chất thải y tế.............................................................................10
1.6.Tổng quan về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân
viên y tế trong quản lý chất thải y tế....................................................10
1.7.Nghiên cứu về thực trạng chất thải y tế và kiến thức, thực hành của
nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế................................................12
1.8.Đặc điểm tình hình của bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ....................15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............18
2.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................18
2.2.Địa điểm nghiên cứu.............................................................................18
2.3.Thời gian nghiên cứu............................................................................18
2.4.Thiết kế nghiên cứu..............................................................................18
2.5.Cỡ mẫu..................................................................................................18
2.6.Phương pháp chọn mẫu........................................................................19
2.7.Các loại biến số, chỉ số.........................................................................20
2.8.Phương pháp thu thập số liệu...............................................................23
2.9.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...............................................25
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................25
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số........26
Chương 3: KẾT QUẢ....................................................................................27
3.1.Mô tả đối tượng nghiên cứu.................................................................27
3.2.Thực trạng kiến thức của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế......29
3.3.Thực hành của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế.......................34
3.4. Phân tích các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành quản lý chất
thải y tế..................................................................................................36
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................40
4.1. Bàn luận về kiến thức và thực hành quản lý chất thải y tế của nhân
viên y tế.................................................................................................40
4.2. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành quản lý
chất thải y tế của nhân viên y tế...........................................................43
4.3. Bàn luận về một số hạn chế của nghiên cứu và gợi ý các nghiên cứu
tiếp theo.................................................................................................44
KẾT LUẬN....................................................................................................46
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV
Bệnh viện
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
CĐ
Cao đẳng
CLS
Cận lâm sàng
CTYT
Chất thải y tế
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
CSYT
Cơ sở y tế
ĐD
Điều dưỡng
ĐH
Đại học
KTV
Kỹ thuật viên
LS
Lâm sàng
NVYT
Nhân viên y tế
QL CTYT
Quản lý CTYT
SĐH
Sau đại học
TC
Trung cấp
TT
Thông tư
TTB
Trang thiết bị
TTLT
Thông tư liên tịch
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................27
Bảng 3.2. Thực trạng tập huấn về quản lý CTYT...........................................28
Bảng 3.3. Kiến thức về những nguy hại của CTYT đối với sức khỏe............29
Bảng 3.4. Kiến thức về những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi CTYT............30
Bảng 3.5. Kiến thức của NVYT về các màu sắc được sử dụng để phân loại
CTYT..............................................................................................31
Bảng 3.6. Kiến thức đúng của NVYT về màu sắc của túi/thùng đựng các loại
CTYT..............................................................................................32
Bảng 3.7. Kiến thức đúng của NVYT về việc phân loại và thu gom CTYT...33
Bảng 3.8. Thực hành đúng phân loại và thu gom CTYT................................34
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về quản lý CTYT...............36
Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về quản lý CTYT............38
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức của NVYT về phân nhóm CTYT........................................31
Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung về chất thải rắn y tế của NVYT................................33
Biểu đồ 3.3. Thực hành chung về chất thải rắn y tế của NVYT...............................35
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu
cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) của người dân ngày càng tăng cao. Để đáp
ứng kịp thời các nhu cầu đó, các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường,
mở rộng và hoàn thiện nhằm phục vụ cho người dân, nhưng mặt khác cũng
tạo ra một lượng lớn chất thải y tế (CTYT) [1], làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tổng lượng chất thải y tế thì
phần lớn (75 – 90%) là chất thải y tế thông thường không nguy hại, nhưng
bên cạnh đó vẫn còn một lượng đáng kể khoảng 10 – 25% là chất thải nguy
hại. Trong số này có khoảng 5% chất thải y tế được xếp là CTYT độc hại như
hóa chất, phóng xạ và khoảng 10% chất thải y tế là nhóm lây nhiễm, có thể
ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người [2].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế năm
2009, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự
phòng từ cấp Trung ương đến địa phương phát sinh lượng chất thải rắn vào
khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại
[3]. Theo số liệu thống kê (công bố) của Cục Quản lý môi trường Y tế, năm
2011, uớc tính đến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế phát sinh sẽ là 590
tấn/ngày và ước tính đến năm 2020, con số này sẽ là khoảng 800 tấn/ngày.
CTYT phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương. Điều này khiến
cho công tác quản lý chất thải cần được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt đối với
các chất thải nguy hại, không chỉ trong phạm vi ngành y tế mà còn trở thành
mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ký quyết định ban hành Thông tư liên tịch (TTLT) quy
định về quản lý chất thải y tế, trong thông tư này có chỉnh sửa và bổ sung một
số điều so với Quyết định số 43/2007. TTLT số 58 có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 04 năm 2016 thay thế cho Quyết định số 43/2007.
2
Tỉnh Phú Thọ xếp thứ 12 trong số 14 tỉnh có mức thải chất thải nguy
hại lớn (>500 tấn/năm) [1]. Việc phân loại, thu gom vận chuyển rác thải y tế
trên địa bàn tỉnh để xử lý hợp vệ sinh chưa được thực hiện triệt để: một phần
lượng chất thải y tế được thải theo đường rác thải sinh hoạt, một phần được
xử lý chôn lấp tại cơ sở y tế hoặc đốt thủ công [4]. Nghiên cứu của Trần Duy
Tạo năm 2002 cho thấy chỉ có 15,6% nhân viên y tế (NVYT) của bệnh viện
đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ biết đầy đủ 5 nhóm CTYT [5]. BVĐK tỉnh
Phú Thọ với tính chất là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú Thọ, được xếp
loại bệnh viện hạng I, có 1.500 giường bệnh. Các chất thải từ bệnh viện mang
đầy đủ tính chất nguy hại nhưng có thể thấy nhiều cán bộ y tế còn chưa có
đầy đủ kiến thức về quản lý CTYT. Trong nhiều năm qua, bệnh viện đã có
những đầu tư mua sắm một số trang thiết bị, máy móc và công nghệ xử lý
chất thải y tế nhằm nâng cao năng lực quản lý CTYT. Tuy nhiên, một trong
những khía cạnh quan trọng trong quản lý CTYT là kiến thức, thái độ, thực
hành của NVYT tại BVĐK tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào, nhất là trong
bối cảnh Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và môi trường mới ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quản lý CTYT là câu hỏi cần
được trả lời. Nhằm góp phần giúp lãnh đạo bệnh viện nắm rõ về thực trạng
tình hình, đưa ra những giải pháp phù hợp để công tác quản lý CTYT được
thực hiện tốt hơn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thực
hành về quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú Thọ năm 2016 và một số yếu tố liên quan”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành về phân loại và thu gom chất thải rắn
y tế của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm
2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân
loại và thu gom chất thải rắn y tế của nhân viên y tế bệnh viện đa
khoa tỉnh Phú Thọ năm 2016.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các khái niệm
Chất thải y tế
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa định nghĩa chất thải y tế là một
sản phẩm của hoạt động chăm sóc sức khỏe bao gồm vật sắc nhọn, vật không
sắc nhọn bị dính máu, bộ phận cơ thể và các mô, hóa chất, dược phẩm và các
vật liệu phóng xạ [6].
Trong Thông tư liên tịch số 58 Quy định về quản lý chất thải y tế [7]:
- Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của
các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông
thường và nước thải y tế.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc
có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm
chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình
thực hiện [7].
Quản lý an toàn chất thải y tế bao gồm ba nguyên tắc chính: giảm thiểu
chất thải không cần thiết, tách chất thải nói chung từ chất thải nguy hại, xử lý
chất thải để làm giảm rủi ro cho nhân viên y tế và cộng đồng [6].
Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế [7].
Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát
sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên
cơ sở y tế [7].
4
1.2 Phân loại chất thải y tế
1.2.1. Phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Theo WHO, CTYT được phân thành 8 loại [8]:
- Chất thải lây nhiễm: chất thải bị nghi ngờ chứa các mầm bệnh và có
nguy cơ làm lây truyền bệnh (ví dụ như chất thải dính máu và chất dịch cơ thể
khác; chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh
lây nhiễm cao trong khu cách ly).
- Chất thải bệnh lý: các mô của con người, bộ phận cơ thể hoặc chất
lỏng, bộ phận cơ thể và xác động vật bị bệnh.
- Chất thải sắc nhọn: ống tiêm, kim tiêm, dao mổ dùng một lần và
lưỡi…
- Hóa chất: ví dụ các dung môi được sử dụng để chuẩn bị phòng thí
nghiệm, thuốc khử trùng, và các kim loại nặng có trong các thiết bị y tế (ví dụ
thủy ngân trong các nhiệt kế bị hỏng) và pin.
- Dược phẩm: hết hạn, thuốc không sử dụng và bị hỏng và vacxin.
- Chất thải có tính độc với tế bào: rất nguy hiểm, gây đột biến, hoặc gây
ung thư, chẳng hạn như các loại thuốc gây độc tế bào được sử dụng trong điều
trị ung thư và các chất chuyển hóa của nó.
- Chất thải phóng xa: chẳng hạn như các sản phẩm bị nhiễm chất phóng
xạ bao gồm các dụng cụ chẩn đoán phóng xạ hoặc vật liệu xạ trị.
- Chất thải không nguy hại chung: những chất thải mà không chứa bất
kỳ yếu tố lây nhiễm sinh học, hóa học, phóng xạ hoặc chất gây nguy hiểm.
1.2.2. Phân loại theo Quy định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế hiện
nay
Theo Thông tư liên tịch số 58 (2015) Quy định về quản lý chất thải y tế
thì chất thải y tế bao gồm chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây
nhiễm và chất thải y tế thông thường [7]. Ba nhóm chất thải này đã bao gồm
tất cả 8 loại chất thải như theo phân loại của WHO. Cụ thể các nhóm chất thải
được phân loại như sau:
- Chất thải lây nhiễm bao gồm:
5
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra
các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim
tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu;
lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn
khác.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm,
dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát
sinh từ buồng bệnh cách ly.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm,
dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh
phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30
tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại
phòng xét nghiệm.
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ
và xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại.
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo
nguy hại từ nhà sản xuất.
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy
ngân và các kim loại nặng.
Chất hàn răng amalgam thải bỏ.
Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Chất thải y tế thông thường bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của
con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế.
6
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc
Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải
y tế nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải
nguy hại.
1.3 Tác động của chất thải y tế đối với sức khỏe con người
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe
Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
Trong thành phần của chất thải lây nhiễm có thể chứa đựng một lượng
rất lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm
gan B… Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người thông
qua các hình thức:
- Qua da: (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da) [3],[9].
- Qua các niêm mạc (màng nhầy)
- Qua đường hô hấp (do xông, hít phải)
- Qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).
Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải rất nguy hiểm, gây tổn
thương kép tới sức khỏe con người: vừa gây chấn thương: vết cắt, vết đâm…
vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV...
Nước thải bệnh viện nếu bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn
đến dịch bệnh cho con người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn
nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống…
Ảnh hưởng của chất thải nguy hại không lây nhiễm
Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể
gây ra các nhiễm độc cấp, mãn tính, chấn thương và bỏng... Hóa chất độc hại
và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi… có thể xâm nhập vào
cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa... gây bỏng, tổn thương da, mắt,
màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận…
7
Các chất khử trùng, thuốc tẩy như clo, các hợp chất natri hypoclorua có
tính ăn mòn cao. Thủy ngân khi xâm nhập vào cơ thể có thể liên kết với
những phân tử như nucleic acid, protein… làm biến đổi cấu trúc và ức chế
hoạt tính sinh học của tế bào. Nhiễm độc thủy ngân có thể gây thương tổn
thần kinh với triệu chứng run rẩy, khó diễn đạt, giảm sút trí nhớ… và nặng
hơn nữa có thể gây liệt, nghễnh ngãng, với liều lượng cao có thể gây tử vong.
Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các
con đường: tiếp xúc trực tiếp, hít phải bụi và các sol khí, qua da, qua đường
tiêu hóa, tiếp xúc trực với chất thải dính thuốc gây độc tế bào, tiếp xúc với các
chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu.
Tuy nhiên mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc nhiều vào hình thức phơi
nhiễm. Một số chất gây độc tế bào gây tác hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc đặc
biệt là da và mắt với các triệu chứng thường gặp như chóng mặt, buồn nôn,
nhức đầu và viêm da. Đây là loại chất thải y tế cần được xử lý đặc biệt để
tránh ảnh hưởng xấu của chúng tới môi trường và con người.
1.3.2. Những đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi chất thải y tế
Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất thải y tế
nguy hại ở bên trong hay bên ngoài khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công
đoạn từ phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến
sức khoẻ, nếu chất thải y tế không được quản lý đúng cách và các vấn đề về
an toàn không được quan tâm đúng mức [3],[9].
Các đối tượng chịu ảnh hưởng chính:
- Cán bộ, nhân viên y tế: bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh
viên thực tập công nhân vận hành các công trình xử lý chất thải…
- Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong cơ sở y tế: nhân viên công
ty vệ sinh công nghiệp; nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu
vực nhà tang lễ, trung tâm khám nghiệm tử thi…
Các đối tượng khác:
8
- Người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên BV;
-
người liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác.
Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú.
Người nhà bệnh nhân và khách thăm.
Học sinh, học viên học tập/thực tập tại các CSYT.
Cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế.
Cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất
thải của các cơ sở y tế chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.
1.4 Sơ đồ thể hiện các khâu trong quá trình quản lý chất thải y tế
Sau khi tham khảo các tài liệu cũng như quy trình về quản lý chất thải y
tế, bản thân thấy được, để quản lý tốt chất thải y tế cần có các khâu như trong
sơ đồ sau:
Sơ đồ thể hiện các khâu trong quá trình quản lý chất thải y tế
9
Trong sơ đồ nêu trên, những phần trong khung đánh dấu nét đứt là
những phần được tiến hành trong nghiên cứu này, bao gồm: hướng dẫn tập
huấn về QL CTYT, kiến thức và thực hành về quản lý chất thải rắn y tế của
NVYT. Nghiên cứu chưa tiến hành tìm hiểu được các khâu như trang thiết bị,
hệ thống xử lý CTYT; sự quản lý của lãnh đạo bệnh viện hay thái độ của
NVYT hiện nay như thế nào cùng với việc kiểm tra, giám sát thực hiện quản
lý CTYT. Để có thể nghiên cứu được đủ các khâu trong quá trình quản lý
CTYT nêu trên cần có nguồn lực đủ lớn cũng như sự phối hợp chặt chẽ của
ban lãnh đạo bệnh viện và tất cả NVYT trong bệnh viện. Nghiên cứu của
chúng tôi chưa có đủ nguồn kinh phí cũng như nhân lực nên chưa tiến hành
được trên tất cả các khâu của quá trình.
1.5 Tổng quan về vai trò của kiến thức, thực hành của nhân viên y tế
trong quản lý chất thải y tế
Trong nghiên cứu của S. Shivalli và V. Sanklapur “Quản lý chất thải y
tế: nghiên cứu định tính và định lượng đánh giá các y tá tại một bệnh viện của
Ấn Độ” năm 2014 chỉ ra rằng nhân viên điều dưỡng đóng một vai trò quan
trọng trong việc phân loại rác thải y tế trong bệnh viện; kiến thức, thái độ và
thực hành của họ về quản lý chất thải y tế là rất quan trọng để ngăn ngừa các
mối nguy hiểm liên quan đến CTYT [10].
P. Lakbala và M. Lakbala đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang năm 2009
trên 261 nhân viên y tế làm việc tại 9 bệnh viện thuộc thành phố Shiraz, Iran
“Kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế”, nghiên cứu chỉ ra rằng
“Thiếu kiến thức đúng và đầy đủ về quản lý chất thải y tế ảnh hưởng đến việc
thực hiện xử lý chất thải thích hợp… Đã đến lúc chương trình giảng dạy y
khoa và giáo dục y tế công nhận tầm quan trọng của vấn đề này để cho các tổ
chức học thuật và các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc thúc đẩy cải
10
thiện quản lý chất thải y tế”. Nhưng có 72 (49,3%) nhân viên bệnh viện nhà
nước và 42 (36,5%) nhân viên bệnh viện tư nhân đồng ý rằng sự phát triển
của quản lý chất thải y tế hiện tại sẽ làm tăng gánh nặng tài chính của bệnh
viện và các vấn đề liên quan. Các chương trình nâng cao quản lý chất thải y tế
không thể được thực hiện thành công mà không có sự tự nguyện, động lực và
sự hợp tác của tất cả các bên liên quan ngành y tế [11].
1.6.
Tổng quan về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của
nhân viên y tế trong quản lý chất thải y tế
Nghiên cứu của L Joseph, H Paul, J Premkumar và các cộng sự “Quản
lý chất thải y sinh học: Nghiên cứu về nhận thức và thực hành của các nhân
viên y tế tại một bệnh viện trường đại học” đăng trên tạp chí Indian Journal
of Medical Microbiology năm 2015. Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2009
đến năm 2012 về phân loại chất thải y sinh học và nhận thức của nhân viên y
tế về phân loại chất thải y sinh học trong bệnh viện. Tháng 9 năm 2009 kiểm
tra nhận thức của nhân viên về phân loại chất thải y sinh và trọng tâm chính
của đợt điều tra này là đánh giá mức độ nhận thức giữa các nhân viên y tế,
bác sỹ, y tá và các nhân viên liên quan trong việc phân loại rác thải sinh học.
Tháng 10 năm 2009 đánh giá thực hiện phân loại rác thải sinh học. Kiểm tra
lại được tiến hành vào tháng 6 năm 2012 để đánh giá nhận thức sau khi các
chương trình đào tạo và các khóa tập huấn được tiến hành thường xuyên từ
tháng 9 năm 2009 đến tháng 1 năm 2012. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đào tạo
liên tục cho nhân viên sẽ mang lại hiệu quả về nhận thức cũng như thực hành
phân loại chất thải của nhân viên y tế “Đào tạo cán bộ cả về kỹ thuật và phi
kỹ thuật là rất quan trọng cho việc quản lý chất thải y sinh một cách đúng
đắn và hiệu quả” [12].
Nghiên cứu “Thực trạng, kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về
phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm
11
2015” của Châu Võ Thụy Diễm Thúy cho thấy để công tác quản lý chất thải
tốt hơn nữa cần phải tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kiến thức về quản
lý chất thải rắn y tế nhất là kiến thức về thu gom chất thải cho nhóm nhân
viên thu gom, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình
quản lý chất thải y tế [13].
Nghiên cứu “Kiến thức của nhân viên y tế và thực hành tuân thủ quy
định về quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm
2013” của Trịnh Tuấn Sỹ trên đối tượng là 329 nhân viên y tế tại 30 khoa lâm
sàng, cận lâm sàng của BVĐK Quảng Ngãi từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013
chỉ ra rằng: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về quản lý
CTYT với việc tập huấn của NVYT (p<0,05) [14].
1.7.
Nghiên cứu về thực trạng chất thải y tế và kiến thức, thực hành của
nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế
1.7.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt là ở những nước phát triển. Các nghiên cứu về quản lý CTYT như thực
trạng CTYT, giảm thiểu chất thải, ảnh hưởng của chất thải đối với sức khỏe
và một mảng lớn quan trọng cũng đã được nghiên cứu đó là kiến thức, thực
hành về quản lý chất thải y tế.
Nghiên cứu năm 2015 của MP. Njue, SK. Cheboi và O. Shadrak “Tuân
thủ hướng dẫn quản lý chất thải y tế giữa các y tá và nhân viên xử lý rác thải
tại Thika Sub, Kenya” trên báo Ethiopian Journal of Health Science. Đây là
một nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và
định tính để thu thập số liệu. Đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng và nhân
viên xử lý rác thải làm việc tại 34 cơ sở y tế công cộng. Nghiên cứu cho thấy
43 người (16,3%) tham gia tuân thủ 7 hướng dẫn xử lý chất thải, trong đó có
20 người là điều dưỡng và còn lại là nhân viên xử lý chất thải. 75% người
12
được hỏi đã tuân thủ việc phân tách chất thải, vứt bỏ rác, giấy tờ và phân loại
tại nguồn phát sinh [15].
Nghiên cứu “Nhận thức và thực hành liên quan đến quản lý chất thải y
sinh học của nhân viên y tế tại một số bệnh viện đại học ở Delhi” của G.
Bhagawati, S Nandwani và S Singhal năm 2013, đã đăng trên báo Indian
Journal of Medical Microbiology chỉ ra: có 17% số nhân viên y tế biết về tất
cả các loại chất thải y sinh học và có tới 62,44% NVYT thiếu kiến thức về xử
lý chất thải thủy ngân; nhận thức về mối nguy hại đối với sức khỏe do việc
quản lý chất thải y sinh học không đúng là 60,1% và nhận thức về phân loại
chất thải là 53,76% [16].
Nghiên cứu của S. Shivalli và V. Sanklapur đăng trên tạp chí The
Scientific World Journal năm 2014 “Quản lý chất thải y tế: nghiên cứu định
tính và định lượng đánh giá điều dưỡng tại một bệnh viện của Ấn Độ”, đây là
một nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng là các điều dưỡng của bệnh viện; kết
quả cho thấy trong số 100 điều dưỡng có 47 người có kiến thức xuất sắc
(>70% điểm) và phần lớn (86%) thể hiện nhu cầu đào tạo bồi dưỡng. Có thể
thấy kiến thức của các điều dưỡng về quản lý chất thải y tế không đạt yêu cầu
nhưng đã có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng để đảm bảo tính bền vững và cải tiến
hơn nữa [10].
Sarker và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thực
hành và các rào cản có thể xảy ra đối với các nhân viên y tế liên quan đến
quản lý chất thải y tế ở Dhaka, Bangladesh” từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2012
giữa các bệnh viện tuyến huyện khác nhau ở Dhaka, Bangladesh, đối tượng là
các nhân viên y tế, bao gồm sinh viên y khoa, điều dưỡng, kỹ thuật viên và
nhân viên làm vệ sinh liên quan đến quản lý chất thải y tế từ các bệnh viện đã
được chọn. Kết quả cho thấy điểm số kiến thức trung bình của người được hỏi
là 7,70 (tối đa là 12 điểm) và điểm thực hành trung bình của nhân viên y tế là
4,71 (tối đa là 8 điểm). Với quy ước kiến thức không đầy đủ và thực hành
13
kém được xác định là trả lời đúng dưới 60% các câu kiến thức (ít hơn 8 trong
12 điểm) và các bài thực hành (ghi được ít hơn 5 trong 8 điểm) thì trong
nghiên cứu này đã chỉ ra nhân viên y tế có kiến thức không đầy đủ và thực
hành kém về quản lý chất thải y tế [17].
Nghiên cứu “Thực hành quản lý chất thải thủy ngân và các chất thải y
tế khác trong các bác sỹ nha khoa ở Ấn Độ” của RD. Singh và cộng sự tiến
hành năm 2008 trên đối tượng là 200 bác sỹ nha khoa tư nhân. Kết quả cho
thấy khoảng 63,7% đỗi tượng không nhận thức được các loại chất thải sinh
học khác nhau được tạo ra trong phòng khám của họ và có khoảng 86,2%
không phân loại các chất thải phát sinh trong phòng khám. Khi được hỏi về
mã hóa màu sắc cho các loại khác nhau của chất thải y sinh 40,6% cho biết họ
không biết và có tới 31,9% vứt bỏ kim tiêm đã qua sử dụng bằng cách ném
chúng vào thùng rác thông thường [18].
1.7.2. Tại Việt Nam
Đã có những cuộc điều tra, báo cáo tình hình quản lý CTYT trên phạm
vi cả nước cũng như ở từng địa phương, bệnh viện. Các nghiên cứu đã một
phần mô tả thực trạng quản lý CTYT tại các bệnh viện hiện nay cũng như
kiến thức, thực hành của NVYT làm việc trong bệnh viện, từ bệnh viện đa
khoa đến bệnh viện chuyên khoa, từ tuyến cơ sở tới tuyến trung ương.
Gần đây như nghiên cứu của Lê Chính Phong “Nghiên cứu thực trạng
thực hiện quy trình quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại
Bệnh viện mắt Hà Nội” thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016,
nghiên cứu đã thu được kết quả: tỷ lệ các NVYT đã có kiến thức đúng về quy
trình quản lý CTYT là 78% về phân loại, 79,3% thu gom, 63,4% vận chuyển
và 90,2% về lưu giữ [19].
Hay nghiên cứu của Nguyễn Văn Huynh “Thực trạng quản lý chất thải
rắn y tế và yếu tố ảnh hưởng ở một số trung tâm và khoa lâm sàng Bệnh viện
E năm 2016” tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016 cho kết quả: kiến
thức, thực hành của nhân viên y tế về các khâu phân loại, thu gom, vận
14
chuyển và lưu giữ chất thải chưa cao, một số khâu tỷ lệ nhân viên trả lời đúng
còn thấp. Tỷ lệ NVYT đạt kiến thức chung về quản lý chất thải là 76,3%, tỷ lệ
NVYT đạt thực hành phân loại chất thải là 78,9% [20].
Nghiên cứu cũng đã được tiến hành như “Thực trạng, kiến thức, thực
hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện
đa khoa Đồng Tháp năm 2015” của Châu Võ Thụy Diễm Thúy. Nghiên cứu
đã cho thấy các chất thải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, tuy nhiên
chất thải chưa được phân loại chính xác, chỉ có 65% khoa thực hiện phân loại
đạt. Tỷ lệ NVYT đạt kiến thức chung về quản lý chất thải rất cao (96,4%), tuy
nhiên đạt kiến thức cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức thu gom
chỉ chiếm 47,8% và 49,7%, đạt kiến thức về phân loại chất thải và mã màu
dụng cụ đựng chất thải là 96,1% [13].
Trịnh Tuấn Sỹ tiến hành nghiên cứu “Kiến thức của nhân viên y tế và
thực hành tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2013” trên đối tượng là 329 nhân viên y tế tại 30
khoa lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Ngãi
từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013. Kết quả cho thấy: Kiến thức về quản lý chất
thải rắn y tế của nhân viên y tế BVĐK tỉnh Quảng Ngãi đạt 24,9% và tỷ lệ đối
tượng thực hành tuân thủ quy định về phân loại chất thải rắn y tế của nhân
viên y tế BVĐK tỉnh Quảng Ngãi đạt khá cao (96,2%) [14]…
Nhân viên y tế trong các bệnh viện đã có những kiến thức, thái độ, thực
hành về quản lý CTYT, có những bệnh viện NVYT có kiến thức, thực hành
rất tốt, bên cạnh đó vẫn có bệnh viện còn chưa được thật sự tốt. Nhưng nhìn
chung các bệnh viện đều đã quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải y tế. Trong
bối cảnh Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường mới ban hành thông tư mới
quy định về quản lý chất thải y tế, các bệnh viện đều có những chuẩn bị cũng
như bước tiến hành sao cho đúng với quy định.
15
1.8.
Đặc điểm tình hình của bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1965 với tên gọi
là Bệnh viện cán bộ. Từ năm 2006 đến nay, bệnh viện được đổi tên thành
bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
BVĐK tỉnh Phú Thọ là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú Thọ, được
xếp loại bệnh viện hạng I với quy mô 1500 giường, tổng số cán bộ viên chức
bệnh viện trên 1200 cán bộ, trong đó có gần 400 bác sĩ. BVĐK tỉnh Phú Thọ
có tổng số 43 khoa, phòng, trung tâm bao gồm 9 phòng chức năng, 8 khoa cận
lâm sàng, 26 khoa lâm sàng và 4 trung tâm – Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo
tuyến, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Ung bướu, và Trung tâm khám chữa
bệnh chất lượng cao.
Từ năm 2009, bệnh viện đã áp dụng thành công và được cấp chứng nhận
đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 – 2008. Tất cả các khâu trong quy trình
khám, chữa bệnh tại bệnh viện đều được chuẩn hóa, các quy chế chuyên môn
trong thường trực cấp cứu, khám bệnh và chăm sóc bệnh nhân được thực hiện
nghiêm túc. BVĐK tỉnh Phú Thọ là bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện trung
ương: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện
Bạch Mai; Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh
viện Nhi Trung ương. Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện được 100% danh mục
kỹ thuật loại I và 46% danh mục kỹ thuật loại đặc biệt, trang thiết bị của Bệnh
viện ngày càng được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Cụ thể như Bệnh viện đã
ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu như gây mê hồi sức, phẫu thuật cột sống,
phẫu thuật u não, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật
nội soi tiêu hóa, nội soi tiết niệu, nội soi chuẩn đoán, chuẩn đoán hình ảnh,
giải phẫu bệnh, ghép da…
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tỉnh Phú Thọ xếp thứ 12
trong số 14 tỉnh có mức thải chất thải nguy hại lớn (>500 tấn/năm) [1]. Trước
đó, năm 2002, Trần Duy Tạo đã tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện và thấy
16
được rằng: chỉ có 15,6% NVYT biết được đầy đủ 5 nhóm CTYT [5]. Từ đó
tới nay, đã có nhiều quy định mới được ban hành cho phù hợp với tình hình
chung của môi trường và đất nước. Mới đây, ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bộ
trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký quyết định ban
hành Thông tư liên tịch (TTLT) quy định về quản lý chất thải y tế, trong thông
tư này có chỉnh sửa và bổ sung một số điều so với Quyết định số 43/2007.
TTLT số 58 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2016 thay thế
cho Quyết định số 43/2007. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BVĐK tỉnh Phú
Thọ đã tiến hành triển khai hướng dẫn thực hiện thông tư 58. Để đánh giá
xem kiến thức, thực hành của NVYT bệnh viện hiện nay như thế nào, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này, từ đó sẽ đưa ra được một số khuyến nghị nhằm
góp phần cải thiện công tác quản lý CTYT, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng
đồng và vệ sinh môi trường.
17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Đối tượng nghiên cứu
Các NVYT đang làm việc tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
Là NVYT (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) đang làm việc tại các
khoa lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện (cả cán bộ biên chế và
hợp đồng tại thời điểm nghiên cứu).
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
NVYT không có mặt tại thời điểm nghiên cứu.
Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.2.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
2.3.
Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ 01/11/2016 đến 06/2017.
2.4.
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.5.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ:
(1)
Trong đó: