BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----
VŨ THỊ HOÀI
TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÔNG CỤ
ĐO LƯỜNG THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
CỦA NAM GIỚI TỪ 18 TUỔI Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC
2 HUYỆN TỈNH HÀ NAM NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 -2019
Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----
VŨ THỊ HOÀI
TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÔNG CỤ
ĐO LƯỜNG THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM
CỦA NAM GIỚI TỪ 18 TUỔI Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC
2 HUYỆN TỈNH HÀ NAM NĂM 2017
Ngành đào tạo : Bác sỹ Y học dự phòng
Mã ngành
: 52720103
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 -2019
Người hướng dẫn khoa học:
Ths. Văn Đình Hòa
Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô
giáo trường Đại học Y Hà Nội đặc biệt là các thầy cô giáo trong Viện đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong
suốt thời gian chúng tôi học tập tại trường, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong quá trình tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
ThS. Văn Đình Hòa, người đã định hướng, chỉ dẫn tận tình và cung cấp các kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tập thể các Thầy/ Cô trong bộ môn Dịch Tễ, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để tôi có
thể hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bố
Mẹ, anh chị em và gia đình, nơi luôn động viên cho tôi thêm sức mạnh trong quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày …tháng…năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Hoài
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phòng Đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Dịch Tễ trường Đại học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp được thực hiện dưới sự hướng
dẫn của ThS.Văn Đình Hòa. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong khóa luận
này là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
Người viết cam đoan
Vũ Thị Hoài
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Khái niệm..............................................................................................3
1.1.1. Stress..................................................................................................3
1.1.2. Lo âu..................................................................................................4
1.1.2.2. Nguyên nhân......................................................................................4
1.1.3. Trầm cảm...........................................................................................5
1.2. Các thang đo thực trạng stress, lo âu, trầm cảm................................6
1.2.1. Các thang đo thực trạng stress, lo âu, trầm cảm................................6
1.2.2. Thang đo thực trạng stress, lo âu, trầm cảm DASS 21......................8
1.3. Phương pháp chuẩn hóa bộ công cụ đo lường..................................10
1.3.1. Kiểm định độ tin cậy........................................................................10
1.3.2. Kiểm định tính giá trị.......................................................................12
1.4. Các nghiên cứu về tính giá trị và độ tin cậy của thang đo stress, lo
âu, trầm cảm ở Việt Nam và thế giới...........................................................15
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới...........................................................15
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........17
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu...........................................................17
2.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................17
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu.......................................................................17
2.3.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu...............................................18
2.3.4. Phân tích và xử lý số liệu.................................................................19
2.3.5. Biến số, chỉ số..................................................................................20
2.3.6. Sai số và cách khắc phục:................................................................22
2.3.7. Đạo đức nghiên cứu.........................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................23
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu..............................................23
3.2. Thực trạng Stress, lo âu, trầm cảm....................................................25
3.3. Đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ DASS 21............26
3.3.1. Kiểm định độ tin cậy........................................................................26
3.3.2. Kiểm định tính giá trị của bộ công cụ.............................................28
3.4 Kiểm định độ tin cậy cho mô hình đo lường cuối cùng sau phân tích
nhân tố............................................................................................................32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................33
4.1. Đặc điểm của đối tựơng nghiên cứu.....................................................33
4.2. Thực trạng Stress, lo âu, trầm cảm.......................................................34
4.3. Đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ DASS 21..............35
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy..........................................................................35
4.3.2.Kiểm định tính giá trị..........................................................................36
4.4. Độ tin cậy cho mô hình đo lường cuối cùng 2F sau phân tích nhân tố....39
KẾT LUẬN....................................................................................................42
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thang tính điểm của DASS 21..........................................................9
Bảng 1.2 Phân loại mức độ của Trầm cảm, Lo âu, Stress theo thang DASS 21
...........................................................................................................9
Bảng 1.3 Các chỉ số đánh giá của CFA..........................................................14
Bảng 2.1 Định nghĩa biến và chỉ số..............................................................20
Bảng 3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu..........................................23
Bảng 3.2 Thực trạng Stress, lo âu, trầm cảm...................................................25
Bảng 3.3 Độ tin cậy của bộ công cụ...............................................................26
Bảng 3.4 Các chỉ số phù hợp mô hình của phân tích nhân tố khẳng định của
nam giới trên 18 tuổi ở Hà Nam.....................................................28
Bảng 3.5 Hiệu lực hội tụ của mô hình phù hợp cuối cùng 2F.........................30
Bảng 3.6 Mối tương quan giữa các nhân tố và trung bình phươnng sai trích
của mô hình phù hợp cuối cùng 2F.................................................31
Bảng 3.7 Độ tin cậy cho mô hình đo lường cuối cùng 2F sau phân tích nhân
tố......................................................................................................32
Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả các biến bị loại sau kiểm định Cronbach’s và phân tích
nhân tố CF..............................................................................................41
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định của mô hình phù hợp cuối
cùng 2F............................................................................................29
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A
: Anxiety
AVE
: Average Variance Extracted
CES-D
: The Center for Epidemiological Studies-Depression Scale
CFA
: Confirmatory Factor Analysis
CR
: Composite Reliability
D
: Depression
DASS
: Depression Anixety and Stress Scales
NSS
: Nursing Stress Scale
S
: Stress
SKTT
: Sức khỏe tâm thần
Zung
:Rated Axiety Scale
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe tâm thần là “trạng thái sức khỏe trong đó một cá nhân nhận thức
được khả năng của chính mình, có thể đối phó với những stress bình thường của
cuộc sống, có thể làm việc một cách năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng
của mình”[1]. Báo cáo năm 2011 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên
25% dân số thế giới có các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) và hành vi tại một
thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra tầm quan
trọng của việc nghiên cứu stress, lo âu, trầm cảm. Tính đến năm 2030 trầm cảm là
gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên thế giới[2]. Trong vấn đề sức khỏe tâm thần thì
stress, lo âu, trầm cảm là phổ biến nhất hiện nay. Theo ước tính hiện nay có khoảng
20% dân số bị rối loạn lo âu, 10% nam giới trải qua triệu chúng trầm cảm rõ rệt
trong cuộc đời và 350 triệu người (5% dân số) có triệu chứng trầm cảm [3]. Sức
khỏe tâm thần cũng là nguyên nhân chính gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam [4].
Nghiên cứu gần đây về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy nhóm bệnh tâm
thần là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng ở nữ và thứ 9 ở nam giới[5]. Rối loạn
tâm thần để lại hậu quả nặng nề không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Để đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm cần sử dụng một bộ công cụ
thích hợp là rất cần thiết. Trong số đó bộ câu hỏi đo lường thực trạng stress, lo âu,
trầm cảm DASS 21 của Lovibond được đánh giá không chỉ sử dụng tốt để đánh giá
bệnh nhân trong bệnh viện mà còn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Công cụ
này đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và đã được sử dụng ở một số
quốc gia, bao gồm Anh, Úc, Trung Quốc và Ấn Độ và xác nhận có giá trị tin cậy
cao [6]. Tại Việt Nam, bộ công cụ này được viện sức khỏe tâm thần quốc gia dịch
và được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong cộng đồng[7]. Bộ công cụ DASS 21 đã
được đưa vào sử dụng 1 thời gian và đã được kiểm định giá trị và độ tin cậy trên
các đối tượng như phụ nữ, sinh viên đại học, thanh thiếu niên Việt Nam[8],[9]. Hiện
nay chưa có nghiên cứu trên đối tượng nam giới trên 18 tuổi mà theo báo cáo tình
trạng sức khỏe tâm thần của nam giới ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng nhưng
2
chưa được quan tâm kịp thời[5]. Nếu không có bằng chứng về các đặc điểm tâm lý
của công cụ, việc áp dụng các điểm của thang đo của các đối tượng khác cho nam
giới trên 18 tuổi có thể dẫn đến kết luận sai lệch.
Hà Nam là một tỉnh ở phía bắc Việt Nam thuộc đồng bằng sông hồng, đây
cũng là địa bàn thực địa của trường Đại học Y Hà Nội trong nhiều năm. Với dân số
811,126 người, 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và 20% sống ở khu vực đô
thị[10]. Hiện nay các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đo lường rối loạn tâm thần
trên phụ nữ và nam giới và ít quan tâm đặc biệt là chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt
Nam nghiên cứu về tính giá trị và độ tin cậy của thang đo . Vì vậy đề tài này ra đời
là cần thiết nhằm cung cấp thông tin về sàng lọc các vấn đề stress, lo âu, trầm cảm
trên đối tượng nam giới. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường thực trạng Stress, Lo
âu, Trầm cảm của nam giới từ 18 tuổi ở một số xã thuộc 2 huyện tỉnh Hà Nam
năm 2017” với 2 mục tiêu:
1. Mục tiêu 1: Xác định tính giá trị của bộ đo lường thực trạng stress, lo âu ,
trầm cảm của nam giới từ 18 tuổi tại 1 số xã thuộc 2 huyện tỉnh Hà Nam năm
2017
2. Mục tiêu 2: Xác định độ tin cậy của bộ đo lường thực trạng stress, lo âu,
trầm cảm của nam giới từ 18 tuổi tại 1 số xã thuộc 2 huyện tỉnh Hà Nam năm
2017
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Stress
1.1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “stress” được Robert Mannyng (Anh) sử dụng vào năm 1303. Ban
đầu nó liên quan nhiều đến kỹ thuật với ý nghĩa là sức ép hoặc sức căng thẳng vật
lý. Sang thế kỷ 17, stress được các lĩnh vực khác sử dụng với ý nghĩa khái quát hơn:
“sự căng thẳng hay bất lợi”. Từ đầu thế kỷ 20, stress được sử dụng trong các lĩnh
vực khác như sinh lý học, tâm thần học.
Thuật ngữ stress hay căng thẳng xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường
ngày. Nó được hiểu như là những điều khó chịu và áp lực cho cá nhân. Tuy nhiên
trong tâm lý học, một ngành khoa học có rất nhiều ứng dụng và nghiên cứu về hành
vi và sức khỏe tâm thần lại hiểu stress dưới một góc độ khác.Trong y học, stress
được xem như là những phản ứng tâm lý và sinh lý của cá thể trước những tác nhân
có hại và luôn có mối liên quan giữa stress với bệnh tật[11].
Trong tâm thần học, có thể coi stress là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong
các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người.
Trong tâm lý học lâm sàng, stress được quan niệm là sang chấn tâm lý tác động vào
con người gây nên các chứng bệnh có hại cho sức khỏe con người. Tóm lại, hiện
nay có nhiều cách hiểu về stress. Có người nói đến stress như một nguyên nhân, có
người nói đến như hậu quả. Có người nhìn nhận thuần túy dưới góc độ sinh học,
như là phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể; số khác, thường là của các nhà tâm
lý, đề cập đến cả yếu tố sinh học và tâm lý.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, dưới góc độ tâm lý học chúng tôi hiểu:
Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở con người trong quá trình hoạt
động của đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của những
điều kiện khó khăn, phức tạp từ bên ngoài cũng như từ trong chính bản thân gây ra,
một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc
4
vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh hưởng đến con người trên các mặt
sinh lý, tâm lý và xã hội.
1.1.1.2. Nguyên nhân
Môi trường bên ngoài: thời tiết, tiếng ồn, bụi, ô nhiễm.
Căng thẳng từ gia đình, xã hội : mâu thuẫn trong gia đình, áp lực về chăm
sóc người già/con nhỏ, mất người thân, áp lực cân đối tài chính, thời hạn phải hoàn
thành công việc.
Vấn đề về thể chất: cơ thể đau ốm, thiếu dinh dưỡng.
Suy nghĩ cách sống của bản thân: đôi khi cách nghĩ của bản thân cũng làm
chúng ta rơi vào stress.
1.1.2. Lo âu
1.1.2.1. Khái niệm
Lo Âu (LA) – anxiety disorder - là một phản ứng bình thường để đối phó với
căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một
số người, sự lo lắng trở thành quá mức gây ra các biểu hiện run, khó thở, tim đập
nhanh, vã mồ hôi, cảm giác không thực. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra
họ lo quá mức cho phép, họ cũng có thể kiểm soát lo âu và điều đó có thể ảnh
hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của họ[12].
Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn
và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại
và vươn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến,
cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa. Lo âu bệnh
lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy,
ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành
động có vẻ như quá mức hay vô lý [13].
1.1.2.2. Nguyên nhân
Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Việt Nam chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ
đối với rối loạn lo âu có thể bao gồm: là nữ giới, điều kiện kinh tế khó khăn, bị ly
hôn hoặc góa, tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Nếu không được
điều trị rối loạn lo âu có thể dẫn đến các tình huống trầm trọng về triệu chứng. Điều
này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng làm việc của chủ thể[4].
5
1.1.3. Trầm cảm
1.1.3.1 Khái niệm
Theo WHO: “ Trầm cảm(TC) – depression disorder – là một rối loạn tâm
thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất hứng thú hoặc niềm vui, cảm giác tội
lỗi hay tự đánh giá thấp giá trị bản thân, rối loạn giấc ngủ hoặc chán ăn, cảm giác
mệt mỏi và kém tập trung” [14].
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức
chế toàn bộ tâm thần. Chủ yếu là ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế vận động.
Theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10(ICD 10) trầm cảm điển hình thường được
đặc trưng bằng 3 triệu chứng đặc trưng sau: khí sắc trầm: Biểu hiện bằng nét mặt,
dáng điệu buồn rầu, ủ rũ; mất mọi quan tâm thích thú: không quan tâm đến mọi
việc, không còn ham thích gì kể cả vui chơi; giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi:
dễ mệt mỏi không còn sức lực chỉ sau một cố gắng nhỏ. Ngoài ra còn có các triệu
chứng phổ biển khác như (1) suy giảm sự tập trung chú ý, (2)giảm tính tự trọng và
lòng tự tin,(3) ý tưởng bị tội và không xứng đáng,(4) nhìn vào tương lai ảm đạm bi
quan,(5) ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát,(6) rối loạn giấc ngủ,(7) ăn ít
ngon miệng [15].
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo ICD-10: (1) Trầm cảm nhẹ :
phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và phải có ít nhất 2/7 triệu chứng
phổ biến khác của trầm cảm. (2) Trầm cảm vừa: phải có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc
trưng của trầm cảm và 3/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm. (3) Trầm cảm
nặng: phải có 3/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và có ít nhất 4/7 triệu chứng
phổ biến khác của trầm cảm[16].
1.1.3.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân trầm cảm thường không rõ ràng chính xác. Trầm cảm có thể gây ra
bởi các yếu tố tâm lý hoặc do gặp phải những biến cố trong đời sống của mình.
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng
ngày. Nghiêm trọng nhất là trầm cảm có thể dẫn đến tự tử và hành vi tự tử. Khi mức
độ trầm cảm là nhẹ thì có thể điều trị mà không cần dùng tới thuốc nhưng khi trầm
6
cảm là vừa hoặc nặng thì cần phải kết hợp giữa điều trị thuốc và phương pháp tâm
lý trị liệu[15].
1.2.
Các thang đo thực trạng stress, lo âu, trầm cảm
1.2.1. Các thang đo thực trạng stress, lo âu, trầm cảm
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều bộ công cụ khác nhau để
đánh giá sức khỏe tâm thần. Tùy vào đối tượng và mục đích của nghiên cứu mà
các tác giả có thể sử dụng những thang đo khác nhau. Có thể kiểm kê 1 số thang
đo dưới đây:
Đánh giá stress: bộ đánh giá stress nghề nghiệp (ISQ), thang đánh giá stress
ở điều dưỡng Nursing Stress Scale (NSS).
Đánh giá lo âu: thang đánh giá lo âu của Spielberger(STAI); thang đánh giá
lo âu của Zung(SAS).
Đánh giá trầm cảm: thang đánh giá trầm cảm của Beck (BID-A), thang đánh
giá trầm cả của Hamilton (HDRS), thang đánh giá trầm cảm của trung tâm phòng
phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật của Mỹ CES-D (The Center for Epidemiological
Studies-Depression Scale), bảng câu hỏi Patient health Questionaire- 9 (PHQ-9).
Ngoài các bộ công cụ đánh giá riêng biệt từng trạng thái sức khỏe tâm thần
như trên còn có những bộ công cụ có thể kết hợp đánh giá đồng thời các trạng thái
này. Ví dụ như thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 42 và
DASS 21). Đa số các bộ công cụ trên đều được sử dụng tại bệnh viện chuyên khoa
tâm thần để theo dõi các tình trạng rối loạn tâm thần mạn tính. Để phát hiện, đánh
giá, sàng lọc ban đầu về stress, lo âu, trầm cảm thang DASS 21 của Lovibond được
khuyến nghị sử dụng tại cộng đồng. Dưới đây sẽ trình bày chi tiết một số thang đo
sử dụng để đánh giá Stress, Lo âu , trầm cảm đã sửa dụng tại Việt Nam và đã được
kiểm định tính giá trị và độ tin cậy.
7
1.2.1.1.
Thang đánh giá trầm cảm CES-D
Thang dánh giá trầm cảm CES-D đánh giá mức độ trầm cảm trầm cảm trong
1 tuần trước điều tra, gồm 20 câu hỏi với 4 lựa chọn trả lời (từ hầu hết cả tuần,
thường xuyên, thỉnh thoảng, đến hầu như không ngày nào). Tổng điểm của thang đo
từ 0 đến 60 với số điểm càng cao thể hiện trầm cảm càng nặng. Thang đo này cũng
đã được kiểm định tính giá trị và độ tin cậy trên đối tượng vị thành niên ở việt Nam
ở nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương khi cho thấy thang đo có độ tin cậy cao với
Cronbach’s Alpha bằng 0,87. Phân tích nhân tố thăm dò (EFA) cho thấy thang đo
chia thành 3 nhân tố rõ ràng. Các chỉ số CFA đều đạt giá trị do đó thang đo CES-D
có tính giá trị cao[16].
1.2.1.2.
Thang đánh giá lo âu Zung (Rated Axiety Scale)
Thang đó Zung (Rated Axiety Scale) được William W. K.ZungMD phát hiện
vào năm 1971 để định lượng mức độ lo lắng của bệnh nhân. Thang được thiết kế 20
câu hỏi mô tả một số triệu chứng của cơ thể trong vòng 1 tuần qua. Ở mỗi câu hỏi
được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4 (từ không có, đôi khi, có trong phần lớn
thời gian đến có trong hầu hết hoặc tất cả thời gian).
Nghiên cứu tính hợp lệ trên bản dịch Hy Lạp, độ tin cậy thống nhất nội bộ
cao đã được quan sát cho mỗi trong số 20 biến có giá trị alpha của Cronbach = 0,92
[17]. Thang đo này được viện Sức khỏe tâm thần quốc gia khuyến nghị dùng tại
Việt Nam. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu kiểm định tính giá trị và độ
tin cậy của thang đo.
1.2.1.3.
Thang đánh giá stress ở điều dưỡng Nursing Stress Scale (NSS).
Thang đo Nursing Stress Scale (NSS) là thang đo đánh giá stress trên đối
tượng điều dưỡng. Thang đo gồm 35 câu hỏi là các tác nhân stress thường gặp nhất
của điều dưỡng. Thang gồm 35 câu hỏi chia thành 7 nhóm với câu trả lời theo thang
điểm tần suất và thang điểm mức độ.Theo SE French, R Lenton, V Walters , thang
NSS thang đo có độ tin cậy cao với Cronbach’s Alpha bằng 0,96. Kiểm định CFA
cho thấy thang đo có tính giá trị cao[18].Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu
kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo.
8
1.2.2. Thang đo thực trạng Stress, lo âu, trầm cảm DASS 21
Một trong những thang đo thường được sử dụng để phát hiện các vấn đề về
sức khỏe tâm thần là stress, lo âu và trầm cảm là thang đo DASS[19]. Kể từ khi
được giới thiệu vào năm 1995 bởi Lovibond PF, Lovibond SH, DASS và hình thức
ngắn của nó là DASS-21, đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá stress, lo âu, trầm
cảm ở người lớn với các triệu chứng xảy ra trong 1 tuần qua. Phân tích dữ liệu giữa
những người trưởng thành sử dụng biện pháp này mang lại kết quả nhất quán về các
thuộc tính tâm lý của nó[20],[21]. Nó đã được chứng minh là đáng tin cậy và hợp lệ
với cấu trúc ba yếu tố[21], [22]. Độ tin cậy và giá trị của cả DASS và DASS-21 đã
được nhân rộng trong các mẫu lâm sàng[21],[22]. Cũng như các mẫu người lớn
không lâm sàng [23],[24],[25]. Cấu trúc ba yếu tố tương tự đã được nhìn thấy khi
biện pháp này được sử dụng giữa các nhóm văn hóa và dân tộc đa dạng[26],
[27]. DASS-21 cũng đã được chứng minh là có hiệu lực đồng thời mạnh mẽ với các
biện pháp khác về stress, lo âu và trầm cảm bao gồm kiểm kê trầm cảm Beck, kiểm
kê lo âu[28].
Thang đo DASS 21 đã được viện sức khỏe tâm thần Quốc gia Việt Nam biên
dịch và thử nghiệm trên các đối tượng khác nhau. Thang đánh giá DASS 21 gồm 21
mục tiêu, mỗi biểu hiện sức khỏe tâm thần được đánh giá bằng 7 mục tiêu và đã
được viện sức khỏe tâm thần đánh giá biên dịch, thử nghiệm và được sử dụng rộng
rãi trong nghiên cứu và điều trị trong bệnh viện [19].
9
Mức độ đánh giá cho điểm cho mỗi mục là 0 đến 3 điểm tương ứng với:
Bảng 1.1 Thang tính điểm của DASS 21
Điểm
0
Giá trị
Không đúng với tôi chút nào - không bao giờ
1
Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng - đôi khi
2
Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng - thường
3
xuyên
Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng ( gần như luôn
luôn)
Sau khi cộng điểm của từng nhóm 7 mục tiêu, kết quả thu được sẽ nhận dạng
theo mức độ biểu hiện về sức khỏe tâm thần theo bảng:
Bảng 1.2 Phân loại mức độ của Trầm cảm, Lo âu, Stress theo thang DASS 21
Mức độ
Bình thường
Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng
Trầm cảm
0-9
10-13
14-20
21-27
≥28
Lo âu
0-7
8-9
10-14
15-19
≥20
Stress
0-14
15-18
19-25
26-33
≥34
Các hạng mục câu hỏi
Stress
- Tôi khó mà cảm thấy thoải mái được
- Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với các tình huống
- Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều
- Tôi thấy bản thân dễ bị kích động
- Tôi thấy khó thư giãn được
- Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang
làm
- Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái
Lo âu
- Tôi cảm thấy khô miệng
- Tôi cảm thấy khó thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)
- Tôi cảm thấy run (vd: tay)
10
- Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành
trò cười
- Tôi thấy mình gần như hoảng loạn
- Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù không làm việc gì nặng cả (vd: cảm thấy
nhịp tim tăng, tim lỡ nhịp)
- Tôi thấy sợ vô cớ
Trầm cảm
- Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào
- Tôi thấy khó bắt tay vào công việc
- Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả
- Tôi cảm thấy chán nản, buồn bã
- Tôi không thể hăng hái với bất kỳ việc gì nữa
- Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người
- Tôi thấy sợ vô cớ
1.3. Phương pháp chuẩn hóa bộ công cụ đo lường
1.3.1. Kiểm định độ tin cậy.
Độ tin cậy của thang đo là nói lên tính nhất quán của thang đo lường (mức
độ giống nhau của kết quả) sau nhiều lần lặp lại.
Phân loại độ tin cậy[29]:
- Độ tin cậy kiểm tra lại: cho thấy độ lặp lại của điểm kiểm tra với thời gian trôi
qua. Ước tính này cũng phản ánh tính ổn định của đặc tính hoặc cấu trúc của phép
đo thử.
- Độ tin cậy của hình thức thay thế hoặc song song: cho biết mức độ kiểm tra
phù hợp có khả năng như thế nào nếu một người thực hiện hai hoặc nhiều hình thức
kiểm tra.
- Độ tin cậy giữa các nhà nghiên cứu: cho biết mức độ kiểm tra phù hợp
có khả năng như thế nào nếu thử nghiệm được ghi lại bởi hai hoặc nhiều người
xếp loại.
- Độ tin cậy thống nhất nội bộ: cho biết mức độ mà các mục trong bài kiểm
tra đo lường điều tương tự gồm tương quan giữa các mục trung bình và độ tin
cậy phân nửa.
Do hạn chế về nguồn lực đề tài của chúng tôi để phân tích độ tin cậy nội bộ.
Độ tin cậy nội bộ của thang đo thường được đánh giá bằng phương pháp nhất quán
nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach's alpha được sử dụng để tính
toán các hệ số độ tin cậy cho các công cụ khảo sát sử dụng các bộ phản ứng loại
11
Likert. Anpha được phát triển bởi Lee Cronbach vào năm 1951 để cung cấp một
thước đo về tính nhất quán bên trong của một bài kiểm tra hoặc một thang đo (Ý
nghĩa của conbach). Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa
các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một
nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không.
Tính nhất quán nội bộ được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh là tương quan của biến đo lường xem
xét với tổng các biến còn lại của thang đo (không tính biến đang xem xét). Nếu một
biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì
biến đó đạt yêu cầu[30].
Hệ số anpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê với mức độ chặt
chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Tiêu chí loại biến [29]:
- Hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
- Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.
12
1.3.2. Kiểm định tính giá trị
1.3.2.1. Tính cấu trúc của mô hình
Tính giá trị của thang đo là nói lên khả năng thang đo đó có đo lường được
những gì chúng ta muốn nó đo lường [30].
Phân loại tính giá trị [31]:
- Tính giá trị cấu trúc: xác định rằng biện pháp đang đánh giá cấu trúc dự định
đang nghiên cứu. Các bên liên quan có thể dễ dàng đánh giá tính hợp lệ của cấu
trúc.
- Giá trị xây dựng: được sử dụng để đảm bảo rằng thước đo thực sự là đo lường
những gì nó định đo (cấu trúc), chứ không phải là biến.
- Giá trị liên quan đến tiêu chí: được sử dụng để dự đoán hiệu suất trong
tương lai hoặc hiện tại - nó tương quan kết quả kiểm tra với một tiêu chí quan
tâm khác.
- Giá trị hình thành: khi áp dụng để đánh giá kết quả, nó được sử dụng để
đánh giá mức độ có thể cung cấp thông tin để giúp cải thiện chương trình đang
nghiên cứu.
- Giá trị lấy mẫu : đảm bảo rằng biện pháp này bao trùm phạm vi rộng của các
lĩnh vực trong khái niệm đang nghiên cứu.
Do nguồn lực của nghiên cứu, chúng tôi chỉ đánh giá tính giá trị về mặt cấu trúc
của thang đo.
CFA
- Định nghĩa: CFA là phương pháp phân tích yếu tố khẳng định (Confirmatory
Factor Analysis). CFA cho chúng ta kiểm định được độ tin cậy tổng hợp, phương sai
trích, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.
- Mô hình CFA: CFA được chạy trong mô hình đo lường. Có 2 cách chạy CFA
đó là phân tích nhân tố xác định hoặc phân tích nhân tố. Nó phụ thuộc vào có bao
nhiêu hạng mục trong các cấu trúc.Nếu trong các cấu trúc có nhiều hơn 4 thì phân
tích nhân tố riêng lẻ hoặc một nhân tố một. Phân tích gộp cả mô hình được sử dụng
khi có các yếu tố có ít hơn 4 mục trong mỗi cấu trúc[32]. CFA biểu thị bằng sơ đồ
đường dẫn. Các nhân tố được biểu diễn bằng các hình elip, các biến quan sát tương
ứng với mỗi nhân tố được biểu diễn bằng hình chữ nhật và các số hạng sai số (biểu
thị sai số của các biến đo lường) được biểu diễn bằng hình tròn. Mũi tên 2 đầu giữa
13
các nhân tố biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố. Mũi tên một đầu từ
các nhân tố đến các biến thể hiện các đường hồi quy biểu thị mối liên kết giữa các
nhân tố với các biến tương ứng của chúng và hệ số tải nhân tố được biểu diễn trên
đường này.
- Các tiêu chí loại trừ biến:
14
Bảng 1.3
Tên chỉ số
Các chỉ số đánh giá của CFA
Tên chỉ số đầy đủ
Cấp độ chấp nhận của chỉ
RMSEA
Root Mean Square of Error
số
RMSEA > 0,08
GFI
CFI
Approximation
Goodness of Fit Index
Comparative Fit Index
GFI > 0,90
CFI > 0,90
Chisq/df
Chisq
Chỉ số phù hợp so sánh
Chi Square/Degree of Freedom
Discrepancy Chi Square
Chisq/df < 5,0
P > 0,05
Độ chênh lệch chi bình phương
1.3.2.2. Hiệu lực hội tụ
Định nghĩa: Hiệu lực là khả năng của công cụ đo lường những gì nó được đo
lường cho một nhân tố[31].
Phân loại: Hiệu lực gồm 3 loại là[33]:
-
Hệ số tải (factor loadings): Kích thước của hệ số tải là một xem xét quan
trọng trong hiệu lực hội tụ. Trong trường hợp có hiệu lực hội tụ cao, tải trọng cao
trên một yếu tố sẽ chỉ ra rằng chúng hội tụ vào một điểm chung, cấu trúc tiềm ẩn.
Tối thiểu, tất cả các hệ số tải phải có ý nghĩa thống kê [32]. Bởi vì tải trọng đáng kể
vẫn có thể khá yếu về sức mạnh, nên một nguyên tắc nhỏ là ước tính hệ số tải tiêu
chuẩn hóa phải là 0,5 hoặc cao hơn, và lý tưởng là 0,7 hoặc cao hơn.
-
Trích xuất phương sai trung bình AVE: Với CFA, phương sai trung bình
được trích xuất (AVE) được tính là phương sai trung bình được trích xuất cho các
mục đang tải trên một cấu trúc và là một chỉ số tóm tắt hội tụ[34]. AVE được tính là
tổng của tất cả các hệ số tải nhân tố chuẩn hóa bình phương (bình phương nhiều
tương quan) chia cho số lượng nhân tố.
-
Độ tin cậy tổng hợp(CR): CR được tính bằng công thức tổng bình phương
của hệ số tải cho mỗi cấu trúc và tổng các phương sai cho một cấu trúc
Đánh giá tiêu chuẩn: Nguyên tắc cơ bản cho ước tính độ tin cậy là 0,7 hoặc
cao hơn cho thấy độ tin cậy tốt. Độ tin cậy giữa 0,6 và 0,7 có thể được chấp nhận,
miễn là các chỉ số khác của tính hợp lệ của mô hình xây dựng mô hình là tốt. Độ tin
15
cậy xây dựng cao chỉ ra rằng sự nhất quán nội bộ tồn tại, có nghĩa là tất cả các biện
pháp đều đại diện cho cùng một cấu trúc tiềm ẩn. Theo nghiên cứu của Fornell và
Larcker đã nói rằng nếu AVE nhỏ hơn 0,5; nhưng độ tin cậy tổng hợp cao hơn 0,6;
độ hội tụ hiệu lực của công trình vẫn còn đầy đủ[34].
1.3.2.3. Hiệu lực phân biệt
Hiệu lực phân biệt: Hiệu lực phân biệt được đánh giá thông qua việc so sánh
giá trị trung bình phương sai trích AVE (Average Variance Extracted) của hai nhân
tố bất kỳ với bình phương tương quan ước tính giữa hai nhân tố đó. Một yêu cầu
khác về tính hợp lệ phân biệt là mối tương quan giữa mỗi cặp nhân tố phải nhỏ hơn
0,85. Ngoài ra hiệu lực biệt đạt được khi giá trị AVE của hai nhân tố bất kỳ phải lớn
hơn bình phương tương quan giữa hai nhân tố [33].
1.4.
Các nghiên cứu về tính giá trị và độ tin cậy của thang đo stress, lo âu,
trầm cảm ở Việt Nam và thế giới.
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới.
Theo báo cáo của TCYTTG (WHO), ước tính trên thế giới có 154 triệu người
bị mắc trầm cảm. Các con số gần đây nhất chỉ ra rằng có gần 1 triệu người tự tử mỗi
năm, trầm cảm là bệnh gây tử vong thứ 4 trên toàn thế giới và được dự báo là
nguyên nhân thứ 2 gây tử vong vào năm 2030[20]. Do đó có nhiều thang đo để
đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và có nghiên cứu đánh giá giá trị và độ
tin cậy của các thang đo. Nghiên cứu của Arturo Bados của đại học Barelona cho
thấy tính nhất quán nội bộ (Cronbach's alpha) về thang đo stress, lo âu, trầm cảm
của nó là 0,81, 0,73 và 0,8; mô hình phân tích nhân tố của thang DASS có GFI
0.895, CFI 0.899, RMSEA 0.61, df 186[35]. Theo nghiên cứu của tác giả Szabó M
và cộng sự năm 2010 cho thấy thang DASS kiểm định bộ câu hỏi trên 8 mô hình
với mô hình ban đầu có CFI = 0,83; RMSEA= 0,075; df = 189[36]. Theo nghiên
cứu của John R Crawford và cộng sự năm 2003 cho thấy độ tin cậy của thang
DASS là 0.96[37]. Theo nghiên cứu của Augustine Osman và cộng sự cho thấy
thang DASS 21 có giá trị Cronbach anpha là 0,76; mô hình cấu trúc của DASS 21
có CFI là 0,83; TLI là 0,812; SRMR là 0,067; yếu tố trầm cảm liên quan đến lo âu ở
16
mức 0,66 và với yếu tố stress là 0,7; yếu tố lo âu có liên quan với stress là 0,75[38].
Nghiên cứu của osman và cộng sự (2012)[39] nghiên cứu trên sinh viên đại học với
2 cỡ mẫu riêng biệt thu đực kết quả: cỡ mẫu thứ nhất CFI = 0,83; TLI= 0,812;
SRMR= 0,067; RMSEA= 0,072(90% Cl); yếu tố trầm cảm có liên quan yếu tố lo âu
ở mức 0,66 và yếu tố stress là 0,7; yếu tố lo âu có liên quan với hệ số stress ở 0,75;
cỡ mẫu 2 cho thấy kết quả là CFI =0,96; TLI= 0,94; SRMR=0,4; RMSEA=0,037
(90% CL). Theo quan sát của brown (2006)[40] CFI =0,945; TLI= 0,938;
SRMR=0,047; RMSEA=0,042.
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam.
Sức khỏe tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn
cầu. Kết quả chiến lược quốc gia 2011-2020 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tâm thần kinh
là 15%[5]. Có nhiều nghiên cứu về thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở người Việt
Nam. Có nhiều nghiên cứu đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của các thang đo
stress, trầm cảm lo âu ở người Việt Nam. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Minh và
cộng sự năm 2017 nghiên cứu trên thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy độ tin cậy có
Cronbach’s Alpha: 0.761 đến 0.906; tính giá trị với các hệ số tương quan trung bình
-0.47 đến -0.66[8]. Nghiên cứu của Trần Thạch Đức và cộng sự (2013) cho thấy độ
nhất quán bên trong (Cronbach's alpha) của từng thang đo phụ và thang đo tổng thể
ở mức cao, từ 0,70 cho phân đoạn Stress đến 0,88 cho thang đo tổng thể[9]. Phiên
bản DASS-21 phiên bản tiếng Việt này cũng được quản lý trong số các sinh viên đại
học từ miền Trung Việt Nam để đánh giá hiệu quả của các chiến lược học tập tự
điều chỉnh trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm[41]. Sự thống nhất nội bộ của
thang đo đã được xác nhận thêm với Cronbach’s Alpha là 0,81, 0,75 và 0,78, tương
ứng, cho ba tiểu cảnh . Tuy nhiên, cấu trúc yếu tố của DASS-21 không được kiểm
tra trong nghiên cứu này.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU