Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH và đề XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT tại KHU đô THỊ mễ TRÌ – mỹ ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.46 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, CÔNG NGHIỆP,
LÀNG NGHỀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
KHU ĐÔ THỊ MỄ TRÌ – MỸ ĐÌNH

Họ và tên sinh viên:
Trần Văn Cường

Lớp:
Giảng viên hướng dẫn :
Cơ quan công tác
:

Nhóm 6
Vũ Thị Dung
Giang Tiến Đạt
Đào Tuấn Hùng
Nguyễn Mạnh Quang
ĐH7QM1
Phạm Thị Hồng Phương
ĐH Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, CÔNG NGHIỆP,
LÀNG NGHỀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
KHU ĐÔ THỊ MỄ TRÌ – MỸ ĐÌNH

Giáo viên hướng dẫn 1
(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1.Đặt vấn đề................................................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................1
3.Nội dung nghiên cứu...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................2
1.Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu..........................................2
1.1. Khái quái về chất thải rắn........................................................................................2
1.2. Tổng quan về khu đô thị..........................................................................................8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........10
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:.........................................................................10
2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học:.......................................................................10
2.2.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu..............................................................11
2.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia........................................................12
2.2.5. Phương pháp phân tích đo đạc tính toán............................................................12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................14
3.1. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô thị Mễ Trì...............14
3.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại khu đô thị Mễ Trì.........................16
3.3. Đưa ra các giải pháp phù hợp với công tác thu gom quản lý tại khu vực.............19
3.3.1 Lưu trữ và phân loại CTR:..................................................................................19
3.4 Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý CTR.........................................................22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................25
1. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 25
2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................27
PHỤ LỤC A: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA.....................................................................28
PHỤ LỤC B: ẢNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT...........................................................30


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. MT

Môi trường

2. BVMT

Bảo vệ môi trường

3. KDT


Khu đô thị

4. CTR

Chất thải rắn


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1.1 Thùng xốp 50l............................................................................................20
Hình 3.1.2 Thùng rác 120l...........................................................................................20
Hình 3.1.3 Xe đẩy rác tay 500l....................................................................................20
Hình 3.1.4 Điểm tập kết rác.........................................................................................21

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số thiết bị lưu chứa CTR tại khu đô thị Mễ Trì...........................................19
Bảng 3.2: Thành phần CTR tại khu đô thị Mễ Trì........................................................23
Bảng 3.2.1: Tổng hợp khối lượng chất thải rắn tại khu đô thị Mễ Trì..........................24


MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước xã hội
phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu và lợi ích của con người, song cùng dẫn tới
các vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Lượng rác
thải ra từ sinh hoạt như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều, và mức
độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Hà Nội là một trong những thành phố lớn của nước ta, có vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh sự phát triển đi lên về
mọi mặt Hà Nội cũng phải đối mặt với các vấn đề mà thành phố trong nước cũng như

ngoài nước đang vấp phải như bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô
nhiễm môi trường. Hiện nay môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt
là vấn đề quản lý chất thải rắn vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý cấp thiết về vấn đề
này. Để có thể nghiên cứu sâu và đưa ra các biện pháp quản lý chất thải rắn hiệu quả
cao cần chọn những địa bàn không quá rộng lớn và mang tính đại diện.
Mễ Trì là khu đô thị lớn thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là nơi có
nhiều biệt thự, nhà phố cao cấp, nhà hàng, trung tâm thương mại với nhiều tiện ích
hiện đại và phong phú được khách hàng yêu thích lựa chọn. Và cũng do đó tại đây
không chỉ có lượng dân cư lớn mà còn có rất nhiều khách đến vui chơi giải trí tại khi
đô thị. Do đó lượng chất thải phát sinh ra môi trường rất lớn. Để có cái nhìn chung và
đánh giá được hiện trạng chất thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR
tại đây, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiện trạng phát sinh và
đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại khu đô thị Mễ Trì – Mỹ Đình”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại khu đô thị Mễ Trì – Mỹ Đình,
quận Nam Từ Liên Hà Nội
- Đề xuất giải pháp công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô thị Mễ Trì
– Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
3.Nội dung nghiên cứu
- Xác định nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
- Khảo sát điều tra và phỏng vấn xác định nguồn thải, thành phần, hệ số phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt
- Đánh giá hiện trạng phát sinh, công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt
- Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp
1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu

1.1. Khái quái về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất ở thể rắn bị con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động
sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ...). Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải rắn sinh ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Các chất thải rắn có thể ở dạng rắn hoặc dạng bùn được thải ra trong quá trình sinh
hoạt, trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ và các hoạt động phát triển của động, thực
vật. Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng.
1.1.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn bao gồm:
- Khu dân cư đô thị
- Các trung tâm thương mại;
- Cơ quan, trường học, các công trình công cộng;
- Dịch vụ đô thị;
- Các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của khu trung cư;
1.1.1.2. Phân loại chất thải rắn
- Mỗi nguồn thải khác nhau có các loại chất thải đặc trưng khác nhau cho từng
nguồn thải, nên việc phân loại chất thải rắn cũng được tiến hành theo nhiều cách.
* Phân loại theo vị trí hiện hành
- Gồm các loại chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ...
* Phân loại theo thành phần hóa học và vật lý
- Gồm có các loại: chất hữu cơ, chất vô cơ, cháy được, không cháy được, kim
loại, phi kim, cao su ...
*Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là các loại chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động của
con người, được tạo ra trong quá trình sinh hoạt, nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư,
khu đô thị, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại...
2



- Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Chất thải rắn xây dựng: Là các chất thải trong quá trình xây dựng các công trình
(đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ ,...)
- Chất thải rắn nông nghiệp: Là các chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch cây trồng, các sản phẩm thải ra từ các lò giết mổ
gia súc, gia cầm...
* Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải rắn nguy hại: Là các chất có chứa các chất hoặc hợp chất mang một
trong các đặc tính nguy hại ( dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và
các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến
môi trường và sức khỏe con người
- Chất thải rắn không nguy hại: Là các chất thải rắn không chứa các chất và hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại hoặc các tương tác gây nguy hại
* Phân loại theo khu vực phát sinh
- Chất thải rắn đô thị: Là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong khu
vực đô thị không đòi hỏi sự bồi thường cho sự bỏ đi đó. Thêm vào đó chất thải được
coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố
phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy
- Chất thải rắn nông thôn: Là chất thải rắn được sinh ra trong quá trình sinh hoạt,
sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làng nghề, các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ,
trấu ...)...ở khu vực nông thôn
1.1.1.3. Thành phần và tính chất của chất thải rắn
 Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông
thường được tính bằng phần trăm (%) khối lượng của các phần riêng biệt tạo nên dòng
thải

Ô nhiễm chất thải rắn còn làm tăng độ đục làm giảm độ thấu quang trong nước,
ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh, tạo mùi khó chịu, tăng BOD, COD, TDS, TSS, tăng
coliform, giảm DO ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm vực lân cận.
 Tính chất chất thải rắn

3


Tính chất vật lý: Những tính chất quan trọng của chất thải rắn bao gồm: Trọng
lượng riêng, độ ẩm, khả năng giữ ẩm…

• Trọng lượng riêng
• Độ ẩm
• Khả năng giữ nước tại thực địa
Tính chất hóa học: Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm:
chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.

• Chất hữu cơ
• Chất tro
• Hàm lượng cacbon cố định
• Nhiệt trị:
Tính chất sinh học: Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như
plastic, cao su, da) của hầu hết chất thải rắn có thể được phân loại về phương diện sinh
học như sau: Các phần tử có thể hòa tan trong nước (như: đường, tinh bột, amio acid
và nhiều hữu cơ), bán cellulose, cellulose, dầu mỡ và sáp, chất gỗ (lignin),
lignocelluloza, protein.
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt là
hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, chất rắn vô
cơ và hữu cơ khác. Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến quá trình phân hủy
của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong chất thải rắn sinh hoạt.


• Khả năng phân hủy sinh học các hợp phần hữu cơ trong chất thải
• Sự phát sinh mùi hôi
1.1.2 Ảnh hưởng chất thải rắn đến môi trường
1.1.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Các chất thải rắn hường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô
nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong
không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có những loại rác thải dễ phân hủy (thực phẩm,
trái cây bị hôi thối…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh
vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường
như khí SO2, CO, CO2, H2S, CH4... có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và khả
năng hoạt động của con người.

4


1.1.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mại khi đổ vào môi
trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất. Các chất độc hại tích
lũy trong đất làm thay đổi thành phần của đất như pH, hàm lượng kim loại nặng, độ tơi
xốp, quá trình nitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất. Đối với rác không phân hủy
(nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa
và làm giảm độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật và các động vật
sống trong đất.
1.1.2.3. Ảnh huởng tới cảnh quan và sức khỏe con người
Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý,
hóa học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng, khí mà chủ yếu là các
chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Yếu tố liên quan đến sức
khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng sâu hại mang mầm
bệnh tại khu vực chứa chất thải. Đặc biệt, các chất hữu cơ, các kim loại nặng thâm

nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn, thức
uống, có thể gây các bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm,
nước mặt gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người dân.
Một số vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnh
cho con người như sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán...
1.1.2.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan
Chất thải rắn hiện nay được tập trung tại các trạm trung chuyển trên các phố.
Việc thu gom không triệt để đã dẫn tới tình trạng tắc cống rãnh, rác thải bừa bãi ra
đường gây ra các mùi hôi khó chịu, ẩm thấp.
Bên cạnh đó, việc thu gom vận chuyển trong từng khu vực chưa chuẩn xác về
thời gian, nhiều khi diễn ra vào lúc mật độ giao thông cao dẫn tới tình trạng tắc nghẽn
giao thông, ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị.
1.1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Hiện nay triên thế giới đa số các nước tạo ra nhiều chất thải rắn hơn so với việc
thu gom và xử lý chúng. Việc xử lý chất thải rắn một cách hợp lý đang là bài toán khó
đối với các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước phát triển, hệ thống quản lý
chất thải rắn đã được hoàn thiện từ lâu so với các nước đang phát triển. Vai trò của các
nhà lãnh đạo luôn rất quan trọng trong quá trình quản lý tổng hợp chất thải rắn
Ở nước ta, vấn đề quản lý chất thải rắn ngày càng to lớn thu hút được sự quan
tâm của tất cả mọi người trong xã hội, từ cộng đồng dân cư tới các nhà quản lý và
5


hoạch định chính sách. Chất thải rắn và quản lý chất thải rắn không chỉ còn là vấn đề
môi trường mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống quản lý chất thải rắn
luôn cần được bổ sung và hoàn thiện dần dần.
1.1.4.

Các phương pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam


1.1.4.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới
Tùy thuộc vào các yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, trình
độ dân trí, tính chất và thành phần chất thải, vị trí đia lý, đặc điểm dân cư từng vùng
mà mỗi quốc gia mà người ta lựa chon cho mình phương pháp xử lý chất thải rắn phù
hợp nhất.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến được phân loại như sau:
Tái chế, tái sử dụng chất thải
Là phương pháp mang lại lợi ích lớn cho công đồng và cơ quan quản lý chất thải
rắn. Vì vậy đây là phương pháp rất được ưa chuộng và được nhiều nước áp dụng.
Phương pháp này bao gồm:
-Thu hồi các chất liệu có khả năng tái sinh, tái sử dụng trong dòng chất thải:
-Xử lý sơ bộ chất thải sau khi thu hồi;
-Vận chuyển chất thải;
-Cung cấp cho các ngành sản xuất có nhu cầu.
Phương pháp này tiết kiệm được các vật liệu có thể sử dụng lại, giảm diện tích
bãi chôn lấp.
Đổ đống hay bãi hở
Đây là phương pháp cổ điển và đã được áp dụng từ rất lâu. Đòi hỏi một diện tích
rộng lớn. Phương pháp này có đặc điểm sau:
- Mất mỹ quan;
- Gây mùi hôi thối, là nơi tập trung các ổ dịch tiềm tàng;
- Nước rỉ rác dễ xâm nhập vào nguồn nước ngầm;
- Quá trình phân hủy tự nhiên, gây mùi hôi thối, dẫn tới ô nhiễm không khí.
Đổ xuống biển
Đây là phương pháp mà các thành phố nằm gần các bờ biển thường hay sử dụng.
Phương pháp này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật thủy sinh và con

6



người. Phương pháp này đang được các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới
khuyến cáo hạn chế sử dụng.
Chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp đơn giản, dễ thưc hiện, có độ an toàn cao cho môi trường và
con người. Hiện nay phương pháp này được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới
Chế biến phân hữu cơ
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển.
Phương pháp này giảm được đáng kể lượng rác thải, đồng thời tạo ra được của cải vật
chất, giúp ích cho việc cải tạo đất. Vì thế phương pháp này rất được ưa chuộng tại các
nước nghèo và đang phát triển.
Chế biến phân hữu cơ được chia ra làm 2 loại : Ủ hiếu khí và Ủ yếm khí
Thiêu đốt rác
Đây là phương pháp thường được áp dụng tại các nước phát triển, phương pháp
này là phương pháp xử lý chất thải triệt để nhất nhưng cũng rất tốn kém. Ở nước ta
phương pháp này thường được dùng để xử lý chất thải y tế nguy hại .
Xuất khẩu rác
Xuất khẩu rác là phương pháp tiện lợi nhất, vì vừa không mất chi phí cho việc xử
lý chất thải, vừa thu được lợi nhuận sau khi xuất khẩu. Phương pháp này thường được
sử dụng ở các nước phát triển như Mỹ, Đức và các nước phát triển ở Bắc Âu
1.1.5 Một số công nghệ xử lý rác hiện có ở Việt Nam
Ở nước ta các công tác về quản lý cũng như xử lý chất thải rắn đang được chú
trọng hơn bao giờ hết. Nhưng do điệu kiện kinh tế còn hạn chế nên ngân sách đầu tư
cho xử lý chất thải còn hạn chế.
* Các phương pháp ở nước ta gồm có:
- Chôn lấp hợp vệ sinh: là biện pháp cuối cùng và hiệu quả nhất ở nước ta hiện
nay, chôn lấp tất cả các loại rác thải công nghiệp và sinh hoạt, được áp dụng rộng rãi
tại Việt Nam.
- Phương pháp ủ sinh học làm phân compost: Phương pháp này thích hợp với
loại chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cácbonhyđrat như đường,

xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng
bước. Quá trinh phân huỷ các chất hữu cơ dạng này hường xảy ra với sự có mặt của
ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay không có không khí
7


(phân huỷ yếm khí, lên men). Hiện nay Việt Nam có một số nhà máy xử lý rác
thực hiện phương pháp này như: nhà máy xử lý rác Cầu Diễn.
- Phương pháp thiêu đốt: Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm
giảm tới mức tối thiểu chất hải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên
tiến sẽ mang lại nhiều ý ghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn
kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn
khoảng 10 lần. Ở Việt Nam phương pháp này thường được dùng để xử lý các chất thải
y tế nguy hại.
1.2. Tổng quan về khu đô thị
1.2.1. Đặc điểm vị trí
Khu đô thị Sudico Mễ Trì nằm tại địa bàn 2 phường Mỹ Đình và Mễ Trì thuộc
quận Nam Từ Liêm của thủ đô Hà Nội. Đây được xem là vị trí vô cùng thuận lợi trong
thông thương, kinh doanh, di chuyển và có tiềm năng vùng lớn.

Bản đồ vị trí Khu Đô Thị Mễ Trì – Mỹ Đình
Dự án được đặt trên địa bàn hai phường tập trung đông dân cư của Từ Liêm
thuận lợi cho việc di chuyển và kết nối thông thương. Đây cũng là khu vực phát triển
kinh tế và được thành phố đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giao thông, vật chất.
Từ đây dân cư có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực trung tâm thành phố
qua các tuyến đường huyết mạch cùng hình thức giao thông đa dạng. Việc đi học, đi
làm, kinh doanh, giải trí tại các quận huyện khác của thủ đô cũng trở nên dễ dàng hơn

8



1.2.2 Tình hình phát triển
Mễ Trì là khu đô thị lớn thuộc địa bàn Phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà
Nội nơi có nhiều biệt thự, nhà phố cao cấp, nhà hàng, trung tâm thương mại với nhiều
tiện ích hiện đại và phong phú được khách hàng yêu thích lựa chọn. Và cũng do đó
khu đô thị Mễ Trì Hạ không chỉ có lượng dân cư lớn mà còn có rất nhiều khách đến
vui chơi giải trí tại khi đô thị. Do đó lượng chất thải phát sinh ra môi trường rất lớn.
Khu đô thị Sudico Mễ Trì là dự án bất động sản do Công ty CP Đầu tư Phát triển
Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên tổng
diện tích là 36.86 ha với vốn đầu tư hơn 400 triệu USD. Sudico Mễ Trì được xây dựng
tại khu vực Tây Nam của thủ đô trở thành dự án BĐS được đông đảo khách hàng săn
đón.
Khu đô thị Mễ Trì cung cấp hơn 100 không gian sống cho thành phố với các căn
hộ hiện đại. Được xây dựng gần 176.000m2 sàn nhà. Dự án cũng đã giải quyết chỗ ở
cho 3.280 người.
Khu đô thị Mễ Trì có diện tích nhà chung cư xây dựng nhà ở là 30.054m2. Với
20.086m2 đất thấp tầng nhà ở. Dọc theo tuyến đường vành đai 3 và đường liên khu
vực có mặt cắt ngang 50m. Bao gồm các công trình công cộng, hỗn hợp và nhà ở cao
tầng.
Xung quanh khu đô thị này là một loạt tổ hợp những tiện ích giải trí, thương mại,
giáo dục hiện đại. Phục vụ tối đa nhu cầu của cư dân như:
-Rạp chiếu phim Plantinum
-Đại siêu thị BigC Garden
-TTTM The Garden
-Trường phổ thông Marie Curie
-Rạp chiếu phim Lotte
-Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
-Trường Quốc tế nội khu Mễ Trì Hạ,….

9



CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Nhận thức về MT, sự tuân thủ các quy định BVMT đối với hộ kinh doanh
+ Hiện trạng CTRSH
+ Số lượng dân số
+ Công tác quản lý, hướng dẫn, tuyên truyền, xử lý môi trường
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian, Đề tài tập trung tại Khu đô thị Mễ Trì – Mỹ Đình,
phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin,
thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước.
Như vậy, phương pháp thu thập thông tin là cách thức tìm kiếm, tập hợp các thông tin
phục vụ mục tiêu đề ra.
Phương pháp được áp dụng trong việc thu thập số liệu về bản vẽ tổng thể tại đô
thị, , số liệu về khối lượng rác,…
Nhóm nghiên cứu tiến hành quá trình thu thập tài liệu như sau:
- Các tài liệu liên quan đến CTR
- Các tài liên liên quan đến phân loại, thu gom CTR
- Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường
- Thái độ làm việc của công nhân thu gom
2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
*Phương pháp phỏng vấn trả lời
Phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để phỏng vấn
người trả lời. Phỏng vấn có thể được tổ chức có cấu trúc, nghĩa là người nghiên cứu
hỏi các câu hỏi được xác định rõ ràng; và phỏng vấn không theo cấu trúc, nghĩa là

người nghiên cứu cho phép một số các câu hỏi của họ được trả lời (hay dẫn dắt) theo ý
muốn của người trả lời. Đặc biệt, khi áp dụng cuộc phỏng vấn không cấu trúc,

10


ngườinghiên cứu thường sử dụng băng ghi chép thì tốt hơn nếu không muốn ảnh
hưởng đến người được phỏng vấn.

Đối tượng được phỏng vấn là: người dân và hộ kinh doanh tại khu đô thị
Nội dung phỏng vấn xoanh quanh các vấn đề về: tình trạng thu gom rác (thời
gian, tần suất, đơn vị, vị trí bãi tập kết, tiến hành phân loại rác...); nhận thức, ý thức
BVMT; sự tuân thủ các thủ tục hành chính về BVMT;...
*Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi - trả lời bằng viết
Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu
để gửi cho người trả lời phỏng vấn trả lời và gởi lại bảng trả lời câu hỏi qua thư
bưuđiện cho người nghiên cứu.
Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp phổ biến để thu thập các thông tin từ người
trả lời các câu hỏi đơn giản. Các thông tin trả lời được gửi bằng thư từ giữa người trả
lời phỏng vấn ở xa với người nghiên cứu. Để thu thập các thông tin chính xác qua
phương pháp này, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn nghiên
cứu trước khi hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi. Thường thì người nghiên cứu có các
giả thuyết định lượng với các biến số.
Nhóm tiến hành xây dựng phiếu điều tra đánh giá phát sinh chất thải rắn tại khu
đô thị gồm 02 mẫu phiếu điều tra :
+ 01 mẫu phiếu dành cho người dân
+ 01 mẫu phiếu dành cho hộ kinh doanh
- Trong quá trình điều tra, do hạn chế về thời gian và các điều kiện khác (như:
điều kiện chủ quan, ít hộ kinh doanh, thái độ bất hợp tác…) nên nhóm tiến hành số
lượng phiếu các loại trong bảng

+ 20 phiếu dành cho người dân
+ 20 phiếu dành cho hộ kinh doanh
2.2.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Thông qua phỏng vấn, khảo sát tại các địa điểm, các số liệu thu thập và điểu tra
sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm toán học Excel, sau đó tiến hành so sánh và
đánh giá trên số liệu sau xử lý.

11


Hình 2.2.3: Bảng xử lý số liệu bằng phần mềm excel
2.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu, đề tài đã tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về môi trường
tại các phường trên địa bàn khu đô thị.
`2.2.5. Phương pháp phân tích đo đạc tính toán
* Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải
- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: tiến hành theo dõi việc tập
kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phường để đếm số xe đẩy tay chứa
rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào
đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của Công ty CPĐT&PT công
nghệ cao Minh Quân. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ
rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải
thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối
lượng và sau đó tính trung bình.
- Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần rác
thải tại các phường:
Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi phố lựa chọn ngẫu nhiên 10 hộ để
theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ
giữa các hộ giàu (1 hộ), hộ khá (4 hộ), hộ trung bình (5 hộ).

+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 4 lần/tháng (cân trong 2 tháng). Giữa
các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày
12


đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào
xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng khu của phường.
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung
bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1
tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải
vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.

13


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô thị Mễ Trì
Để đảm bảo vệ sinh môi trường, tại đây đưa các quy định về BVMT như sau: đã
bố trí các thùng rác xung quanh khu đô thị, bố trí them thùng rác công cộng
Qua khảo sát, nhận thấy ngoài thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
là thùng rác còn có các thùng xốp
Bảng 3.1: Số thiết bị lưu chứa CTR tại khu đô thị Mễ Trì
STT

Loại thiết bị lưu chứa

Số lượng


1

Thùng rác 120l

10

2

Thùng xốp 50l

-

3

Xe đẩy rác 500l

-

Hình 3.1.1 : Thùng rác 120l

Hình 3.1.3: Thùng xốp 50l

14


Hình 3.1.4 : Xe đẩy tay 500l
Như vậy, số lượng thiết bị lưu chứa còn thiếu (đặc biệt là ở Phố Trần Văn Lai).
Mặc dù khu đô thị có quy mô diện tích nhỏ nhưng vị trí đặt thùng rác tập trung
phía mặt sau, nơi góc khuất rất khó nhìn. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả thu gom

CTR, đối với khách qua lại lần đầu tại đây sẽ khó để tìm thấy. Hơn nữa nhiều ngõ vứt
luôn rác tại chỗ ngay cả khi không có thùng rác hay thùng xốp làm mất mỹ quan và thể
gây phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường khi trời mưa hoặc trời oi nóng vào mùa
hè, bởi nhiệt độ cao làm tăng quá trình phân hủy CTRSH. Công tác phân loại rác tại
KĐT cũng chưa được tiến hành. CTR chủ yếu là rác thải dễ phân hủy (thực phẩm thừa,
rau củ quả…) rác thải khó phân hủy (nhựa thủy tinh, nilon….).
Tiến hành phỏng vấn lao công thu gom rác, trung bình một ngày là 15m 3 tương
đương với 5 xe rác đẩy tay. Tuy nhiên vào những ngày cuối tuần (thứ 7, chủ nhật),
lượng khách vãng lai đông hơn bình thường lượng rác x 0,5 lần.
Khu tập kết rác nằm ở đầu ngõ 178 Hoàng Trọng Mậu, nơi tập kết này rất ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân. Đối diện là khu chung cư Emerald Mỹ Đình và giáp
cạnh là làng Đình Thôn nơi ở của người dân. Trong quá trình phỏng vấn người dân cho
biết, mỗi khi trời mưa thì nước rác rỏ rỉ và chảy ra đường rất mất mỹ quan, khi trời
nắng với nhiệt độ cao rác hữu cơ phân hủy nhanh bốc hơi phát ra mùi rất khó chịu kèm
theo gió ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
15


Hình 3.1.5: Điểm tập kết rác phố Hoàng Trọng Mậu
Trong KĐT còn thiếu các biển hướng dẫn có nội dung về BVMT, thậm chí là các
biển cấm vứt rác bừa bãi, không được hút thuốc lá, không được giẫm lên cỏ…
Ngoài ra, công tác tuyên truyền đảm bảo công tác vệ sinh môi trường chưa được
triển khai áp dụng. Nguyên nhân có thể chỉ ra là do năng lực của cán bộ kiêm nhiệm,
sự chỉ đạo thiếu quyết liệt của ban quản lý KĐT và đối tượng truyền thông khá lệch
nhau về trình độ nhận thức, có sự bất đồng ngôn ngữ... (người dân nước ngoài).
Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường ở KĐT được tu bổ, cây xanh và hoa thường
xuyên được chăm sóc, bảo vệ. Chính không gian trong xanh, mát mẻ, sạch đẹp bởi các
nhà hàng ngoại thu hút được giới trẻ và khách vãng lai.
Như vậy, việc quản lý môi trường ở điểm nghiên cứu này còn đơn giản, chưa
tuân thủ đúng quy định trong công tác lưu trữ, thu gom CTR, trong việc hướng dẫn

khách du lịch tuân thủ các quy định về BVMT.
3.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại khu đô thị Mễ Trì
Khối lượng rác thải trung bình khoảng 9 tấn/ngày, và được công ty công trình đô
thị thu gom với tỷ lệ thu gom rác hiện nay đạt khoảng 75%.
Thành phần CTR thì tùy theo từng nguồn phát sinh, chủ yếu là từ hộ dân, chợ…
Và dưới đây là bảng thành phần CTR của khu đô thị Mễ trì hạ trong quá trình khảo sát
thực tế.

16


Bảng 3.2: Thành phần CTR tại khu đô thị Mễ Trì
Kết quả phân tích
STT

Tên

Thành phần

Hộ gia
đình (%)

Khu kinh
doanh (%)

1

Giấy

Sách, báo, các vật liệu giấy khác


10,21

8,34

2

Thủy tinh

Chai, cốc, kính vỡ …

0,56

_

3

Kim loại

Sắt, nhôm, đồng, các loại khác

0,83

_

4

Nhựa

Chai nhựa, túi nilon, các loại khác


17,52

16,71

5

Hữu cơ dễ
phân hủy

Thức ăn thừa, rau, trái cây…

69,16

74,59

6

Hữu cơ khó
phân hủy

Cao su , da …

0,52

0,2

7

Xà bần


Sành , sứ, gạch, đá …

_

_

8

Chất thải
nguy hại

Bóng đèn, pin, acquy, hóa chất

_

_

9

Chất có thể
đốt cháy

Cành cây, gỗ vụn,tóc …

1,2

0,16

Tổng cộng


100

100

độc…

Chú thích (_ ) : không đáng kể
Bảng phân tích thực tế trên chỉ mang tính tương đối vì có một vài sai sót trong
quá trình thực hiện như: cân khối lượng chưa hoàn toàn chính xác, rác ở chợ có độ ẩm
cao …
Thống kê được cho thấy thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là thành phần rác hữu
cơ và một số thành phần khác như túi nilon, nhựa, giấy … các thành phần này có thể
tận dụng làm nguyên liệu tái chế. Bên cạnh đó, một số thành phần nguy hại và những
thành phần gây ô nhiễm môi trường chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể.
Từ kết quả nghiên cứu thực tế (điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu) tại khu vực
nghiên cứu có tổng số dân là 9.862 người. Lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 9
tấn/ngày, chiếm khoảng 1,04% tổng lượng chất thải rắn của toàn thành phố Hà Nội.
Như vậy, trung bình một ngày tại khu vực nghiên cứu lượng CTR được thải ra là: 0,91
kg/người/ngày.

17


Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy: hiện nay tại khu vực nghiên cứu
chưa có hoạt động phân loại rác tại nguồn. Hầu hết các loại rác thải đều được để cùng
một chỗ và được thu gom tổng hợp. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh theo từng
nguồn thuộc khu vực nghiên cứu được thể hiện bảng 3.0 sau:
Bảng 3.2.1. Tổng hợp khối lượng chất thải rắn phát sinh tại địa bàn
nghiên cứu


TT

Khối lượng
rác phát sinh

Nguồn phát sinh

(kg/ngày)

Khối lượng
thu gom

1.

Rác từ hộ gia đình cán bộ công nhân viên

4950

-

2.

Rác từ hoạt động kinh doanh buôn bản nhỏ, lẻ

873

-

3.


Rác từ các hộ kinh doanh khách sạn

180

-

4.

Rác từ các nhà hàng ăn uống

630

-

5.

rác từ cơ quan trường học, công sở

540

-

6.

Rác từ đừờng

1530

-


7.

Rác từ khu công cộng

270

-

9000

7930

Tổng cộng

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy: hiện nay tại khu vực nghiên cứu
chưa có hoạt động phân loại rác tại nguồn. Hầu hết các loại rác thải đều được để cùng
một chỗ và được thu gom tổng hợp. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh theo từng
nguồn thuộc khu vực nghiên cứu được thể hiện bảng 3.2.1

18


Sales

2.6; 2.60%
6.2; 6.20% 17.33; 17.33%
7.24; 7.24%
1.93; 1.93%
9.7; 9.70%


55; 55.00%

Rác từ hộ gia đình cán bộ công
nhân viên
Rác từ hoạt động kinh doanh
buôn bán nhỏ, lẻ
Rác từ các hộ kinh doanh
khách sạn
Rác từ các nhà hàng ăn uống
Rác từ các cơ quan trường,
công sở
Rác từ đường
Rác từ khu công động

Hình 3.2.2. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn từ các nguồn phát sinh tại khu đô thị
Từ bảng 3.2.1 cho thấy: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát
sinh tại địa bàn khu vực nghiên cứu chủ yếu từ các hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 55% tổng
lượng CTR sinh hoạt phát sinh), tiếp theo là rác từ đường phố 17%/nguồn phát sinh.
3.3. Đưa ra các giải pháp phù hợp với công tác thu gom quản lý tại khu vực
3.3.1 Lưu trữ và phân loại CTR:
Để thuận tiện cho các khâu tái chế và xử lý tiếp theo, các đối tượng thải rác sinh
hoạt trên địa bàn cần thực hiện phân loại CTR tại nguồn ra thành các loại khác nhau
tùy theo từng nguồn thải. Một cách tổng quát, việc phân loại CTR tại nguồn càng tách
riêng nhiều thành phần khác nhau càng tốt, tuy nhiên điều này đòi hỏi mỗi hộ gia đình
trang bị nhiều thùng đựng rác khác nhau, điều này vừa tốn kém vừa không thích hợp
với những hộ gia đình có mạt bằng chật hẹp. Vì vây, yêu cầu đặt ra trước mắt là thực
hiện tốt việc phân loại rác sinh hoạt ngay từ nguồn ra thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: rác hữu cơ dễ phân hủy với thành phần phân hủy là rác thực phẩm
(trừ các loại vỏ sò, vỏ ngêu, bao bì thực phẩm, vỏ dừa)

- Nhóm 2: bao gồm toàn bộ các thành phần rác còn lại. ở các giai đoạn tiếp theo
tùy điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng, nguồn thải, có thể từng bước trang bị
thêm thùng chứa, bao nilon để tiến tới phân loại rác sinh hoạt nhóm 2 ở trên ra thành
nhiều nhóm nhỏ hơn (nhưng rác nhóm 1 vẫn gữ nguyên). Cụ thể như theo sơ đồ cấu
trúc phân loại của hình sau:

19


Hình 3.3.1: Sơ đồ phân loại rác tại nguồn
*Đối với các hộ gia đình
Đối với các hộ dân tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn được phát miễn
phí (3 tháng đầu) 2 thùng rác có màu khác nhau (màu xanh và màu đỏ) các bao nilon
có dung tích 15 lít với 2 màu tương phản để thực hiện tốt công tác từ nguồn.
Nhiệm vụ của người dân: phân loại rác ra thành 2 loại và chứa vào 2 bao nilon
được phát, đóng phí thải hàng tháng.
Thùng màu xanh chứa CTR dễ phân hủy (rau quả, thức ăn dư thừa,...) và thùng
màu đỏ chứa các chất khó phân hủy như (cao su, nhựa, da, kim loại..) CTR trong ngày
đổ vào bao và đậy kín.
Công ty Công trình Đô thị sẽ trực tiếp thu gom CTR:
-Đối với các loại rác nhóm 1: sẽ được chôn lấp ở BCL Nam Sơn
-Đối với các loại rác nhóm 2:
• Nhóm 2A: Công ty Công Trình Đô Thị sẽ trao đổi với các cơ sở tái chế, tái
sinh để phân phát túi nilon miễn phí cho các hộ dân.

20


×