Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.07 KB, 17 trang )

Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các rủi ro có thể xảy ra
trong hoạt động của các dự án FDI
I. Lý luận về FDI
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )
- Đầu tư trực tiếp cùng với đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại là ba
bộ phận cơ bản của vốn đầu tư quốc tế với hình thức là đầu tư tư nhân.
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về FDI:
Theo khái niệm mà Quỹ tiền tệ thế giới IMF trong báo cáo cán cân thanh
toán hàng năm đưa ra
1
thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là là đầu tư có lợi ích lâu
dài của doanh nghiệp tại một nước khác (là nước nhận đầu tư- hosting country),
không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động ( nước đi đầu tư- source
country) và với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.
Uỷ ban thương mại và phát triển thế giới của Liên hợp quốc
(UNCTAD) trong Báo cáo về đầu tư thế giới năm 1996 lại đưa ra khái niệm
2
về
đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và kiểm soát lâu dài
của một pháp nhân hoặc thể nhân ( là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công
ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (với doanh nghiệp FDI
hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp). Quan điểm về
FDI ở Việt Nam được quy định trong khoản 1 Điều 2 Luật đầu tư trực tiếp nước
ngoài đươc sửa đổi bổ sung năm 2000: “ đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà
đầu tư nước ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để
tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
3
.
1.2. Dự án FDI
1 Banlance of payments, fifth edition, Washington, DC IMF 1993, page 235


2 Xem: World Investment Report 1996, United Nations, 1996, page 219.
3 Khoản 1, Điều 2, Luật Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài sửa đổi bổ sung, Năm 2000
Dự án đầu tư về nội dung là tổng thể các hoạt động dự kiến với các
nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch sử
thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối
tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội nhất định.
Theo sự đa dạng của các khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài thì cũng
có những các hiểu khác nhau về dự án FDI . Trong khuôn khổ của đề tài nghiên
cứu thì có thể hiểu, dự án FDI là những dự án đầu tư do các nhà đầu tư nước
ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Các đặc trưng cơ bản
Để hiểu rõ hơn về các dự án FDI để nhìn nhận một cách khách quan về
các vấn đề còn tồn tại, cần nắm được những đặc trưng cơ bản của các dự án này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một hình thức đầu tư nên các dự án
FDI cũng mang những đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư.
Thứ nhất, đây là hoạt động bỏ vốn của các nhà đầu tư và vì vậy các quyết
định đầu tư thông thường là quyết định về tài chính và mỗi quyết định đưa ra
đều phải cân nhắc giữ lợi ích trước mắt và các lợi ích lâu dài của dự án.
Thứ hai, các hoạt động của các dự án đầu tư luôn mang tính chất lâu
dài.Trước bất cứ một hoạt động nào đều cần có chi phí hoạt động và mang lại
một kết quả nhất định.
Thứ ba, cũng như những dự án đầu tư khác,rủi ro chính là một trong những
đặc trưng cơ bản của các dự án FDI.
Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng có những đặc trưng riêng để phân biệt
với các dự án khác không có các yếu tố nước ngoài.Các dự án FDI có sự tham
gia của các bên có quốc tịch và ngôn ngữ khác nhau, và vì vậy các dự án bị chi
phối bởi nhiều hệ thống pháp luật, từ nước đầu tư, nước nhận đầu tư đến hệ
thống pháp luật quốc tế.
Các nhà đầu tư trực tiếp tham gia hoặc họ có thể tự quản lý và điều hành

các dự án và tất cả các đối tượng bỏ vốn.
Ngoài ra,đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức giao lưu giữa các nền văn
hoá, tạo ra nhiều hình thức kinh doanh mới với những pháp nhân có chứa yếu tố
nước ngoài.Quan trọng hơn nữa là góp phần chuyển giao công nghệ và các
phương thức quản lý mới giữa các bên.
Mục đích cuối cùng của các dự án FDI chính là các bên tham gia hoạt động
đầu tư cùng có lợi, hoạt động sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi chủ thể tham
gia.
3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
3.1. Những ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
4
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế,giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế.Có
thể coi đó là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự đói
nghèo.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh chuyển giao công nghệ làm
khoảng cách công nghệ giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư bị thu hẹp.Bên
cạnh đó tạo phản ứng tích cực phổ biến công nghệ và hoạt động phát minh công
nghệ.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao
động,phát triển nguồn nhân lực.Hoạt động của các dự án FDI giúp trực tiếp đào
tạo lao động và gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp nhận đầu
tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần trong việc giải quyết các vấn đề
kinh tế- xã hội,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu
tư.Bên cạnh đó, còn giúp thúc đẩy xuất khẩu, xây dựng năng lực xuất khẩu và
mở rộng thị truờng xuất khẩu.
4 Xem: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Văn Tuấn,
Nhà xuất bản Tư Pháp, năm 2005, tr181-219

+Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò trong việc cải thiện cán cân
thanh toán và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
+Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh
tế quốc tế .
3.2. Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn lớn hơn so với các nguồn
vốn khác từ nước ngoài.Trong truờng hợp được cung cấp với một số lượng lớn
sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia.
- Chuyển giá là một trong những vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư lo
ngại, gây ra cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến hạn chế đối với nền kinh
tế.
- Tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động sản xuất của các
dự án.Các nước đi đầu tư cần nơi thải công nghệ lạc hậu nhằm đổi mới công
nghệ của mình và như vậy các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước kém và
đang phát triển trở thành bãi rác công nghệ.
- Về lao động,người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường đòi
hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng sẽ bị sa thải.Bên cạnh đó,
đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có tác động tiêu cực với cạnh tranh, cán cân
thanh toán và chính trị.
II. Rủi ro trong các dự án FDI.
1. Khái niệm và tính chất của các rủi ro trong các dự án FDI
1.1. Khái niệm về rủi ro.
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro được nhắc đến trong các lĩnh vực khác
nhau của dời sống kinh tế xã hội
Rủi ro đề cập đến những sự kiện, vấn đề không may mắn, bất ngờ xảy ra
gây những thiệt hại cho lợi ích con người, tài sản, nguồn lợi và trách nhiệm.
5

5 Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án FDI tại

Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Hà Nội 2001, Số 12, tr7-9
1.2. Một số tính chất.
Rủi ro là một trạng thái tiềm ẩn gây nên những mối nguy hiểm với các mức
độ khác nhau gây tổn thất cho con người nhưng lại rất khó để có thể đo lường
trước nó. Từ những khái niệm khác nhau về rủi ro, có thể thấy rủi ro có những
tính chất cơ bản sau:
- Tính bất ngờ: rủi ro bao gồm những sự kiện mà con người không thể đo
lường nó một cách đầy đủ và chắc chắn.Tất cả các rủi ro đều bất ngờ với những
mức độ khác nhau dẫn đến việc con người có thể nhận diện rủi ro hay không.
Trong trường hợp con người không thể đoán trước được rủi ro và không nhận
dạng được thì nó sẽ xảy ra hoàn toàn bất ngờ với con người. Cũng có những rủi
ro mà con người nhận dạng được nhưng không thể đo lường một cách chính xác
những thiệt hại mà nó có thể mang lại.Tuy nhiên, nếu con người có thể nhận
dạng và tính được chính xác các rủi ro có thể đến với mình thì rủi ro sẽ không
còn nữa mà nó trở thành những sự kiện bất lợi mà con người không mong muốn
xảy ra như thiên tai, thời tiết,...
- Tính chất ngoài mong đợi: trong cuộc sống, con người ai cũng mong
muốn nhận được lợi ích cũng như những điều tốt đẹp may mắn trong mọi lĩnh
vực và hoạt động của cuộc sống.Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào
cũng được như vậy. Những điều, những sự kiện không may mắn, gây tổn thất
cho cuộc sống của con người luôn tồn tại và trở thành điều không mong muốn
trong cuộc sống hay nói cách khác đó là những sự kiện ngoài mong đợi của con
người.
- Tính sự cố gây ra tổn thất: những rủi ro xảy ra không thể đo lường được
hoặc đo lường một cách không chính xác dẫn đến những hậu quả cho con người
trong hoạt động họ tham ra có rủi ro. Trên thực tế, tổn thất mà mỗi rủi ro mang
lại là không giống nhau, có thể nhiều, ít hay đôi khi có thể coi là không hề mang
lại tổn thất gì.
Tổn thất mà các rủi ro mang lại tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: hữu
hình (tài sản, vật chất...) hay vô hình (sức khoẻ, tinh thần, trách nhiệm, đạo

đức...).
Nói cách khác, dù được nhìn nhận dưới những góc độ hay hình thái khác
nhau thì rủi ro đều bao hàm trong nó sự bất ngờ, ngoài mong đợi của con người
và gây nên những tổn thất khác nhau đối với các hoạt động mà con người tham
gia.
2. Phân loại rủi ro
6
2.1. Phân loại theo tính chất của rủi ro.
- Rủi ro thuần tuý: loại rủi ro chỉ có thể dẫn đến những tổn thất về mặt kinh tế
hay khả năng kiếm lời của hoạt động.
Rủi ro thuần tuý thường đưa đến kết quả mất mát và tổn thất khi xảy ra.
Như rủi ro hoả hoạn,cháy nổ sẽ dẫn đến việc mất mát một số tài sản nhưng nếu
không xảy ra thì sẽ không gây thiệt hại gì.
Rủi ro thuần tuý liên quan đến việc phá huỷ tài sản,động đất gây phá huỷ
các toà nhà.
Theo đó,rủi ro này có nguyên nhận từ những đe doạ, nguy hiểm rình rập,
và vì vậy nên biện pháp để đối phó với nó chính là hình thức bảo hiểm.
- Rủi ro suy tính: đây là loại rủi ro xảy ra do ảnh hưởng của các nguyên
nhân khó có thể dự đoán và có phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn.
Rủi ro suy tính thường xảy ra trong thực tế như: rủi ro tình hình bất ổn
về chính trị, giá cả hay mức thuế xuất đối với đối tượng được đầu tư.
Đặc điểm cơ bản thường không được bảo hiểm nhưng lại có khả năng
đối phó bằng biện pháp rào chắn.
2.2. Theo khả năng dự đoán
6 Xem: Khoa đầu tư, ĐH KTQD: Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Võ Kim Sơn, Bùi Thế
Vĩnh, Trần Thế Nhuận, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 1996 , tr 270-274.

×