Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.96 KB, 34 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I.Khái quát chung về Công ty Cổ phần May 10
Tên công ty: Công ty Cổ phần May 10
Tên viết tắt: Garco 10
Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Joint Stock Company (Garco 10 JSC)
Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 84 48276923
Fax: 84 48276925
Email:
Website: http:// www.garco10.com.vn
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (2, Trang 5 – 10)
1.1 Quá trình hình thành công ty
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, các cơ sở sản xuất quân trang
này đều được đặt tên theo bí số của quân đội như X1, X30, AK1, AM1, BK1,
CK1,… Đây chính là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10.
Tại chiến khu Việt Bắc, xưởng may AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thành
xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó đổi tên thành xưởng may 1 mang bí số
X1. Đến năm 1952, X1 được đổi tên thành xưởng May 10 (X10), mà hiện nay
là công ty Cổ phần May 10.
1.2 Quá trình phát triển của công ty
* Từ năm 1952-1960: lớn lên và trưởng thành trong công cuộc xây dựng
miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Giặc Pháp điên cuồng ném bom, bắn phá xí nghiệp, kho tàng của ta nên
các xưởng may phải lùi vào rừng sâu. Xưởng May 10 di chuyển về khu rừng
Bộc Nhiêu (Định Hoá – Thái Nguyên). Tại đây, May 10 đã đi vào hoạt động
ổn định, sản xuất vượt gian khổ để phục vụ kháng chiến.
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Năm 1954, May 10 được chuyển về Hà Nội. Cùng sáp nhập với xưởng
May X40 từ Thanh Hoá chuyển ra và thợ may quân nhu liên khu V, lấy tên
gọi là xưởng May 10. Nhiệm vụ của xưởng May 10 vẫn là may quân trang,


quân phục.
Năm 1956, xưởng May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn nhất
của Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần và chính thức đi vào hoạt động trong
điều kiện hoàn cảnh mới: đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.
* Từ năm 1961-1964: giai đoạn chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh tế
Tháng 2/1961 xưởng May 10 đổi tên thành xí nghiệp May 10 và chuyển từ
bao cấp sang làm quen với hạch toán kinh tế. Nhưng nhiệm vụ chủ yếu vẫn là
sản xuất quân trang, quân phục phục vụ cho bộ đội.
* Từ năm 1965-1972: giai đoạn sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá
hoại của không quân Mỹ
Xí nghiệp May 10 nằm trong khu kinh tế quan trọng nên trở thành mục
tiêu đánh phá của không quân Mỹ. Mặc dù phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn
phá nặng nề nhưng xí nghiệp vẫn thực hiện tốt công tác phòng tránh địch phá,
bảo toàn được máy móc thiết bị.
* Từ năm 1973-1975: Giai đoạn khôi phục sản xuất, gấp rút phục vụ các
chiến trường để giải phóng miền Nam
Năm 1973, May 10 được giao nhiệm vụ mới: may nhiều quân trang phục
vụ cho quân giải phóng. Vì tiền tuyến lớn, cả xí nghiệp làm việc không kể
mệt nhọc, không kể ngày đêm.
* Từ năm 1975-1985: chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu
Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình: chuyên sản xuất gia công làm hàng
xuất khẩu. Thị trường chủ yếu lúc này của xí nghiệp là Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
* Từ năm 1986 đến nay: giai đoạn vươn lên trong điều kiện kinh tế mới
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Từ năm 1986 – 1990, hàng năm xí nghiệp May 10 sản xuất cho thị trường
khu vực Liên Xô và Đông Âu từ 4 – 5 triệu áo sơ mi.
Năm 1990 – 1991 do Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, lãnh đạo xí
nghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khu vực hai như: Nhật

Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, CHLB Đức…
Ngày 14/11/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp
May 10 thành công ty May 10 thuộc tổng công ty Việt Nam, với tên giao dịch
quốc tế là Garco 10 (quyết định số 1090/TCDM).
Ngày 22/04/2004, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định cho phép công ty May
10 cổ phần hoá. Ngày 7/1/2005, Công ty May 10 chính thức ra mắt công ty cổ
phần với tên giao dịch quốc tế là Garco 10 JSC. Công ty May 10 có vốn điều
lệ là 54 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần Nhà nước giữ 51%, cổ phần bán cho
người lao động trong công ty 49%.
Đến nay, Công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trong ngành may
mặc Việt nam. Công ty đã nhận được những chứng nhận, những giải thưởng
cao quý, khẳng định chất lượng, thương hiệu của Công ty:
+ Là đơn vị duy nhất trong ngành Dệt – May Việt Nam được nhận giải
thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương do tổ chức chất lượng
Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) trao tặng năm 2003
+ Giải thưởng Sao vàng đất Việt 20006 – 2007; Nhãn hiệu cạnh tranh nổi
tiếng quốc gia 2006; Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc 2006; Top 5 ngành
hàng của thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
+ Công ty đang áp dụng 3 hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc
tế: ISO 9001 – 2000, ISO 14000 – 2003 và SA 8000,
2. Chức năng của công ty Cổ phần May 10
Công ty cổ phần May 10 là một công ty cổ phần thuộc Tổng Công ty Dệt
May Việt Nam (VINATEX) có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm may mặc như: Jacket các loại, comple, quần âu… và đặc biệt sản
phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ mi nam.
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành theo ba
phương thức chính là:
+ Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: công ty sẽ nhận nguyên vật liệu
và phụ liệu từ phía khách hàng theo hợp đồng, sau đó tiến hành gia công

thành thành phẩm hoàn chỉnh rồi giao cho khách hàng.
+ Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: công ty sẽ căn cứ vào
hợp đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, tiến hành tự sản xuất rồi xuất sản
phẩm cho khách hàng theo hợp đồng đã ký.
+ Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất
kinh doanh, từ khâu đầu vào, đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụ
nhu cầu tiêu dùng trong nước.
3. Tổ chức bộ máy của Công ty (2, Trang 8 – 20)
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng
với 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp xí nghiệp, các bộ phận chức năng
không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu có
chức năng tham mưu cho Ban giám đốc (xem sơ đồ trang bên).
*Chức năng của các bộ phận quản lý
Ban giám đốc: có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong công ty. Đứng
đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc có phó tổng giám đốc và
ba giám đốc điều hành.
Tổng Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý chung
mọi hoạt động của các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành: thay mặt tổng giám đốc giải
quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Có ba giám đốc điều hành
phụ trách các khối phòng ban khác nhau.
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Tổng giám đốc
ĐDLĐ về ATSK
Phó tổng GĐ
GĐ điều hành 1
ĐDLĐ về MT

ĐDLĐ về CL
GĐ điều hành 2
GĐ điều hành 3
Khối văn phòng
Ban đầu tư
Phòng kế toán
P. Kinh doanh
Phòng QA
Phòng kế hoạch
Các XN may
Phòng kỹ thuật
Các PX phụ trợ
XN thành viên
Phòng kho vận
Trường đào tạo
Tổ kiểm kê
Tổ quản trị
Trưởng ca A
Tổ hòm hộp
Trưởng ca B
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Tổ cắt A
Tổ là A
Các tổ máy
Các tổ máy
Tổ cắt B
Tổ là B
(Nguồn: Ban tổ chức hành chính của công ty May 10)
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
*Các phòng ban chức năng: là trung tâm điều khiển tất cả mọi hoạt động

của công ty, phục vụ sản xuất chính, tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc
những thông tin cần thiết cũng như sự phản hồi kịp thời để giúp xử lý công việc
có hiệu quả hơn. Chức năng của từng bộ phận như sau:
Phòng kế hoạch: là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc, quản lý công tác
kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư cho sản xuất, xây dựng,
đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị.
Phòng kinh doanh: tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức hoạt động kinh
doanh tại thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ
chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng.
Phòng kỹ thuật: có chức năng quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện,
tổ chức sản xuất nghiên cứu các ứng dụng phục vụ cho sản xuất.
Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám
đốc về công tác kế toàn tài chính, nhằm sử dụng tiền, vốn đúng mục đích, hợp
lý, có hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ban đầu tư phát triển: tham mưu cho Ban giám đốc về quy hoạch đầu tư
phát triển công ty. Lập các dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát
các công trình xây dựng cơ bản.
Văn phòng công ty: là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về
nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ về hành chính xã hội.
Phòng chất lượng (QA): tham mưu giúp việc trong công tác quản lý toàn bộ
hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000, duy
trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
Các Xí nghiệp may thành viên: là các đơn vị sản xuất chính của công ty, tổ
chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhận nguyên phụ liệu, tổ chức
cắt, may, là gấp, đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho theo quy định.
Phòng kho vận: quản lý việc nhập và xuất kho các loại nguyên vật liệu, các
bán thành phẩm và thành phẩm, quản lý quá trình vận chuyển sản phẩm đến các
kênh tiêu thụ
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Các phân xưởng phụ trợ: đảm nhiệm các nhiệm vụ sản xuất các chi tiết

nhỏ, góp phần hoàn thiện sản phẩm.
Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: trực thuộc Ban giám đốc, có
chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật phục vụ cho quy
hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh, công tác xuất khẩu lao động, đưa nhân viên,
học sinh đi tu nghiệp, học tập ở nước ngoài.
3.2 Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty
Công ty có 13 xí nghiệp thành viên (trong đó có 6 xí nghiệp ở Hà Nội, 7 xí
nghiệp ở các địa phương khác) và 3 phân xưởng phụ trợ.
Xí nghiệp may 1, 2 ,5 (ở Hà Nội) chuyên sản xuất áo sơ mi các loại. Xí
nghiệp Veston 1,2 (Hà Nội) và Veston 3 (Hải Phòng) chuyên sản xuất áo Veston.
Các xí nghiệp còn lại chủ yếu sản xuất áo sơ mi, Jacket và quần âu.
Ba xí nghiệp Veston được tổ chức sản xuất theo dây chuyền hàng ngang, mỗi
ca sản xuất ra một bộ sản phẩm hoàn chỉnh. Các xí nghiệp còn lại thì được tổ
chức theo kiểu dây chuyền hàng dọc, mỗi dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm
hoàn chỉnh. Trừ hai xí nghiệp đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình tiến hành hạch
toán độc lập, các xí nghiệp còn lại đều hạch toán phụ thuộc vào Công ty cổ phần
May 10.
Các phân xưởng phụ trợ: là những đơn vị có nhiệm vụ sản xuất các chi tiết
nhỏ, tham gia vào hoàn thiện sản phẩm. Gồm có 3 phân xưởng: Phân xưởng bao
bì; phân xưởng thêu, in, giặt, là; phân xưởng cơ điện
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần May 10 trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam,
chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng may mặc. Các sản phẩm chính
công ty đang sản xuất là: sơ mi nam, nữ các loại; bộ trang phục dành cho tuổi
teen nữ; Veston, Jacket các loại; quần các loại (quần âu nam, nữ, quần sooc,
quần trẻ em); các loại váy (MM teen, váy cleopatre…); quần áo ngủ, thể thao,
quần áo bảo hộ lao động…
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Trong đó, sơ mi nam là sản phẩm mũi nhọn của Công ty, đem lại nguồn

doanh thu lớn cho công ty hàng năm. Ngoài ra, công ty còn mở rộng kinh doanh
sang các khác như: kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp
thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng, kinh doanh văn phòng, bất động sản
và nhà ở cho công nhân đào tạo nghề, xuất nhập khẩu trực tiếp.
4.2 Cơ sở vật chất của công ty
Công ty Cổ phần May 10 là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hiện
đại hóa công nghệ sản xuất cũng như ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất
hàng may mặc của các nước châu Âu. Hiện nay, máy móc thiết bị chuyên dùng
của công ty chủ yếu được chế tạo bởi các nước có nền công nghiệp phát triển
như Nhật Bản, Mỹ, các nước EU.
Bảng II.2: Thống kê máy móc thiết bị của công ty May 10 năm 2007
Đơn vị:chiếc
STT Tên máy móc thiết bị Số lượng
1 Máy móc thiết bị may mặc 1.048
2 Nhà xưởng, vật kiến trúc 15
3 Phương tiện vận tải 10
4 Thiết bị quản lý 162
Tổng 1.235
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính, công ty cổ phần May 10)
Nhìn chung, máy móc trang thiết bị của công ty khá đầy đủ, đáp ứng được
nhu cầu của các hoạt động sản xuất cũng như quản lý của công ty. Tại khu vực
Gia Lâm, công ty có 5 xí nghiệp với nhà xưởng khang trang, các dây chuyền cắt
may, giặt hiện đại, hệ thống là hơi, là gấp tự động xếp vào loại hiện đại nhất trên
thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Năm 2007 vừa qua, công ty đã dành 37 tỷ
đồng để đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị sản xuất, tiêu biểu nhất là việc
trang bị máy ép quần cho xí nghiệp Veston 2, máy vắt sổ hai đầu ở xí nghiệp
Hưng Hà. Bên cạnh đó, công ty cũng chú ý đầu tư mở rộng sản xuất cho các xí
nghiệp thành viên như xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình), Bỉm Sơn (Thanh
Hoá)… Hệ thống thiết bị văn phòng cũng được công ty chú ý đầu tư nhằm giúp
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46

cho việc quản lý được thông suốt và nhanh chóng, góp phần tăng năng suất lao
động
4.3 Vốn sản xuất kinh doanh của công ty
Tại thời điểm công ty May 10 chính thức ra mắt công ty cổ phần (ngày
7/1/20050), công ty có vốn điều lệ là 54 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần Nhà nước
giữ 51%, cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 49%.
Đến hết ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn của công ty May 10 là 217.771 tỷ
đồng. Tỷ lệ các nguồn vốn của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng II.3: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh
của công ty May 10 năm 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ lệ (%)
Tổng nguồn vốn 217.771 100
1. Theo tính chất
Vốn lưu động 141.235 64,85
Vốn cố định 76.536 35,15
2.Theo nguồn hình thành
Vốn chủ sở hữu 73.521 33,76
Nợ phải trả 144.25 66,24
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần May 10 năm 2007)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tình hình nguồn vốn của công ty May 10 là hoàn
toàn phù hợp với đặc thù và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp kinh doanh
hàng may mặc trong nước. Các doanh nghiệp này thường có tỷ lệ vốn lưu động
cao và nợ phải trả lớn do nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào
việc mua nguyên phụ liệu và thành phẩm.
4.4 Trình độ, tay nghề của lao động trong công ty
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác, lao động
trong Công ty May 10 chủ yếu là lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm
trên 80%. Đây là đặc thù của ngành may, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của lao động

trong công việc. Tuy nhiên, nó cũng là một bất lợi đối với công ty vì số lượng
lao động nữ nghỉ chế độ thai sản hàng năm tương đối lớn, điều này làm ảnh
hưởng đến năng suất lao động của công ty.
Trình độ, tay nghề của lao động trong công ty phân theo giới tính và trình độ
chuyên môn như sau:
Bảng II.4: Tình hình lao động của công ty cổ phần May 10 năm 2007
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động 7015 100
Nam 1369 19,52
Nữ 5646 80,48
Trên ĐH - ĐH - CĐ 492 7,01
Trung học chuyên nghiệp 185 2,63
Công nhân bậc cao 887 12,65
Lao động phổ thông 5451 77,71
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty phần May 10)
Số lượng lao động phổ thông số lượng đông nhất, chiếm 77,71% lực lượng
lao động của công ty và chủ yếu tập trung tại các phân xưởng sản xuất. Số
lượng lao động trên đại học và cao đẳng chiếm 7,1%. Số lượng công nhân bậc
cao chiếm tỷ lệ 12,65% là một tỷ lệ tương đối lớn. Đây là một dấu hiệu đáng
mừng cho công ty, góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động cũng như
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Công ty cần có sự
kế hoạch tuyển dụng những lao động có trình độ, tay nghề cao cũng như có các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động trong
công ty.
4.5 Thị trường của Công ty
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Th trng trong nc: nhng nm gn õy, cụng ty c bit quan tõm n
th trng trong nc. Do thu nhp bỡnh quõn tng lờn nhu cu s dng sn
phm may mc cú cht lng ca ngi dõn tng lờn. Nm bt c nhu cu
ú, cụng ty May 10 ó m rng mng li cỏc ca hng trng by v gii thiu

sn phm ca Cụng ty trờn a bn c nc. n nay, h thng cỏc shop, ca
hng ca cụng ty ó cú mt hu ht cỏc tnh, thnh ph ln nh H Ni, Hi
Phũng, Qung Bỡnh, Thanh Hoỏ,
Th trng nc ngoi: l th trng em li doanh thu v li nhun hng
nm cho cụng ty, c thc hin thụng qua hỡnh thc gia cụng xut khu v sn
xut hng xut khu di hỡnh thc FOB. Sau khi Liờn Xụ v ụng u tan ró,
sn phm ca cụng ty ó thõm nhp vo nhng th trng mi nh Hn Quc,
EU, Nht Bn, M, Canada v cỏc nc M La tinh vi s lng v doanh thu
khụng ngng tng lờn. Hin nay, cụng ty l i tỏc chin lc ca cỏc i tỏc
tờn tui trờn th gii nh: Target, K- mart, Supereme, New M ( th trng
EU, M), Itochu Corp th trng Nht
4.6 Quy trỡnh cụng ngh sn xut sn phm ca cụng ty
Quy trỡnh cụng ngh sn xut sn phm ca cụng ty c t chc theo dõy
chuyn dc kt hp vi xng cỏ. Cỏc bỏn thnh phm c ch to thnh cỏc
thnh phm theo cỏc bc cụng vic ni tip nhau thnh tng khõu, cm v
c chuyn dn t u n cui dõy chuyn thnh sn phm hon chnh. Qua
mi khõu sn xut u cú s kim tra cht ch, nu hng kộm cht lng thỡ s
khụng c tip tc chuyn tip n khõu tip theo.
Sơ đồ II.2: Quy trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam
Thiết kế mẫu giác sơ đồ
Cắt
May
Thùa đính

Bao gói
Kiểm tra chất lợng sản phẩm
Phan Th Cnh - Lp TMQT 46
NhËp kho
thµnh phÈm
In

Mµi
Thªu
GiÆt
Phan Thị Cảnh - Lớp TMQT 46
Công đoạn chính
Công đoạn phụ

×