Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Xây dựng giải pháp thông minh giám sát nề nếp học sinh THPT sử dụng công nghệ IOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 79 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Nguyễn Ngọc Quang

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THÔNG MINH GIÁM SÁT NỀ NẾP HỌC
SINH THPT SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ IOT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Nguyễn Ngọc Quang

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THÔNG MINH
GIÁM SÁT NỀ NẾP HỌC SINH THPT
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ IOT

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN
Mã số: 8.48.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TIẾN SĨ NGUYỄN TRUNG KIÊN



HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Quang


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................................i
MỤC LỤC .......................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ NỀ NẾP HỌC SINH CẤP BẬC THPT HIỆN
NAY ...................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................ 5

1.1


Phân tích cơ sở lý thuyết của công tác quản lý nề nếp học sinh ...................5

1.1.1

Điểm danh nhiều lần trong một ca học ...................................................6

1.1.2

Điểm danh kiểu xác suất .........................................................................7

1.1.3

Điểm danh rồi lần lượt ra về ...................................................................7

1.1.4

Điểm danh theo ngẫu hứng .....................................................................7

1.1.5

Kiểm tra thẻ ............................................................................................8

1.2

Phân tích các bất cập trong công tác quản lý học sinh THPT hiện nay ........8

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN QUẢN LÝ NỀ NẾP HỌC SINH TẠI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ....................................................................................... 11
2.1


Giới thiệu chung về trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín ..................11

2.2

Công tác quản lý nề nếp học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín
.....................................................................................................................15

2.3

Phân tích một số công nghệ có thể sử dụng trong việc quản lý nề nếp học

sinh

.....................................................................................................................17

2.3.1

RFID .....................................................................................................17

2.3.2

QR code ................................................................................................20

2.3.3

NFC .......................................................................................................21

2.4

Đề xuất ý tưởng giải pháp quản lý nề nếp học sinh THPT sử dụng công nghệ,


kỹ thuật ICT và IoT ...............................................................................................23


iii

2.4.1

Đề xuất ý tưởng ....................................................................................23

2.4.2

Bảng dữ liệu giải pháp ..........................................................................24

2.4.3

Bảng dữ liệu sản phẩm..........................................................................29

CHƯƠNG 3.THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG QUẢN
LÝ NỀ NẾP HỌC SINH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ICT/IOT...................................... 33
3.1

Xây dựng đặc tả hệ thống ............................................................................33

3.1.1

Các tác nhân và mô tả ...........................................................................33

3.1.2


Các điều kiện phụ thuộc........................................................................34

3.1.3

Đặc tả các yêu cầu chức năng ...............................................................36

3.1.4

Đặc tả chi tiết các chức năng hệ thống .................................................37

3.2

Phân tích thiết kế hệ thống ..........................................................................53

3.2.1

Chức năng chính ...................................................................................53

3.2.2

Thiết kế chức năng ................................................................................53

3.2.3

Xây dựng và tích hợp hệ thống .............................................................59

3.3

Tích hợp và thử nghiệm tại trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín. .....61


3.3.1

Mục đích thử nghiệm ............................................................................61

3.3.2

Mô hình triển khai thử nghiệm .............................................................61

3.3.3

Kịch bản thử nghiệm.............................................................................63

3.3.4

Kết quả thử nghiệm...............................................................................67

KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 70


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

API


Application Programming

Giao diện lập trình ứng dụng

Interface
CNTT

Information Technology

Công nghệ thông tin

CSDL

Data base

Cơ sở dữ liệu

ĐTTM

SmartCity

Đô thị Thông minh

GUI

Graphical User Interface

Giao diện đồ họa người dùng


HĐH

Operating system

Hệ điều hành

HTML

HyperText Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

IC

Integrated Circuit

Mạch tích hợp

Information and

Công nghệ thông tin

Communications Technology

và truyền thông

ID

Identification


Sự nhận dạng

IoT

Internet of Things

IT

Information Technology

Công nghệ thông tin

International Telecomunication

Liên Minh Viễn Thông

Union

Quốc Tế

JSON

JavaScript Object Notation

Kiểu dữ liệu mở

LHQ

United Nations


Liên hiệp quốc

MBO

Management By Objective

Quản trị theo mục tiêu

MBP

Management By Process

Quản lý theo quy trình

NFC

Near-Field Communications

Công nghệ giao tiếp trường gần

QR

Quick Response

Mã phản hồi nhanh

RFID

Radio Rrequency Identification


Nhận dạng tần số sóng vô tuyến

SQL

Structured Query Language

Ngôn ngữ truy vấn

ICT

ITU

Mạng lưới vạn vật kết nối
Internet

mang tính cấu trúc


v

SSC

Smart Sustainable Cities

Đô thị thông minh, bền vững

THPT

Highschool


Trung học phổ thông

URL

Uniform Resource Locator

Định vị Tài nguyên thống nhất

XML

eXtensible Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 0.1 Kiến trúc đô thị thông minh .........................................................................2
Hình 0.2 Mô hình giáo dục thông minh. [2] ...............................................................3
Hình 0.3 Hệ thống ứng dụng CNTT trong giáo dục. [2] ............................................3
Bảng 1.1 Điểm danh học sinh trên giảng đường .........................................................7
Bảng 2.1 Khuôn viên của trường Nguyễn Trãi – Thường Tín .................................11
Hình 2.2 Đội ngũ giáo viên của trường .....................................................................12
Hình 2.3 Các hình ảnh khác về trường......................................................................13
Hình 2.4 Các hình ảnh khác về trường......................................................................14
Hình 2.5 Ý tưởng giải pháp quản lý nề nếp học sinh sử dụng công nghệ, kỹ thuật
ICT và IoT .................................................................................................................23
Hình 3.1 Các chức năng hệ thống .............................................................................53
Hình 3.2 Mô hình use case hệ thống .........................................................................53

Hình 3.3 Biểu đồ case Đăng nhập .............................................................................54
Hình 3.4 Biểu đồ tuần tự Xem cấu trúc tổ chức ........................................................54
Hình 3.5 Biểu đồ tuần tự gán người dùng vào tổ chức .............................................55
Hình 3.6 Biểu đồ tuần tự loại bỏ người dùng ra khỏi tổ chức ..................................55
Hình 3.7 Biểu đồ tuần tự thêm người dùng...............................................................56
Hình 3.8 Biểu đồ tuần tự xóa người dùng .................................................................56
Hình 3.9 Biểu đồ cấp phát mã điểm danh .................................................................57
Hình 3.10 Biểu đồ thu hồi mã thẻ điểm danh ...........................................................57
Hình 3.11 Biểu đồ đăng kí nhận thông tin điểm danh qua email ..............................58
Hình 3.12 Biểu đồ điểm danh của học sinh ..............................................................58
Hình 3.13 Mô hình MVC ..........................................................................................60
Hình 3.14 Tag thẻ RFID............................................................................................62
Hình 3.15 Bo mạch reader ........................................................................................62
Hình 3.16 Vi xử lý.....................................................................................................63
Hình 3.17 Sơ đồ kết nối với reader ...........................................................................63
Hình 3.18 Ảnh quẹt thẻ điểm danh RFID .................................................................64
Hình 3.19 Camera .....................................................................................................64


vii

Hình 3.20 Đầu đọc thẻ ..............................................................................................64
Hình 3.21 Thẻ RFID .................................................................................................64
Hình 3.22 Xem thống kê điểm danh một lớp trong cây tổ chức ...............................66
Hình 3.23 Thống kê điểm danh cho giáo viên .........................................................67


1

MỞ ĐẦU

Với sự phát triển bùng nổ của các công nghệ và mạng Internet gần đây, thế
giới đang bước vào giai đoạn có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong ứng dụng
các kỹ thuật công nghệ này vào các bài toán quy mô lớn.
Một trong số các bài toán đó là SmartCity hay Đô thị Thông minh/ Thành phố
thông minh. Đây là một xu hướng lớn đang được các Quốc gia, Đô thị trên thế giới
nghiên cứu, triển khai. Gần đây, khái niệm Đô thị thông minh bền vững (Smart
Sustainable Cities- SSC) được ITU đưa ra năm 2013 trên cơ sở đáp ứng mục tiêu toàn
cầu về phát triển bền vững tới 2030 của LHQ: “ĐTTM phát triển bền vững là đô thị
sáng tạo, sử dụng CNTT và Truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất
lượng cuộc sống, hiệu quả của các dịch vụ hoạt động đô thị, nâng cao tính cạnh tranh,
đáp ứng các yêu cầu kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa của các thế hệ hiện tại và
tương lai”.
Trong ĐTTM có lĩnh vực giáo dục vẫn đang cần nhiều ứng dụng công nghệ
hiện đại. Có những công việc rất cần công nghệ trợ giúp để giảm công sức và nâng
cao hiệu quả. Trong đó quản lí nề nếp học sinh hiện tại vẫn là công việc chiếm nhiều
thời gian và công sức. Đối với liên hệ với gia đình, nhà trường đang rất cần sự phối
hợp của phụ huynh. Mặt khác một số gia đình cũng rất quan tâm về thời gian học tập
của con em mình, như con em đến trường từ bao giờ, tan trường lúc nào... Tuy có thể
biết được thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc giám thị, nhưng chỉ có thể biết được
một số ít học sinh trong cả lớp chưa thực hiện được tổng thể.
Với mục đích góp một phần công sức trong việc nâng cao hiệu quả quản lí nề
nếp. Giảm thời gian và công sức thực hiện, cũng như nâng cao hiệu quả trong cập
nhật và tổng hợp thông tin. Cần có thêm ứng dụng các công nghệ hiện đại như ICT,
IoT… ICT ở đây được ứng dụng không chỉ đơn giản là IT hóa các quy trình nghiệp
vụ mà gần đây việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các thiết bị cảm biến IoT... làm cho các
vấn đề được giải quyết một cách thông minh hơn.


2


Hình 0.1 Kiến trúc đô thị thông minh

Lĩnh vực giáo dục là một thành phần quan trọng trong ĐTTM. Các giải pháp
Giáo dục thông minh cũng đang được đề xuất để giải quyết các tồn tại trong hệ thống
giáo dục hiện nay.
Xét về mặt tổng thể, SmartEducation có thể góp phần cải thiện các vấn đề khác
nhau liên quan đến hệ thống giáo dục:
-

Công tác quản lí: giám sát khuôn viên nhà trường, quản lí nề nếp học sinh,
tăng cường liên kết giữa nhà trường và gia đình, ...

-

Công tác giảng dạy: dạy trực tuyến, kiểm tra đánh giá trực tuyến, ...

-

Việc học tập: học tập trực tuyến, theo dõi kết quả học tập, ...


3

Hình 0.2 Mô hình giáo dục thông minh. [2]

Dựa trên các chức năng, nghiệp vụ của lĩnh vực Giáo dục đào tạo, giải pháp
có tính tổng thể ứng dụng công nghệ trong giáo dục có thể chia thành các khối chức
năng chính như hình dưới.

Hình 0.3 Hệ thống ứng dụng CNTT trong giáo dục. [2]



4

Các thành phần trong kiến trúc này, về mặt độc lập có thể giúp cải thiện hiệu
quả của các công việc theo các nghiệp vụ cụ thể nhưng khi đặt trong một thiết kế tổng
thể sẽ giúp cải tiến mang tính quy mô lớn hơn và các bài toán tổng thể hơn.
Trong khuôn khổ đề tài này học viên giới hạn nghiên cứu về ứng dụng công
nghệ ICT để giải quyết một bài toán nhỏ gặp phải khá phổ biến trong các trường
THPT là việc theo dõi quản lý điểm danh học sinh với mong muốn được tham gia
giải quyết một vấn đề cụ thể để đóng góp với các nỗ lực chung.
Luận văn được bố cục gồm có các phần mở đầu, kết luận và 4 chương:
- Chương 1 – Nghiên cứu về bài toán quản lý nề nếp học sinh tại các trường
THPT hiện nay, các bất cập gặp phải cần có sự khắc phục.
- Chương 2 – Phân tích bài toán quản lý nề nếp học sinh tại trường THPT
Nguyễn Trãi – Thường Tín, Hà Nội và đề ra ý tưởng giải pháp sử dụng công
nghệ ICT/IoT để giải quyết.
- Chương 3 – Phân tích thiết kế hệ thống: Trong chương này, luận văn sẽ phân
tích các yêu cầu đối với hệ thống, chức năng, đưa ra mô hình kiến trúc của hệ
thống, thực hiện hệ thống cũng như tích hợp và thử nghiệm,
- Các kết luận cũng như hướng phát triển tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Trung Kiên đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn
các thầy cô và các bạn bè đã góp ý cho tôi để hoàn thành luận văn nghiên cứu này.
Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi thiếu sót, do vậy tôi mong
muốn nhận được ý kiến đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Học Viên

Nguyễn Ngọc Quang



5

BÀI TOÁN QUẢN LÝ NỀ NẾP HỌC SINH CẤP
BẬC THPT HIỆN NAY
Chương này sẽ giới thiệu về việc quản lý nề nếp học sinh cấp bậc THPT, những
bất cập trong công tác quản lý hiện nay.

1.1 Phân tích cơ sở lý thuyết của công tác quản lý nề nếp học sinh
Hiện nay mỗi trường thường có 01 Tổng Phụ Trách chuyên trách hoặc bán
chuyên trách. Một số trường có Chi Đoàn giáo viên, một số trường số lượng Đoàn
viên giáo viên quá ít không thể sinh hoạt được. Việc quản lý nề nếp học sinh được
xem là việc của Tổng Phụ Trách.
Chức danh bí thư Chi Đoàn trong nhà trường phổ thông là chức danh kiêm
nhiệm, chưa có nhiều chế độ ưu đãi, luôn cần lòng nhiệt tình, nỗ lực phấn đấu và
phong trào Đoàn cũng hỗ trợ cho Đội, đặc biệt là hỗ trợ quản lý, xây dựng nề nếp,
hình thành nhân cách học sinh. Một số trường có thể có giám thị quản lý nề nếp học
sinh. Nhưng theo chỉ tiêu biên chế không có chức danh “Giám thị” nên phần lớn các
trường hợp đồng ngoài hạn mức hoặc là kiêm nhiệm hay một số trường có ban thi
đua kỷ luật, đội cờ đỏ, đội sao đỏ tham gia vào việc chấm chọn, xử lý vi phạm nội
quy và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
Giáo viên thông thường sẽ chịu trách nhiệm quản lý việc điểm danh học tập
để báo sĩ số lên nhà trường. Đối với giảng viên, chuyện học sinh nhờ người điểm
danh hộ, bỏ học giữa giờ không còn xa lạ nên việc kiểm soát tình hình đi học của học
sinh trở nên là rất khó khăn.
Điểm danh là một quy trình được quy định trong quá trình giảng dạy tại Việt
Nam hiện nay. Dựa trên sự tham gia các buổi học có đầy đủ hay không của học sinh
mà giáo viên cho điểm tương ứng. Hiện nay, điểm danh được thực hiện dưới nhiều
hình thức như gọi tên theo danh sách, điểm danh được thực hiện dưới nhiều hình thức

như gọi tên theo danh sách, điểm danh theo vị trí trên sơ đồ chỗ ngồi, phát phiếu,


6

kiểm tra bài cũ,… Đây được coi là một biện pháp bổ trợ cho phương pháp đánh giá
người học theo quá trình học tập MBP (Management By Process).
Phương pháp này không chỉ đánh giá người học ở một bài thi cuối học kỳ mà
còn chia đánh giá thành nhiều phần như: có mặt đầy đủ ở các buổi học, tham gia phát
biểu, các bài tập nhóm hay cá nhân, các bài trình bày, bài thi giữa kỳ, và bài thi cuối
kỳ. Phương pháp này nhằm tạo ra sự tương tác và tham gia tích cực của người học
trong quá trình tiếp thu kiến thức, nó đánh giá chất lượng đào tạo thông qua một quá
trình tương tác giữa thầy và trò do đó, đánh giá nó là thang đo chất lượng hoàn chỉnh
hơn so với việc chỉ đánh giá qua kết quả cuối cùng MBO (Management By
Objective). Dựa trên lý thuyết thì có lẽ điểm danh cho có hiệu quả trong việc đánh
giá sự tương tác giữa thầy và trò, tham gia tích cực của học sinh trong các buổi học.
Trước tiên, điều dễ thấy là quy trình điểm danh tốn nhiều thời gian và công
sức. Ở hình thức học tín chỉ phổ biến như hiện nay, số lượng học sinh mỗi lớp thường
lên tới hơn 100 người, giảng viên sẽ mất nhiều thời gian nếu muốn điểm danh tất cả
số học sinh trên, chưa kể có nhiều giảng viên điểm danh hai lần hoặc sẵn sàng điểm
danh lại nếu nhận thấy có sự điểm danh hộ ở đó. Thí dụ, với một tiết học 45 phút, nếu
giảng viên điểm danh 2 lần mất 15 phút, vậy chỉ còn 30 phút để giảng bày, 1/3 thời
gian cho việc điểm danh là không hợp lý. Các hình thức khác như phát phiếu rồi thu
lại hay phát bài tập cũng tốn thời gian không kém, giảng viên cũng phải xem từng
phiếu, từng tờ giấy rồi đánh dấu vào danh sách lớp. Thời gian, công sức cho điểm
danh thật lãng phí khi chúng có thể dành cho việc đầu tư bài giảng, nâng cao chất
lượng học tập.

1.1.1 Điểm danh nhiều lần trong một ca học
Trong một tiết học, giảng viên có thể điểm danh nhiều lần, theo cách điểm

danh gọi tên, kiểm phiếu ghi hoặc gọi kiểm tra phát biểu ý kiến trong giờ học. Đây là
cách đơn giản để thầy cô phát hiện ra những ai đến lớp chỉ để đánh dấu có mặt và
hình phạt cho những học sinh bỏ giờ hoặc trốn tiết.


7

1.1.2 Điểm danh kiểu xác suất
Điểm danh kiểu xác suất là kiểu điểm danh chỉ gọi tên 3 đến 5 bạn học sinh
trong một buổi học, nhưng nếu thiếu bất kỳ ai trong số được gọi tên thì cả lớp cùng
bị trừ điểm chuyên cần. Với những môn học nhưu vậy, cả lớp bỗng nhiên tự giác mà
thúc giục nhau đi học đầy đủ mỗi ngày không thiếu một ai.

1.1.3 Điểm danh rồi lần lượt ra về
Với cách điểm danh này, kiểm tra rõ ràng số lượng học sinh quá lớn trong một
giảng đường, tránh được sự gian lận của học sinh, nhiều thầy cô đã chọn cách điểm
danh cuối giờ và yêu cầu học sinh được gọi tên lần lượt ra về. Khi đó, sẽ không có
tình trạng các bạn học sinh quay lại lớp một lần nữa và điểm danh hộ bạn cả.

Bảng 1.1 Điểm danh học sinh trên giảng đường

1.1.4 Điểm danh theo ngẫu hứng
Điểm danh theo kiểu ngẫu hứng là cách điểm danh khiến học sinh sợ nhất. Sẽ
không có quy tắc nào được đưa ra mà thầy cô sẽ điểm danh một lúc bất kỳ nào đó.
Không quy định trước điểm danh bao nhiêu buổi, điểm danh đầu giờ hay cuối giờ,


8

điểm danh vài người hay cả lớp, tất cả chỉ dựa vào ngẫu hứng tại thời điểm đó. Vì

vậy, nếu không muốn xui xẻo bị đánh dấu vắng mặt thì cách duy nhất học sinh có thể
làm là đi học nghiêm túc.

1.1.5 Kiểm tra thẻ
Một số thầy cô cực kỳ nghiêm khắc và không chấp nhận việc học sinh nghỉ
học tự ý nên đã áp dụng phương pháp kiểm tra thẻ. Đúng giờ vào học, thầy cô sẽ
đứng tại cửa và xác nhận học sinh mang đúng thẻ của mình, ngay sau khi hoàn tất
liền chốt danh sách và không chấp nhận ai đến muộn.

1.2 Phân tích các bất cập trong công tác quản lý học sinh THPT hiện nay
Quản lí nề nếp hiện nay ở các nhà trường nói chung thường sử dụng các bảng
biểu in trên giấy hoặc kẻ trong các quyển sổ. Việc làm này có vẻ rất phù hợp với
những cơ sở chưa được trang bị các thiết bị điện tử. Bởi cách sử dụng đơn giản với
chi phí không quá cao. Việc cập nhật và tổng hợp thông tin ở những trường có số
lượng học sinh nhỏ sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng đối với nhà trường có
số lượng học sinh lớn hơn, khoảng một vài nghìn học sinh, thì việc đó khó khăn hơn
rất nhiều. Số lượng học sinh vi phạm lớn hơn, từ đó lượng thông tin cần xử lý cũng
nhiều hơn, số lượng giấy tờ để lưu trữ cũng tăng thêm.
Cụ thể, cấp THPT hiện nay mỗi trường có khoảng 25 đến 35 lớp. Nếu tạo bảng
biểu để ghi chép thông tin, mỗi lớp tạo ít nhất 5 dòng như vậy sẽ có từ 125 đến 175
dòng cho một buổi trực. khi in trên khổ A4 sẽ chiếm 5 đến 7 trang. Mỗi tuần sẽ có 30
đến 42 trang, cộng thêm thông báo gửi về mỗi lớp trong buổi sinh hoạt như vậy một
tuần sẽ có khoảng trên 100 trang giấy. Chưa kể đến hiệu quả sử dụng không cao, vì
những hôm học sinh vi phạm ít thì hầu như bỏ trống, những ngày học sinh vi phạm
nhiều thì lại thiếu.
Quy trình thu thập thông tin thường diễn ra đầu các buổi học. Sau mốc thời
gian quy định, người phụ trách sẽ cập nhật thông tin của học sinh vi phạm vào sổ.
Nếu học sinh vi phạm nhiều, người phụ trách thường mất nhiều thời gian để lưu lại.



9

Khiến học sinh đến sau chưa được lên lớp ngay mà phải chờ khai báo thông tin. Nếu
học sinh đến trường lúc 7h28 phút, tất nhiên em này sẽ phải ở lại để khai báo thông
tin cá nhân. Nếu trước đó đang có khoảng 20 học sinh khác cũng đi muộn, thì em này
lên đến lớp có thể muộn 5 đến 10 phút. Thời gian đó chắc chắn ảnh hưởng đến tiếp
thu kiến thức tiết đầu, và nếu đó là tiết kiểm tra thì còn ảnh hưởng đến kết quả học
tập. Mặt khác vẫn chưa có thông tin của những học sinh nghỉ học.
Để có thông tin về học sinh nghỉ học, giáo viên trực sẽ đến các lớp để thu thập
thông tin của những học sinh nghỉ học. Đối với khuôn viên của trường THPT thì
quãng đường đi của giáo viên đó khá dài. Bởi ngoài các tiết học lí thuyết trên lớp,
còn có các buổi thực hành và học ngoài trời. Như vậy ngoài phòng học ra giáo viên
phải đến các địa điểm khác như phòng thực hành Lí, Hóa, Sinh, Anh, Tin học. Sau
đó đến những địa điểm của các môn vận động như Thể dục, Quốc phòng an ninh.
Việc thu thập thông tin học sinh nghỉ của các lớp trong trường tương đối vất vả đối
với giáo viên. Có thể hết tiết 1 mới có trong tay thông tin cụ thể của toàn trường.
Thông tin về học sinh vi phạm và nghỉ học được lưu trong các cuốn sổ. Khi
cần tổng hợp, người phụ trách sẽ sử dụng một bản cứng mới. Như vậy là thông tin sẽ
bị lặp lại ở sổ theo dõi hàng ngày và bản tổng hợp. Không những thế, việc tìm thông
tin của học sinh thường xuyên vi phạm sẽ xuất hiện ở những ngày khác nhau cũng rất
mất thời gian. Cá biệt có những trường số lượng học sinh vi phạm khá lớn, tái phạm
nhiều thì công việc tổng hợp có thể cần nhiều người trong thời gian dài hơn. Công
việc này khá nhàm chán lại thường diễn ra cuối tuần cuối tháng. Thời điểm đó sự tập
trung lại không ở mức cao nhất khiến tinh thần và hiệu quả có thể không đạt ở mức
cao. Khiến thông tin tổng hợp có thể chưa đầy đủ, sai lệch. Và nếu giáo viên chủ
nhiệm hoặc cán bộ lớp phản ánh lại, thì việc tổng hợp có thể phải tái thực hiện. Thật
sự là rất mất thời gian và công sức.
Ngoài ra còn có những lí do ảnh hưởng đến chính xác của thông tin đã được
ghi chép trong sổ. Như thất lạc sổ, các trang bị nhòe mờ, rách hỏng. Hoặc người cập
nhật có nét chữ hơi khó đọc, viết thiếu họ tên, học sinh khai báo sai… Điều này khiến



10

cho việc thống kê có thể thiếu chính xác, làm mất công bằng giữa các lớp và học sinh.
Mặt khác thông tin trong đó thường không có thời gian vi phạm nên việc đánh giá
học sinh có thể chưa hiệu quả, thiếu chi tiết. Ví dụ như có 2 học sinh cùng đi muộn 3
lần, nhưng học sinh thứ nhất thời gian muộn tăng dần, học sinh thứ hai ngày càng
đúng giờ. Việc đánh giá chỉ dựa trên số lần sẽ thể hiện 2 học sinh đó như nhau. Chưa
thể hiện được sự tiến bộ hay đi xuống của học sinh. Cách tổng hợp như vậy khiến
hiệu quả giáo dục đối với học sinh chưa hiệu quả cao. Không khích lệ những em đang
tiến bộ và chưa thể hiện được những em cần được lưu ý nhắc nhở.
Việc quản lí nề nếp thường thấy ở các trường học bộc lộ một số hạn chế như
sử dụng giấy chưa hiệu quả, tốn nhiều thời gian để thu thập, giáo viên thường rất vất
vả trong việc hàng ngày và tổng hợp thông tin. Vì vậy việc cải tiến và thay đổi cách
thức quản lí nề nếp là rất cần thiết để mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản
lí và giáo dục. Vừa tiếp cận công nghệ hiện đại góp phần hiện đại hóa đất nước. Tiết
kiệm được công sức thu thập, việc ghi chép sẽ được hạn chế thay vào đó là những
thao tác nhanh chóng và mang lại thông tin chính xác.

Kết luận chương 1: Trong chương này, luận văn đã trình bày về các cơ sở lý
thuyết trong việc quản lý nề nếp trong các nhà trường, các cách thức điểm danh để
lấy thông tin cho việc quản lý nề nếp. Đồng thời cũng đưa ra những bất cập trong
việc sử dụng các cách thức quản lý nề nếp hiện nay tại các trường THPT hiện nay.


11

PHÂN TÍCH BÀI TOÁN QUẢN LÝ NỀ NẾP HỌC
SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – THƯỜNG

TÍN
Chương 2 trình bày tính huống quản lý nề nếp học sinh tại trường THPT
Nguyễn Trãi – Thường Tín và nêu ra những bất cập đang gặp phải đồng thời đề ra ý
tưởng giải quyết.

2.1 Giới thiệu chung về trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín
Nhà trường đóng trên huyện ngoại thành phía nam Thành phố, gần quốc lộ 1A
nên điều kiện giao thông thuận lợi; kinh tế, xã hội tương đối ổn định. Tuy nhiên, điều
kiện kinh tế của nhiều hộ dân còn khó khăn, hạn chế; một bộ phận phụ huynh học
sinh chưa thực sự quan tâm, chăm lo, phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục
học sinh. Mặt khác, do học sinh ở nhiều làng nghề nên số lượng học sinh có quyết
tâm học để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng cũng hạn chế.
Là một trường công lập được thành lập từ năm 1985. Trải qua 32 năm xây
dựng và phát triển, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, cơ sở vật chất
ngày càng khang trang, sạch đẹp. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào
tháng 8 năm 2014.

Bảng 2.1 Khuôn viên của trường Nguyễn Trãi – Thường Tín


12

Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường,
biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý; luôn sạch, đẹp. Diện
tích sử dụng của nhà trường là 12.830 m2. Các phòng học tập, phòng bộ môn, nhà thể
chất, các phòng làm việc, phòng đa năng, thư viện, y tế đều được trang bị đầy đủ các
thiết bị theo quy định. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, xanh, sạch, đẹp đáp ứng đủ
điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tổng số lớp và học sinh ổn định trong nhiều năm học gần đây. Năm học 20172018 nhà trường có tổng số lớp là 30; Số học sinh là 1159 trong đó khối 12 có 372
học sinh; khối 11 có 385 học sinh; khối 10 có 402 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo

viên, nhân viên trong biên chế: 74(nữ: 51). Trong đó, Ban giám hiệu: 4 (nữ: 3); Giáo
viên: 62 (nữ: 43); Nhân viên: 8 (nữ: 4). 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn;
trong đó có 20,9% cán bộ, giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; 11,9% cán bộ, giáo viên
đang học cao học. 50% nhân viên có trình độ đại học. Nhà trường có 6 tổ chuyên môn
và 1 tổ văn phòng hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ
trường trung học.

Hình 2.2 Đội ngũ giáo viên của trường

Trong các kỳ thi học sinh giỏi Thành phố, Nhà trường đã có nhiều em học sinh
đạt giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích. Năm học 2016 – 2017, đội tuyển đã đạt kết


13

quả tốt với 6 học sinh đạt giải, trong đó có 1 giải Ba môn Lịch sử, 5 giải Khuyến
khích (2 Vật lý, 1 Ngữ văn, 1 Toán, 1 Hóa học). Năm học 2017 – 2018 đội tuyển có
3 học sinh đạt giải. Đội tuyển học sinh giỏi lớp 10, 11 tham dự thi học sinh giỏi cấp
cụm trong 2 năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018 đã đạt kết quả cao. Ngoài
hai giải Nhì môn Sinh và Văn, các em còn đạt 6 giải ba, 3 giải khuyến khích các môn
Toán; Lí; Hóa; Văn; Sử; Địa. Trong cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp thành phố năm
học 2016-2017, có 2 học sinh đã đạt giải Ba với đề tài “Khảo sát khả năng xử lý nước
thải làng nghề tại huyện Thường Tín bằng vật liệu graphene”; Cuộc thi vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh Trung học
cấp thành phố có 02 học sinh đạt giải Nhì và được lựa chọn thi cấp quốc gia với tình
huống “Tìm hiểu tác động của động cơ nhiệt tới môi trường và giải pháp giảm thiểu
ô nhiễm môi trường do động cơ nhiệt gây ra”, và 02 học sinh đạt giải Ba với tình
huống “Thuyết minh về nhà thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê”. Cuộc thi em yêu lịch sử
Việt Nam có 01 học sinh đạt giải Ba cấp thành phố; 02 giải Ba và khuyến khích cuộc
thi giải toán trên máy tính cầm tay. Trong năm học 2017-2018 có 2 học sinh đạt giải

Khuyến khích cấp thành phố với đề tài “Khảo sát khả năng xử lý Asen trong nước
sinh hoạt tại huyện Thường Tín bằng vật liệu nano ô xít hỗn hợp Fe-Mn trên cát
thạch anh”.

Hình 2.3 Các hình ảnh khác về trường


14

Từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2017 – 2018, Nhà trường đã tích cực
tổ chức bồi dưỡng, tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật, văn nghệ, thể dục thể
thao... cấp cụm, thành phố và đã đạt nhiều kết quả khích lệ, cụ thể: nhà trường đã
giành được 02 huy chương vàng và 03 huy chương đồng môn Pencak silat và
Taekwondo trong cuộc thi thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông. Giải Nhì
tiết mục cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” cấp thành phố; Giải Nhì toàn đoàn cấp cụm
hội thao Quốc phòng – An ninh; Giải Nhì toàn đoàn cấp cụm cuộc thi “Tìm hiểu pháp
luật” dành cho học sinh. Đạt giải Ba toàn đoàn cấp cụm cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật
dành cho học sinh".
Góp vào những thành tích của học sinh phải kể đến những công lao đóng góp
của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Đặc biệt trong năm học 2017
– 2018 lần đầu tiên nhà trường có giáo viên đat giải Nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp thành phố môn Vật lí và được ban giám khảo đánh giá cao về chất lượng chuyên
môn của tiết dạy. Từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2016 – 2017, trường có 32
lượt cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 22 sáng kiến kinh
nghiệm được xếp loại cấp thành phố, trong đó có nhiều sáng kiến kinh nghiệm xếp
loại

B.

Hình 2.4 Các hình ảnh khác về trường



15

2.2 Công tác quản lý nề nếp học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Thường
Tín
Tình huống của trường THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín như phân tích dưới
đây cũng tương tự các trường khác ở các Tỉnh thành:
Theo quy định của nhà trường, học sinh phải có mặt tại trường trước 7h20.
Những học sinh đến trường sau giờ trên sẽ là đi muộn, và điểm thi đua tuần của lớp
đó bị trừ điểm. Kết quả của toàn trường sẽ công bố vào sáng thứ 2 trong thời gian
chào cờ. Đây cũng là tiêu chí để xếp hạng thi đua của các lớp.
7h20 mỗi sáng, có 5 người trực tại cổng trường. Bao gồm 1 đại diện ban giám
hiệu, 2 ủy viên ban chấp hành Đoàn trường, 2 bí thư lớp. Với mục tiêu giám sát giờ
giấc đi học của học sinh. Khi có 1 học sinh đi học muộn, Đoàn trường sẽ yêu cầu học
sinh khai báo thông tin bao gồm họ tên và lớp. Thông tin đó sẽ được ghi lại vào sổ
trực của Đoàn trường. Có những ngày thời tiết thay đổi, học sinh đến muộn không ít
làm cho lượng học sinh dừng lại ở cổng trường khai báo thông tin tương đối nhiều.
Việc ghi lại lượng thông tin lớn đã khiến lưu thông ở cổng trường không thuận
lợi. Có những học sinh nhà xa trường không lên lớp kịp lúc 7h30 do các em đến sát
giờ vào tiết 1 và phải chờ các bạn đi muộn trước đó khai báo thông tin.
Như vậy, vào những ngày có số lượng lớn (khoảng vài chục) học sinh đi muộn
do các nguyên nhân lúc cận giờ vào tiết 1. Việc cập nhật thông tin không đủ nhanh,
có thể ảnh hưởng tới thời lượng tiết học đầu của những học sinh đó.
Sau đó toàn trường vào học tiết 1 bắt đầu từ 7h30. Khi đó Đoàn trường sẽ có
đại diện đi lấy sĩ số của 30 lớp học, để có thông tin những em nghỉ học hôm đó. Khi
giáo viên đến từng lớp, lớp trưởng hoặc bí thư sẽ báo cáo về sĩ số của lớp mình hoặc
ghi lên góc bảng. Quá trình lấy sĩ số cứ tuần tự như vậy ở từng lớp. Việc lấy sĩ số này
có thể hết 30 phút, vì có những lớp không học tại phòng học mà có thể học ở các địa
điểm khác. Các môn có tiết học thực hành là Lí, Hóa, Sinh, Tin, Anh văn vào các tiết

thực hành sẽ học ở phòng thí nghiệm thực hành. Những môn thực hành vận động như


16

môn Thể dục và Quốc phòng sẽ học ở sân sau hoặc trong nhà thể chất. Vì vậy, tổng
hợp 30 lớp học về học sinh nghỉ học có ngày phải đến cuối tiết 1 mới có thông tin
đầy đủ.
Việc thu thập thông tin đầu các buổi học này khá vất vả do giáo viên trực buổi
đó phải đi hầu hết các phòng học, phòng thực hành, sân sau, nhà thể chất. Vào những
ngày thời tiết không thuận lợi việc đó càng vất vả hơn nữa.
Toàn bộ thông tin trên được ghi vào 2 trang A4, như vậy mỗi tháng Đoàn
trường sẽ phải chuẩn bị 1 cuốn khoảng 70 trang cho việc cập nhật thông tin các buổi
học, tổng kết hàng tuần, hàng tháng. Trong một năm học sẽ có khoảng 10 cuốn sổ
cho việc nhập thông tin học sinh vi phạm. Đến cuối học kì, Đoàn trường sẽ có bản
tổng hợp tất cả các lỗi vi phạm của từng học sinh các lớp. Đây là cơ sở cho việc xếp
loại thi đua của lớp và cá nhân học sinh. Những lớp có số lần vi phạm lớn, bảng tổng
hợp đó có thể lên đến hàng chục trang. Như vậy trong mỗi học kì Đoàn trường có thể
sử dụng hơn nghìn trang giấy cho 30 lớp học
Gần đây, đã có phần mềm giúp việc tổng kết nề nếp nhanh và chính xác hơn
đã giảm đáng kể công sức của giáo viên khi tổng hợp. Nhưng do vẫn phải nhập thông
tin hàng ngày bằng tay nên vào cuối tiết 5 hoặc đầu buổi chiều giáo viên sẽ phải trực
tiếp nhập vào phần mềm. Việc này cũng không hề đơn giản, bởi thông tin trong sổ
trực buổi sáng là viết tay, không có trình tự về tên, lớp. Khiến giáo viên phải dò từng
trường hợp, sau đó nhập vào học sinh tương ứng trên phần mềm. Việc này khá mất
thời gian trung bình khoảng 15 đến 30 phút cho mỗi buổi học, với những giáo viên kĩ
năng sử dụng máy tính chưa cao thì còn tốn nhiều thời gian hơn nữa.
Trên đây là những bất cập gặp phải và cần có các giải pháp để khắc phục nhằm
cải thiện có tính lâu dài.



×