Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.23 KB, 22 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU SÔNG
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và
xuất nhập khẩu Sông Hồng
3.1.1 Định hướng
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và
Xuất nhập khẩu Sông Hồng đến năm 2010 đó là thực hiện triệt để công
tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình xây dựng và
phát triển công ty lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chính cho sự
phát triển bền vững. Tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư phát triển đa
dạng hoá ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng: đẩy nhanh
ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nhanh sản phẩm xây dựng là
khu đô thị và khu công nghiệp, đầu tư phát triển nhanh một số sản phẩm
có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị truờng tạo sự
tăng trưởng đột biến. Phát huy cao mọi nguồn lực để nâng cao năng lực
cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới góp
phần thực hiện CNH, HĐH đất nước.
3.1.2.Nhiệm vụ
Công ty dự định trong thời gian tới từ năm 2008 đên 2010 sẽ thực
hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng
khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh,
năng lực kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ hai: Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của công ty
đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản
lý và ứng dụng công nghệ mới.
Thứ ba: Tiếp tục đầu tư và phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp,
chuyển dịch mạnh cơ cấu sản phẩm công nghiệp,phấn đấu đến 2010
giá trị sản phẩm này chiếm khoảng từ 45% đến 50% tổng giá trị sản


xuất kinh doanh.
Thứ tư: Đầu tư thiết bị công nghệ để năng cao năng lực lắp máy,
cơ khí chế tạo phục vụ chủ yếu cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của
công ty như :lắp máy, gia công lắp đặt kết cấu thép, chế tạo máy
bơm.máy bàn.
Thứ năm: tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị tư vấn
trong và ngoài nước, thuê chuyên gia giỏi để tạo ra bước phát triển nhảy
vọt về công tác tư vấn.
Thứ sáu: Đảm bảo đời sống vật chất ổn định,đời sống văn hoá tinh
thần phong phú cho cán bộ công nghân viên trong công ty để tạo động
lực cho họ làm việc hết mình đưa công ty lớn mạnh hơn.
Thứ bảy: thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại
địa phương nơi công ty đóng trụ sở cũng như các công trình xây dựng
để hoạt động đầu tư được tiến hành theo đúng tiến bộ đã đề ra tránh
kéo dài thời gian thực hiện đầu tư gây tốn kém lãng phí.
Trên đây là một số nhiệm vụ mà công ty cổ phần phát triển xây
dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng đã đề ra để thực hiện trong thời
gian tới hy vọng với những nhiệm vụ đã đề ra này công ty cổ phần phát
triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng sẽ ngày một vững mạnh
và trở thành một trong những đơn vị điển hình trong lĩnh vực xây dựng.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ
phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng.
Qua thực tế nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cũng như
hoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng Cổ phần phát triển Xây
dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng trong những năm qua, ta nhận thấy
rằng mặc dù hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều
biến động đặc biệt là hiện nay khi thì trường vật liệu xây dựng ngày
càng bất ổn nhưng cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty đã
cùng nhau vượt qua khó khăn và dần khẳng định được mình trong thị
trường ngành xây dựng.

Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích thì ta nhận thấy có nhiều vấn đề
còn tồn tại trong họat động kinh doanh cũng như việc quản lý vốn của
Công ty. Qua một thời gian tìm hiểu về công ty và sự tìm tòi của bản
thân cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn em xin đưa ra
những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn
tại Công ty này.
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường chất lượng công tác quản lý vốn
3.2.1.1 Mục đích
Vốn là không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất – kinh doanh. Do
vậy, quản lý vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan
trọng, nó có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả
hay không. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn đó là đảm bảo cho
quá trình sản xuất-kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh
tế cao nhất.
3.2.1.2 Nội dung
3.2.1.2.1. Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt
3.2.1.2.1 Nội dung của công tác quản lý về mọi mặt và điều kiện thực hiện
Công tác quản lý mang tính chất quyết định đến kết quả và hiệu
quả của hoạt dộng sử dụng vốn vì thế muốn tăng cường chất lượngc ủa
công tác sử dụng vốn cần:
● Thành lập ban quản lý vốn, ban chuyên trách có đầy đủ năng lực
chuyên môn và tư cách đạo đức, cũng có thể thuê các tổ chức giám sát
để đảm bảo tính khách quan và chính xác của thông tin.
● Muốn năng cao chất lượng công tác quản lý vống ty cũng có thể
nâng cao hiệu quả công tác tài chính, nâng cao năng lực quản lý và
năng cao hiệu qủa của công tác quản lý kỹ thuật.
● Để nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn cũng cần nâng cao
năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý của công ty đồng thời
nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật để họ ngày càng được làm
quen với khoa học hiện đại có khả năng điều hành máy móc thiết bị mới

mà không bị bỡ ngỡ như trước. Muốn vậy công ty cần cử cán bộ quản
lý đi học các lớp tại chức dài hạn hoặc các lớp đào tào ngắn hạn.
● Để thực hiện tốt công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực(cán
bộ tài chính) cần phải làm tốt hai khâu công tác tuyển dụng và công tác
đào tạo nguồn nhân lực cán bộ tài chính.
● Đối với công tác tuyển dụng cần đánh giá chính xác năng lực và
trình độ cán bộ để nâng cao hiệu quả, ngoài ra đối với các lao động trực
tiếp cần phải xác đinh được trình độ của họ để năng cao hiệu quả tay
nghề đồng thời tiết kiệm chi phí đào tạo và đào tạo lại. Bên cạnh đó
công ty cần phải phối hợp trực tiếp với cáctrưởng, trung tâm dậy nghề
để có kế hoạch cụ thể cho công tác tuyển dụng đảm bảo mục tiều đề ra,
mặt khác công ty cũng có thể hỗ trợ them kinh phí cho các đơn vị tham
gia thi công công trình tự tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho
mình.
3.2.1.2.2. Dự kiến kết quả đạt được
Khi thiết lập một ban quản lý vốn về mọi mặt sẽ giúp quá trình hoạt
động cũng như quá trình sử dụng vốn của Công ty được tiến hành
thuận lợi đồng thời sẽ đảm bảo hiệu quả sử dụng tăng lên, trách nhiệm
được phân chia rõ ràng từ đó khi có khó khăn trong kinh doanh thì sẽ dễ
điều chỉnh và đối phó tạo ra tính chuyên nghiệp cũng như nâng cao khả
năng phân tích tình hình của cán bộ, khi có ban quản lý với chuyên môn
cao sẽ giúp Công ty kiểm soát được nguồn vốn với những phương thức
huy động vốn hợp lý phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh, xác định cơ
cấu vốn hợp lý cũng như nhu cầu về vốn một cách chính xác.
Công tác quản lý vốn ngoài việc thiết lập ban quản lý vốn làm việc một
cách có hiệu quả hơn còn có hai vấn đề ta cần đề cập tới đó chính là
công tác xác định nhu cầu về vốn và từ đó xác định cơ cấu vốn cho phù
hợp, trong luận văn này em xin đề cập tới hai vấn đề này, 2 giải pháp
này nằm trong nhóm giải pháp quản lý vốn.
3.2.1.3 Xác định chính xác nhu cầu về vốn

3.2.1.3.1 Mục đích
Xác định nhu cầu về vốn là một hoạt động quan trọng trong công
tác quản lý vốn, việc xác định chính xác nhu cầu về vốn sẽ là điều kiện
thuận lợi cho Công ty trong việc huy động vốn và hình thức huy động
vốn hợp lý, ngoài ra khi xác định nhu cầu về vốn sẽ tránh lãng phí trong
việc chi phí vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho toàn Công ty.
3.2.1.3.2 Nội dung và điều kiện thực hiện
Xác định nhu cầu về vốn ở đây là vốn nói chung, tuy nhiên trong
hoạt động cụ thể thì ta cần xác định lượng vốn lưu động là bao nhiêu và
lượng vốn cố định quy mô như thế nào. Để cho công tác xác định nhu
cầu về vốn có kết quả chính xác thì cần có những điều kiện dưới đây:
● Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau,
phòng Tài chính – Kế toán phải căn cứ vào các số liệu của phòng Kế
hoạch và phòng Thị trường, tất cả đều phải nằm trong mục tiêu phát
triển chung của toàn Công ty, đảm bảo được sự thống nhất trong nội bộ.
● Cũng cần căn cứ vào các số liệu qua các năm, ta có thể nhận
thấy rằng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của Công ty không
được xác định một cách chính xác, tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa
thực tế với nhu cầu thực của nó.Ta có thể theo dõi diễn biến này qua
bảng 3.1
3.1 Bảng diễn biến nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007
Tồn kho và các khoản
phải thu
38.4 39.54 50.1 39.4
NV ngắn hạn 44.15 43.84 60.2 53.3
Nhu cầu VLĐ thường

xuyên
- 5.75 - 4.3 -10.1 -13.9
Ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu về vốn lưu động của Công ty hai
năm trở lại đây là âm điều này có nghĩa là Công ty đã sử dụng quá
nhiều nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài trong khi đó vốn ngắn dài hạn
thì ít, do vậy cần phải tăng cường huy động vốn dài hạn.Cũng theo
phân tích ở phần 2 thì nguồn vốn thường xuyên của Công ty luôn luôn
âm như vậy để đảm bảo sự lành mạnh về tài chính thì Công ty trước hết
phải có VLĐ thường xuyên lớn hơn hoặc ít nhất là bằng với 0 đảm bảo
tài trợ cho TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Ở bảng 3.2 ta sẽ thấy được
Vốn lưu động thường xuyên của Công ty.
3.2 Bảng số liệu về Vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị : Tỷ đồng
năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007
TSCĐ 2 11.8 12.6 11.6
NV dài hạn 3,7 6.4 9.8 7.6
VLĐ thường
xuyên
1.7 -5.8 -2.8 -4
Nguồn : Bảng cân đối kế toán
Để đảm bảo Vốn lưu động thường xuyên dương thì Công ty cần
phải huy động ít nhất là một lượng vốn trên 4 tỷ đồng, điều này còn phụ
thuộc vào việc xác định nhu cầu về việc đầu tư vào TSCĐ, ta có thể xác
định nhu cầu cần huy động thêm từ vốn lưu động thường xuyên qua sự
gia tăng của TSCĐ.
Huy động vốn dài hạn này ở đâu ta sẽ được trình bày trong giải
pháp về xác định cơ cấu vốn.
3.2.1.3.3 Dự kiến kết quả đạt được

Khi xác định được nhu cầu vốn lưu động cần huy động trong kỳ
kinh doanh tới Công ty, Công ty sẽ xác định được những công việc mình
cần phải làm, tăng cường việc thu hồi nợ, đảm bảo việc thanh toán các
khoản nợ đến hạn, khi tăng nguồn vốn dài hạn thì TSCĐ sẽ được bảo
trợ một cách vững chắc, tạo điều kiện cho công tác khai thác, sử dụng
TSCĐ làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.
3.2.1.4 Xác định cơ cấu vốn hợp lý
3.2.1.4.1 Mục đích
Xác định cơ cấu vốn là một hoạt động trong quản lý vốn của bất kỳ
doanh nghiệp nào, xác định cơ cấu vốn đúng hợp lý sẽ giảm được chi
phí về vốn, đồng thời đảm bảo được cho nhu cầu về vốn hoạt động sản
xuất kinh doanh.
3.2.1.4.2 Nội dung và điều kiện thực hiện

×