Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

BÁO cáo THỰC tập CÔNG tác xã hội cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.25 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
PHÂN HIỆU HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

TRẦN VĂN CẢ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Tên đề tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Vĩnh Long, ngày …. tháng …… năm 2019

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM


PHÂN HIỆU HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Sinh viên: TRẦN VĂN CẢ
Lớp: KI LTCTXHVL, Khoá 1
Giảng viên hướng dẫn: .............
Cơ sở thực hành : Hội nông dân xã Long An,
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Thời gian thực hành: Từ 24 / 01 / 2019 đến 07/ 04/ 2019

Vĩnh Long, ngày… tháng …… năm 2019


Sinh viên: ...........……………………………………………
Lớp: ………………………Khoá............................................
Giảng viên hướng dẫn: ………………………………….....
Địa điểm thực hành:………………………………………
Thời gian thực hành: Từ...........................đến........................


PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn lĩnh vực thực tập
Đói nghèo là một hiện tượng phổ biến, là một vấn đề mang tính toàn cầu,
nhất là đối với các nươcphát triển và chậm phát triển vì nó luôn là cản trở lớn cho
sự phát triển kinh tế, một nhân tố bất ổn về chính trị và xã hội của một đất nước. Vì
vậy nhân loại luôn mang khát vọng thoát khỏi cảnh nghèo đói, có một cuộc sống
ấm no hạnh phúc…
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với
trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập
của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực đặc
biệt là khu vực nông thôn.
Theo văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội) cho biết, dự kiến đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước còn
khoảng 5,35% (, Thứ Tư, 26/12/2018). Đối với tỉnh Vĩnh
Long còn 7.363 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,63% tổng số dân trong tỉnh (theo kết quả rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2018 theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt).
(,). Riêng xã Long An theo báo cáo kết quả khảo sát
hộ nghèo, cận nghèo đa chiều của Ủy ban xã cuối năm 2018, có 76 hộ nghèo chiếm
tỷ lệ…%, trong đó hội viên nông dân có 12 hộ nghèo chiếm 15,78%; hộ cận
nghèo….hộ, chiếm tỷ lệ…%, trong đó hội viên nông dân…hộ, chiếm tỷ lệ…%.
Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người
nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội.Đảng và Nhà nước đã có

nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Tuy nhiên, nguy cơ tái


nghèo và phát sinh nghèo còn rất cao, kết quả đạt được chưa vững chắc, người dân
vẫn còn ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước…
Nhận thấy rằng, mỗi một hộ nghèo điều có những hoàn cảnh riêng biệt, khác
nhau với rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy để hỗ trợ người dân thoát nghèo
cần phải có những biện pháp hỗ trợ riêng biệt cho từng hộ dân. Công tác xã hội cá
nhân là một trong những phương pháp hỗ trợ người nghèo đạt hiệu quả cao. Chính
vì lý do đó mà tôi chọn đề tài “ Công tác xã hội với người nghèo tại xã Long Anhuyện Long Hồ- tỉnh vĩnh Long” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp
- Giúp sinh viên nối kết lý thuyết với thực tế. Trong quá trình thực tập, sinh
viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để tìm hiểu, phân tích thực trạng các
hoạt động công tác xã hội ở đơn vị thực tập. Trên cơ sở đó đối chiếu lý luận với
thực tế để hoàn thiện và nâng cao về nhận thức lý luận và thực hành nghiệp vụ
công tác xã hội đã được đào tạo.
- Tạo cơ hội để sinh viên thực hành các kỹ năng, phương pháp công tác xã hội
và rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của nhân viên công tác xã
hội.
- Phân tích nhu cầu nguyện vọng của thân chủ trên cơ sở đó vận dụng tiến
trình CTXHCN để hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo. Hỗ
trợ kết nối với nguồn lực cộng đồng để thân chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống
và hòa nhập cộng đồng.
3. Đối tượng : người nghèo xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
4. Ý nghĩa của đợt thực tập tốt nghiệp :
- Thông qua việc vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là những kỹ năng
và phương pháp CTXHCN (công tác xã hội cá nhân) vào đối tượng người nghèo
nhằm tìm ra phương pháp tốt nhất để hỗ trợ người ngèo thoát nghèo bền vững . Từ



đó, hội nông dân có thể tham khảo để áp dụng khi hỗ trợ cho người nghèo thoát
nghèo bền vững hơn.
- Đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo để chính quyền xã có những chính
sách hỗ trợ người nghèo thoát nghèo bền vững mà không bị tái nghèolại trong
tương lai.
5. Phạm vi thực tập tốt nghiệp :
Thời gian : từ ngày 25.01.2019 đến ngày 07.04.2019
Địa điểm: xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
6. Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu tài liệu : danh sách hộ nghèo năm 2018, báo cáo giảm nghèo
2018, kế hoạch và báo cáo của hội nông dân xã năm 2018…
- Phương pháp vấn đàm: vãng gia, giáo trình….
Gặp trực tiếp thân chủ để thu thập thông tin, đánh giá tâm lý- xã hội, tìm hiểu nhu
cầu, vấn đề, hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề.
7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần :
Phần 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
Phần 2 : PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

Chương 2. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO
Chương 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.

Đặc điểm tình hình nơi thực tập

1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Long An là xã nông nghiệp có Quốc lộ 53 đi qua. Toàn xã có 09 ấp với 140 tổ
NDTQ, diện tích tự nhiên 1.519,49 ha, sản xuất đất nông nghiệp chiếm diện tích
1004 ha, vườn 219 ha.Xã có 2.710 hộ dân với 10.217 nhân khẩu. Trong đó, lao
động sản xuất nông nghiệp là 1.804 hộ.
Hội Nông dân Việt nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do
Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam và là thành viên của mặt Trận tổ Quốc Việt nam.
Mục đích của Hộilà tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân
vững mạnh về mội mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững
chắc công , nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hội nông dân xã Long An được Thành lập từ tháng 8/1994 cho đến nay, dưới
sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ xã Long An, chỉ đạo của BCH Hội Nông dân huyện
Long Hồ… Khi mới thành lập hội viên của hội được 180 hội viên, hiện nay hội
viên của hội được 1.213 hội viên. Hàng năm Hội nông dân xã luôn được Hội cấp
trên khen tặng giấy khen ,công nhận vững mạnh toàn diện. Địa chỉ: ấp An Hiệp, xã
Long An, huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy.
 Chức năng:
- Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích
cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.


- Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đoàn
kết toàn dân tộc.
- Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ
chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.
 Nhiệm vụ:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân
về đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị

quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách
mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo của hội viên, nông dân.
- Tập hợp đông đảo nông dân vào Hội. Nâng cao chất lượng hội viên.
- Tổ chức thực hiện 3 phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân Việt
Nam phát động với chất lượng ngày càng cao. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt
trong các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an
ninh gắn với các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh và cuộc vận
động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh
doanh, ổn định đời sống. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình kinh tế hợp
tác, kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ Hội. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội đáp
ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng khối Đoàn kết toàn dân
vững mạnh. Thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội trong công tác kiểm
tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định; tham gia xây dựng và thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở; nắm tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; đại diện,
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho cán bộ, hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hoà giải, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của hội viên, nông dân hạn chế khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, kéo dài.


 Hệ thống tổ chức bộ máy:
Hệ thống tổ chức của Hội gồm có 01 Chủ tịch hội, 01 phó chủ tịch hội, và 09
chị hội trưởng chi hội nông dân các ấp Long Tân, HậuThành, An Phú A, An
Phú B, An Lương A, An Hiệp, An Lương B, Long Hiệp, Bà Lang.
Sơ đồ tổ chức:
CT hội nông dân xã
Trần Văn Chiến


P.CT hội nông dân xã
Lê Thị Kiều Trang

Chi hội
trưởng
chi hội
hội
nông
dân

Chi
hội
trưởng
chi
hội hội
nông
dân

ấpLon
g Tân

ấpHậu
Thành

1.1.3.

Chi hội
trưởng
chi hội

hội
nông
dân

Chi hội
trưởng
chi hội
hội
nông
dân

Chi hội
trưởng
chi hội
hội
nông
dân

Chi hội
trưởng
chi hội
hội
nông
dân

Chi hội
trưởng
chi hội
hội
nông

dân

ấpAn
phú A

ấpAn
phú B

ấp An
Lương
A

ấpAn
Lương
B

ấp An
Hiệp

Chi hội
trưởng
chi hội
hội nông
dân

Chi hội
trưởng
chi hội
hội nông
dân


ấp Long
Hiệp

ấp Bà
Lang

Đội ngũ cán bộ: gồm có 15 người. Trong đó: Trình độ Đại học 04

người, trung cấp 01 người, lớp 11 là 01người, lớp 10 là 02 người, lớp 9 là 03 người,
lớp 8 là 03 người và lớp 6 là 01 người. Tuổi đời cao nhất là 70 có 01 người, thấp
nhất là 37 có 01 người, tuổi đời từ 39 đến 60 là 13 người.
-

Chủ tịch hội nông dân ông: Trần Văn Chiến phụ trách chung, quản lý tất cả

các công việc của hội; chuyên ngành Trung cấp công tác xã hội.


Phó chủ tịch hội nông dân: Lê Thị Kiều Trang hỗ trợ, thực hiện các nhiệm vụ của
hội dưới sự phân công của chủ tịch hội.
-

Chi hội trưởng quản lý 9 chị hội các ấp với tổng số 1213 hội viên.

Đối tượng hỗ trợ:
 Nông dân từ 18 tuổi đến 59 tuổi, tính đến cuối năm 2018 hội có 1213 hội
viên.
 Hội viên tham gia hội nhằm học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tiếp thu các
đường lối chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, được hỗ trợ vay vốn, kĩ

thuật chăn nuôi và trồng trọt nhằm tăng thu nhập cho gia đình vươn lên thoát
nghèo.
1.1.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Hội được hỗ trợ một máy vi tính để phục vụ công tác. Vì vậy, việc cập nhật
những công văn, của Hội cấp trên cũng thuận lợi hơn, việc triển khai hoạt động và
thực hiện chế độ báo cáo của Hội đã nhanh chóng hơn. Ở xã đã có mạng internet,
có thể truy cập để theo dõi hoạt động của các tổ chức Hội trên địa bàn tỉnh. Đồng
thời, tham khảo, học tập các mô hình sinh hoạt Hội hiệu quả hoặc những mô hình
nông dân làm kinh tế giỏi của các nơi khác để từ đó tư vấn và giúp đỡ hội viên ở
địa phương trong phát triển kinh tế”.
1.1.5. Các cơ quan tài trợ, đối tác trong quá trình phát triển công tác xã hội
- Phụ nữ: phối hợp làm nồng cốt trong việc hướng dẫn chấm điểm xây dựng
hộ gia đình văn hóa, tuyên truyền sâu rộng về bình đẳng giới tiến tới xây dựng gia
đình no ấm, khỏe mạnh.
- Công an, quân sự: phối hợp trong việc nâng cao ý thức phòng chống tội
phạm, vận động con em hội viên tham gia nghĩa vụ quân sự, bảo vệ tổ quốc, không
mắc các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt qui định khi tham gia giao thông.


- Nông nghiệp: phối hợp trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề,
phòng chống dịch cúm gia cầm và tiêm ngừa cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn
xã.
- Đoàn thanh niên: hội phối hợp với đoàn thanh niên trong việc vận động trẻ
trong độ tuổi phổ cập trung học cơ sở, vận động trẻ em vào mẫu giáo đúng độ tuổi,
tham gia phát quang cây cối, làm đường giao thông nông thôn.
- Trạm khuyến nông huyện mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
cây trồng, vật nuôi.
- Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của: công ty TNHH Hồng Liên On Oanh, Tập
Đoàn Lộc Trời tổ chức hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuât cho nông dân, các
mạnh thường quân của hội như Đại lý Quang Phục, Đại lý Năm Sành….

1.2.

Tình hình thực hiện an sinh xã hội tại cơ sở thực tập

1.2.1. Các chính sách, chương trình an sinh xã hội đang thực hiện tại cơ sở thực
tập:
- Mô hình hỗ trợ hội viên mua 10 con bò nái cho 10 hộ, với mức
7.000.000đ/con. (Tổng số tiền là 70 triệu đồng); mô hình tổ hùng vốn xoay vòng có
20 thành viên, mỗi thành viên góp từ 100.000đ/tháng; mô hình nuôi vịt chuyên
trứng hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn ,mỗi hộ được 500 con vịt; mô hình nuôi
dê…
- Vốn được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho Hội quản lý đến nay là
09 tổ tiết kiệm và vay vốn với số tiền 7.142.039.057đ ( nợ quá hạn 30.789.057
đồng), có 395 hộ được vay từ các chương trình .
+ Cho vay hộ nghèo: 52 hộ
+ Cho vay học sinh, sinh viên: 34 hộ
+ Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường: 177 hộ
+ Cho vay xuất khẩu lao động: 01 hộ với số tiền
+ Cho vay hộ cận nghèo: 60 hộ
+ Cho vay hộ mới thoát nghèo: 172 hộ
- Hỗ trợ hội viên mua 10 con bò nái cho 10 hộ, với mức 7.000.000đ/con.
( Tổng số tiền là 70 triệu đồng).


- Hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn được 10 cuộc với 189 hội
viên, nông dân tham dự. Trong đó, 06 cuộc về chăm sóc lúa, 02 lớp nuôi bò.
- Tổng số tổ hợp tác sản xuất của xã 37, số thành viên tham gia 1.583; một tổ
hợp tác nuôi dê, số thành viên 15 hộ. Nâng tổng số tổ hợp tác sản xuất toàn xã là
38. Hiệu quả hoạt động của tổ: Tốt 4, khá 33, trung bình 01, yếu…không. Xã có 1
hợp tác xã nông nghiệp Hậu Thành.

- Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý có 57 lượt người được tư vấn, nội dung
pháp luật tư vấn là: luật hôn nhân gia đình, luật BHYT, luật đất đai, luật thừa kế…..
1.2.2. Các mô hình chăm sóc, các dịch vụ xã hội cơ bản
- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững:
* Cụ thể đăng ký từng cấp như sau:
- Tổng số hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi 2018: 1.155 hộ
+ Cấp TW: Chỉ tiêu: 130 hộ, đăng ký 130 hộ, đạt 100%
+ Cấp Tỉnh: Chỉ tiêu: 180 hộ, đăng ký 180 hộ, đạt 100%
+ Cấp Huyện: Chỉ tiêu: 240 hộ, đăng ký 240 hộ, đạt 100%
+ Cấp Cơ sở: Chỉ tiêu: 605 hộ, đăng ký 605 hộ, đạt 100%
- 09/09 chi hội có quỹ hội. Thành lập 01 tổ hùn vốn xoay vòng có 20 thành
viên, mỗi thành viên góp từ 100.000đ/tháng.
- Trong năm, có 02 mô hình vườn-ao chuồng- ruộng làm ăn có hiệu quả, lợi
nhuận 100 triệu/năm ( hộ anh Huỳnh Văn Mùi và hộ Phạm Thanh Hoàng ấp An
Hiệp ).
-Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới:
Hội xây dựng kế hoạch vận động hội viên làm nòng cốt trong việc thực hiện
Quyết định 14/QĐ-UBND tỉnh. Có 1.213 hộ hội viên đăng ký xây dựng gia đình
văn hóa.
Nhân dân ấp Hậu Thành đóng góp 5.8 triệu đồng để nạo vét kênh nội đồng
với chiều dài 3.500m.


Hỗ trợ nhân dân rải đá tuyến đường dân sinh, đồng thời trồng hoa thực hiện
mô hình sáng, xanh, sạch , đẹp.
Tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục giữ vững các tiêu chí đã đạt được
và thay đổi tiêu chí số 09 nhà ở sang tiêu chí số 07 cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn.
* Tiếp nhận quản lý, giáo dục 06 đối tượng thuộc diện tái hòa nhập cộng

đồng. Đến nay, có 02 chuyển biến tốt, 04 đối tượng đi làm ăn xa.
Tuyên truyền ngày tòan dân phòng, chống mua bán người theo công văn số
93 của Hội nông dân huyện được 05 cuộc có 105 lượt hội viên, nông dân tham dự.
* Xây dựng 02 căn nhà đại đoàn kết
- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh:
Vận động hội viên nông dân giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống các loại tội
phạm như: ma túy, cờ bạc, đá gà, trộm, cướp …
Vận động gia đình hội viên, nông dân tiếp tục tham gia 02 mô hình cổng rào
an ninh và tái hòa nhập cộng đồng trong toàn xã.
1.2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các chính sách an sinh
xã hội
 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, Hội cấp trên, sự hỗ trợ tạo
điều kiện của Ủy ban nhân dân xã cho Hội hoạt động.
- Tính chủ động, sự nổ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm của Hội và sự hỗ
trợ của các ngành, các cấp đã tác động lớn đến hoạt động của Hội.
- Chất lượng hội viên từng bước được nâng cao về nhận thức cũng như từng
bước thấy được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào tổ chức Hội Nông dân. Cán
bộ Hội từng bước được Đảng, Chính quyền quan tâm đưa đi đào tạo nâng cao về
trình độ năng lực, từ đó trong lãnh đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các
phong trào có nề nếp, khoa học.
 Khó khăn:


- Nguồn vốn vay ưu đãi nhiều, nhưng chưa đi sâu khảo sát nắm bắt nhu cầu,
tiềm năng của người nghèo nên vẫn còn tình trạng sử dụng nguồn vốn sai mục
đích. Chính vì điều này, dẫn đến đồng vốn mà họ nhận được không thật sự hiệu
quả, nghèo lại càng nghèo thêm.
- Các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn mang tính chất hình
thức, các công ty tổ chức hội thảo còn mang tính chất quảng bá hình ảnh. Tập huấn

kỹ thuật trồng lúa, chăn nuôi cho hội viên trong khi đó một số hội viên nghèo họ
không có đất sản xuất phải đi làm thuê, thật sự họ không có nhu cầu. Vì vậy, tâm lý
của những hội viên nghèo thường đi dự hội thảo là để nhận quà của công ty hoặc
tiền hỗ trợ. Vấn đề kỹ thuật họ không quan tâm nhiều, họ thờ ơ với điều này.
- Một số người nghèo tâm lý còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của
nhà nước, không muốn tự thân thoát nghèo.
- Hội viên, nông dân còn tư tưởng bảo thủ, sản xuất theo tập quán truyền
thống, nhỏ lẽ, thiếu vốn và kiến thức khoa học kỹ thuật, quan tâm chăm sóc cây
trồng, vật nuôi ban đầu chưa đầy đủ, từ đó sản xuất hiệu quả đạt không cao.
- Giá cả đầu ra một số sản phẩm do nông dân sản xuất quá thấp, chưa ổn
định, nông dân bị lỗ. Từ đó, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trong sản xuất..
- Cây, con giống từ các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân chưa kịp thời,
vẫn còn số ít kém chất lượng.
- Một số hội viên nông dân chưa mạnh dạng đầu tư vào sản xuất, còn lúng
túng những khó khăn khi tình hình dịch bệnh và thời tiết xảy ra.
- Một vài cán bộ vẫn chưa tích cực chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn của Hội.
1.3. Tình hình công tác xã hội tại cơ sở thực tập
1.3.1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội tại cơ sở thực tập
Hiện tại, xã chưa có cộng tác viên công tác xã hội
1.3.2. Các hoạt động công tác xã hội tại cơ sở thực tập và kết quả đạt được


- Xã có nhà tạm lánh, tuy nhiên nhà tạm lánh tại xã được tận dụng từ hội
trường của Uỷ ban nhân xã.
- Các chương trình hỗ trợ vốn cho người nghèo học nghề và dạy nghề: đan
lát,…
1.3.3.Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
- Do là tận dụng hội trường làm nhà tạm lánh, nên nhà tạm lánh chưa phát
huy được vai trò cuả nó. Không có sự phân biệt khu vực dành cho nam, nữ và

không đảm bảo tính bảo mật dẫn đến việc người dân không cảm thấy yên tâm khi
tạm lánh tại đây.
- Những hộ ở xa, khi có nhu cầu tạm lánh thì không thuận tiện cho việc đi
lại.
- Xã chưa có cộng tác viên công tác xã hội để hỗ trợ cho người dân tiếp cận
các chính sách xã hội và kết nối các nguồn lực tại địa phương.
- Việc dạy nghề chưa khảo sát nhu cầu, tiềm năng của người dân nên có
nhiều người đi học mà không thích. Đồng thời dạy nghề mà chưa có kết nối với
nguồn lực đẩu ra dẫn đến người dân không cóviệc làm sau khi học nghề.

Chương 2.CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO
2.1. Cơ sở dữ liệu về thân chủ
2.1.1. Thông tin cơ bản về thân chủ và gia đình thân chủ
Ông T.V.B, sinh năm 1964 (55 tuổi), cư ngụ tại xã Long An, huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long. Ông là con thứ 3 trong gia đình, từ nhỏ ông bệnh teo cơ 1 chân, tuy
nhiên cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bản thân. Tuy nhiên, dạo gần
đây chân ông teo nhiều hơn và thêm chân còn lại cũng dần dần teo,dẫn đến việc đi
lại khó khăn, cần phải có nạn hỗ trợ và ông cũng có thể đi vòng vòng trong nhà
không đi xa hơn được. Nghĩ là bệnh bẩm sinh không điều trị được, nên ông cũng
không đi khám và điều trị.


Trước đây ông chăn nuôi vịt lấy trứng để tạo kinh tế cho gia đình. Nhưng gần
đây sức khỏe yếu nên ông chỉ ở nhà phụ những việc nhẹ trong gia đình như cắm
cơm, rửa chén…còn những việc khác do vợ ông làm sau khi đi bán vé số về nhà.
Hiện tại thu nhập chính của gia đình là tiền bán vé số của vợ ông, vì vậy ông B cảm
thấy rất buồn vì không giúp được gì cho vợ và không tạo ra thu nhập. Ông mong
muốn có một công việc mà ông có thể làm để phụ giúp cho vợ vì chân ông khó
khăn đi lại nhưng tay vẫn có thể làm được. Đồng thời, ông có nghe nói về chính
sách Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật nhưng không biết nó như thế nào và phải

liên hệ với ai để làm hồ sơ.
2.1.2. Thông tin chuyển gửi/giới thiệu (không có)
2.1.3. Thông tin về gia đình thân chủ
Hiện tại ông B đang sống cùng vợ là bà N.T.T và 2 đứa cháu nhỏ. Bà T sinh
năm 1966 (53tuổi), cháu nội gái 7 tuổi và cháu ngoại trai 6 tuổi. Con trai ông là
anh T.V.C sinh năm1986 (33tuổi) đã có vợ và con, hiện tại anh và vợ làm công
nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, gửi con cho ông bà chăm sóc thỉnh thoảng có lễ,
tết mới về thăm. Anh C hàng tháng có gửi về nhà khoảng 2 triệu để cho con. Con
gái ông là chị T.T.B sinh năm 1988, đã kết hôn và có1con trai. Tuy nhiên, do vợ
chồng bất hòa nên chị B đã ly dị chồng và gửi con cho cha mẹ mình chăm sóc để đi
làm. Chị đang làm công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng có về thăm
nhà và phụ ông bà vài trăm ngàn chăm sóc con.


2.1.4. Nội dung cuộc vấn đàm thứ nhất
-

Mục đích: thiết lập mối quan hệ và tìm hiểu thêm về hoàn cảnh thân chủ.

-

Thời gian: 9 giờ, ngày 15/02/2019

-

Địa điểm: nhà thân chủ B
Các nội dung

Nhận xét, đánh giá thái
độ, hành vi của thân chủ


Nhân viên xã hội: Dạ con chào chú B!
Thân chủ: chào con, con vô nhà ngồi chơi!

Thái độ vui vẻ

Nhân viên xã hội: Hôm nay chú khỏe không
chú?
Thân chủ: Chú cũng vậy con ơi, cái chân nó
yếu quá!
Nhân viên xã hội: Thiếm đi bán rồi hả chú?
Thân chủ: Bả đi bán vé số tới trưa đợi rước
mấy đứa nhỏ về rồi về luôn. Hai đứa nó học ở
trường tiều học tên Trường đó con, cha mẹ tụi
nó đi làm nên gửi ở nhà cho cô chú. Tụi nó mà
về là um sùm hà.
Nhân viên xã hội: chú ơi, năm nay chú với
thiếm bao nhiêu tuôi rồi chú?
Thân chủ: chú năm nay, 55 tuổi rồi, còn bả thì

Mắt nhìn ra xa, mặt hơi

nhỏ hơn chú 2 tuổi, 53 tuổi rồi. Cái tuổi này

buồn

người ta còn đi làm kiếm tiền, còn chú thì cứ ở
nhà không, chẳng làm gì ra tiền, tủi thân lắm
con ơi!
Nhân viên xã hội: dạ, con rất thông cảm hoàn

cảnh của chú, chú cố gắng lên nha chú!


Mấy anh chị có thường xuyên về thăm nhà
không chú?
Thân chủ: Thỉnh thoảng có lễ, tết công ty cho

Khi nói về chị B thân chủ

nghỉ tụi nó mới về. Thằng C cũng hay gọi về

có vẻ buồn và lo lắng cho

thăm hoài hà, tháng nào nó cũng gửi tiền về cho

cuộc sống của chị.

bả phụ tiền nuôi con nó. Còn con B thì lâu lâu
về một lần, nó cũng đi làm mà chắc lương thấp
quá nên ít gửi tiền cho con.
Nhân viên xã hội: chồng chị ấy có hay về thăm
con không chú?
Thân chủ: Từ ngày nó ly dị chồng tới nay
không thấy chồng nó về thăm con luôn, thiệt
cũng khổ, nhiều lúc thấy thằng nhỏ hỏi cha mà
buồn.
Nhân viên xã hội: em ấy học lớp mấy rồi chú?
Thân chủ: năm nay nó 6 tuổi, học lớp1 rồi con.
Còn con của thằng C thì lớp 2, nghe bà nó nói
tụi nó học cũng được, không giỏi. Bị gì, cô với

chú già rồi có dạy cho tụi nó được gì đâu, chủ
yếu là cô giáo dạy ở trường thôi.
Nhân viên xã hội: dạ, các em lớp1 với lớp 2
chủ yếu thầy cô dạy đánh vần và các phépcộng
trừ đơn giản, nếu có điều kiện thỉnh thoảng chú
kiểm tra bài các em!
Thân chủ: vậy hả con, chú ở nhà rảnh để bữa
nào chú kiểm tra tụi nó.
Nhân viên xã hội: dạ cũng trưa, con xin phép

Vẽ mặt buồn


chú con về, hẹn lần sau chú cháu mình nói
chuyện tiếp nha chú.
Thân chủ:chú cũng chuẩn bị cắm cơm thôi, để

Vừa nói vừa cười

tụi nhỏ với bả về lại không có cơm ăn! Khi nào
rảnh thì ghé chú chơi.
-

Lượng giá: Khi tiếp xúc với thân chủ B, tôi đã thiết lập được mối quan hệ tốt

với chú. Tìm hiểu được thông tin về gia đình thân chủ, biết được tâm tư tình cảm
của thân chủ. Trong buổi vấn đàm sau, tôi sẽ tìm hiểu điểm mạnh, tiềm năng và nhu
cầu của thân chủ.
2.2. Đánh giá tâm lý - xã hội
2.2.1. Đánh giá nhu cầu

-

Chăm sóc sức khỏe: thân chủ bị teo 2 chân, nhưng chưa đến cơ sở y tế để khám

và điều trị phù hợp, hỗ trợ phương tiện đi lại. Đồng thời, tinh thần thân chủ cũng rất
buồn vì không còn làm việc tạo ra thu nhập cho gia đình, cần có người hỗ trợ để
thân chủ vượt qua khủng hoảng này.
-

Tư vấn về chính sách bảo trợ xã hội: chú B muốn tìm hiểu rõ về chính sách bảo

trợ xã hội để biết mình có là đối tượng được nhận trợ cấp bảo trợ xã hội không.
-

Tìm hiểu về việc làm tại nhà chú B mong muốn nếu còn đôi tay cũng có thể tạo

ra thu nhập cho gia đình, không trở thành gánh nặng của vợ.
-

2.2.2. Đánh giá tình trạng hoạt động thể lý/tâm thần
Thân chủ gặp khó khăn trong việc đi lại, dẫn đến tình trạng tâm lí khủng hoảng
do nghĩ mình là gánh nặng cho vợ, nhưng lại giữ trong lòng và không muốn bày tỏ
cùng vợ. Đồng thời, mặc cảm, tự ti về bản thân không muốn tiếp xúc với nhiều
người, suốt ngày chỉ ở quanh quẩn trong nhà.
2.2.3. Đánh giá rủi ro
Nếu như thân chủ tiếp tục bị khủng hoảng về tâm lý sẽ dẫn đến bệnh tình 2 chân
sẽ còn nặng hơn, do thân chủ không chăm sóc tốt cho bản thân, không đi khám


bệnh có thể sẽ nhanh chóng bị liệt 2 chân, mất khả năng đi lại, điều đó sẽ dẫn tiếp

theo nhiều khủng hoảng hơn cho thân chủ và gia đình.
2.2.4. Đánh giá nguồn lực trợ giúp chính thức và không chính thức
-

Nguồn lực không chính thức: vợ và các con của thân chủ hiểu hơn về

tâm lý, sức khỏe hiện tại của thân chủ từ đó quan tâm đến thân chủ nhiều hơn.Tuy
nhiên, gia đình cần có những hành động tôn trọng thân chủ, tránh chạm vào lòng
tự ái của thân chủ. Hàng xóm quan tâm,thường xuyên trò chuyện để thân chủ có thể
tâm sự, bày tỏ những lo lắng và sống vui tươi hơn. Nhưng đôi khi hàng xóm lại
không tạo dựng được niềm tin của thân chủ, bởi tính bảo mật không cao.
-

Nguồn lực chính thức: hội nông dân, ban lao động-thương binh và xã

hội, hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, bệnh viện huyện… Nắm rõ các chính sách hỗ trợ
cho người nghèo, người khuyết tật, hỗ trợ thiết bị cho người khuyết tật nghèo, kết
nối với các đơn vị nhà tài trợ, tổ chức từ thiện, bệnh viện có chuyên môn, kiến thức
trong khám và điều trị bệnh…Tuy nhiên, các tổ chức này thông thường người dân
có nhu cầu và liên hệ với họ, chưa có sự chủ động tìm hiểu nhu cầu cuảngười dân
để trợ giúp.
2.2.5. Nội dung cuộc vấn đàm thứ 2:
-

Mục đích: Tìm hiểu nhu cầu, điểm mạnh, tiềm năng của thân chủ

-

Thời gian: 9 giờ, ngày 20/02/2019


-

Địa điểm: nhà thân chủ B
Các nội dung

Nhận xét, đánh giá thái độ,
hành vi của thân chủ

Nhân viên xã hội: Con chào chú B!
Thân chủ: chào con, con vô nhà chơi!
Nhân viên xã hội: mấy hôm nay không gặp,chú
khỏe không chú?
Thân chủ: cũng vậy hà con ơi, mà chú thấy như


nó càng ngày càng tệ hay sao đó!
Nhân viên xã hội: hồi trước khi bệnh, chú làm
gì chú?
Thân chủ: chú nuôi vịt lấy trứng, nói chung là
có lúc lời lúc lỗ nhưng có đồng ra đồng vô lo
cho gia đình, giờ thì…
Nhân viên xã hội: còn thiếm nghĩ sao chú?
Thân chủ: tại chú bị teo 1 chân từ nhỏ, giờ nó
thêm một chân nữa, chắc là do bẩm sinh, không
trị được đâu con. Mà chú cũng không muốn
quan tâm tới nó, giờ chú chỉ mong chết phức
cho rồi, sống hoài làm khổ vợ con. Cứ tối ngày
quanh quẩn trong nhà, không làm được cái gì
cho gia đình.
Nhân viên xã hội: con rất thông cảm với hoàn

cảnh của chú, nhưng chú có nghĩ cô và mấy
cháu rất cần chú không?
Thân chủ: chú cũng biết vậy nhưng buồn quá
nhiều lúc nghĩ lung tung vậy đó. Giờ chú cũng
muốn có 1việc gì đó mà chú có thể làm để có
tiền phụ với vợ, chứ thấy bả vất vả quá hà, đi
bán về còn lo cơm nước cho mấy ông cháu nữa.
Nhân viên xã hội: dạ, chú nghĩ vậy con rất hoan
nghênh, nhưng chú có thử tìm hiểu có công việc
chưa chú?
Thân chủ: Chú nghĩ vậy chứ chưa biết có việc
gì nữa.

Suy nghĩ trầm ngâm, buồn


Nhân viên xã hội: Ngoài nuôi vịt, lúc trước chú
có làm thêm nghề gì nữa không chú?
Thân chủ: chú cũng chỉ làm thuê, làm mướn ai
kêu gì làm nấy như xịt thuốc lúa, đào đất…giờ
thì nấu cơm cũng là cả vấn đề.
Nhân viên xã hội: từ khi bệnh chú có thường đi
chơi đâu không chú?
Thân chủ: bệnh rồi quanh quẩn trong nhà

Giọng nói nhẹ và buồn

không hà, đi lại cũng khó con.
Nhân viên xã hội: dạ chú cố lên nha chú, khi
nào rảnh chú đi một chút ra ngoài cho thoải mái.

Thân chủ: ừ!
Thân chủ: dạ cũng trưa rồi, con xin phép chú
con về, hôm sau chú cháu mình nói chuyện tiếp
nha chú.
Nhân viên xã hội: cảm ơn con nha, mấy nay có
con lại nói chuyện cũng vui, con về khỏe heng!
-

Lượng giá: trong buổi vấn đàm tôi nhận thấy mặc dù thân chủ
TC rất buồn nhưng

53
55 hiện tại. Trong
với tình yêu
thương gia đình, luôn mong muốn có thể cải hoàn cảnh
tuổi
tuổi

bổi vấn đàm sau sẽ cùng thân chủ tìm hiểu vấn đề thân chủ đang gặp phải và thứ tự
ưu tiên các vấn đề.
2.3. Các công cụ đánh giá
2.3.1. Sơ đồ thế hệ
33
tuổi

32
tuổi

7
Tuổi


31
tuổi

6
tuổi


(T.V.B)
Sơ đồ được lập vào ngày 15 tháng 02 năm 2019
 Chú thích:

Bệnh
viện
huyện

: Nữ

: Nam

Phân tích:
-

Người
thân (vợ,
con, cháu)

: Ly hôn
Hội
nông dân


Gia đình 3 thế hệ: hiện tại ông B đang sống cùng vợ và 2 cháu, con

trai và con dâu đi làm xa, con gái đãThân
ly dịchủ
chồng và cũng đi làm xa nhà.
-

Vợ thân chủ là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến thân chủ, vì bà là
T.V.B

người gần gũi với thân chủ nhất.
Hàng

Thân chủ cảm thấy yên tâm khi nhắc đến gia Hội
đìnhbảo
con trai, và cảm
xóm
trợ
thấy lo lắng cho gia đình con gái.
-

2.3.2. Sơ đồ sinh thái
Hội
phụ nữ


Ủy ban
nhân dân



CC.lao
động
TBXH


Sơ đố sinh thái lập vào 20/02/2019
 Chú thích:
: Quan hệ thân thiết
: Quan hệ 2 chiều
: Quan hệ xa cách
-

Phân tích sơ đồ sinh thái:
Xung quanh thân chủ có nhiều hệ thống lớn nhỏ khác nhau.Đó là hệ thống: gia

đình, hàng xóm, bệnh viện, hội nông dân, hội bảo trợ, ủy ban xã, hội phụ nữ.
Thân chủ có quan hệ xa cách với bệnh viện, hội bảo trợ,ủy ban nhân dân xã, với
hệ thống gia đình thì rất thân thiết, ngoài ra thân chủ cũng có sự kết nối với Hội
nông dân, hàng xóm.
2.3.3. Bảng phân tích hệ thống thân chủ
Hệ thống gia đình
1. Thân chủ

Điểm mạnh
- Yêu thương gia

Hạn chế

Tiềm năng


- Thiếu kiến

- Có thể thân


đình
- Nhiệt tình, quan
tâm giúp đỡ mọi
người
- Niềm nở, vui vẻ,
tốt bụng

thức về bệnh tật

chủ là người

của mình và

mạnh mẽ và cố

phương tiện hỗ

gắng giải quyết

trợ

khó khăn hiện

-Thiếu thông tin


tại của mình

về: chính sách

- Có thể thân

bảo trợ xã hội,

chủ được mọi

- Mong muốn cải việc làm phù
người quý mến,
thiện hoàn cảnh hợp với bản thân giúp đỡ
khó khăn hiện tại
2. Vợ

- Nhanh nhẹn,

- Chưa có kiến

hoạt bát

thức về bệnh của thân chủ chăm
chồng

- Có thể hỗ trợ
sóc gia đình

- Chưa có sự sắp - Có thể cùng

xếp thời gian

thân chủ trò

hợp lí để chăm

chuyện và cùng

sóc gia đình và

nhau giải quyết

bản thân

khó khăn hiện
tại

3. Con

- Học giỏi
- Hiếu thảo
- Suy nghĩ cho
gia đình

- Có tâm lý nhớ

- Có thể sống

nhà


tự lập, tự nuôi

khi đi làm xa

sống bản thân,
không là gánh

-Chưa quan tâm

nặng cho thân

nhiều đến bệnh

chủ

và suy nghĩ của

- Có thể sắp


thân chủ
- Ít về nhà thăm
gia đình

xếp thời gian
về thamgia
đình và tâm sự
với thân chủ
nhiều hơn
- Có thể là

động

lực



niềm tự hào để
thân chủ vươn
lên
4. Cháu

- Hiếu động

- Thiếu sự quan - Có thể là

-Nhanh nhẹn,hoạt tâm của cha mẹ
bát

nguồn động lực

- Học lực chưa để thân chủ vui
tốt do không có vẻ và vượt qua
người kèm thêm bệnh tật

Hệ thống xã hội

Điểm mạnh

ở nhà
Hạn chế


Tiềm năng


×