Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phương pháp giảng dạy bồi dưỡng HSG phần thủy văn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.57 KB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
Trường THPT Chuyên Bắc Ninh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐĂNG KÍ CẤP: NGÀNH
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY – BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI PHẦN THỦY VĂN VIỆT NAM

Chủ nhiệm SKKN: … Nga
Chức vụ: ….
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên

BẮC NINH, THÁNG 2 NĂM 2019
1


MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu………………………………………………...

……………….3

1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm…………….

……………….3

2. Những đổi mới về các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm

……………….3

3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm…………………..


Phần II: Nội dung……………………………………………….

……………….4
……………….5

Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm………..

……………….5

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm………………

...………….....5

2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm…………….

……………….6

Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập
đến………………………………………………………………

……………….7

1. Khảo sát thực trạng……………………………………..

………….……7

2. Nguyên nhân……………………………………………

Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi…………………


….…………..8
………………8

1. Giải pháp thứ nhất: ………………………………………

……………….8

2. Giải pháp thứ hai:………………………………………...

……………...14

3. Giải pháp thứ ba:…………………………………………

……………...15

4. Giải pháp thứ tư………………………………………….

…………..….16

5. Các giải pháp khác………………………………………. ……….……..37
Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến
kinh nghiệm……………………………………………………..

..…………….38

Phần III: Kết luận……………..…………………………………

..….…………42

1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng

kiến kinh nghiệm………………………………………………..

……………...42

2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm nếu được
triển khai áp dụng trong đơn vị………………………………….

……..……….42

3. Kiến nghị với các cấp quản lý……………………………..
Phần IV: Phụ lục …………………………………………….….
PHẦN I: MỞ ĐẦU

…….………..42
…………..….44

1. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2


- Nhằm xác định rõ phương pháp của giáo viên phải dạy như thế nào để cho
học sinh đi thi có giải.
- Xác định được phương hướng ôn tập cho học sinh, tạo điểm nhấn sức vượt
cho học sinh khi tham dự đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí.
- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương
pháp dạy học bộ môn của mình cũng như có bài học thực tiễn.
- Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên trực
tiếp giảng dạy môn Địa lí.
- Tạo đà phát triển, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
quốc gia môn Địa lí trong năm 2018 - 2019 và các năm tiếp theo.

- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị.
Cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm, ý kiến từ đồng nghiệp nhằm
nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo của bản thân, thực
hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời.
II. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT VỀ CÁC GIẢI PHÁP
CỦA SÁNG KIẾN
- Đưa ra được những phương pháp dạy và học tích cực, cụ thể hơn nhằm
giúp học sinh tiếp cận được với kiến thức sâu rộng về thuỷ văn Việt Nam, dần
hình thành cho học sinh tư duy địa lí một cách dễ dàng hơn.
- Xây dựng được các bước cần thiết để hướng dẫn học sinh ôn luyện kiến
thức phần thuỷ văn Việt Nam.
- Hướng dẫn học sinh nhiều dạng bài tiếp cận được với yêu cầu, đòi hỏi về
kiến thức, kỹ năng ở phần thuỷ văn Việt Nam trong ôn luyện bồi dưỡng học sinh
giỏi Quốc gia môn Địa lí.
- Đổi mới phương pháp dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia
môn địa lí phần Thuỷ Văn Việt Nam theo 4 hướng:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học.
3


+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học
sinh.
III. ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN TRONG VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
- Sáng kiến có đóng góp lớn trong việc nâng cao chất lượng quản lý, dạy
học của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh nói chung, của đơn vị trường THPT
Chuyên Bắc Ninh nói riêng. Cụ thể ở các mặt sau:
+ Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, bồi dưỡng, ôn luyện đội

tuyển học sinh giỏi môn Địa lí, nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng đội tuyển đội
tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí.
+ Góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí trong nhà trường.
+ Giúp cho việc bồi dưỡng đội tuyển đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn
Địa lí được thuận lợi và có hiệu quả hơn.

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4


I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN
Thuỷ văn là một thành phần rất quan trọng của tự nhiên, có tác động sâu sắc

và cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tự nhiên cũng như mọi mặt hoạt động của
con người. Nó trực tiếp tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong
các cảnh quan tự nhiên
Đặc điểm thuỷ văn Việt Nam phản ánh rõ nét nhất tính chất khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa, đồng thời phản ánh cả mối quan hệ giữa các thành phần của tự
nhiên tại mỗi khu vực khác nhau trên đất nước ta.
Một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng nhất của trường THPT
Chuyên Bắc Ninh hàng năm là bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia 9 môn
văn hóa, trong đó có môn Địa lí. Tổ bộ môn luôn được Ban giám hiệu nhà trường
thường xuyên quan tâm và yêu cầu có những đổi mới trong hoạt động giảng dạy bồi dưỡng, ôn luyện cho học sinh giỏi sao cho đạt được kết quả cao nhất trong kỳ
thi học sinh giỏi quốc gia.
Đối với những học sinh trong đội tuyển quốc gia, kiến thức và kỹ năng cần
có rất nhiều, trong đó gồm cả các kiến thức – kĩ năng về Thủy văn Việt Nam, là

những nội dung về các hệ thống sông ngòi ở Việt Nam, đặc điểm chung của sông
ngòi Việt Nam (Mạng lưới sông, Lưu lượng nước sông, chế độ dòng chảy sông,
đặc điểm về dòng chảy sông); Sự phân hóa thủy văn (theo thời gian, theo không
gian, các miền thủy văn); Mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên
khác; Ảnh hưởng của sông ngòi đến các yếu tố tự nhiên khác.
Thủy văn Việt Nam là một mảng kiến thức lớn và khó đối với học sinh đội
tuyển môn Địa lí cũng như đặt ra những yêu cầu cần phải có sự đầu tư, tìm tòi
phương pháp truyền đạt sao cho hiệu quả nhất đối với người giáo viên giảng dạy
nội dung này cũng như phát triển được năng lực chuyên sâu cả về kiến thức và kĩ
năng, tư duy địa lí cho học sinh.
Từ khi thành lập trường cho đến nay, mảng kiến thức Thủy văn Việt Nam
chưa từng được các thày cô giáo trong và ngoài hội đồng nhà trường đúc kết và
5


đưa ra những kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng nội dung này sao cho hiệu quả
nhất. Với tâm huyết của một giáo viên dạy chuyên, tham gia bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí từ khi được nhận làm việc tại trường (từ năm
học 2007 – 2008 đến nay), bản thân được tổ - nhóm bộ môn phân công bồi dưỡng
cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia phần Tự nhiên Việt Nam, Địa lí ngành kinh tế
Việt Nam trong đó có mảng Thủy văn Việt Nam, tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi
phương pháp giảng dạy, áp dụng thực hiện trong nhiều năm và đúc kết ra được
một vài kinh nghiệm trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, ôn luyện
nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho học sinh tham dự đội tuyển học sinh
giỏi quốc gia môn Địa lí đã trở thành công việc thường niên của đội ngũ giáo viên
bộ môn Địa trong tổ Tổng hợp của trường THPT Chuyên Bắc Ninh.
Những kiến thức lý thuyết về các hệ thống sông, đặc điểm sông ngòi Việt
Nam hay sự phân hóa thủy văn đều có thể mang lại hứng thú tìm hiểu và tiếp cận

cho các em học sinh. Những số liệu về sông ngòi khi được thể trong biểu đồ bao
giờ cũng có tính trực quan làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên
hứng thú học tập.
Trong dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí phần thủy
văn Việt Nam, việc yêu cầu học sinh:
+ Phân tích và giải thích đặc điểm một hệ thống sông,
+ Trình bày và giải thích đặc điểm chế độ nước của một con sông,
+ Giải thích tại sao chế độ nước một sông nào đó trong lãnh thổ Việt Nam
có sự thất thường, hay điều hòa,
+ Trình bày sự phân hóa các miền thủy văn nước ta
+ Vẽ biểu đồ lưu lượng nước của một hay nhiều sông, kết hợp với sử dụng
Atlát Địa lí nhận xét, so sánh, giải thích,…

6


là những nội dung không thể thiếu trong ôn luyện học sinh giỏi quốc gia.
Có nắm được kiến thức cơ bản, vẽ được biểu đồ và giải được các dạng bài tập
khác nhau các em mới mới có thể khắc sâu được kiến thức và nắm vững cách phân
tích khai thác những tri thức Địa lí về thủy văn Việt Nam trong ôn luyện thi cấp
Quốc gia.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí, câu hỏi về Thủy văn
Việt Nam thường được tối đa là 3 điểm (trên 20 điểm toàn bài), chiếm 15% tổng
số điểm. Trong khi đó, phần kiến thức này trong phân phối chương trình lớp 12
chiếm dung lượng rất ít về kiến thức và chỉ được giảng dạy trong 1 tiết. Để đảm
bảo thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh cần phải được trang bị lượng kiến thức lớn
về nội dung này. Vì vậy người giáo viên cần phải có những giải pháp phù hợp để
giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức và nhận dạng được các loại bài tập để đưa ra
được phương án trả lời tốt nhất, đúng với yêu cầu, trọng tâm của câu hỏi.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ

TỰ NHIÊN VIỆT NAM PHẦN THUỶ VĂN TRONG BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
I. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
1. Thực trạng của học sinh trước khi ôn luyện nội dung kiến thức và kỹ
năng phần địa lí thủy văn Việt Nam
- Dưới đây là các lỗi thường gặp của học sinh khi tiến hành trả lời câu hỏi về địa lí
thủy văn Việt Nam:
+ Xác định không đúng trọng tâm, yêu cầu của câu hỏi
+ Xác định chưa đúng phạm vi kiến thức cần trả lời cho câu hỏi
Ví dụ: Câu hỏi yêu cầu phân tích đặc điểm chế độ nước sông Hồng, học sinh lại
phân tích đặc điểm hệ thống sống Hồng
+ Trả lời câu hỏi ở nhiều dạng bài không đúng yêu cầu
Ví dụ: Câu hỏi yêu cầu so sánh các nhân tố tác động đến thủy chế của Sông Hồng
và Sông Cửu Long
7


Học sinh lại trình bày các nhân tố, hoặc không xác định được các tiêu chí để
so sánh.
+ Kỹ năng trình bày câu trả lời chưa tốt.
+ Kỹ năng sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức về thuỷ văn
Việt Nam để trả lời câu hỏi ở mức độ trung bình.
2. Nguyên nhân của thực trạng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các lỗi trên của học sinh, như:
- Học sinh chưa được trang bị đủ kiến thức cơ bản, chuyên sâu
- Học sinh chưa hoặc không được hướng dẫn cách xác định trọng tâm câu
hỏi, phạm vi kiến thức cần trả lời với từng câu hỏi
- Giáo viên chưa giúp học sinh định hướng được phương án trả lời với từng
dạng bài khác nhau
- Học sinh chưa có được các kỹ năng cần thiết khi khai thác kiến thức về

thuỷ văn trong Atlát Địa lí Việt Nam.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
I. GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: TRANG BỊ CHO HỌC SINH HỆ THỐNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN, CHUYÊN SÂU VỮNG CHẮC.
8


Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong tiến trình bồi dưỡng ôn luyện
cho đội tuyển học sinh giỏi, bởi nếu học sinh không được trang bị hệ thống kiến
thức cơ bản một cách vững chắc, chắc chắn sẽ không thể tiếp tục khai thác được
các nội dung kiến thức và kỹ năng mang tính chất chuyên sâu trong quá trình ôn
luyện thi học sinh giỏi quốc gia.
Mục tiêu cần đạt được được ở khâu này là học sinh phải nắm vững cả kiến
thức cơ bản lẫn chuyên sâu phần thuỷ văn một cách có hệ thống.
Vậy hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu của phần địa lí Thuỷ văn Việt
Nam gồm những nội dung gì? Người giáo viên cần xác định rõ và trang bị cho tất
cả các em trong đội tuyển.
Trong quá trình truyền tải kiến thức cho các em, người giáo viên cần kết
hợp với hướng dẫn các em sử dụng các tài liệu: sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn
chuyên sâu, trong đó gồm cả Atlát Địa lí Việt Nam để giúp các em khắc sâu hệ
thống kiến thức. Đó là:
1. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. (Sông ngòi miền nhiệt đới
ẩm gió mùa)
a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Biểu hiện:
+ Nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Trong đó có 106 dòng
sông chính và 2254 phụ lưu. Đa số là sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ (dưới
500km2)
+ Những hệ thống sông lớn chiếm tỉ lệ nhỏ, như: sông Hồng, sông Mã, sông

Cả, sông Cửu Long đều có diện tích lưu vực nằm bên ngoài lãnh thổ lớn, chỉ có
phần trung và hạ lưu là chảy trên phần lãnh thổ nước ta
+ Mật độ sông ngòi dày đặc:
./ Trung bình 0,6km/1km2 sông suối
./ Đi dọc bờ biển, cứ 20km gặp một cửa sông
- Nguyên nhân:
9


+ Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên mưa nhiều,
nguồn cung cấp nước dồi dào nên lượng dòng chảy lớn, mạng lưới sông ngòi dày
đặc.
+ Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang, và có tới ¾ diện tích lãnh thổ là địa hình
đồi núi và bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn nên đa số các sông ở nước ta là sông ngắn,
có diện tích lưu vực nhỏ (dưới 500km2) và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km.
+ Những hệ thống sông lớn do đều có diện tích lưu vực nằm bên ngoài lãnh
thổ lớn nên chế độ nước không chỉ phụ thuộc vào lượng mưa trong nước mà còn
phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài lãnh thổ.
b. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
- Biểu hiện:
+ Nhiều nước:
./ Tổng lượng nước của các sông ngòi nước ta là 839 tỷ m 3/năm,
trong đó có khoảng 60% là phần từ nước ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta.
./ Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông
+ Hàm lượng phù sa lớn:
./ Tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm, chủ yếu là ở hệ
thống sông Hồng (120 triệu tấn/năm) và hệ thống sông Cửu Long (70 triệu
tấn/năm)
./ Tổng lượng cát bùn sông ngòi nước ta vận chuyển ra biển Đông là:
400 - 500 triệu tấn/năm

- Nguyên nhân:
+ Sông ngòi nhiều nước do:
./ Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên có mưa
nhiều, vì vậy lượng dòng chảy lớn
./ Kết hợp với lượng nước được bổ sung khá lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ
(chiếm khoảng 60% tổng lượng nước)

10


+ Giàu phù sa do: Dòng chảy lớn cùng với độ dốc địa hình lớn, lượng mưa nhiều
nên quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi.
c. Thuỷ chế sông theo mùa.
- Biểu hiện:
+ Trong năm, chế độ nước sông chia làm 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn
./ Mùa lũ trùng với mùa mưa nên lượng nước lớn, chiếm từ 70 – 80% tổng
lượng nước cả năm
./ Mùa cạn ứng với mùa khô của khí hậu, lượng nước nhỏ, chiếm khoảng 20
– 30% tổng lượng dòng chảy cả năm.
./ Chế độ dòng chảy sông ngòi thất thường, có năm lũ sớm, năm lũ muộn,
năm lũ ngắn, năm lũ kéo dài.
- Nguyên nhân:
+ Tính phân mùa trong chế độ mưa của khí hậu nên nhịp điệu dòng chảy
của sông ngòi theo sát nhịp điệu mưa.
+ Tính thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính thất thường trong
chế độ dòng chảy.
d. Sông ngòi phản ánh đặc điểm cấu trúc địa hình.
- Hướng chảy của sông ngòi:
+ Tuyệt đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam (Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, lấy dẫn chứng dựa vào Atlát)

+ Ngoài ra một số sông có hướng chảy khác (Dẫn chứng)
+ Nguyên nhân: Do hướng địa hình và hướng các đứt gãy quy định.
- Hình thái sông, độ cắt xẻ:
+ Sông ngòi ở miền núi: sông trẻ, đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp, có hẻm
vực, nhiều phụ lưu, dốc, nước chảy nhanh.
+ Sông ngòi ở đồng bằng: chảy êm đềm, uốn khúc quanh co, nhiều chi lưu.
- Độ dốc: Điạ hình chủ yếu cao ở Tây Bắc, thấp dần về Đông Nam
2. Sự phân hoá thuỷ văn nước ta.
11


a. Theo thời gian:
- Mùa lũ trùng với mùa mưa nên lượng nước lớn, chiếm từ 70 – 80% tổng
lượng nc cả năm
- Mùa cạn ứng với mùa khô của khí hậu, lượng nước nhỏ, chiếm khoảng 20
– 30% tổng lượng dòng chảy cả năm.
b. Theo không gian:
- Về mật độ: Có nơi dày, có nơi thưa.(Dẫn chứng)
- Tổng lượng nước: phân bố không đều giữa các hệ thống sông. (Dẫn
chứng)
- Lượng phù sa: phân bố không đều giữa các hệ thống sông. (Dẫn chứng)
- Độ dài sông và diện tích lưu vực cũng có sự phân hoá giữa các hệ thống
sông. (Dẫn chứng)
- Thuỷ chế cũng có sự phân hoá giữa các hệ thống sông
+ Sông ngòi Bắc Bộ: có thuỷ chế đơn giản, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10,
đỉnh lũ rơi vào tháng 8.
+ Sông ngòi sườn Đông Trường Sơn: thuỷ chế khá phức tạp, mùa lũ chính
vào thu đông, đỉnh lũ tháng11, có thêm 1 mùa lũ tiểu mãn vào tháng 6
+ Sông ngòi sườn Tây Trường Sơn: thuỷ chế đơn giản, mùa lũ từ tháng 6 –
tháng 10, đỉnh lũ: tháng 9 hoặc tháng 10.

c. Các miền thuỷ văn:
Phù hợp với cấu trúc địa hình và chế độ mưa mùa nên hệ thống sông ngòi
nước ta ở các khu vực có sự khác khác nhau về mạng lưới sông và chế độ dòng
chảy. Nhìn chung thuỷ văn nước ta có thể chia thành 3 miền sau:
- Miền thuỷ văn Bắc Bộ: (Bắc Bộ và Thanh Hoá)
- Miền thuỷ văn Đông Trường Sơn: (Vinh đến Cam Ranh)
- Miền thuỷ văn phía Nam (Tây Nguyên và Nam Bộ)
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức với các nội dung cần làm
rõ ở từng miền thuỷ văn như sau:
12


+ Các lưu vực sông
+ Lượng nước chảy qua miền
+ Hướng chảy chung của sông ngòi
+ Hình thái sông
+ Thuỷ chế sông ngòi
2. Các hệ thống sông chính từ Bắc đến Nam:
* Miền Bắc: Hệ thống Sông Hồng; Hệ thống sông Thái Bình, Hệ thống
sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, Hệ thống sông Mã
* Miền Trung: Hệ thống sông Cả, Hệ thống sông Thu Bồn, Hệ thống sông
Ba (sông Đà Rằng)
* Miền Nam: Hệ thống sông Đồng Nai- Vàm cỏ, Hệ thống sông Cửu Long
3. Mối quan hệ giữa sông ngòi và các yếu tố tự nhiên khác:
a. Địa hình:
- Địa hình ảnh hưởng đến sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như: hướng
chảy của sông ngòi, độ dốc lòng sông, tốc độ dòng chảy và đặc điểm hình thái
sông ngòi.
- Sông ngòi cũng tác động trở lại điạ hình, làm địa hình bị chia cắt mạnh
mẽ, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

a. Địa chất:
- Quy định hướng chảy và ảnh hưởng nhiều tới mật độ, diện tích lưu vực,
chiều dài, tốc độ dòng chảy và thuỷ chế của sông. Ví dụ: sông chảy qua vùng đá
vôi, mật độ lưu vực thấp và lượng dòng chảy mặt giảm rõ rệt.
b. Khí hậu:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông thông qua chế độ mưa, nên có thể ví:
“sông ngòi là hàm số của khí hậu”
c. Thực vật:
- Thực vật đóng vai trò điều hoà chế độ nước sông.

13


- Sông ngòi cũng tác động trở lại giới sinh vật, nơi nào lượng dòng chảy mặt và
dòng ngầm phong phú, nguồn nước dồi dào thì sinh vật phát triển với thành phần
loài phong phú và ngược lại.
d. Đất:
- Sông ngòi vận chuyển phù sa từ thượng lưu, trung lưu về hạ lưu. Với hệ số bào
mòn lớn nên đất đai ở vùng thượng và trung lưu dễ bị xói mòn, rửa trôi, đất kém
dinh dưỡng, ngược lại ở vùng đồng bằng là quá trình bồi tụ phù sa, đất giàu dinh
dưỡng.
4. Ảnh hưởng của sông ngòi đến sản xuất và đời sống xã hội
- Sông ngòi cung cấp nước:
+ Phục vụ cho sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp
+ Khai thác giá trị thuỷ lợi để cung cấp nước vào mùa cạn, tiêu nước vào
mùa mưa.
- Khai thác giá trị thuỷ điện
- Phát triển giao thông vận tải đường sông và du lịch
- Khai thác và phát triển ngành thuỷ sản nước ngọt
- Bồi đắp phù sa.

II. GIẢI PHÁP THỨ 2: TRANG BỊ CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN VÀ NÂNG
LÊN Ở MỨC CAO HƠN
Đối với môn Địa lí, bên cạnh việc trang bị hệ thống kiến thức cơ bản và
chuyên sâu thì việc trang bị hệ thống các kĩ năng cũng góp phần quan trọng vào
việc nâng cao năng lực chuyên môn cho học sinh đội tuyển. Các kĩ năng chính bao
gồm:
- Khai thác Atlát địa lí Việt Nam (và bản đồ các loại)
- Vẽ biểu đồ lưu lượng nước sông trên cơ sở số liệu cho trước và nhận xét,
phân tích, giải thích)
- Phân tích số liệu thống kê

14


Trong Atlát Địa lí Việt Nam có nhiều trang có thể sử dụng để khai thác kiến
thức về sông ngòi nước ta cũng như để giải thích chế độ nước của một con sông.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách nhận biết:
- Nội dung chính của từng trang bản đồ trong Atlát Địa lí Việt Nam, đặc biệt
là bản đồ: “Các hệ thống sông” – trang 10
- Với câu hỏi như thế nào thì vận dụng tổng hợp các bản đồ hình thể, bản đồ
khí hậu, bản đồ các hệ thống sông, bản đồ thực vật, bản đồ thổ nhưỡng
- Với câu hỏi như thế nào thì chỉ sử dụng bản đồ “Các hệ thống sông"
- Sử dụng các bản đồ đó như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
Nội dung chính mà bản đồ Bản đồ “Các hệ thống sông” trong trang 10 – Atlát Địa
lí Việt Nam đề cập là:
+ Lưu vực 9 hệ thống sông lớn trên cả nước (sông Hồng, sông Thái Bình,
sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông
Đồng Nai, sông Mê Kông)
+ Một số hệ thống sông nhỏ khác cùng các trạm thuỷ văn tiêu biểu như:
trạm Hà Nội (trên sông Hồng), trạm Củng Sơn (trên sông Đà Rằng), trạm Mỹ

Thuận (trên sông Tiền), trạm Cần Thơ trên Sông Hậu
Ngoài ra còn có biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông
lớn và lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Kông,
đại diện cho chế độ nước của 3 khu vực Bắc – Trung – Nam
Thông thường với câu hỏi trình bày, giải thích về chế độ nước của một con sông
nào đó, cần tìm hiểu các bản đồ:
+ Bản đồ thuỷ văn để trình bày về chế độ nước sông
+ Bản đồ hình thể - địa hình để giải thích tốc độ giải thích chế độ dòng chảy
+ Bản đồ khí hậu để giải thích chế độ nước sông
+ Bản đồ thực vật và các nhóm đất, các loại đất để giải thích sự điều tiết của
dòng chảy.

15


III. GIẢI PHÁP THỨ BA: LUYỆN TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC
– KĨ NĂNG CHUYÊN SÂU
Sau khi đã trang bị cho học sinh kiến thức – kĩ năng cơ bản và chuyên sâu,
việc luyện tập theo chuẩn kiến thức – kĩ năng chuyên sâu có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia. Điều này được thể hiện ở
chỗ thông qua luyện tập, học sinh một mặt nắm vững hơn kiến thức đã học và mặt
khác thành thạo kĩ năng và tư duy địa lí. Việc luyện tập phải được giáo viên cũng
như học sinh tiến hành thường xuyên trên tinh thần “văn ôn, võ luyện”
Cách luyện tập rất đa dạng, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, giáo viên có
thể chia ra nhiều cách luyện tập. Giáo viên có thể cho học sinh: luyện tập trên lớp,
luyện tập dưới dạng bài tập (trên lớp, về nhà), luyện tập theo đề kiểm tra hay đề
thi hoặc luyện tập theo chủ đề
Giáo viên có thể thiết kế và hướng dẫn học sinh trao đổi, trả lời các câu hỏi,
bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đồng thời
phát huy năng lực sáng tạo của mình bằng việc giao bài, giao các dạng bài tập

khác nhau, hướng dẫn để các em tự giải quyết.
IV. GIẢI PHÁP THỨ TƯ: XÂY DỰNG CÁC HỆ THỐNG KIẾN
THỨC VÀ KĨ NĂNG THEO TỪNG DẠNG CÂU HỎI; HỆ THỐNG CÂU
HỎI PHÁT TRIỂN THEO CẤP ĐỘ TƯ DUY
Việc luyện tập để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải xây
dựng được hệ thống kiến thức – kĩ năng theo từng dạng câu hỏi cũng như xây
dựng hệ thống câu hỏi phát triển theo cấp độ tư duy. Với từng dạng câu hỏi, từng
cấp độ tư duy, giáo viên cần giúp học sinh định hướng được trọng tâm yêu cầu của
câu hỏi, phạm vi kiến thức cần trả lời cho câu hỏi đó, tránh hiện tượng trả lời sai
trọng tâm tâm, dàn trải.
1. Dạng câu hỏi phân tích đặc điểm của một hệ thống sông
Giáo viên hướng dẫn học sinh: cần dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang 10)
và kiến thức để phân tích đặc điểm của một hệ thống sông theo trình tự:
16


* Mô tả khái quát chung hệ thống sông đề bài đề cập
- Nơi bắt đầu, nơi kết thúc (sông đổ ra biển và đại dương nào)
- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông ngòi (dày đặc hay thưa, phân bố đều
khắp hay không đều, chiều dài sông (sông nhỏ hay lớn )
- Hướng chảy của sông, hướng nào tập trung nhiều sông nhất, vì sao?
- Nguồn cung cấp nước cho sông (mưa, tuyết, băng hà hay do nước ngầm)
- Độ dốc lòng sông
- Dòng chính ? Các phụ lưu? Các chi lưu?
- Diện tích lưu vực, hình dạng lưới sông
* Chế độ dòng chảy:
- Tổng lượng dòng chảy nhiều hay ít (phần phát sinh trong và ngoài nước)
- Chế độ nước:
+ Mùa lũ:
./ Thời đoạn lũ (số tháng trong mùa lũ hoặc từ tháng nào đến tháng nào, vào

mùa nào trong năm)
./ Lượng nước trong mùa lũ đạt bao nhiêu m3/s, chiếm bao nhiêu % tổng
lượng nc cả năm
./ Lưu lượng nước trung bình của các tháng lũ
./ Đỉnh lũ (tháng mấy, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh cạn)
+ Mùa cạn:
./ Thời đoạn cạn (số tháng trong mùa cạn hoặc từ tháng nào đến tháng nào,
vào mùa nào trong năm)
./ Lượng nước trong mùa cạn chiếm bao nhiêu % tổng lượng nước cả năm
./ Lưu lượng nước trung bình của các tháng cạn
./ Đỉnh cạn (tháng mấy?, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh lũ)
+ Cường độ lũ: ./ Mùa lũ chiếm bao nhiêu % tổng lượng dòng chảy
./ Chênh lệch đỉnh lũ và đỉnh cạn
* Dòng chảy cát bùn (hàm lượng phù sa)
17


* Giá trị kinh tế.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích
đặc điểm của hệ thống sông Hồng.
Hướng dẫn:
1/ Mô tả khái quát chung:
- Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc) chảy vào
lãnh thổ nước ta (một phần trung và hạ lưu) với chiều dài 1126km, trong đó phần
trong lãnh thổ nước ta dài: 556km
- Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở nước ta, với tổng diện
tích lưu vực rộng 143.700km2 (riêng phần thuộc nước ta là 72.700km 2, chiếm trên
46% tổng diện tích lưu vực).
- Hướng chảy của sông theo hướng: Tây Bắc – Đông Nam (trùng với với
địa hình), từ Lào Cai đến Việt Trì, qua thủ đô Hà Nội rồi đổ ra Vịnh Bắc Bộ ở cửa

chính là cửa Ba Lạt
- Độ dốc lòng sông: Phần thượng và trung lưu có độ dốc lòng sông lớn do
chảy qua vùng đồi núi, phần hạ lưu chảy trong vùng đồng bằng vì vậy độ dốc lòng
sông nhỏ, lòng sông uốn khúc quanh co.
- Trong hệ thống sông Hồng có:
+ Dòng chính là sông Hồng, nhánh chính là sông Thao
+ Nhiều phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu cấp 1 quan trọng nhất là: sông Đà
và sông Lô
+ Các chi lưu: sông Đáy, sông Trà Lí, sông Ninh Cơ,...
Sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi lưu đã tạo thành 1 mạng
lưới sông hình nan quạt.
2/ Phân tích đặc điểm thuỷ chế sông Hồng:
a/ Tổng lưu lượng nước:
Qua quan sát biểu đồ lưu lượng nước trung bình các tháng trong năm của sông
Hồng (Atlát trang 10), ta thấy:
18


- Sông Hồng có lưu lượng nước trung binh năm lớn, đạt: 2705,75m3/s.
b/ Chế độ nước Sông Hồng: chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn
+ Mùa lũ: kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, tổng lượng nước trong mùa lũ
23.850m3/s, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước trong năm. Lưu lượng nước
trung bình của các tháng lũ đạt 4770m3/s. Tháng đỉnh lũ là tháng 8, lưu lượng
trung bình đạt: 6660m3/s, chiếm 20,5% tổng lượng nước trong năm (Lượng nước
trong tháng 8 gần bằng cả mùa cạn và gấp tới 8,7 lần lượng nước của tháng kiệt
nhất)
+ Mùa cạn: (tương tự cách trình bày trên)
+ Sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn: Tổng lượng nước trong mùa lũ lớn
gấp 3,9 lần tổng lượng nước trong mùa cạn, đỉnh lũ gấp nhiều lần đỉnh cạn


.

Ví dụ 2: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích
và giải thích đặc điểm hệ thống sông Thái Bình.
Hướng dẫn trả lời
* Đặc điểm khái quát:
- Hệ thống sông Thái Bình do 3 con sông nào hợp thành ? Có chiều dài là
bao nhiêu ?
- Đây là hệ thống sông lớn thứ mấy ở miền Bắc nước ta, sau hệ thống sông
nào, với diện tích lưu vực (tính cả Phả Lại) là: 12.680km2
- Hướng chảy theo hướng tây bắc – đông nam, trùng với hướng của địa hình
- Hệ thống sông Thái Bình có 3 phụ lưu lớn nhất là sông Cầu, sông Thương
và sông Lục Nam) tập trung nước ở Phả lại tạo ra mạng lưới sông có dạng nan
quạt.
* Đặc điểm chế độ nước sông:
- Tổng lưu lượng nước của hệ thống sông Thái Bình không phong phú lắm:
tính đến Phả Lại, có tổng lượng dòng chảy là: 8,26 tỉ m3/năm. Do sông có diện
tích lưu vực không lớn, ít phụ lưu
Lưu vực sông nằm trong vùng đồi núi thấp, có nhiều khu vực đá vôi,
tương đối ít mưa và lớp phủ thực vật đã bị tàn phá mạnh
- Thuỷ chế của hệ thống sông :
19


+ Chế độ nước sông Thái Bình tương đối đơn giản, trong năm có 1 mùa lũ
và 1 mùa cạn kế tiếp nhau, phù hợp với chế độ mưa mùa trên toàn lưu vực.
./ Mùa lũ: ../ kéo dài 4 đến 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 , trùng vào mùa
hạ
../ Tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm trên 75% tổng lượng
nước trong cả năm

../ Đỉnh lũ là tháng 8, chiếm khoảng 20% tổng lượng nc trong
năm
./ Mùa cạn: ../ kéo dài 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, trùng vào mùa
đông.
../ Tổng lượng lượng nước trong mùa cạn chiếm khoảng 25% tổng
lượng dòng chảy trong năm
../ Đỉnh cạn là tháng 2 hoặc tháng 3, chiếm 2 đến 3% tổng lượng dòng
chảy trong năm
+ Sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn: Tổng lượng nc trong mùa lũ
lớn hơn nhiều lần tổng lượng nước trong mùa cạn, đỉnh lũ gấp nhiều lần đỉnh cạn
+ Cường độ lũ: Lũ lên nhanh, đột ngột, rút chậm.
- Giải thích: + Chế độ nước sông chia thành 2 mùa do:
Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước mưa, do đó chế độ nước
sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Trong khi ở phần diện tích lưu vực có sự phân
mùa mưa – khô của khí hậu, nên chế độ nước sông cũng chia thành 2 mùa: lũ và
cạn tương ứng. Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
+ Mùa lũ lượng nước tập trung lớn do : đây là thời kỳ mùa mưa trên
toàn lưu vực, có 3 sông cung cấp nước; nhận được lượng nước lớn từ sông Hồng
+ Mưa trên toàn lưu vực cùng thời gian vì vậy lũ của các sông xảy ra đồng thời,
sông có mạng lưới hình nan quạt, cùng với thảm thực vật bị tàn phá, nhận được
lượng nước lớn từ sông Hồng... vì vậy khi mưa lớn, tập trung trên toàn lưu vực
lượng nước thường tập trung, gây lũ đột ngột; lũ lên nhanh
+ Ở hạ lưu, các sông chảy trên địa hình có độ dốc nhỏ nên sông thường chảy
quanh co, uốn khúc, thềm lục địa nông nên nước thoát ra biển chậm
+ Tuy nhiên về mùa cạn không quá sâu sắc do: anhr hưởng của gió mùa đông bắc
qua biển → gây mưa phùn làm cho độ ẩm không khí lớn, độ bốc hơi nước giảm
* Thuỷ chế của hthống sông Thái Bình có sự thất thường.
20



Do: chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố (phân tích các nhân tố khí hậu, đặc
điểm lưu vực, thảm thực vật, lượng nước nhận được từ sông Hồng
*/ Đặc điểm về hàm lượng phù sa: không lớn (9,25 triệu tấn/năm)
Do: ./ Địa hình ít có sự phân tầng đột ngột, (độ dốc lòng sông hầu như không có
sự thay đổi đột ngột
./ Địa hình khá thấp ở phần lưu vực nên khả năng đào lòng, vận chuyển vật
chất giảm
./ Cấu trúc nham thạch cứng.
* Giá trị kinh tế: Hệ thống sông Thái Bình có giá trị nhiều mặt: cung cấp
nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông thuỷ, bồi đắp phù sa, nuôi
trồng thuỷ sản....
Tương tự như vậy, giáo viên giao bài tập về nhà để học sinh luyện thêm
dạng bài phân tích đặc điểm một hệ thống sông.
2. Dạng câu hỏi phân tích đặc điểm sông ngòi của một vùng lãnh thổ
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang 10) và
kiến thức để phân tích đặc điểm của sông ngòi của một vùng lãnh thổ theo các tiêu
chí:
- Giới thiệu vị trí, giới hạn của vùng lãnh thổ cần phân tích
- Giới thiệu khái quát:
+ Mật độ mạng lưới sông
+ Chiều dài, diện tích lưu vực (minh hoạ qua 1 số hệ thống sông)
+ Phân bố sông
+ Hướng chảy: (minh hoạ qua 1 số hệ thống sông trong miền) do ảnh hưởng
của địa hình
+ Độ dốc lòng sông
+ Hình dạng mạng lưới sông chủ yếu
- Chế độ dòng chảy:
+ Tổng lượng dòng chảy
+ Thuỷ chế sông phân mùa:
./ Mùa lũ: (thời gian, tổng lượng nước, đỉnh lũ...) Giải thích...

21


./ Mùa cạn (thời gian, tổng lượng nước, đỉnh cạn...) Giải thích...
+ Cường suất lũ:... (minh hoạ) Giải thích
- Hàm lượng phù sa:... Giải thích
- Giá trị kinh tế.
Ví dụ : Dựa vào Atlát Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy phân tích và giải
thích chế độ nước của sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Hướng dẫn:
- Dựa vào Atlát trang 13 nêu khái quát vị trí, giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ.
- Dựa vào Atlát trang 10, kết hợp một số biểu đồ khí hậu của một số trạm như: Hà
Nội, Lạng Sơn, Sa pa để phân tích chế độ nước sông ngòi của miền.
1/ Khái quát chung:…
2/ Chế độ nước sông ngòi của miền:
a/ Các sông trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tổng lượng dòng chảy khá
lớn
- Dẫn chứng: + Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy là: 120 tỷ m3/ năm.
Lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng lớn, đạt: 2705,75m3/s
+ Hệ thống sông Thái Bình có tổng l ượng dòng chảy: 8,26 tỷ
m3/năm
- Do: + Có nhiều sông dài, diện tích lưu vực rộng, mật độ mạng lưới sông dày
đặc. Dẫn chứng:
./ Hệ thống sông Hồng với dòng chính là sông Hồng, phần trên lãnh thổ
nước ta dài 556km, diện tích lưu vực trên 72000km2
./ Hệ thống sông Thái Bình có chiều dài dòng chính khoảng 385km, diện
tích lưu vực sông Thái Bình tính đến Phả Lại : 12.680km2
+ Vùng có lượng mưa trung bình lớn (1500 – 2000mm/n ăm), nhiều tâm
mưa (khu vực ven biển Đông Bắc – Móng Cái; khu vực núi Tam Đảo, khu vực núi

cao Hà Giang), mưa tập trung.
22


+ Nguồn cung cấp nước cho sông dồi dào, được bổ sung từ bên ngoài lãnh
thổ vào khá lớn (ở hệ thống sông Hồng).
- Tuy nhiên trong vùng cũng có 1 số hệ thống sông có tổng lượng dòng chảy ít hơn
(như: hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang) do nằm trong vùng khuất gió, lượng
mưa ít...
b/ Thuỷ chế của các sông
- Chế độ dòng chảy trên các sông trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và
mùa cạn, phù hợp với chế độ mưa mùa của miền.
- Mùa lũ: + Kéo dài 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10
+ Tổng lượng nước trong mùa lũ lớn (Ví dụ: Tổng lượng nước trong
mùa lũ của sông Hồng: 23.850m3/s, chiếm trên 70% lượng nước trong năm, đỉnh
lũ: tháng 8)
Giải thích: Do nguồn cung nước sông chủ yếu là mưa. Trong miền lại có chế độ
mưa theo mùa, lượng mưa tập trung lớn vào mùa hạ do chịu tác động của gió mùa
Tây Nam, trùng với mùa lũ (Lấy dẫn chứng qua 1 số trạm)
- Mùa cạn: + Từ tháng 11 đến tháng 5
+ Tổng lượng nước chảy trong mùa cạn ít (VD: sông Hồng có tổng
lượng nước chảy trong mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng dòng chảy của
năm)
+ Đỉnh cạn là tháng 2 hoặc tháng 3, chỉ chiếm 2 – 3% tổng l ượng dòng
chảy trong năm
Giải thích: Mùa cạn trùng với với mùa khô của khí hậu trong thời gian từ tháng 11
đến tháng 5, miền chịu tác động của gió mùa đông Bắc lạnh, khô.
+ Tuy nhiên, mùa cạn dòng chảy kiệt không quá nhỏ do trong mùa đông vào nửa cuối mùa đông có mưa phùn, nhiều mây, lượng bốc hơi ít.
- Có sự chênh lệch về mùa lũ và mùa cạn rất lớn:
Ví dụ: sông Hồng có tổng lượng nước trong mùa lũ lớn hơn nhiều lần tổng lượng

nước trong mùa cạn, đỉnh lũ gấp nhiều lần đỉnh cạn.
23


Giải thích: mùa cạn trùng với mùa khô, lượng mưa nhỏ.
- Đặc điểm lũ: Lũ lên nhanh, rút chậm
Giải thích: do tác động của nhiều nhân tố:
+ Các sông chảy trong vùng điạ hình dốc nên có độ dốc lòng sông lớn, nước
chảy với tốc độ nhanh, mức độ tập trung nước lớn khi có mưa lớn xảy ra
+ Hình dạng mạng lưới sông trong miền có dạng hình nan quạt nên khả
năng tập trung lũ lớn
+ Lớp phủ thực vật bị phá huỷ mạnh làm cho nước dâng lên nhanh
+ Trên toàn lưu vực sông đều có mùa mưa giống nhau, mưa về mùa hạ,
lượng mưa lớn (như trạm Sa pa có lượng mưa trung bình năm từ 2400 –
2800mm/năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11...) làm cho nước sông
dâng cao
+ Ở hạ lưu các sông chảy trên điạ hình có độ dốc nhỏ, nên sông thường
chảy quanh co, uốn khúc, thềm lục địa nông, các sông có hàm lượng phù sa lớn
nên nước thoát ra biển chậm.
3. Dạng trình bày và giải thích về sự phân hoá sông ngòi của một miền (hay
một vùng lãnh thổ)
Để làm tốt dạng câu hỏi trên đòi hỏi học sinh phải biết xác định các tiêu chí
cần trả lời, phải biết cần sử dụng những trang Át lát Địa lí nào để phục vụ cho khai
thác kiến thức trả lời câu hỏi, đặc biệt là phần giải thích.
Giáo viên hướng dẫn học sinh: cần dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang 8, 9,
10, 12, 13) và kiến thức để trình bày và giải thích về sự phân hoá theo trình tự các
tiêu chí:
1. Khái quát vị trí, giới hạn của miền hay vùng lãnh thổ cần trình bày.
2. Trình bày và giải thích sự phân hoá:
a/ Sự phân hoá về mật độ của sông ngòi trong miền

(Giải thích: Dựa vào diện tích của khu vực đó rộng hay hẹp, địa hình như thế
nào...)
24


b/ Sự phân hoá về hướng chảy
(Giải thích: dựa vào tác động của địa hình, hướng nghiêng địa hình, hướng các
dãy núi, các cao nguyên)
c/ Sự phân hoá về chiều dài và độ dốc (hình thái sông)
- Các sông ở khu vực nào trong miền có chiều dài lớn, độ dốc lòng sông lớn....?
Giải thích: (dựa vào độ rộng, hẹp của diện tích lãnh thổ nơi các sông chảy qua,
nơi xuất phát và đổ ra biển của các sông)...
- Ngược lại, khu vực nào trong miền có chiều dài và độ dốc lòng sông nhỏ...?
Giải thích...
d/ Sự phân hoá về thuỷ chế:
- Tổng lưu lượng dòng chảy:
+ Các sông ở phía nào của miền có tổng lưu lượng dòng chảy lớn hơn
+ Giải thích: Dựa vào chiều dài của sông, diện tích lưu vực, nguồn cung cấp
nước cho sông
- Đặc điểm thuỷ chế:
+ Sông ngòi của miền có sự phân hoá như thế nào
(Ví dụ: Sông ngòi ở Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ. Lũ lên nhanh, đột ngột,
rút chậm. Giải thích
Sông ngòi ở khu vực Bắc Trung Bộ có chế độ lũ phức tạp: mùa lũ trùng
vào thu – đông. Lũ lên nhanh, rút nhanh. Giải thích)
e/ Sự phân hoá về hàm lượng phù sa:
Các sông ở khu vực nào của miền có hàm lượng phù sa nhiều hơn. Giải thích
(dựa vào tỉ lệ che phủ rừng ít hay nhiều (căn cứ vào bản đồ “Thực vật và động
vật”, địa hình dốc hay bằng phẳng...)
f/ Sự phân hoá về giá trị của sông ngòi:

+ Các sông ở khu vực nào của miền có giá trị thuỷ điện lớn (dẫn chứng), có
giá trị bồi đắp phù sa, giá trị giao thông vận tải. Giải thích (sông lớn hay nhỏ,
lắm thác ghềnh hay không)
25


×